Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2007

VỊ TƯỚNG THIÊN TÀI VÀ BÌNH DỊ

Ngôi nhà của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp ở làng An Xá ( Quảng Bình) .Ảnh NT Thịnh
Hôm nay 25.8, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà quân sự thiên tài, vị Tổng tư lệnh, người anh cả của LLVTND, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thanh Niên khởi đăng loạt bài với những tư liệu chưa hẳn ai cũng đã biết, nói về một khía cạnh khác của một con người đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ.
"Đầu can võ tướng sa binh..."
"Khi tôi còn là hạt bụi, Người đã lên tàu đi xa..." là ca từ trong một ca khúc rất ấn tượng viết về Bác Hồ. Bác Hồ lên tàu Latouche - Tréville tìm đường cứu nước vào năm 1911. Năm ấy, ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, bên hữu ngạn Kiến Giang có một hạt bụi lớn thành mầm, mầm đội đất trồi lên: cậu bé tuổi Tân Hợi ra đời ngày 25.8, để tuổi hai mươi thành học trò của Bác, tuổi tam thập chỉ huy một đội quân du kích vỏn vẹn hơn ba chục nhân mạng, tuổi tứ thập làm rung chuyển thế giới bằng một trận đánh ngang ngửa 56 ngày đêm với đội quân viễn chinh nhà nghề, thiện chiến và... thắng tuyệt đối, tuổi lục thập đuổi được một đội quân hùng mạnh của một quốc gia giàu mạnh nhất thế giới ra khỏi đất nước, giành lại toàn vẹn non sông...
Có vẻ như mỗi bước chinh chiến của vị tướng tổng tư lệnh thế kỷ 20 đã được nhà lý số nổi tiếng thế kỷ 16 Trình Tuyền Hầu Nguyễn Bỉnh Khiêm định liệu tiên đoán cả. Nhưng chuyện đó để sau hẵng kể. Còn bây giờ, ta trở lại An Xá bên hữu ngạn Kiến Giang, nơi ông chào đời.
Đất hai huyện Lệ Thủy - Quảng Ninh (có thời nhập lại thành Lệ Ninh) và sông Kiến Giang chảy qua là như vầy: Mỗi huyện là một nhát cắt như một lát bánh đòn (bánh tét) của đất nước. Nghĩa là, cấp huyện mà có biên giới quốc gia với nước bạn Lào ở phía tây và hải phận ở phía đông. Dãy Trường Sơn chạy dọc phía tây có đỉnh Đâu Mâu thanh như ngọn bút. Sông Kiến Giang chảy về xuôi cuộn lại thành phá Hạc Hải (biển cạn) mênh mông vạn khoảnh ví như cái nghiên mực. Ven biển là bãi cát Đại Trường Sa lấp lóa trắng. Chiều hè muộn, mặt trời gác núi, bóng ngọn Đâu Mâu đổ xuống như ngọn bút chấm vào nghiên mực Hạc Hải viết lên trang giấy Trường Sa. Vậy mới có danh ngôn: Mâu Sơn vi bút/Hạc Hải vi nghiên/Trường Sa vi bản. Sông Kiến Giang gồm hai nhánh nhỏ phát nguyên từ núi Quan Độ chảy hướng tây bắc - đông nam, nơi hợp thủy gặp núi, cuộn lại thành vực An Sinh, lại chảy theo hướng nam bắc, xuống Tiểu Phúc Lộc lại chia hai nhánh ôm ấp vùng châu thổ tả - hữu, qua khỏi phá Hạc Hải còn nghển cổ lại như một khóa son sản sinh 5 nhạc sĩ tài hoa họ Dương làng Quảng Xá, rồi nhập với dòng Long Đại thành sông lớn Nhật Lệ đổ ra biển.
Địa linh sinh nhân kiệt. Tương truyền, gần hai ngàn năm trước, thuật sĩ Cao Biền đã yểm huyệt An Sinh (?!). Dấu tích nay vẫn còn. Thế kỷ 16, quan quân đào hói (kênh) nhà Mạc chặn long mạch đứt dòng quận công ở Đại Phúc Lộc. Cuối thế kỷ 13, quận công Hoàng Hối Khanh vào lập huyện Nha Nghi (tức Lệ Thủy ngày nay). Giữa thế kỷ 16, tiến sĩ Dương Văn An người làng Tuy Lộc (liền mạch đất với An Xá) về chịu tang mẹ, nhuận sắc và tập thành Ô Châu Cận Lục, quyển sách phong thổ địa chí đầu tiên của Thuận Hóa (Bình Trị Thiên). Đầu thế kỷ 17 (1609) quan tham chiến Triều Văn Hầu (Nguyễn Triều Văn) vào nhập cư đất Phong Lộc mang theo con trai Nguyễn Hữu Dật mới 6 tuổi, sau phò chúa Nguyễn được coi như Gia Cát Khổng Minh, được phong tới Tĩnh Quốc Công. Năm 1650, quý tử của Tĩnh Quốc Công là Nguyễn Hữu Kính ra đời mỹ danh là Nguyễn Hữu Cảnh, để tới tuổi tứ thập (1692) thành vị chưởng cơ tài năng xuất chúng, trong 8 năm (1692-1700) định vị hình hài đất nước, hoàn thành công cuộc tiến xuống phương Nam bắt đầu từ Lý Thường Kiệt (1069) kéo dài suốt 631 năm.
Bên trong ngôi nhà của Đại tướng ở làng An Xá - ảnh: N.T.ThịnhNăm 1628, Đào Duy Từ đến Quảng Bình cùng với Nguyễn Hữu Dật xây dựng hệ thống Lũy Thầy trên đất hai huyện chống nhau với quân Trịnh. Thế kỷ 19, tả hữu Kiến Giang vinh danh các dòng họ Võ Xuân, Nguyễn Đăng, nguyên lão ba triều. Các vị thượng thư Nguyễn Hữu Bài, Võ Trọng Bình, Huỳnh Côn. Thống đốc quân vụ đại thần Hoàng Kế Viêm, "tác giả kịch bản đồng thời là đạo diễn" hai trận chiến Cầu Giấy (Hà Nội) rạng danh chính sử đánh Tây. Phong trào Cần Vương lan rộng xuất hiện một loạt võ quan kháng chiến đánh Pháp: lãnh binh Mai Lượng, đề đốc Lê Trực, Hải long vương Bạch Xỉ, tướng Hoàng Phúc, Nguyễn Phạm Tuân... rồi lắng lại một vị tiến sĩ nho học cuối cùng của kỳ thi cuối cùng: Võ Khắc Triển đăng khoa năm 1919. Năm ấy Võ Nguyên Giáp 8 tuổi, 6 năm sau vào học Quốc Học, lại ra Hà Nội dạy học, làm báo, làm cách mạng, chuyển qua làm quân sự ở tuổi 33, không qua một trường quân sự chính quy nào, "chuyên tu tại chức" hình như cũng không. Nhưng ông có 3 người thầy là những sư phụ đáng kính: lịch sử, nhân dân và Hồ Chí Minh.
Lại nói, sông Kiến Giang về đến Tiểu Phúc Lộc (Thượng Phong) thì quẫy đạp uốn lượn liên tiếp tạo ra bên bồi bên lở. Bên lở lở mãi không có dân cư, bên bồi bồi thêm xóm làng trù phú. Khúc sông Kiến Giang chảy qua làng ông - làng tôi, lạ thay các bên lở đều mang địa danh gốc Chàm. Quãng bờ sông Đờng Đờng lở, đến bến sông nhà ông thì bồi sa mạnh. Bên làng tôi vùng lở có tên là Thùi (nghĩa Chàm là cái quán lợp lá). Cuối làng là phá Hạc Hải. Chợ Thùi ăn sản phẩm Hạc Hải. Có thể bởi vậy mà những năm gần đây, khi đã yếu, ông vẫn nhiều lần yêu cầu tỉnh nhà xử lý đập Mỹ Trung cứu lấy Hạc Hải. Vậy mà thực ra thì ông chỉ gắn bó với Hạc Hải trong tuổi thiếu niên. 14 tuổi ông đã vào học Quốc Học, học giỏi có tiếng, được học bổng của Pháp. 70 năm sau có người còn khơi ra chuyện này để làm khổ ông. Năm 1944, khi ông đội mũ phớt, đeo súng côn chỉ huy đội quân 34 người tôi vẫn chưa phải là hạt bụi.
"Đầu can võ tướng sa binh..." sấm Trạng Trình phán khá rõ. Chữ Giáp đứng đầu 10 can, năm 1954 (Giáp Ngọ) cũng đầu can, ông thắng trận, nhưng phải tới bốn năm sau tôi mới cảm nhận được tiết tấu Giải phóng Điện Biên, điệu múa sạp mà các chiến sĩ mang về từ Tây Bắc và cái tên Võ Nguyên Giáp vang lên như một tiếng kèn gọi quân. Giai điệu giải phóng Điện Biên phổ biến nhanh và quen thuộc.

Thứ Ba, 13 tháng 2, 2007


Nghịch lý tàu cao tốc Trung Quốc







Một tàu cao tốc ở Thượng Hải - Ảnh: AFP
Trong lúc Bắc Kinh tăng cường chào hàng công nghệ tàu cao tốc ra nước ngoài thì dịch vụ này lại đang “bỏ quên” hàng triệu người nghèo trong nước.
Trung Quốc đang vận hành mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất thế giới với tổng chiều dài hơn 7.500 km. Đến cuối năm 2012, con số này dự kiến sẽ tăng lên 13.000 km, theo tờ Nhân Dân nhật báo. Trong 5 năm tới, Bắc Kinh sẽ đầu tư từ 3.000 -4.000 tỉ nhân dân tệ (NDT) với tham vọng phát triển tuyến đường sắt cao tốc nhanh nhất thế giới, Tân Hoa xã đưa tin.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang nỗ lực xâm nhập vào thị trường đường sắt cao tốc toàn cầu. Hiện nhà sản xuất tàu cao tốc lớn nhất của Trung Quốc là Tập đoàn CSR đứng thứ 3 thế giới về lĩnh vực này. CSR và một công ty khác của Trung Quốc đang thương lượng 4 hợp đồng trị giá 800 triệu USD với các công ty Anh, theo South China Morning Post (SCMP). CSR và Tập đoàn General Electrics của Mỹ cũng ký kết thỏa thuận thành lập liên doanh sản xuất tàu cao tốc và khai thác thị trường Mỹ.
Bên cạnh đó, CSR cũng sẽ tập trung vào thị trường các nước đang phát triển. Bắc Kinh đang xúc tiến hợp tác xây dựng đường sắt cao tốc tới nhiều nước Đông Nam Á. Trong tháng 4.2011, các dự án nối tỉnh Vân Nam với Vientiane, Lào sẽ được khởi công, theo Nhân Dân nhật báo.
“Bị cao tốc”
Tuy nhiên, nhiều người dân trong nước, đặc biệt là lao động nhập cư, lại không có khả năng sử dụng tàu cao tốc vì vé quá đắt. Vì thế, họ vẫn phải trải qua những ngày khổ sở giành giật từng tấm vé tàu hỏa để về quê ăn Tết Tân Mão.
Ngành đường sắt Trung Quốc ước tính có 230 triệu lượt người đi tàu hỏa trong dịp tết vừa qua, kéo dài 40 ngày, bắt đầu từ ngày 19.1, theo Tân Hoa xã. Một con số khổng lồ bất chấp việc giới chức tự tin rằng tàu cao tốc sẽ giúp giảm tải cho tàu thường. Một người đàn ông họ Từ cho hay ông phải xếp hàng một ngày một đêm mới mua được vé từ Bắc Kinh về Tứ Xuyên. “Đó là cuộc chiến”, Tân Hoa xã dẫn lời ông cảm thán.
Chuyện xếp hàng suốt nhiều giờ liền nhưng vẫn không có vé đã khiến một người nổi khùng thoát y và xông thẳng vào văn phòng nhà ga khiếu kiện. Theo China Daily, công nhân Trần Vĩ Vĩ xếp hàng suốt 14 giờ liên tục tại nhà ga ở tỉnh Chiết Giang nhưng không mua được vé về Hà Nam. Những tấm hình chụp ông này vận mỗi quần lót và đôi vớ đã trở thành một hiện tượng trên internet và nhận được sự thông cảm của nhiều người.
Trong khi đó, Thứ trưởng Đường sắt Trung Quốc Vương Chí Quốc hôm 30.1 cho biết gần 20% hành khách chọn dịch vụ tàu cao tốc trong mùa tết. Tuy nhiên, giới chuyên gia và truyền thông lo ngại người dân buộc phải mua vé tàu cao tốc khi không mua được vé thông thường. Tân Hoa xã dẫn lời ông Lưu Vệ Đông cho biết sau khi chờ 5 giờ mà vẫn trắng tay, vợ chồng ông đành bóp bụng mua 3 vé tàu cao tốc từ Hàng Châu về Nam Xương. Giá vé tàu cao tốc hạng hai cho tuyến này lên tới 199 NDT (hơn 590.000 đồng), trong khi vé thường chỉ có 76 NDT. Chuyến về quê lần này khiến ông mất 400 NDT. “Đi tàu cao tốc sẽ rút ngắn nhiều giờ, nhưng tôi thà đứng 40 giờ trên tàu thường. Đối với chúng tôi, 400 NDT là số tiền rất lớn”, ông Lưu than. Ông cho biết nhiều đồng hương không mua được vé tàu thường và cũng không trả nổi cho vé tàu cao tốc nên đành bỏ ý định về quê ăn tết. “Tàu cao tốc dành cho người giàu, chẳng liên quan gì đến chúng tôi”, ông Lưu nhận định.
Trần Vĩ Vĩ (phải) trong văn phòng nhà ga tỉnh Chiết Giang - Ảnh: China Daily
Ngoài ra, còn có tình trạng vài tuyến đường sắt truyền thống ngưng hoạt động nhường cho đường cao tốc. Trên các trang mạng của Trung Quốc vừa xuất hiện từ “bei gaosu” (bị cao tốc), có nghĩa là buộc phải cắn răng mua vé tàu cao tốc, theo CNN.
Không có ý nghĩa
Những người ủng hộ cho rằng hệ thống đường sắt cao tốc tạo ra nhiều việc làm và một khi hoàn tất hệ thống này sẽ giải phóng đường sắt truyền thống, tiết kiệm được nguồn tài nguyên và cải thiện môi trường. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định đường sắt cao tốc không phải là giải pháp tốt nhất để giảm tải hệ thống giao thông của Trung Quốc. “Đường sắt cao tốc không có ý nghĩa gì đối với người Trung Quốc”, CNN dẫn lời ông Triệu Kiến, giáo sư nghiên cứu về kinh tế đường sắt tại Đại học Giao thông Bắc Kinh nhận định. Ông phân tích: “Tại sao? Vì nó quá đắt. Chi phí xây dựng và vận hành quá cao. Tôi nghĩ người Trung Quốc không kham nổi giá vé. Hiện đường sắt cao tốc đang lỗ nặng”. Theo tờ SCMP, nhiều tàu cao tốc đang vận hành ế chỏng chơ.
Ông Lưu, một nhà nghiên cứu tại Đại học Nam Khai ở Thiên Tân cho rằng so với xe buýt, máy bay, và tàu hỏa thông thường, tàu cao tốc ít thu hút khách và giá vé vượt quá tầm tay của lao động nhập cư và sinh viên. “Cho đến nay, hệ thống đường tàu cao tốc không cho thấy dấu hiệu góp phần giảm áp lực lên mạng giao thông trong dịp tết”, ông Lưu viết trong bài bình luận đăng trên tờ China Daily hôm 31.1. Ông nhấn mạnh việc xây dựng các đường cao tốc mới và đưa tàu vào sử dụng sẽ gây lãng phí rất lớn về tiền bạc và nguồn lực vì ngay cả trong dịp tết chúng còn không được sử dụng hết công suất.

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2007

Ông Ưng Viên có quan điểm y học khá độc đáo: trị bệnh là trị riêng cho từng người, không có thứ thuốc sản xuất hàng loạt nào có thể hoàn toàn chữa đúng bệnh. Cùng một thứ bệnh, nhưng ở người này có biểu hiện khác với người kia. Cùng một loại vi khuẩn, khi xâm nhập vào cơ thể người này sẽ cho triệu chứng khác với khi xâm nhập vào cơ thể người khác. Chẩn đúng bệnh và cho đúng thuốc, là quan điểm chữa bệnh nhất quán của ông.
Ông Ưng Viên kế thừa y lý chân truyền của dòng họ, ông cũng được tiếp thu những tài liệu y học cổ truyền Trung Hoa từ thời Hán Đường. Các phương pháp “chân truyền” và những sách vở về Đông y đang được lưu hành nhiều khi rất khác nhau, thậm chí mâu thuẫn. Sở dĩ có tình trạng như vậy, là do tương truyền vào thời cuối nhà Thanh, khi phương Tây tấn công Tử cấm thành, triều đình sợ những tài liệu của tổ tông của họ bị “lọt vào tay địch” nên cất giấu đi, thay vào đó là những quyển sách được “viết ngược”, tức là y lý đã bị đặt lộn tùng phèo, giống như Hoàng Dung đã chép lộn ngược Cửu âm chân kinh giao cho Âu Dương Phong để ông này luyện mà tẩu hỏa nhập ma trong truyện của Kim Dung. Các danh y trong lịch sử thường được sư phụ trực tiếp truyền thụ, vì những bí quyết thực sự không bao giờ nằm trong các sách vở trôi nổi. Thầy phải chọn trò có tư chất, có tư cách để truyền bí quyết.
Ông Ưng Viên giới thiệu một đoạn gỗ trầm
Trong các bài thuốc của ông bao giờ cũng có hai vị căn bản: trầm và… tre. Ông bảo cây tre có giá trị y học không kém gì trầm. “Không có bài thuốc nào tổ tiên tôi để lại mà không dính tới cây tre”, ông quả quyết. Ngay cả tre ngâm bùn cũng có thể làm thuốc chữa được chứng hoại tử. Theo ông, trầm và tre là hai thứ bảo đảm nền tảng cho sức khỏe. Nguyên lý của tre: điều hòa khí mạch; nguyên lý của trầm: điều khí bình huyết.
Ông khuyên tôi nên viết nhiều về cây tre, còn đối với trầm thì viết in ít thôi, vì trong một thời gian dài báo chí quá đề cao sự mắc tiền của nó nên đã góp phần dẫn đến sự tuyệt chủng của trầm. Tôi hiểu sự bức xúc của ông.
Ông Ưng Viên lưu ý: Trên thị trường cả nước hiện lưu hành 4 loại trầm là trầm dó bầu, trầm dó dây, trầm niệt (còn gọi là trầm nghiệt), giả trầm hương. Trong 4 loại đó, chỉ có trầm dó bầu mới có giá trị trong chữa bệnh. Nhưng phân biệt giữa chúng là rất khó, phải có kiến thức mới biết được. Vì vậy, phải hết sức cảnh giác để tránh tiền mất tật mang.
Ông cho rằng, hiện nay các bệnh viện nhi mỗi ngày có rất đông bệnh nhân bị bệnh về khí phế quản và tiêu hóa, nếu phương thuốc giản đơn của dân tộc từ trầm được thẩm định để đưa vào chữa bệnh thì chi phí có thể giảm được đến hơn 90%. Ông chỉ chao tôi một cây trầm cao khoảng 2 mét, đường kính khoảng 20 cm dựng trong xưởng trầm nhà ông và nói: “Nếu mỗi ngày chữa cho 10 người bệnh thì phải 100 năm mới hết cây trầm này. Thực ra dùng trầm để chữa bệnh như dùng muối nêm vào canh, không tốn nhiều tiền mà hiệu quả. Vấn đề là xã hội phải thay đổi cách phòng và chữa bệnh, biết tận dụng các phương pháp hiệu quả mà cha ông ta đã trải nghiệm hàng ngàn năm nay”.
Nhưng dù dùng trầm “như muối nêm” thì cuối cùng nó vẫn hết nếu không có cách khai thác phù hợp. Cho nên vấn đề cấp bách nhất là phải nhanh chóng chặn đứng sự tàn phá để giữ và khôi phục những gì còn sót lại trên những cánh rừng có trầm.
Hiện nay, dó bầu tự nhiên ở độ cao từ 1.000 mét trở xuống đã hoàn toàn bị hủy diệt. Khi đã khai thác hết trầm, người ta còn đốn sạch cả những cây dó chưa có trầm mang về nấu dầu xuất khẩu. Cứ băm ra 1 tấn cây dó mới nấu được 1 lít dầu trầm, để bán lấy 15.000 - 20.000 USD một lít, người ta đã hủy diệt gần xong một nguồn tài nguyên quý giá của dân tộc. Trữ lượng dó bầu tự nhiên hiện còn không nhiều và chỉ có ở độ cao trên 1.000 mét. Tại độ cao đó cây dó mọc rất thưa, hiện tượng ăn trầm ít.
Theo ước tính của ông Viên, nếu như Nhà nước có biện pháp cứu những rừng có dó, lệnh cấm rừng được thực thi triệt để, 50 năm nữa thiên nhiên mới có thể tái tạo lại rừng có trữ lượng dó bằng khoảng 23 - 35% của thời kỳ trước năm 1975. Cùng với việc cấm rừng, phải cấm triệt để việc xuất khẩu trầm tự nhiên theo CITES (Quy ước thương mại quốc tế về những loài động vật và thực vật hoang dã lâm nguy).
Ngày xưa, mỗi năm chỉ duy nhất một lần, nhà Nguyễn chọn những người có hiểu biết, có tư cách để cho vào rừng khai thác trầm trong vòng 1 tháng, luật của triều đình chỉ cho phép lấy trầm tại những cây dó đã chết rũ, tuyệt đối cấm lấy trầm trên những cây còn sống. Điều đáng lưu ý là sau này khi người Pháp sang cai trị nước ta, quy định đó của nhà Nguyễn vẫn được áp dụng một cách nghiêm ngặt. Bởi vậy mà dù các rừng trầm hàng ngàn năm vẫn còn nguyên vẹn, nhưng người dân mỗi khi cần vẫn có trầm hương để dùng với giá không quá mắc.
Con người hiện tại là những kẻ kiêu ngạo với thiên nhiên, nên cái giá phải trả là rất đắt. Đã đến lúc chúng ta nên tỏ ra khiêm tốn. “Thiên nhiên sẽ tha thứ nếu con người biết phục thiện”, ông Ưng Viên nói.
Giải mã bí ẩn trầm hương (Kỳ 3)
Giải mã bí ẩn trầm hương (Kỳ 2)
Giải mã bí ẩn trầm hương (Kỳ 1)

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2007


Giải mã bí ẩn trầm hương (Kỳ 3)
Thứ năm, 06 Tháng một 2011, 20:23 GMT+7
showarticletop("http://vietbao.vn","55350322")




.b-blq {
border: 1px solid #E9E9E9;
display: inline;
float: left;
margin: 0px 10px 2px 0px;
padding: 10px;
width: 360px;
border-spacing: 2px 2px;
border-collapse: separate;
color: #333;
font: normal normal normal 14px/normal 'Times New Roman', Times, serif;
line-height: 150%;
text-align: left;
}
.b-blq .tr
{
color: #333;
float: left;
font: normal normal bold 20px/normal 'Times New Roman', Times, serif;
width: 260px;
display: block;
border-spacing: 2px 2px;
border-collapse: separate;
text-align: left;
}
.b-blq .l-blq p a
{
background: url(http://www3.vietbao.vn/images/sprice_bg.gif) no-repeat 0px -344px;
float: left;
font: normal normal normal 12px/normal Arial;
padding-bottom: 10px;
padding-left: 10px;
width: 350px;
text-align: left
border-spacing: 2px 2px;
border-collapse: separate;
}
.b-blq .l-blq p:hover
{
color: #333;
text-decoration: none;
}

Tags: Ưng Viên, có tác dụng, kỳ nam, có thể, trầm hương, bí ẩn, kết hợp, giải mã, xông, thứ, người, làm, bệnh

var NetworkID = 1; var AdSpotID = "369719";


Trầm trong thiên nhiên có tác dụng khử độc không khí, trừ lam chướng, làm trong sạch môi trường sống. Người xưa biết rõ điều này nên mới tổng kết: “tẩy vũ trụ chi trược”.
Khử uế một cách triệt để
Tính chất “tẩy vũ trụ chi trược” có thể đem áp dụng để khử uế. “Khử uế một cách triệt để, ngoài trầm hương không thứ gì giải quyết được”, ông Ưng Viên khẳng định. Và tôi được biết một câu chuyện thú vị.
Vào năm 2008, một tàu của Mỹ chở thuê hải sản tải trọng 1 vạn tấn, khi cập cảng Nhà Bè (TP.HCM), cảng vụ phát hiện tàu bị ô nhiễm nặng (mùi hôi thối quá mức), nên không cho phép xuất cảng vì theo quy định quốc tế thì tàu phải được xử lý ô nhiễm mới được rời khỏi cảng. Kỹ thuật khử uế của người Mỹ trên tàu không giải quyết được. Cảng vụ phải mời các chuyên gia của một viện từ Hà Nội vào xử lý cũng không xong.
Người phụ trách công việc ở cảng có quen biết với ông Ưng Viên nên mời ông thử xử lý giúp. Ông Ưng Viên đồng ý, với một điều kiện: các thủy thủ phải uống một thứ rượu có pha… nguyên liệu xử lý tàu. Quá khiếp với điều kiện này, nhưng thấy người ở cảng “gương mẫu” uống trước, các thủy thủ cũng uống.
Chế tác trầm thành tác phẩm nghệ thuật tại xưởng trầm nhà ông Ưng Viên
Chỉ sau 1 ngày 1 đêm, ông Ưng Viên đã giúp xử lý sạch con tàu bằng hai phương pháp: nửa phun, nửa xông. Các thủy thủ vô cùng kinh ngạc về kết quả trên đã gọi điện cám ơn ông rối rít và vui mừng cho biết sau khi uống thứ rượu đó sáng ngủ dậy trong người lại khỏe ra. Rượu đó chính là rượu pha trầm. Còn thứ nước phun xử lý tàu thì vẫn còn 60 lít họ xin được mang theo.
Kể lại câu chuyện này với tôi, ông cười nói: “Tôi cho họ mang về 60 lít nước đó, nhưng chắc chắn họ không thể phân tích được nó có những chất gì”. Phương pháp của ông là di sản gia truyền “Bí mật quân lương và khử uế tàu chiến” của cung đình nhà Nguyễn. Chất liệu căn bản của nó là trầm hương và trà.
Tác dụng tuyệt hảo đối với sức khỏe
Trầm có tác dụng tuyệt hảo đối với sức khỏe con người, theo 3 con đường: xông, uống và ăn.
Về y lý, hương trầm xông lên có tác dụng điều khí, rất tốt cho sức khỏe. “Xông hương trầm thường xuyên không bị máu đông ở động mạch, phổi không bị nghẽn, xoang không bị viêm, không u bướu, không liệt dương liệt âm lãnh cảm…”, ông Ưng Viên vừa nói vừa đưa tôi tới gần bình xông trầm đang ngát hương. Cái bình xông trầm này do ông cùng 2 kỹ sư người Nhật và Đài Loan nghiên cứu chế tạo, nguyên liệu được lấy bằng thứ cát đặc biệt tại Nha Trang ở độ sâu 20 mét. Bình xông trầm hiện nay trên thị trường có thứ của Nhật, có thứ của Hàn Quốc, có thứ của Trung Quốc, Đài Loan, xông bằng những cái bình ấy có thể giải phóng được 50% hương trầm, còn bình xông của ông có thể giải phóng được 95%.
Ông Ưng Viên tỏ ra bức xúc về vấn nạn sức khỏe do môi trường ô nhiễm hóa chất và thức ăn công nghiệp hiện nay khiến cho các bệnh về hô hấp và tiêu hóa gia tăng. Hai phương thang: Ôn tì bình vị (gồm trầm, xuyên bối mẫu, toàn quy, thăng ma, bạch truật…) và Kiện tì tiêu thực (gồm trầm, xuyên khung, bạch truật, toàn quy, liếu tiếu thảo…) có thể giải quyết triệt để các bệnh này, không tái phát.
Các thang “Thanh khí ôn phế”, “Điều huyết dưỡng khí”, “Nhứt dâm cửu dựng”, “Ôn dương cố thận”… như tên gọi của chúng, chữa những bệnh về đường hô hấp, khí huyết, bổ dương… đều dùng trầm làm vị chủ. Ông Viên không coi trọng những bài thuốc “tráng dương”. “Tráng dương” thì nhất thời. “Bổ dương”, “ôn dương” mới là sự bền vững, mà chuyện này thì không thứ gì qua nổi trầm.
Việc dụng trầm của ông Viên hình như đạt đến độ xuất thần nhập hóa. Như trên đã nói, trong những giờ khác nhau trầm tỏa ra các mùi hương khác nhau. Chỉ riêng việc lấy trầm từ cây trầm ra để chế biến cũng được thực hiện vào những thời khắc thích hợp, tùy theo khí hậu, loại bệnh và đặc tính của từng người bệnh. Ngay cả trong chuyện đơn giản hơn như ẩm thực, ông cũng áp dụng các nguyên tắc này.
Ông nói cũng là thứ rau húng trồng trong một vườn rau nhưng có khi ăn thấy ngon, có khi ăn không thấy ngon. Vì sao vậy? Vì rau ăn không ngon là do hái không đúng giờ. Rau húng phải hái vào lúc 5 6 giờ sáng hoặc 5 - 6 giờ chiều thì ăn mới ngon, vì những thời điểm đó rau tiết ra những chất tốt nhất, còn các giờ khác thì rau tiết ra một số chất xấu.
Sự trải nghiệm với trầm của ông Ưng Viên còn thể hiện ở lượng trầm mà ông đang có. Hơn 30 năm nay ông đã dùng hết tài sản và đi vay mượn để tích lũy cả một kho tàng: Hơn 60 tấn trầm và kỳ nam, gồm 36 cây trầm lớn, bình quân mỗi cây gần 2 tấn, mật độ ăn trầm từ 60-80%. Những cây trầm ông giữ đều được lấy theo đúng nguyên tắc: tất cả đều đã chết rũ trên rừng, vận chuyển về đều hợp pháp, có dấu búa kiểm lâm. Phần lớn những cây trầm ông đang có là độc nhất vô nhị, không còn tồn tại trong thiên nhiên.
Nhà ông ở TP.HCM có một xưởng chế tác trầm, có một “đội thợ trầm hoàng tộc” - là hậu nhân của các thợ trầm cung đình khi xưa giúp việc. Ông và những người thợ tạc những cây trầm thành các tác phẩm nghệ thuật để lưu giữ lại cho con cháu, ông chưa hề bán và sẽ không bán một kg trầm nào. Ông dùng lớp vỏ sát lõi có nhiễm tinh dầu trầm và kỳ nam để làm thuốc, đó là phần làm thuốc tốt nhất. Lớp ngoài nữa, nhiễm tinh dầu ít hơn, ông dùng làm nguyên liệu cho nồi xông chữa bệnh. Lớp ngoài cùng dùng làm hương.
Tôi nhiều lần được đến xem xưởng trầm của ông, nghe ông giới thiệu xuất xứ của từng cây trầm và đặc tính của từng loại trầm. Ở đây có đủ các loại trầm, các loại kỳ nam. Tôi hỏi ông, ông Lê Quý Đôn nói đốt trầm lên thì khói xoáy rồi sau mới tan, còn đốt kỳ nam thì khói lên thẳng và dài, nói như vậy có đúng không. Ông cười, bảo rằng nhà bác học Lê Quý Đôn rất giỏi nhưng ông ấy không có cơ hội tiếp cận đầy đủ với “hiện vật” nên vừa đúng vừa sai.
Khói vút lên thẳng như sợi dây là đúng, nhưng chỉ đúng với kỳ nam hương thôi, còn các loại kỳ nam khác thì khói vẫn xoáy. Ông vừa nói vừa chỉ vào một cái hốc của cây trầm cao to trong xưởng đã tạc thành tượng, ở đó lộ ra một cái lõi to và dài màu vàng sậm: “Kỳ nam hương là thứ này đây, chỗ này ít nhất cũng vài chục kg”. Kỳ nam hương giá rẻ hơn các loại kỳ nam khác, khoảng 2 - 3 tỉ đồng trên thị trường thế giới, nhưng có giá trị chữa bệnh tốt nhất trong các loại kỳ nam, tuy kém thua trầm.
Trầm kết hợp với thịt dê - ngọc dương, nghệ vàng, nghệ đen, măng tre (vắt lấy nước), nước gạo rang … ăn vào có thể làm sáng mắt, thính tai, trị chứng đau nhức.
Trầm kết hợp với chè, có thể ngừa và trị được các “mắc mứu” ở phổi, đường hô hấp, tim mạch, tiêu hóa.
Trầm làm rượu, uống vào sáng mắt, trị viêm họng, đau dạ dày, nghẽn động mạch tim, làm mạnh thần kinh cơ bắp.
Trầm kết hợp với vảy cá rô đồng có thể trị triệt để các bệnh về tiêu hóa của trẻ nhỏ.
Trầm kết hợp với vảy cá rô đồng cộng thêm với chè có thể chữa kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn.
Trầm kết hợp với trúc nhự (dịch măng tre) có thể chữa chứng cành hông, làm tiêu hóa không bị xáo trộn.
Trầm kết hợp với ma hoàng trị được các bệnh phụ khoa.
Trầm dùng trong thang “Diệc nhan minh mục” (kết hợp với các thảo dược khác) làm cơ thể trẻ lại, mắt sáng ra.

Bí ẩn trầm hương - Kỳ 2: “Thọ thiên địa chi khí...”








-->

04/01/2011 23:42
Trầm hương và vòng đeo tay bằng kỳ nam - Ảnh: Tấn Tới
Hương trầm bao hàm đủ 5 vị ngọt mặn chua cay đắng, phát ra hơn 170 mùi thơm có thể phân biệt được. Dùng một dụng cụ xông hương, cho vào một loại trầm thông thường, trong 24 giờ sẽ có 8 đợt phát hương, mỗi đợt là một phức hợp mùi vị với mùi chủ đạo khác nhau…
>> Kỳ 1: Vài dòng lịch sử
Trầm hương sinh ra từ cây dó (cá biệt cây xương rồng cũng có thể cho ra trầm). Trong thiên nhiên có nhiều loài dó, nhưng theo ông Ưng Viên thì chỉ có cây dó bầu mới cho ra thứ trầm có thể chữa bệnh được.
Trên thế giới, trầm tập trung chủ yếu ở 6 nước: Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Indonesia, Malaysia, trong đó trầm Việt Nam có dược lý tốt nhất, những nghiên cứu khoa học mới đây về trầm của các nhà khoa học Nhật Bản và Trung Quốc cũng xác nhận trầm Việt Nam có nhiều hoạt chất mà trầm các nơi khác không có.
Ông Ưng Viên còn lưu ý: Trầm hương và kỳ nam là khác nhau, không phải kỳ là cái lõi của trầm. Một cây dó có trầm dù lâu năm đến bao nhiêu cũng không nhất thiết có kỳ nam, ngược lại một cây dó có kỳ nam không nhất thiết có trầm bên cạnh. Chúng được tương tác bởi hai loài nấm khác nhau. Kỳ nam hiếm hơn nên mắc tiền hơn, nó quá mắc tiền vì từ lâu nó được con người sở hữu như một “linh vật”, nhưng giá trị chữa bệnh và ứng dụng trong đời sống của kỳ nam thì không bằng trầm.
Tại Việt Nam, trầm tốt nhất tập trung ở vùng Phú Yên, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Ninh Thuận, đây chính là “quê hương” của trầm, loài người phát hiện ra trầm khởi thủy là từ vùng này. Trước đây, từ Việt Nam, trầm được dùng làm cống phẩm đưa sang Trung Quốc. Trong các cống phẩm, trầm hương là thứ quý nhất. Tất nhiên các thầy thuốc giỏi nhất được cống theo để “hướng dẫn cách sử dụng”. Và từ đây, trầm hương đã theo con đường tơ lụa sang Trung Cận Đông, Địa Trung Hải...
“Thọ thiên địa chi khí, tẩy vũ trụ chi trược, giáng khí trừ đàm, thiện trị phế phủ, chỉ tả bổ dương, thị là thế thượng trân chi giả...”, đó là đoạn tóm tắt y lý của trầm hương trích trong sách gia truyền của cung đình nhà Nguyễn mà ông Ưng Viên đọc cho tôi nghe, tạm dịch: “Tích tụ khí thiêng của trời đất, tẩy trừ mọi thứ ô uế trong không gian, có tác dụng giáng khí trừ đàm, chữa các bệnh thuộc phế phủ, chữa các bệnh về tiêu hóa, bài tiết, thận và tim mạch (chỉ tả bổ dương - nghĩa rộng), chính là thứ trân quý nhất”.
Trầm có thể được sử dụng trong cả ngàn bài thuốc khác nhau, nhưng trước hết hãy nói về “thọ thiên địa chi khí”.
Ai cũng biết không phải cây dó bầu nào cũng có thể sinh ra trầm. Trong rừng tự nhiên từ 1.000 đến 1.500 cây mới có một cây có trầm và từ 10.000 đến 20.000 cây có trầm mới có một cây có kỳ nam.
Khi cây dó bị một vết thương, vết thương đó phải đọng nước qua một mùa mưa, cây dó mới bắt đầu tiết ra chất nhựa xung quanh vết thương để tự vệ. Người ta thấy nhiều cây dó cho trầm chi chít những mắt trên thân cây, những mắt chi chít đó là vết tích do một loài côn trùng đục vào thân cây, dân gian gọi nó là con bọ xòe.
Khi chất nhựa dần dần trở nên đậm đặc, lúc ấy những con kiến sẽ bò vào ăn chất nhựa này. Đó là một loài kiến cao cẳng, màu vàng hoặc màu đen.
Chính những con kiến kia mang theo các phân tử trầm hương (một loài nấm) vào “cấy” trong lớp nhựa. Loài nấm này tương tác với các hoạt chất của lớp nhựa, dưới tác động của khí hậu bên ngoài và sự tương tác diễn ra trong một thời gian rất dài mới sinh ra trầm, tương tác càng lâu trầm càng có giá trị. Thông thường, cây dó phải có tuổi thọ hơn 50 năm mới có thể cho ra một thứ trầm có giá trị chữa bệnh.
Về giống “kiến cao cẳng” mang phân tử trầm vào cây dó, ông Ưng Viên lưu ý không phải kiến cao cẳng nào cũng làm được điều này. Phải theo dõi rất nhiều năm mới phát hiện ra, chúng không bao giờ làm tổ trên những cây trầm. Đây là giống kiến rất quý về dược liệu, trứng của nó rang lên có thể chữa được chứng méo miệng, cấm khẩu (liệt dây thần kinh số 7, số 21). Trứng của giống kiến này không thiếu trong kho tàng dược liệu của ông Ưng Viên.
Tôi hỏi xin ông một tấm hình về những con kiến đó, ông lắc đầu từ chối: “Tuyệt đối không nên đăng ảnh của nó lên trên báo, đăng lên là nó bị người ta tận diệt ngay. Người của tôi đi lấy trứng kiến, mỗi lần lấy không bao giờ quá 1/3 tổ trứng. Lấy tới 1/2 là nó tuyệt chủng rồi”. Ông Viên còn mô tả những đặc tính của loài kiến trên nhưng tôi không dám ghi ra đây vì cũng sợ chúng sẽ bị... tuyệt chủng.
Quá trình hình thành trầm hương theo một “cơ chế” tưởng chừng đơn giản như vậy nhưng thật ra là vô cùng kỳ bí. Cho nên người xưa nói “thọ thiên địa chi khí” là đúng nhất. Con người đã khẳng định hương trầm là “vua của các mùi hương”. Hàng ngàn năm nay trầm được xông trong các cung điện vua chúa, tại các lễ nghi thiêng liêng của các tôn giáo. Nó là “danh hương” trong các nghi lễ tôn giáo.
Trong thiên nhiên có rất nhiều thực vật có tinh dầu phát hương ra không gian, nhưng chỉ có trầm là thứ mà nguồn phát ra hương không bao giờ cạn, từ lúc trong rừng núi cho đến khi đem ra chế tác, lưu giữ. Người ta phát hiện các mảnh trầm nằm dưới đáy các giếng cổ Chămpa, qua hàng ngàn năm mà khi lấy lên hương thơm vẫn còn nguyên vẹn. Ngày nay trầm còn được dùng làm chất định hương cho mỹ phẩm, nước hoa Chanel No.5 và các thứ nước hoa nổi tiếng khác trên thế giới không thể không có trầm hương.
Hương trầm bao hàm đủ 5 vị ngọt mặn chua cay đắng, phát ra hơn 170 mùi thơm có thể phân biệt được (riêng kỳ nam có ít mùi hơn và không có vị ngọt). Dùng một dụng cụ xông hương, cho vào một loại trầm thông thường, trong 24 giờ sẽ có 8 đợt phát hương, mỗi đợt là một phức hợp mùi vị với mùi chủ đạo khác nhau, thay đổi theo thời gian, khi thì mùi hoa sen, khi thì mùi hoa hồng, khi thì vani, khi thì mùi gỗ thông, khi thì mùi xạ hương... Điều lạ lùng nữa là trong những thời điểm giống nhau mà tại địa điểm khác nhau mùi trầm hương cũng thay đổi.
Điều này khoa học chưa đủ khả năng giải thích. Một nhóm nhà khoa học Nhật Bản đã thử làm khảo cứu phân biệt hương thơm của một số sesquiterpen carboxylic acid trong tinh dầu trầm và nhận thấy có khi chỉ vì vị trí của một dấu nối đôi như hai chất selina-3,11 và selina-4,11 dienal mà mùi hương rất khác nhau, chất thứ nhất có mùi gỗ, mùi hoa hòa với mùi khói, chất kia phảng phất hương bạc hà.
Bốn chất đồng phân neopetasan, epineopetasan, dihydro karanon, ngoài vị trí các dấu nối đôi, còn khác nhau ở hướng các nhóm methyl cũng cho ra các mùi khác nhau (dẫn theo tiến sĩ Võ Quang Yến, Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Đà Nẵng 2008). Khoa học chỉ mới biết tới đó, còn vì sao lại có sự “biến tấu” như vậy thì khoa học đành chịu, ở đây vẫn là quá trình “thọ thiên địa chi khí”. (còn tiếp)
Hoàng Hải Vân



Giải mã bí ẩn trầm hương (Kỳ 1)
Thứ Tư, ngày 05/01/2011, 15:59
(Tin tuc 24h) - Trên thế giới, giá bán cao nhất 1 kg trầm hương có thể lên tới 160 triệu đồng, còn giá 1 kg kỳ nam thì lên đến mức hoang tưởng: 7 tỉ đồng.
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);}
Sự kỳ dị đó của giá cả, cộng với sự thiếu trách nhiệm trong quản lý tài nguyên thiên nhiên đã khiến cho trầm hương vốn không bao giờ thiếu trên rừng núi chúng ta suốt hơn 4.000 năm qua, đã gần như bị tuyệt chủng chỉ trong vòng 35 năm.
So với giá cả trên mây xanh thì những tri thức về trầm hương vẫn còn dưới mặt đất. Người ta biết quá ít về nó. Tri thức về trầm hương nghèo nàn đến mức sách vở chỉ trích qua trích lại 2 tài liệu, xưa nhất là của Lê Quý Đôn (Phủ biên tạp lục), gần nhất là của Đỗ Tất Lợi. Còn tài liệu khoa học trên thế giới thì chủ yếu nói về đặc tính của cây dó, liệt kê các hoạt chất và một số dược lý của trầm, chưa ai nói được cặn kẽ trầm được hình thành như thế nào, có những giá trị độc đáo gì mà giá của nó mắc đến như vậy.
Ông Nguyễn Phúc Ưng Viên
“Trong đau thương dó biến thành trầm”, tôi từng đọc ở đâu đó câu thơ này, nó khiến ta suy tư về lẽ sinh tồn của đời người. Trầm đã hình thành đúng như thế. Khi nào thân cây dó bị một vết thương (do va đập, do bị côn trùng đục, bị bom đạn...), xung quanh vết thương đó lâu ngày biến thành trầm. Vì hiểu được “nguyên lý” này nên ngày nay người ta có thể làm trầm “nhân tạo”, tức là trồng cây dó rồi tạo ra vết thương, cấy hóa chất vào để gây tác động cho ra trầm. Đến nay, nhiều người đã trồng dó và đã lấy được trầm theo phương pháp trên, tuy trầm nhân tạo có mùi thơm của trầm nhưng giá trị như thế nào thì vẫn còn mù mờ.
Thực ra, tôi không quan tâm mấy đến trầm hương, ngoài sự liên tưởng về cái “đau thương” nói trên. Cho đến khi tôi gặp được một kỳ nhân dụng trầm tôi mới hiểu sự “đau thương” đó có quá nhiều bí ẩn.
Đó là ông Nguyễn Phúc Ưng Viên. Là cháu nội hoàng tử thứ 12 con vua Minh Mệnh, ông Ưng Viên gọi vua Minh Mệnh bằng ông cố. Theo “đế hệ thi” của vua Minh Mệnh thì hàng “Ưng” ngang với vua Hàm Nghi và là hàng ông nội của vua Bảo Đại. Hàng “Ưng” nay chỉ còn vỏn vẹn 3 vị: ông Ưng Linh hiện ở Đà Nẵng gần 90 tuổi, ông Ưng Ân ở Huế gần 80, ông Ưng Viên trẻ nhất, mới xấp xỉ 70. Giải thích về thứ bậc và tuổi tác của mình trong dòng họ, ông bảo: “Tôi thuộc dòng thứ”.
Ông Ưng Viên sống ở TP.HCM như một ẩn sĩ âm thầm chữa bệnh cứu người. Từng có thời gian tiếp cận khá sâu vào ngành y của người Mỹ, nhưng ông không theo nghề bác sĩ mà chuyên tâm ứng dụng thuốc nam - xin lưu ý là thuốc nam chứ không phải thuốc bắc. Cả nhà ông không bao giờ sử dụng thuốc tây, kể cả đối với những vật nuôi như con heo con gà. Ông bảo dân tộc Việt từ một nhóm nhỏ mấy ngàn người, đã dựa vào thiên nhiên mà sống, mà sinh sôi phát triển mà mở rộng bờ cõi, đến nay đã lên tới hơn 80 triệu người, dân tộc đó ắt phải biết cách phòng và chữa bệnh bằng chính những gì mình có. Thuốc tây mới du nhập vào khoảng 150 năm nay thôi. Thế giới có biết bao nhiêu là trận dịch chết người hàng loạt, còn trong suốt chiều dài lịch sử của mình, Việt Nam có một trận dịch nào khiến nhiều người chết không? Chết hàng loạt vì đói thì có, còn chết hàng loạt vì dịch thì không.
Cây trầm ở độ cao 1.500m trong dãy Yang Sin (Buôn Ma Thuột) trên 100 năm tuổi, mật độ nhiễm trầm 80% được ông Ưng Viên tạc thành tượng Phật. Tượng cao 2,82m, chu vi đế 3m
Ông cũng không coi trọng thuốc bắc bằng thuốc nam. Ông bảo từ ngàn năm trước người Việt hằng năm phải cống nạp các thầy thuốc giỏi cho Trung Quốc. “Dòng họ tôi, chỉ riêng thời nhà Đinh đã phải cống nạp đến 18 thầy thuốc giỏi sang Tàu”, ông nói.
La sơn phu tử Nguyễn Thiếp đã từng nhắc vua Quang Trung rằng nước Nam ta sẽ còn phụ thuộc vào Trung Quốc chừng nào vẫn còn phụ thuộc vào thuốc bắc.
Tổ chức Y tế thế giới ngày nay cũng khuyến nghị loài người nên áp dụng những thức ăn - dược liệu hữu ích của các dân tộc có lịch sử lâu đời để chăm sóc sức khỏe. Việc sử dụng tảo Spirulina từ châu Phi cho cả thế giới là một minh chứng.
Tôi phải giới thiệu sơ qua một chút “lý lịch” của ông Ưng Viên, không phải để nhấn mạnh cái gốc hoàng tộc của con người này, mà vì nó liên quan đến tư cách “dụng trầm” và y thuật của ông. Mọi người đều biết, Lê Quý Đôn ở Đàng Ngoài, mà trầm thì xuất từ Trung Bộ, nên dù là một nhà bác học nhưng Lê Quý Đôn chỉ có thể khảo sát qua tư liệu cổ và hỏi thêm một số người khai thác trầm để viết sách, ông không thể có cơ hội trải nghiệm với trầm. Còn nhà Nguyễn, chính là gia tộc dụng trầm số 1, tính từ Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên) trở đi.
Có những cuộc tương ngộ làm nên lịch sử. Riêng cuộc tương ngộ giữa Nguyễn Hoàng và Nguyễn Bỉnh Khiêm thì làm nên một cuộc xoay trời chuyển đất. Đọc sử sách ta chỉ biết đến lời khuyên nổi tiếng “Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với Nguyễn Hoàng, nghe lời khuyên đó mà họ Nguyễn được bảo toàn để cho Việt Nam có thêm một nửa giang sơn gấm vóc. Nhưng không lẽ Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ giúp cho Chúa Tiên một lời khuyên thôi sao? Sử sách không ghi thêm điều gì nữa. Sử sách cũng chỉ cho biết Nguyễn Bỉnh Khiêm là ông Trạng Trình tinh thông dịch số, là nhà nho yêu nước thương dân, là một ẩn sĩ “thu ăn măng trúc đông ăn giá”, là một nhà tiên tri. Chỉ là nhà tiên tri sao có thể khiến được cả ba nhà Mạc, Trịnh, Nguyễn đều đến xin tham vấn trong những thời điểm ngặt nghèo? Nhà tiên tri, dù nổi tiếng đến đâu cũng chỉ có thể thuyết phục được người thường, đâu có thể khiến nổi các bậc đế vương đem sự nghiệp tiền đồ của mình mà gửi gắm. Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn còn là sự bí ẩn của lịch sử.
Cho đến một buổi trưa ông Ưng Viên đãi tôi ăn món thịt dê do chính ông nấu. Tôi chưa bao giờ được ăn món thịt dê ngon như vậy. Nó ngon dĩ nhiên là do sự thiện nghệ của người nấu, nhưng nó còn ngon hơn vì câu chuyện được nghe. Ông Ưng Viên nói một trong những thứ mà Chúa Tiên mang vào Nam là những đàn dê, việc này do chính Nguyễn Bỉnh Khiêm đề nghị. Dê là con vật độc đáo, không những có giá trị y thực phục vụ sức khỏe cho dân chúng, mà còn rất tiện ích cho hậu cần quân sự. Dê dễ nuôi, có thể dẫn các đàn dê theo quân, khi có chiến sự chúng ở đâu nằm im ở đó không chạy nhặng xị như trâu bò gà vịt, lại dễ phân phối trong quân, một con dê có thể phục vụ gọn bữa ăn cho một “tiểu đội”. Cha ông của ông Ưng Viên dặn dò con cháu ngoài việc nhớ ơn và thờ phụng tổ tiên mình, còn phải nhớ ơn và thờ phụng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bởi Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đề xuất với Chúa Nguyễn từ chiến lược chiến thuật, từ chuyện quân cơ, hậu cần cho đến những chuyện cụ thể liên quan đến bảo vệ sức khỏe cho quân dân như món ăn, bài thuốc để làm hành trang Nam tiến. Trong đó có chuyện “dụng trầm”.
Nhà Nguyễn để lại nhiều di sản, có thứ để lại cho lịch sử, có thứ chỉ để lại cho con cháu. Những ai nói công thức rượu Minh Mệnh đã bị thất truyền là nhầm to. Hoàng tử Vĩnh Giu con vua Thành Thái, thuộc hàng cháu nội ông Ưng Viên, lúc khốn khó đã bỏ rượu cho các nhà hàng để sinh sống, đó là rượu Minh Mệnh chính hiệu. Ông Ưng Viên cho hay ông Vĩnh Giu có giữ bí quyết làm men nhưng không biết làm rượu, chính ông đã làm rượu giúp cho ông Vĩnh Giu. Rượu cung đình nhà Nguyễn có tới 175 dòng men, hơn 3.000 loại rượu. Ông Vĩnh Giu lưu giữ được 30% dòng men, ông Ưng Viên giữ được 70%. Chỉ riêng hai ông gộp lại cũng đã đủ 175 dòng, không có dòng men nào thất truyền cả, chỉ có điều là chúng không được truyền ra ngoài.
Còn việc dụng trầm thì kế thừa tri thức của tiền nhân do Nguyễn Bỉnh Khiêm truyền lại, nhà Nguyễn đã có gần 400 năm ứng dụng trầm hương trong y học và đời sống, kể cả phục vụ quốc phòng, rồi hoàn thiện pho y lý về trầm hương, đồng thời có chính sách hữu hiệu bảo vệ triệt để nguồn tài nguyên trân quý ấy. Ông Ưng Viên kế thừa đủ di sản dụng trầm của dòng họ, do ông nội ông truyền lại, những bí quyết đó cũng không truyền ra ngoài.