NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
TƯỞNG NIỆM
432 - Đơn Dương
PHIM VÀ ĐỜI
Diễn viên điện ảnh Việt kiều Mỹ tên thật Bùi Đơn Dương sinh 1957 tại Đà Lạt – Mất tháng 12.2011 ở Mỹ (55 tuổi).
Sau 1975 làm nhân viên một xí nghiệp dược ở TPHCM rồi qua giới thiệu của người anh rể làm đạo diễn ở TPHCM mới chuyển qua làm quen với điện ảnh bắt đầu bằng một vai phụ trong bộ phim truyện “Bức tượng” của đạo diễn Lê Dân năm 1982.
Tuy không học trường lớp điện ảnh chuyên nghiệp nào nhưng có tài năng bẩm sinh diễn xuất đặc biệt có chất nội tâm sâu lắng nên từ đó liên tiếp xuất hiện trong nhiều bộ phim truyện nhựa lẫn truyền hình. Đạt nhiều thành công đáng kể trở thành một nam diễn viên điện ảnh được đánh giá cao đặc biệt qua các phim truyện gây tiếng vang như “Ông Hai Cũ”, “Đời cát”, “Mê thảo”, “Ba mùa”… Tổng cộng trong 20 năm đã đóng 38 phim, một con số sự nghiệp đáng nể trong tình hình nền điện ảnh VN sau chiến tranh còn khá nghèo nàn.
Đặc biệt dù bản thân gia đình theo đạo Thiên Chúa hầu như không có dính líu gì đến cộng sản, có người thân đi nước ngoài song lại đóng rất đạt vai… bộ đội từ thương binh đến sĩ quan, chính ủy! Như vai ông Hai Cũ một nhân vật của nhà văn và nhà lý luận kiêm chính trị Trần Bạch Đằng hay vai nam nhân vật chính sĩ quan bộ đội về quê sau chiến tranh trong “Đời cát” bộ phim đoạt giải lớn Liên hoan Phim VN năm 2000.
Đến năm 2002 xảy ra một bước ngoặt trong sự nghiệp là qua phim “Bốn mùa” do một đạo diễn Việt kiều Mỹ thực hiện (đoạt giải Liên hoan phim Mỹ Sundance) đã được một hãng phim Mỹ mời qua đóng 2 bộ phim “Rồng xanh” (Green Dragon) và “Chúng ta là lính” (We were soldiers) có nội dung liên quan đến VN. “Rồng xanh” kể chuyện về một trại tị nạn của người Việt vượt biên ở Thái Lan, còn “Chúng ta là lính” (có sự tham gia của diễn viên “bom tấn Hollywood” là Mel Gibson) nói về cuộc chiến Việt – Pháp và Việt – Mỹ đã qua, cả 2 không ít thì nhiều đều có dụng ý xuyên tạc chống lại chế độ cộng sản hiện hành tại VN.
Vì thế tuy chỉ đóng vai phụ (vai một thông dịch viên trong phim đầu và vai một sĩ quan cấp tá chỉ huy tiểu đoàn đánh Điện Biên Phủ trong phim sau (vai này ám chỉ một nhân vật có thật sau này là thượng tướng nay đã quá cố chỉ huy một cánh quân tấn công vào Sài Gòn tháng 4.1975) nhưng khi về nước đã bị dư luận báo chí “đánh” tơi tả, ghép tội là “phản bội”! Tuy không bị chính quyền chính thức có biện pháp “trừng phạt” nhưng cũng khó chịu nổi sức ép quá đáng đó nên phải cầu cứu Holllywood can thiệp bảo vệ mình.
Kết quả năm 2003 được phép qua Mỹ định cư (theo người chị ruột bảo lãnh) với lý do trần tình: “Tôi không bao giờ muốn rời bỏ quê hương nhưng họ đã không cho tôi một lối thoát, họ cắt niềm đam mê diễn xuất của tôi, cấm không cho tôi đóng phim, nhục mạ gia đình tôi…”
Tuy nhiên qua Mỹ rồi nhiều năm vẫn chẳng thấy xuất hiện đóng phim gì nữa cũng như ước mơ cùng bạn bè lập một hãng phim riêng không thành. Có thể vì không chọn được phim hay vai phù hợp như tự giải thích hoặc do đã mất “giá trị thời sự” rồi?
Thay vào đó cuộc sống riêng lại bị mang tai tiếng về chuyện tình yêu, hôn nhân. Đầu tiên là chuyện năm 2008 cưới vợ mới là một bà chủ thẩm mỹ viện có cổ phần trong Thúy Nga Paris đã 64 tuổi (lớn hơn 14 tuổi, nguyên là phát thanh viên đài Sài Gòn chế độ cũ), từ đó dẫn đến vụ một ngươì tình cũ cũng là một nữ doanh nhân Việt kiều khác đâm đơn kiện ra tòa về tội lường gạt cả tình lẫn tiền (tống tiền).
Năm 2009 toà án Mỹ xử vắng mặt phải bồi thường 200.000 USD nhưng kháng cáo nên vài tháng sau tòa lại… hủy án!
Qua đời bất ngờ sau một ca mổ tai biến mạch máu não.
951 – Elvis Phương
“HÁT Ở VN LÀ SƯỚNG NHẤT”
Ca sĩ Việt kiều Mỹ tên thật Phạm Ngọc Phương sinh 1945 tại Bình Dương. Sống Mỹ – VN (2011).
Trước 1975 đã là giọng ca nhạc trẻ nổi tiếng ở Sài Gòn cùng ban nhạc Phượng Hoàng (với Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang lo phần nhạc). Chuyên trình diễn nhạc ngoại thường là rock theo phong trào thời đó (lấy nghệ danh theo Elvis Presley mình rất mê, học trường Tây nên giỏi ngoại ngữ như trường hợp Thanh Lan) song cũng hát tốt nhạc trữ tình VN qua những ca khúc gây ấn tượng xúc cảm sâu đậm như “Bài thánh ca buồn”, “Vết thù trên lưng ngựa hoang”, “Chuyện tình buồn”…
Sau 30.4.1975 qua Mỹ tiếp tục biểu diễn dù bạn thân Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang còn kẹt ở lại. Năm 1977 ra album hải ngoại đầu tiên “Hát cho người vượt biên”…
Năm 1980 lấy vợ thứ hai (vợ đầu đã mất, có 3 con) cũng Việt kiều chuyên viên ngành địa ốc có tiếng sau đó chấp nhận bỏ nghề lo việc hậu trường theo chồng lưu diễn, thu âm khắp nơi. Với vợ sau có thêm một con trai.
Năm 1996 lần đầu tiên trở lại quê hương, thăm.quê nhà Bình Dương và TPHCM chốn khởi nghiệp. Là một trong những ca sĩ hải ngoại đầu tiên được cho trình diễn trở lại qua đó ghi nhận khán thính giả trong nước vẫn còn nhớ đến mình: “Với âm nhạc, tôi còn đây bởi tôi còn khán giả, đó là may mắn lớn nhất đời tôi.” Bắt đầu làm quen với “nhạc Cách mạng”, thích nhất bài “Thuyền và biển” của Phan Huỳnh Điểu vì bài “Thuyền và biển” lúc đó cứ như tâm tình của tôi với quê hương”.
Qua lại Mỹ năm 1998 thì bị biến chứng bệnh tim nặng nguy hiểm tính mạng phải phẫu thuật gấp (triệu chứng bệnh đã có từ năm 1994 khiến có vài lần ngất xỉu ngay trên sân khấu song vẫn không chịu nghỉ hát để điều trị) may mà qua khỏi. Ra viện, quay về VN lần thứ hai, ra Nha Trang quê vợ mua nhà ở, nơi có không khí trong lành thích hợp để dưỡng bệnh đồng thời tập luyện hát trở lại.
Đến năm 2000 khi giới ca sĩ hải ngoại được cho phép về biểu diễn bình thường liền quyết định cùng vợ về VN mua nhà vùng giáp ranh TPHCM và quê Bình Dương để ở và trình diễn lâu dài. Quyết định bị phe phái chống Cộng ở Mỹ và Úc chống đối kịch liệt, các bầu sô “tẩy chay” không mời nữa (tuy nhiên chỉ được khoảng 2 năm rồi… thôi!). Nhưng vẫn giữ vững quyết tâm về: “Đời của tôi cũng có những khúc quanh. Mổ tim là một khúc quanh và khúc quanh lớn nữa là chọn trở về VN.”
Từ đó trở thành “sao” một lần nữa trên thị trường ca nhạc trong nước đối với giới khán giả trung niên - và tham gia biểu diễn đóng góp hoạt động từ thiện - dù đã thuộc vào hàng “lão tướng”, lập 2 kỷ lục “Ca sĩ già nhất hát liên tục nhiều bài nhất” (67 tuổi hát 26 bài trong show “Dòng đời” tháng 12.2011 kỷ niệm 50 năm ca hát và “Ca sĩ ghi âm nhiều bài nhất” với trên 1.000 ca khúc VN lẫn quốc tế.
952 – Lê Minh Khuê
NHÀ VĂN NỮ ĐI RA TỪ CHIẾN TRANH
Nhà văn tên thật Vũ Thị Miền sinh 1949 tại Thanh Hóa. Sống ở Hà Nội (2011).
Năm 1965 mới 16 tuổi tình nguyện đi thanh niên xung phong đánh Mỹ.
Năm 1967 bị thương nằm viện được các thương binh cho mượn truyện đọc, qua đó say mê văn chương tập viết bút ký chiến trường gửi đăng báo. Từ đó tiếp tục viết truyện ngắn và truyện vừa đều lấy đề tài từ kinh nghiệm TNXP sống và chiến đấu của bản thân.
Ra viện trở thành phóng viên chiến trường cho báo Tiền Phong từ năm 1969, tham gia nhiều trận đánh lớn trên các mặt trận miền Nam. Tháng 3.1975 theo chân bộ đội tiến vào giải phóng Đà Nẵng.
Sau 1975 chuyển về làm biên tập viên nhà xuất bản. Sáng tác đều tay, in nhiều tập truyện ngắn và truyện vừa ngoài nội dung ký ức về cuộc chiến tranh đã qua còn hướng đến mảng đề tài thời hậu chiến.
Càng ngày viết càng chắc tay đạt giá trị trung thực, tinh tế, sâu lắng gây ấn tượng. Là nhà văn nữ hiếm hoi trực tiếp tham gia cuộc chiến dù viết về chiến tranh hay thời hậu chiến vẫn tiềm ẩn tính nhân văn sâu sắc: “Văn chương thực sự là khi người ta đọc xong còn muốn sống tiếp, tác phẩm phải có một cái gì đó để người ta đỡ thấy kinh khủng (về tai họa chiến tranh, tệ nạn xã hội)…”
Hai lần đoạt giải Hội Nhà văn VN. Đặc biệt được quốc tế đánh giá cao, dịch ra tiếng Anh in ở Mỹ một số tác phẩm tiêu biểu như “Ký sự những mảnh đời trong ngõ”, “Những ngôi sao, Trái đất, Dòng sông” 1995, “Phía bên kia trời xanh” 1997… Cả dịch tiếng Đức (“Những bi kịch nhỏ”).
Năm 2008 là nhà văn VN đầu tiên được tặng giải thưởng văn học quốc tế của Hàn Quốc qua tập truyện “Những ngôi sao, Trái đất, Dòng sông” (tiếng Anh) với sự ghi nhận: “Lê Minh Khuê ban đầu được biết đến bằng những tác phẩm viết về các cô gái TNXP. Tác phẩm thời hậu chiến của bà quan tâm đến hậu quả chiến tranh đối với đất nước mình… Được thể hiện bằng một văn phong đẹp, chua xót và trang nghiêm…”
TƯỞNG NIỆM
432 - Đơn Dương
PHIM VÀ ĐỜI
Diễn viên điện ảnh Việt kiều Mỹ tên thật Bùi Đơn Dương sinh 1957 tại Đà Lạt – Mất tháng 12.2011 ở Mỹ (55 tuổi).
Sau 1975 làm nhân viên một xí nghiệp dược ở TPHCM rồi qua giới thiệu của người anh rể làm đạo diễn ở TPHCM mới chuyển qua làm quen với điện ảnh bắt đầu bằng một vai phụ trong bộ phim truyện “Bức tượng” của đạo diễn Lê Dân năm 1982.
Tuy không học trường lớp điện ảnh chuyên nghiệp nào nhưng có tài năng bẩm sinh diễn xuất đặc biệt có chất nội tâm sâu lắng nên từ đó liên tiếp xuất hiện trong nhiều bộ phim truyện nhựa lẫn truyền hình. Đạt nhiều thành công đáng kể trở thành một nam diễn viên điện ảnh được đánh giá cao đặc biệt qua các phim truyện gây tiếng vang như “Ông Hai Cũ”, “Đời cát”, “Mê thảo”, “Ba mùa”… Tổng cộng trong 20 năm đã đóng 38 phim, một con số sự nghiệp đáng nể trong tình hình nền điện ảnh VN sau chiến tranh còn khá nghèo nàn.
Đặc biệt dù bản thân gia đình theo đạo Thiên Chúa hầu như không có dính líu gì đến cộng sản, có người thân đi nước ngoài song lại đóng rất đạt vai… bộ đội từ thương binh đến sĩ quan, chính ủy! Như vai ông Hai Cũ một nhân vật của nhà văn và nhà lý luận kiêm chính trị Trần Bạch Đằng hay vai nam nhân vật chính sĩ quan bộ đội về quê sau chiến tranh trong “Đời cát” bộ phim đoạt giải lớn Liên hoan Phim VN năm 2000.
Đến năm 2002 xảy ra một bước ngoặt trong sự nghiệp là qua phim “Bốn mùa” do một đạo diễn Việt kiều Mỹ thực hiện (đoạt giải Liên hoan phim Mỹ Sundance) đã được một hãng phim Mỹ mời qua đóng 2 bộ phim “Rồng xanh” (Green Dragon) và “Chúng ta là lính” (We were soldiers) có nội dung liên quan đến VN. “Rồng xanh” kể chuyện về một trại tị nạn của người Việt vượt biên ở Thái Lan, còn “Chúng ta là lính” (có sự tham gia của diễn viên “bom tấn Hollywood” là Mel Gibson) nói về cuộc chiến Việt – Pháp và Việt – Mỹ đã qua, cả 2 không ít thì nhiều đều có dụng ý xuyên tạc chống lại chế độ cộng sản hiện hành tại VN.
Vì thế tuy chỉ đóng vai phụ (vai một thông dịch viên trong phim đầu và vai một sĩ quan cấp tá chỉ huy tiểu đoàn đánh Điện Biên Phủ trong phim sau (vai này ám chỉ một nhân vật có thật sau này là thượng tướng nay đã quá cố chỉ huy một cánh quân tấn công vào Sài Gòn tháng 4.1975) nhưng khi về nước đã bị dư luận báo chí “đánh” tơi tả, ghép tội là “phản bội”! Tuy không bị chính quyền chính thức có biện pháp “trừng phạt” nhưng cũng khó chịu nổi sức ép quá đáng đó nên phải cầu cứu Holllywood can thiệp bảo vệ mình.
Kết quả năm 2003 được phép qua Mỹ định cư (theo người chị ruột bảo lãnh) với lý do trần tình: “Tôi không bao giờ muốn rời bỏ quê hương nhưng họ đã không cho tôi một lối thoát, họ cắt niềm đam mê diễn xuất của tôi, cấm không cho tôi đóng phim, nhục mạ gia đình tôi…”
Tuy nhiên qua Mỹ rồi nhiều năm vẫn chẳng thấy xuất hiện đóng phim gì nữa cũng như ước mơ cùng bạn bè lập một hãng phim riêng không thành. Có thể vì không chọn được phim hay vai phù hợp như tự giải thích hoặc do đã mất “giá trị thời sự” rồi?
Thay vào đó cuộc sống riêng lại bị mang tai tiếng về chuyện tình yêu, hôn nhân. Đầu tiên là chuyện năm 2008 cưới vợ mới là một bà chủ thẩm mỹ viện có cổ phần trong Thúy Nga Paris đã 64 tuổi (lớn hơn 14 tuổi, nguyên là phát thanh viên đài Sài Gòn chế độ cũ), từ đó dẫn đến vụ một ngươì tình cũ cũng là một nữ doanh nhân Việt kiều khác đâm đơn kiện ra tòa về tội lường gạt cả tình lẫn tiền (tống tiền).
Năm 2009 toà án Mỹ xử vắng mặt phải bồi thường 200.000 USD nhưng kháng cáo nên vài tháng sau tòa lại… hủy án!
Qua đời bất ngờ sau một ca mổ tai biến mạch máu não.
951 – Elvis Phương
“HÁT Ở VN LÀ SƯỚNG NHẤT”
Ca sĩ Việt kiều Mỹ tên thật Phạm Ngọc Phương sinh 1945 tại Bình Dương. Sống Mỹ – VN (2011).
Trước 1975 đã là giọng ca nhạc trẻ nổi tiếng ở Sài Gòn cùng ban nhạc Phượng Hoàng (với Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang lo phần nhạc). Chuyên trình diễn nhạc ngoại thường là rock theo phong trào thời đó (lấy nghệ danh theo Elvis Presley mình rất mê, học trường Tây nên giỏi ngoại ngữ như trường hợp Thanh Lan) song cũng hát tốt nhạc trữ tình VN qua những ca khúc gây ấn tượng xúc cảm sâu đậm như “Bài thánh ca buồn”, “Vết thù trên lưng ngựa hoang”, “Chuyện tình buồn”…
Sau 30.4.1975 qua Mỹ tiếp tục biểu diễn dù bạn thân Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang còn kẹt ở lại. Năm 1977 ra album hải ngoại đầu tiên “Hát cho người vượt biên”…
Năm 1980 lấy vợ thứ hai (vợ đầu đã mất, có 3 con) cũng Việt kiều chuyên viên ngành địa ốc có tiếng sau đó chấp nhận bỏ nghề lo việc hậu trường theo chồng lưu diễn, thu âm khắp nơi. Với vợ sau có thêm một con trai.
Năm 1996 lần đầu tiên trở lại quê hương, thăm.quê nhà Bình Dương và TPHCM chốn khởi nghiệp. Là một trong những ca sĩ hải ngoại đầu tiên được cho trình diễn trở lại qua đó ghi nhận khán thính giả trong nước vẫn còn nhớ đến mình: “Với âm nhạc, tôi còn đây bởi tôi còn khán giả, đó là may mắn lớn nhất đời tôi.” Bắt đầu làm quen với “nhạc Cách mạng”, thích nhất bài “Thuyền và biển” của Phan Huỳnh Điểu vì bài “Thuyền và biển” lúc đó cứ như tâm tình của tôi với quê hương”.
Qua lại Mỹ năm 1998 thì bị biến chứng bệnh tim nặng nguy hiểm tính mạng phải phẫu thuật gấp (triệu chứng bệnh đã có từ năm 1994 khiến có vài lần ngất xỉu ngay trên sân khấu song vẫn không chịu nghỉ hát để điều trị) may mà qua khỏi. Ra viện, quay về VN lần thứ hai, ra Nha Trang quê vợ mua nhà ở, nơi có không khí trong lành thích hợp để dưỡng bệnh đồng thời tập luyện hát trở lại.
Đến năm 2000 khi giới ca sĩ hải ngoại được cho phép về biểu diễn bình thường liền quyết định cùng vợ về VN mua nhà vùng giáp ranh TPHCM và quê Bình Dương để ở và trình diễn lâu dài. Quyết định bị phe phái chống Cộng ở Mỹ và Úc chống đối kịch liệt, các bầu sô “tẩy chay” không mời nữa (tuy nhiên chỉ được khoảng 2 năm rồi… thôi!). Nhưng vẫn giữ vững quyết tâm về: “Đời của tôi cũng có những khúc quanh. Mổ tim là một khúc quanh và khúc quanh lớn nữa là chọn trở về VN.”
Từ đó trở thành “sao” một lần nữa trên thị trường ca nhạc trong nước đối với giới khán giả trung niên - và tham gia biểu diễn đóng góp hoạt động từ thiện - dù đã thuộc vào hàng “lão tướng”, lập 2 kỷ lục “Ca sĩ già nhất hát liên tục nhiều bài nhất” (67 tuổi hát 26 bài trong show “Dòng đời” tháng 12.2011 kỷ niệm 50 năm ca hát và “Ca sĩ ghi âm nhiều bài nhất” với trên 1.000 ca khúc VN lẫn quốc tế.
952 – Lê Minh Khuê
NHÀ VĂN NỮ ĐI RA TỪ CHIẾN TRANH
Nhà văn tên thật Vũ Thị Miền sinh 1949 tại Thanh Hóa. Sống ở Hà Nội (2011).
Năm 1965 mới 16 tuổi tình nguyện đi thanh niên xung phong đánh Mỹ.
Năm 1967 bị thương nằm viện được các thương binh cho mượn truyện đọc, qua đó say mê văn chương tập viết bút ký chiến trường gửi đăng báo. Từ đó tiếp tục viết truyện ngắn và truyện vừa đều lấy đề tài từ kinh nghiệm TNXP sống và chiến đấu của bản thân.
Ra viện trở thành phóng viên chiến trường cho báo Tiền Phong từ năm 1969, tham gia nhiều trận đánh lớn trên các mặt trận miền Nam. Tháng 3.1975 theo chân bộ đội tiến vào giải phóng Đà Nẵng.
Sau 1975 chuyển về làm biên tập viên nhà xuất bản. Sáng tác đều tay, in nhiều tập truyện ngắn và truyện vừa ngoài nội dung ký ức về cuộc chiến tranh đã qua còn hướng đến mảng đề tài thời hậu chiến.
Càng ngày viết càng chắc tay đạt giá trị trung thực, tinh tế, sâu lắng gây ấn tượng. Là nhà văn nữ hiếm hoi trực tiếp tham gia cuộc chiến dù viết về chiến tranh hay thời hậu chiến vẫn tiềm ẩn tính nhân văn sâu sắc: “Văn chương thực sự là khi người ta đọc xong còn muốn sống tiếp, tác phẩm phải có một cái gì đó để người ta đỡ thấy kinh khủng (về tai họa chiến tranh, tệ nạn xã hội)…”
Hai lần đoạt giải Hội Nhà văn VN. Đặc biệt được quốc tế đánh giá cao, dịch ra tiếng Anh in ở Mỹ một số tác phẩm tiêu biểu như “Ký sự những mảnh đời trong ngõ”, “Những ngôi sao, Trái đất, Dòng sông” 1995, “Phía bên kia trời xanh” 1997… Cả dịch tiếng Đức (“Những bi kịch nhỏ”).
Năm 2008 là nhà văn VN đầu tiên được tặng giải thưởng văn học quốc tế của Hàn Quốc qua tập truyện “Những ngôi sao, Trái đất, Dòng sông” (tiếng Anh) với sự ghi nhận: “Lê Minh Khuê ban đầu được biết đến bằng những tác phẩm viết về các cô gái TNXP. Tác phẩm thời hậu chiến của bà quan tâm đến hậu quả chiến tranh đối với đất nước mình… Được thể hiện bằng một văn phong đẹp, chua xót và trang nghiêm…”
953 – Lê Quang Lưỡng
TỰ NHẬN “BẠI TƯỚNG LƯU VONG”
Chuẩn tướng VNCH sinh 1932 tại Bình Dương – Mất 2005 ở Mỹ (74 tuổi).
Tư lệnh cuối cùng (từ năm 1972) Sư đoàn Dù, binh chủng thiện chiến nhất của chế đội cũ.
Nhưng trong biến cố 30.4.1975 hầu như bị bó tay không làm được gì khi toàn bộ sư đoàn bị Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bất ngờ ra lệnh điều binh xé lẻ từ Quảng Trị rút vào Nha Trang và Sài Gòn khiến đi tới chỗ chưa kịp đánh đã tan rã. Bản thân phải di tản qua Mỹ.
Trên xứ người ban đầu có tham gia vào một số hoạt động tổ chức tính đưa quân về VN “tái giải phóng” song sau một thời gian thấy vô ích nên chán nản rút vào ở ẩn.
Từ đây có suy nghĩ đặt vấn đề về các quyết định điều quân khó hiểu của Tổng thống NV Thiệu lúc đó đặc biệt với Sư đoàn Dù của mình và rút ra kết luận có lẽ do ông Thiệu sợ bị đảo chính nên tìm cách chia cắt các lực lượng nghi ngờ có thể tham gia lật đổ mình. Nhưng chính vì quá lo cho an nguy bản thân mà vô hình chung đã tự làm suy yếu quân đội đưa đến cả chế độ sụp đổ.
Những suy nghĩ dằn vặt cuối đời đã khiến để lời dặn trước khi qua đời rằng đừng phủ lá cờ VNCH lên quan tài mình như thông lệ vì tự cảm thấy mình là “bại tướng lưu vong” không xứng đáng! Cũng không nhận vòng hoa phúng điếu, chỉ nhận tiền đi điếu để gom lại gửi về quê hương giúp đỡ thương phế binh VNCH còn sống lây lất trong chế độ mới.
954 – Ngô Phúc Hậu
VÀO MẬT KHU TRUYỀN ĐẠO
Linh mục sinh 1936 tại Phú Thọ. Sống ở Cà Mau (2011).
Di cư vào Nam 1954. Sau thời gian làm hiệu trưởng một trường trung học của Thiên Chúa giáo ở Cần Thơ đã chuyển về làm linh mục ở Cà Mau tình nguyện chuyên nhiệm vụ truyền giáo.
Rất quan tâm đến đồng bào tín đồ nghèo nơi những vùng xa xôi hẻo lánh trong tỉnh nên đầu năm 1973 tự nguyện đi thực tế truyền đạo vào vùng Năm Căn lúc đó nằm trong tay cộng sản kiểm soát. Tuy vậy với sự khôn khéo cộng với lòng trung thực, thiện chí chỉ làm việc tôn giáo không dính líu gì đến chính trị, sau khi được cán bộ cộng sản điều tra đã được chấp nhận cấp giấy phép cho đi lại, ra vào vùng mật khu này để truyền đạo.
Đến đầu năm 1975 do chuyển biến thời cuộc chuẩn bị cuộc tổng tiến công miền Nam nên một số tu sĩ Thiên Chúa giáo trong vùng giải phóng bị cộng sản bắt giữ. Thấy vậy nóng lòng mới đi vào mật khu lần nữa định nhờ mối quan hệ quen biết trước với cán bộ để xin thả cho các đồng đạo, không ngờ… bị bắt luôn! Ban đầu giam giữ nhưng sau do cấp trên can thiệp nên chỉ bị giữ quản thúc tại nhà dân.
Qua tháng 6.1975 khi tình hình cộng sản chiếm chính quyền đã tương đối ổn định mới được lệnh trảû tự do. Nhưng xui xẻo tối hôm trước ngày được thả trong cuộc nói chuyện riêng tâm tình với đồng đạo đã lỡ lời… chê cộng sản “dốt”… bị cán bộ nghe được! Thế nên hôm sau tuy vẫn được thả về Cà Mau song phải chịu án… quản thúc tại gia (nhà dòng) 14 năm! Là án quản thúc “miệng” chứ không hề có giấy tờ, văn bản nào.
Mãi đến năm 1989 bắt đầu thời Đổi Mới mới kết thúc án trên, kết thúc cũng không kèn không trống!
Từ đó lại lăn lưng vào làm nhiệm vụ truyền đạo với đối tượng quan tâm chính là giới tín đồ nông dân nghèo sống ở các vùng xa vùng sâu. Trong đó có vùng Năm Căn kỷ niệm làm quen với cộng sản.
Với lý tưởng cực kỳ trong sáng, giản dị nhắm xây dựng niềm tin Thiên Chúa trong lòng con người là mục đích tối hậu chứ không phải những hình thức phù phiếm bên ngoài, chủ yếu xây dựng con người tín đồ trước đã rồi mới tính chuyện xây nhà thờ sau: “25 năm ở Năm Căn không xây được nhà thờ nào, chỉ là những “chòi thờ”… Ước gì có một “nhà thờ nổi” ở vùng này để đi tới đâu thì đem nhà thờ tới đó”!
Năm 1994 được cử làm chánh xứ một vùng như thế, vùng Cái Rắn đã góp phần nâng số giáo dân ở đây từ 501 người lên 2.500 người. Luôn gắn liền nhiệm vụ truyền đạo với các công tác xã hội cụ thể, thực tế như vận động giúp địa phương xây đường bê tông, xây cầu, trạm y tế, đào giếng nước, làm Nhà Tình thương, cấp học bổng cho học trò nghèo…
Hết sức tận tụy với nhiệm vụ truyền giáo bất kể khó khăn gian khổ, sức khỏe khiến tai điếc, mắt mù (một mắt trước kia đã hư, mắt còn lại sau này cũng lây bệnh yếu hẳn). Đã mấy lần đi Thái Lan, đi Mỹ chữa vẫn không khỏi dù không muốn đi: “Chữa xong thì tới ngày Chúa gọi về. Uổng tiền! Để tiền giúp người nghèo” và “Có khi tôi mù và đức lại nảy sinh ra nhiều sáng kiến truyền giáo hơn là sáng mắt và thính tai.”
Rất được bà con tín đồ nghèo Nam bộ yêu mến gọi là “Tám Hậu”, “Ông Cố”, “linh mục Hai Lúa”.
Song song đó còn viết rất nhiều về công việc của mình với lối hành văn dí dỏm, tươi trẻ, lạc quan truyền cho mọi người niềm tin yêu vui sống “đẹp đạo đẹp đời”. Liên tục in nhiều tác phẩm được hoan nghênh (tái bản cả ở Mỹ) như “Nhật ký truyền giáo”, “Nhật ký Giê Su”, “Lời ruộng truyền giáo”, “Dấu chân của Thầy”, “Viết cho em”…
Viết cũng như truyền giáo, viết để truyền giáo cứ “làm hoài, làm đến chết vẫn là muối bỏ biển. Số người nghèo thì nghèo thêm… Làm được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu… Ta là trâu, Chúa là thợ cày. Trâu kéo cày, Chúa sắm cày…”
955 - Nguyễn Hữu Có
CẢI TẠO 12 NĂM THÀNH “NHÂN SĨ”
Cựu trung tướng VNCH sinh 1925 tại VN. Sống ở TPHCM (2011).
Thuộc nhóm tướng Dương Văn Minh đảo chính Ngô Đình Diệm, đến giữa thập niên 1960 từng làm bộ trưởng quốc phòng, phó thủ tướng VNCH.
Năm 1967 bị phe “tướng trẻ” Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ lừa cho đi công cán Đài Loan, Hàn Quốc rồi… cách chức cấm trở về khiến phải qua sống lưu vong ở Hong Kong.
Năm 1970 Tổng thống NV Thiệu cho phép về song buộc giải ngũ ra ngoài làm kinh doanh, ngân hàng dân sự.
Khi tướng Dương văn Minh lên cầm quyền tổng thống vài ngày trước 30.4.1975 đã cho gọi lại chuẩn bị giao nhiệm vụ nhưng chưa kịp động tay động chân gì thì… giải phóng!
Bản thân chập chờn nửa đi nửa ở, cuối cùng chấp nhận ở lại không theo Mỹ đi di tản dù cố vấn Mỹ sẵn sàng giúp vì nghĩ mình đã giải ngũ rồi không tội vạ gì với cách mạng. Sau đó muốn vượt biên thì sợ nguy hiểm cho gia đình có đến 12 đứa con nên thôi. Rốt cuộc… đi cải tạo 12 năm tận ngoài Bắc!
Trong thời gian ở trại đã được “Ơn trên kêu gọi” (vợ con mắc bệnh nặng được cầu nguyện mà khỏi bệnh) tự nguyện bỏ đạo Phật cải đạo Tin Lành năm 1983.
Năm 1987 được thả về “loanh quanh trong nhà trồng rau, nuôi gà”.
Đến cuối những năm 1990 được gợi ý tham gia hoạt động xã hội, qua năm 2004 chấp nhận lời mời làm thành viên Uy ban Mặt trận Tổ quốc VN với tư cách “nhân sĩ” (nhân vật của chế độ cũ) cổ xúy cho tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc. Được cho đi Mỹ thăm viếng người thân, bạn bè.
Hàng tuần vẫn phụ việc nấu cháo từ thiện một lần cho bệnh nhân Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.
956 - Nguyễn Khắc Ngữ
LINH MỤC THỌ NHẤT NƯỚC
Linh mục Thiên Chúa giáo sinh 1909 tại Thái Bình – Mất 2009 (101 tuổi).
Di cư vào Nam 1954 ban đầu phụng vụ ở giáo phận Gò Vấp, Sài Gòn.
Chuyển về Long Xuyên, năm 1960 trở thành tổng giám mục đầu tiên giáo phận này.
Sau 1975 tiếp tục giữ vững cương vị chăn dắt giáo dân bảo vệ niềm tin chấp nhận sống hòa hợp với cộng sản. Đóng một vai trò “hòa giải hòa hợp tôn giáo” với cộng sản tiêu biểu ở vùng đất Nam bộ tương tự cố Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình ở TPHCM, cũng vì thế mà bị giới chống đối tố là “tay sai cộng sản! Đào tạo nên những đệ tử kế thừa xứng đáng như linh mục Bùi Tuần sau này thay thế mình, Ngô Quang Kiệt từng làm Tổng Giám mục Hà Nội…
Bản thân sống rất đạo đức, thanh bạch. Chỉ sống trong căn phòng nhỏ 20m2 không có cả máy truyền hình, ngủ trên chiếc giường cũ, tự tay quét dọn giặt áo quần hàng ngày, chắt bóp để dành tiền tiêu gửi cho tín đồ nghèo ở xa…
Thọ 101 tuổi nhất họ đạo cả nước, cũng là linh mục sống thọ thứ ba Giáo hội Thiên Chúa giáo toàn thế giới.
957 - Nguyễn Khoa Phong
HAI THẾ HỆ GIA ĐÌNH LY TÁN
Cán bộ về hưu sinh khoảng 1907 tại Huế – Mất 1999 ở Huế (93 tuổi).
Thuộc dòng dõi gia đình quyền quý triều Nguyễn nhưng vẫn cùng vợ tham gia kháng chiến chống Pháp. Cả 5 con đều ở lại, 2 con trai đã du học Pháp và 3 con gái sống với dì tại Sài Gòn.
Năm 1954 cùng vợ tập kết ra Bắc. Không đưa các con đi theo.
Sau 1954 làm ngành ngoại giao tại Hà Nội.
Trong lúc đó ở miền Nam, con trai đầu tốt nghiệp bác sĩ về nước có lúc làm hiệu trưởng ĐH Y Huế rồi vào Sài Gòn dạy ĐH Y, con trai thứ kỹ sư làm ở Pháp rồi chuyển qua Mỹ. Con gái lấy chồng đại tá VNCH theo tướng Nguyễn Khánh, con gái thứ cũng lấy chồng thiếu tá Quân đoàn 1 đóng tại Đà Nẵng.
Đến tháng 3.1975 khi Đà Nẵng bị cộng sản bao vây sắp đầu hàng, người con gái thứ hai (làm cơ quan Mỹ) cùng con trai đầu bay vào Sài Gòn trước chờ chồng dẫn 4 đứa con còn lại (3 gái 1 trai) vào sau. Người chồng bận chỉ huy tiểu đoàn trực chiến nên giao 4 con cho thuộc cấp đưa ra sân bay Đà Nẵng lên phi cơ vào Sài Gòn nhưng phút chót sân bay rơi vào cảnh di tản hỗn loạn khiến cả 4 đứa con đó bị kẹt lại. Còn người chồng khi đơn vị tan hàng chỉ kịp bơi ra biển nhờ tàu Mỹ vớt lên đưa vào Sài Gòn. Đến khi đó 2 vợ chồng mới biết 4 con bị rớt lại Đà Nẵng thì đã muộn không sao cứu vãn được.
Đến 30.4 giải phóng Sài Gòn, 2 vợ chồng (và con trai đầu) không còn cách nào khác là đành gạt lệ ra đi di tản qua Mỹ, bỏ lại 4 con cho… cộng sản! Vợ chồng con cái người con gái đầu ở Sài Gòn cũng vậy, con trai bác sĩ thì trở lại Pháp, chỉ con gái út chưa chồng nên chấp nhận không đi chờ gặp lại cha mẹ từ miền Bắc vào.
Buồn thay cô chỉ gặp lại mỗi người cha già. Vì trước đó 2 ông bà đang đi nghỉ ở Liên Xô được tin miền Nam sắp giải phóng vội vàng bay về Hà Nội chuẩn bị vào Nam gặp con, nào ngờ trên đường bay bà vợ có lẽ do xúc động sắp gặp lại con sau hơn 20 năm xa cách (và cháu chưa hề thấy mặt) đã lên cơn đau tim đột tử ngay trên máy bay!
Còn lại một mình người cha tìm vào Sài Gòn chỉ gặp được cô con gái út và 4 đứa cháu lạc loài cha mẹ đã cách xa diệu vợi. Thế là với lương hưu ông – và người con gái út - phải tìm cách chắt chiu tiền bạc nuôi các cháu.
Đến đầu những năm 1980 người con gái thứ ở Mỹ để lạc 4 con ở lại tận dụng mối liên hệ quen biết hồi làm sở Mỹ ở Đà Nẵng tìm cách vận động qua trung gian Pháp (lúc đó Mỹ đang cấm vận VN) để xin bảo lãnh đặc biệt cho 4 con qua đoàn tụ gia đình (như chế độ O.D.P sau này mà lúc đó chưa có). Tương tự tại VN, ông nội của chúng nguyên cán bộ ngoại giao miền Bắc cũng góp tay vào việc này.
Kết quả cả 4 con được ra đi hợp pháp năm 1982, một trường hợp hiếm có thời này khi Mỹ – VN vẫn chưa tái lập quan hệ.
Xong nghĩa vụ làm ông đến nhiệm vụ làm cha lại phải ra tay “chạy án” cho con gái út bị kiện ra tòa vì tội “huy động vốn” buôn hàng lậu phổ biến thời này dẫn đến trắng tay quỵt nợ!
Cuối đời còn lại một mình thân già cô độc không ai săn sóc (con gái út buồn đời gần như bỏ đi tu luôn!) mới quyết định quay về quê hương Huế sống nương nhờ vào bà con. Đến khi nhắm mắt vẫn không được gặp lại các con ở nước ngoài, chỉ một lần có người con rể về thăm cám ơn đã nuôi 4 cháu rồi giúp chúng ra đi ngày trước.
TỰ NHẬN “BẠI TƯỚNG LƯU VONG”
Chuẩn tướng VNCH sinh 1932 tại Bình Dương – Mất 2005 ở Mỹ (74 tuổi).
Tư lệnh cuối cùng (từ năm 1972) Sư đoàn Dù, binh chủng thiện chiến nhất của chế đội cũ.
Nhưng trong biến cố 30.4.1975 hầu như bị bó tay không làm được gì khi toàn bộ sư đoàn bị Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bất ngờ ra lệnh điều binh xé lẻ từ Quảng Trị rút vào Nha Trang và Sài Gòn khiến đi tới chỗ chưa kịp đánh đã tan rã. Bản thân phải di tản qua Mỹ.
Trên xứ người ban đầu có tham gia vào một số hoạt động tổ chức tính đưa quân về VN “tái giải phóng” song sau một thời gian thấy vô ích nên chán nản rút vào ở ẩn.
Từ đây có suy nghĩ đặt vấn đề về các quyết định điều quân khó hiểu của Tổng thống NV Thiệu lúc đó đặc biệt với Sư đoàn Dù của mình và rút ra kết luận có lẽ do ông Thiệu sợ bị đảo chính nên tìm cách chia cắt các lực lượng nghi ngờ có thể tham gia lật đổ mình. Nhưng chính vì quá lo cho an nguy bản thân mà vô hình chung đã tự làm suy yếu quân đội đưa đến cả chế độ sụp đổ.
Những suy nghĩ dằn vặt cuối đời đã khiến để lời dặn trước khi qua đời rằng đừng phủ lá cờ VNCH lên quan tài mình như thông lệ vì tự cảm thấy mình là “bại tướng lưu vong” không xứng đáng! Cũng không nhận vòng hoa phúng điếu, chỉ nhận tiền đi điếu để gom lại gửi về quê hương giúp đỡ thương phế binh VNCH còn sống lây lất trong chế độ mới.
954 – Ngô Phúc Hậu
VÀO MẬT KHU TRUYỀN ĐẠO
Linh mục sinh 1936 tại Phú Thọ. Sống ở Cà Mau (2011).
Di cư vào Nam 1954. Sau thời gian làm hiệu trưởng một trường trung học của Thiên Chúa giáo ở Cần Thơ đã chuyển về làm linh mục ở Cà Mau tình nguyện chuyên nhiệm vụ truyền giáo.
Rất quan tâm đến đồng bào tín đồ nghèo nơi những vùng xa xôi hẻo lánh trong tỉnh nên đầu năm 1973 tự nguyện đi thực tế truyền đạo vào vùng Năm Căn lúc đó nằm trong tay cộng sản kiểm soát. Tuy vậy với sự khôn khéo cộng với lòng trung thực, thiện chí chỉ làm việc tôn giáo không dính líu gì đến chính trị, sau khi được cán bộ cộng sản điều tra đã được chấp nhận cấp giấy phép cho đi lại, ra vào vùng mật khu này để truyền đạo.
Đến đầu năm 1975 do chuyển biến thời cuộc chuẩn bị cuộc tổng tiến công miền Nam nên một số tu sĩ Thiên Chúa giáo trong vùng giải phóng bị cộng sản bắt giữ. Thấy vậy nóng lòng mới đi vào mật khu lần nữa định nhờ mối quan hệ quen biết trước với cán bộ để xin thả cho các đồng đạo, không ngờ… bị bắt luôn! Ban đầu giam giữ nhưng sau do cấp trên can thiệp nên chỉ bị giữ quản thúc tại nhà dân.
Qua tháng 6.1975 khi tình hình cộng sản chiếm chính quyền đã tương đối ổn định mới được lệnh trảû tự do. Nhưng xui xẻo tối hôm trước ngày được thả trong cuộc nói chuyện riêng tâm tình với đồng đạo đã lỡ lời… chê cộng sản “dốt”… bị cán bộ nghe được! Thế nên hôm sau tuy vẫn được thả về Cà Mau song phải chịu án… quản thúc tại gia (nhà dòng) 14 năm! Là án quản thúc “miệng” chứ không hề có giấy tờ, văn bản nào.
Mãi đến năm 1989 bắt đầu thời Đổi Mới mới kết thúc án trên, kết thúc cũng không kèn không trống!
Từ đó lại lăn lưng vào làm nhiệm vụ truyền đạo với đối tượng quan tâm chính là giới tín đồ nông dân nghèo sống ở các vùng xa vùng sâu. Trong đó có vùng Năm Căn kỷ niệm làm quen với cộng sản.
Với lý tưởng cực kỳ trong sáng, giản dị nhắm xây dựng niềm tin Thiên Chúa trong lòng con người là mục đích tối hậu chứ không phải những hình thức phù phiếm bên ngoài, chủ yếu xây dựng con người tín đồ trước đã rồi mới tính chuyện xây nhà thờ sau: “25 năm ở Năm Căn không xây được nhà thờ nào, chỉ là những “chòi thờ”… Ước gì có một “nhà thờ nổi” ở vùng này để đi tới đâu thì đem nhà thờ tới đó”!
Năm 1994 được cử làm chánh xứ một vùng như thế, vùng Cái Rắn đã góp phần nâng số giáo dân ở đây từ 501 người lên 2.500 người. Luôn gắn liền nhiệm vụ truyền đạo với các công tác xã hội cụ thể, thực tế như vận động giúp địa phương xây đường bê tông, xây cầu, trạm y tế, đào giếng nước, làm Nhà Tình thương, cấp học bổng cho học trò nghèo…
Hết sức tận tụy với nhiệm vụ truyền giáo bất kể khó khăn gian khổ, sức khỏe khiến tai điếc, mắt mù (một mắt trước kia đã hư, mắt còn lại sau này cũng lây bệnh yếu hẳn). Đã mấy lần đi Thái Lan, đi Mỹ chữa vẫn không khỏi dù không muốn đi: “Chữa xong thì tới ngày Chúa gọi về. Uổng tiền! Để tiền giúp người nghèo” và “Có khi tôi mù và đức lại nảy sinh ra nhiều sáng kiến truyền giáo hơn là sáng mắt và thính tai.”
Rất được bà con tín đồ nghèo Nam bộ yêu mến gọi là “Tám Hậu”, “Ông Cố”, “linh mục Hai Lúa”.
Song song đó còn viết rất nhiều về công việc của mình với lối hành văn dí dỏm, tươi trẻ, lạc quan truyền cho mọi người niềm tin yêu vui sống “đẹp đạo đẹp đời”. Liên tục in nhiều tác phẩm được hoan nghênh (tái bản cả ở Mỹ) như “Nhật ký truyền giáo”, “Nhật ký Giê Su”, “Lời ruộng truyền giáo”, “Dấu chân của Thầy”, “Viết cho em”…
Viết cũng như truyền giáo, viết để truyền giáo cứ “làm hoài, làm đến chết vẫn là muối bỏ biển. Số người nghèo thì nghèo thêm… Làm được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu… Ta là trâu, Chúa là thợ cày. Trâu kéo cày, Chúa sắm cày…”
955 - Nguyễn Hữu Có
CẢI TẠO 12 NĂM THÀNH “NHÂN SĨ”
Cựu trung tướng VNCH sinh 1925 tại VN. Sống ở TPHCM (2011).
Thuộc nhóm tướng Dương Văn Minh đảo chính Ngô Đình Diệm, đến giữa thập niên 1960 từng làm bộ trưởng quốc phòng, phó thủ tướng VNCH.
Năm 1967 bị phe “tướng trẻ” Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ lừa cho đi công cán Đài Loan, Hàn Quốc rồi… cách chức cấm trở về khiến phải qua sống lưu vong ở Hong Kong.
Năm 1970 Tổng thống NV Thiệu cho phép về song buộc giải ngũ ra ngoài làm kinh doanh, ngân hàng dân sự.
Khi tướng Dương văn Minh lên cầm quyền tổng thống vài ngày trước 30.4.1975 đã cho gọi lại chuẩn bị giao nhiệm vụ nhưng chưa kịp động tay động chân gì thì… giải phóng!
Bản thân chập chờn nửa đi nửa ở, cuối cùng chấp nhận ở lại không theo Mỹ đi di tản dù cố vấn Mỹ sẵn sàng giúp vì nghĩ mình đã giải ngũ rồi không tội vạ gì với cách mạng. Sau đó muốn vượt biên thì sợ nguy hiểm cho gia đình có đến 12 đứa con nên thôi. Rốt cuộc… đi cải tạo 12 năm tận ngoài Bắc!
Trong thời gian ở trại đã được “Ơn trên kêu gọi” (vợ con mắc bệnh nặng được cầu nguyện mà khỏi bệnh) tự nguyện bỏ đạo Phật cải đạo Tin Lành năm 1983.
Năm 1987 được thả về “loanh quanh trong nhà trồng rau, nuôi gà”.
Đến cuối những năm 1990 được gợi ý tham gia hoạt động xã hội, qua năm 2004 chấp nhận lời mời làm thành viên Uy ban Mặt trận Tổ quốc VN với tư cách “nhân sĩ” (nhân vật của chế độ cũ) cổ xúy cho tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc. Được cho đi Mỹ thăm viếng người thân, bạn bè.
Hàng tuần vẫn phụ việc nấu cháo từ thiện một lần cho bệnh nhân Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.
956 - Nguyễn Khắc Ngữ
LINH MỤC THỌ NHẤT NƯỚC
Linh mục Thiên Chúa giáo sinh 1909 tại Thái Bình – Mất 2009 (101 tuổi).
Di cư vào Nam 1954 ban đầu phụng vụ ở giáo phận Gò Vấp, Sài Gòn.
Chuyển về Long Xuyên, năm 1960 trở thành tổng giám mục đầu tiên giáo phận này.
Sau 1975 tiếp tục giữ vững cương vị chăn dắt giáo dân bảo vệ niềm tin chấp nhận sống hòa hợp với cộng sản. Đóng một vai trò “hòa giải hòa hợp tôn giáo” với cộng sản tiêu biểu ở vùng đất Nam bộ tương tự cố Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình ở TPHCM, cũng vì thế mà bị giới chống đối tố là “tay sai cộng sản! Đào tạo nên những đệ tử kế thừa xứng đáng như linh mục Bùi Tuần sau này thay thế mình, Ngô Quang Kiệt từng làm Tổng Giám mục Hà Nội…
Bản thân sống rất đạo đức, thanh bạch. Chỉ sống trong căn phòng nhỏ 20m2 không có cả máy truyền hình, ngủ trên chiếc giường cũ, tự tay quét dọn giặt áo quần hàng ngày, chắt bóp để dành tiền tiêu gửi cho tín đồ nghèo ở xa…
Thọ 101 tuổi nhất họ đạo cả nước, cũng là linh mục sống thọ thứ ba Giáo hội Thiên Chúa giáo toàn thế giới.
957 - Nguyễn Khoa Phong
HAI THẾ HỆ GIA ĐÌNH LY TÁN
Cán bộ về hưu sinh khoảng 1907 tại Huế – Mất 1999 ở Huế (93 tuổi).
Thuộc dòng dõi gia đình quyền quý triều Nguyễn nhưng vẫn cùng vợ tham gia kháng chiến chống Pháp. Cả 5 con đều ở lại, 2 con trai đã du học Pháp và 3 con gái sống với dì tại Sài Gòn.
Năm 1954 cùng vợ tập kết ra Bắc. Không đưa các con đi theo.
Sau 1954 làm ngành ngoại giao tại Hà Nội.
Trong lúc đó ở miền Nam, con trai đầu tốt nghiệp bác sĩ về nước có lúc làm hiệu trưởng ĐH Y Huế rồi vào Sài Gòn dạy ĐH Y, con trai thứ kỹ sư làm ở Pháp rồi chuyển qua Mỹ. Con gái lấy chồng đại tá VNCH theo tướng Nguyễn Khánh, con gái thứ cũng lấy chồng thiếu tá Quân đoàn 1 đóng tại Đà Nẵng.
Đến tháng 3.1975 khi Đà Nẵng bị cộng sản bao vây sắp đầu hàng, người con gái thứ hai (làm cơ quan Mỹ) cùng con trai đầu bay vào Sài Gòn trước chờ chồng dẫn 4 đứa con còn lại (3 gái 1 trai) vào sau. Người chồng bận chỉ huy tiểu đoàn trực chiến nên giao 4 con cho thuộc cấp đưa ra sân bay Đà Nẵng lên phi cơ vào Sài Gòn nhưng phút chót sân bay rơi vào cảnh di tản hỗn loạn khiến cả 4 đứa con đó bị kẹt lại. Còn người chồng khi đơn vị tan hàng chỉ kịp bơi ra biển nhờ tàu Mỹ vớt lên đưa vào Sài Gòn. Đến khi đó 2 vợ chồng mới biết 4 con bị rớt lại Đà Nẵng thì đã muộn không sao cứu vãn được.
Đến 30.4 giải phóng Sài Gòn, 2 vợ chồng (và con trai đầu) không còn cách nào khác là đành gạt lệ ra đi di tản qua Mỹ, bỏ lại 4 con cho… cộng sản! Vợ chồng con cái người con gái đầu ở Sài Gòn cũng vậy, con trai bác sĩ thì trở lại Pháp, chỉ con gái út chưa chồng nên chấp nhận không đi chờ gặp lại cha mẹ từ miền Bắc vào.
Buồn thay cô chỉ gặp lại mỗi người cha già. Vì trước đó 2 ông bà đang đi nghỉ ở Liên Xô được tin miền Nam sắp giải phóng vội vàng bay về Hà Nội chuẩn bị vào Nam gặp con, nào ngờ trên đường bay bà vợ có lẽ do xúc động sắp gặp lại con sau hơn 20 năm xa cách (và cháu chưa hề thấy mặt) đã lên cơn đau tim đột tử ngay trên máy bay!
Còn lại một mình người cha tìm vào Sài Gòn chỉ gặp được cô con gái út và 4 đứa cháu lạc loài cha mẹ đã cách xa diệu vợi. Thế là với lương hưu ông – và người con gái út - phải tìm cách chắt chiu tiền bạc nuôi các cháu.
Đến đầu những năm 1980 người con gái thứ ở Mỹ để lạc 4 con ở lại tận dụng mối liên hệ quen biết hồi làm sở Mỹ ở Đà Nẵng tìm cách vận động qua trung gian Pháp (lúc đó Mỹ đang cấm vận VN) để xin bảo lãnh đặc biệt cho 4 con qua đoàn tụ gia đình (như chế độ O.D.P sau này mà lúc đó chưa có). Tương tự tại VN, ông nội của chúng nguyên cán bộ ngoại giao miền Bắc cũng góp tay vào việc này.
Kết quả cả 4 con được ra đi hợp pháp năm 1982, một trường hợp hiếm có thời này khi Mỹ – VN vẫn chưa tái lập quan hệ.
Xong nghĩa vụ làm ông đến nhiệm vụ làm cha lại phải ra tay “chạy án” cho con gái út bị kiện ra tòa vì tội “huy động vốn” buôn hàng lậu phổ biến thời này dẫn đến trắng tay quỵt nợ!
Cuối đời còn lại một mình thân già cô độc không ai săn sóc (con gái út buồn đời gần như bỏ đi tu luôn!) mới quyết định quay về quê hương Huế sống nương nhờ vào bà con. Đến khi nhắm mắt vẫn không được gặp lại các con ở nước ngoài, chỉ một lần có người con rể về thăm cám ơn đã nuôi 4 cháu rồi giúp chúng ra đi ngày trước.
958 - Nguyễn Mạnh Côn
TIỂU THUYẾN GIA KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG TIÊN PHONG
Nhà văn sinh 1920 tại miền Bắc – Mất 1979 ở Đồng Nai (60 tuổi).
Di cư vào Nam năm 1954.
Gia nhập quân đội VNCH làm báo ngành tâm lý chiến. Từ đó bắt đầu ấp ủ lập chủ thuyết chống Cộng bằng cách dựa trên thuyết duy tâm chống duy vật cộng sản.
Ban đầu thể hiện ý hướng đó qua vài tác phẩm đầu mang tính lý thuyết chính trị như “Việt Minh người đi đâu?” và “Đem tâm tình viết lịch sử”. Cuốn sau được tặng giải thưởng quốc gia thời Ngô Đình Diệm.
Nhưng được một thời gian thấy không được hưởng ứng, không đi đến đâu nên xin giải ngũ ra ngoài viết báo, viết văn (còn bút hiệu Nguyễn Kiên Trung, Đằng Văn Hầu).
Bấy giờ mới tập trung sáng tác tiểu thuyết theo thể loại khoa học viễn tưởng trình độ lý thuyết cao mà xuyên suốt vẫn là đề cao duy tâm chống duy vật. Tuy tiểu thuyết mang tính phản biện chính trị song qua đó vẫn thể hiện chất lượng tư duy, kết cấu văn học đạt giá trị rất hiếm hoi về thể loại tiểu thuyết đó thời này như các cuốn “Mối tình màu hoa đào”, “Giấc mơ của đá”, Tình cao thượng”, “Yêu anh vượt chết”…
Sau 30.4.75 phải đi cải tạo ở Đồng Nai. Từng bị quản giáo công khai lên án “Chặt 3 cái đầu mới xứng tội!”
Năm 1979 đại diện tù nhân đứng lên phát biểu phản đối chế độ cải tạo không làm đúng lời hứa “học tập” 3 năm rồi thả về. Đương nhiên bị đưa đi biệt giam, liền tuyệt thực chống đối.
Vì thế biệt giam 5 ngày thì được thả ra nhưng không cho về ở chung với tù chính trị chế độ cũ mà nhốt chung với… tù hình sự.
Lớn tuổi mà lại mới nhịn ăn mấy ngày nên sức khỏe suy sụp nhanh (lại thêm còn nghiện thuốc phiện vào đây thường xuyên bị vật vã) dẫn đến mắc bệnh kiết lỵ song bị cấm thăm nuôi. Từ đó kiệt sức chết tức tưởi bên cạnh chẳng có bạn bè, người thân mà chỉ bọn tù đâm chém cướp của. Đẩy xe đem đi chôn trong rừng gần trại là 4 bạn tù đó!
959 - Nguyễn Minh Mẫn
ÔNG “BA KHÙNG”
Cán bộ về hưu sinh 1945 tại Bình Dương. Sống ở Bình Dương (2011).
Năm 16 tuổi bỏ vào bưng theo cộng sản đánh Mỹ. Nhờ có học (đang học lớp đệ nhất) nên được cho đi học làm y tá tiền tuyến phục vụ chiến trường Bình Phước, Tây Ninh.
Tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, sau đó được cho xuất ngũ thương binh 3/4 tỷ lệ thương tật 49%.
Vào làm Sở Công nghiệp rồi Sở Lao động & Thương binh xã hội TPHCM rồi chuyển qua Trung tâm Nuôi dưỡng người già và tàn tật Đồng Nai. Trong thời gian này tiếp tục học tốt nghiệp THPT và vào đại học.
Lo làm và lo học khiến đến lúc về hưu năm 2006 vẫn chưa lập gia đình.
Trong tình cảnh rảnh rỗi không vướng bận chuyện nhà, lại có kinh nghiệm làm công tác xã hội ở cơ quan từng trải với biết bao người bất hạnh gặp cảnh nghèo khổ ngặt nghèo sau chiến tranh nên từ đó mới nảy sinh ý xây dựng cơ sở từ thiện giúp đỡ những đối tượng đó.
Bắt đầu bằng cơ sở từ thiện đặt tên Từ Tâm Nhân Ai lập ở ngay ở vùng chiến trường xưa thuộc huyện Tân Uyên, Bình Dương. Nơi đây nhận nuôi dưỡng miễn phí người già tứ cố vô thân, các bà mẹ đơn thân nuôi con dại, các trẻ mồ côi lang thang bụi đời… Không chỉ nuôi mà còn quan tâm đi xin việc cho các bà mẹ trẻ hay tập cho họ làm thợ may gia công tại trung tâm.
Đến 2009 tại đây nuôi 40 cụ già, 20 bà mẹ mang thai không chồng, 20 trẻ em…
Toàn bộ chi phí tự bỏ tiền túi từ khoản lương hưu và tiền cho thuê ngôi nhà được cấp ở TPHCM. Không đủ thì tổ chức chăn nuôi, trồng rau kiếm thêm phụ vào. Không đủ tiền thuê nhân viên nên một mình phải làm luôn chân đưa rước, dọn dẹp vệ sinh tại chỗ…
Ban đầu bị bạn bè, người nhà nghi ngờ thiện chí, dèm pha này nọ gọi là Ông Ba “Khùng” (từ tên Ba Mẫn kiểu dân Nam bộ) song dần dà người ta hiểu rõ tấm lòng mới tìm cách hỗ trợ. Bấy giờ thì biệt danh Ông “Ba Khùng” thành ra Ông “Bụt sống”. Cũng như Trung tâm Từ Tâm Nhân Ai còn có thêm tên mới “Ngôi nhà Hạnh phúc”.
Từ điển hình trên còn dự định lập thêm 2 điểm tương tự tại Đồng Nai. Ngoài ra đêm đêm rảnh rỗi còn viết cuốn nhật ký đặt nhan đề là “Con không có tội” ý muốn nói lên nỗi lòng của con trẻ chịu số phận hẩm hiu khốn khó là do tội lỗi người lớn gây nên.
960 - Nguyễn Ngọc Diêu
CẢ NHÀ TÂM THẦN CÙNG ĐI ĂN MÀY
Nông dân sinh 1945 tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2004).
Năm 1963 lúc 18 tuổi vào bộ đội lên đường đánh Mỹ.
Năm 1969 bị thương được cho xuất ngũ về quê lấy vợ rồi dắt nhau lên vùng rừng núi Kim Thành khai khẩn lấy đất làm ruộng.
Năm 1973 sinh con đầu lòng cũng là lúc bị bệnh nặng nằm liệt giường mấy tháng trời nhưng khỏi bệnh lại sinh ra gần như mất trí, lẩn thẩn khi nhớ khi quên như người khùng, có khi bỏ đi lang thang như người mộng du. Có lẽ là hậu quả vết thương thương chiến tranh mà nay không có phương tiện thuốc thang chữa trị (có cũng nghèo quá không tiền) thành ra bệnh dạng tâm thần.
Ông bố đưa con đi tìm nơi chữa trị không kết quả, về nhà suy nghĩ buồn rầu rồi giống như… lây bệnh ngơ ngơ ngẩn ngẩn như người không hồn. Cả bà vợ chăm chồng dần dà không hiểu sao cũng có dấu hiệu ngây dại “dở người” gần giống vậy. Đứa con gái thứ hai lớn lên lại cũng mắc chứng ngờ nghệch tới mức bị kẻ xấu làm bậy có bầu sinh con mà vẫn cứ nhởn nhơ như không!
Ở chung nhà còn có vợ chồng ông chú ruột già yếu không con cái đành làm nghề đi ăn xin độ nhật. Thấy vậy 2 vợ chồng cũng bắt chước đi ăn mày theo bởi bây giờ không còn đầu óc tỉnh táo để lo việc ruộng nương nữa (cho người khác mượn đất làm).
Hai vợ chồng đi ăn xin còn cõng theo đứa con gái thứ ba cứ thế đi khắp phố chợ, nhà ga, nhà hàng xin tiền, cơm thừa canh cặn (còn đứa con trai đầu đã theo bà con vào Nam làm nghề kiếm sống).
Thế rồi bỗng nhiên đứa con gái bé bỏng đến lúc lên 7 tuổi kiên quyết không chịu theo bố mẹ đi ăn mày nữa mà đòi… đi học bắt chước các bạn đồng trang lứa mình nhìn thấy trên nẻo đường gió bụi lâu nay.
Bố mẹ đành cho con đi học, không ngờ cháu học giỏi!
Không chỉ học giỏi mà còn lao động giỏi nữa, một mình đảm đang lo hết việc nhà đỡ đần bố mẹ nay đã già yếu. Vừa đi học đạp xe đến trường 10km vừa tranh thủ rảnh thì vào rừng chặt củi đạp xe hơn 20km đem ra chợ bán hoặc đi cấy thuê, gặt mướn. Rồi còn tự mình lấy lại 6 sào ruộng nhà để làm…
Nhờ một tay em mà cả nhà đã chấm dứt số kiếp đi ăn mày tập thể.
(Còn tiếp)
TIỂU THUYẾN GIA KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG TIÊN PHONG
Nhà văn sinh 1920 tại miền Bắc – Mất 1979 ở Đồng Nai (60 tuổi).
Di cư vào Nam năm 1954.
Gia nhập quân đội VNCH làm báo ngành tâm lý chiến. Từ đó bắt đầu ấp ủ lập chủ thuyết chống Cộng bằng cách dựa trên thuyết duy tâm chống duy vật cộng sản.
Ban đầu thể hiện ý hướng đó qua vài tác phẩm đầu mang tính lý thuyết chính trị như “Việt Minh người đi đâu?” và “Đem tâm tình viết lịch sử”. Cuốn sau được tặng giải thưởng quốc gia thời Ngô Đình Diệm.
Nhưng được một thời gian thấy không được hưởng ứng, không đi đến đâu nên xin giải ngũ ra ngoài viết báo, viết văn (còn bút hiệu Nguyễn Kiên Trung, Đằng Văn Hầu).
Bấy giờ mới tập trung sáng tác tiểu thuyết theo thể loại khoa học viễn tưởng trình độ lý thuyết cao mà xuyên suốt vẫn là đề cao duy tâm chống duy vật. Tuy tiểu thuyết mang tính phản biện chính trị song qua đó vẫn thể hiện chất lượng tư duy, kết cấu văn học đạt giá trị rất hiếm hoi về thể loại tiểu thuyết đó thời này như các cuốn “Mối tình màu hoa đào”, “Giấc mơ của đá”, Tình cao thượng”, “Yêu anh vượt chết”…
Sau 30.4.75 phải đi cải tạo ở Đồng Nai. Từng bị quản giáo công khai lên án “Chặt 3 cái đầu mới xứng tội!”
Năm 1979 đại diện tù nhân đứng lên phát biểu phản đối chế độ cải tạo không làm đúng lời hứa “học tập” 3 năm rồi thả về. Đương nhiên bị đưa đi biệt giam, liền tuyệt thực chống đối.
Vì thế biệt giam 5 ngày thì được thả ra nhưng không cho về ở chung với tù chính trị chế độ cũ mà nhốt chung với… tù hình sự.
Lớn tuổi mà lại mới nhịn ăn mấy ngày nên sức khỏe suy sụp nhanh (lại thêm còn nghiện thuốc phiện vào đây thường xuyên bị vật vã) dẫn đến mắc bệnh kiết lỵ song bị cấm thăm nuôi. Từ đó kiệt sức chết tức tưởi bên cạnh chẳng có bạn bè, người thân mà chỉ bọn tù đâm chém cướp của. Đẩy xe đem đi chôn trong rừng gần trại là 4 bạn tù đó!
959 - Nguyễn Minh Mẫn
ÔNG “BA KHÙNG”
Cán bộ về hưu sinh 1945 tại Bình Dương. Sống ở Bình Dương (2011).
Năm 16 tuổi bỏ vào bưng theo cộng sản đánh Mỹ. Nhờ có học (đang học lớp đệ nhất) nên được cho đi học làm y tá tiền tuyến phục vụ chiến trường Bình Phước, Tây Ninh.
Tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, sau đó được cho xuất ngũ thương binh 3/4 tỷ lệ thương tật 49%.
Vào làm Sở Công nghiệp rồi Sở Lao động & Thương binh xã hội TPHCM rồi chuyển qua Trung tâm Nuôi dưỡng người già và tàn tật Đồng Nai. Trong thời gian này tiếp tục học tốt nghiệp THPT và vào đại học.
Lo làm và lo học khiến đến lúc về hưu năm 2006 vẫn chưa lập gia đình.
Trong tình cảnh rảnh rỗi không vướng bận chuyện nhà, lại có kinh nghiệm làm công tác xã hội ở cơ quan từng trải với biết bao người bất hạnh gặp cảnh nghèo khổ ngặt nghèo sau chiến tranh nên từ đó mới nảy sinh ý xây dựng cơ sở từ thiện giúp đỡ những đối tượng đó.
Bắt đầu bằng cơ sở từ thiện đặt tên Từ Tâm Nhân Ai lập ở ngay ở vùng chiến trường xưa thuộc huyện Tân Uyên, Bình Dương. Nơi đây nhận nuôi dưỡng miễn phí người già tứ cố vô thân, các bà mẹ đơn thân nuôi con dại, các trẻ mồ côi lang thang bụi đời… Không chỉ nuôi mà còn quan tâm đi xin việc cho các bà mẹ trẻ hay tập cho họ làm thợ may gia công tại trung tâm.
Đến 2009 tại đây nuôi 40 cụ già, 20 bà mẹ mang thai không chồng, 20 trẻ em…
Toàn bộ chi phí tự bỏ tiền túi từ khoản lương hưu và tiền cho thuê ngôi nhà được cấp ở TPHCM. Không đủ thì tổ chức chăn nuôi, trồng rau kiếm thêm phụ vào. Không đủ tiền thuê nhân viên nên một mình phải làm luôn chân đưa rước, dọn dẹp vệ sinh tại chỗ…
Ban đầu bị bạn bè, người nhà nghi ngờ thiện chí, dèm pha này nọ gọi là Ông Ba “Khùng” (từ tên Ba Mẫn kiểu dân Nam bộ) song dần dà người ta hiểu rõ tấm lòng mới tìm cách hỗ trợ. Bấy giờ thì biệt danh Ông “Ba Khùng” thành ra Ông “Bụt sống”. Cũng như Trung tâm Từ Tâm Nhân Ai còn có thêm tên mới “Ngôi nhà Hạnh phúc”.
Từ điển hình trên còn dự định lập thêm 2 điểm tương tự tại Đồng Nai. Ngoài ra đêm đêm rảnh rỗi còn viết cuốn nhật ký đặt nhan đề là “Con không có tội” ý muốn nói lên nỗi lòng của con trẻ chịu số phận hẩm hiu khốn khó là do tội lỗi người lớn gây nên.
960 - Nguyễn Ngọc Diêu
CẢ NHÀ TÂM THẦN CÙNG ĐI ĂN MÀY
Nông dân sinh 1945 tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2004).
Năm 1963 lúc 18 tuổi vào bộ đội lên đường đánh Mỹ.
Năm 1969 bị thương được cho xuất ngũ về quê lấy vợ rồi dắt nhau lên vùng rừng núi Kim Thành khai khẩn lấy đất làm ruộng.
Năm 1973 sinh con đầu lòng cũng là lúc bị bệnh nặng nằm liệt giường mấy tháng trời nhưng khỏi bệnh lại sinh ra gần như mất trí, lẩn thẩn khi nhớ khi quên như người khùng, có khi bỏ đi lang thang như người mộng du. Có lẽ là hậu quả vết thương thương chiến tranh mà nay không có phương tiện thuốc thang chữa trị (có cũng nghèo quá không tiền) thành ra bệnh dạng tâm thần.
Ông bố đưa con đi tìm nơi chữa trị không kết quả, về nhà suy nghĩ buồn rầu rồi giống như… lây bệnh ngơ ngơ ngẩn ngẩn như người không hồn. Cả bà vợ chăm chồng dần dà không hiểu sao cũng có dấu hiệu ngây dại “dở người” gần giống vậy. Đứa con gái thứ hai lớn lên lại cũng mắc chứng ngờ nghệch tới mức bị kẻ xấu làm bậy có bầu sinh con mà vẫn cứ nhởn nhơ như không!
Ở chung nhà còn có vợ chồng ông chú ruột già yếu không con cái đành làm nghề đi ăn xin độ nhật. Thấy vậy 2 vợ chồng cũng bắt chước đi ăn mày theo bởi bây giờ không còn đầu óc tỉnh táo để lo việc ruộng nương nữa (cho người khác mượn đất làm).
Hai vợ chồng đi ăn xin còn cõng theo đứa con gái thứ ba cứ thế đi khắp phố chợ, nhà ga, nhà hàng xin tiền, cơm thừa canh cặn (còn đứa con trai đầu đã theo bà con vào Nam làm nghề kiếm sống).
Thế rồi bỗng nhiên đứa con gái bé bỏng đến lúc lên 7 tuổi kiên quyết không chịu theo bố mẹ đi ăn mày nữa mà đòi… đi học bắt chước các bạn đồng trang lứa mình nhìn thấy trên nẻo đường gió bụi lâu nay.
Bố mẹ đành cho con đi học, không ngờ cháu học giỏi!
Không chỉ học giỏi mà còn lao động giỏi nữa, một mình đảm đang lo hết việc nhà đỡ đần bố mẹ nay đã già yếu. Vừa đi học đạp xe đến trường 10km vừa tranh thủ rảnh thì vào rừng chặt củi đạp xe hơn 20km đem ra chợ bán hoặc đi cấy thuê, gặt mướn. Rồi còn tự mình lấy lại 6 sào ruộng nhà để làm…
Nhờ một tay em mà cả nhà đã chấm dứt số kiếp đi ăn mày tập thể.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét