Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

CON CỦA ĐỜI, CON CỦA THƠ - HOÀNG LỘC



em tặng chồng em những đứa-con-đời
và nuôi nấng hết lòng em có thể
bởi thiên lương đã cho em làm mẹ
mẹ của bây giờ mẹ của nghìn xưa

em đẻ giùm ta những đứa-con-thơ
đẻ đứa nào ra, em vứt đứa nấy
con của thơ mà cả đời đi bụi
đã nhãn tiền kìa một lũ thập phương

mẹ những con đời - em làm rất ngon
mà của con thơ, em cà chớn quá!

7-2014

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

MỘT CHIỀU VỚI SƠN NÚI - THU NGUYỆT


1.   Nước mắt Nguyễn Đức Sơn
Lần đầu tiên mình chứng kiến lão khóc.
Con người ấy, cuộc đời ấy, dẫu qua kinh hoàng những nỗi thăng trầm, máu có thể dễ dàng đổ nhưng nước mắt chắc không dễ dàng rơi, dẫu mình đoán, hẵn không ít lần tâm hồn ấy đã chảy nước mắt không cần phải với những lý do tầm cỡ lớn lao, mà đôi khi chỉ giản đơn là trong lúc nhìn một mầm cây hay một tiếng chim, tiếng gió vút qua trong một buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều nào đó giữa thiên nhiên đất trời vắng lặng…
“Này Nguyệt ơi…” - hiếm hoi mỗi khi nghe lão gọi như vậy là mình biết lão sắp nói điều gì đó… “đàng hoàng”!  - “Trường Sa sao rồi?” Giọng lão nghiêm trang qua điện thoại.
Buổi chiều, khi bên ngoài núi đồi đất trời Phương Bối vần vũ cơn mưa, mình ngồi kể lão nghe về biển đảo. Lão đã khóc, không chỉ là rơi nước mắt, mà là tức tưởi, vỡ òa... khi nghe đến đoạn mình tả cảnh cả tàu thả hoa xuống biển, tưởng niệm những người lính đã hy sinh trong sóng gió ngoài xa, giữa hãi hùng đại dương thăm thẳm:
Những bông hoa thả xuống biển hình như đẹp và rõ hơn khi cầm ở trên tay, bởi biển quá trong và quá đẹp! Hoa nổi rợn người! Các chiến sĩ hải quân áo trắng thẳng hàng nghiêm tay chào những đồng đội của mình đã khuất!!! Mắt ai cũng đỏ nhòe nhoẹt nước!!! Tiếng nhạc từ loa phóng thanh trên tàu cất bài “Nghĩa trang đồng đội” của Huỳnh hữu Thưởng với những lời nghẹn thắt trong tim: 



Nghĩa trang đồng đội của tôi 
Ở nơi rốn bão, ở nơi gió gầm
Đáy sâu bè bạn tôi nằm 
Lặng thầm đã mấy mươi năm qua rồi…
Dẫu còn giá buốt trên đời 
Xin riêng ấm áp những nơi bạn nằm
Lạy trời bão tố sóng gầm 
Xin đừng lay động những tầng thủy sâu.
Đã thèm cây cỏ tươi màu 
Cũng thèm thăm thẳm một bầu trời xanh 
Thèm ngày xuân tiết thanh minh 
Tay người thương thắp cho mình nén nhang
Sớm nay biển lặng trời quang 
Trên tàu đồng đội xếp hàng thả hoa
Khói nhang bay quyện là đà 
Trời xanh biển lặng…đổ òa xuống mưa…! 
(NGHE BÀI HÁT "nghĩa trang đồng đội"  Ở ĐÂY:
Hoa của mình và của cả đoàn công tác số 7 (trong chuyến đi thăm Trường Sa từ ngày 21-4 đến 3-4-2014) thả trên biển tưởng niệm chiến sĩ hy sinh
Rồi mình kể lão nghe về những “đứa lính” trên đảo: “Nhìn chúng mà cứ liên tưởng đến mấy đứa cháu nhỏ trong họ hàng mình. Chúng trẻ đến nao lòng! Khi ca sĩ hát và kêu mời các chiến sĩ lên cùng hát múa, tụi nó hồn nhiên chạy lên và… lão biết là chúng làm gì không? Nhảy hiphop! Trời ơi! Cứ tưởng như mấy đứa nhỏ đó mới hôm qua đi học về quăng cái cặp vô góc, trốn mẹ chạy ào ra đường đi uống trà sữa rồi tụ tập bên vỉa hè thi hiphop với nhau!... Vậy mà hôm nay chúng ra ngoài đó. Giữa biển khơi bốn bề lặng vắng, đối diện với hiểm nguy từng phút bất ngờ, chúng lớn tự bao giờ không biết! Có lẽ là khi đặt tổ quốc lên vai, con người ta trưởng thành ngay lập tức. Hôm đoàn công tác đến đảo, có một chú lính nhỏ đang ca trực quan sát trên cao, vài người đến xin chụp ảnh lưu niệm, chú chàng rất nhiệt tình và chịu cực thực hiện hết mọi yêu cầu, vui vẻ với mọi người, nhưng chút chút lại chạy ra ngó vào ống nhòm, không lơ là nhiệm vụ! Nhìn mà thương đứt từng đoạn ruột!!!”.
Năm 1986 mình ra chiến trường phía phía Bắc. Giờ vẫn nhớ rõ như in hình ảnh một em chiến sĩ người nhỏ nhắn, ốm nhom đứng lọt thỏm trong chiến hào, khi mình hỏi: “Em vầy sao bưng nổi trái đạn kia?” Em cười nhỏ nhẻ: “Bình thường em bê không nổi, nhưng có tiếng súng nổ lên là em bê luôn”! Và khi kể rằng chú lính ấy còn dắt theo con chó nhỏ chạy lúp xúp dưới hào thì lão Sơn Núi lại bật khóc! Trong bệu bạo nước mắt nước mũi, lão nói rằng có một điều rất xé lòng khi hồi xưa lão nghe kể chuyện trong một đoàn quân đang đi có lẫn theo những con chó nhỏ, những con chó ấy vừa là bạn, vừa là “chiến hữu” mà lại vừa là… thực phẩm! Mình biết, giọt nước mắt nghẹn uất đó lão khóc cho nhiều điều lắm, trong đó cơ bản là khóc cho kiếp người khốn khổ u mê!!!... 
2.    “Sao nghe máu chảy lại rần trong ta”
Trời vần vũ nhưng mưa cuối cùng đã không đến, mình lừa lão một cú rằng “đi ngắm hoàng hôn” để chở lão lên ngọn đồi đang xây một ngôi chùa nhỏ mà mình định đặt tên là Thiền thất Phương Vân. Lão bồi hồi xúc động khi đặt chân lên ngôi thiền thất. Khung cảnh buổi chiều xung quanh quá đẹp! Vị thế ngôi thiền thất trên ngọn đồi quá tuyệt vời! Mình chỉ tay ra xa phía có dãy núi đậm to về hướng Đà Lạt, hỏi lão núi gì thì lão bồi hồi nói: “Đó là núi Đại Bình. Ngày xưa biết bao lần lão đã lang thang một mình đứng ngồi ở đây, ngó về phía đó và viết bài thơ:
Ngó mông ra núi Đại Bình 
Hoàng hôn vừa xóa muôn hình phù vân
Cái danh ngàn thuở cóc cần 
Sao nghe máu chảy lại rần trong ta. 
Ờ, buổi chiều của đời người, tưởng như “hoàng hôn” sắp xóa đi mọi thứ “muôn hình phù vân”… nhưng không, những giọt nước mắt của lão vừa rơi lúc nãy, cũng như những giọt máu “lại rần trong ta” của một tâm hồn không chỉ của bao la đất trời rộng lớn, mà còn là của một tấm lòng thao thiết với con người, tổ quốc, non sông… rất cụ thể quanh mình.
                                                                     Tháng 5-2014

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

RA MẮT TẬP SAN QUÁN VĂN 24 CHỦ ĐỀ THI SĨ NGUYỄN ĐỨC SƠN - THU NGUYỆT

 26-7:
Mai sau người có thương ta
Từ lâu xuống lỗ làm ma mất rồi
Đường xa, thôi miễn bồi hồi
Mả hoang nhảy đại lên ngồi đi cha! 
 (Nguyễn Đức Sơn)
  
Sáng nay dự buổi ra mắt nho nhỏ của tập san QUÁN VĂN số 24 chủ đề về thi sĩ Nguyễn Đức Sơn. Cảm thấy xúc động khi bè bạn văn chương nhắc đến nhau với chút tấm lòng ấm áp. Chưa in được sách chính thức cho bạn thì in photo tặng bạn vậy (dù chẳng phải là bạn bè thân thiết gì, chỉ là bạn văn bình thường) Thật đáng trân trọng! 
 

Sách của N.Đ.S do nhóm Quán Văn in photo để tặng N.Đ.S
 

Nhà văn Nguyên Minh - chủ biên tập san Quán Văn.
 
Nhà thơ Nguyễn Miên Thảo kể giai thoại về N.Đ.S
  Anh Nguyễn Sông Ba chụp cho mình cái ảnh thật ảo mờ sương khói... hahaha...
 (THÊM)
Bồ tèo nào thích "ăn chơi nhảy múa" thì đăng ký đi chơi nhé: (có tui tháp tùng. hihi...):
THÔNG BÁOChương trình sinh hoạt văn nghệ do Quán Văn tổ chức
Chủ đề: Thơ Nguyễn Đức Sơn
Địa điểm: Đồi sim Nguyễn Đức Vân, xã Lộc Châu - Bảo Lộc - Lâm Đồng.
Thời gian chính thức: 9g ngày 3-8-2014.
Chi tiết:
BTC sẽ tổ chức một chuyến xe 30 chỗ dành cho các bạn ở TP.HCM đi tham dự. Mỗi người góp tiền xe đi về ăn ở trọn gói là 300.000 đồng. Các bạn ở các địa điểm khác xem lịch sinh hoạt và tự do di chuyển đến để tham gia theo nhu cầu của mình. 

*Ngày 2-8-2014 Xe khởi hành ở TP.HCM. Sẽ đón khách tham gia ở 2 địa điểm:
- Chặng đầu tiên: lúc 7 giờ tại Siêu thị Văn Lang, ngã sáu Gò Vấp (có chỗ gửi xe gắn máy qua đêm) 
- Chặng thứ hai : Ngã tư Hàng Xanh - trạm xăng – (lúc 7g30)
*8g30: - Ăn sáng: BTC sẽ phát thức ăn sáng (bánh mì chay) và nước uống, trái cây cho mọi người trên xe.
- Sinh hoạt giao lưu, đọc thơ và ca hát trên xe. (Mọi người có thể mang đàn và chuẩn bị tiết mục giao lưu của mình)
*12g30: Ăn trưa và nghỉ trưa ở chùa Phước Huệ - Bảo Lộc.
*15 giờ: Đến đồi thông Phương Bối, thăm nơi thi sĩ Nguyễn Đức Sơn ở.
*16 giờ: Đến thăm và sinh hoạt ở đồi sim Nguyễn Đức Vân (cách đó 1km)
*17g30: Ăn chiều ở đồi sim Nguyễn Đức Vân.
*18g30: Đốt lửa trại, sinh hoạt đọc thơ, ca hát (nếu điều kiện, thời tiết thuận tiện)
*20 giờ: Nghỉ đêm ở chùa Phước Huệ.

*Ngày 3-8-2014:
*7 giờ: Ăn sáng ở chùa Phước Huệ
*8 giờ: Khởi hành đi đến đồi sim Nguyễn Đức Vân
*9 giờ: Chương trình sinh hoạt chính thức.
*11 giờ: Kết thúc chương trình và ăn trưa.
*12 giờ 30: Khởi hành về TP.HCM. 

Lưu ý: các bạn ở TP.HCM đăng ký đi xe xin liên hệ qua số điện thoại:
0903690113 (Đoàn Văn Khánh) 
Email: doanvankhanh.tho21@yahoo.com Trước ngày 29-7-2014.
Số lượng có hạn nên BTC sẽ chốt danh sách ngay khi đủ người. Nếu bạn đã đăng ký mà có thay đổi, không đi được xin báo ngay cho BTC trước ngày 30-7 để nhường chỗ lại cho người khác.

                   BBT Tập san QUÁN VĂN
 
                                                           Ghi chép NHÀ THƠ THU NGUYỆT

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

THƠ TẶNG NGUYỄN ĐỨC SƠN - NGUYỄN MIÊN THẢO



HƯ VÔ MỘT CÕI PHIÊU BỒNG
Tặng Nguyễn Đức Sơn

Hư vô một cõi phiêu bồng
Dòm - vô -trong , thấy đỏ lòm tử sinh
Giật mình, mình tự hỏi mình
Mai sau nhân thế thật tình ra sao?

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

NHỮNG TÌNH KHÚC ĐỊNH MỆNH CỦA NHẠC SĨ TRÚC PHƯƠNG

Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc. Ông sanh năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở vùng hạ lưu sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Cha ông là một nhà giáo sống thầm lặng và nghiêm khắc. Nhưng tâm hồn của chàng trai Thiện Lộc thì rất lãng mạn, yêu thích văn nghệ nên đã tự học nhạc, và bắt đầu sáng tác những bài hát đầu tiên lúc vừa 15 tuổi.
Xung quanh nhà ông có trồng rất nhiều tre trúc, nên từ nhỏ ông đã yêu mến những âm thanh kẽo kẹt của tiếng tre va chạm với nhau và sau này đã chọn tên là Trúc Phương để nhớ về thời thơ ấu của ông với những cây tre trúc. Cuối thập niên 1950, ông sinh hoạt văn nghệ với các nghệ sĩ ở ty Thông Tin tỉnh Vĩnh Bình một thời gian ngắn, rồi lên Sài Gòn dạy nhạc và bắt đầu viết nhạc nhiều hơn. Bài hát “Chiều Làng Quê” được ông sáng tác vào thời gian này để nhớ về khung cảnh thanh bình ở làng xóm của ông ,một bài khác cũng rất nổi tiếng với giai điệu trong sáng, vui tươi là “Tình Thắm Duyên Quê”.
Không tiền bạc và không một ai thân quen ở đô thành Sài Gòn, ban đầu Trúc Phương ở trọ trong nhà một gia đình giàu có bên Gia Định và dạy nhạc cho cô con gái của chủ nhà. Không bao lâu sau thì cô gái này đã yêu chàng nhạc sĩ nghèo tạm trú trong nhà, vì con tim cô ta đã dần dần rung động trước tài năng của Trúc Phương.
Biết được chuyện này, ba mẹ của cô gái bèn đuổi Trúc Phương đi nơi khác. Sau chuyện tình ngang trái này, Trúc Phương càng tự học thêm về âm nhạc và càng sáng tác hăng hơn. Nhưng những bài hát sau này lại nghiêng về chủ đề tình yêu đôi lứa với những nghịch cảnh chia lià.
9 Truc Phuong 1
Trúc Phương sáng tác rất dễ dàng, nhưng với bản tính trầm lặng, bi quan và khép kín sau những cuộc tình dang dỡ, những bài hát sau này của ông thường mang âm điệu u buồn, thê lương như phảng phất nỗi sầu của cổ nhạc miền Nam. Nổi tiếng nhất là “Nửa Đêm Ngoài Phố” với tiếng hát liêu trai Thanh Thúy. Sau đó là “Buồn Trong Kỷ Niệm” với những câu hát đớn đau, buốt nhói tim gan người nghe như : “Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn. Đôi khi nhầm lẫn đánh mất ân tình cũ, có đau chỉ thế, tiếc thương chỉ thế. Khi hai mơ ước không chung lối về …”.
Có người cho là bài hát này ông đã viết ra sau khi bị thất tình một cô ca sĩ lừng danh thời đó.
Nhạc của Trúc Phương có một giai điệu rất đặc biệt của riêng ông, mà khó lầm lẫn với người khác được. Nhạc của ông có âm hưởng cổ nhạc miền nam, Nó có vẻ trầm buồn, ray rức, ưu tư trước thời cuộc dạo đó (là chiến tranh triền miên) và buồn phiền vì những mối tình dang dở, trái ngang. Nên khi soạn hòa âm cho những bài hát của Trúc Phương, nhạc sĩ hòa âm phải sử dụng ít nhất là một trong vài loại nhạc khí cổ truyền của miền Nam như đàn bầu, đàn tranh, hay đàn cò (hoặc violon) thì mới có thể diễn tả hết cái hay của giòng nhạc Trúc Phương và người nghe lại càng thấm thía với nỗi muộn phiền, nhức nhối tim gan của ông sau này.
Điều trớ trêu là tuy tên tuổi và tài năng sáng chói, nổi bật so với những người viết nhạc thời bấy giờ, nhưng tình duyên của nhạc sĩ Trúc Phương thì vô cùng lận đận. Khoảng năm 1970, Trúc Phương được một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, cao sang đài các đem lòng yêu thương ông, do sự rung cảm truyền đạt từ tài năng và những tác phẩm tuyệt vời của ông. Kết cuộc là cả hai đã nên duyên chồng vợ. Tuy sống trong cảnh nghèo nàn, nhưng đời sống của họ rất là nghệ sĩ. Đó là những năm tháng hạnh phúc nhất trong cuộc đời của Trúc Phương và sức sáng tạo nghệ thuật của ông càng sung mãn hơn bao giờ hết với hàng chục bài hát ra đời mỗi năm.
9 Thanh Thuy 2
Nhưng niềm vui của đôi uyên ương này lại không kéo dài được lâu bền. Bởi vì sau một thời gian chung sống với nhau, những tình cảm ban đầu trở nên phai lạt dần theo năm tháng và hai người đã lặng lẽ chia tay nhau. Câu hát ngày nào lại rơi đúng vào trường hợp này “khi hai mơ ước đã không cùng chung hướng về” và “đường vào tình yêu có trăm lần vui, nhưng có vạn lần buồn” ? Giờ thì nhạc sĩ Trúc Phương âm thầm đau khổ trong cô đơn và lại vùi đầu vào men rượu để sáng tác thêm nhiều bài hát trong nỗi đau thương cùng cực, pha chút chán chường cho nhân tình thế thái.
Bạn bè thường gặp ông ngồi yên lặng bên những ly rượu nơi một quán nhỏ ở đường Tô Hiến Thành, quận 10, gần nhà của ông. Có lẽ đó là một cách làm cho nhạc sĩ tạm quên đi những cay đắng của tình đời. Đó cũng chính là lúc bài hát “Thói Đời” được sáng tác với những câu như “Bạn quên ta, tình cũng quên ta, nên chung thân ta giận cuộc đời, soi bóng mình bằng gương vỡ nát, nghe xót xa ngùi lên tròng mắt”… và “Người yêu ta rồi cũng xa ta … “Cỏ ưu tư” buồn phiền lên xám môi …”. Thực ra phải nói là “cỏ tương tư” tức “tương tư thảo” là tên gọi văn hoa của thuốc lá.
Khi những người đang yêu nhau, nhớ nhau, hẹn hò nhau thì châm điếu thuốc thả khói mơ màng, nhìn rất thơ mộng và nghệ sĩ [ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần, anh nói khẽ gớm sao mà nhớ thế (Hồ Dzếnh)]. Nhưng đối với Trúc Phương trong “Thói Đời” thì điếu thuốc lá “cỏ tương tư” lại biến thành ra “cỏ ưu tư” làm cho đôi môi trở nên màu xám xịt qua những nỗi đau thương, nhung nhớ ngập tràn. Những giọt rượu nồng của cõi “trần ai” này lại càng gợi thêm “niềm cay đắng” để cho nỗi ưu tư “in đậm đường trần” và ông đã than thở “mình còn ai đâu để vui ? khi trót sa vũng lầy nhân thế ”?
- “Thói đời” nhạc Trúc Phương trình bày Tuấn Vũ
 Bài hát “Thói Ðời” đã gây xúc động cho hàng triệu con tim cùng chung số phận nghiệt ngã của cuộc đời. Với riêng bản thân Trúc Phương thì “Thói Đời” lại như là một lời tiên tri thật chính xác cho quãng đời còn lại của ông suốt gần 25 năm sau đó (1971-1995).
Sau năm 1975 thì sự nghiệp sáng tác nhạc của ông dừng lại, tất cả những ca khúc của ông đều bị cấm phổ biến và trình diễn.. Không có nghề nghiệp gì trong tay, ông làm đủ mọi việc để sinh sống.Với hai bàn tay trắng, ông trở về quê cũ sống nhờ vả bạn bè, mỗi nơi một thời gian ngắn. Có người hỏi sao ông không về quê ở hẳn với thân nhân, 9 Truc Phuong 2Trúc Phương đã trả lời “Má của tôi thì già yếu đang ở dưới quê Cầu Ngang (Trà Vinh), nhưng bà nghèo quá, lại phải nuôi đám cháu nheo nhóc, không đủ ăn … nên tôi không thể về đó để làm khổ cho bà thêm nữa .”
Ở dưới tỉnh nhà Trà Vinh với bạn bè xưa cũ một thời gian, Trúc Phương lại tìm đường về Sài Gòn. Ban ngày ông làm thuê, làm mướn đủ mọi thứ nghề và lang thang khắp nơi. Ông có tâm sự lại vài lời xót xa, nghẹn ngào, xúc động trên một đoạn video clip ngắn ngủi về đời sống của chính bản thân ông lúc đó như sau :
“Sau cái biến cố cuộc đời, tôi sống cái kiểu rài đây mai đó,”bèo dạt hoa trôi”… Nếu mà nói đói thì cũng không đói ngày nào, nhưng mà no thì chẳng có ngày nào gọi là no…Tôi không có cái mái nhà, vợ con thì cũng tan nát rồi, tôi sống nhà bạn bè, nhưng mà khổ nổi hoàn cảnh họ cũng bi đát, cũng khổ, chứ không ai đùm bọc ai được… đến nửa lúc đó thì vấn đề an ninh có khe khắc, lúc đó thì bạn bè tôi không ai dám “chứa” tôi trong nhà cả, vì tôi không có giấy tờ tùy thân, cũng chẳng có thứ gì trong người cả. Tôi nghĩ ra được một cách.. là tìm nơi nào mà có khách vãng lai rồi mình chui vào đó ngủ với họ để tránh bị kiểm tra giấy tờ…
Ban ngày thì lê la thành phố, đêm thì phải ra xa cảng thuê một chiếc chiếu, 1 chiếc chiếu lúc bấy giờ là 1 đồng… thế rồi ngủ cho tới sáng rồi xếp chiếc chiếu trả người ta.. thế là mình lấy 1 đồng về…. như là tiền thế chân… Một năm như vậy, tôi ngủ ở xa cảng hết 9 tháng… Mà nói anh thương… khổ lắm… .Hôm nào mà có tiền để đi xe lam mà ra sớm khoảng chừng năm giờ có mặt ngoài đó thế rồi thuê được chiếc chiếu trải được cái chỗ lịch sự chút tương đối vệ sinh một tí mà hôm nào ra trễ thì họ chiếm hết rồi, những chỗ sạch vệ sinh họ chiếm hết rồi, tôi đành phải trải chiếu gần chỗ “thằng cha đi tiểu vỉa hè”, thế rồi cũng phải nằm thôi. Tôi sống có thể nói là những ngày bi đát… mà lẽ ra tôi nên buồn cho cái hoàn cảnh như thế nhưng tôi không bao giờ buồn… Tôi nghĩ mà thôi, còn sống cho tới bây giờ và đó cũng là một cái chất liệu để tôi viết bài sau này..
Truc Phuong 2 Có thể nói rằng một điều là suốt mấy chục năm trời và cho đến hôm nay đã có rất nhiều ca sỹ, trung tâm băng nhạc, hãng đĩa đã thu âm, hát lại nhạc của ông, nhưng chắc chắn là ít có người đã biết tin ông âm thầm từ giã cõi đời trong cảnh nghèo nàn, bi đát và cô đơn trong căn phòng trọ tồi tàn, nhỏ hẹp ở quận 11, Sài Gòn vào ngày 18 tháng 9 năm 1995, tài sản của ông có được lúc đó chỉ là một đôi dép..
Nhạc Trúc Phương, bên cạnh những bản viết về quê hương, còn ghi lại biết bao cuộc tình lãng mạn ướt át nồng nàn.”Nửa đêm ngoài phố” lang thang, tình cờ làm quen một người con gái lạ, rồi để lòng vương vấn mãi : “Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời. Ðường phố vắng đêm nao quen một người..” hoặc “Trở lại chuyện hai chúng mình. Khi em với anh…” làm quen, hẹn hò cùng nhau đi tới mòn lối, khiến nó trở thành “Con đường mang tên em”. Cũng có những lúc cô đơn, rút về nhốt mình nơi nhà trọ, nhưng Ðêm gác trọ chỉ nói lên nỗi buồn bâng quơ có vương chút phấn chấn nhờ thể điệu Tango, mà TP ít khi dùng trong hầu hết các nhạc phẩm của mình. Rồi có lúc người yêu xưa tìm đến, cùng nhau ôn chuyện cũ, nhắc lại Chuyện ngày xưa, được ghi lại như sau : “Hôm nào em đến thăm, mà quên mang tiếng cười, lặng yên không nói. Hai mươi tuổi đời qua mất rồi.. (ÐK) : Thôi em nhé, xin trả về niềm cô đơn trước, cho anh bước xuôi ngược, khi hai chúng mình, vòng tay trót buông xuôi, dù gặp nhau ta cúi mặt bước mà đi ”
Tâm hồn Trúc Phương như luôn vương vấn điều gì u uất cho nên hầu hết nhạc ông lúc nào cũng có âm điệu buồn buồn. Ta thử ca lại vài bài nhạc tình khác, như Buồn trong kỷ niệm : “Ðường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn. Ðôi khi nhầm lỡ đánh mất ân tình cũ…(đoạn kế) Mình vào đời nhau lúc môi còn non, tuổi mộng vừa tròn. Hương thơm làn tóc, nước mắt chưa lần khóc. Ðến nay thì đã, đắng cay nhiều quá. Thơ ngây đi mất trong bước buồn giờ mới hay..” Dường như hình ảnh người tình trong nhạc Trúc Phương không phải là của một người, nhưng tất cả đã xa.
“Ai cho tôi tình yêu, của ngày thơ ngày mộng. Tôi xin dâng vòng tay mở rộng, để đón người đi vào tim tôi bằng môi trên bờ môi..” Thế nhưng không biết đã yêu thương được bao lâu thì Trúc Phương lại “Xin giã biệt bạn lòng ơi, trao trả môi người cười. vì Hai lối mộng hai hướng trông. Mình yêu nhau chưa trót. Thì chớ mang nỗi buồn theo bước đời. Cho dù chưa lần nói…thì đành xa nhau. Ðể chốn nao với chiều mưa gió lộng. Ta dừng vui bến mộng… Bao lần đi, gối mõi chân mòn. Tâm tư nặng vai gánh, đường trần cho đến nay, chỉ còn, bờ mi khép kín. Giấc ngủ nào tìm quên ? Giấc ngủ nào gọi tên ?.” Ðôi khi ông có chút cay đắng cho Thói đời, vì Người yêu ta rồi cũng xa ta nhưng không oán trách người mà chỉ than thân một mình. Những Chiều cuối tuần đã xa: “Hôm nao tôi lên đường phố cũ, chiều xưa, lần hẹn hò. 9 Truc Phuong 3Trao nhau, niềm vui cuối tuần…” Trên gác nhỏ, cô đơn, trằn trọc : “Ðêm chưa ngủ, nghe ngoài trời đổ mưa từng hạt rơi. Gác nhỏ đèn le lói bóng dáng ai trên tường loang…” Trong lúc Mưa nửa đêm : “Ai biết ai vì đời, cùng ngược xuôi chung lối mòn. Ngày tôi hai mươi tuổi, em đôi tám trăng tròn. Ðêm lạnh còn nghe chăn gối lẽ nằm thao thức…” nhớ về Bóng nhỏ đường chiều, chỉ còn là kỷ niệm: “Ta đến nơi hẹn hò, cùng gặp nhau trên phố nhỏ. Ta nhẹ dìu nhau trong tiếng thở..”
Tưởng nhớ nhạc sĩ Trúc Phương
(Bài viết do ca sĩ; Thanh Thúy cung cấp, 2013)
Ngày 18 tháng 9 tới đây, thấm thoát đã tròn 18 năm (năm 2014 là 19 năm, ngày mất của Trúc Phương) – là ngày nhạc sĩ Trúc Phương giã biệt cuộc đời để về một vùng trời miên viễn khói sương. Chẳng biết có khi nào hồn ông có dịp về thăm lại căn nhà xưa ở Cư xá Lữ Gia Phú Thọ Phường 15, Quận 11 hay không, đó là nơi Ông đã ở những ngày cuối đời.
Chỗ đó, nơi ông sống không đúng nghĩa là một ngôi nhà. Nó thật ra, chỉ là một căn phòng nhỏ được sửa lại từ một căn bếp của một ngôi nhà vốn cũng đã nhỏ rồi. Tận cuối ở Quận 11. Ông có 6 người con : bốn trai và hai gái. Người nhạc sĩ lừng danh SG năm xưa đã ở đó những ngày cuối đời cùng với cô con gái đầu lòng tên Loan, và 2 cậu con trai tên Lê (thứ năm), Lâm (thứ sáu).
Ông có một cậu con trai lớn tên Linh (đã vượt biên đến Mỹ năm 1981 và hiện là 1 tay lead guitar tên tuổi trong làng nhạc Cali đang cộng tác với vũ trường Bleu mỗi tối thứ năm hàng tuần) và một cậu con trai nữa tên Lam (thứ tư) đi Úc từ năm 1990.
Căn phòng nhỏ hẹp này cũng là nơi nhà văn Hồ Văn Xuân Nhi ghé nhiều lần để mang theo thư từ của Trần Quốc Bảo gửi cho Ông cùng nhiều người thân thiết khác như Thanh Sơn, Mặc Thế Nhân, Lê Hựu Hà, Quốc Dũng, Nguyễn Ánh 9, Đynh Trầm Ca, Ngọc Sơn, Hoàng Trang.. Căn phòng nhỏ với một cái giường lớn, cái tủ áo quần nhỏ, hai cái ghế, một cái bàn, một buồng tắm và cái giàn bếp chút xíu, tất cả chung một căn phòng chỉ độ tám mét vuông. Nơi đây là cuộc đời của người nghệ sĩ thiếu nhiều may mắn này từ sau biến cố 1975.
Sự nghiệp viết nhạc của Trúc Phương không phải là một sự nghiệp nhỏ. Những bài Ông viết, đã thành danh cho chính bài hát đó, đã thành danh cho chính Ông và đã thành danh cho tên tuổi của một nghệ sĩ: Thanh Thúy. Đã có trên 65 bài hát, không phải là một sự nghiệp tầm thường. Nếu chúng ta đã nghe những bài hát rất thông dụng như Tình thắm duyên quê, Hai lối mộng, Chuyện chúng mình, Con đường mang tên em, Buồn trong kỷ niệm, Chiều cuối tuần, Ai cho tôi tình yêu, Tàu đêm năm cũ, Kẻ ở miền xa, 24 giờ phép, Mưa nửa đêm, Thói đời.. nhiều lắm, trong số đó có bài hát đã làm nên tên tuổi Thanh Thúy, ca khúc Nửa Đêm Ngoài Phố…. Làm thành một sự nghiệp như Trúc Phương đã có, cũng là vĩ đại rồi, cho một người viết nhạc.
Người ta thường quen thuộc nhạc phẩm và ca sĩ nhiều hơn là tác giả của bài ca đó.Làm nhạc sĩ thường nghèo hơn ca sĩ, và riêng Trúc Phương, đã từng là một nhạc sĩ không dư giả gì từ cái thời Sàigòn trước 1975, và 20 năm sau đó (1975-1995) Ông lại càng nghèo khó hơn bao giờ hết. Tuy nghèo thế nhưng Ông vẫn luôn giữ cho mình một sĩ khí, không hề ngửa tay xin tiền ai, cầu cứu ai. Dù bạn bè Ông ở hải ngoại rất nhiều, dù Ông biết nếu cần viết thư lên tiếng sẽ có nhiều nghệ sĩ bạn bè hải ngoại có thể giúp Ông, nhưng Trúc Phương đã không làm điều đó suốt 20 năm sau ngày 30/4/75.
Ông không hề lên tiếng cho thân phận mình. Ai còn nhớ thì tốt, thì ghi nhận tình nghĩa đó. Ai quên Ông thì thôi. Ông không kiếm đến ai, nhắc ai phải nhớ đến Ông.
Lần cuối cùng, Hồ Văn Xuân Nhi và Trần Quốc Bảo gặp được nhạc sĩ Trúc Phương tại căn phòng nhỏ hẹp cuối Quận 11 này là một ngày mùa Hè nóng như thiêu đốt năm 1995, trước ngày Ông mất khoảng 3 tháng. Năm cuối cùng ấy, Ông tròn 63 tuổi. Ông đã già và trông dáng tiều tụy hơn tuổi của mình nữa. Vì bịnh hoạn. Tai không còn nghe rõ, chân như đi không nổi, chứng bịnh sưng phổi và với hoàn cảnh đó, Ông đã mất đi sau lần 2 người gặp Ông ở căn nhà nhỏ này.
9 Truc Phuong 4
Nhắc lại chuyện quá khứ, 60 năm trước, khoảng năm 1950, Trúc Phương đã bắt đầu viết nhạc. Khi đó Ông còn là một cậu học sinh vốn quê quán Trà Vinh, huyện Cầu Ngang. Nhạc Trúc Phương thường viết theo điệu Boléro, với những nội dung tình yêu đơn thuần của đám đông dân chúng, bình dân và đơn giản. Tình yêu của những người đi lính, hay tâm sự của lính. Tình yêu của trai gái, lời nhạc của Trúc Phương không dùng từ ngữ văn chung ẩn sâu, mà biểu lộ thật những tâm tình trai gái yêu nhau rất bình dân, tha thiết và nồng cháy. Thời đó, những năm thập niên 50, 60 và đầu 70, đất nước còn chinh chiến điêu linh. Nhạc Trúc Phương man mác hình ảnh chiến tranh và tình yêu với giòng tâm sự người lính chiến xa người yêu, xa thành phố hay những chuyện của 2 người yêu nhau rồi mất nhau. Lời viết như những lá thư tình trai gái trao nhau, chứ không phải như những bài thơ văn chương sâu kín chữ nghĩa. Sau 1975, Trúc Phương vẫn còn sáng tác thêm một số bài nói về tình yêu cây lá, tình yêu quê hương nhưng hầu hết ca khúc này, như Ông xác nhận, không thành công lắm, chỉ với lý do, Ông không còn cảm hứng dồi dào như những bài tình ca đã được đón nhận từ trước 1975. Thời xưa, Trúc Phương viết nhạc cho Lính và cũng đã đi lính tuy không bao lâu. Chỉ từ năm 1970, rồi đến 1972 giải ngũ. Cùng đi lính một thời, một đơn vị với Thành Được.
Ông viết nhạc và tự mưu sinh với nghề nghiệp. Trúc Phương viết nhạc và thường hát nhạc của Ông nhất, đó là ca sĩ Thanh Thúy. Ít có giọng hát nào hát nhạc của Ông hay hơn Thanh Thúy, mặc dù không phải chỉ có Thanh Thúy mới hát nhạc Trúc Phương quyến rũ. Về giọng nam thì có Duy Khánh, Chế Linh. Đó là trước năm 1975, còn hôm nay thì nhạc Trúc Phương có nhiều người hát thành công như Hương Lan, Tuấn Vũ, Phương Hồng Quế, Như Quỳnh..
HNg Huynh V. Yen 3
Sau 1975, Trúc Phương ở lại và tìm đường vượt biên. Thất bại rồi bị bắt. Nhưng vẫn cứ tiếp tục tìm đường ra đi, liên tiếp 5, 6 năm trường, cuối cùng thì Ông chấp nhận số phận làm kẻ ở lại. Cuộc sống khốn đốn từ đó. Những ngày cùng cực nhất bắt đầu đến với Trúc Phương. Gia đình Ông đổ vỡ. Trúc Phương với những ngày sống lênh đênh không nhà ở, không giấy tờ tùy thân, không việc làm, không gia đình. Không ai dám chấp chứa Ông, vì Ông có những án tù đã từng nhiều lần mưu toan vượt biển. Lây lất hết chỗ này đến chỗ khác, sống khó khăn nhưng Ông không hề ngửa tay xin tiền ai. Bạn bè ở ngoại quốc rất thân, rất đông, có người từng xem như ruột thịt của Ông, ông vẫn ngậm đắng một mình với cuộc sống không viết thư cầu xin điều gì và “người đó” cũng chẳng bao giờ biên thư về thăm hỏi Ông. Lời tâm sự của Trúc Phương ngày đó có niềm cay đắng trách móc trong đó.
Nhưng không phải ai cũng quên Trúc Phương. Khi đọc tin về Ông trên báo Thế Giới Nghệ Sĩ, trên báo có ghi địa chỉ Ông bên nhà, nhiều nghệ sĩ đã viết thư thăm hỏi và gửi tiền về biếu Ông. Tình nghĩa nặng nhất là Hương Lan mà Trúc Phương đã xem như con nuôi. Ngày Hương Lan về VN đã ghé thăm Ông. Rồi Thanh Thúy, Phương Hồng Quế, Giao Linh, Hoàng Oanh, TQB.. và Trúc Phương đã viết thư nhờ báo Thế Giới Nghệ Sĩ chuyển lời cảm tạ đến những bằng hữu đó. Ông rất xúc động và quý vô cùng những ân tình đó.
oOo
Lần chúng tôi gặp gỡ nhạc sĩ Trúc Phương sau cùng lần đó trong ngôi nhà nhỏ bé của Ông, trời Sàigòn nắng như thiêu như đốt. Những điều viết lại này, phát xuất từ tấm lòng thương quý người nhạc sĩ thiếu may mắn chứ không phải do Ông yêu cầu. Nếu có, đó là lời yêu cầu người viết chuyển lời cảm tạ, ơn nghĩa đến những người còn nghĩ đến Trúc Phương, và khi bắt tay giã từ lần sau cùng đó, người viết vẫn không thể nào quên được, trong đôi mắt tuyệt vọng buồn thảm của Ông bỗng rạng ngời một nụ cười hy vọng tin yêu. (theoLê Đình Thìn)
Yên Huỳnh chuyển tiếp

Chép lại từ trang http://cafevannghe.wordpress.com