Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

CUỐI NĂM VÀ NỖI BUỒN CỦA NHÀ THƠ THÁI NGỌC SAN ,LÊ NGỌC THUẬN ,VIÊM TỊNH

Thiếu nữ thành nội . Tranh Đinh Cường

Một người bạn thân gửi một bài thơ sưu tầm được của Thái Ngọc San
qua tin nhắn,quá mừng nhưng bài thơ buồn quá.
Một người bạn nối khố ở Mỹ Chánh đúng ngày cuối năm Tây
cũng gửi qua tin nhắn bài thơ tứ tuyệt buồn não ruột.
Đọc trên blog của ngươì bạn thiết ở Huế
một bài thơ cuối năm lại là... nỗi buồn cô quạnh.
Chỉ có các ngươi buồn thôi sao ! Buồn ơi,chào mi!
Nguyễn Miên Thảo

THÁI NGỌC SAN
GỬI MỘT ÁNG MÂY

em buồn như cỏ như cây
anh buồn như gió như mây giữa trời
chúng ta từ thuở làm người
đã nghe sinh tử bời bời sóng xô
(Qui Nhơn ,1969)

LÊ NGỌC THUẬN
MƯA CUỐI NĂM
Tặng NMT

Mưa nơi này lần đân mưa mãi
giống như anh tu pháp Hoàng gia
ta chịu thua chui đầu trong rượu
con sói buồn nhe răng ngủ quên
(Mỹ Chánh ,31.12.2008)

VIÊM TỊNH
SÂN SI ĐỜI
1
Ngôi nhà ta sống như mộ địa
nhện giăng sợi ngắn quấn sợi dài
có em bên đời như không có
mùa xuân về sao nắng hắt hiu
2
Ta sống với mưa như tình nhân
âu yếm cùng nhau giọt lệ thầm
nhịp tim đìu hiu lời yêu dấu
tan giữa hư không một nụ cười
3
Ta đã già Em vẫn thanh xuân
trái mù u của tuổi tươi hồng
rụng vài trái chín, xanh mầm mới
ai rót vào ai khúc ngậm ngùi .
(Huế,cuối năm 2008)

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

BUỒN QUÁ LA LÊN CÁI CHƠ - ĐÔNG HÀ



Buồn quá chả biết vứt vào đâu
đôi ngang cây khế sợ hoa sầu
bỏ xuống bông cau màu vụng dại
bỏ bùa bỏ ngãi xuống cô đơn

Thà chi mà biết nhau thì chớ
còn đây dan díu thế rồi thôi
đêm đem thương nhớ trèo lên núi
ngày mở vui cười nói tiếng ai

Thì chưa biết hết làm sao kết
dăm cái vu vơ ngẩn ngờ tình
nên giờ ngồi lại nhặt sao đủ
một nhúm ơ hờ chảy qua tay

Buồn quá la lên mà thương nhớ
mà đỡ ngất ngư cái u sầu...

ĐÔNG HÀ

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

TIN BUỒN

ĐƯỢC TIN
THÂN PHỤ NHÀ THƠ PHAN LỆ DUNG
VỪA QUA ĐỜI TẠI HUẾ
HƯỞNG THỌ 86 TUỔI

THÀNH THẬT CHIA BUỒN CÙNG CHỊ PHAN LỆ DUNG VÀ TANG QUYẾN
CẦU NGUYỆN HƯƠNG HỒN CỤ THANH THẢN Ở CÕI VÔ THƯỜNG

nguyễn tịnh đông - trần vàng sao - viêm tịnh - huy vĩnh - nguyễn văn trai
nguyễn miên thảo - từ hoài tấn - nguyễn duy hiền -hoàng thị thọ
hà thúc quyết - thái nguyên hạnh - phạm tấn hầu - lê ngọc thuận
văn viết lộc - bùi ngọc long - lê công doanh - hải trung
hồ đăng thanh ngọc - đoàn phạm túy linh - trần thùy mai - lâm mỹ dạ
nguyễn thị đấu - đông nhật - đức phổ - trần phá nhạc - lê hùng vọng
hoàng dũng - nguyễn thanh văn - trần hồng tâm - lê phùng và bằng hữu...

CAO HUY KHANH - VN HỒ SƠ HẬU CHIẾN 1975 - 2011 (KỲ 97 )



NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ

971 - Bùi Minh Kiểm
HAI VỢ CHỒNG CÙNG LO CHO LIỆT SĨ
Bộ đội về hưu sinh 1940 tại Hải Phòng. Sống ở Đà Nẵng (2011).
Năm 18 tuổi tình nguyên đi bộ đội đặc công vào Nam chiến đấu ở mặt trận Quảng Đà ròng rã gần 12 năm.
Sau 1975 ở lại luôn Đà Nẵng, lấy vợ cũng là đồng đội trong đơn vị pháo binh.

Dù hoàn cảnh gia đình 2 cựu chiến binh còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn cố gắng theo đuổi việc đi tìm hài cốt đồng đội còn mất tích trong đó có nhiều bạn cũ quê Hải Phòng, có người tự tay mình chôn.

Từ năm 1992 lặn lội về các chiến trường cũ tìm được di hài của khoảng 50 đồng đội đưa về nghĩa trang liệt sĩ hoặc thông báo cho gia đình vào nhận đem về quê.

Trong trường hợp thân nhân không có điều kiện vào thì bà vợ nhận nhiệm vụ đưa hài cốt về cho thân nhân ngoài Bắc.

Tuy mắc bệnh cao huyết áp và chảy máu dạ dày nhưng vẫn tiếp tục hành trình tìm mộ liệt sĩ: “Bom đạn không giết nổi thì ba cái bệnh này với mưa rừng gió núi bây giờ có sợ gì…”

972 - Đặng Sỹ Ngọc
CHẠY XE ÔM LẤY TIỀN IN NHẬT KÝ CHIẾN TRƯỜNG
Lao động nghèo sinh 1948 tại Hà Tĩnh. Sống ở Nghệ An (2011).

Dù là con trai duy nhất được miễn nghĩa vụ quân sự nhưng năm 1966 lúc 18 tuổi vẫn làm đơn tình nguyện đi bộ đội vào chiến trường Quảng Trị năm 1967.

Trên chiến trường này chỉ trong vòng 6 tháng đã 3 lần bị thương nặng, lần cuối vết thương bị nhiễm trùng nên phải đưa về hậu phương miền Bắc chữa trị. Điều trị hơn một năm đến 1969 xin quay lại chiến đấu, được chuyển qua đơn vị pháo cao xạ.

Ở chiến tuyến mới lại trúng bom Mỹ bị thương thêm 4 lần nữa, lần sau cùng năm 1972 lủng bụng lủng ruột nên một lần nữa phải chuyển về Hà Nội qua 8 lần giải phẫu chữa thương. Được xác định thương tật 81% (tai điếc vì sức ép của bom) nên được cho về trại điều dưỡng thương binh Quân khu 4 ở Nghệ An chờ xuất ngũ.

Vốn từ nhỏ đã có năng khiếu và say mê văn chương nên trong suốt thời gian đi chiến đấu hễ có thời gian rảnh là tranh thủ cắm cúi ngồi ghi chép lại “nhật ký chiến trường” của riêng mình, hết tập vở này qua tập vở khác. Tất cả may mắn vẫn còn lưu giữ được qua bao khói lửa đạn bom.

Thế rồi khi nằm trại an dưỡng số mệnh đưa đẩy cho gặp lại cô bạn học ngày xưa nay là y tá, tình cảm được vun đắp lại tiến tới hôn nhân năm 1975. Sau đó giải ngũ cùng vợ ở lại luôn Nghệ An sinh sống cho tiện vợ làm việc.

Cuộc sống sau chiến tranh vô vàn khó khăn nhất là khi phải nuôi 3 con nên bản thân chấp nhận chạy xe ôm để kiếm tiền thêm xoay xở cho gia đình. Ngoài ra rảnh rỗi xem lại, bổ sung “nhật ký chiến trường” ngày xưa nay đã lên tới con số 19 tập với hy vọng sẽ có ngày được in.

Năm 2006 một nhà xuất bản đã biên tập lại 3 cuốn trong số đó in thành cuốn “Trời xanh không biên giới”. Còn lại 16 tập còn để đó chờ dành dụm tiền chạy xe ôm in tiếp.

Cũng chính nhờ những ghi chép trong bộ nhật ký chiến tranh đó đã giúp tìm được 6 ngôi mộ đồng đội cũ mất dấu vết từ lâu. Khi đó tạm nghỉ chạy xe ôm lên đường cùng thân nhân liệt sĩ đi tìm mộ.

973 - Đỗ Nam Cao
HAI DÒNG THƠ
Nhà thơ tên thật Đỗ Sơn Cao sinh 1948 tại Hà Tây – Mất 2011 ở TPHCM (64 tuổi).

Tốt nghiệp khoa ngữ văn ĐH Tổng hợp Hà Nội, năm 1971 tình nguyện mang ba lô vào chiến trường miền Nam đánh Mỹ. Nhận nhiệm vụ ở Ban VHVN Trung ương Cục miền Nam, thường hoạt động ở vùng Sài Gòn và miền đông Nam bộ.

Bắt đầu làm thơ chủ yếu ca ngợi quê hương, làng quê yêu dấu với phong vị đồng quê trong sáng hồn hậu (thơ “Ngọn gió làng”).

Năm 1973 gặp mối tình đẹp lý tưởng, kết hôn với một nữ tù cộng sản tuổi đôi mươi được trao trả bên bờ sông Thạch Hãn (Quảng Trị).

Sau ngày hòa bình, tiếp tục ở lại TPHCM làm đài phát thanh rồi Nxb Văn hóa – Thông tin. Có mối quan hệ giao hảo chân tình giúp đỡ giới văn nghệ sĩ trẻ đô thị miền Nam kể cả thuộc chế độ cũ.

Nhưng nhiều năm sau bỗng nhiên rút vào sống tách biệt, xa cách bạn bè, chuyển qua làm kinh doanh nhà hàng. Vẫn còn làm thơ nhưng ít công bố và đặc biệt bây giờ chuyển hướng qua dòng thơ nội tâm mang màu sắc tâm sự u uất nặng nề khác hẳn trước đây. Như bài “Thơ tôi” (1987):

“… Thơ tôi đè nặng ngọn bút
Nặng đè ngực nhứt buốt tim
Vụt chói lòa mất hút
Ngẩn ngơ em sợ hãi tìm…
Thơ tôi khổ qua mướp đắng
Xù xì gai góc sầu riêng một nỗi
Thơ tôi đọc nổi da gà
Mượt mà mướt mà cỏ gấu
Đắng cay giấu dưới tầng sâu…”

Thơ đổi khác có lẽ từ cảnh đời riêng gặp cú sốc tinh thần khi người vợ cựu nữ tù sau này làm cán bộ khá lớn liên quan một vụ án tham nhũng ở Sở Lương thực TPHCM nổi cộm thời đó khiến phải ra tòa lãnh án tù - tù 2 chế độ!

Tuy sau này người vợ được chiếu cố giảm án đã ra tù nhưng dường như vẫn khiến cho nhà thơ thành “con người luôn cười to để quên những nỗi đau thầm lặng”.

Qua đời lặng lẽ do mắc bệnh nan y.

974 - Lê Thị Hằng
BỆNH XƠ CỨNG BÌ
Học sinh sinh khoảng 1995 tại Quảng Bình. Sống ở Quảng Bình (2011).

Cha là bộ đội trên chiến trường miền Nam.
Sau 1975 cha xuất ngũ về quê làm ruộng. Bản thân bị nhiễm CĐDC mà không biết nên vẫn lấy vợ sinh được 4 con thì 2 chết yểu, một bị bệnh tâm thần từ nhỏ.

Đến con gái út ngay từ nhỏ mắc chứng bệnh kỳ lạ hiếm có là bệnh xơ cứng bì cũng do hậu quả CĐDC. Đây là loại bệnh làm da người bệnh dần xơ cứng như vảy nến, càng ngày da càng căng ra rồi chảy máu bong tróc ra.

Vì thế khắp cả mặt em da xù xì sần sùi, da mí mắt cũng xơ cứng lại khiến không khép mắt lại được, không ngủ được mà khóc cũng không được! Làn da đầu căng lên không mọc tóc nổi làm đầu nhẵn thín to bất thường. Đi đâu em cũng phải trùm mũ áo dày cộm, đeo mắt kinh đen to để che mặt.

Không đi học được song ở nhà mê nhạc được cha dạy đàn khuây khỏa đôi chút nhưng rồi làn da tay căng lên làm cả cánh tay, bàn tay cứng đơ không còn đàn được nữa.

Cả 2 cha con phải ra tận Hà Nội cầu cứu bệnh viện chữa trị chưa biết kết quả thế nào.

975 - Nguyễn Thị Huỳnh
“CHỊ TƯ HẬU”
Cán bộ về hưu sinh 1920 tại Khánh Hòa – Mất 2003 ở Nha Trang (83 tuổi).

Học trường Tây ở Nha Trang nhưng đã sớm theo cách mạng đánh Pháp. Lấy chồng có 3 con, chồng là cán bộ lãnh đạo cộng sản khu vực miền Trung này.

Sau 1954 đưa các con tập kết ra miền Bắc, chồng vẫn ở lại bám trụ gây dựng cơ sở chuẩn bị đánh Mỹ.

Tại Hà Nội tái phát bệnh từ thời bị Pháp bắt cầm tù tra tấn nên phải vào bệnh viện giải phẫu 4 tiếng đồng hồ gặp lúc thiếu thốn thuốc men nên mổ mà không có thuốc gây mê khiến mổ xong xỉu luôn.

Trường hợp này được nhà văn trẻ Nam bộ tập kết Bùi Đức Ai (tức Anh Đức sau này) lấy nguyên mẫu làm nhân vật chính “chị Tư Hậu” để viết nên cuốn tiểu thuyết “Một chuyện chép ở bệnh viện”. Tác phẩm lập tức đoạt giải văn chương miền Bắc rồi sau đó được chuyển thành phim truyện nhựa “Chị Tư Hậu” (đạo diễn Phạm Kỳ Nam, Trà Giang đóng vai chính) cũng được trao giải lớn Liên hoan phim VN lần thứ hai năm 1973. Cả truyện lẫn phim đều được xem như tác phẩm nổi tiếng điển hình cổ vũ miền Nam đánh Mỹ.

Sau 1975 cùng các con trở về Nha Trang gặp chồng bấy giờ làm lãnh đạo cao cấp tỉnh. Vừa giúp việc cho chồng vừa lo nuôi con ăn học thành tài.

Năm 1990 vừa nghỉ hưu, chồng lâm bạo bệnh nằm liệt một chỗ. Thế là hơn 10 năm chỉ một tay mình lo chăm sóc chồng để con cái yên tâm công tác.

Tuổi già sức yếu nên năm 2003 khi chồng vẫn còn nằm trên giườøng bệnh thì bản thân lại suy sụp bị tai biến qua đời.

Trước đó đã xin trả lại khuôn viên căn nhà được cấp rộng hơn 3.000m2 “đất vàng” ở thành phố biển đang nổi lên là trung tâm du lịch phát triển nhất nước để Nhà nước xây ngân hàng, chỉ giữ lại mảnh đất nhỏ 100m2 làm nhà ở. Nhiều người hỏi sao “dại” vậy thì trả lời “Lúc đi làm cách mạng, đất bị mất nhà bị đốt hết, bây giờ có nhà mà ở đã là tốt lắm rồi. Chỉ tiếc vẫn còn nhiều người nghèo mà má không có gì để giúp họ, giá như má còn sức để làm…”.

976 - Nguyễn Thị Loan
CÔ GIÁO VỚI VIÊN “BI” TRONG ĐẦU
Giáo viên về hưu sinh 1949 tại Hà Tĩnh. Sống ở Hà Tĩnh (2008).


Mồ côi mẹ từ năm 6 tuổi, 18 tuổi vào thanh niên xung phong ở địa phương làm nhiệm vụ mở đường, thông đường bảo vệ đường cho xe bộ đội vào Nam chiến đấu.

Năm 1968 trúng bom bi Mỹ oanh tạc làm liệt một nửa người phải nằm viện cả năm trời. Cố gắng gượng dậy tập đi từng bước dần dần tương đối hồi phục. Nhưng trong đầu còn một viên “bi” bom Mỹ vẫn nằm nguyên mà lúc đó bác sĩ lẫn phương tiện y khoa không đủ để gắp ra.

Ra viện được cho về nhà với thương tật 51%.

Không chấp nhận sống đời thương binh vô dụng mới xin xã cho làm giáo viên mẫu giáo dù chỉ mới học tới lớp 10 mà cũng chưa hề qua trường lớp sư phạm nào.

Trong hoàn cảnh chiến tranh, vận động mở được lớp mẫu giáo làng lợp tranh tre như vậy là cả một nỗ lực lớn. Chấp nhận dạy không lương, thỉnh thoảng chỉ được phụ huynh trả công góp cho vài “hiện vật” ký gạo, rổ khoai sắn… Dù vậy vẫn mày mò tự tìm tài liệu học hỏi thêm để dạy khá tốt, dạy cả học sinh câm điếc cũng có kết quả không ngờ.

Sau 2 năm dạy tự phát như vậy mới được cử đi học trung cấp sư phạm rồi về chuyển lên dạy cấp 1 luôn được trò thương bạn mến. Chỉ có điều không ít lần trái gió trở trời viên “bi” bom Mỹ trong đầu lại “chớp lửa” làm ngất xỉu ngay tại lớp hoặc ôm đầu đau nhức hàng tiếng đồng hồ.

Không chỉ thế sau đó còn phát hiện bị ung thư vú phải mổ 3 lần cắt phía bên vú đó. Vì thế không dám nghĩ tới chuyện lấy chồng sinh con nữa. Thay vào đó xem vô số học trò – 38 năm dạy cả hàng ngàn học trò tiểu học, học trò đến 2 thế hệ cả cha lẫn con đều từng ngồi lớp 1 của cô – đều là con của mình.

Năm 2008 về hưu trồng vườn rau sân nhà để giữ niềm vui tuổi già đồng thời kiếm thêm ít tiền còn lo nuôi người mẹ kế đã trên 80 tuổi.

977 - Nguyễn Thị Lợi
MẸ CÕNG CON ĐI HỌC TRƯỜNG KỲ 6KM
Nông dân sinh 1947 tại nghệ An. Sống ở Nghệ An (2007).

Mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ được ông bà ngoại đem về nuôi.

Năm 1969 đi thanh niên xung phong phục vụ chiến trường Đường 9 Nam Lào.

Năm 1972 bị thương trong một trận B52 được cho xuất ngũ về quê. Năm 1973 mới lấy chồng cùng quê thì chồng lên đường qua chiến trường Lào.

Sau ngày giải phóng miền Nam chồng vẫn biệt tích. Mãi đến năm 1977 mới sống sót trở về, bấy giờ mới sinh con.

Từ đó 2 chồng bốc vác ở cảng, vợ làm ruộng nuôi con 2 trai 1 gái. Không may đứa con trai thứ hai mới một tuổi bị sốt bại liệt nằm một chỗ.

Tai ương lại tiếp nối với người chồng gian khổ thời chiến tranh cộng thêm công việc bốc vác lao lực ngã bệnh tắt mạch máu não qua đời để lại vợ và 3 con còn bé dại.

Thế là một mình người mẹ đảm làm đủ công việc ruộng nương, dệt chiếu, chạy chợ… để lo cho 3 con. Không chỉ lo cái ăn cái mặc mà còn việc học hành nữa, nhất là với đứa con bị bại liệt lớn lên một chút cũng đòi đi học.

Mẹ thương con phải chiều ý con nhưng đi học nhà xa trường mà chẳng có xe đạp nên hàng ngày đành cõng con trên lưng đến trường cả đi về 6km. Cõng con đến trường rồi tất tả chạy ra đồng chạy ra chợ kiếm việc làm kiếm tiền, chiều đến thì quay về trường cõng con về.

Vậy mà con đến trường trên lưng mẹ học cũng tốt nghiệp THPT loại khá. Rồi thi đậu vào trường Sư phạm Kỹ thuật Vinh làm lớp phó học tập mới là giỏi!

978 - Nguyễn Thị Ngụ
MẸ LIỆT SĨ 102 TUỔI BỖNG DƯNG HẾT MÙ!
Lao động nghèo sinh 1905 tại Hà Tĩnh. Sống ở Hà Tĩnh (2007).

Lấy chồng sinh được 5 con nhưng chỉ nuôi được 3 gồm 2 gái 1 con trai út.
Năm 1947 chồng mất, còn lại một mình buôn bán lẻ ở chợ nuôi 3 con.
Năm 1964 con trai út dù là con trai duy nhất vẫn tình nguyện đi bộ đội vào miền Nam đánh Mỹ.

Năm 1968 cùng lúc 2 tai họa ập tới: Căn nhà nhỏ ở quê bị bom Mỹ san thành bình địa và con trai hy sinh trên chiến trường miền Nam.

Không có vốn liếng để dựng lại nhà (mà có xây lại cũng sợ còn bị bom Mỹ thả nữa) nên đành theo con gái đầu làm chị nuôi ngành giáo dục tỉnh sống cảnh tạm bợ không nhà nơi này nơi nọ.

Năm 1992 lúc đã 88 tuổi bỗng nhiên sau một đêm ngủ dậy 2 mí mắt của cả 2 mắt tự nhiên dính trít vào nhau không mở ra được khiến rơi vào cảnh không nhìn thấy gì nữa không khác gì bị mù bẩm sinh. Có lẽ do bệnh già song nhà nghèo không có tiền đi bệnh viện chạy chữa thuốc men.

Bấy giờ chỉ còn ngồi một chỗ nhờ cháu chắt (9 cháu ngoại, 16 chắt) lo cho miếng cơm manh áo đỡ đần.

Thế rồi bỗng nhiên năm 2006 cũng sau một đêm ngủ dậy mí mắt của 2 con mắt tự động… giãn ra mở ra cho mắt sáng nhìn lại cuộc đời sau 14 năm bị mù bất đắc dĩ. Như một phép lạ đền bù cuối đời cho người mẹ già cả đời lận đận vất vả gánh chịu biết bao tang thương thời chiến (cũng có thể do tuổi già có sự chuyển hóa sinh lý bão hòa nào đó?).

Từ đó đã 102 tuổi vẫn chống gậy đi đứng bình thường, mỗi sáng đi 6 vòng sân tập thể dục, tối ngồi xem ti vi, còn cả chống gậy đi bầu cử Quốc hội nữa!

979 - Nguyễn Thị Nhi
NỮ ANH HÙNG CHỐNG “GIẶC DỐT” THỜI BÌNH
Nông dân sinh tại Cà Mau. Sống ở Cà Mau (2001).

Trong chiến tranh vào năm 1969õ là tổ trưởng tổ du kích nữ lập chiến công vang dội vùng sông nước đánh tan cụm tàu sắt địch, được thưởng Huân chương Chiến công.

Sau ngày giải phóng cùng chồng thương binh cựu huyện đội trưởng vẫn ở lại vùng quê nghèo khó hẻo lánh làm ruộng làm vườn. Sinh 5 con, chồng lại bệnh trầm kha nên cuộc sống quá khổ ngóc đầu không nổi.

Dù vậy vẫn không lúc nào không quên nhắc con phải cố gắng học hành thật tốt mới mong vươn lên được, lấy từ kinh nghiệm bản thân mình: “Trong chiến tranh dốt vẫn còn có thể đánh giặc nhưng hòa bình rồi thì dốt là nghèo đói, bần cùng.”

Vì thế năm 1988 thấy sống trong vùng sâu vùng xa khó cho con học hành gì được nên quyết định ra thị xã Cà Mau muợn một miếng đất nhỏ dựng một… cái chòi cho 3 con ở đó ăn học. Một cái chòi mái tranh vách lá giống hệt thời còn ở chiến khu chống Mỹ với 3 đứa học trò nhỏ chân quê (1 trai 2 gái) rách rưới lê thê lếch thếch không khác gì tích xưa “Trần Minh khố chuối”! Sau đó thêm đứa con trai út cũng từ chân lội sình kênh rạch lên thị xã tham gia nhóm “khố chuối tân thời” này.

Cứ thế mà anh em bảo ban nhau lo học, còn mẹ quay về bưng biền lau lách lo làm vườn làm ruộng vài ba ngày lại chèo xuồng chở cây trái rau ráng ra thị xã bán (đi từ lúc 2 giờ sáng) lấy tiền mua gạo cơm mắm muối cho con tự nấu mà ăn. Kiểm tra việc học của con xong lại tất tả chèo xuồng về, cả đi cả về như thế trên 50km.

“Trường kỳ kháng chiến” lần thứ hai như vậy suốt 13 năm trời cuối cùng cũng đạt thành quả chiến thắng “giặc dốt”. Con trai đầu theo chân cha vào ĐH Quân sự ra sĩ quan, 2 em gái kế vào ĐH Sư phạm ngoại ngữ sắp tốt nghiệp, con trai út cũng là sinh viên ĐH Công nghệ thông tin như ai.

980 - Nguyễn Thị Ni
LỜI HỨA VỚI NGHĨA TRANG HÀNG DƯƠNG
Cán bộ về hưu. Sống ở Côn Đảo (2007).

Hoạt động cộng sản nên năm 1972 bị bắt đưa ra giam ở Côn Đảo.

Năm 1973 được trao trả tù binh theo Hiệp định Hòa đàm Paris.

Sau 30.4.75 được bố trí công tác ở TPHCM nhưng cùng chồng cũng là cựu tù cộng sản tình nguyện chuyển ra nhận công tác ở Côn Đảo vì nhớ lời hứa trước đây với bạn tù Côn Đảo rằng sau này hòa bình rồi ai còn sống phải lo chăm sóc mộ phần những đồng đội đã hy sinh tại đây.

Từ đó mỗi tuần đều đặn đến nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương trên đảo thăm viếng thắp hương cho bao nhiêu ngôi mộ của đồng chí một thời gian khổ đấu tranh vì lý tưởng.

Cả đến khi về hưu vẫn vậy, dù con cái đã vào đất liền học hành, sinh sống nhưng mình vẫn ở lại đảo bán quán hàng nhỏ để có điều kiện tiếp tục gần gũi với hương hồn bạn tù cũ năm xưa.

(Còn tiếp)

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

GẶP LẠI BÙI GIÁNG QUA " ĐƯỜI ƯƠI CHÂN KINH"



Tối 20.12 vừa qua, những người yêu thích thơ Bùi Giáng một lần nữa lại có cơ hội gặp mặt và trò chuyện về thơ ông trong buổi tọa đàm thơ Bùi Giáng diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24, Tràng Tiền, Hà Nội).
Buổi tọa đàm được tổ chức nhân sự kiện cuốn thơ văn tinh tuyển mới nhất của cố thi sĩ mang tên “Đười ươi chân kinh” được xuất bản.

Bùi Giáng trong chiếc kính vạn hoa
Đó là cảm nhận của nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn, cũng là một thành viên trong đại gia đình thi sĩ Bùi Giáng, về nhân vật được coi là “hiện tượng” của thi ca Việt Nam hiện đại này. Chỉ cần điểm qua một cách ngẫu nhiên nhan đề của một số trong rất nhiều bài viết về Bùi Giáng, ta cũng có thể hình dung phần nào về chiếc kính vạn hoa ấy: “Bùi Giáng, một hồn thơ bị vây khốn”, “Bùi Giáng, một tâm hồn mênh mông ảo diệu”, “Bùi Giáng, giang san một gánh dị thường”, “Cuộc hòa giải vô tận: trường hợp thơ Bùi Giáng”… Theo nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn, tất cả những ai đến với Bùi thi sĩ đều được ông trao tặng cho chiếc kính vạn hoa ấy, để thấy mình như vui hơn, đẹp hơn, sâu hơn, “vô ngần trong bóng nguyệt”.

Và cũng trong chiếc kính vạn hoa ấy, Bùi Giáng hiện lên với những hình ảnh khác nhau, thiên tài hay kẻ điên cũng chỉ cách nhau một lằn ranh mỏng. Thơ văn Bùi Giáng không phải ai cũng tiếp cận được, cũng như con người ông, bạn bè thân quen hiểu thì xem ông như một “lão ngoan đồng” lúc nào cũng hồn nhiên, thơ trẻ. Người lạ không biết thì nghĩ ông điên loạn, “dở hơi”. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo kể lại lần đầu tiên gặp mặt Bùi Giáng ở Sài Gòn: “Đó là ấn tượng khó quên với hình ảnh một ông già tóc bạc ngồi sau chiếc xe thồ, nhưng không ngồi theo kiểu thông thường, mà là ngồi quay lưng lại với anh lái xe, hai tay giơ lên trời như đang đàm đạo với trời xanh. Tôi vẫn băn khoăn về cái dáng ngồi ấy của Bùi Giáng, như là quay lưng lại với tương lai để nói chuyện quá khứ, hay là quay lưng với tất cả những gì xuôi chiều để nói những điều “ngược”: ngược thời gian, ngược với tư duy thông thường…?”
Còn nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn thì kể, hầu như chưa bao giờ thấy Bùi Giáng làm việc, chỉ thấy ông suốt ngày như thế, rong chơi, đùa giỡn với cuộc đời. “Có lần ông vào nhà tôi, thấy mấy chậu hoa lan đẹp liền tròng vào cổ rồi chạy ra đường chơi, ông bảo “Hoa đẹp thế sao lại để một mình chú thưởng, phải mang ra cho thiên hạ cùng ngắm!”; rồi lại có lần ông rượt theo cô dâu ở đám cưới vì thấy cô dâu đẹp quá, kết quả là bị người nhà cô dâu đánh cho “thừa sống thiếu chết”…” – ông Sơn kể lại.

Thế nhưng cũng chính Bùi Giáng ấy, lại có thể ngồi đọc thơ vanh vách cho người khác chép lại, đọc liền một mạch, đọc không ngừng nghỉ. Thơ nói mà hay như thơ viết, có logic, có hệ thống, có triết học hẳn hoi. Cũng chính Bùi Giáng ấy trong một ngày có thể viết tới năm, bảy trăm trang sách. Không chì làm thơ, ông còn dịch thuật, phê bình văn học. Người ta bảo ông đọc nhiều quá nên chữ nghĩa đã ngấm cả vào người, nên lúc cần thì cứ thế mà “tuôn” ra, không cần thời gian suy nghĩ, đắn đo, cân nhắc.

“Đười ươi chân kinh” – một Bùi Giáng thuần khiết
Có mặt trong buổi tọa đàm, dịch giả Nguyễn Nhật Anh, người biên soạn cuốn “Đười ươi chân kinh” của Bùi Giáng chia sẻ: “Hiện tại có một nghịch lý đang tồn tại khi nói về văn thơ Bùi Giáng. Là một tác gia lớn, với khối lượng tác phẩm đồ sộ hàng trăm đầu sách, nhưng giờ đây, việc đọc và tiếp thu Bùi Giáng lại có tác dụng ngược. Di sản khổng lồ ông để lại trở nên khó tiếp cận với quá nhiều tạp nham, lặp lại, không rõ ràng… Xuất bản miền Nam trước 1975 thường in tác phẩm của Bùi Giáng theo kiểu viết gì in nấy, để lại một Bùi Giáng mênh mông hỗn tạp, thượng vàng hạ cám, và hẳn là “tẩu hỏa nhập ma” trong những thời kỳ “điên rực rỡ”. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những quan điểm trái ngược nhau về con người và thơ ca Bùi Giáng”.

Bởi vậy, “Đười ươi chân kinh” xuất bản lần này đã làm nhiệm vụ gạn lọc, bỏ đi những thứ tạp nham, trôi nổi và giữ lại một Bùi Giáng thuần khiết, một Bùi Giáng rất vui, nhưng cũng rất triết, rất sâu. Tuyển tập dành phần ưu tiên cho những thi phẩm của Bùi Giáng xuất bản trước 1975, thời kỳ Bùi Giáng vẫn còn là một “trung niên thi sĩ” đích thực. Ngoài ra, cuốn sách cũng dành một chương cho những câu thơ lẻ xuất thần được nhiều người yêu thích của Bùi Giáng, những câu thơ như: “Yêu cầu cô bán cho tôi/ Một bó rau muống chịu chơi quê nhà” hay “Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi/ Đi lên đi xuống đã đời du côn”…

Bên cạnh thơ là phần dành cho đoản văn và tiểu luận, cùng với một tập truyện chưởng “Kim kiếm điêu linh” của tác giả Ngọa Long Sinh do Bùi Giáng dịch. Tất cả nhằm tạo nên một bức họa đầy đủ nhất về con người và sự nghiệp của “đười ươi thi sĩ”, một huyền thoại sống đúng nghĩa, một gương mặt văn học đa tạp thuộc loại kỳ lạ nhất, người được nhà thơ Thanh Tâm Tuyền ví như một thiên tài – “thiên tài tự hủy ghê gớm nhất của thi ca Việt Nam hiện đại”.

Theo Thu Thủy - LĐO

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

KHÓ RI - NGUYỄN Y ANH


Khó ri,
mà anh bắt em phải tính...
Tay em trắng ngả xanh, không hơi ấm
Lạnh thì dư

Em vỡ òa tình cờ ngày gặp lại,
Thảng thốt...
Anh mặc nhiên nhìn
mà em thì khắc khoải, bão dông

Cây bút tặng em sinh nhật nọ,
Gạch đầu dòng những yêu dấu khó phai
Chừ vẫn đó, lặng yên trong khe tủ...
Vỏ chưa mờ
màu tím một thời,
mà răng
em không thể
Vẽ trái tim liền nét thuở ngày xưa?

NGUYỄN Y ANH
lúc rất buồn...2011

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

MƠ TÌNH XỨ HUẾ - TRẦN DZẠ LỮ

Cứ mỗi lần nghe giọng của em
Anh lại nhớ vô cùng giọng mạ
Cố Đô mình trong trái tim mô lạ
Răng thẩn thờ như thuở mới quen?

Cau Nam Phổ thêm miếng trầu têm
Là Tình Yêu đỏ hồng buổi chợ
Mắt của em là con mắt nhớ
Gọi anh về dưới bóng quê cha…

Đò chợ Dinh không còn chuyến người qua
Bời chiếc cầu bắt ngang Gia Hội
Anh vẫn chín- đợi- mười- chờ, em nói
Tiếng bên tê nghe dễ lạc lòng!

Thương mạ một thời gạo-chợ-nước-sông
Câu Mái Nhì nhả ra chung thủy
Thỏ thẻ, ngọt ngào là con gái Huế
Yêu cháy lòng cũng con gái Kim Long…

Nghe giọng em rất dễ mềm lòng
Lương Sơn Bạc cũng sửng sờ, chùn bước
Huống chi anh-gã giang- hồ- áo-bạc
Cứ mơ tình xứ Huế mắt đăm đăm…

Trần Dzạ Lữ
( SàiGòn , tháng 12 năm 2011)


Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

TIN BUỒN

ĐƯỢC TIN

HIỀN THÊ NHÀ PHONG THỦY HUỲNH NGỌC THƯƠNG
MARIA TRẦN THỊ NHUNG

VỪA QUA ĐỜI TẠI HOA KỲ NGÀY 22 . 12 . 2011
HƯỞNG DƯƠNG 58 TUỔI

THÀNH THẬT CHIA BUỒN ĐẾN
ANH HUỲNH NGỌC THƯƠNG VÀ TANG QUYẾN
CẦU NGUYỆN HƯƠNG HỒN CHỊ SỚM VỀ NƯỚC CHÚA

Trần Vàng Sao - Viêm Tịnh - Huy Vĩnh - Nguyễn Văn Trai
Nguyễn Miên Thảo -Thái Nguyên Hạnh - Phạm Tấn Hầu - Lê Ngọc Thuận
Từ Hoài Tấn - Hồ Trọng Thuyên - Văn Viết Lộc - Trần Dzạ Lữ - Trần Thị Lạc
Phan Lệ Dung - Châu Thu Hà - Ngọc Quý - Hồ Cẩm Dung - Trương Bích Diệp
Lê Thị Nguyện - Hạ Nhiên Thảo và các bằng hữu Huế , Sài Gòn ...
25.12.2011

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

GIÁNG SINH CỦA RIÊNG ANH - NGUYỄN MIÊN THẢO

Giáng sinh của riêng Anh

Giờ Chúa ra đời anh còn trên sạn đạo
giữa đêm đông hoang lạnh đến vô cùng
anh đi tìm em đêm dài vô tận
ơn Chúa lòng lành ,Người hiểu được anh không

Chúa mãi mãi là hài nhi mà anh thì bạc tóc
Chúa ấm áp trong hang anh lạnh lẽo trong hồn
em giáng sinh anh giữa ngày xuân muộn
anh tự đóng đinh mình không một chút ăn năn

và từ đó anh thành con chiên ngoan đạo
Chúa là em em là Chúa khác gì
đêm thánh vô cùng hoá thành giông bão
chiếc hang đời giam lỏng cuộc tình si

giờ phút Chúa ra đời anh nhớ em da diết
đêm giáng sinh xa cách đến muôn trùng
anh vẫn đi tìm em trong dư âm tiếng hát
lời Thánh buồn cứ đuổi riết sau lưng...

(Đêm Giáng sinh 24 rạng sáng 25.12.2008,Sài Gòn)

NMT

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

BÀI TẠ TỘI THỨ NHẤT - NGUYỄN MIÊN THẢO


Nụ hồng ươm lại làm chi
Nghìn năm còn có chút gì cho nhau
Anh chừ tóc trắng bông lau
Em còn xanh mướt nỗi đau dậy thì

NMT

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011



MỪNG SINH NHẬT VỢ

TRẦN THỊ LẠC

22 THÁNG 12

CAO HUY KHANH - VN HỒ SƠ HẬU CHIẾN 1975 - 2011 (KỲ 96)



NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ

961 - Nguyễn Nhật Ánh
VƯỢT QUA LÝ LỊCH ĐI LÊN

Nhà văn sinh 1955 tại Quảng Nam. Sống ở TPHCM (2011).

Học ở Đà Nẵng, từ năm 13 tuổi đã có thơ đăng báo. Năm 1973 vào Sài Gòn học ngành sư phạm.

Biến cố 30.4 đến vào lúc sắp tốt nghiệp sư phạm thì vướng vào vấn đề lý lịch thuộc loại “đen” do cha làm quan chức chống Cộng ở quê nhà phải đi cải tạo dài ngày.

Biết khó vươn lên nổi trong tình cảnh bị chính quyền mới nghi kỵ nên tình nguyện không chờ bổ nhiệm đi dạy học mà gia nhập lực lượng Thanh niên xung phong TPHCM đợt đầu tiên (cùng nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhạc sĩ Lã Văn Cường) lên đường đi khai hoang ở Tây Nguyên.

Chính trong môi trường này đã có cơ hội được tự do phát triển tài năng, nhiệt huyết đặc biệt về phương diện sáng tác văn chương. Từ đó nổi lên là một nhà thơ TNXP hàng đầu với bài thơ ấn tượng “Đầu xuân ra sông giặt áo” được đồng đội phổ nhạc.

Nhờ đó cùng Đỗ Trung Quân được rút về làm Bộ Chỉ huy TNXP tại TPHCM, tham gia làm tập san Tuyến đầu của TNXP TPHCM. Bắt đầu cộng tác với các báo, gặp được “thầy” Hoàng Ngọc Biên dìu dắt, giúp đỡ.

Trong thời gian này đã có một cuộc tình từng gây xôn xao nội bộ cơ quan: Con quan chức Ngụy “gộc” mà dám yêu và định kết hôn với nữ thủ trưởng đảng viên nòng cốt dân thành phố đi lên từng được xem là gương điển hình tiên tiến của thanh niên TPHCM! Tất nhiên tổ chức đảng không đồng ý song đôi lứa dũng cảm tranh đấu cuối cùng lấy được nhau đến nay vẫn hạnh phúc đầm ấm.

Năm 1986 được báo Sài Gòn Giải Phóng nhận vào làm phóng viên viết văn hóa văn nghệ và cả bóng đá nữa. Cũng năm này in tập thơ riêng đầu tiên “Đầu xuân ra sông giặt áo”.

Nhưng cũng từ đó, rất nhạy bén thị trường nên ít làm thơ nữa mà quay qua viết truyện đặc biệt tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên – tuổi teen, tuổi mới lớn bây giờ - dần dà trở thành nhà văn số 1 ăn khách nhất của lớp tuổi này.

Nổi bật là bộ truyện “Kính vạn hoa” gồm đến 51 tập viết từ năm 1995 – 2002 (và còn viết tiếp) đạt nhiều kỷ lục “Bộ truyện phát hành nhiều nhất” (2 triệu bản), “Bộ truyện nhiều nhân vật nhất” (khoảng 200 nhân vật), “Tác giả nhận thư độc giả phản hồi nhiều nhất” (hơn 10.000 bức thư)… Năm 2009 có cuốn truyện pha hồi ký “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” đoạt giải Văn học ASEAN 2010.

Đến nay đã in gần 100 tác phẩm trong đó thơ chỉ có 1 tập in chung 3 tập in riêng, tập cuối tận năm 1994.

962 - Nguyễn Quý Đức
NẠN NHÂN MẬU THÂN QUÊN HẬN THÙ
Nhà báo Việt kiều Mỹ sinh 1959 tại Huế. Sống ở Hà Nội (2011).


Trong biến cố Mậu Thân 1968 tại Huế, cha là quan chức cao cấp chính quyền VNCH nên bị cộng sản xem là tù nhân chính trị bắt đem ra Bắc. Mẹ là nhà giáo (dòng họ Nguyễn khoa nổi tiếng) may mắn đem các con trốn thoát vào Đà Nẵng rồi Sài Gòn làm nghề bán mì sợi vỉa hè nuôi các con.

Đến 30.4.1975 bản thân được mẹ gửi cho gia đình ông cậu di tản qua Mỹ sống với người anh đi du học bên đó từ trước.

Lớn lên vào đại học theo ngành phát thanh truyền hình.

Ra trường 1979 ban đầu làm công tác xã hội, sau chuyển hẳn qua làm đài phát thanh vừa viết báo, viết văn (thơ, truyện ngắn, kịch, tiểu luận…), dịch thuật.

Trong lúc đó mẹ và anh chị em vẫn còn ở Sài Gòn. Năm 1980 cha mới được thả ra sau 12 năm cầm tù. Năm 1984 cả gia đình mới được cho qua Mỹ đoàn tụ gia đình, chỉ có một em gái mắc bệnh từ nhỏ chết chôn trong nước.

Năm 1989 quyết định trở về VN bất chấp cha phản đối, ban đầu với mục đích đem tro cốt người em gái qua thờ. Nhân đó về lại Huế quê nhà thơ ấu không còn gặp ai quen biết ngày xưa nữa tuy vẫn còn căn nhà cũ của ông nội nay một ông chú – bộ đội miền Bắc vào! -- đang ở.

Từ đó bắt đầu quá trình làm quen lại với quê hương dù gặp không ít khó khăn, bị chính quyền nghi kỵ là nhà báo từ Mỹ nên theo dõi, hạn chế việc đi lại đây đó để tìm đề tài viết. Nhưng vẫn kiên trì đi thăm thú khắp nơi, ra tận Hà Nội gặp gỡ giới văn nghệ sĩ tiến bộ.

Cứ thế về VN liên tục 5 lần, có lần ở đến 6 tháng. Qua đó lấy cảm hứng viết một loạt bài về “quê hương tìm thấy lại” đăng báo Mỹ (cả tờ nổi tiếng như New York Times) được tặng giải thưởng báo chí Mỹ về đề tài nước ngoài, tuyên dương là một trong 30 nhà báo Mỹ gốc Châu Á xuất sắc. Đồng thời còn dịch một số tác phẩm của các nhà văn nhà thơ VN hiện đại – Hữu Thỉnh, Hồ Anh Thái, Lê Minh Khuê… -- ra tiếng Anh.

Năm 2006 quyết định về Hà Nội… ở hẳn, còn đưa bà mẹ 82 tuổi về theo.

Một năm sau bỏ tiền ra mua đất trên đỉnh núi Tam Đảo xây căn nhà kiểu rất Tây toàn bằng đá và kính thủy tinh. Dùng làm nơi làm việc của một người “không bị ràng buộc bởi những ân oán xưa cũ của chiến tranh” tiếp tục viết về các đề tài văn hóa, văn học, nghệ thuật, xã hội VN hôm nay gửi đăng báo Mỹ.

963 - Nguyễn Quỳnh Lộc
NHẬT KÝ CỦA NGƯỜI SỢ MẤT TRÍ NHỚ

Nông dân sinh 1954 tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2011).

Năm 1972 đi bộ đội vào chiến trường Buôn Ma Thuột, sau 1975 còn qua chiến đấu ở Campuchia.

Năm 1985 giải ngũ về quê, lấy vợ năm 1987 sinh được 4 con.

Bản thân mang nhiều thương tích trên chiến trường miền Nam với thân thể chi chít vết sẹo đạn bom, một chân không co lại được làm đi đứng rất khó khăn, tai trái bị điếc đặc vì sức ép của bom. Nặng nhất là vết thương ở đầu gây chứng đau đầu kinh niên khiến những lúc đó gần như mất trí nhớ luôn.

Vì vậy thường xuyên viết nhật ký công việc hàng ngày đề phòng sau cơn đau đầu nếu lỡ quên mất ký ức chuyện cũ thì đọc lại để nhớ mình – và gia đình – là ai, ở đâu, làm gì!

Cuốn nhật ký đó cũng là cuốn “lịch sử” CĐDC của đời mình và đời con. Bởi từ CĐDC bản thân nhiễm phải đã sinh ra 3 trong 4 đứa con đều chịu di chứng, trầm trọng nhất là dứa con trai thứ ba sinh năm 1993 có hình hài nhỏ xíu dị dạng, cụt cả 2 tay từ khi mới lọt lòng mẹ, đầu to, mắt thụt sâu vào. Đến 4 tuổi vẫn chưa biết nói biết đi nằm liệt một chỗ phải nuôi bằng nước cơm.

Dù vậy người cha đã làm tất cả để cho con được sống. Không chỉ thế, dần lớn lên còn giúp con tự học mẫu giáo ở nhà bằng cách lấy chân tập viết mất 3 năm, 9 tuổi mới đượïc nhận vào lớp 1. Tốt nghiệp THPT rồi thi đậu vào ĐH Công nghệ thông tin TPHCM. Thế là bây giờ lại một tay cha đưa con vào trường, thuê nhà ở thành phố để chăm lo cho con ăn học.

Tất cả hành trình cuộc đời vất vả rướm máu ấy (ngón chân con kẹp bút tập viết đến trầy da tươm máu) đều được ghi chép lại trong cuốn vở học trò mà người cha luôn mang theo trên từng dặm đường đưa con hòa nhập với xã hội, cuộc sống: Nhật ký Cha – Con Chất độc da cam.

964 - Nguyễn Rường
NGƯỜI NGÂM NƯỚC

Thương binh sinh tại Ninh Bình. Sống ở Ninh Bình (2005).

Bộ đội trên chiến trường miền Nam bị thương nặng với 3 mảnh đạn xuyên vào đầu không lấy ra được khiến liệt nửa người (thương tật 81%) được đưa về trại an dưỡng Hà Nam.

Vết thương chí mạng để lại nhiều di chứng nói ngọng, đau đầu, lên cơn co giật, mê sảng (hô xung phong, tấn công như đang còn ở trong trận chiến). Những lúc đó trong người nóng như thiêu đốt, như có lửa cháy toàn thân khiến cứ bắt đi tắm mãi cho người đỡ nóng.

Thấy mình đã tàn tật rồi nên có ý muốn chia tay với mối tình thời trẻ cùng cô thôn nữ hàng xóm ngày xưa, cố giấu biệt tin tức về mình không cho cô biết .

Không ngờ người yêu vẫn một lòng chung thủy không chịu, cô đã đi khắp các bệnh viện, trại an dưỡng đến đâu cũng chìa bức ảnh anh ra hỏi tìm. Cuối cùng cũng tìm được song anh một mực cự tuyệt, không muốn làm gánh nặng cho cô. Nhưng cô kiên quyết không từ bỏ, quyết định tiến tới làm đám cưới đàng hoàng năm 1971.

Từ đó một mình người vợ đảm vừa làm ruộng thay chồng vừa lo chăm sóc chồng thường xuyên tái phát bệnh cũ. Khi chồng tỉnh trí còn tập nói tập đi dần dần cho chồng.

Sợ nhất là khi trời nắng chồng phát cơn nóng trong người đến nổi cuồng chạy đi lung tung khắp nơi kiếm chỗ nào có ao làng nhảy ùm xuống dầm người cả buổi cho người đỡ nóng. Có khi vì vậy mà suýt… chết đuối! Đến nỗi trẻ con hàng xóm gọi là “Thủy tinh”, “Thủy thần” của làn

Ấy vậy mà cả 2 vợ chồng lại… sinh đến 6 đứa con.

Chị vợ vẫn nuôi được mới quá giỏi, nuôi cả chồng bệnh thập tử nhất sinh lẫn đàn con nheo nhóc nơi quê nghèo, cả 30 năm nay rồi. Bây giờ đã có cháu!

965 - Nguyễn Tấn Đời
“THẦN TÀI” MỘT THỜI

Doanh nhân sinh tại Châu Đốc - Mất ở Mỹ (70 tuổi).

Xuất thân gia đình nông dân nghèo. Lớn lên làm nghề buôn trâu bò qua biên giới VN – Campuchia kiếm được nhiều tiền nhờ năng khiếu bẩm sinh rất nhạy bén chuyện kinh doanh tuy không được học hành đàng hoàng.

Có số vốn kha khá rồi năm 1954 lên Sài Gòn tìm cách “đổi đời”.

Và ông Đời quả là đã “đổi đời” thật với bí quyết kinh doanh giữ chữ tín, biết nhìn xa trông rộng và chớp thời cơ nhanh.

Bắt đầu từ được nhận vào làm nhân viên Ngân hàng Việt Nam Thương Tín dần leo tới chức trưởng phòng. Đến đó đã học nghề buôn tiền giỏi rồi mới xin nghỉ việc năm 1966 để ra ngoài một tay dựng nên cơ đồ Tín Nghĩa Ngân Hàng năm 1967 thành công rực rỡ với logo trứ danh “Ông Thần Tài” tay cầm xâu tiền cực kỳ đắt khách. Ngân hàng có vốn ký thác tới 30 tỉ đồng thời đó trong khi các ngân hàng tư nhân khác gộp lại cũng chỉ cỡ 18 tỉ đã tấn phong danh hiệu “Vua ngân hàng”.

Bên cạnh đó còn lập hãng sản xuất gạch bông đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng thời Mỹ đổ quân vào miền Nam. Kiêm thêm kinh doanh địa ốc, xây bệnh viện tư, khách sạn, cao ốc cho thuê hà rầm với thêm biệt danh “Vua building”.

Cứ thế tiếp tục phất lên gặt hái thành công lớn trở thành một trong những đại gia giàu nhất lúc đó với tổng gia sản ước tính trị giá 22 tỉ đồng.

Chưa hết, lại nhảy vào chính trị ứng cử và đắc cử dân biểu Hạ viện.

Đang lên như diều thì đùng một cái giữa năm 1974 bị chế độ Nguyễn Văn Thiệu bắt bỏ tù vì tội kinh doanh phạm pháp (?). Có dư luận cho tại vì việc kinh doanh kể trên cạnh tranh với việc làm ăn mờ ám của phe Tổng thống Thiệu vốn cũng có một ngân hàng riêng là Kỹ Thương Ngân Hàng. Cũng có giả thuyết đương sự có ý ra… ứng cử tổng thống nên TT Thiệu ngại phải “cắt cầu” trước.

Biến cố 30.4.75 giải phóng miền Nam vô tình giúp “giải phóng” luôn ông chủ ngân hàng cũ ra khỏi tù chạy về vùng quê Rạch Giá để… vuợt biên qua Canada!

Nhưng trên đất Canada nay đã trắng tay theo nghề ngân hàng coi bộ không xong nên đành xoay qua mở nhà hàng bán món ăn Nhật Bản. Được một thời gian thì chuyển qua Mỹ định cư tiếp tục sự nghiệp mới làm chủ nhà hàng tại Florida.

966 - Nguyễn Thanh Liêm
“BẢO TÀNG HOLLYWOOD” Ở VN
Doanh nhân Việt kiều Mỹ sinh 1950 tại Huế. Sống ở TPHCM (2011).
Xuất thân gia đình nghèo (mẹ chằm nón nuôi 9 con) nên năm 1975 di tản qua Mỹ hướng tới sự nghiệp “đổi đời”.

Hành trình thay đổi kiếp nghèo đó không đơn giản mà rất gian nan vất vả. Bắt đầu từ làm lao động rửa bát đĩa nhà hàng, bảo vệ, lái xe cho bãi bán xe cũ… Được một thời gian dành dụm được ít tiền thì lại rơi vào cạm bẫy đỏ đen Las Vegas nướng sạch!

Trở lại tay trắng hoàn trắng tay đành đi làm bồi nhà hàng, dọn dẹp vệ sinh kiếm sống qua ngày… Cuối cùng học nghề làm tóc (kiêm nhuộm tóc, dưỡng da mặt, làm móng) rồi xin vào khách sạn xịn ở Hollywood trung tâm điện ảnh Mỹ và thế giới. Nhờ đó có dịp làm quen với nhiều ngôi sao màn bạc quốc tế lẫn giới thượng lưu Beverly Hill (khu biệt thự nhà giàu, nghệ sĩ tiếng tăm).

Ngẫu nhiên sao cùng lúc lại làm quen với nghề mua bán đồ cổ đâm mê, dần dà mở đến 7 cửa hàng đồ cổ tại đây. Từ đó có sáng kiến kết hợp nghề đồ cổ với giới nghệ sĩ đã quen biết để dần dà trở thành chuyên gia sưu tầm đồ cổ về giới này như tranh ảnh (kèm chữ ký diễn viên, đạo diễn, biên kịch), bích chương quảng cáo phim, các trang phục đóng phim, sách báo nghệ thuật thứ bảy, đạo cụ phim ảnh…

Công việc làm ăn đang phát triển thì đến năm 2002 gặp một sự cố trong gia đình gây buồn phiền mới mua vé về thăm quê mong tìm niềm an ủi cho khuây khỏa tâm sự. Qua đó gặp lại bà con, bạn bè, cây đa cũ bến đò xưa bao kỷ niệm đưa đến xúc cảm suy nghĩ phải làm gì đó để đóng góp cho quê hương.

Thế là nảy sinh ý nghĩ còn gì hơn bằng đóng góp cái mình đã và đang có sẵn trong tay là “gia tài” đồ cổ lưu niệm Hollywood quý hiếm kia?

Nghĩ là làm, bèn lần lượt “tha” bao nhiêu món đồ cổ đó theo từng chuyến bay về nước, đích thân mình mang về hoặc gửi con cái, người quen đưa về. Cả ngàn món như vậy.

Cuối năm 2008, “Bảo tàng Hollywood ở VN” được mở cửa tại một căn nhà 3 tầng lầu ngay trung tâm TPHCM. Đây cũng là địa chỉ định cư luôn của chủ nhân bảo tàng.

967 - Nguyễn Thanh Thủy
NỮ NGỤY QUÂN ĐI CẢI TẠO LÂU NHẤT

Sĩ quan cảnh sát VNCH Việt kiều Mỹ sinh khoảng 1945 tại Mỹ Tho. Sống ở Mỹ (2011).
Gia đình Thiên Chúa giáo, học ĐH Đà Lạt.

Tốt nghiệp về Sài Gòn gia nhập cảnh sát chế độ cũ năm 1966, được gửi đi Malaysia học nghiệp vụ tình báo đặc biệt, trở về làm chuyên viên cảnh sát cấp phòng ở bộ tư lệnh. Đến năm 1969 được bổ nhiệm thiếu tá làm biệt đội trưởng biệt đội Thiên Nga, lực lượng điệp báo nữ thành lập năm 1968 với nhiệm vụ cài người vào nội bộ Việt Cộng lấy tin tức, gây chia rẽ cộng sản.

Đến biến cố 30.4.75 đã tự tay kịp đốt hết hồ sơ về tổ chức Thiên Nga trước khi đi cải tạo (để lại 3 con từ 4-7 tuổi cho bên ngoại nuôi) đến 13 năm (hơn 70 lần bị xét hỏi điều tra nhằm tìm đầu mối Thiên Nga trong nội bộ cộng sản), lâu nhất đối với một ngụy quân ngụy quyền nữ. Chấp nhận “Mình làm mình chịu. Tôi làm với hết lương tâm và trách nhiệm trong công việc và chấp nhận sự phán xét theo pháp luật của mỗi thời cuộc.”

Chồng là đại úy quân đội cũng đi cải tạo nhưng chỉ 6 năm, năm 1981 ra trại phải lo việc… đi thăm nuôi vợ!

Năm 1988 được trả tự do, về làm nghề bán quán cà phê cóc cơm tấm lề đường Sài Gòn. Song song đó vẫn tự tay ký giấy “chứng nhận công tác” cho đội viên Thiên Nga cũ làm hồ sơ đi H.O.

Phần mình năm 1992 mới đi Mỹ.

Nhưng cuộc sống riêng vẫn không gặp may mắn khi 2 con gái đều bị khuyết tật, con đầu bệnh chết trẻ năm 2002, con út mắc bệnh bẩm sinh. Ngậm ngùi “Nhìn lại thấy đời sao lăn lóc quá” nên tìm quên trong công tác xã hội phụ trách trong Hội Cựu quân nhân VNCH ở Mỹ.

968 - Nguyễn Thị Ba
CÁN BỘ “OAN THỊ KÍNH”

Cán bộ về hưu sinh 1926 tại Trà Vinh. Sống ở Trà Vinh (2011).


Là du kích từ thời chống Pháp. Đến 1954 chồng tập kết ra Bắc, để lại vợ và 6 con (4 trai 2 gái).

Sau đó chồng được đặc phái vượt biển bí mật vào Nam trong kế hoạch “Những chuyến tàu không số” vận chuyển vũ khí vào Nam chi viện cộng sản đánh Mỹ. Trong một chuyến đi năm 1964 (ông chồng 16 lần vào ra như vậy), tổ chức cho phép 2 vợ chồng vào bưng gặp nhau 2 ngày tuyệt đối không cho ai biết.

Sau lần gặp nhau đó, chồng quay lại miền Bắc còn vợ trở về thị xã không ngờ… mang thai! Nhưng phải giữ “bí mật quân sự” không dám hé răng báo là mang thai với chồng nên đành nhận đại là…dan díu với người khác!

Thế là bị khai trừ Đảng vì lý do mất tư cách đạo đức, cả gia đình chồng cũng từ dâu cấm lấy họ chồng đặt tên cho đứa “con hoang” này (con gái).

Phải ngậm đắng nuốt cay làm lụng vất vả chẳng ai giúp đỡ để nuôi con bây giờ thành 7 đứa.

Sau 75 ông chồng trở về mới biết mình… có thêm đứa con gái út nữa!

Bấy giờ nội bộ tổ chức mới biết rõ sự thật song vẫn chưa được phép công khai do đường lối chính sách lúc đó giải thích giải phóng miền Nam là do nhân dân miền Nam nổi dậy chứ miền Bắc không can dự gì, không tiếp tế hay đưa quân vào.

Vì thế trên thực tế vẫn không hề có văn bản hay hành động nào nhằm minh oan khôi phục danh dự cho bà vợ dù ông chồng được phong Anh hùng, cả trước khi ông mất năm 2005. Ngay lịch sử đoàn “tàu không số” mãi đến năm 2010 mới bắt đầu được nói đến

Đến thời Đổi Mới có thể làm được việc giải “oan Thị Kính” cho bà vợ thì nay đã lại…quá lâu rồi, muộn rồi, ai cũng quên hết rồi thì làm chuyện đó làm gì nữa!

969 - Nguyễn Thị Đắp
MẸ LIỆT SĨ 95 TUỔI MỘT MÌNH NUÔI CON BẠI NÃO
Nông dân sinh 1917 tại Hà Nam. Sống ở Hà Nam (2011).
Sinh được 3 con trai thì con đầu mạnh khỏe nhất lên 18 tuổi tình nguyện đi bộ đội vào chiến trườøng Quảng Trị rồi… mất tích luôn!

Hai đứa sau, một mất sớm còn một từ nhỏ đã mắc bệnh bại não nằm liệt một chỗ không làm gì được. Chồng chán nản bỏ nhà đi biệt tích luôn.

Còn lại một mình lủi thủi tự tay chăm sóc con đã 54 năm nay, con bây giờ chừng ấy tuổi mà cơ thể chỉ như đứa trẻ lên năm. Một mình cụ làm tất cả từ bón cơm đến gặt áo quần, dọn vệ sinh...

Đã vậy từ mấy năm nay cụ lại rơi vào cảnh… mù lòa!

970 - Nguyễn Thị Hoàn
“BÀ CÒNG” NUÔI CHÁU NGƯỜI TA

Lao động nghèo sinh 1916 tại Hà Tĩnh. Sống ở Hà Tĩnh (2006).
Thời đánh Pháp, chồng đi dân công hỏa tuyến phục vụ chiến trường về đổ bệnh nặng qua đời để lại mình và 3 con nhỏ.

Đến thời đánh Mỹ, nhà bị bom đánh trúng làm chết con gái. Còn lại 2 con trai thì đứa lớn xung phong đi bộ đội vào chiến trường miền Nam. Còn lại 2 mẹ con sống lam lủ qua ngày, đứa con trai út lại lại bị bệnh ngớ ngẩn không học hành gì được đành làm nghề kéo xe chở hàng thuê kiếm được đồng nào hay đồng nấy.

Ngày giải phóng thống nhất đất nước cũng là ngày nhận hung tin con trai đầu đã hy sinh ở trong Nam mà nhà quá nghèo không sao đi thăm mộ được. Cùng lúc bỗng nhiên trên lưng nổi lên một khối u ngày càng lớn bằng quả bí ngô như thể gánh nặng cuộc đời ngày càng đè cả khối đá lên lưng mẹ già nay mang thêm tên “bà Còng” từ đó!

Rồi con trai duy nhất còn lại cũng lấy vợ sinh con đầu lòng đem lại chút nguồn an ủi cho bà nội tuổi già bệnh tật lao đao cả đời. Nhưng đến đứa cháu thứ hai thì lọt lòng mẹ đã không sống nổi vì suy dinh dưỡng.

Thế mà cả gia đình nghèo khốn tận cùng này lại vẫn đa mang nợ đời từ năm 1991 nuôi thêm… 3 đứa con nữa vốn bị bỏ rơi từ lúc sơ sinh. Toàn do anh con trai nhặt được ở nghĩa trang, bãi rác, bệnh viện đưa về giao cho mẹ lo.

Thật là một gia đình lạ lùng với “bà Còng” mẹ liệt sĩ hơn 90 tuổi còn chăm sóc hết lòng cho 4 đứa cháu trong đó hết 3 đứa là con người dưng nước lã, còn người con trai tuy tâm trí không bình thường song lại tốt bụng hơn biết bao người lành mạnh.

(Còn tiếp)

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

ĐỜI THƠ , ĐỜI TÌNH - ĐỨC PHỔ

Hai nhà thơ Đức Phổ và Hoàng Lộc

*với Thành Tôn, Thái Tú Hạp, Khánh Trường, Phùng Nguyễn,
Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Lộc, Phan Xuân Sinh, Lâm Chương…

Căn nhà núp giữa bốn bề cao ốc
che chở đời thơ, che chắn đời tình.
Trưa đặc quánh. Bọt bia tràn miệng cốc
nắng mùa hè e ấp thở quanh sân.

Gặp buổi đẹp trời hồn cũng thanh tân
huống hồ văn nhân ngộ tình cố cựu!
Lần giáp mặt xem ra điều hãn hữu
bởi đời này hoa, cỏ. Mọc chen ranh!

Gã làm thơ ưa ngồi ghế ba chân
thiếu can đảm sẽ tự mình ngã quỵ.
Ai may mắn thoát ra từ ngạ qũy
cũng nhờ đời tình nâng đỡ đời thơ.

Từ quê kệch. Thân lấm phèn châu thổ
sẩy tay. Rơi. Không níu kịp quê tình.
Nay đất khách ai ngùi mơ sông Dịch
tráng sĩ cười xòa. Phủi mộng công danh!

Đã lụy cái thời mưa máu gió tanh
còn khóc thêm chi chút tình lận đận!
Nước mắt đã hòa chung men rượu đắng
hãy nốc tràn hồn. Lắng giọt nhân sinh!

Đời hẹn gì. Tôi chỉ hẹn cùng anh
những sớm mai vui những chiều nắng đẹp.
Cùng giáp mặt dưới căn nhà bóng rợp
che chắn đời tình che chở đời thơ…

ĐỨC PHỔ

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

DIỄM CHÂU,NHỮNG BÀI THƠ NGÀY CŨ - HUỲNH NHƯ PHƯƠNG


Nhà thơ, dịch giả Diễm Châu (1937 – 2006)
là một trong những nghệ sĩ tài hoa
lặng lẽ nhất ở miền Nam những năm chiến tranh.

Diễm Châu tên thật là Phạm Văn Rao, sinh năm 1937 tại Hải Phòng. Vào Nam năm 1953, ông theo học và tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn, ra trường dạy Anh văn, từng đi tu nghiệp tại Đại học Indiana, Hoa Kỳ, và có thời gian làm giám đốc một trung tâm sinh ngữ thuộc Viện Đại học Sài Gòn.

Sự nghiệp văn học, báo chí và xuất bản của Diễm Châu thời trẻ gắn liền với hoạt động của nhóm trí thức khuynh tả ở miền Nam. Từ năm 1966, cùng với Thế Nguyên, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Ngọc Lan, Lý Chánh Trung, Phạm Cao Dương, Nguyễn Khắc Ngữ, Đỗ Long Vân…, ông ở trong ban chủ trương nhà xuất bản Trình Bầy. Tháng 11-1967, tạp chí Đất Nước do Nguyễn Văn Trung làm chủ nhiệm ra số đầu tiên, Diễm Châu là một cây bút chủ lực của báo. Năm 1970, khi Đất Nước phải đình bản, ê-kíp làm báo này tập hợp quanh tạp chí Trình Bầy, với một ban biên tập được mở rộng đa dạng hơn. Dưới sự điều hành của chủ nhiệm kiêm chủ bút Thế Nguyên và tổng thư ký Diễm Châu, có thể nói Trình Bầy là một trong những tờ tạp chí giàu chất trí thức và có khuynh hướng xã hội rõ rệt nhất ở Sài Gòn thời kỳ đó. Nhưng tuổi đời của Trình Bầy không dài hơn tuổi đời của Đất Nước: sau 42 số báo, sắc luật 007 của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, với những biện pháp khắc nghiệt đối với báo chí, đã buộc Trình Bầy phải tự đóng cửa vào tháng 9-1972. Trong thời gian ấy, Thế Nguyên, Diễm Châu và đồng sự còn xuất bản nhật báo Làm Dân, nhưng tờ báo này cũng không tồn tại nổi với lệnh tịch thu liên tục của nhà cầm quyền.

Cùng số phận với Trình Bầy, nhưng tạp chí Đối Diện tìm cách kháng cự lại bằng cách đổi tên là Đồng Dao rồi Đứng Dậy, in ronéotypé và phát hành bất hợp pháp. Diễm Châu – với bút danh Võ Hồng Ngự – cùng Thế Nguyên cộng tác với Đứng Dậy cho đến hết chiến tranh, và từ tháng 8-1975, khi tờ báo này được phép chính thức tục bản, thì Võ Hồng Ngự là thư ký toà soạn cho đến năm 1978, khi Đứng Dậy “hoàn thành nhiệm vụ”.

Là một nhà bình luận thời sự sắc sảo, đầu những năm 1970, Diễm Châu - Võ Hồng Ngự đã viết một loạt bài vạch trần tội ác và những tàn phá về sinh thái của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, tố cáo những nanh vuốt của các chế độ độc tài lúc đó ở Braxin, Hy Lạp, Cộng hoà Dominique… Ông đã cộng tác với Thế Nguyên và Đoàn Tường để biên soạn một tập tài liệu công phu về những sự kiện lịch sử liên quan đến chiến tranh Đông Dương 1945-1973 (Đối Diện ấn hành, tháng 5-1973).

Là người am hiểu sâu sắc những trào lưu mới của văn học thế giới, Diễm Châu đã chọn dịch sang Việt ngữ những tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật: Nhà chung của Ferreira de Castro, Vâng ý cha của Fritz Hochwalder (cùng dịch với Thế Nguyên), Thân phận con người (ấn bản khác: Truyện của một người lãng trí hay Xã hội Kappa) của Akutagawa Ryunosuke, Câu chuyện năm mới của Vladimir Dudintsev, Natasha (Câu chuyện mùa đông) của Abram Tertz, Một cái chết ngoạn mục của Friedrich Duerrenmatt, Con voi của Slawomir Mrozek, Nuôi thù của Oe Kenzaburo… Ông còn là thành viên của Nhóm nghiên cứu văn hoá quốc tế thuộc Nhà xuất bản Trình Bầy, nhóm đã chuyển ngữ Miền đất hung bạo của Jorge Amado, Một vòng hoa cho người cách mạng và Trên đường sấm dậy của Peter Abrahams. Sau thất bại của ê-kíp Trình Bầy, năm 1972 ông khởi xướng thành lập nhà xuất bản Từ Chương với ý định quảng bá những tác phẩm văn học thế giới hiện đại, nhưng do những biến đổi của thời cuộc, dự án đó đã phải dừng lại sau khi ấn hành vài ba dịch phẩm.

Cùng gia đình định cư ở Strasbourg, Pháp quốc, từ năm 1983 cho đến ngày từ trần (28-12-2006), Diễm Châu dành nhiều thời gian và tâm sức để dịch và giới thiệu thơ nước ngoài ra tiếng Việt. Nhờ ông, bạn đọc Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với thơ và tiểu luận văn học của những tên tuổi như Jorge Louis Borges, Antonin Bartusek, Umberto Saba, Ana Blandiana, Rolf Jacobsen, Ted Hughes, Fernando Pessoa, Johannes Bobrowski, Mahmoud Darwich… Đặc biệt, là người nhạy cảm với cái mới, Diễm Châu đã sớm nhận biết những tài năng lớn của văn học thế giới: ông đã dịch và giới thiệu Oe Kenzaburo 24 năm trước khi nhà văn Nhật này được Giải thưởng Nobel về văn học năm 1994. Gần đây nhất, vào dịp nhà thơ Thuỵ Điển Tomas Transtroemer được Giải thưởng Nobel về văn học năm 2011, chúng ta mới hay rằng trong khi tên tuổi tác giả này còn xa lạ với nhiều độc giả, thì thơ ông đã được Diễm Châu dịch ra tiếng Việt từ những năm 1980. Đến đầu thế kỷ XXI, Diễm Châu lại hoàn thiện bản dịch 17 bài thơ của Tomas Transtroemer.

Tuy nhiên, sáng tác thơ mới chính là lãnh vực thể hiện rõ nhất con người Diễm Châu. Bạn đọc ngày nay, nếu không sử dụng internet, thì ít biết về thơ ông vì hầu hết chỉ đăng rải rác trên báo chí ở miền Nam trước 1975 và trong các tập thơ đã tuyệt bản hoặc phổ biến hạn chế: Hạnh hoa; Sáng muôn thu; Việt Nam, Tổ quốc và em; Thơ Diễm Châu; Mười bài ở Paris và những mảnh rời. Thơ Diễm Châu là cảm xúc nồng ấm pha nỗi ngậm ngùi của một lương tâm trí thức đau đáu trước thân phận quê hương và tình yêu qua một bút pháp hài hoà giữa truyền thống và cách tân. Nhân dịp kỷ niệm năm năm ngày mất của nhà thơ, dịch giả Diễm Châu, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc hai bài thơ của ông.


NHƯ MỘT ĐƯỜNG DÂY HÚT GIÓ

tặng Ngô Kha

Từ biển cả mênh mang với những cánh đồng cát trắng
tôi trở về thành phố ngủ yên
buổi chiều thức dậy trong khe núi
đá khô chờ giọt mưa rưng rưng
ôi quê hương của một dòng sông
với những triền ngô tỏa mềm ánh sáng
những con đò đan những vết thương
lên mình nước dàn đi
những mảnh đời rách nát
tôi trở về để nhìn tôi thiêu thân
và nhìn em đội vòng gai hận thù rướm máu
những ngọn đuốc năm xưa thắp màu hỏa hoàng lên áo ấy
và chiều buồn ru mình vào tiếng ve
những cánh dơi bay về cổ thành
và em làm giọt mưa lăn xuống má
ấy thương yêu gầy trong vành nón
và khổ đau lay từng gót chân nai.

một buổi mai tôi tung tăng ngoài lộ
như bóng mây hồng còn đợi nắng phất phơ
tôi ngửa mặt đón làn sương mai
từ mẩu tre ngà khum vòng tay gió biếc
em lặng lờ như tiếng hát
trong vườn cây vả đã đơm bông
tôi níu chùm hoa dâng một ngày đã mất
và hương hoa làm ngây ngất hồn tôi
tôi đưa tinh tú về bên dẫy núi
đón tay em từng ngón vuốt ve
và thảm cỏ thở mùi tóc trầm
và viền môi quyện áng mây đưa
tôi ngửa mặt nhìn tôi trong ánh mắt
thấy em về trong cánh bướm hư vô.

vào trong ngõ lá thuôn xác xơ màu tưởng niệm
tôi lạc mất tôi trong thành phố và em
khi những bước đi của loài rắn quanh co
còn vần vi bên trái táo
những vết chân của loài rất độc
còn cày sâu trên vừng trán dòng sông
những bụi cỏ lấp dần tiếng hót
của loài chim mang định mệnh trong hồn
tôi ngỡ ngàng đuổi theo em như một đường dây hút gió...

Huế, 1969
DIỄM CHÂU
(Tạp chí Đất Nước số 14, tháng 10-1969)

PHÚN THẠCH CỦA MÙA XUÂN KHẢI HUYỀN

Trên cánh tay mỏi mệt
trên nét mặt buồn thiu
trên chiếc áo sơ-mi nhàu nát
trên đôi giày gót vẹt
trên đôi vai xiêu xiêu chĩu đổ
trên trái tim mười bốn chặng đường khổ nạn
trên vừng trán tầm tã mồ hôi của cơn sốt xuất huyết
trên đôi môi héo khô của mật đắng giấm chua
mùa xuân trở về như lưỡi đòng đâm suốt bên người
những bông hoa đỏ thắm một ngọn đồi trọc.

mùa xuân trở về với tiếng gà eo óc ở thôn xưa
với người lính già bần thần chối bỏ bình yên
với tình yêu run rẩy
trong ánh sáng xanh xao của đức tin hèn mọn
mùa xuân trở về với ba mươi chín lằn roi
với mão gai làm triều thiên cho người khốn khổ
với áo đỏ bết máu với cây sậy quyền uy
mùa xuân trở về với bảy mươi bảy lần sấp ngã
với những tảng đá loang máu người vô tội
với con đường bụi bặm dốc cao
với cánh đồng trống trơn lỗ chỗ những hố bom
rừng lớp lớp bày ra cảnh đìu hiu cách lạ:
những thân cây làm thập tự giữa trời.

mùa xuân trở về với bầy thú săn đuổi con người
với tiếng reo hò của loài kên kên đói khát
năm mươi vì sao giữa một nền trời gạch mặt quay cuồng
năm mươi cánh tay bạch tuộc
chụp bắt
giằng xé
hỏa thiêu
phún thạch đã khô trong ống điếu của nhà trí thức
ở phòng bột đen của hãng Pin lớn người công nhân không tìm thấy ánh sáng
những con chuột chũi mãi đi trong bóng tối sự chết
trên lề đường nhân ái Chúa bị quăng ra
mùa xuân xối nước rửa tay
tiếng hò reo của bầy kên kên
bầy kên kên
bầy kên kên.

DIỄM CHÂU
(Tạp chí Trình Bầy số 36 & 37, Xuân Nhâm Tý, tháng 02-1972)

Vài Dòng : Sinh tại thành phố Hải-phòng, tổng thư ký tạp chí Trình Bầy ở Sài-gòn trước 1975. Rời Việt-nam năm 1983. Đã viết và cho in ở trong nước: Hạnh hoa và Sáng muôn thu (tuyệt bản); ở ngoài nước: Thơ Diễm Châu và Mười bài ở Paris…(phổ biến hạn chế). Còn dịch một số thơ, truyện, kịch của thế giới...



Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

CÓ NGHĨA LÀ XA CÁCH ...ĐỂ YÊU THÔI - NGUYỄN MIÊN THẢO

Nếu còn sống vài ba trăm năm nữa
Nhắc tên em ta vẫn bồi hồi
Tim vẫn đập rộn ràng trong ngực
Khi nghe em về một sáng mưa bay

Biết đâu sẽ có người con gái khác
Làm tim ta đau như em bây giờ
Cũng có thể có người con gái khác
Chẳng bao giờ hiểu hết một nhà thơ

Những khát khao vẫn còn nguyên trai tráng
Vẫn còn nguyên nhịp đập trái tim cuồng
Cũng có thể một ngày hương tình ái
Sẽ không còn mua chuộc được ta chăng?

Nói chuyện xa xôi làm gì thêm mệt
Ta yêu em yêu cả đất cả trời
Ta yêu em có nghĩa là…xa cách
Có nghĩa là xa cách để… yêu thôi

Nếu rủi ro ta với em xa thật
Như bây giờ đang xa cách - sao đâu
Thôi ta hoá thành con ngựa đá
Cất vó một lần cho đến nghìn sau.


NMT

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

SỢI TÓC - NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO




Nghĩ từ sợi tóc bay
Em rụng ngày cả gió

Bờ vai hon gầy
Em rụng nửa đời dông bão

Mùa đi tầm gửi
Sóng quên đường về

Ngồi định vị trái tim
Lý trí ngược bờ cảm xúc

Em loay hoay bốn bức tường
Nỗi buồn lõa thể

Sợi tóc rụng xuống rồi gió mang đi
Quất vào hư không những lời thú tội

Tình yêu kết nụ rồi tàn
Bao giờ ngày xanh trở lại?

Đến một ngày tóc em thành mây trắng
Anh có về vén trọn một đêm mưa?


N.T.A.Đ

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

TIN BUỒN


ĐƯỢC TIN

THÂN MẪU NHÀ BÁO ĐẶNG NHẬT THẮNG
NI CÔ THÍCH NỮ NHUẬN ĐÀO

VIÊN TỊCH 7 GIỜ 30 NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2011
TẠI CHÙA PHẬT NHỰT ,THỊ TRẤN TIÊN THỦY,CHÂU THÀNH,BẾN TRE

HƯỞNG THỌ 92 TUỔI

LỄ NHẬP THÁP 8 GIỜ NGÀY 18 THÁNG 12 NĂM 2011

XIN CHIA BUỒN ĐẾN NHÀ BÁO ĐẶNG NHẬT THẮNG VÀ TANG QUYẾN
CẦU NGUYỆN HƯƠNG HỒN MẸ HỒI QUY TỊNH GIỚI SỚM VỀ NƯỚC PHẬT

lê dân - mỹ lợi - nguyễn miên thảo - phương đông - viêm tịnh
dương đình hùng - từ hoài tấn - đặng quốc thăng - mặc tuyền - kim long
nguyễn thượng hải - nguyễn thanh sơn - văn viết lộc ... và thân hữu

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

CAO HUY KHANH - VN HỒ SƠ HẬU CHIẾN 1975 - 2011 (KỲ 95)



NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ

TƯỞNG NIỆM
432 - Đơn Dương
PHIM VÀ ĐỜI

Diễn viên điện ảnh Việt kiều Mỹ tên thật Bùi Đơn Dương sinh 1957 tại Đà Lạt – Mất tháng 12.2011 ở Mỹ (55 tuổi).

Sau 1975 làm nhân viên một xí nghiệp dược ở TPHCM rồi qua giới thiệu của người anh rể làm đạo diễn ở TPHCM mới chuyển qua làm quen với điện ảnh bắt đầu bằng một vai phụ trong bộ phim truyện “Bức tượng” của đạo diễn Lê Dân năm 1982.

Tuy không học trường lớp điện ảnh chuyên nghiệp nào nhưng có tài năng bẩm sinh diễn xuất đặc biệt có chất nội tâm sâu lắng nên từ đó liên tiếp xuất hiện trong nhiều bộ phim truyện nhựa lẫn truyền hình. Đạt nhiều thành công đáng kể trở thành một nam diễn viên điện ảnh được đánh giá cao đặc biệt qua các phim truyện gây tiếng vang như “Ông Hai Cũ”, “Đời cát”, “Mê thảo”, “Ba mùa”… Tổng cộng trong 20 năm đã đóng 38 phim, một con số sự nghiệp đáng nể trong tình hình nền điện ảnh VN sau chiến tranh còn khá nghèo nàn.

Đặc biệt dù bản thân gia đình theo đạo Thiên Chúa hầu như không có dính líu gì đến cộng sản, có người thân đi nước ngoài song lại đóng rất đạt vai… bộ đội từ thương binh đến sĩ quan, chính ủy! Như vai ông Hai Cũ một nhân vật của nhà văn và nhà lý luận kiêm chính trị Trần Bạch Đằng hay vai nam nhân vật chính sĩ quan bộ đội về quê sau chiến tranh trong “Đời cát” bộ phim đoạt giải lớn Liên hoan Phim VN năm 2000.

Đến năm 2002 xảy ra một bước ngoặt trong sự nghiệp là qua phim “Bốn mùa” do một đạo diễn Việt kiều Mỹ thực hiện (đoạt giải Liên hoan phim Mỹ Sundance) đã được một hãng phim Mỹ mời qua đóng 2 bộ phim “Rồng xanh” (Green Dragon) và “Chúng ta là lính” (We were soldiers) có nội dung liên quan đến VN. “Rồng xanh” kể chuyện về một trại tị nạn của người Việt vượt biên ở Thái Lan, còn “Chúng ta là lính” (có sự tham gia của diễn viên “bom tấn Hollywood” là Mel Gibson) nói về cuộc chiến Việt – Pháp và Việt – Mỹ đã qua, cả 2 không ít thì nhiều đều có dụng ý xuyên tạc chống lại chế độ cộng sản hiện hành tại VN.

Vì thế tuy chỉ đóng vai phụ (vai một thông dịch viên trong phim đầu và vai một sĩ quan cấp tá chỉ huy tiểu đoàn đánh Điện Biên Phủ trong phim sau (vai này ám chỉ một nhân vật có thật sau này là thượng tướng nay đã quá cố chỉ huy một cánh quân tấn công vào Sài Gòn tháng 4.1975) nhưng khi về nước đã bị dư luận báo chí “đánh” tơi tả, ghép tội là “phản bội”! Tuy không bị chính quyền chính thức có biện pháp “trừng phạt” nhưng cũng khó chịu nổi sức ép quá đáng đó nên phải cầu cứu Holllywood can thiệp bảo vệ mình.

Kết quả năm 2003 được phép qua Mỹ định cư (theo người chị ruột bảo lãnh) với lý do trần tình: “Tôi không bao giờ muốn rời bỏ quê hương nhưng họ đã không cho tôi một lối thoát, họ cắt niềm đam mê diễn xuất của tôi, cấm không cho tôi đóng phim, nhục mạ gia đình tôi…”

Tuy nhiên qua Mỹ rồi nhiều năm vẫn chẳng thấy xuất hiện đóng phim gì nữa cũng như ước mơ cùng bạn bè lập một hãng phim riêng không thành. Có thể vì không chọn được phim hay vai phù hợp như tự giải thích hoặc do đã mất “giá trị thời sự” rồi?

Thay vào đó cuộc sống riêng lại bị mang tai tiếng về chuyện tình yêu, hôn nhân. Đầu tiên là chuyện năm 2008 cưới vợ mới là một bà chủ thẩm mỹ viện có cổ phần trong Thúy Nga Paris đã 64 tuổi (lớn hơn 14 tuổi, nguyên là phát thanh viên đài Sài Gòn chế độ cũ), từ đó dẫn đến vụ một ngươì tình cũ cũng là một nữ doanh nhân Việt kiều khác đâm đơn kiện ra tòa về tội lường gạt cả tình lẫn tiền (tống tiền).

Năm 2009 toà án Mỹ xử vắng mặt phải bồi thường 200.000 USD nhưng kháng cáo nên vài tháng sau tòa lại… hủy án!

Qua đời bất ngờ sau một ca mổ tai biến mạch máu não.

951 – Elvis Phương
“HÁT Ở VN LÀ SƯỚNG NHẤT”
Ca sĩ Việt kiều Mỹ tên thật Phạm Ngọc Phương sinh 1945 tại Bình Dương. Sống Mỹ – VN (2011).

Trước 1975 đã là giọng ca nhạc trẻ nổi tiếng ở Sài Gòn cùng ban nhạc Phượng Hoàng (với Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang lo phần nhạc). Chuyên trình diễn nhạc ngoại thường là rock theo phong trào thời đó (lấy nghệ danh theo Elvis Presley mình rất mê, học trường Tây nên giỏi ngoại ngữ như trường hợp Thanh Lan) song cũng hát tốt nhạc trữ tình VN qua những ca khúc gây ấn tượng xúc cảm sâu đậm như “Bài thánh ca buồn”, “Vết thù trên lưng ngựa hoang”, “Chuyện tình buồn”…

Sau 30.4.1975 qua Mỹ tiếp tục biểu diễn dù bạn thân Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang còn kẹt ở lại. Năm 1977 ra album hải ngoại đầu tiên “Hát cho người vượt biên”…

Năm 1980 lấy vợ thứ hai (vợ đầu đã mất, có 3 con) cũng Việt kiều chuyên viên ngành địa ốc có tiếng sau đó chấp nhận bỏ nghề lo việc hậu trường theo chồng lưu diễn, thu âm khắp nơi. Với vợ sau có thêm một con trai.

Năm 1996 lần đầu tiên trở lại quê hương, thăm.quê nhà Bình Dương và TPHCM chốn khởi nghiệp. Là một trong những ca sĩ hải ngoại đầu tiên được cho trình diễn trở lại qua đó ghi nhận khán thính giả trong nước vẫn còn nhớ đến mình: “Với âm nhạc, tôi còn đây bởi tôi còn khán giả, đó là may mắn lớn nhất đời tôi.” Bắt đầu làm quen với “nhạc Cách mạng”, thích nhất bài “Thuyền và biển” của Phan Huỳnh Điểu vì bài “Thuyền và biển” lúc đó cứ như tâm tình của tôi với quê hương”.

Qua lại Mỹ năm 1998 thì bị biến chứng bệnh tim nặng nguy hiểm tính mạng phải phẫu thuật gấp (triệu chứng bệnh đã có từ năm 1994 khiến có vài lần ngất xỉu ngay trên sân khấu song vẫn không chịu nghỉ hát để điều trị) may mà qua khỏi. Ra viện, quay về VN lần thứ hai, ra Nha Trang quê vợ mua nhà ở, nơi có không khí trong lành thích hợp để dưỡng bệnh đồng thời tập luyện hát trở lại.

Đến năm 2000 khi giới ca sĩ hải ngoại được cho phép về biểu diễn bình thường liền quyết định cùng vợ về VN mua nhà vùng giáp ranh TPHCM và quê Bình Dương để ở và trình diễn lâu dài. Quyết định bị phe phái chống Cộng ở Mỹ và Úc chống đối kịch liệt, các bầu sô “tẩy chay” không mời nữa (tuy nhiên chỉ được khoảng 2 năm rồi… thôi!). Nhưng vẫn giữ vững quyết tâm về: “Đời của tôi cũng có những khúc quanh. Mổ tim là một khúc quanh và khúc quanh lớn nữa là chọn trở về VN.”

Từ đó trở thành “sao” một lần nữa trên thị trường ca nhạc trong nước đối với giới khán giả trung niên - và tham gia biểu diễn đóng góp hoạt động từ thiện - dù đã thuộc vào hàng “lão tướng”, lập 2 kỷ lục “Ca sĩ già nhất hát liên tục nhiều bài nhất” (67 tuổi hát 26 bài trong show “Dòng đời” tháng 12.2011 kỷ niệm 50 năm ca hát và “Ca sĩ ghi âm nhiều bài nhất” với trên 1.000 ca khúc VN lẫn quốc tế.

952 – Lê Minh Khuê
NHÀ VĂN NỮ ĐI RA TỪ CHIẾN TRANH
Nhà văn tên thật Vũ Thị Miền sinh 1949 tại Thanh Hóa. Sống ở Hà Nội (2011).

Năm 1965 mới 16 tuổi tình nguyện đi thanh niên xung phong đánh Mỹ.

Năm 1967 bị thương nằm viện được các thương binh cho mượn truyện đọc, qua đó say mê văn chương tập viết bút ký chiến trường gửi đăng báo. Từ đó tiếp tục viết truyện ngắn và truyện vừa đều lấy đề tài từ kinh nghiệm TNXP sống và chiến đấu của bản thân.

Ra viện trở thành phóng viên chiến trường cho báo Tiền Phong từ năm 1969, tham gia nhiều trận đánh lớn trên các mặt trận miền Nam. Tháng 3.1975 theo chân bộ đội tiến vào giải phóng Đà Nẵng.

Sau 1975 chuyển về làm biên tập viên nhà xuất bản. Sáng tác đều tay, in nhiều tập truyện ngắn và truyện vừa ngoài nội dung ký ức về cuộc chiến tranh đã qua còn hướng đến mảng đề tài thời hậu chiến.

Càng ngày viết càng chắc tay đạt giá trị trung thực, tinh tế, sâu lắng gây ấn tượng. Là nhà văn nữ hiếm hoi trực tiếp tham gia cuộc chiến dù viết về chiến tranh hay thời hậu chiến vẫn tiềm ẩn tính nhân văn sâu sắc: “Văn chương thực sự là khi người ta đọc xong còn muốn sống tiếp, tác phẩm phải có một cái gì đó để người ta đỡ thấy kinh khủng (về tai họa chiến tranh, tệ nạn xã hội)…”

Hai lần đoạt giải Hội Nhà văn VN. Đặc biệt được quốc tế đánh giá cao, dịch ra tiếng Anh in ở Mỹ một số tác phẩm tiêu biểu như “Ký sự những mảnh đời trong ngõ”, “Những ngôi sao, Trái đất, Dòng sông” 1995, “Phía bên kia trời xanh” 1997… Cả dịch tiếng Đức (“Những bi kịch nhỏ”).

Năm 2008 là nhà văn VN đầu tiên được tặng giải thưởng văn học quốc tế của Hàn Quốc qua tập truyện “Những ngôi sao, Trái đất, Dòng sông” (tiếng Anh) với sự ghi nhận: “Lê Minh Khuê ban đầu được biết đến bằng những tác phẩm viết về các cô gái TNXP. Tác phẩm thời hậu chiến của bà quan tâm đến hậu quả chiến tranh đối với đất nước mình… Được thể hiện bằng một văn phong đẹp, chua xót và trang nghiêm…”


953 – Lê Quang Lưỡng
TỰ NHẬN “BẠI TƯỚNG LƯU VONG”
Chuẩn tướng VNCH sinh 1932 tại Bình Dương – Mất 2005 ở Mỹ (74 tuổi).

Tư lệnh cuối cùng (từ năm 1972) Sư đoàn Dù, binh chủng thiện chiến nhất của chế đội cũ.

Nhưng trong biến cố 30.4.1975 hầu như bị bó tay không làm được gì khi toàn bộ sư đoàn bị Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bất ngờ ra lệnh điều binh xé lẻ từ Quảng Trị rút vào Nha Trang và Sài Gòn khiến đi tới chỗ chưa kịp đánh đã tan rã. Bản thân phải di tản qua Mỹ.

Trên xứ người ban đầu có tham gia vào một số hoạt động tổ chức tính đưa quân về VN “tái giải phóng” song sau một thời gian thấy vô ích nên chán nản rút vào ở ẩn.

Từ đây có suy nghĩ đặt vấn đề về các quyết định điều quân khó hiểu của Tổng thống NV Thiệu lúc đó đặc biệt với Sư đoàn Dù của mình và rút ra kết luận có lẽ do ông Thiệu sợ bị đảo chính nên tìm cách chia cắt các lực lượng nghi ngờ có thể tham gia lật đổ mình. Nhưng chính vì quá lo cho an nguy bản thân mà vô hình chung đã tự làm suy yếu quân đội đưa đến cả chế độ sụp đổ.

Những suy nghĩ dằn vặt cuối đời đã khiến để lời dặn trước khi qua đời rằng đừng phủ lá cờ VNCH lên quan tài mình như thông lệ vì tự cảm thấy mình là “bại tướng lưu vong” không xứng đáng! Cũng không nhận vòng hoa phúng điếu, chỉ nhận tiền đi điếu để gom lại gửi về quê hương giúp đỡ thương phế binh VNCH còn sống lây lất trong chế độ mới.

954 – Ngô Phúc Hậu
VÀO MẬT KHU TRUYỀN ĐẠO
Linh mục sinh 1936 tại Phú Thọ. Sống ở Cà Mau (2011).

Di cư vào Nam 1954. Sau thời gian làm hiệu trưởng một trường trung học của Thiên Chúa giáo ở Cần Thơ đã chuyển về làm linh mục ở Cà Mau tình nguyện chuyên nhiệm vụ truyền giáo.

Rất quan tâm đến đồng bào tín đồ nghèo nơi những vùng xa xôi hẻo lánh trong tỉnh nên đầu năm 1973 tự nguyện đi thực tế truyền đạo vào vùng Năm Căn lúc đó nằm trong tay cộng sản kiểm soát. Tuy vậy với sự khôn khéo cộng với lòng trung thực, thiện chí chỉ làm việc tôn giáo không dính líu gì đến chính trị, sau khi được cán bộ cộng sản điều tra đã được chấp nhận cấp giấy phép cho đi lại, ra vào vùng mật khu này để truyền đạo.

Đến đầu năm 1975 do chuyển biến thời cuộc chuẩn bị cuộc tổng tiến công miền Nam nên một số tu sĩ Thiên Chúa giáo trong vùng giải phóng bị cộng sản bắt giữ. Thấy vậy nóng lòng mới đi vào mật khu lần nữa định nhờ mối quan hệ quen biết trước với cán bộ để xin thả cho các đồng đạo, không ngờ… bị bắt luôn! Ban đầu giam giữ nhưng sau do cấp trên can thiệp nên chỉ bị giữ quản thúc tại nhà dân.

Qua tháng 6.1975 khi tình hình cộng sản chiếm chính quyền đã tương đối ổn định mới được lệnh trảû tự do. Nhưng xui xẻo tối hôm trước ngày được thả trong cuộc nói chuyện riêng tâm tình với đồng đạo đã lỡ lời… chê cộng sản “dốt”… bị cán bộ nghe được! Thế nên hôm sau tuy vẫn được thả về Cà Mau song phải chịu án… quản thúc tại gia (nhà dòng) 14 năm! Là án quản thúc “miệng” chứ không hề có giấy tờ, văn bản nào.

Mãi đến năm 1989 bắt đầu thời Đổi Mới mới kết thúc án trên, kết thúc cũng không kèn không trống!

Từ đó lại lăn lưng vào làm nhiệm vụ truyền đạo với đối tượng quan tâm chính là giới tín đồ nông dân nghèo sống ở các vùng xa vùng sâu. Trong đó có vùng Năm Căn kỷ niệm làm quen với cộng sản.

Với lý tưởng cực kỳ trong sáng, giản dị nhắm xây dựng niềm tin Thiên Chúa trong lòng con người là mục đích tối hậu chứ không phải những hình thức phù phiếm bên ngoài, chủ yếu xây dựng con người tín đồ trước đã rồi mới tính chuyện xây nhà thờ sau: “25 năm ở Năm Căn không xây được nhà thờ nào, chỉ là những “chòi thờ”… Ước gì có một “nhà thờ nổi” ở vùng này để đi tới đâu thì đem nhà thờ tới đó”!

Năm 1994 được cử làm chánh xứ một vùng như thế, vùng Cái Rắn đã góp phần nâng số giáo dân ở đây từ 501 người lên 2.500 người. Luôn gắn liền nhiệm vụ truyền đạo với các công tác xã hội cụ thể, thực tế như vận động giúp địa phương xây đường bê tông, xây cầu, trạm y tế, đào giếng nước, làm Nhà Tình thương, cấp học bổng cho học trò nghèo…

Hết sức tận tụy với nhiệm vụ truyền giáo bất kể khó khăn gian khổ, sức khỏe khiến tai điếc, mắt mù (một mắt trước kia đã hư, mắt còn lại sau này cũng lây bệnh yếu hẳn). Đã mấy lần đi Thái Lan, đi Mỹ chữa vẫn không khỏi dù không muốn đi: “Chữa xong thì tới ngày Chúa gọi về. Uổng tiền! Để tiền giúp người nghèo” và “Có khi tôi mù và đức lại nảy sinh ra nhiều sáng kiến truyền giáo hơn là sáng mắt và thính tai.”

Rất được bà con tín đồ nghèo Nam bộ yêu mến gọi là “Tám Hậu”, “Ông Cố”, “linh mục Hai Lúa”.

Song song đó còn viết rất nhiều về công việc của mình với lối hành văn dí dỏm, tươi trẻ, lạc quan truyền cho mọi người niềm tin yêu vui sống “đẹp đạo đẹp đời”. Liên tục in nhiều tác phẩm được hoan nghênh (tái bản cả ở Mỹ) như “Nhật ký truyền giáo”, “Nhật ký Giê Su”, “Lời ruộng truyền giáo”, “Dấu chân của Thầy”, “Viết cho em”…

Viết cũng như truyền giáo, viết để truyền giáo cứ “làm hoài, làm đến chết vẫn là muối bỏ biển. Số người nghèo thì nghèo thêm… Làm được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu… Ta là trâu, Chúa là thợ cày. Trâu kéo cày, Chúa sắm cày…”

955 - Nguyễn Hữu Có
CẢI TẠO 12 NĂM THÀNH “NHÂN SĨ”
Cựu trung tướng VNCH sinh 1925 tại VN. Sống ở TPHCM (2011).

Thuộc nhóm tướng Dương Văn Minh đảo chính Ngô Đình Diệm, đến giữa thập niên 1960 từng làm bộ trưởng quốc phòng, phó thủ tướng VNCH.

Năm 1967 bị phe “tướng trẻ” Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ lừa cho đi công cán Đài Loan, Hàn Quốc rồi… cách chức cấm trở về khiến phải qua sống lưu vong ở Hong Kong.

Năm 1970 Tổng thống NV Thiệu cho phép về song buộc giải ngũ ra ngoài làm kinh doanh, ngân hàng dân sự.

Khi tướng Dương văn Minh lên cầm quyền tổng thống vài ngày trước 30.4.1975 đã cho gọi lại chuẩn bị giao nhiệm vụ nhưng chưa kịp động tay động chân gì thì… giải phóng!

Bản thân chập chờn nửa đi nửa ở, cuối cùng chấp nhận ở lại không theo Mỹ đi di tản dù cố vấn Mỹ sẵn sàng giúp vì nghĩ mình đã giải ngũ rồi không tội vạ gì với cách mạng. Sau đó muốn vượt biên thì sợ nguy hiểm cho gia đình có đến 12 đứa con nên thôi. Rốt cuộc… đi cải tạo 12 năm tận ngoài Bắc!

Trong thời gian ở trại đã được “Ơn trên kêu gọi” (vợ con mắc bệnh nặng được cầu nguyện mà khỏi bệnh) tự nguyện bỏ đạo Phật cải đạo Tin Lành năm 1983.

Năm 1987 được thả về “loanh quanh trong nhà trồng rau, nuôi gà”.

Đến cuối những năm 1990 được gợi ý tham gia hoạt động xã hội, qua năm 2004 chấp nhận lời mời làm thành viên Uy ban Mặt trận Tổ quốc VN với tư cách “nhân sĩ” (nhân vật của chế độ cũ) cổ xúy cho tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc. Được cho đi Mỹ thăm viếng người thân, bạn bè.

Hàng tuần vẫn phụ việc nấu cháo từ thiện một lần cho bệnh nhân Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

956 - Nguyễn Khắc Ngữ
LINH MỤC THỌ NHẤT NƯỚC
Linh mục Thiên Chúa giáo sinh 1909 tại Thái Bình – Mất 2009 (101 tuổi).

Di cư vào Nam 1954 ban đầu phụng vụ ở giáo phận Gò Vấp, Sài Gòn.

Chuyển về Long Xuyên, năm 1960 trở thành tổng giám mục đầu tiên giáo phận này.

Sau 1975 tiếp tục giữ vững cương vị chăn dắt giáo dân bảo vệ niềm tin chấp nhận sống hòa hợp với cộng sản. Đóng một vai trò “hòa giải hòa hợp tôn giáo” với cộng sản tiêu biểu ở vùng đất Nam bộ tương tự cố Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình ở TPHCM, cũng vì thế mà bị giới chống đối tố là “tay sai cộng sản! Đào tạo nên những đệ tử kế thừa xứng đáng như linh mục Bùi Tuần sau này thay thế mình, Ngô Quang Kiệt từng làm Tổng Giám mục Hà Nội…

Bản thân sống rất đạo đức, thanh bạch. Chỉ sống trong căn phòng nhỏ 20m2 không có cả máy truyền hình, ngủ trên chiếc giường cũ, tự tay quét dọn giặt áo quần hàng ngày, chắt bóp để dành tiền tiêu gửi cho tín đồ nghèo ở xa…

Thọ 101 tuổi nhất họ đạo cả nước, cũng là linh mục sống thọ thứ ba Giáo hội Thiên Chúa giáo toàn thế giới.

957 - Nguyễn Khoa Phong
HAI THẾ HỆ GIA ĐÌNH LY TÁN
Cán bộ về hưu sinh khoảng 1907 tại Huế – Mất 1999 ở Huế (93 tuổi).

Thuộc dòng dõi gia đình quyền quý triều Nguyễn nhưng vẫn cùng vợ tham gia kháng chiến chống Pháp. Cả 5 con đều ở lại, 2 con trai đã du học Pháp và 3 con gái sống với dì tại Sài Gòn.

Năm 1954 cùng vợ tập kết ra Bắc. Không đưa các con đi theo.

Sau 1954 làm ngành ngoại giao tại Hà Nội.

Trong lúc đó ở miền Nam, con trai đầu tốt nghiệp bác sĩ về nước có lúc làm hiệu trưởng ĐH Y Huế rồi vào Sài Gòn dạy ĐH Y, con trai thứ kỹ sư làm ở Pháp rồi chuyển qua Mỹ. Con gái lấy chồng đại tá VNCH theo tướng Nguyễn Khánh, con gái thứ cũng lấy chồng thiếu tá Quân đoàn 1 đóng tại Đà Nẵng.

Đến tháng 3.1975 khi Đà Nẵng bị cộng sản bao vây sắp đầu hàng, người con gái thứ hai (làm cơ quan Mỹ) cùng con trai đầu bay vào Sài Gòn trước chờ chồng dẫn 4 đứa con còn lại (3 gái 1 trai) vào sau. Người chồng bận chỉ huy tiểu đoàn trực chiến nên giao 4 con cho thuộc cấp đưa ra sân bay Đà Nẵng lên phi cơ vào Sài Gòn nhưng phút chót sân bay rơi vào cảnh di tản hỗn loạn khiến cả 4 đứa con đó bị kẹt lại. Còn người chồng khi đơn vị tan hàng chỉ kịp bơi ra biển nhờ tàu Mỹ vớt lên đưa vào Sài Gòn. Đến khi đó 2 vợ chồng mới biết 4 con bị rớt lại Đà Nẵng thì đã muộn không sao cứu vãn được.

Đến 30.4 giải phóng Sài Gòn, 2 vợ chồng (và con trai đầu) không còn cách nào khác là đành gạt lệ ra đi di tản qua Mỹ, bỏ lại 4 con cho… cộng sản! Vợ chồng con cái người con gái đầu ở Sài Gòn cũng vậy, con trai bác sĩ thì trở lại Pháp, chỉ con gái út chưa chồng nên chấp nhận không đi chờ gặp lại cha mẹ từ miền Bắc vào.

Buồn thay cô chỉ gặp lại mỗi người cha già. Vì trước đó 2 ông bà đang đi nghỉ ở Liên Xô được tin miền Nam sắp giải phóng vội vàng bay về Hà Nội chuẩn bị vào Nam gặp con, nào ngờ trên đường bay bà vợ có lẽ do xúc động sắp gặp lại con sau hơn 20 năm xa cách (và cháu chưa hề thấy mặt) đã lên cơn đau tim đột tử ngay trên máy bay!

Còn lại một mình người cha tìm vào Sài Gòn chỉ gặp được cô con gái út và 4 đứa cháu lạc loài cha mẹ đã cách xa diệu vợi. Thế là với lương hưu ông – và người con gái út - phải tìm cách chắt chiu tiền bạc nuôi các cháu.

Đến đầu những năm 1980 người con gái thứ ở Mỹ để lạc 4 con ở lại tận dụng mối liên hệ quen biết hồi làm sở Mỹ ở Đà Nẵng tìm cách vận động qua trung gian Pháp (lúc đó Mỹ đang cấm vận VN) để xin bảo lãnh đặc biệt cho 4 con qua đoàn tụ gia đình (như chế độ O.D.P sau này mà lúc đó chưa có). Tương tự tại VN, ông nội của chúng nguyên cán bộ ngoại giao miền Bắc cũng góp tay vào việc này.

Kết quả cả 4 con được ra đi hợp pháp năm 1982, một trường hợp hiếm có thời này khi Mỹ – VN vẫn chưa tái lập quan hệ.

Xong nghĩa vụ làm ông đến nhiệm vụ làm cha lại phải ra tay “chạy án” cho con gái út bị kiện ra tòa vì tội “huy động vốn” buôn hàng lậu phổ biến thời này dẫn đến trắng tay quỵt nợ!

Cuối đời còn lại một mình thân già cô độc không ai săn sóc (con gái út buồn đời gần như bỏ đi tu luôn!) mới quyết định quay về quê hương Huế sống nương nhờ vào bà con. Đến khi nhắm mắt vẫn không được gặp lại các con ở nước ngoài, chỉ một lần có người con rể về thăm cám ơn đã nuôi 4 cháu rồi giúp chúng ra đi ngày trước.


958 - Nguyễn Mạnh Côn
TIỂU THUYẾN GIA KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG TIÊN PHONG
Nhà văn sinh 1920 tại miền Bắc – Mất 1979 ở Đồng Nai (60 tuổi).

Di cư vào Nam năm 1954.

Gia nhập quân đội VNCH làm báo ngành tâm lý chiến. Từ đó bắt đầu ấp ủ lập chủ thuyết chống Cộng bằng cách dựa trên thuyết duy tâm chống duy vật cộng sản.

Ban đầu thể hiện ý hướng đó qua vài tác phẩm đầu mang tính lý thuyết chính trị như “Việt Minh người đi đâu?” và “Đem tâm tình viết lịch sử”. Cuốn sau được tặng giải thưởng quốc gia thời Ngô Đình Diệm.

Nhưng được một thời gian thấy không được hưởng ứng, không đi đến đâu nên xin giải ngũ ra ngoài viết báo, viết văn (còn bút hiệu Nguyễn Kiên Trung, Đằng Văn Hầu).

Bấy giờ mới tập trung sáng tác tiểu thuyết theo thể loại khoa học viễn tưởng trình độ lý thuyết cao mà xuyên suốt vẫn là đề cao duy tâm chống duy vật. Tuy tiểu thuyết mang tính phản biện chính trị song qua đó vẫn thể hiện chất lượng tư duy, kết cấu văn học đạt giá trị rất hiếm hoi về thể loại tiểu thuyết đó thời này như các cuốn “Mối tình màu hoa đào”, “Giấc mơ của đá”, Tình cao thượng”, “Yêu anh vượt chết”…

Sau 30.4.75 phải đi cải tạo ở Đồng Nai. Từng bị quản giáo công khai lên án “Chặt 3 cái đầu mới xứng tội!”

Năm 1979 đại diện tù nhân đứng lên phát biểu phản đối chế độ cải tạo không làm đúng lời hứa “học tập” 3 năm rồi thả về. Đương nhiên bị đưa đi biệt giam, liền tuyệt thực chống đối.

Vì thế biệt giam 5 ngày thì được thả ra nhưng không cho về ở chung với tù chính trị chế độ cũ mà nhốt chung với… tù hình sự.

Lớn tuổi mà lại mới nhịn ăn mấy ngày nên sức khỏe suy sụp nhanh (lại thêm còn nghiện thuốc phiện vào đây thường xuyên bị vật vã) dẫn đến mắc bệnh kiết lỵ song bị cấm thăm nuôi. Từ đó kiệt sức chết tức tưởi bên cạnh chẳng có bạn bè, người thân mà chỉ bọn tù đâm chém cướp của. Đẩy xe đem đi chôn trong rừng gần trại là 4 bạn tù đó!

959 - Nguyễn Minh Mẫn
ÔNG “BA KHÙNG”
Cán bộ về hưu sinh 1945 tại Bình Dương. Sống ở Bình Dương (2011).

Năm 16 tuổi bỏ vào bưng theo cộng sản đánh Mỹ. Nhờ có học (đang học lớp đệ nhất) nên được cho đi học làm y tá tiền tuyến phục vụ chiến trường Bình Phước, Tây Ninh.

Tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, sau đó được cho xuất ngũ thương binh 3/4 tỷ lệ thương tật 49%.

Vào làm Sở Công nghiệp rồi Sở Lao động & Thương binh xã hội TPHCM rồi chuyển qua Trung tâm Nuôi dưỡng người già và tàn tật Đồng Nai. Trong thời gian này tiếp tục học tốt nghiệp THPT và vào đại học.

Lo làm và lo học khiến đến lúc về hưu năm 2006 vẫn chưa lập gia đình.

Trong tình cảnh rảnh rỗi không vướng bận chuyện nhà, lại có kinh nghiệm làm công tác xã hội ở cơ quan từng trải với biết bao người bất hạnh gặp cảnh nghèo khổ ngặt nghèo sau chiến tranh nên từ đó mới nảy sinh ý xây dựng cơ sở từ thiện giúp đỡ những đối tượng đó.

Bắt đầu bằng cơ sở từ thiện đặt tên Từ Tâm Nhân Ai lập ở ngay ở vùng chiến trường xưa thuộc huyện Tân Uyên, Bình Dương. Nơi đây nhận nuôi dưỡng miễn phí người già tứ cố vô thân, các bà mẹ đơn thân nuôi con dại, các trẻ mồ côi lang thang bụi đời… Không chỉ nuôi mà còn quan tâm đi xin việc cho các bà mẹ trẻ hay tập cho họ làm thợ may gia công tại trung tâm.

Đến 2009 tại đây nuôi 40 cụ già, 20 bà mẹ mang thai không chồng, 20 trẻ em…

Toàn bộ chi phí tự bỏ tiền túi từ khoản lương hưu và tiền cho thuê ngôi nhà được cấp ở TPHCM. Không đủ thì tổ chức chăn nuôi, trồng rau kiếm thêm phụ vào. Không đủ tiền thuê nhân viên nên một mình phải làm luôn chân đưa rước, dọn dẹp vệ sinh tại chỗ…

Ban đầu bị bạn bè, người nhà nghi ngờ thiện chí, dèm pha này nọ gọi là Ông Ba “Khùng” (từ tên Ba Mẫn kiểu dân Nam bộ) song dần dà người ta hiểu rõ tấm lòng mới tìm cách hỗ trợ. Bấy giờ thì biệt danh Ông “Ba Khùng” thành ra Ông “Bụt sống”. Cũng như Trung tâm Từ Tâm Nhân Ai còn có thêm tên mới “Ngôi nhà Hạnh phúc”.

Từ điển hình trên còn dự định lập thêm 2 điểm tương tự tại Đồng Nai. Ngoài ra đêm đêm rảnh rỗi còn viết cuốn nhật ký đặt nhan đề là “Con không có tội” ý muốn nói lên nỗi lòng của con trẻ chịu số phận hẩm hiu khốn khó là do tội lỗi người lớn gây nên.

960 - Nguyễn Ngọc Diêu
CẢ NHÀ TÂM THẦN CÙNG ĐI ĂN MÀY
Nông dân sinh 1945 tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2004).
Năm 1963 lúc 18 tuổi vào bộ đội lên đường đánh Mỹ.
Năm 1969 bị thương được cho xuất ngũ về quê lấy vợ rồi dắt nhau lên vùng rừng núi Kim Thành khai khẩn lấy đất làm ruộng.

Năm 1973 sinh con đầu lòng cũng là lúc bị bệnh nặng nằm liệt giường mấy tháng trời nhưng khỏi bệnh lại sinh ra gần như mất trí, lẩn thẩn khi nhớ khi quên như người khùng, có khi bỏ đi lang thang như người mộng du. Có lẽ là hậu quả vết thương thương chiến tranh mà nay không có phương tiện thuốc thang chữa trị (có cũng nghèo quá không tiền) thành ra bệnh dạng tâm thần.

Ông bố đưa con đi tìm nơi chữa trị không kết quả, về nhà suy nghĩ buồn rầu rồi giống như… lây bệnh ngơ ngơ ngẩn ngẩn như người không hồn. Cả bà vợ chăm chồng dần dà không hiểu sao cũng có dấu hiệu ngây dại “dở người” gần giống vậy. Đứa con gái thứ hai lớn lên lại cũng mắc chứng ngờ nghệch tới mức bị kẻ xấu làm bậy có bầu sinh con mà vẫn cứ nhởn nhơ như không!

Ở chung nhà còn có vợ chồng ông chú ruột già yếu không con cái đành làm nghề đi ăn xin độ nhật. Thấy vậy 2 vợ chồng cũng bắt chước đi ăn mày theo bởi bây giờ không còn đầu óc tỉnh táo để lo việc ruộng nương nữa (cho người khác mượn đất làm).

Hai vợ chồng đi ăn xin còn cõng theo đứa con gái thứ ba cứ thế đi khắp phố chợ, nhà ga, nhà hàng xin tiền, cơm thừa canh cặn (còn đứa con trai đầu đã theo bà con vào Nam làm nghề kiếm sống).

Thế rồi bỗng nhiên đứa con gái bé bỏng đến lúc lên 7 tuổi kiên quyết không chịu theo bố mẹ đi ăn mày nữa mà đòi… đi học bắt chước các bạn đồng trang lứa mình nhìn thấy trên nẻo đường gió bụi lâu nay.

Bố mẹ đành cho con đi học, không ngờ cháu học giỏi!

Không chỉ học giỏi mà còn lao động giỏi nữa, một mình đảm đang lo hết việc nhà đỡ đần bố mẹ nay đã già yếu. Vừa đi học đạp xe đến trường 10km vừa tranh thủ rảnh thì vào rừng chặt củi đạp xe hơn 20km đem ra chợ bán hoặc đi cấy thuê, gặt mướn. Rồi còn tự mình lấy lại 6 sào ruộng nhà để làm…

Nhờ một tay em mà cả nhà đã chấm dứt số kiếp đi ăn mày tập thể.

(Còn tiếp)