Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2004

ĐẠO DỪA NGUYỄN THÀNH NAM 5



Bài 5  ĐẠO DỪA BỊ BẮT SAU 30.4.1975 VÀ NHỮNG NGÀY
SỐNG TRONG TỦ

 

ĐẠO DỪA VÀ NHỮNG “ HUYỀN THOẠI”
           Trong một bài viết của ông Joseph Cao với nhan đề :”Những ngày tù chung với ông Đạo Dừa”, tác giả viết  : “Với một năm ở tù chung ở khám Cần Thơ, tôi mới thật sự biết ông. Khâm phục ông nhẫn nại, kiên quyết và bất khuất hơn người.
            Trước kia, tôi chỉ biết ông có chí hướng hơn người. Ông tìm con đường tranh đấu riêng. Ông không theo phe này, lập hội kín nọ. Ông làm cách mạng quần chúng. Lấy số đông dân chúng làm hậu thuẫn. Ông pha màu tôn giáo vào chính trị, và ông đã khởi xướng lên một mình. Một loại tôn giáo hòa đồng. Thực chất là lấy tình thương bao la để khuyến dụ và cảm hóa mọi người. Ông đã gặt hái ít nhiều thành công. Lúc bấy giờ, tôi vẫn còn cho ông là một con người đáng tôn kính, song có phần lập dị.
              Nhân một dạo, tôi có dịp đi đò máy từ bến bắc Rạch Miễu sang tỉnh lỵ Bến Tre, khi con đò chạy ngang qua một cái cồn đất nọ, người đi đò cùng trầm trồ trỏ tay bảo :
- Ông Đạo Dừa ngồi trên đọt dừa đó, thấy không ? Ổng ngồi mấy năm nay rồi. Mặc nắng mưa, trưa tối !
Một bà lão già nói bằng giọng cung kính:
- Ai cũng tưởng ổng chịu không nổi, mà chết rồi! Nhưng người ta vẫn thấy ông ngồi trơ trơ đó. Mà ông phải nhà nghèo hèn gì, con nhà giàu sang, danh giá. Vậy mà ông lại đi tu. Nói là để độ đời !
Tôi hỏi lại:
- Tây để cho ông làm như vậy sao? Ông ra vẻ chống đối như vậy, bỉ mặt cho người Pháp ở Đông Dương lắm.
- Mèn ơi, họ bắt ổng giam vô tù mấy lần. Ổng tịnh khẩu, không thèm nói chuyện. Nhưng viết giấy hỏi Tây là ổng có tội gì mà bị bắt ? Đụng chạm nhân quyền sao đó ! Tây cãi không lại lý của ổng, phải thả ổng ra. Ổng lại trèo lên cây dừa mà ngồi. Tây giận lắm, sai người đốn bỏ cây dừa của ổng. Mất cây dừa đó, ổng lại trèo lên cây dừa khác. Mèn ơi, ai trông thấy ổng trèo dừa mà hổng thương đứt ruột ! Tây lại sai người đốn dừa nữa, ổng lại ngồi trên cây khác. Đốn hết dừa cù lao này, thì ổng sang qua cù lao kia. Bến Tre là xứ dừa mà. Không lẽ Tây đốn hết dừa của tỉnh? Thằng Tây đành chịu thua ổng luôn.
- Rồi ổng ăn gì ?
- Ổng chỉ uống nước dừa, có khi ăn thêm vài trái chuối để sống. Vậy nên người ta mới kêu ổng là ông Đạo Dừa.
- Thời buổi lộn xộn, ổng ngồi hoài như vậy, không sợ nguy hiểm ?
- Ổng hổng sợ. Mà dân cũng thương ổng, ngấm ngầm bảo vệ cho ổng.
- Ổng tịnh khẩu hoài, không mở miệng nói chuyện? Không thuyết pháp sao? Vậy làm sao truyền đạo ?
- Ổng không nói. Chỉ viết ra trên giấy. Nói chuyện cũng bằng giấy tờ. Vậy mà đệ tử đông lắm. Ở khắp nơi, đâu cũng có. Cả ở Lục tỉnh, ở miền Trung nữa. Vì đạo của ông tốt một cái là thờ kính ông bà, tôn trọng lễ nghĩa và ăn ở hòa mục với mọi người.
          Tôi chăm chú nhìn lên ngọn dừa khi phà chạy ngang mé cồn. Trên ngọn một cây dừa cao, một hình bóng người nhỏ thó, mặc áo vải vàng, ngồi thu lu trên một giạt bằng cây to, trông thấy bấp bênh lơ lửng. Trời trưa nắng như hun đốt, mắt nhìn lên lóe sao. Thế mà bóng người nọ vẫn ngồi xếp bằng an tọa, tịnh nhiên. Ông ngồi như thế đã mấy năm trời? Gương kiên nhẫn của ông thật đáng phục !
          Tôi vì bận việc ở Bến Tre, đến xế chiều mới xuống phà trở sang tỉnh Mỹ Tho. Ông Đạo Dừa vẫn ngồi trên ngọn dừa nơi cồn đất nọ. Ngọn gió chiều thổi lộng lòng sông rộng. Cây dừa trông từ xa thấy chao đảo. Thế nhưng ông đạo vẫn ngồi bằng an, tâm tư vắng lặng vào cõi hư vô nào?”
             Với  những lời ca ngợi ông Đạo Dừa trên đây thưc chất chỉ là cường điệu và viết theo sự tưởng tượng của tác giả .
             Thứ nhất  ông Joseph Cao nào đó theo lời giới thiệu đang ở tận Paris đã viết “với một năm ở tù chung ở khám Cần Thơ , tôi mới thật sự biết ông. Khâm phục ông nhẫn nại, kiên quyết và bất khuất hơn người.” Nhẫn nại, kiên quyết và bất khuất hơn người chỉ là lời tâng bốc của ông Cao mà không lấy gì chứng minh là “Cậu Hai” bất khuất hơn người cả.
               Thứ nữa  ông Cao đã tận mắt chứng kiến ông Đạo Dừa ngồi tu trên đọt dừa ở đầu cồn khi qua phà Rạch Miễu ( ý nói là Cồn Phụng-Tân Vinh ) để chống Tây là hoàn toàn bịa đặt vì đến năm 1963 ông mới dời từ nơi tu hành ở Phú An Hòa (Ba Lai ,Châu Thành ) về xây chùa Nam Quốc Phật và chính thức tu hành ở đây. Hằng tháng “Cậu Hai” lên ngồi tịnh khẩu,nhịn ăn vài ngày trên cửu trùng đài được xây cất đàng hoàng vững chải chứ không có ngồi trên đọt dừa chao đảo, đung đưa theo gió (!) như ông Joseph Cao tưởng tượng

                Phải thừa nhận với kiểu tu lạ đời có vẽ huyền bí của ông Đạo Dừa đã thu hút một số người nhẹ dạ cả tin và thêu dệt thêm cuộc đời tu đạo của ông như kiểu ông Cao đã viết


NHỮNG NGÀY Ở TÙ CỦA ÔNG ĐẠO DỪA SAU 30.04.1975
                 Sau ngày 30.04.1975,ông Đạo Dừa vẫn tiếp tục hoạt động chống chế độ mới tinh vi và bí mật hơn dưới vỏ bọc tôn giáo.
                 Bây giờ người dân Bến Tre mới biết Cồn Phụng được mệnh danh là nơi trốn quân dịch lý tưởng của thanh niên được “Cậu Hai” bảo vệ chỉ là cái bẩy. Khi thanh niên tập trung ở đây với số đông  hàng trăm người thì y như rằng cảnh sát,quân cảnh đến bố ráp đưa vào trại Quang Trung đúng vào thời điểm “ Cậu Hai” lên Cửu Trùng Đài tọa thiền tịnh khẩu. . Điển hình một vụ càn, bố ráp được báo “Công Luận” ngày 28-2-1970 đăng tải như sau: “Thiếu tá Vinh, Quận trưởng Trúc Giang chỉ huy cuộc hành quân vào giang sơn của Đạo Dừa tối 25-2-1970, bắt đi 150 thanh niên…”. Thật sự ông Đạo Dừa có phản kháng, nhưng sự việc đâu rồi cũng vào đó, êm xuôi.
           Đệ tử Cậu Hai có mấy người Mỹ. Cậu Hai rất hãnh diện cùng bá tánh vì mình có công đức, uy tín tầm cỡ quốc tế nên mới thu phục được mấy người nước ngòai. Hình ảnh 2 người Mỹ quỳ gối chấp tay trước ngực cao lêu nghêu đứng giữa là ông Đạo Dừa nhỏ thó được in phổ biến rộng rãi. Thực ra 2 thanh niên người Mỹ
đó cũng là thanh niên trốn quân dịch từ trên đất Mỹ trong đó có cậu con trai của nhà văn John Steinbeck .     
           Thấy Bến Tre không còn “ hoằng pháp” được nữa, ông tuyên bố dời
về tu hành  ở Phú Quốc rồi Cần Thơ và ” Cậu Hai “ đi trước để đặt cơ sở .Thực ra ông Đạo Dừa đi móc nối tìm đường vượt biên ra nước ngoài.Trên đường bỏ trốn ra nước ngoài ,”Cậu Hai” bị bắt và cải tạo tại trại giam Cần Thơ.
              Trong thời gian thụ án ở đây “Cậu Hai” chấp hành cải tạo tốt  theo lời bà Diệu Ứng cháu ruột đi thăm nuôi về báo cáo với chính quyền địa phương chứ không” bất khuất” như ông Cao,tác giả bài báo bịa đặt. Hằng tuần “Cậu Hai “ tắm 1 lần.Có lần bà Diệu Ứng sau lần thăm nuôi mang về giao cho chính quyền địa phương một hộp quẹt zippo có khắc hình phụ nữ khỏa thân lấy đươc trong đồ dùng của “Cậu Hai”,theo lời bà Diệu Ứng chiếc hộp quẹt này do một người bạn tù tặng mà người bạn tù này là ông đạo Vuốt hoạt động dị đoan mê tín bị bắt giam!
                 Cuối năm 1985, Đạo Dừa được bà Hùynh Thị Ứng và người thân bảo lãnh  về trú ngụ tại xã Phú An Hòa (Châu Thành) với gia đình bà Ứng, dưới sự quản chế của chính quyền địa phương
                 Trở về quê nhà sau bao năm xa cách, bước đầu Đạo Dừa đóng góp làm được một ít việc từ thiện như vân động bà con sửa  chữa cầu đừơng. Có người cho là ông đã hướng thiện , trở về con đường Phật pháp. Nhưng không lâu sau,  Đạo Dừa vận động bá tánh quyên góp tiền vàng xây am chùa, mua sắm ghe thuyền máy phóng thanh làm đài phát thanh  và tuyên truyền“đạo bất tạo con”./.

Bài 6 : ĐÀI PHÁT THANH ĐẠO DỪA VÀ” ĐẠO BẤT TẠO CON”









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét