Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2004

ĐẠO DỪA NGUYỄN THÀNH NAM 1




Bài 1.   NGUYỄN THÀNH NAM,MỘT TRONG NHỮNG NGƯỜI TÂY HOC
             ĐẦU TIÊN Ở BẾN TRE


Ở miền Tây Nam bộ,ngoài hai tổ chức đạo giáo được công nhận chính thống có đông đảo tín đồ là Cao Đài và Hòa Hảo,chiếm lỉnh vị trí thứ ba là Đạo Dừa của  Nguyễn Thành Nam ở Bến Tre. Đạo Dừa có khoảng hơn một vạn tín đồ rải rác các tỉnh miền Tây Nam bộ,đông nhất là Bến Tre và Mỹ Tho (Tiền Giang.)

MỘT THANH NIÊN HÀO HOA PHONG NHÃ
           Nguyễn Thành Nam sinh ngày 25 tháng Chạp năm Kỷ Dậu(giấy khai sinh đề ngày 22 tháng 04 1910) quê quán xã Phước Thạnh,tổng An Hòa,quận Trúc Giang ,tỉnh Kiến Hòa (nay là huyện Châu Thành,tỉnh Bến Tre), Xuất thân trong môt gia đình  giàu có, cha là Nguyễn Thanh Thúc làm chánh tổng từ năm 1940 đén 1944,mẹ là Lê thị Sen, thời thanh xuân,bà là thiếu nữ đẹp nổi tiếng nhất vùng.
            Thuở còn trai trẻ,Nguyễn Thành Nam là chàng trai nổi tiếng hào hoa phong nhà,trong tứ đổ tường , Nam ghiền 2 thứ đó là đánh bạc  và mê gái. Bất cứ cô gái nào đã lọt vào mắt xanh của Nam thì khó thoát. Với bề ngoài hào hoa phong nhã lại lắm tiền nhiều của,  biết bao nhiêu thiếu nữ trinh trắng đã qua tay Nam, nhưng không có tai tiêng vì hầu như tất cả cuộc tình do tự nguyện cả hai phía..Trước khi đi tu,năm 1935 Nguyễn Thành Nam đã cưới vợ là bà Lộ Thị Nga con gái của một Hội dồng nổi tiếng giàu có ở Gò Công sinh được một con gái là Nguyễn Thị Khiêm.Nghe đâu Nam còn dang díu với một thiếu nữ khác ở Gò Công Tiền Giang có con nhưng chỉ là tin đồn.
             Mặc dầu là một tay ăn chơi khét tiếng mà thời đó người ta khao nhau là  Nam chỉ đứng sau hai chàng Hắc Bạch công tử ở Bạc Liêu , nhưng được cái học giỏi. Sau khi học hết trường ở quê,Nam lên Sài Gòn học ở trường Taberd, trường Chasseloup – Laubat đổ bằng Thành chung (Diplome), Năm 1928, Nam xuất dương du học tại Roen (Pháp)   về ngành hóa học. Tám năm sau 1935 tốt ngiệp kỷ sư hóa học và về nước. Dư luận thời đó lại cho rằng Nam  qua Pháp chỉ ăn chơi không chiu học hành chi cả,khi về nước chỉ có một giấy chứng nhận học làm xà phòng,

NHỮNG NGÀY TRÊN ĐẤT PHÁP
 Theo lời kể lại của một số bô lão ờ Phước Thạnh quê ông, trước khi du học, biết tính ý của con, ông bà Thúc khuyên bảo ông cặn kẽ: “Sở dĩ hôm nay ba má cho con ra nước ngoài học, là xây dựng cuộc đời tương lai của con sau nầy, để trở thành một nhân tài trong xã hội. Con nên cố gắng học cho tới nơi tới chốn, đừng để phụ lòng cha mẹ”. Thầy cai Thúc tổ chức tiệc linh đình để cùng gia đình ông, mọi người tiễn đưa con mình xuất dương sang Pháp du học. Trong tiểu sử in ra để xin chính quyền Sài Gòn cũ ứng cử vào ghế “đại Tổng thống” năm 1971, Nguyễn Thành Nam ghi đã học qua các trường trên đất Pháp: Pensionat des lafaristes tại Lyon, Saint Joseph et Saint Marie tại Canes, Jean Baptiste de la Salle tại Rouen và trường cao đẳng hóa học Roune.
Trong thời gian ở Pháp, “Cậu Hai” đã du lịch qua nhiều thành phố, thủ đô của Châu Âu . Trong các họp đêm khiêu vũ, những nơi cờ bạc nổi tiếng, đều có “Cậu Hai “đến chơi . Ở những nơi Thành Nam đến ăn chơi, bạn bè thường gọi ông là “bá hộ” và bằng danh xưng Maitre Nam. Đạo Dừa tửng kể lại, có lúc bên nhà không gởi itền qua được, khiến ông phải điêu đứng thiếu trước hụt sau, không đồng xu dính túi, ông phải nhờ vã hết người này đến người khác để sống qua ngày trên xứ sở ánh sáng hoa lệ mà ông và gia đình luôn kỳ vọng.
Gặp cảnh túng thiếu đó, phải chăng đã thức tỉnh trong Thành Nam một nước Pháp với bề trái khốn khổ, địa ngục, của những tên đại tư bản quyền thế vượt trội hơn địa chủ, cường hào ở xứ An Nam thuộc địa. Chính Thành Nam đã thừa nhận: Thật là một việc không thể tưởng tượng, có mà không, không mà có… kể từ ngày 15-3-1928 lên chiếc tàu Sphinx ra đi, đến năm 1935 quay trở về nước, ngót 8 năm trời vật lộn với bao khốn khó của thời cuộc, của cuộc đời.

CHUYỄN TÌNH TRÊN ĐẤT PHÁP
         Theo một số tài liệu cho biết, “Cậu Hai” là công tử miệt vườn, danh giá, lúc sang Pháp học , bị thất tình vì thầm yêu trộm nhớ tiểu thư vương giả Paulette de C., con của Công tước Henri de C. mà cô này không đáp lại. Kỹ sư hóa học – hay ông “Bác vật Nam” như dòng họ và một số bà con xóm làng truy tặng, về nước cưới vợ là con gái của ông Hội đồng giàu có ở đất Yên Luông, Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang).         Có dạo, chúng tôi được những người thân cận của Đạo Dừa cho thấy  mảnh vải màu, trên đó chính tay ông đã viết bằng thuốc đỏ chữ CataliNam. , đó là tên ghép của cô đầm mà Đạo Dừa si mê cùng tên ông.  Bà Diệu Ứng, cháu ruột của Đạo Dừa, người nhiều năm theo ông tu đạo cũng khẳng định điều đó và cho biết thêm “Cậu Hai “coi như báu vật luôn giữ nó bên mình rất cẩn thận.. Chính cuộc tình đơn phương mộng ảo với người con gái vương giả tan vỡ đã khắc đậm dấu ấn , khúc quanh trong cuộc sống tình cảm, quyết định cả phần đời còn lại của Nguyễn Thành Nam.
 
          Nguyễn Thành Nam  sau khi du học trở về nước , không như những thanh niên Tây học khác, đều ra làm việc cho chính phủ đô hộ Pháp, Nam không cộng tác mà khai thác sở học của mình bằng cách làm nghề sản suất xà phòng.Nhưng không thể cạnh tranh trên thương trường đành bỏ nghề về trông coi, kiểm tra việc bàn giấy  cho nhà máy xay xác lúa gạo ở Gò công. Điều này làm cho Pháp nghi ngờ dù cha ông là cai tổng công bộc trung thành của chính phủ Pháp.Có phải đây là một lý do dề Nguyễn Thành Nam rời Bến Tre vào Thất Sơn tu đạo?
            Điều nghịch lý không thể lý giải là từ một thanh niên hào hoa phong nhả,từng một thời ăn chơi khét tiếng lại quay ngoắt 180 độ tầm sư học đao với pháp môn khổ hạnh. Phải là một người có ý chí và quyết tâm cao độ mới làm được.Và điều này đã chứng minh trong suốt cuộc đời tu đạo của ông.Mặc dù những việc ông làm đôi khi có tính bỏn cợt, trêu ngươi, thậm chí có một số việc làm không giống ai nhưng không thể phủ nhận một hiện tượng kỳ bí của miền Nam từ năm 1945 đến ngày 30.4.1975 : Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam./.

Bài 2 : NGUYỄN THÀNH NAM TẦM SƯ HỌC ĐẠO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét