Dòng Sông
Bay-Đậu
Ở cuộc họp mới nhất về vấn đề chống ngập lụt cho vùng hạ nguồn sông
Mê-Kông thời biến đổi khí hậu, nhiều nhà khoa học quốc tế đã cho rằng “hãy để
cho sông được là…sông”. Khuyến nghị này như cũng dành cho các nhà thơ ?
Khá nhiều chữ dùng khi định
dạng một dòng sông. Với từ Hán đã Việt hóa, nó có thể là Giang, Xuyên, Hà,
Lưu…Chữ Nôm hoặc từ dân tộc thì: sông, dòng, xẻo, vàm, cái, nước; hoặc La, Đạ,
Đak…Nhưng hôm nay, do tác động và hiểm họa từ con người, con sông có khi không
còn là chính nó ! Tôi đã đi từ những ngọn nguồn ra cửa biển. “Không ai có thể
tắm hai lần trên một dòng sông”, huống hồ nay lại thêm những thủy điện, kè, đê,
đập ngăn mặn hoặc giữ ngọt…
Ngọn nguồn chưa cạn
Ở các ngành thủ công và kỹ
thuật thì càng già tuổi nghề càng thành thạo, hoặc “càng già càng dẻo càng
dai”, nhưng với các nhà thơ, tài năng có khi chỉ bộc phát một thời. Thâm niên
tu luyện kỹ thuật, học hỏi thật nhiều, nhưng có khi những dòng chữ, những câu
thơ không còn truyền cảm nữa !
Thế hệ hiện tại vẫn tìm về
những bài thơ hay đã ra đời khá lâu, có tác giả tạo nên câu xuất thần khi mới
17,18 tuổi.
·
Hoàng Xuân Sơn
Ngỡ Mình Là Gió
Đôi khi anh
ngỡ mình là gió
Gió tình cờ
trở lại nhà em
Gió đến rất
thầm sau khung cửa
Đón các em về
buổi học tan
Nhớ Huế êm đềm
mưa nghiêng sợi
Bay màu áo dạ
phố đông sang
Buổi sáng em
cười mắt ngái ngủ
Đêm qua lạnh
quá giữa mưa phùn
Những tối
trăng ngà treo trước hiên
Hát theo trăng
một khúc nhạc tình
Nhẹ nhàng
trăng đến từ muôn thuở
Mùa thu say
gió ngủ trên đàn
Nhớ ngày cột
tóc bỏ đuôi chim
Dạo xe qua mấy
cửa nội thành
Hái lá ngu ngơ
trên vườn thượng
Em thả trong
chiều sương khói xanh
Mùa hạ tung
tăng về với biển
Những chiều
hôm đuổi gió lang thang
Đặt tên cho
một loài ốc khuyết
Nhạc vàng trên
sóng nước tình tang
Thắp một hoàng
hôn cùng nỗi nhớ
Buổi chiều tà
có mắt ai trong
Yêu từ chút
nắng mềm trên lụa
Ngồi đây
thương nhớ cũng tang bồng…
Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn hiện
ở Canada, nay đã ngoài 70 tuổi. Qua các trang mạng, dòng thơ ông vẫn tràn trề.
Về hình thức, lắm bài của ông khá mới mẻ-từ nhịp điệp đến ngôn từ -cho thấy cảm
xúc vẫn ăn nhịp với cuộc sống công nghiệp. Nhưng nhắc đến tên ông, thì nhiều
người vẫn cứ nhắc đến những bài thơ xưa ! “Mùa
thu say gió ngủ trên đàn” để lưu
luyến về“Buổi chiều tà có mắt ai trong”…
Cùng một thời với Hoàng Xuân
Sơn, nhà thơ Triệu Từ Truyền khi đến tuổi chiêm nghiệm ra dòng thơ chính là
“Những Chữ Qua Cầu Tâm Linh” (tên một tập sách viết về thơ của ông), đã khẳng
định mỗi đời người thường có một dòng thơ xuyên suốt. Được vậy mới tạo nên cá
tính của người thơ. Cuộc đời ông trải qua nhiều biến động, nhưng chủ đề của thơ
ông vẫn nhiều ấn tượng về những
người thiếu nữ mang nét khắc khoải siêu
hình. Có lẽ do ảnh hưởng của nguồn văn hóa Pháp mà ông tiếp nhận khi đi học. Như bài thơ ông làm từ năm 1963,
khi ông mới 16 tuổi :
·
Triệu Từ Tuyền
Khuôn Mặt
Tóc con gái
đại dương xanh
Sóng cuồng nộ
trắng tà thanh xuân vàng
Tấm thân thu
dọn điêu tàn
Núi tương lai
dựng bàng hoàng đá xưa
Mặt trời trong
thế kỷ xưa
Mây u ám ngọn
tuổi chưa lụn mòn
Đất phun lửa
ứa vết son
Khoác vai thế
hệ áo tròn thời gian.
(1963)
Bay là Đậu ?
Những bài thơ báo hiệu về sự
chuyển mình của dòng thơ hiện sinh mang bản sắc Việt Nam đã tập hợp thành tác
phẩm đầu tay “Đêm Lên Cơn Dài” in năm 1965, và có mặt trong Tuyển Thơ Triệu Từ
Truyền 2010. Trong lời tựa của Tuyển tập, Đoàn Vị Thượng viết khá đúng khi cho
rằng “Anh còn muốn tát cạn cho đến cùng
ngững gì uyên áo thâm viễn nhất chứa đựng trong mỗi bài thơ mà anh chính là
người tạo tác. Hình như cái “bản năng gốc” này đã chi phối anh suốt đời, cho
nên, trước và sau, xưa kia và bây giờ, những gì anh viết ra cũng chỉ đều là
một-một trong suy tưởng, cảm xúc và một cả trong cách thể hiện-hay như ta
thường gọi, đó là sự nhất quán trong giọng điệu và bút pháp”
Sự “nhất quán” ấy không dễ
gì có được, nhất là khi con người phải trải qua nghịch cảnh đau thương. Bối
cảnh lịch sử như biến cố ’75 dễ làm cho người thường trở mặt, biến thành con
người khác. Nhưng đáng khâm phục thay những
nhà thơ, dù trải qua khổ nhục tù đày, suýt làm mồi cho cá, nhưng sang
đến xứ người, những câu, những chữ viết ra chỉ đau đáu những câu hỏi muôn đời
về nỗi đau của kiếp người, không ta thán, oán thù…Với Triệu Từ truyền, ông may
mắn trở về trong vị thế của một người trong “bên thắng cuộc”, nhưng gặp lại
người thiếu nữ năm xưa, lại tiếp tục băn khoăn với những câu hỏi từ xa xưa:
* Đậu và Bay
lời em bay lên cùng cánh chim
đậu lại cuối hoàng hôn chờ qua đêm
bên nhánh cành tỏa nhành hương dạ lý
bay và đậu nhẹ nhàng như nhau,
bay là yêu trong xôn xao nỗi nhớ
yêu là đậu trong khát vọng daị hoang
lời nói đậu lại nơi đâu, ngàn đời ai biết được.
anh không nói lời yêu em dù bay lên hay đậu xuống
cho em đừng vội nói yêu anh
đậu rộn rã trong sát na hạnh phúc giữa bay câm
lặng, cánh này
lời thơ, cánh kia nốt nhạc, vỗ nhịp nhàng khuyấy động hư không
ba mươi năm
lãng mạn đọng nơi em, kẻ uống giọt rượu tình cuối cùng do anh chưng cất, đừng
trách anh có khuôn mặt sau cơn mưa.
sau em, trì hoãn
vừa chìm xuống, vội vã bị cuốn trôi, nước mắt rơi từ cánh thơ là cơn mưa thấm
đẫm tim anh, tia sáng rọi từ cánh nhạc là ánh mắt em soi tỏ đáy lòng u tịch.
đậu là bắt đầu
bay, bay để về nơi đậu
(4-2000)
Tôi mới quen và chơi với
Triệu Từ Tuyền từ giữa những năm ’90 của thế kỷ trước, khi anh đã tự nguyện cởi
bỏ hết các lốt áo quan chức, trở về phiêu bồng với các trang chữ, tình nguyện
đóng “quản lý phí” để được đóng vai chủ biên các tập san như “Giao&Mở”,
“Bông Trang”. Chính trên tạp chí Bông Trang
(chủ quản là Hội VHNT tỉnh Sông Bé), ông đã thẳng tay vạch mặt có một
“nhà thơ” Miền Bắc đã “đạo” nguyên một bài thơ của một nhà thơ Miền Nam xưa in
trên tạp chí Bách Khoa, xưng mình là tác giả !
Năm đó Triệu Từ Truyền tự
nguyện đem tới tặng Hoàng Ngọc Tuấn đang ngụ ở nhà tôi một chiếc xe gắn máy cũ
để Hoàng Ngọc Tuấn khi buồn sẽ thuận tiện ra quán nhậu mà vợ anh mới mở ở quận
3. Tuấn không nhận nhưng vẫn hay tấp xe đạp vào quán của vợ chồng anh khi bạn
hẹn. Sắp đến ngày giỗ Hoàng Ngọc Tuấn (5-6 Âm lịch), Triệu Từ Tuyền cũng đồng cảm khi tôi đưa anh
xem bài thơ Hoàng Xuân Sơn làm để nhớ bạn :
* Hình-Như-Hoàng-Ngọc-Tuấn
thất thanh. rồi nỗi đoạn trường
hình như nắng
đợi
cuối vườn chiêm
bao
hình như giọt
rượu đã trào
giọt nước đã
tạnh
ngàn sao ngục hình
hình như. hình như là tình
yêu vô lượng kiếp
mà hình như. chưa
nhắm mắt
bết ngọn tóc đùa
khô tay gương lược
hết mùa lâm ly
hình như không cả thầm
thì
yên lặng của gió
và quỳ hoa
bay.
Bài
thơ lục bát cố tình ngắt vần và xuống câu theo kiểu “cách tân” nhưng tình bạn
nguyên vẹn và nồng nàn như một thuở hai mươi.
(Còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét