Sách “Phong thổ
ký” cho rằng, Tết Đoan Ngọ được gọi là Tết Đoan dương. Đoan Ngọ là bắt
đầu giữa trưa, dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa bắt
đầu lúc khí dương đang thịnh. Vì tháng 5 là lúc bắt đầu trời nắng to,
khí dương đang thịnh như mặt trời chính ngọ, mà phương Nam là chính ngọ,
là ngôi dương cho nên tết này gọi là Tết Đoan dương.
Ngày 5-5 Âm
lịch quan trọng như thế nên một số nước Á Đông đều ăn Tết Đoan Ngọ và
tùy theo mỗi nước mỗi dân tộc sẽ chọn cho ngày tết này một ý nghĩa nào
đó.
Thịt vịt cùng với bánh tráng, chè kê là những món ăn không thể thiếu vào dịp Tết Mùng Năm ở Huế
Ở
nước ta, tương truyền, ngày tết này các loài sâu bọ, côn trùng, thằn
lằn, gián… đều ẩn núp. Phải chăng, trong dịp này, người xưa đặt lệ giết
sâu bọ để bảo vệ môi trường, mùa màng, sức khỏe nên bọn sâu bọ, chuột.
thằn lằn phải trốn?
Ngày xưa, cứ dịp Tết Mồng Năm, đúng ngọ người
lớn gọi con cháu ra giữa sân, ngẩng mặt nhìn bầu trời để người lớn nhỏ
dịch chanh vào mắt với niềm tin rằng cả năm không bị đỏ mắt (?)…
Riêng ở Huế thì người ta ăn Tết Mồng Năm không thể thiếu thịt vịt, bánh tráng chè kê.
Một
nét đẹp của ngày Tết Mồng Năm của người Việt là đi lễ nhà gái: Nếu nhà
trai đã dạm hỏi nhà gái, chưa đến ngày cưới mà gặp dịp Tết Mồng Năm thì
tối thiểu mang một cặp vịt (một trống một mái), vài cân nếp, kê… đến
thăm nhà gái. Nếu không đi tết như thế thì nhà gái sẽ cười chê nhà trai
không biết điều.
Có người cho rằng, Tết Đoan Ngọ là ảnh hưởng
Trung Quốc nên không thuần túy Việt. Chưa chắc nhận định ấy đã chính
xác. Thật vậy, bà Âu Cơ là con vua Hồ Động Đình, mà vùng Hồ Động Đình là
nơi quần tụ của các tộc Việt trong Bách Việt xưa. Vậy Tết Mồng Năm là
Tết của người Việt cổ, xin đừng lo và cứ tổ chức Tết này, trước là tưởng
nhớ Quốc Mẫu Âu Cơ sau là giữ một ngày Tết đậm đà văn hóa vật thể và
phi vật thể vậy.
Theo Hà My (Thừa Thiên Huế Online)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét