Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2004

ĐẠO DỪA NGUYỄN THÀNH NAM 7



Bài cuối – CAÍ CHẾT CỦA ĐẠO DỪA
                  CHẾT NGỒI CHÔN NẰM,CHẾT NẰM CHÔN ĐỨNG
                
            Qua những việc  làm vi phạm luật pháp sau ngày cải tạo về,  chính quyền đã  mời Nguyễn Thành Nam và một số đệ tử kiểm điểm trước nhân dân địa phương
 Để hiểu rõ một phần những họat động của Đạo Dừa từ năm 1975 về sau, xin trích lời thú tội của Dương Văn Hiếu (tự Hí) em cùng cha khác mẹ với Đạo Dừa, trước bà con các đoàn thể, chính quyền huyện Châu Thành ngày 1-10-1988  :
   “  Việc dạy “đạo bất tạo con”, năm 1974, anh Nam đã dạy đạo này ở cồn Phụng bị gia đình ngăn cản. Năm 1985 gia đình viết đơn bảo lãnh, được nhà nước chiếu cố vì tuổi cao sức yếu nên cho về sum họp tại hộ Hùynh Ngọc An tại ấp 3 xã Phú An Hòa (Châu Thành). Nhưng bước sang năm 1987, sau khi được tạm tha 2 năm, anh Nam hô hào dạy “đạo bất tạo con”, vận động bà con hiến con gái đến để anh dạy học. Chính tôi đã tự hiến con gái tôi. Sau Hải em tôi cũng hiến đứa con gái. Tôi biết còn 20 hộ gửi đơn đăng ký cho con cháu họ đến để anh Nam dạy “đạo bất tạo con”. Việc làm này chánh quyền không cho phép, gia đình có ngăn cản, nhưng anh Nam vẫn dạy “đạo bất tạo con”,  xâm phạm nhân phẩm phụ nữ, xúc phạm thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
      Việc làm đài phát thanh, sử dụng casette phát các lọai băng ghi âm mang nội dung không lành mạnh , không được chánh quyền chấp nhận là những việc làm phạm pháp. Nội dung tuyên truyền ảnh hưởng đến chủ trương của đảng và nhà nước, làm giảm uy tín chánh quyền các cấp, giảm uy tín các nhà lãnh đạo. Tôi biết và được nghe hầu hết trong các băng do anh Nam nói và đầu các băng đều có: Đây! Đây! Đài phát thanh Phú An Hòa! Câu này lập đi lập lại 2,3 lần.
         Anh Nam yêu cầu bà con mê tín từ nhiều nơi nếu còn tiền vàng thì bỏ ra cho anh. Số tiền này do Hùynh Thị Ứng đếm và cho vào tủ, tôi không biết số tiền đó là bao nhiêu, thu chi không minh bạch. Còn số tiền ăn uống của anh Nam do những người mê tín ở Tiền Giang cung cấp, đóng góp công trình phuc lợi công cộng ở địa phương cũng không hề sử dụng số tiền đó. Nói tóm lại, Diệu Ứng chịu trách nhiệm về tiền bạc của bá tánh cống hiến nhưng thu chi không minh bạch.
.         Anh Nam yêu cầu mua ghe hoặc đóng ghe cho anh, những đệ tử ở Tiền Giang cho anh Nam hai chiếc ghe. Ghe chưa có giấy tờ hợp lệ, nhưng chiều ý anh Nam ghe được kéo về Phú An Hòa.
      Anh Nam yêu cầu những người mê tín ở Tiền Giang đóng góp vật liệu xây dựng cái tháp cao 3,5 mét kiểu hình bát quái, không trình báo và chưa được chánh quyền địa phương cho phép là việc làm sai. Trên đây là việc làm sai trái của anh Nam và một số người khác trong đó có tôi. “
            Còn lời nhận tội của Diệu Ứng (Hùynh Thị Ứng sinh năm 1932 ngoài những điểm giống như ông Dương Văn Hiếu, có những chi tiết khác là:
             “Cậu Hai gọi ủng hộ tiền bạc để xây dựng các công trình phúc lợi địa phương, nhưng ông đã dùng vào việc xây dựng chỗ dạy “đạo bất tạo con”. Có hơn 30 người làm đơn đăng ký đến học đạo này. Y đồ Câu Hai đóng ghe dạy “đạo bất tạo con” là rõ. Làm đài phát thanh là phạm pháp, tôi có cản ngăn, Tôi là người đứng tên bảo lãnh Cậu Hai, mong muốn của tôi là khuyên Cậu Hai và bổn đạo tu thuần túy, tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp và hiến pháp, đóng góp vào việc phúc lợi xã hội, cùng với chính quyền địa phương xây dựng lại quê hương.
 Tôi chịu trách nhiệm những việc đã xảy ra tại gia đình tôi từ ngày Cậu Hai về đến nay về  tiền bạc có người trong họ hàng, gia đình thân tộc như cậu Ba Hiếu, cậu Sáu Hải cho rằng tôi nuôi Cậu Hai để thu tiền bổn đạo. Tôi xin chịu trách nhiệm về các khoản chi từ việc nhận của bổn đạo đến việc thăm nuôi Cậu Hai, cũng như đóng góp vào việc xây dựng các công trình phúc lợi xã hội từ năm 1975 (còn ở cồn Tân Vinh) đến khi về xã Phú An Hoà… .
       Với nội dung  kiểm điểm của Dương văn Hiếu và Diệu Ứng ,2 đệ tử và là người thân  cận của Đạo Dừa đủ để hình dung những việc làm sai trái của ông, đồng thời thấy được sự rạng nứt,mâu thuẩn nội bộ do của cải tiền bạc  đệ tử đóng góp
          
CÁI CHẾT CỦA ĐẠO DỪA,CHẤM DỨT MỘT “HUYỀN THOẠI” KÉO DÀI MỘT PHẦN TƯ THẾ KỶ
             Vào đầu tháng 5.1990,một số đệ tủ của Đạo Dừa ở Tiền Giang lén đưa Đạo Dừa qua Tiền Giang về thành phố Hồ Chí Minh tá túc ở một ngôi chùa ở Phú Lâm,rồi lại đưa về lại Tiền Giang trốn trong nhà một đệ tử
 Chiều 12-5-1990, công an Bến Tre cùng công an địa phương đến yêu cầu “Cậu Hai” trở về nơi cũ vì đã vi phạm lệnh cư trú bắt buộc, có hành vi tuyên truyền mê tín dị đoan. Một số tên bảo vệ Đạo Dừa, bằng nhiều cách chống lại lực lượng đang thi hành nhiệm vụ. Chúng đã níu kéo Đạo Dừa lại, để rơi ông ta từ trên gác xuống nền nhà, Đạo Dừa bị chấn thương nặng. Măc dù   được đưa đi cấp cứu kịp thời,nhưng vì   do chấn thương,  sọ  và xuất huyết não quá nặng,Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam đã qua đời vào sáng hôm sau tại bệnh viện.
                Xét ở một góc độ nhân đạo, dù Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam đã vi phạm pháp luật, . Nhưng về mặt sức khỏe và tính mạng ông ta vẫn được pháp luật bảo hộ. Trước những việc làm sai trái của những kẻ trực tiếp gây ra cái chết của ông Nguyễn Thành Nam đã được đưa ra trừng trị trước pháp luật .Ngày 31-10-1990, Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đã công khai xét xử vụ án này. Những kẻ liên quan đến vụ án  đã bị xét xử. và lãnh những bản án thích đáng.
        
               Khi còn sống,Đạo Dừa từng di chúc lại nếu ông chết ngồi thì chôn nằm,chết nằm thì chôn đứng. Gia đình đã xây một ngôi tháp thực hiện điều ước muốn lạ đời của ông ?

                Kết thúc vụ án Đạo Dừa cũng khép  lại hồ sơ của một nhân vật vừa kỳ bí vừa không bình thường suốt gần một phần tư thế kỷ ở xứ dừa Bến Tre. ./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét