Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2004

ĐẠO DỪA NGUYỄN THÀNH NAM 3



Bài 3 :
            ĐẠO DỪA ,CỒN PHỤNG VÀ “SỰ TÍCH “THUYỀN BÁT NHÔ


          Năm 1964, ông Nguyễn Thành Nam đến Cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch,
huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre xây dựng chùa Nam Quốc Phật'', và tại đây ông lập ra đạo Dừa

VÀI NÉT VỀ CỒN PHỤNG
          
          Là một ốc đảo xanh nổi trên sông Tiền,Cồn Phụng nằm trên một cù lao thuộc xã Tân Thạch,huyện Châu Thành ,tỉnh Bến Tre,còn có tên là cồn Tân vinh,là một cù lao nổi giữa sông Tiền vào năm 1930 với diện tích khoảng 28 ha. Đến nay do lượng phù sa bồi đắp đã lên tới 50 ha.
           
          Đây là một trong bốn cồn nằm trên nhánh sông Tiền giữa Bến Tre và Tiền Giang được đặt tên theo tứ linh : long, lân, quy, phụng với quan niệm mang điềm an lành hạnh phúc đến với mọi người  theo thứ tự  : cồn Rồng (còn có tên cồn Tân Long) là long;cồn Thới Sơn là lân;cồnQuy (nổi lên sau nằm dối diện với cồn Phụng) là quy và cồn Phụng(còn gọi là cồn Tân Vinh,cù lao Đạo Dừa)là phụng.Hai cồn Tân Long và Thới Sơn (long,lân)hiền nay thuộc tỉnh Tiền Giang ;hai cồn Quy và cồn Tân Vinh(quy,phụng ) nằm trên địa phận thuộc tỉnh Bến Tre. Khi xây dựng chùa Nam Quốc Phật,những người thợ nhặt đươc cái chén cổ có hình con chim phụng nên đặt tên là cồn Phụng. Nhưng theo một số bà con lớn tuổi ở Tân Thạch cho biết tên gọi cồn Phụng (Tân Vinh xã Tân Thạch huyện Châu Thành) có từ người dân đầu tiên là ông hai Rẩy đến khai phá nó. Nghĩa là không phải đợi khi ông Đạo Dừa đến lập chùa mới đẻ ra tên cồn Phụng.
Cồn Phụng sau đó còn có tên cù lao Đạo Dừa  từ khi ông đến đây xây chùa Nam Quốc Phật và lập nên giáo phái Đạo Dừa.

          Sau ngày 30.4.1975,cồn Phụng trở thành một khu du lịch hấp dẫn du khách không chỉ vì cảnh quan do Đạo Dừa để lại mà còn cuốn hút du khách do nhừng nét sinh hoạt đời thường của người dân nơi đây gắn liền với các nghề thủ công được chế tác từ cây dừa
         
            Cồn Phụng như một làng quê thu nhỏ của Nam bộ.Du khách có thể tìm hiểu nét độc đáo về văn hóa,tập quán trong đời sống dân dã của  người dân xứ dừa Bến Tre.Với đất dai mầu mỡ,cây trái xum xuê, người dân chất phác,hiền hòa, hiếu khách đã thực sự lôi cuốn du khách. Ngồi trên xe ngựa thăm vườn cây ăn trái,tham quan những gia đình nuôi ong lấy mật từ hoa nhản,uống trà mật ong hoặc nước dừa xiêm ngọt lịm  giữa mỗi chặng dừng chân và thưởng thức một đặc sản văn hóa độc đáo của miềnTây Nam bộ là đờn ca tài tử

      VÌ SAO KIẾN TRÚC CỒN PHỤNG ĐẠO DỪA NHẠI THEO CUNG ĐIỆN     NHÀ NGUYỄN


           Nguyễn Thành Nam  bảo mình là hậu duệ của vua Gia Long. Ông không             từ chối thân sinh ra mình là một cựu cai tổng, nhưng theo thuyết luân hồi ông bảo mình là vua Minh Mang tái sinh (Minh Mạng kế vị Gia Long – một ông vua theo con số chính thức của hoàng tộc công bố thì có 142 người con còn sống, gồm 78 hoàng nam và 64 công chúa). Nên có lúc ở Cồn Phụng, Đạo Dừa tự dựng cảnh dâng áo hoàng bào (giả) của Minh Mạng cho ông. Đao Dừa không dừng lại ở đó, ông còn cho rằng: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đầu thai thành vua Minh Mạng. Như vậy Trạng Trình chết tái sinh ra Minh Mạng, Minh Mạng chết hóa kiếp ra Nguyễn Thành Nam. Từ chuyện đầu thai đó mà năm 1970, lúc Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống  Sài Gòn, ban hành luật “Người cày có ruộng” thì ở chùa Nam Quốc Phật, hai câu sấm Trạng Trình được rao giảng thường  xuyên:
Phá điền  quân tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
             Câu “Bất chiến tự nhiên thành” được ông kẻ vẽ sơn phết to, xem là lời tuyên bố chính thức, khẩu hiệu tại “thánh địa” Cồn Phụng. Theo ông Phan Kim Huê (ở Long An), Đạo Dừa và đệ tử của ông cắt nghĩa “phá điền” là bỏ luật đất đai điền thổ tức ban hành luật người cày có ruộng thì thiên tử, tức nhà vua xuất hiện – Vua đó là Nguyễn Thành Nam – “Cậu Hai “Đạo Dừa.”chánh vì vương” lo việc trị vì thiên hạ thì không còn chiến tranh, ai cũng nghe lời ông
           Vì vậy ,Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam cho xây dựng Cồn Phụng như một cung điện thu hep theo kiến trúc  vua chúa triều Nguyễn
             
            Trên  diện tích khoảng 1.500m2,dành một khu sân rộng xây 9 cột rồng, tháp Hòa bình (cửu trùng  đài), nơi ông Đạo Dừa ngồi giảng kinh pháp và truyền bá đạo giáo hoặc tịnh khẩu. Tòa tháp với lối kiến trúc cầu kỳ , những mảng đắp chạm rồng phượng ghép những mảnh vỡ của chén đỉa cổ. Một chiếc đỉnh to cao đặt ở giữa sân.Tất cả thợ xây dựng đều dược tuyển từ miền trung,đặc biệt là thợ ở cố đô Huế..

ĐẠO DỪA –HÒA BÌNH TÔN GIÁO
            
             Một phần đất của Cồn Phụng trong một thời gian dài được Đạo Dừa chiếm giữ xây dựng “thánh địa” của mình. Từ “chùa Nam Quốc Phật” đó, Nguyễn Thành Nam bành trướng thân thế, ảnh hưởng bằng nhiều kiểu cách cho thứ đạo tổng hợp :: Phật + Thiên Chúa + Cao Đài + Tứ ân Hiếu nghĩa…mà Nguyễn Thành Nam gọi là Hòa Bình Tôn Giáo và ông tự phong là Thiên Nhơn  Giáo Chủ Thích Hòa Bình

             Nguyễn Thành Nam cũng tự đặt ra kinh sách lấy kinh Phật làm chính. Đạo Dừa. còn  được  ông bổ sung thêm chữ “Vừa”. Với các đệ tử – ông  tự xưng là “ Cậu Hai”, ông từng giải thích: “25 năm bần đạo không uống nước sông, nước mưa, chỉ uống nước dừa xiêm và nước mía”. Cả đến nước rửa hoa quả để ăn, ông cũng dùng toàn bằng nước dừa khô, “đài bát quái” được ông làm đầu tiên cao 14 mét tại xã Phước Thạnh (Châu Thành – Bến Tre) bằng cây dừa. Tên gọi Đạo Dừa lan rộng từ đó.

              Kể từ ngày qui y, mùng 3 tháng 9 năm Ất Dậu (1945) sau khi tu ở chùa An Sơn 3 năm, Nguyễn Thành Nam về tu ngồi trên một chiếc thuyền ven sông Tiền 3 năm. Tại quê nhà (Phước Thạnh) cũng ngồi dưới gốc dương, cây duối 3 năm. Tiếp theo là thời kỳ dựng đài bát quái, dùng  vật liệu  cây dừa đến sắt phi ống nước. Sở dĩ gọi là đài bát quái vì ông dùng mảnh gỗ có 8 góc, lót trên đầu cột dừa để ngồi. Đây là nơi ông dùng để ngồi tịnh khẩu .Tại Phước Thạnh, ông xây dựng cửu trùng đài, quyên góp tiền bá tánh làm thuyền bát nhã vẽ rồng bay phượng múa thả nổi trên sông Ba  Lai. Nhiều lúc ông cùng các tín đồ chèo thuyền xuôi ngược dòng sông để “khải ngộ” đạo pháp.
              Dòng Ba Lai êm đềm  giữa rừng dừa thơ mộng hữu tình. Ngồi trên đài cao ngắm nhìn dòng sông hiền hòa, “Cậu Hai “thấy mình như thoát tục. Dòng sông quê hương  đâu kém sông Hằng xa xôi, hay dòng sông Seine tận trời tây, từng chứng kiến bao cảnh nghiệt ngã, sự ê chề vì các cuộc vui chơi, người tình ruồng bỏ của mình. .Rồi  chiến tranh  lan ra, ác liệt ,làng quê Phú An Hòa – Phước Thạnh hẻo lánh làm sao mà mở mang thanh thế của đạo Trời (?)
              Cho nên tháng 3-1964, Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam.xin đất ở đầu phía Đông Cồn Phụng cách bến phà Rạch Miễu phía Bến Tre khoảng một cây số để xây dựng kiên cố chùa Nam Quốc Phật, thường được gọi là giang sơn thánh thủy, thánh địa của Nguyễn Thành Nam.

                Ai cũng rõ sở dĩ Đạo Dừa chọn Cồn Phụng làm nơi dựng chùa vì đây là đầu cầu của tỉnh Bến Tre. Người nơi khác muốn đến Bến Tre hoặc người trong tỉnh đi ra ngoài phải đi ngang qua Cồn Phụng đều bắt gặp cảnh tu trên sông nước lộ thiên, cùng tiếng chuông mõ vọng vào tâm não con người xuôi ngược theo những chuyến phà Rạch Miễu, “Cậu Hai” xem đó là cách truyền đạo trục quan hiệu quả nhất, nên khi về Cồn Phụng còn chân  ướt, chân ráo, đã cho xây dựng ngay đài bát quái cao 18 mét (làm xong ngày mùng 8 tháng 4 Giáp Thìn 1964) để gây sự chú ý của mọi người

SỰ TÍCH THUYỀN BÁT NHÃ

                Bên cạnh những kiến trúc chùa Nam Quốc Phật,sân rồng,cửu đỉnh ,đài bát quái, cửu trùng đài… nỗi bật nhất là Thuyền Bát Nhã. Theo nhiều người kể lại thì “Cậu Hai” đã mua một chiếc xà lan cải tạo lại thành con thuyền 3 tầng, sơn son thếp vàng,chạm rồng phượng. Đây là nơi dùng cho đệ tử tu học,”Cậu Hai”truyền giảng đạo pháp .
                Nhưng cũng có người cho rằng Thuyền Bát Nhã  là xác một chiếc tàu hải quân Mỹ bị đánh chìm trên sông Tiền,lính Mỹ nhiều lần trục vớt không được.”Câu Hai” đã dùng thủ thuật trục vớt thành công và kéo về làm Thuyền Bát Nhã.Cách làm của “Cậu Hai” là thuê người xuống bơm nước trong lòng tàu và hàn kín lại,dùng số đông người cạy bùn xeo lên.Trong lúc con tàu dần nổi lên,”Cậu Hai” ngồi trên bờ tụng kinh cho dến khi con tàu nổi lên trên mặt nước.Thế là tin đồn lan rộng “Cậu Hai”có pháp thuật thần thông .Đây là một trong vô số nhũng kiểu làm của “Cậu Hai” thu phục những tín đồ nhẹ dạ cả tin ./.

Bài 4 : ĐẠO DỪA ỨNG CỬ THỔNG THỐNG


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét