Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2004

RẰM THÁNG CHẠP - NGUYỄN MIÊN THẢO

lang thang phố thị một mình
tìm mô cho thấy bóng hình của em
thôi thì chờ tới đêm rằm
mong sao thấy được bóng em ...trên trời

Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2004

ĐẠO DỪA NGUYỄN THÀNH NAM 7



Bài cuối – CAÍ CHẾT CỦA ĐẠO DỪA
                  CHẾT NGỒI CHÔN NẰM,CHẾT NẰM CHÔN ĐỨNG
                
            Qua những việc  làm vi phạm luật pháp sau ngày cải tạo về,  chính quyền đã  mời Nguyễn Thành Nam và một số đệ tử kiểm điểm trước nhân dân địa phương
 Để hiểu rõ một phần những họat động của Đạo Dừa từ năm 1975 về sau, xin trích lời thú tội của Dương Văn Hiếu (tự Hí) em cùng cha khác mẹ với Đạo Dừa, trước bà con các đoàn thể, chính quyền huyện Châu Thành ngày 1-10-1988  :
   “  Việc dạy “đạo bất tạo con”, năm 1974, anh Nam đã dạy đạo này ở cồn Phụng bị gia đình ngăn cản. Năm 1985 gia đình viết đơn bảo lãnh, được nhà nước chiếu cố vì tuổi cao sức yếu nên cho về sum họp tại hộ Hùynh Ngọc An tại ấp 3 xã Phú An Hòa (Châu Thành). Nhưng bước sang năm 1987, sau khi được tạm tha 2 năm, anh Nam hô hào dạy “đạo bất tạo con”, vận động bà con hiến con gái đến để anh dạy học. Chính tôi đã tự hiến con gái tôi. Sau Hải em tôi cũng hiến đứa con gái. Tôi biết còn 20 hộ gửi đơn đăng ký cho con cháu họ đến để anh Nam dạy “đạo bất tạo con”. Việc làm này chánh quyền không cho phép, gia đình có ngăn cản, nhưng anh Nam vẫn dạy “đạo bất tạo con”,  xâm phạm nhân phẩm phụ nữ, xúc phạm thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
      Việc làm đài phát thanh, sử dụng casette phát các lọai băng ghi âm mang nội dung không lành mạnh , không được chánh quyền chấp nhận là những việc làm phạm pháp. Nội dung tuyên truyền ảnh hưởng đến chủ trương của đảng và nhà nước, làm giảm uy tín chánh quyền các cấp, giảm uy tín các nhà lãnh đạo. Tôi biết và được nghe hầu hết trong các băng do anh Nam nói và đầu các băng đều có: Đây! Đây! Đài phát thanh Phú An Hòa! Câu này lập đi lập lại 2,3 lần.
         Anh Nam yêu cầu bà con mê tín từ nhiều nơi nếu còn tiền vàng thì bỏ ra cho anh. Số tiền này do Hùynh Thị Ứng đếm và cho vào tủ, tôi không biết số tiền đó là bao nhiêu, thu chi không minh bạch. Còn số tiền ăn uống của anh Nam do những người mê tín ở Tiền Giang cung cấp, đóng góp công trình phuc lợi công cộng ở địa phương cũng không hề sử dụng số tiền đó. Nói tóm lại, Diệu Ứng chịu trách nhiệm về tiền bạc của bá tánh cống hiến nhưng thu chi không minh bạch.
.         Anh Nam yêu cầu mua ghe hoặc đóng ghe cho anh, những đệ tử ở Tiền Giang cho anh Nam hai chiếc ghe. Ghe chưa có giấy tờ hợp lệ, nhưng chiều ý anh Nam ghe được kéo về Phú An Hòa.
      Anh Nam yêu cầu những người mê tín ở Tiền Giang đóng góp vật liệu xây dựng cái tháp cao 3,5 mét kiểu hình bát quái, không trình báo và chưa được chánh quyền địa phương cho phép là việc làm sai. Trên đây là việc làm sai trái của anh Nam và một số người khác trong đó có tôi. “
            Còn lời nhận tội của Diệu Ứng (Hùynh Thị Ứng sinh năm 1932 ngoài những điểm giống như ông Dương Văn Hiếu, có những chi tiết khác là:
             “Cậu Hai gọi ủng hộ tiền bạc để xây dựng các công trình phúc lợi địa phương, nhưng ông đã dùng vào việc xây dựng chỗ dạy “đạo bất tạo con”. Có hơn 30 người làm đơn đăng ký đến học đạo này. Y đồ Câu Hai đóng ghe dạy “đạo bất tạo con” là rõ. Làm đài phát thanh là phạm pháp, tôi có cản ngăn, Tôi là người đứng tên bảo lãnh Cậu Hai, mong muốn của tôi là khuyên Cậu Hai và bổn đạo tu thuần túy, tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp và hiến pháp, đóng góp vào việc phúc lợi xã hội, cùng với chính quyền địa phương xây dựng lại quê hương.
 Tôi chịu trách nhiệm những việc đã xảy ra tại gia đình tôi từ ngày Cậu Hai về đến nay về  tiền bạc có người trong họ hàng, gia đình thân tộc như cậu Ba Hiếu, cậu Sáu Hải cho rằng tôi nuôi Cậu Hai để thu tiền bổn đạo. Tôi xin chịu trách nhiệm về các khoản chi từ việc nhận của bổn đạo đến việc thăm nuôi Cậu Hai, cũng như đóng góp vào việc xây dựng các công trình phúc lợi xã hội từ năm 1975 (còn ở cồn Tân Vinh) đến khi về xã Phú An Hoà… .
       Với nội dung  kiểm điểm của Dương văn Hiếu và Diệu Ứng ,2 đệ tử và là người thân  cận của Đạo Dừa đủ để hình dung những việc làm sai trái của ông, đồng thời thấy được sự rạng nứt,mâu thuẩn nội bộ do của cải tiền bạc  đệ tử đóng góp
          
CÁI CHẾT CỦA ĐẠO DỪA,CHẤM DỨT MỘT “HUYỀN THOẠI” KÉO DÀI MỘT PHẦN TƯ THẾ KỶ
             Vào đầu tháng 5.1990,một số đệ tủ của Đạo Dừa ở Tiền Giang lén đưa Đạo Dừa qua Tiền Giang về thành phố Hồ Chí Minh tá túc ở một ngôi chùa ở Phú Lâm,rồi lại đưa về lại Tiền Giang trốn trong nhà một đệ tử
 Chiều 12-5-1990, công an Bến Tre cùng công an địa phương đến yêu cầu “Cậu Hai” trở về nơi cũ vì đã vi phạm lệnh cư trú bắt buộc, có hành vi tuyên truyền mê tín dị đoan. Một số tên bảo vệ Đạo Dừa, bằng nhiều cách chống lại lực lượng đang thi hành nhiệm vụ. Chúng đã níu kéo Đạo Dừa lại, để rơi ông ta từ trên gác xuống nền nhà, Đạo Dừa bị chấn thương nặng. Măc dù   được đưa đi cấp cứu kịp thời,nhưng vì   do chấn thương,  sọ  và xuất huyết não quá nặng,Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam đã qua đời vào sáng hôm sau tại bệnh viện.
                Xét ở một góc độ nhân đạo, dù Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam đã vi phạm pháp luật, . Nhưng về mặt sức khỏe và tính mạng ông ta vẫn được pháp luật bảo hộ. Trước những việc làm sai trái của những kẻ trực tiếp gây ra cái chết của ông Nguyễn Thành Nam đã được đưa ra trừng trị trước pháp luật .Ngày 31-10-1990, Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đã công khai xét xử vụ án này. Những kẻ liên quan đến vụ án  đã bị xét xử. và lãnh những bản án thích đáng.
        
               Khi còn sống,Đạo Dừa từng di chúc lại nếu ông chết ngồi thì chôn nằm,chết nằm thì chôn đứng. Gia đình đã xây một ngôi tháp thực hiện điều ước muốn lạ đời của ông ?

                Kết thúc vụ án Đạo Dừa cũng khép  lại hồ sơ của một nhân vật vừa kỳ bí vừa không bình thường suốt gần một phần tư thế kỷ ở xứ dừa Bến Tre. ./.


ĐẠO DỪA NGUYỄN THÀNH NAM 6



Bài 6 – TỪ “ ĐÀI PHÁT THANH ĐẠO DỪA”  ĐẾN “ ĐẠO BẤT TẠO CON”



            Sau khi được bà Diệu Ứng bảo lãnh sau hời gian cải tạo ở Cần Thơ về  cư trú tại xã Phú An Hòa,huyện Châu Thành,tỉnh Bến Tre,Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam sống có vẻ thầm lặng,chấp hành tốt luật pháp nhà nước và qui định của địa phương như không được triệu tập đệ tử,không rời nơi cư trú .Tuy nhiên chính quyền địa phương vẫn để cho đệ tử các nơi đến thăm viếng, không cấm cản. Thấy đệ tử bá tánh đến thăm ngày càng đông,Đạo Dừa bắt đầu mưu đồ hoạt động trở lại. Nơi ở của ông biến thành nơi tu đạo cũng thờ tượng Phật,Chúa gọi là Hòa đồng tôn giáo rập khuôn như ở Cồn Phung.,mua ghe làm thuyền Bát Nhã  và thỉnh thoảng Đạo Dừa dời xuống tu ở đây , dù không được phép .Nơi thờ phụng ông cho dặt 2 ô vàng và ô bạc.Ai cúng vàng thì bỏ vào ô vàng, ai cúng tiền thỉ bỏ vào ô bạc.Số tiền vàng này ban đầu  Đạo Dừa trích ra một phần tu sửa cầu đường ở 2 xã Phú An Hòa và An Phước và đòi chính quyền địa phương cho đặt tên đường mang tên ông là Đạo Dùa Nguyễn Thành Nam.Chính quyền không đồng ý chỉ cấp bằng khen hộ Nguyễn Thành Nam có thiện chí đóng góp xây dựng nông thôn ở quê nhà. Không đáp ừng yêu cầu đặt tên đường của ông , Nguyễn Thành Nam ngưng đóng góp và bắt dầu tổ chức hoạt dộng trái phép.

THUYỀN BÁT NHÃ BIẾN THÀNH “ ĐÀI PHÁT THANH “ĐAO DỪA
                Ban đầu Đạo dừa mua ghe làm thuyền Bát Nhã , chính quyền địa phương
không nói gì vì nghĩ ông chỉ dùng làm nơi tu hành,Thấy chính quyền địa phương không phản ứng  ,Đạo Dừa bắt đầu lấn sân làm tới mua hệ thống máy móc trang bị loa phóng thanh và thành lập gọi là  đài phát thanh Đạo Dừa ,thực chât chỉ có amply,micro,cassette và một cặp loa khuếch táng.âm thanh,Ban đầu để thăm dò,Đạo Dừa chỉ phát kinh sáng tối dần dà ông gọi là đài phát thanh,phát công khai ngày 3 buổi sáng,trưa,chiều mỗi lần kéo dài cả tiếng đồng hồ.Mở dầu buổi phát dều có câu :” Đây là đài phát thanh Phú An Hòa ,tiếng nói cúa hòa đồng tôn giáo …Nội dung những buổi phát thanh là lời tuyên truyền đạo của Đạo Dừa  về “đạo bất tạo con”,xuyên tạc chính sách của Nhà Nước.Ủy ban Nhân dân huyên Châu Thành tỉnh Bến Tre đã ra quyết định ngưng toàn bộ hoạt động phát thanh của Đạo Dừa,tịch thu toàn bộ máy móc phương tiện ,kiểm điểm những sai phạm của Đạo Dừa và một số tay chan thân cận như Huỳnh thị Ứng (Diệu Ứng),Huỳnh Ngọc Mỹ.
                 Đạo Dừa muốn dùng chiêu cũ như trước năm 1975 tung ra nhiều chuyện lạ, giật gân như “Ông Đạo Dừa lãnh tụ híp-pi quốc tế. Tu phái thích hòa bình đang nghĩ gì? Mưu định gì? (Báo Tiếng Việt ngày 7-2-1970), “Đạo Dừa ông là ai? Thánh sống hay kẻ điên khùng?” (Báo Tia Sáng ngày 29-12-1971)… Có tờ báo ca ngợi ông, có tờ đả kích, mạt sát,. Những tờ báo tự xưng là “Tiếng nói của người dân nổi giận – Báo Thách Đố”, “Tờ báo của đa số người thầm lặng – Báo Thống Nhất”, “Nhật báo của dân ngu khu đen – Báo Đen”, một thời tên tuổi Đạo Dừa được khai thác triệt để.
Từng động tịnh lớn nhỏ trên chính trường Sài Gòn, Đạo Dừa và các đệ tử ruột thịt của ông theo dõi rất tỉ mỉ.
                 Nhờ những cú đánh đúng thời cơ, họat đầu chính trị Đạo Dừa đã gây được ảnh hưởng trong dư luận, không chỉ bằng những cái loa ở chùa Nam Quốc Phật, mà phần lớn    còn do báo chí Sài Gòn cũ. Những bài báo viết về kiểu tu khổ “hạnh đầu đà” của Cậu Hai đuợc xào nấu, tráo lận trắng đen thật và ảo, được tung ra rao bán khắp nơi.
              Nhưng với chế độ mới ,Đạo Dừa không thể làm gì được trong sự quản lý rất chặt chẻ của chính quyền

“ĐẠO BẤT TẠO CON”
              Sở dĩ Đạo Dừa thành lập “Đài phát thanh” mục đích là truyền bá “đạo bất tạo con”,một kiểu tu kỳ quặc do Đạo Dừa sáng chế, trái với luân lý  và thuần phong mỹ tục
           Theo Hùynh Ngọc Mỹ,người được phân công tuyển dụng tín đồ theo “đạo bất tạo con” tự thú về phương pháp dạy, hành đạo này: “Nam nữ trần truồng ở chung với Cậu Hai, ai phạm tội giao cấu bị phạt 10 năm tù hoặc tử hình “
          Theo ông Dzoãn Tiến Đạt, không đầy một tuần sau ngày 30-4-1975 lịch sử, “Cậu Hai” cùng một số đệ tử lén lút chạy ra đảo Phú Quốc (Kiên Giang) để hành đạo – đặc biệt là dạy “đạo bất tạo con”, cùng những họat động mờ ám khác.” Cậu Hai “cho biết việc dạy “ đạo bất tạo con” đã suy nghĩ nhiều từ thập kỷ 70, nay mới có điều kiện thực hành (theo bà Diệu Ứng là từ năm 1974). Lý do “Cậu Hai” bỏ trốn vào Kiên Giang theo cách nói công khai với một số tín đồ ở tại cồn Phụng là:  đi tham quan 99 hòn đảo ở vịnh Thái Lan và kiếm đất lập chùa làm rẫy. Chính quyền tỉnh Kiên Giang đã phát hiện “ Cậu Hai “cùng đệ tử cư trú, họat động trái phép nên kiên quyết trả ông về địa phương Bến Tre.
          Nhiều bà con biết được ý định, việc làm xằng bậy của Đạo Dừa, đã lên án mạnh mẽ và tố cáo cùng chính quyền địa phương trong đó có  tín đồ là trẻ em. Chúng tôi xin trích  ý kiến của ông Thanh Lưu, một trí thức ở thị xã Bến Tre viết về Đạo Dừa trên báo Đồng Khởi như sau:
          “Chúng tôi hết sức sửng sốt và bất bình khi đọc bài phóng sự trên báo Đồng Khởi ngày 5-10-1988 về hành vi tục tỉu, khinh thường luân lý dân tộc của Nguyễn Thành Nam, tục gọi Đạo Dừa, ở tại xã Phú An Hòa, huyện Châu Thành .
            Sửng sốt và bất bình vì không ngờ “vị giáo chủ” này tuổi cao sức mòn, sau một thời gian đi học tập cải tạo vì tội lỗi của mình được trở về gia đình lẽ ra nên “sám hối” và lặng lẽ sống cho qua ngày, lại tiếp tục hành đạo hại đời. Thật quái gỡ cho một người tu hành, lần này hành động của ông mang tính khiêu dâm rõ rệt Nhiều người đặt câu hỏi: Đạo Dừa nhằm ý đồ gì khi lén lút tổ chức cái trò nam nữ tín đồ lõa thể – gái trinh càng tốt – không phải chỉ có một người, từng người, mà cả một nhóm chín mười người để nghe ông ta giảng dạy cách thức “bất tạo con”. Bày cái trò này, phải chăng Đạo Dừa xúi giục thanh niên nam nữ tín đồ đua nhau lao vào tình dục?. Rõ ràng đây  một vụ án. cần được đưa ra dư luận
            
             Trước việc làm sai trái về “Đạo bất tạo con” ,một số lớn tín đồ của Đạo Dừa không còn tin ông nữa, ông bị cô lập quanh một số tín dồ ruột thịt.Ông thực hiện ý dồ bỏ trốn khỏi tỉnh Bến Tre.Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đi vĩnh viễn của ông,chấm dứt một “huyền thoại” Đạo Dừa Nguyễn  Thành Nam./.

Bài cuối – CÁI CHẾT CÙA ĐẠO DỪA NGUYỄN THÀNH NAM-
                  CHẾT NGỒI CHÔN NẰM ,CHẾT NẰM CHÔN ĐỨNG

ĐẠO DỪA NGUYỄN THÀNH NAM 5



Bài 5  ĐẠO DỪA BỊ BẮT SAU 30.4.1975 VÀ NHỮNG NGÀY
SỐNG TRONG TỦ

 

ĐẠO DỪA VÀ NHỮNG “ HUYỀN THOẠI”
           Trong một bài viết của ông Joseph Cao với nhan đề :”Những ngày tù chung với ông Đạo Dừa”, tác giả viết  : “Với một năm ở tù chung ở khám Cần Thơ, tôi mới thật sự biết ông. Khâm phục ông nhẫn nại, kiên quyết và bất khuất hơn người.
            Trước kia, tôi chỉ biết ông có chí hướng hơn người. Ông tìm con đường tranh đấu riêng. Ông không theo phe này, lập hội kín nọ. Ông làm cách mạng quần chúng. Lấy số đông dân chúng làm hậu thuẫn. Ông pha màu tôn giáo vào chính trị, và ông đã khởi xướng lên một mình. Một loại tôn giáo hòa đồng. Thực chất là lấy tình thương bao la để khuyến dụ và cảm hóa mọi người. Ông đã gặt hái ít nhiều thành công. Lúc bấy giờ, tôi vẫn còn cho ông là một con người đáng tôn kính, song có phần lập dị.
              Nhân một dạo, tôi có dịp đi đò máy từ bến bắc Rạch Miễu sang tỉnh lỵ Bến Tre, khi con đò chạy ngang qua một cái cồn đất nọ, người đi đò cùng trầm trồ trỏ tay bảo :
- Ông Đạo Dừa ngồi trên đọt dừa đó, thấy không ? Ổng ngồi mấy năm nay rồi. Mặc nắng mưa, trưa tối !
Một bà lão già nói bằng giọng cung kính:
- Ai cũng tưởng ổng chịu không nổi, mà chết rồi! Nhưng người ta vẫn thấy ông ngồi trơ trơ đó. Mà ông phải nhà nghèo hèn gì, con nhà giàu sang, danh giá. Vậy mà ông lại đi tu. Nói là để độ đời !
Tôi hỏi lại:
- Tây để cho ông làm như vậy sao? Ông ra vẻ chống đối như vậy, bỉ mặt cho người Pháp ở Đông Dương lắm.
- Mèn ơi, họ bắt ổng giam vô tù mấy lần. Ổng tịnh khẩu, không thèm nói chuyện. Nhưng viết giấy hỏi Tây là ổng có tội gì mà bị bắt ? Đụng chạm nhân quyền sao đó ! Tây cãi không lại lý của ổng, phải thả ổng ra. Ổng lại trèo lên cây dừa mà ngồi. Tây giận lắm, sai người đốn bỏ cây dừa của ổng. Mất cây dừa đó, ổng lại trèo lên cây dừa khác. Mèn ơi, ai trông thấy ổng trèo dừa mà hổng thương đứt ruột ! Tây lại sai người đốn dừa nữa, ổng lại ngồi trên cây khác. Đốn hết dừa cù lao này, thì ổng sang qua cù lao kia. Bến Tre là xứ dừa mà. Không lẽ Tây đốn hết dừa của tỉnh? Thằng Tây đành chịu thua ổng luôn.
- Rồi ổng ăn gì ?
- Ổng chỉ uống nước dừa, có khi ăn thêm vài trái chuối để sống. Vậy nên người ta mới kêu ổng là ông Đạo Dừa.
- Thời buổi lộn xộn, ổng ngồi hoài như vậy, không sợ nguy hiểm ?
- Ổng hổng sợ. Mà dân cũng thương ổng, ngấm ngầm bảo vệ cho ổng.
- Ổng tịnh khẩu hoài, không mở miệng nói chuyện? Không thuyết pháp sao? Vậy làm sao truyền đạo ?
- Ổng không nói. Chỉ viết ra trên giấy. Nói chuyện cũng bằng giấy tờ. Vậy mà đệ tử đông lắm. Ở khắp nơi, đâu cũng có. Cả ở Lục tỉnh, ở miền Trung nữa. Vì đạo của ông tốt một cái là thờ kính ông bà, tôn trọng lễ nghĩa và ăn ở hòa mục với mọi người.
          Tôi chăm chú nhìn lên ngọn dừa khi phà chạy ngang mé cồn. Trên ngọn một cây dừa cao, một hình bóng người nhỏ thó, mặc áo vải vàng, ngồi thu lu trên một giạt bằng cây to, trông thấy bấp bênh lơ lửng. Trời trưa nắng như hun đốt, mắt nhìn lên lóe sao. Thế mà bóng người nọ vẫn ngồi xếp bằng an tọa, tịnh nhiên. Ông ngồi như thế đã mấy năm trời? Gương kiên nhẫn của ông thật đáng phục !
          Tôi vì bận việc ở Bến Tre, đến xế chiều mới xuống phà trở sang tỉnh Mỹ Tho. Ông Đạo Dừa vẫn ngồi trên ngọn dừa nơi cồn đất nọ. Ngọn gió chiều thổi lộng lòng sông rộng. Cây dừa trông từ xa thấy chao đảo. Thế nhưng ông đạo vẫn ngồi bằng an, tâm tư vắng lặng vào cõi hư vô nào?”
             Với  những lời ca ngợi ông Đạo Dừa trên đây thưc chất chỉ là cường điệu và viết theo sự tưởng tượng của tác giả .
             Thứ nhất  ông Joseph Cao nào đó theo lời giới thiệu đang ở tận Paris đã viết “với một năm ở tù chung ở khám Cần Thơ , tôi mới thật sự biết ông. Khâm phục ông nhẫn nại, kiên quyết và bất khuất hơn người.” Nhẫn nại, kiên quyết và bất khuất hơn người chỉ là lời tâng bốc của ông Cao mà không lấy gì chứng minh là “Cậu Hai” bất khuất hơn người cả.
               Thứ nữa  ông Cao đã tận mắt chứng kiến ông Đạo Dừa ngồi tu trên đọt dừa ở đầu cồn khi qua phà Rạch Miễu ( ý nói là Cồn Phụng-Tân Vinh ) để chống Tây là hoàn toàn bịa đặt vì đến năm 1963 ông mới dời từ nơi tu hành ở Phú An Hòa (Ba Lai ,Châu Thành ) về xây chùa Nam Quốc Phật và chính thức tu hành ở đây. Hằng tháng “Cậu Hai” lên ngồi tịnh khẩu,nhịn ăn vài ngày trên cửu trùng đài được xây cất đàng hoàng vững chải chứ không có ngồi trên đọt dừa chao đảo, đung đưa theo gió (!) như ông Joseph Cao tưởng tượng

                Phải thừa nhận với kiểu tu lạ đời có vẽ huyền bí của ông Đạo Dừa đã thu hút một số người nhẹ dạ cả tin và thêu dệt thêm cuộc đời tu đạo của ông như kiểu ông Cao đã viết


NHỮNG NGÀY Ở TÙ CỦA ÔNG ĐẠO DỪA SAU 30.04.1975
                 Sau ngày 30.04.1975,ông Đạo Dừa vẫn tiếp tục hoạt động chống chế độ mới tinh vi và bí mật hơn dưới vỏ bọc tôn giáo.
                 Bây giờ người dân Bến Tre mới biết Cồn Phụng được mệnh danh là nơi trốn quân dịch lý tưởng của thanh niên được “Cậu Hai” bảo vệ chỉ là cái bẩy. Khi thanh niên tập trung ở đây với số đông  hàng trăm người thì y như rằng cảnh sát,quân cảnh đến bố ráp đưa vào trại Quang Trung đúng vào thời điểm “ Cậu Hai” lên Cửu Trùng Đài tọa thiền tịnh khẩu. . Điển hình một vụ càn, bố ráp được báo “Công Luận” ngày 28-2-1970 đăng tải như sau: “Thiếu tá Vinh, Quận trưởng Trúc Giang chỉ huy cuộc hành quân vào giang sơn của Đạo Dừa tối 25-2-1970, bắt đi 150 thanh niên…”. Thật sự ông Đạo Dừa có phản kháng, nhưng sự việc đâu rồi cũng vào đó, êm xuôi.
           Đệ tử Cậu Hai có mấy người Mỹ. Cậu Hai rất hãnh diện cùng bá tánh vì mình có công đức, uy tín tầm cỡ quốc tế nên mới thu phục được mấy người nước ngòai. Hình ảnh 2 người Mỹ quỳ gối chấp tay trước ngực cao lêu nghêu đứng giữa là ông Đạo Dừa nhỏ thó được in phổ biến rộng rãi. Thực ra 2 thanh niên người Mỹ
đó cũng là thanh niên trốn quân dịch từ trên đất Mỹ trong đó có cậu con trai của nhà văn John Steinbeck .     
           Thấy Bến Tre không còn “ hoằng pháp” được nữa, ông tuyên bố dời
về tu hành  ở Phú Quốc rồi Cần Thơ và ” Cậu Hai “ đi trước để đặt cơ sở .Thực ra ông Đạo Dừa đi móc nối tìm đường vượt biên ra nước ngoài.Trên đường bỏ trốn ra nước ngoài ,”Cậu Hai” bị bắt và cải tạo tại trại giam Cần Thơ.
              Trong thời gian thụ án ở đây “Cậu Hai” chấp hành cải tạo tốt  theo lời bà Diệu Ứng cháu ruột đi thăm nuôi về báo cáo với chính quyền địa phương chứ không” bất khuất” như ông Cao,tác giả bài báo bịa đặt. Hằng tuần “Cậu Hai “ tắm 1 lần.Có lần bà Diệu Ứng sau lần thăm nuôi mang về giao cho chính quyền địa phương một hộp quẹt zippo có khắc hình phụ nữ khỏa thân lấy đươc trong đồ dùng của “Cậu Hai”,theo lời bà Diệu Ứng chiếc hộp quẹt này do một người bạn tù tặng mà người bạn tù này là ông đạo Vuốt hoạt động dị đoan mê tín bị bắt giam!
                 Cuối năm 1985, Đạo Dừa được bà Hùynh Thị Ứng và người thân bảo lãnh  về trú ngụ tại xã Phú An Hòa (Châu Thành) với gia đình bà Ứng, dưới sự quản chế của chính quyền địa phương
                 Trở về quê nhà sau bao năm xa cách, bước đầu Đạo Dừa đóng góp làm được một ít việc từ thiện như vân động bà con sửa  chữa cầu đừơng. Có người cho là ông đã hướng thiện , trở về con đường Phật pháp. Nhưng không lâu sau,  Đạo Dừa vận động bá tánh quyên góp tiền vàng xây am chùa, mua sắm ghe thuyền máy phóng thanh làm đài phát thanh  và tuyên truyền“đạo bất tạo con”./.

Bài 6 : ĐÀI PHÁT THANH ĐẠO DỪA VÀ” ĐẠO BẤT TẠO CON”









ĐẠO DỪA NGUYỄN THÀNH NAM 4



Bài 4 :  ĐẠO DỪA ỨNG CỬ “ĐẠI” TỔNG THÔNG



Sau khi xây dựng xong chùa Nam Quốc Phật ở Cồn Phụng và thu nạp đệ tử,Nguyễn Thành Nam chính thức tuyên bố thành lập đạo giáo do ông chủ xướng với tên gọi là Đạo Dừa. Theo ông Dzoãn Tiến Đạt, người từng nghiên cứu về Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam thì sở dĩ lấy tên Đạo Dừa vì theo Nguyễn Thành Nam và đệ tử thân cận cho biết ông chỉ uống nước dừa và ăn hoa quả.

ĐẠO DỪA VỚI KIỂU LÀM CHÍNH TRỊ KHÔNG GIỐNG AI
Sau khi có được một số tiếng tăm,  do kiểu tu , hành đạo và giáo lý khác người pha trộn giáo lý của đạo Phật,Thiên Chúa ,Lão,Khổng mà ông gọi nôm na là Hòa Bình Tôn Giáo, Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam bước hẳn vào lĩnh vực chính trị mà việc làm của ông thường mang tính khôi hài, thiếu sự nghiêm túc. Ngay những năm đầu  1960 , ông đã bị Ngô Đình Diệm ra lệnh cho tỉnh Kiến Hòa bắt giam nghe đâu nghi ngờ là hoạt dộng thân Cộng (!?).Ở tù cũng khác người,ông chỉ bị giam lỏng ở nhà ông Trần văn Báu (khoảng ngã ba Tân Thành) một thời gian ngắn rồi được thả. Chỉ cần như vậy ,ông và đệ tử có dịp thổi phồng là ông chống chính quyền Ngô Đình Diệm bị đàn áp bắt giam.Năm 1963 ông cũng tham gia tranh đấu Phật giáo chống chế độ độc tài đàn áp tôn giáo của Ngô Đình Diệm,tuyên bố tuyệt thực 100 ngày nhưng có thực hiện hay không thì chẳng ai biết,
  Trên thuyền Bát Nhã neo đậu ở cồn Phụng luôn luôn treo một câu khẩu hiệu to và dài theo mạn thuyền : Bất chiến tự nhiên thành. Theo ông ai cũng tu theo Đạo Dừa thì mọi tai ương đều qua khỏi, đất nước và thế giới được hòa bình vĩnh cửu.Năm Mậu Thân 1968 ông lại trương khẩu hiệu  : Thân Dậu niên lai kiến thái bình. Ngày ký kết Hiệp định Paris 27 tháng 1 nắm 1973 , Đạo Dừa tuyên bố đất nước thái bình vì câu sấm “ Mười phần chết bảy còn ba,chết hai còn một mới ra thái bình”, ông giải thích chết bảy còn ba  ý nói là năm 1973 ,chết hai còn một ý nói là chỉ tháng 1.
   
    Đạo Dừa có thu nhận 2 đệ tử người Mỹ ,trong đó có một cậu con trai của nhà văn John Steinbeck, đây cũng là dề tài cho báo chí Sai Gòn làm rùm beng và Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam có dịp tuyên truyền đạo giáo của mình.
   
. Cũng theo ông Dzoãn tiến Đạt, trong chiến dịch vận động bầu cử Tổng thống, Ông Đạo Dừa mang một cái chuông lên Sài Gòn yêu cầu được gióng lên một tiếng trên Đài phát thanh Sài Gòn. Theo lời ông để cả nước lắng nghe tiếng chuông ấy và tức khắc có hòa bình “phong điền gió thuận, quốc thới dân an”. Bà Diệu Ứng cháu gọi ông Đạo Dừa bằng cậu kể lai , khoảng nắm 1970, “Cậu Hai” sai bà mang một cái chuông làm bằng vỏ đạn pháo, sang tặng cho Giáo hòang ở Tòa thánh Vatican. Diệu Ứng quyên góp tiền mua vé máy bay qua Thụy Sĩ để thăm người bà con bên ấy và nhờ chuyển giúp cái chuông đến địa chỉ như ý “Cậu Hai” muốn. Bà Diệu Ứng nói, không đi là không được với cậu Hai ,.đành phải đi, luôn thể một công hai việc –“ Cậu Hai” bảo rằng, chuông ấy được đánh lên sẽ có hòa bình trên tòan cầu. Năm 1967, Cậu Hai đem hai con gà nòi bôi mặt xong đến thả trước dinh Tổng thống ngụy để cho chúng đá nhau và 18 con gà con chạy quanh kêu la sợ hãi. Cậu Hai giải thích màn này bằng câu “khôn ngoan đá đáp người ngòai, gà cùng một mẹ chới hòai đá nhau”. Sau đó Cậu Hai tuyên bố cùng báo chí “ngày nào chưa ra làm hòa bình được thì ngày ấy dân ta còn chịu khổ dài dài…Đạo Dừa
cho mình là Minh Mạng tái sinh nên đã tổ chức cảnh dâng áo hoàng bào của Minh Mạng cho mình. Chiếc hòang bào đó do Diệu Ứng mua lại của một người giữ miếu, với giá 50,000đ. Chiếc hòang bào đồng bóng ấy đến nay bà Diệu Ứng còn cất giữ để làm kỷ niệm. Cậu Hai còn vận động tín đồ mua biếu một cặp ngà voi, rồi ông ngồi chính giữa như đế vương để chụp ảnh phổ biến rộng rãi. Anh Đạo Dừa tay cầm quả đất, trên cao có một vì sao chiếu rọi, được lồng ghép với cảnh đài  bát quái, in ấn phát hành, thờ phụng mọi nơi. Ông thường đeo ở cổ một đồng hồ trái quýt, thì được ông lý giải “tất cả múi giờ trên trái đất đều tập trung ở trong ấy. Và Cậu Hai làm chủ được thời gian trên hòan cầu”. Lãnh địa cồn Phụng, Đạo Dừa được Đạo Dừa cho  là “Đài giang sơn hùng vĩ thánh thủy sông Cửu Long”, rồi “Đại cầu hòa cộng “ viết trên băng vải dài 52 mét  gọi là nối liền Thái Bình Dương với Thất Sơn, hoặc hai bờ sông Bến Hải; đó là “Kỳ quan Nam Quốc” hay “Đại Tổng thống”…
Những tấm ảnh chụp chân dung Đạo Dừa dùng  kỹ thuật ánh sáng, được đệ tử như nơi người ông tỏa ra vầng hào quang thiên mệnh. Đó là Phật sống, thánh sống – có tấm ảnh được chụp lúc lọn tóc từ đầu được quấn ngược xuống càng giốnh như các nhà Fakir bên Ấn Độ. Đạo Dừa thuê máy in hiện đại, in hình ông lồng lộng ở chín tầng mây để phô truyền thánh thể,.Ông có những trò chơi kỳ lạ như bắt chó cho mèo con bú. Tháng 2-1964, ông đem chuột thả cùng lồng với mèo  xách lên Sài Gòn tìm đến “thái thú” Cabot Logde và đòi gặp Bộ trưởng Chiến tranh Mac Namara (Mỹ) sang thị sát chiến trường Việt Nam.. Cây dừa bị chất độc hóa học của Mỹ ra hoa dị dạng, hoặc cây dừa có 5, 7 ngọn được chùa Nam Quốc in phổ biến rộng rãi với mục đích mê tín dị đoan có lợi cho Đạo Dừa.


ĐẠO DỪA ỨNG CỬ “ĐẠI” TỔNG THỐNG
 

Nám 1971,Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam xin ra ứng cử Tổng  thổng mà theo cách gọi của riêng ông là “đại” tổng thống ) với tên gọi “Liên danh dân tộc hòa bình thống nhất” dấu hiệu chiếc chìa khóa và chiếc thuyền bát nhã..Ban đầu ông  chọn Diệu ứng làm phó tổng thống sau đó ông đổi ý liên danh với “học giả” Đỗ Đình Quí (Ông” học thiệt “này chỉ có trình độ lớp Ba,.từng bịp 3 đời tổng thống mà chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc trong loạt bài sau)

            Trong tiêu sử xin ứng cử “Đại Tổng Thống” của Đạo Dừa, được chùa Nam Quốc Phật in phổ biến rộng rãi, ghi rõ thành tích tu khổ hạnh của ông (từ 1945 đến 1971 – 26 năm) để được chính quyền Sài Gòn cho ra ứng cử và mong lá phiếu của cử tri như sau: 3 năm ngồi tu tại núi Tượng, 3 năm ngồi Cửu Long giang; 23 năm không ăn các thứ bột, không ăn cơm và các thứ bánh; 25 chỉ độ trái cây ngày một bữa ngọ trưa; 21 năm không ăn muối, đường; 24 năm không tắm; 13 năm không nói (1946 – 1959); 24 năm bịnh không uống thuốc hay chích thuốc; 25 năm ngồi kiết già hoài không nằm; 26 năm chỉ có manh quần tấm áo che thân; 26 năm tự tay làm lấy thức ăn thức uống..v..v..
             
               Theo luật qui định, muốn ừng cử tổng thống phải  ký qũy 100.000.000 đồng (một trăm triệu ),Đạo Dừa đã chở lên Sài Gòn 9 cần xé tiền ,khi khui niêm phong tất cả chỉ là vàng mã.Sau khi bị phạt vạ, Đạo Dừa lại chở lên 9 cần xé tiền và tất cả  một trăm triệu dồng toàn bạc cắc.Sau một tuần lễ,Đạo Dừa xin rút lui không ứng cử nữa và đòi lại tiền quỹ với mệnh giá lớn nhất thời đó là 500 đồng.

                 Trong mọi việc làm cùa Đạo Dừa dù lớn nhỏ,thuần  túy đạo giáo hay chính trị dều bao hàm sự khôi hài,nửa thật nữa giả ,tất cả là trò chơi không hơn không kém./.
                
                Bài 5 ĐẠO DỪA BỊ BẮT SAU 30.Õ.1975 VÀ NHỮNG NGÀY TRONG TÙ