Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

LÀN MÂY CHE - TRUYỆN NGẮN VIÊM TỊNH



            Chiếc xe lam dừng lại. Tiếng máy nổ dòn. Hành khách bị dồn ép vào nhau. Người đàn ông mặc áo cánh đen bước xuống. Nắng buổi trưa sáng trong, gay gắt, con đường vắng hoe, lớp bụi mù đất đỏ bay lơ phơ. Hai bên đường vườn nhà xanh tươi. Người đàn ông đứng nhìn ngơ ngác. Dáng người cao lớn, dềnh dàng. Khuôn mặt bình thường , làn da sậm nắng mà tái xanh.
            Hắn thọc tay vào túi, chiếc xe lam rồ máy, tiếng sang số tay lạch cạch, chiếc xe ăn số chạy nặng nề, lớp bụi mù bốc áo bao quanh người đàn ông. Một vài viên sỏi theo đà vòng quay của bánh xe bắn vào cánh tay để trần của người đàn ông, hắn càu nhàu. Bụi đỏ bám lê lông mày rậm làm khuôn mặt người đàn ông trong có nét dữ dằn. Hắn quơ hai bàn tay phủi phành phạch lên người. Hắn nhìn theo chiếc xe lam đang rẽ qua ngã ba, hơi nóng buổi trưa hừng rực, chiếc lưng rộng thấm ướt mồ hồi, hắn mệt mỏi, chuyến đi dài với những chuyến xe cuối cùng đến đây, hắn nhìn quanh, và như đã quyết định hắn quay người bước xuống dốc đường, những con đường mòn im mát và che đậy.

            Thằng cu Sinh nằm lăn trên mặt đất. chân tay vỗ đành đạch, tiếng khóc nất tức tưởi, chị Năm Tính nhìn con, hai tay chị vẫn đều đặn bốc vỏ đậu nành, chị mỉn cười làm mặt nghiêm.
            - Sinh, con chịu nín không? Má đứng dạy lấy roi đa.
            Thằng cu Sinh nằm im. Tiếng khóc nó đứt ngang, đôi mắt lớn nhìn chờ đợi. Chị Năm Tính gom vỏ đậu nầnh thành một đống lớn, chị đứng dậy bưng rổ đâu ra bể nước. Thằng cu Sinh dảy nảy không trở lại. Nắng buổi trưa nồng mùi lá cây khô. Chị Năm Tính trút vỏ đậu nàng ào thau nước. Chị đậy úp rổ lên vành mặt thau, tia nắng rọiYEN5 NGẮN qua những khoảng vuông chiếc rổ phản chiếu lên mặt chị từng điểm màu bạc trắng. Gió lồng lộng trên từng ngón lá tươi. Chị lắng nghe tiếng khóc của thằng cu Sinh. Chị cười thầm cái tính mau khóc mau nín của con. Chị sung sướng “cũng may” chị nói một mình, cái may mắn chị ấp ủ, nuông chiều là thằng cu Sinh, chị đi trở vào trong bếp.
            Thằng cu Sinh nằm nghịch đống vỏ đậu chị cúi xuống bồng con lên. Thằng cu Sinh bá cổ chị làm nủng. Chị úp mặt vào cổ con, niềm hạnh phúc của chị lớn trong vòng tay buồn phiền góa bụa. Chị xóc nách cù nhầy chọc thằng cu Sinh cười. Thằng cu Sinh đòi ăn, hắn bốn tuổi mà gầy và nhỏ. Chị Năm Tính không hiểu sao nó chẳng chịu mập, chị chiều nó bằng đủ mọi thứ có thể chị nghĩ nó ăn được, chị buồn lòng.
            Chị bồng thằng cu Sinh lên nhà trên, căn nhà nhỏ buồn thiu, ở căn giữa chiếc bàn thờ bằng gỗ mít vàng sẫm, ám đầy bụi. Bộ lư đèn và bát nhanh cũ mèm. Chị đặt thằng cu Sinh nằm lên bộ ngựa, chị nói với nó: “Con ngủ trưa đi, đậy má cho ăn bằng trưng mụ Lãng. Chị ngồi bên con, tay vỗ vỗ lê mông thằng cu Sinh, chị hò nho nhỏ trong miệng, thằng cu Sinh không chịu ngủ, hắn trở qua, trở lại. Hắn kêu “má, má”. Chị nằm xuống, ôm thằng cu Sinh, gác đầu nó lê cánh tay. Thằng cu Sinh xoay mặt vào trong ngực chị. Hắn tằn mằm nghịch hột nút nơi cổ áp chị, chị ôm sát nó vào lòng. chị vuốt những sợt tóc mềm mượt của thằng cu Sinh, chị nhớ mơ hồ những ngày còn ba thằng Sinh. Những ngày tháng chìm lẫn, có khi mất hút trong trí nhớ chị sống trong trạng thái hoài vọng dai dẵn lắm lúc chị không hiểu sao chịu đựng được, bốn năm thời gian trôi qua trong nổi buồn phiền chịu khó của chị, chị tức tủi chị không mong mỏi ba thằng Sinh đi để đem về của cải cho chị. chị nhớ hải hùng những khuôn mặt trắng dã , đem quạch ào ào, bắn phá càng quét, nghiền trọn ngôi làng không quá hai trăm người bị lùa đến tập trung ở sân đình, vợ chồng chị tay ôm con run rẫy chờ đợi dưới ngọn nắng buổi mai mùa hè. Những quá khứ này chất chồng những dĩ vãng khác, đè quặp những người đồng quê như vợ chồng chị, như những bác Lan Bèo, dì Bảy Nụ, con Bụt, cậu Đản... thành những trái mướt đắng bị đẹp giống, sống để nhìn những đè nén bất công, áp bức dồn dập, co sợ liên miên giữa ban ngày và trong đêm tối. Để trốn tránh khỏi bi phân loại như người ta phân loại súc vật traên cánh đồng cỏ, chồng chị chọn con đường mòn dưới lá cây rừng, chị đã mất hết nước mắt khóc lóc, cầm cố vây tỏa nổi cay đắng của người nông dân chất phát vào vòng tay vợ con nhỏ dại. Nhưng hoàn cảnh thúc đẩy, những lới xúi bẩy dụ dỗ ngon ngọt. Chồng chị đã quay lưng từ giã bằng những lời nói vụng về nước mắt, chị cam chịu trong nổi heo hon chờ đợi, liên tiếp những xô dạt, bức bách chị đem con theo chân người làng di trú dưới sự bảo đảm của viên chức xã ấp và lính tráng, chị được cung cấp đất đai mới, được giúp đỡ dựng nhà làm ăn. Dần dần chị xem như mình đã chưa từng ở một nơi xưa cũ. Chị chỉ còn thằng cu Sinh với tất cả những khả năng tần tảo, chị vun xới nuôi thân và con chị giữa một đời sống mới, lạ hoắc.

            Quán mụ Lãng ế thiu. Mụ ngồi trên chõng tre ngó mông ra con đất dẫn đến ngã ba. Chị Năm Tính ngồi bên mép chõng đút bánh cho thằng cun Sinh ăn. Dĩa bánh cuốn chả vun đầy, chị hỏi mụ Lãng:
            - Độ nầy buôn bán ế ẩm quá dì?
            - Ừa, tao ngồi cả ngày mỏi lưng, kiếm được vài đồng.
            - Dì bán thêm mấy thứ rau cải hoạ may.
            - Tao già quá mà Năm, được đồng nào hay đồng đó. Nuôi ai đâu.
            Chị Năm Tính lắc đầu cười, lại chuyện nụm con trai bỏ xứ tự hồi xa xắc xa lơ, chị rõ chuyện từ đầu đến đuôi, chị quen như đã biết người con của mụ Lãng thân lắm. Diêng, tên người con trai hoang đành cưng của mụ Lãnh. Chị tò mò hồi đầu lân la khi mua quà cho thằng cu Sinh, lúc quán mới dọn đầu tiên, chị được mụ Lãng kể lễ tận tình ngày ông con bỏ đi, chuyện bỏ đi của Diêng dây dưa đến việc mụ dời nhà từ làng Miệt dưới Đông Thuận lên ngã ba An Long Mỹ nầy; và mở quán kiếm tiền nuôi sống.
            Mụ Lãng ức nhất khi Diêng đang làm ăn chăm chỉ bỗng đâm mèo chuột với con lão Sâm. Mụ nói lão Sâm xúi con gái rù ém Diêng. Chuyện đó thì chị không biết có nên tin cho lắm không. Bởi lẽ, lời mụ Lãng, lão Sâm theo bên kia. Cả nhà lão theo bên kia tự hồi chưa tập kết. Mụ biết lão làm Trưởng Xã, đứng gom góp lua sgạo, tiền bạc hằng tháng, lão Sâm hoạt động tích cực lắm. Trai tráng lớn lên thế nào cũng qua tay lão. Lão kiếm cách nầy thế khác lôi kéo tụi nhỏ vào khu. Không nghe lời lão là có chuyện rồi. Một thời cũng yên, độ lính bên ta về đóng đồn kiểm soát, lão Sâm mon men lui tới, lão còn ra ứng cử vào ban Đại diện xã. Ôi thôi, trong lãng ai dám nói con em kẹt ở trõng, nói ra không khéo hại đến mình. Lão làm việc cho cả hai bên, lão có nhà cửa, con cái làm ăn, buôn bán. Lính đồn đâu có ngờ, tao có nghĩ lão dụ thằng Diêng đâu. Nó mới lớn sau này, ai ngờ, vã lại thấy lính mình ở đó làm sao lão cựa quậy gắt được, lúc biết thằng Diêng mê con gái lão Sâm, tao lo lắng lắm, câu chuyện lúc nào nói đến đoạn nầy mụ cũng khóc, mụ cứ ngỡ thằng Diêng còn nhỏ chưa biết chuyện trai gái. Ngày Diêng đi không cho mụ biết. Mụ tưởng lính đồn bắt. Ở giưũa vùng bất an chuyện bắt bớ là thường mụ vào đồn hỏi. Tự nhiên lính trong đồn đâu biết. Ban đầu mụ ngỡ Diêng đi hoang đâu đó ở xóm trên xóm dưới. Nhưng mấy ngày Diêng không về. Trong đồn lại không bắt giữ. Mụ khóc lóc từ xóm đến chợ. Mụ chỉ có một mình Diêng, mẹ góa con côi, sau mụ nhớ chuyện Diêng lăng nhăng với con lão Sâm. Mụ đến nhà lão Sâm dò hỏi, lão Sâm đâu có nhận, lão át tiếng mắng ngược trở lại mụ, mất con xót lòng nhưng mụ đành chịu làm sao quy tội cho lão Sâm được. Mụ âm thầm sót xa, mụ đi coi thầy, coi bà, xin xâm cúng miếu, ở đâu có chỗ nghe nói có quẽ hay là mụ tìm tới. Nhưng đâu cũng hoàn nấy. Diêng biệt âm vô tín. Bẵng đi một thời gian mấy tháng. Mụ nhận được cái thư của Diêng gửi thăm, lá thư hiện mụ còn giữ. Chị Năm Tính được mụ cho đọc nhiều lần. Chị đọc mãi tới gần thuộc, thư viết chữ nắn nót những cũng xấu khó đọc, chị nhớ một đoạn trong thư, như là khoảng giữa sau mấy câu thăm hỏi sức khỏe mụ Lãng... con lên đây sống rất là sung sướng, các anh em đồng chí thương mến giúp đỡ con từ mặt tinh thần đến vật chất. Con được các anh trên này cho học tập. Tư tưởng con độ này rất tiến bộ, nói để má mừng... con vẫn thuờng gặp con bé Hường con gái bác Sâm...
            Nhờ thư riêng giử về, mụ đến nhà lão Sâm. Mụ nhất định bắt lão Sâm phải trả Điêng lại. Một hai mụ đề quyết con trai mụ bị con gái lão Sâm quyến rủ theo bên kia. Mụ hăm he trình tố lão Sâm. Và mụ làm thật sau mụ mới biết làm vậy là dại. Mụ vào đồn tố giác lão Sâm, nhưng lính trong đồn không ai chịu tin, cả thư mụ đưa ra làm bằng, lão Sâm đang làm đại diện xã. Họ phải tin lão hơn tin mụ, mụ uất ức lắm. Cũng từ đó mụ sợ lão Sâm. Mụ sợ thật, vì sau lá thư gửi về, mụ làm ồn ào không đi đến đâu. Diêng im luôn. Mụ quay cuồng lo sợ không biết Diêng thế nào. Hết nước mụ đến năn nỉ lão Sâm giúp mụ. Mụ điên cuồng, người trong làng trong xóm cũng nghĩ vậy, được thế uy tín của lão Sâm càng lên hơn, sau cùng mụ lại nghe lời lão Sâm khuyên nên xin về khu định cư tỵ nạn, lão mớn lời úp mở họa may mụ mới có tin của Diêng. Mụ dại nghe lời, xin đến ở mấy năm thằng Diêng cũng không có thư từ gì cả. Mà làm sao về làng được, nghe đâu làng sau này thay đổi dữ lắm.
            Chị Năm Tính thân thiết với mụ Lãng do ở chuyện đó, lúc nào rãnh, ế ẩm mụ Lãng cũng có thể đem chuyện con mụ ra nói được, lâu rồi chuyện đâm màu mè cảm động lắm. Chị thường mau miệng góp vào góp ra. Mụ Lãng cũng tâm lý lắm, mụ nói chuyện con mụ rồi bắt qua chyện chồng chị. Chị đâm nhớ cả hai người chồng và người đàn ông tên Diêng.    
            Họ đi đến chốn âm u không tưởng, mù mịt và mất hút tung tích. Quanh họ bao trùm rừng lá xanh ngắt. Niền hi vọng khi sáng. Lúc mờ như một năng lực giúp sức cho những người ở lại sống để hy vọng. Tiếng gọi của đất và bước chân người nông dân đạp vỡ tất cả những bờ mương, cọng lúa và niềm hạnh phúc đơn sơ thuần hậu. Những nổi nghẹn ngào chịu đựng mọi bề nhớ thương, lo âu. Năm tháng đi qua chồng chất quá khứ mơ hồi trí nhớ. Những nhớ thương tiêu mòn còn như hoài niệm. Như đã chết rồi, chồng cha, con cái một ngày nào âm thầm từ biệt.
            Để lại những gì sau bước chân đi, chị ôm nổi niềm thương nhớ phai màu nước mắt và lớn dần đứa con hạnh phúc còn lại của hai người, chị không biết nói sao với mụ Lãng, sự hiểu biết của chị bị giới hạn. Những điều nầy nọ người của hai bên nói với chị, chị chỉ nghe mà không thấm nhuần được.
            Chị nghĩ vẫn vơ. Mụ Lãng ngáp dài, nghiên lưng nằm co trên chõng tre. Thằng cu Sinh đứng nghịch chiếc bánh ú. Những con muỗi bay vo ve quanh thằng cu Sinh. Một vài con đậu trên bàn tay nó và trên dĩa bánh cuốn. Khu xóm im xanh rũ dưới bóng tàng cây. Ngọn nắng buổi chiều còn hang nóng. Những đám mây trắng đục bay nhanh về hướng tây sẫm màu mặt trời lặng. Rẽ phía trái đường xóm hai người đàn bà gánh rỗ đi lại. Họ đến đặt gánh bên liếp phên. Tiếng quạt nón phành phạch, tiếng người kêu vọng vào:
            - Bác Ba, lấy hàng gì không, lòng rày chợ hàng gì ế quá, mua về thiết bán hết không?
            - Gì vậy Bảy?
             Mụ Lãng ngồi dậy, mụ rướn người về phía trước.
            - Có bánh quy, đồ hộp mỹ bác lấy bán thêm.
            - Bánh hả, còn đồ hộp quỉ đó ăn vào khó tiêu, khó bán lắm. Vô đây. Vô đây ăn bánh ú đã, bánh mới đấy.
            Hai người đàn bà đi vào, chị Năm tính bế thằng cu Sinh lên đùi, giọng nói của người đàn bà vào sau the thé:
            - Thiệt chán quá thời buôn với bán.
            - Đi chợ về sớm vậy.
            - Hỏi bác có gì đâu mà không sớm với chả muộn. Đem lên bán giỏ gà lời không tới đâu là đâu. độ này người ở trên ăn thứ gì?
            - Thì ba cái đồ mỹ đó.
            chị Năm Tính cười thầm, rõ lẫn thẩn lắm chuyện. Chị ẩm dựng thằng cu Sinh vào nạch, chị nói với mụ Lãng:
            - Tụi vô nghe Bác. Tí xíu ra mua đồ vặt trả tiền luôn.
            - Được rồi.  Bồng con vô đi, chiều rồi đó. Mũ Lãng vừa nói, hai tay mụ vừa nâng nâng gói bánh quy trong bọc giấy bóng. Mụ tính nhẫm trong đầu số tiền còn trong túi. Mụ nghĩ bánh này bán cho con nít thì được lắm. Mụ ngẩn đầu cười hỏi.
            - Nhiêu?
            Giọng người đàn bà the thé:
            - Hai trăm một ký đó.
            Người đàn bà kia bóc chiếc bánh ú chăm chú. Mụ Lãng nói lẩm bẩm “mắc quá”
            - Bớt đi
            - Bánh mới mà.
            - Trăm tám, ừ một tiếng. Tiền đây.
            Người đàn bà có giọng nói the thé cứ dùng dằn.
            - Để cho bác đi.
            Người đàn bà ăn bánh ú nói. Miệng chị ta nhai đầy một chiếc bánh ú. Những hạt đậu phụng vàng rơi trên từng bàn tay hứng dưới cằm. Chị tay nuối miếng bánh trông ngon lành. Ăn hết miếng bánh chị ta quệt mười ngón tay lên hai ống quần đen. Chị xoay qua nói với mụ Lãng.
            - Mụ lẹ cho tui về, giờ nầy chắc mấy đứa nhỏ đói bụng rồi.
            - Tiền đây
Mụ Lãng lận lưng móc ra một cuộn nhỏ, những đồng bạc giấy cuộn gọn gàng. Mụ vuốt thẳng từng tờ một. Nhiều loại số bạc. Hai mươi đồng, mười đồng, năm chục. Một trăm, chị đếm đủ tiền đưa qua cho người đàn bà ăn bánh.
- Nhiêu tiền bánh ú?
- Hai chục cái? Hai chục
Hai người đàn bà đi rồi, mụ Lãng bóc gói bánh quy. Mụ lấy một cái ăn thử, mụ nhai lép bép, răng mụ rụng nhiều, mấy cái còn lại yếu, gần lung lay hết, mụ lườm miếng bánh dưới hai hàm răng. Mụ chóp chép miệng. Lớp da quanh môi và trên hai thái dương nhịp động. Màu da mụ sẫm xám nhăn nheo. Đầu tóc cạo trọc mọc lởm chởm như khoảng rừng mới mọc sau vụ khai quang, bóng buổi chiều xế hẳn phía sau quán, mụ nói một mình:
- Ngon thiệt


Người đàn ông đi vào căn nhà cuối xóm. Hắn đứng trước ngõ, bên hàng dâm bụt, sau khi xuống dốc đường xóm, hắn lùi người vào vườn cam ngủ một giấc. Buổi trưa vườn cam rậm lá im bóng mát, hắn mệt vả lại hắn muốn xế xế chiều một chút, đễ đi và có thể gặp được người hắn muốn tìm. Lúc hắn thức dậy thì thấy một người đàn bà ẵm đứa bé đi băng qua khoảng đường trống trước mặt. Hắn muốn gọi lại hỏi thăm nhưng thấy ngại. Hắn kiếm rạch nước mưa sau vườn rửa mặt. Trời chiều mát rượi, hắn cảm thấy khoang khoái, hắn nghe bụng đói cồn cào. Hắn nghĩ thầm đến chắc đúng bữa cơm.
Anh chín cụt ngồi gác chân chữ nghủ. Khuôn mặt anh trân ngân. Mâm cơm dọn ra đã lâu, trên mặt tô canh lớp mỡ mỏng đóng từ mảnh nhỏ lợn cợn. Anh thở dài, vợ anh ngồi đối diện im re. Chị ngồi đợi, chốc chốc nhìn nhanh khuôn mặt chồng, chị thắc mắc nhưng không dám hỏi han. Tính chồng chị biết quá rõ, thường chị chỉ biết nghe. Một đòi khi nói chỉ biết đồng ý chồng chuyện gì đó. Hai vợ chồng, ba đứa con, chị thấy êm ấm quá. Đứa nhỏ nhất cũng gần đầy năm, bổn phận chị chăm sóc con, lo nấu nướng giặt giũ áo quần và thương anh chín cụt . Chị nhớ nằm lòng trách nhiệm anh Chín đã giao cho chị như vậy. Vợ chồng nhưng anh Chín Cụt ít khi tỏ vẻ nâng niu, chiều chuộng vợ. Anh lầm lì, lo làm việc. Công việc anh ở ngoài vườn và mấy thửa ruộng, anh làm việc liên miên, chỉ nghĩ ăn cơm trưa, thỉnh thoảng anh Chín Cụt cũng âu yếm chị. Anh có cảm tình nhưng không lộ ra ngoài với vợ con. Chị nhắc khẽ chồng:
- Ba thằng Thuận, ăn cơm kẻo tối.
            Anh Chín Cụt lẩm bẩm một mình. Thái độ ít thấy của chồng làm chị lo lắng. chị nghe xốn xang trong lòng.
            - Chín cho mấy đứa ăn chưa?
            Anh Chín Cụt hỏi vợ, anh nhìn mâm cơm thở dài. Anh uể oải và chén cơm. Buổi chiều căn nhà đã mờ mờ ánh sáng. Nổi lo âu từ lâu anh không để cho vợ biết, anh tưởng sẽ yên.Ba năm rồi từ ngày anh mới có thằng Thuận, anh đã đưa cả nhà về xóm định cư nầy. Không phải riêng gia đình anh bỏ làng ra đi, anh lắc đầu. Anh không muốn nhớ gì cả, thật ra anh cũng chẳng phải muốn nhớ chuyện gì. Trong đời sống, anh nghĩ làm việc nuôi vợ con mới đáng nhớ, đáng lo. Hồi còn ở làng anh đã từng nói như vậy. Anh thương vợ, thương con. Anh không thích tham gia hoạt động nầy nọ. Những đêm tụ họp, ca hát, học tập không lôi cuốn anh. Những chuyện kể lể đâu đâu miệt ngoài anh đoán không ra. Anh thấy mất công cả buổi tối, mỗi lần đi học tập về anh vẫn nói cho vợ nghe, vợ anh chỉ biết lo sợ mỗi khi nghe anh cằn nhằn. đời sống gia đình anh gắn liền với căn nhà cha mẹ để lại. Anh làm vườn, làm công thuê mỗi vụ lúa. No ấm và bình dị. Anh tưởng ra những dự tính nhỏ bé cho vợ, cho con. Nhưng những lần trở về của đêm tối mò mẫn. lạ có, quen có đã xô đẩy đời sống cần cù, nông dân của anh. Họ bắt buộc mọi sự tham gia, công tác chương trình chiếm mất những ngày công kiếm tiền tạo cho anh sự cay ghét. Anh không thể hiểu những mưa toan lại phát khởi từ những đứa bạn đồng cỏ của anh hồi nhỏ. Anh không ngờ gặp lại bạn bè với những thay đổi qua chừng. Những lần dẫn trâu vượt sông trong những tiếng cười không đứt. Những cuộc chơi diều giấy thả gió ngát tầm mắt. Những con chuột đồng béo ngậy bóc từ vỏ đất sét thơm nồng mũi, hết cả chìm lẫn trong những danh từ lạ hoắc, trong những khuôn mặt rực hận thù không dám nhìn, anh tự hỏi khởi từ đâu? Đất, lúa, nhà, vườn, cha mẹ, anh em, vợ con. Không nói cho anh biết. Miệt làng anh chưa có nững đổi thay để họ giải nghĩa những danh từ mơ hồ thành rõ rệt. Êm đềm rồi cũng tan biết mất hút. Vỡ ngìn mảnh dưới tiếng đạn trong đêm. Đạn đã bay qua mái tranh lửa đã đốt cháy đụn rơm, và máu đổ xuống đất. Những cái chết dữ dằn đến với người nông quê hiền hậu. Anh không còn hiểu sao nữa. Anh nhìn thấy những điều bất hạnh cũ xưa tái diễn. Những đọa đày ngay sau tiếng đạn nổ, gia đình anh, gia đình xung quanh xóm không còn xanh tươi cây lá. Anh phải chọn một con đường. Vợ con anh, anh suy tính trong nổi sợ hải và thương yêu. Cuối cùng anh được dọn đến An Long Mỹ với gia đình trên chuyện xe nhà binh. Anh lập lại một đời sống mới cho gia đình. Nhưng trong lòng anh vẫn tiềm ẩn một mỗi ngại ngùng. Những bạn cũ của anh vẫn có đứa còn. Hôm tờ mái nhà anh còn thấy họ đứng bên dãy xe nhà binh đưa tiễn với lời hăm dọa xa gần.
            Lời hăm dọa thật đến, nhẹ nhàng tự lúc nào. Cách đây một tuần, anh nhận được lá thư ở làng gửi lên. Anh băn khoăn quá đổi, lá thư của thằng lực, em cô cậu của anh. Trong thư hắn hỏi thăm đời sống gia đình anh, hắn còn viết về chuyện trong làng. Cuối cùng hắn gửi anh giúp đỡ cho người anh vợ của hắn muốn bỏ làng lên phần chỗ an ninh làm ăn. Anh không thể hình dung được thằng lực, cái thằng hồi nhỏ chuyên bắt nạt anh để dành cỏ cho trâu nhà nó, làm lắm chuyện như vậy, hắn đi đâu biệt tăm biệt tích giờ sao lại về làng, sao lại gửi người cho anh. Anh chờ cả tuần này sao không thấy tới. Gia đ ình anh không sung túc gì. Anh làm sao nói với vợ mà từ khước mà gặp thằng Lực đâu. Thời buổi này biết người ta làm sao mà chứa chấp.
            Anh ăn vội chén cơm chị Chín nấu lão đi đâu từ lúc nào. Anh nghe tiếng nói chuyện ngoài ngõ. Trời tối mờ mờ, anh bỏ đũa đứng dậy đến lấy bình nước chè trên bàn, anh nghe tiếng vợ gọi:
            - Ba thằng Thuận, có cậu Phúc dưới làng lên thăm. Anh cau mày, rót ly nước. Câu Phúc chắc đây, anh nói lớn.
            - Mời cậu vào Chín.
Người đàn ông đứng ở ngưỡng cửa, vợ anh lách mình đi vào, chị đến dọn dẹp mâm cơm bưng xuống bếp, anh kéo ghế mời người đàn ông:
- Mời cậu ngồi chơi
Người đàn ông tự nhiên ngồi, anh chín cụt rót một ly nước.
- Cậu mới lên. Vợ chồng thằng Lực thường chứ? Tôi có nhận được thư hắn nói chuyện cậu tưởng ai.
Người đàn ông im lặng uống nước, hắn nghe đói gắt trong bụng. Hắn nhìn quanh nhà khẽ gật gù:
- Ừ ở dưới mình khổ quá. Cậu định lên đây làm ăn xem sao, sao vợ chồng em dạo nầy độ khá dữ.
Mụ Lãng hít hà luôn miệng, mụ ngồi nghe sững người đàn ông nói chyện, Chị Năm Tính bồng thằng cu Sinh ngồi trên két bia đối diện với người đàn ông, chị cúi đầu nhìn bàn chân thằng cu Sinh đang chổi đạp mấy đầu vỏ chai bia, Thỉnh thoảng chị liếc nhìn người đàn ông. Một tháng này, chiều nào chị cũng gặp ông ta ngồi uống rượu ở quán mụ Lãng, chị biết cả tên ông ta nữa. Chị Chín Cụt giới thiệu cậu chỉ, ở quê lên làm ăn. Chị cũng có mấy lần hỏi chuyện, chị kêu bằng cậu, cậu Phúc. Còn mụ Lãng thì thôi, như bèo trôi trên nước. Mụ hỏi đủ chuyện, mà đâu phải mụ ở cùng làng với cậu Phúc. Mụ gọi ông ta bằng chú hắn. Chú hắn chắc ở dưới cực lắm. Thời buổi chiến tranh giặc giã ở dưới chịu, làm ăn không được. Rồi mụ đem chuyện làng mụ ra kể. Chuyện con trai mụ, chị Năm Tính cười thâm không sao quên được.
Chị đanh nghe cậu Phúc nói hồi giặc mới đến. Cậu bị bắt thôi cực khổ trăm bề. Chị cũng thích nghe nữa là mụ Lãng. Người đàn ông nói chuyện suông sẽ. Chị để ý nhiều đến cái miệng của người đàn ông.
Thằng cu Sinh trườn người tụt xuống đất. Người đàn ông đưa tay kéo nhẹ hắn dựa nơi gối ông ta. Hắn đòi cái bánh ú. Chị Năm Tính chồm người kéo thằng cu Sinh lại, chị nhăn mặt.
- Con xấu lắm.
Chị ẵm thằng cu Sinh đứng dậy, chị chào mụ Lãng:
- Tui về
Chị liếc qua người đàn ông, ông ta chưa có vẻ muồn về, ly rượu con lưng nữa. Chị bồng con đi chậm chậm.
Mụ Lãng nhìn theo, nói với người đàn ông.
- Tội nghiệp hai mẹ con, con nhỏ chồng đi lâu ngày vẫn ở vậy nuôi con.
- Ba thằng nhỏ đi đâu vậy dì?
- Thì theo ngoài đó. Hồi còn ở dưới làng .
Người đàn ông nhìn theo chị Năm Tính. Hắn nhớ tới người đàn bà hắn gặp bồng con đi băng qua vườn cam. Hắn nói trống:
- Sao ở đây không phải người cùng làng lên.
- Đâu phải, chú hắn không biết đó. Chính phủ chở lên trên nầy. Chỉ cho một chỗ. Tui lúc trước mới lên ở tận mãi trong Mã Gò. Sau xin dời ra ngoài nầy. Mỗi người xin ở một nơi thấy tiện sinh sống, lên đấy rồi người làng tư tán hết trơn. Mình phải quen chổ chứ. Như tui chừ coi xóm nầy như làng nước vậy đó. Quen hết trơn.
- Dì coi tui sao
            Người đàn ông hỏi xong cầm ly rượi nốc cạn. Hắn khà một tiếng. Hắn đứng dậy móc tiền trả.
            - Nợ bao nhiêu hôm nay tui trả hết. Mới lĩnh lương.
            - Làm lương khá không chú hắn.
            - Tạm ăn tiêu mà dì.
            - Hai chục ly, mười đồng.
            - Đây dì.
            Người đàn ông đếm tiền cho mụ Lãng. Hắn vươn vai bước ra cửa. Vừa đi, hắn vừa nghĩ đến công việc. Một tháng này hắn đang xoay xở, làm quen để hòa hợp với đời sống ở đây. Hắn nhìn thấy vợ chồng Chín Cụt không mấy ân cần với hắn. Vợ chồng Chín Cụt dù sao cũng tử tế. Thật hắn muốn lấy chỗ Chín Cụt để lân la quanh xóm. Hắn cười một mình. Lúc đầu hắn tưởng khó lắm, ở quanh vùng thật an ninh. Bên kia cầu là khu trại lính huấn luyện. Bao quanh ngã ba là lính địa phương. Phường ấp tổ chức chặt chẽ. Hắn sợ công việc không trôi chảy. Ngày hắn nhận công tác những điều hắn được huấn luyện hắn cho là rườm rà. Những bây giờ hắn phục lăn cấp trên hắn. Họ lo đủ cho hắn tiện nghi để thích hợp, dù tiện nghi hơi quá đáng. Không phải hắn thương hại vợ chồng ChínCụt. Hắn nghĩ làm sao công tác bị lộ được, vợ chồng Chín cụt cũng nghi ngờ hắn, nhưng hắn đâu dễ bị theo dõi. Hắn xin việc làm lao công ở xưởng dệt ngoài Dòng Đa Minh. Mỗi ngày hắn đi về hai lượt. Hắn siêng năng, dần dần hắn làm quen được với những người ở trong xóm. Loài người miệt vườn bỏ xứ đi nên vẫn còn giữ tập quán làng xã. Điều mà hắn thắng lợi nhất là quen với mụ Lãng và người đàn bà tên Năm Tính. Sự liên hệ dây dưa của họ dễ tạo cho gã một thuận tiện tốt. Hắn tính cách làm thân với họ. Hắn nghĩ đến chị Năm Tính. Người đàn bà xa chồng đã 4 năm. Hắn sắp đặt trong đầu. Hắn phải quay lưng với người đàn ông cùng lý tưởng,trong bụng hắn nghĩ chỉ là phương tiện.
                 Hắn về đến nhà Chín Cụt thì vừa có cơm. Chị Chín Cụt đang cho mấy đứa nhỏ ăn. Chín Cụt nhấp ly rượu trên cái ngựa kê nơi mái hiên. Hắn ngồi bên Chín Cụt nói:
            - Hôm nay mới lĩnh lương, ngày mai đãi vợ chồng bây một bữa.
            - Lương sớm vậy cậu.
            - Hãng lớn mà mầy. Tháng nay, tao đưa vợ chồng bây tiền cơm, bề gì tao không có tiền ăn với vợ chồng bây, chứ làm ra có việc thì phụ vào gọi là tiền đồ ăn.
            - Sao đâu cậu. Người làng với nhau, vả lại cậu với vợ chồng tui có bà con. Cậu làm vậy coi sao được.
            - Bậy, bây nói vậy nghe sao được. Đây cầm lấy.
            Hắn lấy tiền đếm mười tờ hai trăm nhét vào túi áo của Chín Cụt. Vợ Chín Cụt đang cho con ăn ngửng đầu lên kêu:
            - Ba thằng Thuận.
            Người đàn ông đứng dậy hắn nhét tiền còn lại vào túi quần, đi vào ngồi bên mâm cơm:
            - Chín ăn cơm mầy.
            Chín Cụt lững thưnữg xách ly rượu đế với cái ly đi vào. Anh thấy khó chịu sao đó. Những tờ bạc trong túi cọ vào da bụng anh, anh thở dài, lão Phúc cũng kỳ. Anh không hiểu ý đồ của hắn ra sao. Anh vẫn lo ngại gì đâu. Chị Chín Cụt bồng đứa nhỏ đi vào sau lưng anh, chị nói:
            - Ba thằng Thuận, ăn cơm với cậu đi, tối rồi.
            Người đàn ông cầm đũa có ý chờ. Hắn mỉm cười một mình, Chín Cụt vào ngồi ngoài bìa ngựa. Anh cầm đũa, cầm chén:
            - Ăn cơm cậu
            Bữa cơm kéo dài trong im lặng, người đàn ông chốc chốc lại cười một mình, gần cuối bữa hắn nói với vợ Chín Cụt:
            - Mai mua con gà làm ăn một bữa nghe Chín. Tao chịu mà.
            Chị Chín Cụt cười, ở một tháng chung nhà, chị biết tính ông cậu, lúc nào cũng làm ra vẻ ngon lành hết trơn. Mấy ngày đầu chị cũng áy náy lại không thấy chồng nói gì, chị chẳng dám hỏi, hồi ở làng chị có biết ông cậu, nhưng chị gọi bằng anh, chị cũng biết Đức bà con của chồng. Sau, chị thấy ông cậu sống không có gì khó chịu, chị vui vui, dù sao trong nhà có thêm người cũng có tiếng có tăm. Không hao tốn mấy, thêm chén thêm đũa mà thôi. Chị hay nói với chồng như vậy. Thấy Chín Cụt hay cau có, chị sợ chồng nặng tiếng mất lòng lỡ người làng biết thì mặt mũi đâu mà ăn nói. Ông cậu cũng biết điều, tới tháng đưa tiền cơm phụ với vợ chồng chị, chị nghĩ thầm, mai phải làm một bữa tiết canh gà thật ngon mới được.
            Ăn xong người đàn ông thay đồ. Hắn nói với vợ chồng Chín Cụt tao đi ra xóm chút việc, Chín Cụt ậm ự, vợ Chín Cụt cười dặn dò:
            - Cậu về sớm nghe, ở đây đi khuya khắc cũng phiền.
            - Tao có chút việc mà về ngay.
            Người đàn ông vuốt nếp áo. Hắn đi ra cửa với khuôn mặt vui vẻ.

            Chị Năm Tính ngồi nghĩ vớ vẫn, ngọn đèn dầu nhỏ chiếu tỏa sáng vàng ngoạch, thằng cu Sinh nằm ngủ, sải tay bên vách. Trời đầu hôm, hừng hực nóng. Chị nhìn sửng đốm lửa cháy trên đầu tim đen. Tối nay tự nhiên chị nhớ chồng chi lạ. Thật kỳ khôi, hồi lâu chị đâu có vớ va, vớ vẫn như tối nay. Ăn cơm xong chị dỗ thằng Sinh đi ngủ sớm. Chị rửa vội chén bát, dọn dẹp nhà cửa qua loa. Chị không biết làm chi hơn, ở ngoài khung cửa đen mờ mờ. chị nhìn thấy mấy con sao lấp lánh, căn nhà thật đìu hiu. Chị buồn lòng, tự nhiên chị bồi hồi khuôn mặt người đàn ông tên Phúc, cậu Phúc, chị chép miệng. Người đàn ông ăn nói có duyên. Chị nhìn căn nhà quanh quẻ, tiếng chó sủa ngoài xóm, chị nhóng người nhìn ra sân, trời tối hẳn. Những đốm đen của mấy cây chanh nổi bật. Chị nghe tiếng bước chân tiếng tằng hẳn. Chị đứng dậy bước ra cửa. Mình chị mọc ốc, chị rùng mình. Bóng người đàn ông và tiếng chào cùng một lúc đến bên giàn mướp:
            - Chị Năm chưa ngủ.
            - Cậu Phúc phải không? Cậu vào chơi.
            Người đàn ông bước qua sân, hắn đi chậm chậm dưới giàn mướp, chị Năm Tính nghe trống ngực đập thình thịch, chị bước lùi một bước. Người đàn ông bước lên bậc thềm đất. Hắn đứng trước cửa nhà nhìn quanh một vòng. Ánh sáng ngọn đèn chiếu lên mặt hắn từng khoảng trắng. Khuôn mặt hắn rắn, góc cạnh. Hắn cười cười:
            - Bữa nay mới có dịp đến thăm chị
            Chị Năm Tính bồi rối, chị loay hoay kéo chiếc ghế dựa:
            - Mời cậu ngồi.
            - Được mà, chị tự nhiên.
            Chị rót nước, chị đứng trên ánh sáng ngọn đèn nhìn người đàn ông, chị không biết sao hôm nay ông ta lại ghé nhà chị. Người đàn ông nhìn thằng cu Sinh nằm ngủ. Hắn chép miệng:
            - Nhà vắng quá chị Năm.
            - Cậu đi đâu mà tối vậy?
            - Tôi định đến nhà dì Lãng xách xị đế về nhậu với thằng Chín Cụt. Mới lĩng lương nhậu cho đả tiện thể tạt thăm chị.
            - Ở đây cũng buồn
            Người đàn ông cầm ly rượu, hắn thấy bàn tay chị Năm Tính gác trên thành ghế run run. Hắn thích thú, ý định của hắn chắc thành tựu. Hắn nhìn thẳng vào mặt chị Năm Tính:
            - Ghé thăm chị một chút, phải đi lấy rượu đã.
            Hắn đứng dậy chần chờ. Chị Năm Tính đi ra trước hắn theo sau, nhìn dáng người đàn bà. Khi bước qua mặt chị Năm, hắn cố tình chạm vào người chị, chị Năm nhìn người đàn ông. Hắn cười trước khi bước xuống sân hắn nói nhỏ:
            - Chốc nữa ghé lại.
           
            Chị Năm Tính giật mình thức giấc. Người đàn ông nằm bên chị ngủ say sưa. chị thấy thèn thẹn. Đầu hôm người đàn ông trở lại trong sự chờ đợi mơ hồ của chị. Thời gian đã xa rồi người chồng đã ra đi. Đêm sâu trong nổi rực rỡ mới bắt đầu. Người đàn ông cậu Phúc, cậu Phúc. Ngọn đèn dầu không đủ sáng trọn căn nhà nhỏ. Trời gần khuya có những luồn gió nhỏ gây gây da thịt. Phản ứng của chị tê cứng, nhịp thở bắt đầu tắt nghẹn. Chị nghe bập bùng như tiếng sóng vỗ bên kè đá. chị mơ thiếp đi lúc nào không hay... chị nhìn ra liếp cửa. Trời chưa sáng. Ngọn đèn dầu tắt từ khi nào. Chắc dầu hết, chị trở người nằm xoay vào mặt người đàn ông. Chị nghe hơi thở chị mạnh. Chị trăn trở cố nhắm mắt ngủ tiếp. Người đàn ông mở mắt nhìn chị. Hắn kéo chị sát vào người. Nhịp thở của chị lại tắt nghẹn.
            Người đàn ông thức dậy trong tiếng gà gáy đầu canh. Hắn nghe cánh tay tê cứng. Đầu chị Năm Tính gác trên cánh tay hắn nặng trĩu. Hắn rút nhẹ tay, chị Năm Tính trở người, hắn vòng tay kia qua vai dậy đầu chị Năm Tính. Những sợi tóc đạo giáo. Một kinh cầu mới: thù hận. Hắn giết nụ cười trên môi. Khuôn mặt hắn được đề cao như một thần tượng. Riêng hắn, hắn chẳng cần. Lãng vãng trong đầu hắn những mảnh thịt nát bấy, những sợi tóc bạc bay phất phơ trong đám khói cháy rã căn nhà thân yêu. Không cần biết nguyên do, hắn từ giả những ngày công trên bước chân bùn lầy rạ rơm lúa chín.
            Chừ thì người đàn bà bên cạnh hắn đang đánh thức cỏi lòng hắn. Người đàn bà một đêm nồng ấm khơi ngọn lửa trên cỏi băng giá. Hắn đang ở giữa trũng lưới vây bủa như con thú, như một trò chơi mà phần kết không dám nghĩ tới.           
            Hắn không biết bày tỏ cho người đàn bà phần nào trong  đời sống hắn đang đeo đuổi. Một tháng ở đây hắn đã có cơ sở. Người đàn bà chỉ là phần nhỏ trong chương trình của hắn. Hắn rùng mình. Buổi mai sớm rạng rỡ lá xanh. Hơi một chút sương mỏng. Hắn phải thức dậy. Công việc một ngày đang tới.
            Người đàn ông gục xuống. Loạt đạn đầu tiên đẩy thốc hắn dội ngược. Hắn rùng mình tánh chống tay đứng dậy. Trước mắt hắn trời đen mù. Một vài tiếng la hét. Tiếng súng nổ tiếp hàng loạt . Hắn lăn quay một vòng. Những viên đạn phá ránh buồng ngực, cơn đau thốc lên đầu. Hắn gượng thở. Người đàn bà đang đợi hắn. Năm Tính, hắn gọi tên nho nhỏ trong cổ họng.
            Cuộc tình duyên gắn bó còn nồng mùi da thịt. Người đàn bà cho hắn lấy lại quân bình tâm hồn đang chong đèn đợi chờ. Dòng máu ấm ấm chảy chậm xuống bụng. Cơn đau dồn dập rát bỏng. Hắn nằm bấu víu trên cỏ, trên đất, cơn hấp hối của hắn là những sợi tóc mướt mịn của chị Năm Tính. Đêm còn sâu thẩm. Đêm cho nổi đợi chờ của chị Năm Tính mòn mỏi. Hắn không nhớ gì khác, Hắn thở gấp và ngất lịm. Trong hai bàn tay hắn nắm cứng những cọng cỏ xanh.

23h30’ 16.02.72/ mồng 02 tết nhâm tý ở Sài Gòn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét