VIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Mười Ba
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Mười Ba
131 Jackie Zudis
NÔ LỆ TÌNH DỤC
Việt kiều ở Mỹ tên cũ Nguyễn Thị Mỹ Linh sinh 1968 tại Sài Gòn. Sống ở Mỹ (2010).
Là con lai Mỹ không cha, năm 1973 lúc mới được 5 tuổi đã bị mẹ đem bán cho một nhân viên dân sự Mỹ làm việc ở Sài Gòn tên G.J.England - khi ấy 28 tuổi, trước là lính Mỹ đóng quân ở Hàn Quốc – để cho con “có một cuộc sống tốt hơn.”
Không ngờ mẹ đã “giao trứng cho ác” bởi tên cha nuôi là một con “quỷ râu xanh” cực kỳ bệnh hoạïn chuyên lạm dụng trẻ em. Vì thế hắn đã đưa cô bé về Mỹ - ở Quận Cam, bang California trung tâm cộng đồng Việt kiều Mỹ – nói với bên ngoài là con nuôi nhưng thực chất dùng cô bé nhỏ hơn mình 23 tuổi để thỏa mãn tình dục xấu xa, tập cho cô bé uống rượu say rồi thường xuyên cưỡng hiếp hàng ngày, hàng tuần.
Còn quá nhỏ nên cô bé sợ không dám báo cho ai biết, thậm chí khi tên này bị bắt ra tòa năm 1977 ở California vì tội xâm hại 3 em bé khác thì cô bé được xem là nhân chứng cũng không dám khai ra.
Lợi dụng thời gian tại ngoại hắn đã đưa cô bé trốn về bang Florida sống dưới một cái tên giả khác và tiếp tục hành hạ thân xác cô bé làm cô nhiều lần mang thai. Tuy nhiên chỉ có lần mang thai đầu tiên năm cô 13 tuổi là sinh được một bé trai bị tên ác dâm đem đi cho, còn lại những lần sau đều buộc phải đi phá thai. Vẫn không dám chống cự vì bị y hăm dọa đẩy ra đường làm điếm hoặc cho người khác cưỡng hiếp. Mãi đến năm 16 tuổi dọa tự tử thì hắn mới thôi..
Năm 1988 lập gia đình ra ở riêng như một cách giải thoát khỏi địa ngục này, sau đó ly dị. Năm 2002 tái hôn và lần này gặp được người chồng thông cảm đã kể lại với chồng quãng đời trầm luân khổ ải của mình. Từ đó năm 2005 đã tự nguyện khai báo với FBI tố cáo tên quỷ dâm dục đội lốt ngươì kia để bắt hắn ra tòa California trị tội. Nhưng lúc đó hắn chỉ bị truy tố về tội cũ năm 1977, do đó chỉ lãnh án tù 6 năm.
Dù vậy đến đầu năm 2010 khi nghe tin gã cha nuôi “chó đẻ” kia – nay 65 tuổi – sắp được giảm án trả tự do, lập tức một lần nữa bà đã dũng cảm đứng lên tố cáo tội ác tên này từng làm với mình, chấp nhận vì thế mà mình phải ra mặt, phải bị tai tiếng thay vì được luật pháp cho phép “ẩn danh”. Bằng cách đồng ý để cho công tố viên thực hiện một cuộc phỏng vấn quay hình mình – làm bằng chứng - kể lại đầu đuôi sự việc mình đã bị hắn xâm hại trong hơn 10 năm trời như thế nào.
Kết quả toà án ra lệnh tiếp tục giam giữ y để di lý về bang Florida truy tố tiếp về tội trạng làm nhục bà – còn vị thành niên - trong một thời gian dài.
Bà nói rõ mục đích mình phải làm tới cùng như thế nhằm cảnh giác giới phụ huynh hãy trông chừng con gái mình trước những cạm bẫy dục tình bệnh hoạn trong xã hội ngày nay. Đồng thời cũng mong nhờ đó lương tâm mình nhẹ bớt gánh nặng mặc cảm, tâm hồn sớm tìm thấy bình yên thoát khỏi mối ám ảnh sợ “một ngày nào đó một đứa con trai nay cũng khoảng 18-19 tuổi hao hao giống tôi nhưng một nửa lại giống con quỷ kia đến gõ cửa nhà tôi”!
132 - Huỳnh Phước Đường
TIẾN SĨ ĐI XE LĂN
Nhà khoa học sinh 1958 tại Quảng Nam. Sống ở Mỹ (2010).
Mới 10 tuổi mồ côi cha cùng mẹ và các em chạy nạn chiến tranh vào trại tị nạn ở Hội An vậy mà vẫn không thoát khỏi tai họa năm 1973 bị lạc đạn trúng cột sống gây liệt toàn thân. Được đưa vào Sài Gòn chữa trị không khỏi vì vết thương quá nặng làm tổn thương tủy sống và một bên thận. Cuối cùng vào nhà nuôi trẻ khuyết tật ở Bình Triệu do một cha cố người Mỹ thành lập.
Tháng 4.75 theo đoàn trẻ khuyết tật trong trại được đưa qua Mỹ trước khi Sài Gòn giải phóng. Tại đây nhờ phương tiện y học hiện đại được điều trị tốt hơn, đến năm 1977 có thể ngồi thẳng được trên xe lăn với 2 chân nẹp sắt bất động.
Từ đó dù đã khá lớn tuổi vẫn hạ quyết tâm đẩy xe lăn đi học lại từ đầu (ở VN chỉ mới học cấp 3) để mưu tìm cho mình một tương lai có hy vọng tươi sáng hơn. Quá trình học lên tới đại học thành đạt rất gian nan vất vả mà ngay ở Mỹ cũng chưa có tiền lệ tương tự đối với một người khuyết tật nặng lớn tuổi như ông. Có khi phải nhờ thầy về nhà dạy kèm, vào phòng thí nghiệm phải tự chế tạo những dụng cụ riêng biệt để tiện sử dụng..
Năm 1992 tốt nghiệp tiến sĩ chuyên về lĩnh vực tế bào thần kinh gây bệnh nhằm nghiên cứu rút kinh nghiệm về nguyên nhân bệnh lý của mình để giúp đỡ các bệnh nhân như mình. Đạt nhiều thành tựu, giải thưởng có tiếng vang quốc tế.
Năm 1993 trở về quê hương – ngồi xe lăn, tất nhiên - thăm mẹ và các em. Lúc đó mới nhìn thấy thực trạng đất nước hiện có quá nhiều người khuyết tật như mình do hậu quả chiến tranh và CĐDC. Thế là về Mỹ bắt đầu lao vào công tác từ thiện quyên góp mua thiết bị y tế, dụng cụ y khoa tặng các bệnh viện, phụ trách chương trình phẫu thuật chỉnh hình cho hơn 4.000 trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch, khuyết tật tay chân trong cả nước. Đồng thời thường xuyên hợp tác trao đổi thông tin nghiên cứu chuyên môn với các đại học y trong nước.
Một người đi xe lăn mà vẫn luôn thấy nụ cười tươi trên môi hài lòng với cuộc sống của mình nhờ “Làm được một việc từ thiện sẽ làm cho ta sống một cuộc đời đầy đủ và vui vẻ hơn…”
133 - Lâm Chí Trung
LƯU LẠC TRUNG QUỐC
Doanh nhân sinh tại VN. Sống ở Trung Quốc (2007).
Thuộc gia đình người Việt gốc Hoa. Cha tham gia hoạt động kinh tài cho Cách mạng ở Mỹ Tho và Chợ Lớn sợ lộ tung tích gây nguy hiểm cho con nên gửi con về Trung Quốc nhờ bà con nuôi.
Người con lớn lên thành công dân Trung Quốc nhưng lòng vẫn không nguôi nhớ về quê cũ nơi có cha mẹ và một người chị còn ở lại không biết sống chế thế nào. Nhưng do đường xa cách trở, chiến tranh làm thất tán tin tức đến sau 75 vẫn không tìm ra được tông tích gia đình.
Nhưng vẫn kiên trì theo đuổi tìm kiếm. Mãi đến năm 2007 qua một bài trên báo Thanh Niên mới tìm được một đồng chí cũ cùng hoạt động với cha mình. Vội vàng bay về TPHCM mới hay cha mình đã trở thành liệt sĩ (bị bắt tra tấn đến chết vì không chịu khai cơ sở).
Đành thắp hương bái biệt cha hãy yên nghỉ an bình trên quê hương thứ hai.
134 - Lê Bá Đại Dương
NÔ LỆ TÌNH DỤC
Việt kiều ở Mỹ tên cũ Nguyễn Thị Mỹ Linh sinh 1968 tại Sài Gòn. Sống ở Mỹ (2010).
Là con lai Mỹ không cha, năm 1973 lúc mới được 5 tuổi đã bị mẹ đem bán cho một nhân viên dân sự Mỹ làm việc ở Sài Gòn tên G.J.England - khi ấy 28 tuổi, trước là lính Mỹ đóng quân ở Hàn Quốc – để cho con “có một cuộc sống tốt hơn.”
Không ngờ mẹ đã “giao trứng cho ác” bởi tên cha nuôi là một con “quỷ râu xanh” cực kỳ bệnh hoạïn chuyên lạm dụng trẻ em. Vì thế hắn đã đưa cô bé về Mỹ - ở Quận Cam, bang California trung tâm cộng đồng Việt kiều Mỹ – nói với bên ngoài là con nuôi nhưng thực chất dùng cô bé nhỏ hơn mình 23 tuổi để thỏa mãn tình dục xấu xa, tập cho cô bé uống rượu say rồi thường xuyên cưỡng hiếp hàng ngày, hàng tuần.
Còn quá nhỏ nên cô bé sợ không dám báo cho ai biết, thậm chí khi tên này bị bắt ra tòa năm 1977 ở California vì tội xâm hại 3 em bé khác thì cô bé được xem là nhân chứng cũng không dám khai ra.
Lợi dụng thời gian tại ngoại hắn đã đưa cô bé trốn về bang Florida sống dưới một cái tên giả khác và tiếp tục hành hạ thân xác cô bé làm cô nhiều lần mang thai. Tuy nhiên chỉ có lần mang thai đầu tiên năm cô 13 tuổi là sinh được một bé trai bị tên ác dâm đem đi cho, còn lại những lần sau đều buộc phải đi phá thai. Vẫn không dám chống cự vì bị y hăm dọa đẩy ra đường làm điếm hoặc cho người khác cưỡng hiếp. Mãi đến năm 16 tuổi dọa tự tử thì hắn mới thôi..
Năm 1988 lập gia đình ra ở riêng như một cách giải thoát khỏi địa ngục này, sau đó ly dị. Năm 2002 tái hôn và lần này gặp được người chồng thông cảm đã kể lại với chồng quãng đời trầm luân khổ ải của mình. Từ đó năm 2005 đã tự nguyện khai báo với FBI tố cáo tên quỷ dâm dục đội lốt ngươì kia để bắt hắn ra tòa California trị tội. Nhưng lúc đó hắn chỉ bị truy tố về tội cũ năm 1977, do đó chỉ lãnh án tù 6 năm.
Dù vậy đến đầu năm 2010 khi nghe tin gã cha nuôi “chó đẻ” kia – nay 65 tuổi – sắp được giảm án trả tự do, lập tức một lần nữa bà đã dũng cảm đứng lên tố cáo tội ác tên này từng làm với mình, chấp nhận vì thế mà mình phải ra mặt, phải bị tai tiếng thay vì được luật pháp cho phép “ẩn danh”. Bằng cách đồng ý để cho công tố viên thực hiện một cuộc phỏng vấn quay hình mình – làm bằng chứng - kể lại đầu đuôi sự việc mình đã bị hắn xâm hại trong hơn 10 năm trời như thế nào.
Kết quả toà án ra lệnh tiếp tục giam giữ y để di lý về bang Florida truy tố tiếp về tội trạng làm nhục bà – còn vị thành niên - trong một thời gian dài.
Bà nói rõ mục đích mình phải làm tới cùng như thế nhằm cảnh giác giới phụ huynh hãy trông chừng con gái mình trước những cạm bẫy dục tình bệnh hoạn trong xã hội ngày nay. Đồng thời cũng mong nhờ đó lương tâm mình nhẹ bớt gánh nặng mặc cảm, tâm hồn sớm tìm thấy bình yên thoát khỏi mối ám ảnh sợ “một ngày nào đó một đứa con trai nay cũng khoảng 18-19 tuổi hao hao giống tôi nhưng một nửa lại giống con quỷ kia đến gõ cửa nhà tôi”!
132 - Huỳnh Phước Đường
TIẾN SĨ ĐI XE LĂN
Nhà khoa học sinh 1958 tại Quảng Nam. Sống ở Mỹ (2010).
Mới 10 tuổi mồ côi cha cùng mẹ và các em chạy nạn chiến tranh vào trại tị nạn ở Hội An vậy mà vẫn không thoát khỏi tai họa năm 1973 bị lạc đạn trúng cột sống gây liệt toàn thân. Được đưa vào Sài Gòn chữa trị không khỏi vì vết thương quá nặng làm tổn thương tủy sống và một bên thận. Cuối cùng vào nhà nuôi trẻ khuyết tật ở Bình Triệu do một cha cố người Mỹ thành lập.
Tháng 4.75 theo đoàn trẻ khuyết tật trong trại được đưa qua Mỹ trước khi Sài Gòn giải phóng. Tại đây nhờ phương tiện y học hiện đại được điều trị tốt hơn, đến năm 1977 có thể ngồi thẳng được trên xe lăn với 2 chân nẹp sắt bất động.
Từ đó dù đã khá lớn tuổi vẫn hạ quyết tâm đẩy xe lăn đi học lại từ đầu (ở VN chỉ mới học cấp 3) để mưu tìm cho mình một tương lai có hy vọng tươi sáng hơn. Quá trình học lên tới đại học thành đạt rất gian nan vất vả mà ngay ở Mỹ cũng chưa có tiền lệ tương tự đối với một người khuyết tật nặng lớn tuổi như ông. Có khi phải nhờ thầy về nhà dạy kèm, vào phòng thí nghiệm phải tự chế tạo những dụng cụ riêng biệt để tiện sử dụng..
Năm 1992 tốt nghiệp tiến sĩ chuyên về lĩnh vực tế bào thần kinh gây bệnh nhằm nghiên cứu rút kinh nghiệm về nguyên nhân bệnh lý của mình để giúp đỡ các bệnh nhân như mình. Đạt nhiều thành tựu, giải thưởng có tiếng vang quốc tế.
Năm 1993 trở về quê hương – ngồi xe lăn, tất nhiên - thăm mẹ và các em. Lúc đó mới nhìn thấy thực trạng đất nước hiện có quá nhiều người khuyết tật như mình do hậu quả chiến tranh và CĐDC. Thế là về Mỹ bắt đầu lao vào công tác từ thiện quyên góp mua thiết bị y tế, dụng cụ y khoa tặng các bệnh viện, phụ trách chương trình phẫu thuật chỉnh hình cho hơn 4.000 trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch, khuyết tật tay chân trong cả nước. Đồng thời thường xuyên hợp tác trao đổi thông tin nghiên cứu chuyên môn với các đại học y trong nước.
Một người đi xe lăn mà vẫn luôn thấy nụ cười tươi trên môi hài lòng với cuộc sống của mình nhờ “Làm được một việc từ thiện sẽ làm cho ta sống một cuộc đời đầy đủ và vui vẻ hơn…”
133 - Lâm Chí Trung
LƯU LẠC TRUNG QUỐC
Doanh nhân sinh tại VN. Sống ở Trung Quốc (2007).
Thuộc gia đình người Việt gốc Hoa. Cha tham gia hoạt động kinh tài cho Cách mạng ở Mỹ Tho và Chợ Lớn sợ lộ tung tích gây nguy hiểm cho con nên gửi con về Trung Quốc nhờ bà con nuôi.
Người con lớn lên thành công dân Trung Quốc nhưng lòng vẫn không nguôi nhớ về quê cũ nơi có cha mẹ và một người chị còn ở lại không biết sống chế thế nào. Nhưng do đường xa cách trở, chiến tranh làm thất tán tin tức đến sau 75 vẫn không tìm ra được tông tích gia đình.
Nhưng vẫn kiên trì theo đuổi tìm kiếm. Mãi đến năm 2007 qua một bài trên báo Thanh Niên mới tìm được một đồng chí cũ cùng hoạt động với cha mình. Vội vàng bay về TPHCM mới hay cha mình đã trở thành liệt sĩ (bị bắt tra tấn đến chết vì không chịu khai cơ sở).
Đành thắp hương bái biệt cha hãy yên nghỉ an bình trên quê hương thứ hai.
134 - Lê Bá Đại Dương
THẢ HOA TƯỞNG NIỆM TRÊN SÔNG THẠCH HÃN
Nhà báo sinh 1953 tại miền Bắc. Sống ở Nha Trang (2010).
Một trong số ít bộ đội còn sống sót sau trận cố thủ Thành cổ Quảng Trị năm 1972, Cách mạng vinh danh là 81 ngày đêm Thành cổ còn chế độ cũ gọi là Mùa hè đỏ lửa.
Trên trận địa dữ dội này từ Thành cổ đến dòng sông Thạch Hãn kế bên – điểm tập kết cũng là đường rút lui qua bờ Bắc - đã có khoảng 15.000 bộ đội hy sinh (sinh viên Hà Nội mới nhập ngũ khẩn cấp chiếm phần lớn) đến độ dòng sông một màu “nhuộm đỏ” đến nay vẫn còn nhiều hài cốt bị vùi lấp thỉnh thoảng lại phát hiện một số.
Sau chiến tranh ngay từ năm 1976 đã quay lại chiến trường xưa nơi đây một mình tưởng nhớ đồng đội và tự mình tìm mua hết tất cả hoa bán ở chợ để thuê đò tự tay đem rải hoa tưởng niệm bao chiến sĩ đã hy sinh trên dòng sông Thạch Hãn nấm mồ chôn liệt sĩ vô tận. Bắt chước từ một lần về quê báo tin đồng đội tử trận cho một bà mẹ già thấy bà lụm cụm ra bờ áo thắp nhang rồi hái một nhánh bông bụt đỏ thắm ven bờ ao thả xuống ao với lời khấn nguyện “Không biết mẹ có còn sống đến ngày giải phóng mà vào đón con về.? Thôi thì nhờ nước nhờ sông mẹ gửi cho con chút hương khói. Con ở nơi xa có linh thiêng hãy nhận cho mẹ yên lòng…”
Từ đó năm nào vào dịp lễ Thương binh liệt sĩ 27.7 đều quay về sông Thạch Hãn thực hiện nghi lễ này. Từ đó có không ít giai thoại về lễ thả hoa “tự phát” tưởng niệm trên sông Thạch Hãn như sau khi thả xuống, bè hoa không bao giờ trôi xuôi liền mà cứ như quyến luyến quẩn quanh hoài bên bến dù nước chảy rất mạnh, lấy sào đẩy ra cứ lao vào lại khiến phải chắp tay khấn nguyện thì bè hoa mới “chịu” trôi xuôi ra xa!
Và cả bài thơ ngẫu hứng chỉ 4 câu “Lời người bên sông” mình làm tại đó năm 1987 nay đã trở thành “thương hiệu” bất hủ cho buổi lễ:
“Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.”
Đến năm 2007 tỉnh Quảng Trị mới xây Đài Tưởng niệm lớn bên bờ sông để chính thức đưa nghi lễ thả hoa này thành một Lễ tưởng niệm truyền thống hàng năm với một cầu cảng dài sát bờ sông cho mọi người thả hoa và đèn tưởng nhớ vô vàn anh linh liệt sĩ đã bỏ mình nơi đây hòa quyện xác thân vĩnh viễn cùng dòng sông.
135 - Lê Đình Hùng
SỐNG VỚI VIÊN ĐẠN NẰM TRONG TIM 40 NĂM
Bộ đội về hưu sinh 1947 tại Hà Tây. Sống ở Hà Tây (2007).
Năm 1965 vào bộ đội đi chiến đấu trên chiến trường Nam Lào.
Năm 1968 bị trúng đạn vào ngực nhưng không chết mà cũng không được mổ lấy ra vì không có điều kiện phẫu thuật tại chỗ, chỉ tạm khâu lại. Đầu năm 1969 được đưa ra Hà Nội qua chụp phim khám nghiệm tưởng chỉ sót lại một mảnh kim loại nhỏ dính vào thành tim, dù vậy cũng không dám giải phẫu lấy ra sợ nguy hiểm tính mạng.
Nhưng vẫn sinh hoạt bình thường, còn thi đậu đại học song được khuyên là không nên đeo đuổi việc học sợ sức khoẻ không bảo đảm. Đành chuyển về làm việc ở Học viện Quân y cho đến lúc về hưu năm 1992.
Vẫn lấy vợ sinh con và chơi thể thao, đánh bóng bàn, bóng chuyền thoải mái. Thậm chí vẫn hút thuốc lá và rít thuốc lào coi như không!
Tuy nhiên bắt đầu từ năm 1997 có nhiều triệu chứng đau tim, khó thở phải 7 lần đi cấp cứu. Cuối cùng năm 2007 bị suy tim nặng kèm cao huyết áp buộc bác sĩ Viện Tim Hà Nội (mới thành lập 2004) quyết định phải mổ lấy mảnh đạn ra.
Ca ca mổ kéo dài 3 tiếng đồng hồ “moi” ra mảnh đạn bấy giờ mới biết ấy là cả một… đầu đạn súng trường dài 2,5cm, đường kính 0,8cm xuyên thủng van tim nằm trong thành tim nay đã gỉ sét , sù sì dính chặt vào các mô tế bào tim, gân tim chung quanh.
Một “phép lạ chiến tranh” của “những người không chịu chết” khiến vết thương trong tim tự cầm máu không ảnh hưởng đến những bộ phận khác rồi “sống chung hòa bình” với chủ nhân suốt 40 năm! Một phần nữa có lẽ còn nhờ thể chất đương sự khoẻ sẵn từ nhỏ, thời trung học từng vào đội tuyển điền kinh của trường.
136 - LIỆT SĨ SỐNG LẠI 4
Thương binh sinh khoảng 1954 tại Hưng Yên. Sống ở Campuchia (2009).
Năm 1974 nhập ngũ vào Nam chiến đấu để lại vợ và một con trai mới sinh ở quê nhà. Sau 75 theo đơn vị chuyển qua trấn giữ Campuchia.
Năm 1979 gặp quân Pol Pot phục kích bị thương vào đầu bất tỉnh, quân địch tưởng đã chết nên bỏ đi. May mắn được người dân Campuchia tìm đến đưa về nhà ở tỉnh Siêm Rệp cứu sống.
Để che mắt bọn Khmer Đỏ, ân nhân Campuchia phải cải trang anh thành dân Campuchia. Hơn nữa khi tỉnh lại thì đã mất trí nhớ, thỉnh thoảng khi dứt con đau cũng có nhớ mơ hồ vài điều về quá khứ nhưng sau đó cơn đau trở lại là quên hết.
Từ đó sống như một người Campuchia thực thụ gần như quên hết tiếng Việt. Năm 1984 lấy vợ người bản địa sinh được 2 con gái, cùng vợ làm nghề đẩy xe bán nước mía trên đường phố. Trong lúc đó ở quê nhà gia đình đã nhận bằng Tổ quốc ghi ơn và giấy chứng nhận liệt sĩ.
Mãi đến giữa năm 2009 trong một dịp tình cờ gặp được ông Tổng Lãnh sự VN ở tỉnh Battambang mới được cơ quan ngoại giao tại đây quan tâm giúp truy tìm tông tích cũ cả ở Campuchia lẫn VN, từ đơn vị quân đội đến cơ quan hành chánh địa phương. Kết quả tìm ra được lý lịch liệt sĩ… chưa chết!
Đích thân người con trai duy nhất qua Campuchia đưa bố về quê sau 30 năm mất tích gặp lại mẹ già (khi nghe tin đã… lăn đùng ra bất tỉnh) và người vợ cả “đôi lúc phải cấu vào tay mình mới tin là thực ông ấy bằng xương bằng thịt đang ngồi trước mặt đây”!
137 - Lê Hoán
NGƯỜI MÔHICAN CUỐI CÙNG 1
Thường dân sinh 1977 tại VN. Sống ở Canada (2008).
Mới 12 tuổi được anh dẫn theo vượt biên đến Philippines. Tuy nhiên mãi đến năm 2005 người anh mới được nhận qua Mỹ vì lý do tị nạn chính trị, còn bản thân người em lúc ra đi còn quá nhỏ “chưa có chính kiến” nên đành phải… ở lại đảo… lâu dài!
Người anh mới qua chưa đủ niên hạn để bảo lãnh em qua theo, thế là em giờ không còn ai nương tựa phải tiếp tục chờ đợi trong trại. Đến năm 2008 nhờ sự vận dộng của các tổ chức hải ngoại mới được qua Canada định cư trong đợt chót chuẩn bị đóng cửa trại tị nạn ở Philippines.
Tính ra đã sống ở trại 19 năm liền đến lúc 31 tuổi – mấy năm cuối “đơn thương độc mã” - có thể là kỷ lục dân ở trại tỵ nạn lâu nhất!
138 - Lê Hoàng Thân
ĐỘC THỦ GHI TA
Ngư dân sinh 1955 tại Cà Mau. Sống ở Cà Mau (2007).
Thời trẻ theo gia đình làm nghề đánh cá phiêu bạt nay đây mai đó trên các dòng sông Nam bộ. Có máu mê văn nghệ đặc biệt là cải lương vọng cổ, vì thế đã mày mò học đàn ghi ta vọng cổ có ngón nghề cũng khá.
Ai ngờ sau chiến tranh, trong một buổi đi phát cỏ làm nông không may phát trúng một đầu đạn M79 của Mỹ khiến mất nửa cánh tay trái. Tưởng nghề đàn vọng cổ cũng mất theo.
Nhưng không, bằng niềm đam mê am nhạc tha thiết và bằng một nghị lực vô bờ, đã kiên trì tập đàn lại với một cánh tay phải gãy đàn và… cùi tay trái dùng để nhấn phím đàn. Lúc bắt đầu tập, cùi tay nhấn phím đến tưa máu bầm tím.
Nhưng tiếng đàn dần dần vẫn ngọt như xưa với cây ghi ta tri kỷ dù đã tróc sơn te tua vẫn là vật bất ly thân không chịu đổi cây đàn mới vì “Nó đã gắn với tui cả cuộc đời như một người bạn thân vậy.”
Từ năm 1988 chọn định cư luôn ở vùng Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) là nơi cùng trời cuối đất để từ đó đêm đêm vẫn mãi vang vọng tiếng đàn ghi ta vọng cổ “độc thủ” của danh cầm nông dân “Hai Thân” (đoạt nhiều giải thưởng văn nghệ trong tỉnh từ năm 1982). Được người dân nơi đây ví là một “đặc sản” của mảnh đất tận cùng đất nước này.
139 - Lê Mạnh Thát
TRỞ VỀ TỪ ÁN TỬ HÌNH
Tu sĩ nhà nghiên cứu Phật giáo sinh 1944 tại Quảng Trị. Sống ở TPHCM (2010).
Một thiên tài học thuật Phật giáo bắt đầu tu học ở Huế rồi lên Đà Lạt học đại học, sau đó du học Mỹ lấy 3 bằng tiến sĩ triết học, nhân chủng học và cả… y khoa, thông thạo 15 ngoại ngữ.
Về nước trước 75 giảng dạy ĐH Vạn Hạnh và nghiên cứu lịch sử, văn học Phật giáo theo khuynh hướng khoa học tiến bộ (thiền sư vẫn để tóc).
Năm 1984 bị bắt đưa ra tòa vì tội tham gia nhóm trí thức, học giả Phật giáo (thuộc Giáo hội Phật giáo VN thống nhất cũ không được công nhận) có âm mưu chống đối Cách mạng lãnh một trong 2 án tử hành (án kia dành cho nhà sư kiêm học giả, thi sĩ Tuệ Sĩ). Sau được giảm xuống án chung thân, đến năm 1998 được ân xá về ở Thiền viện Vạn Hạnh tại TPHCM.
Từ đó chỉ tập trung vào nghiên cứu chuyên môn về lịch sử và văn học Phật giáo. Trở thành nhà nghiên cứu xuất bản nhiều công trình nghiên cứu Phật giáo nhất nước với hơn 26 tác phẩm dày khoảng 20.000 trang.
Ngoài ra, dựa trên những tư liệu lịch sử PG còn nghiên cứu thêm về lịch sử VN cổ đại đưa ra những luận thuyết mới rất táo bạo - đậm tính dân tộc - gây sốc đề nghị chỉnh sửa lại lịch sử VN truyền thống do có nhiều điểm sai “vọng ngoại” theo Trung Quốc. Vấn đề rất khó này vẫn còn đang được tiếp tục tranh luận trong giới học thuật nước nhà.
Được xem là người kế thừa của Hoà thượng Thích Minh Châu (cùng quê), đảm nhiệm chức Phó Viện trưởng Viện Phật học Vạn Hạnh (nâng cấp Thiền viện VH cũ), làm Chủ tịch UB Tổ chức quốc tế Đại lễ Phật giáo Liên Hợp Quốc tổ chức ở Hà Nội năm 2008.
Tất cả như muốn thể hiện ước vọng hòa hợp xã hội và đạo Phật hướng về mục đích chung xây dựng đất nước, hạnh phúc cho nhân dân: “Đức Phật cũng như những nhân tài của đất nước bao giờ cũng nói gọn, khúc chiết về những điều cốt lõi của cuộc sống… Chuyện đạo đơn giản lắm, có gì cao xa đâu… Ổn định mới phát triển được…”
140 - Ngô Vũ Bích Diễm
“DIỄM XƯA”
Nhân viên công tác xã hội ở Mỹ sinh 1943 tại Hà Nội. Sống ở Mỹ (2010).
Năm 10 tuổi theo gia đình vào Huế, học trường Đồng Khánh. Chính là nguyên mẫu của ca khúc để đời “Diễm xưa” của Trịnh Công Sơn sau này được chính nhạc sĩ mô tả: “Thủa ấy có một người con gái rất mong manh đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường. Nhà cô ấy ở bên kia sông (Bến Ngự, nhà nhạc sĩ ở bên này sông đối diện), mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường. Từ ban công nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận...”
Qua trung gian của người bạn họa sĩ, tình yêu đầu đời chớm nở thầm kín e ấp đúng phong cách Huế của một chàng trai nghệ sĩ Huế thuần chất với một “tiểu thư” gốc Bắc song lại có dáng điệu, phong cách kiêu sa như con gái Huế chính gốc.
Nhưng cuộc tình lãng mạn điển hình của một Huế đẹp và thơ ấy không thành vì nề nếp phong kiến môn đăng hộ đối của một Huế cố đô (gia đình nhà giáo mẫu mực so với nhạc sĩ thời này vẫn còn bị mang thành kiến “xướng ca vô loại”!).
Cuộc tình tan vỡ, nhạc sĩ rời Huế vào Quy Nhơn học ra làm giáo viên tiểu học lên dạy Bảo Lộc (Lâm Đồng) cùng lúc “Diễm xưa” vào Sài Gòn học trường Quốc gia hành chánh ra làm công chức (có đi tu nghiệp ngắn hạn ở Philippines) rồi lấy chồng một quan chức cao cấp tỉnh Vĩnh Bình (nay là Trà Vinh).
Sau 75 trong khi chồng đi cải tạo thì tình nguyện tham gia phong trào “trí thức tại chỗ” (trí thức chế độ cũ) lên nông trường ở Củ Chi làm quen với Cách mạng, với lao động sản xuất hưởng ứng chủ trương xây dựng nếp sống mới của chế độ mới. Từ đó một lần nữa đi vào nhạc Trịnh (lúc này đã từ Huế vào lại TPHCM) qua bài “Em lên nông trường anh ra biên giới”.
Nay tuy lại cùng ở chung một thành phố song tình cũ đã ngậm ngùi rồi như chính nhạc sĩ từng hoài niệm “Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên”. Tuy nhiên nói là nói thôi chứ mối tình đầu quá sâu nặng nên những mối tình sau này của nhạc sĩ – đến… 22 mối tình nữa (trong đó có một người em của Diễm) – chỉ là một cách đi tìm hình bóng của “Diễm xưa” mà thôi (Bửu Ý).
Còn “Diễm của những ngày xưa” ấy sau đó rời nông trường trở về làm việc cho Viện Khoa học xã hội TPHCM rồi cùng chồng (học tập trở về) đi Mỹ. Nhưng ở Mỹ hai người lại… chia tay, chồng trở về lại Vũng Tàu phụng dưỡng mẹ già còn mình ở lại làm công tác xã hội chăm sóc cho bệnh nhân tâm thần.
Thỉnh thoảng vẫn theo đoàn Phật tử về VN làm từ thiện. Đầu năm 2010 quay lại thăm Huế, tại đây sau 50 năm đã ngậm ngùi chính thức thừa nhận huyền thoại “Diễm xưa” một thời: “Đó là một mối tình rất đẹp của chúng tôi ngày ấy. Lâu nay tôi giữ im lặng vì bóng dáng to lớn của anh Sơn đã đủ rồi. Hình bóng anh Sơn đã bao trùm lên suốt cuộc đời tôi. Anh Sơn như một dòng sông…”
CAO HUY KHANH
(Còn tiếp)
Nhà báo sinh 1953 tại miền Bắc. Sống ở Nha Trang (2010).
Một trong số ít bộ đội còn sống sót sau trận cố thủ Thành cổ Quảng Trị năm 1972, Cách mạng vinh danh là 81 ngày đêm Thành cổ còn chế độ cũ gọi là Mùa hè đỏ lửa.
Trên trận địa dữ dội này từ Thành cổ đến dòng sông Thạch Hãn kế bên – điểm tập kết cũng là đường rút lui qua bờ Bắc - đã có khoảng 15.000 bộ đội hy sinh (sinh viên Hà Nội mới nhập ngũ khẩn cấp chiếm phần lớn) đến độ dòng sông một màu “nhuộm đỏ” đến nay vẫn còn nhiều hài cốt bị vùi lấp thỉnh thoảng lại phát hiện một số.
Sau chiến tranh ngay từ năm 1976 đã quay lại chiến trường xưa nơi đây một mình tưởng nhớ đồng đội và tự mình tìm mua hết tất cả hoa bán ở chợ để thuê đò tự tay đem rải hoa tưởng niệm bao chiến sĩ đã hy sinh trên dòng sông Thạch Hãn nấm mồ chôn liệt sĩ vô tận. Bắt chước từ một lần về quê báo tin đồng đội tử trận cho một bà mẹ già thấy bà lụm cụm ra bờ áo thắp nhang rồi hái một nhánh bông bụt đỏ thắm ven bờ ao thả xuống ao với lời khấn nguyện “Không biết mẹ có còn sống đến ngày giải phóng mà vào đón con về.? Thôi thì nhờ nước nhờ sông mẹ gửi cho con chút hương khói. Con ở nơi xa có linh thiêng hãy nhận cho mẹ yên lòng…”
Từ đó năm nào vào dịp lễ Thương binh liệt sĩ 27.7 đều quay về sông Thạch Hãn thực hiện nghi lễ này. Từ đó có không ít giai thoại về lễ thả hoa “tự phát” tưởng niệm trên sông Thạch Hãn như sau khi thả xuống, bè hoa không bao giờ trôi xuôi liền mà cứ như quyến luyến quẩn quanh hoài bên bến dù nước chảy rất mạnh, lấy sào đẩy ra cứ lao vào lại khiến phải chắp tay khấn nguyện thì bè hoa mới “chịu” trôi xuôi ra xa!
Và cả bài thơ ngẫu hứng chỉ 4 câu “Lời người bên sông” mình làm tại đó năm 1987 nay đã trở thành “thương hiệu” bất hủ cho buổi lễ:
“Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.”
Đến năm 2007 tỉnh Quảng Trị mới xây Đài Tưởng niệm lớn bên bờ sông để chính thức đưa nghi lễ thả hoa này thành một Lễ tưởng niệm truyền thống hàng năm với một cầu cảng dài sát bờ sông cho mọi người thả hoa và đèn tưởng nhớ vô vàn anh linh liệt sĩ đã bỏ mình nơi đây hòa quyện xác thân vĩnh viễn cùng dòng sông.
135 - Lê Đình Hùng
SỐNG VỚI VIÊN ĐẠN NẰM TRONG TIM 40 NĂM
Bộ đội về hưu sinh 1947 tại Hà Tây. Sống ở Hà Tây (2007).
Năm 1965 vào bộ đội đi chiến đấu trên chiến trường Nam Lào.
Năm 1968 bị trúng đạn vào ngực nhưng không chết mà cũng không được mổ lấy ra vì không có điều kiện phẫu thuật tại chỗ, chỉ tạm khâu lại. Đầu năm 1969 được đưa ra Hà Nội qua chụp phim khám nghiệm tưởng chỉ sót lại một mảnh kim loại nhỏ dính vào thành tim, dù vậy cũng không dám giải phẫu lấy ra sợ nguy hiểm tính mạng.
Nhưng vẫn sinh hoạt bình thường, còn thi đậu đại học song được khuyên là không nên đeo đuổi việc học sợ sức khoẻ không bảo đảm. Đành chuyển về làm việc ở Học viện Quân y cho đến lúc về hưu năm 1992.
Vẫn lấy vợ sinh con và chơi thể thao, đánh bóng bàn, bóng chuyền thoải mái. Thậm chí vẫn hút thuốc lá và rít thuốc lào coi như không!
Tuy nhiên bắt đầu từ năm 1997 có nhiều triệu chứng đau tim, khó thở phải 7 lần đi cấp cứu. Cuối cùng năm 2007 bị suy tim nặng kèm cao huyết áp buộc bác sĩ Viện Tim Hà Nội (mới thành lập 2004) quyết định phải mổ lấy mảnh đạn ra.
Ca ca mổ kéo dài 3 tiếng đồng hồ “moi” ra mảnh đạn bấy giờ mới biết ấy là cả một… đầu đạn súng trường dài 2,5cm, đường kính 0,8cm xuyên thủng van tim nằm trong thành tim nay đã gỉ sét , sù sì dính chặt vào các mô tế bào tim, gân tim chung quanh.
Một “phép lạ chiến tranh” của “những người không chịu chết” khiến vết thương trong tim tự cầm máu không ảnh hưởng đến những bộ phận khác rồi “sống chung hòa bình” với chủ nhân suốt 40 năm! Một phần nữa có lẽ còn nhờ thể chất đương sự khoẻ sẵn từ nhỏ, thời trung học từng vào đội tuyển điền kinh của trường.
136 - LIỆT SĨ SỐNG LẠI 4
Thương binh sinh khoảng 1954 tại Hưng Yên. Sống ở Campuchia (2009).
Năm 1974 nhập ngũ vào Nam chiến đấu để lại vợ và một con trai mới sinh ở quê nhà. Sau 75 theo đơn vị chuyển qua trấn giữ Campuchia.
Năm 1979 gặp quân Pol Pot phục kích bị thương vào đầu bất tỉnh, quân địch tưởng đã chết nên bỏ đi. May mắn được người dân Campuchia tìm đến đưa về nhà ở tỉnh Siêm Rệp cứu sống.
Để che mắt bọn Khmer Đỏ, ân nhân Campuchia phải cải trang anh thành dân Campuchia. Hơn nữa khi tỉnh lại thì đã mất trí nhớ, thỉnh thoảng khi dứt con đau cũng có nhớ mơ hồ vài điều về quá khứ nhưng sau đó cơn đau trở lại là quên hết.
Từ đó sống như một người Campuchia thực thụ gần như quên hết tiếng Việt. Năm 1984 lấy vợ người bản địa sinh được 2 con gái, cùng vợ làm nghề đẩy xe bán nước mía trên đường phố. Trong lúc đó ở quê nhà gia đình đã nhận bằng Tổ quốc ghi ơn và giấy chứng nhận liệt sĩ.
Mãi đến giữa năm 2009 trong một dịp tình cờ gặp được ông Tổng Lãnh sự VN ở tỉnh Battambang mới được cơ quan ngoại giao tại đây quan tâm giúp truy tìm tông tích cũ cả ở Campuchia lẫn VN, từ đơn vị quân đội đến cơ quan hành chánh địa phương. Kết quả tìm ra được lý lịch liệt sĩ… chưa chết!
Đích thân người con trai duy nhất qua Campuchia đưa bố về quê sau 30 năm mất tích gặp lại mẹ già (khi nghe tin đã… lăn đùng ra bất tỉnh) và người vợ cả “đôi lúc phải cấu vào tay mình mới tin là thực ông ấy bằng xương bằng thịt đang ngồi trước mặt đây”!
137 - Lê Hoán
NGƯỜI MÔHICAN CUỐI CÙNG 1
Thường dân sinh 1977 tại VN. Sống ở Canada (2008).
Mới 12 tuổi được anh dẫn theo vượt biên đến Philippines. Tuy nhiên mãi đến năm 2005 người anh mới được nhận qua Mỹ vì lý do tị nạn chính trị, còn bản thân người em lúc ra đi còn quá nhỏ “chưa có chính kiến” nên đành phải… ở lại đảo… lâu dài!
Người anh mới qua chưa đủ niên hạn để bảo lãnh em qua theo, thế là em giờ không còn ai nương tựa phải tiếp tục chờ đợi trong trại. Đến năm 2008 nhờ sự vận dộng của các tổ chức hải ngoại mới được qua Canada định cư trong đợt chót chuẩn bị đóng cửa trại tị nạn ở Philippines.
Tính ra đã sống ở trại 19 năm liền đến lúc 31 tuổi – mấy năm cuối “đơn thương độc mã” - có thể là kỷ lục dân ở trại tỵ nạn lâu nhất!
138 - Lê Hoàng Thân
ĐỘC THỦ GHI TA
Ngư dân sinh 1955 tại Cà Mau. Sống ở Cà Mau (2007).
Thời trẻ theo gia đình làm nghề đánh cá phiêu bạt nay đây mai đó trên các dòng sông Nam bộ. Có máu mê văn nghệ đặc biệt là cải lương vọng cổ, vì thế đã mày mò học đàn ghi ta vọng cổ có ngón nghề cũng khá.
Ai ngờ sau chiến tranh, trong một buổi đi phát cỏ làm nông không may phát trúng một đầu đạn M79 của Mỹ khiến mất nửa cánh tay trái. Tưởng nghề đàn vọng cổ cũng mất theo.
Nhưng không, bằng niềm đam mê am nhạc tha thiết và bằng một nghị lực vô bờ, đã kiên trì tập đàn lại với một cánh tay phải gãy đàn và… cùi tay trái dùng để nhấn phím đàn. Lúc bắt đầu tập, cùi tay nhấn phím đến tưa máu bầm tím.
Nhưng tiếng đàn dần dần vẫn ngọt như xưa với cây ghi ta tri kỷ dù đã tróc sơn te tua vẫn là vật bất ly thân không chịu đổi cây đàn mới vì “Nó đã gắn với tui cả cuộc đời như một người bạn thân vậy.”
Từ năm 1988 chọn định cư luôn ở vùng Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) là nơi cùng trời cuối đất để từ đó đêm đêm vẫn mãi vang vọng tiếng đàn ghi ta vọng cổ “độc thủ” của danh cầm nông dân “Hai Thân” (đoạt nhiều giải thưởng văn nghệ trong tỉnh từ năm 1982). Được người dân nơi đây ví là một “đặc sản” của mảnh đất tận cùng đất nước này.
139 - Lê Mạnh Thát
TRỞ VỀ TỪ ÁN TỬ HÌNH
Tu sĩ nhà nghiên cứu Phật giáo sinh 1944 tại Quảng Trị. Sống ở TPHCM (2010).
Một thiên tài học thuật Phật giáo bắt đầu tu học ở Huế rồi lên Đà Lạt học đại học, sau đó du học Mỹ lấy 3 bằng tiến sĩ triết học, nhân chủng học và cả… y khoa, thông thạo 15 ngoại ngữ.
Về nước trước 75 giảng dạy ĐH Vạn Hạnh và nghiên cứu lịch sử, văn học Phật giáo theo khuynh hướng khoa học tiến bộ (thiền sư vẫn để tóc).
Năm 1984 bị bắt đưa ra tòa vì tội tham gia nhóm trí thức, học giả Phật giáo (thuộc Giáo hội Phật giáo VN thống nhất cũ không được công nhận) có âm mưu chống đối Cách mạng lãnh một trong 2 án tử hành (án kia dành cho nhà sư kiêm học giả, thi sĩ Tuệ Sĩ). Sau được giảm xuống án chung thân, đến năm 1998 được ân xá về ở Thiền viện Vạn Hạnh tại TPHCM.
Từ đó chỉ tập trung vào nghiên cứu chuyên môn về lịch sử và văn học Phật giáo. Trở thành nhà nghiên cứu xuất bản nhiều công trình nghiên cứu Phật giáo nhất nước với hơn 26 tác phẩm dày khoảng 20.000 trang.
Ngoài ra, dựa trên những tư liệu lịch sử PG còn nghiên cứu thêm về lịch sử VN cổ đại đưa ra những luận thuyết mới rất táo bạo - đậm tính dân tộc - gây sốc đề nghị chỉnh sửa lại lịch sử VN truyền thống do có nhiều điểm sai “vọng ngoại” theo Trung Quốc. Vấn đề rất khó này vẫn còn đang được tiếp tục tranh luận trong giới học thuật nước nhà.
Được xem là người kế thừa của Hoà thượng Thích Minh Châu (cùng quê), đảm nhiệm chức Phó Viện trưởng Viện Phật học Vạn Hạnh (nâng cấp Thiền viện VH cũ), làm Chủ tịch UB Tổ chức quốc tế Đại lễ Phật giáo Liên Hợp Quốc tổ chức ở Hà Nội năm 2008.
Tất cả như muốn thể hiện ước vọng hòa hợp xã hội và đạo Phật hướng về mục đích chung xây dựng đất nước, hạnh phúc cho nhân dân: “Đức Phật cũng như những nhân tài của đất nước bao giờ cũng nói gọn, khúc chiết về những điều cốt lõi của cuộc sống… Chuyện đạo đơn giản lắm, có gì cao xa đâu… Ổn định mới phát triển được…”
140 - Ngô Vũ Bích Diễm
“DIỄM XƯA”
Nhân viên công tác xã hội ở Mỹ sinh 1943 tại Hà Nội. Sống ở Mỹ (2010).
Năm 10 tuổi theo gia đình vào Huế, học trường Đồng Khánh. Chính là nguyên mẫu của ca khúc để đời “Diễm xưa” của Trịnh Công Sơn sau này được chính nhạc sĩ mô tả: “Thủa ấy có một người con gái rất mong manh đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường. Nhà cô ấy ở bên kia sông (Bến Ngự, nhà nhạc sĩ ở bên này sông đối diện), mỗi ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường. Từ ban công nhà tôi nhìn xuống, cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận...”
Qua trung gian của người bạn họa sĩ, tình yêu đầu đời chớm nở thầm kín e ấp đúng phong cách Huế của một chàng trai nghệ sĩ Huế thuần chất với một “tiểu thư” gốc Bắc song lại có dáng điệu, phong cách kiêu sa như con gái Huế chính gốc.
Nhưng cuộc tình lãng mạn điển hình của một Huế đẹp và thơ ấy không thành vì nề nếp phong kiến môn đăng hộ đối của một Huế cố đô (gia đình nhà giáo mẫu mực so với nhạc sĩ thời này vẫn còn bị mang thành kiến “xướng ca vô loại”!).
Cuộc tình tan vỡ, nhạc sĩ rời Huế vào Quy Nhơn học ra làm giáo viên tiểu học lên dạy Bảo Lộc (Lâm Đồng) cùng lúc “Diễm xưa” vào Sài Gòn học trường Quốc gia hành chánh ra làm công chức (có đi tu nghiệp ngắn hạn ở Philippines) rồi lấy chồng một quan chức cao cấp tỉnh Vĩnh Bình (nay là Trà Vinh).
Sau 75 trong khi chồng đi cải tạo thì tình nguyện tham gia phong trào “trí thức tại chỗ” (trí thức chế độ cũ) lên nông trường ở Củ Chi làm quen với Cách mạng, với lao động sản xuất hưởng ứng chủ trương xây dựng nếp sống mới của chế độ mới. Từ đó một lần nữa đi vào nhạc Trịnh (lúc này đã từ Huế vào lại TPHCM) qua bài “Em lên nông trường anh ra biên giới”.
Nay tuy lại cùng ở chung một thành phố song tình cũ đã ngậm ngùi rồi như chính nhạc sĩ từng hoài niệm “Tất cả chỉ còn là kỷ niệm. Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng cứ phải quên”. Tuy nhiên nói là nói thôi chứ mối tình đầu quá sâu nặng nên những mối tình sau này của nhạc sĩ – đến… 22 mối tình nữa (trong đó có một người em của Diễm) – chỉ là một cách đi tìm hình bóng của “Diễm xưa” mà thôi (Bửu Ý).
Còn “Diễm của những ngày xưa” ấy sau đó rời nông trường trở về làm việc cho Viện Khoa học xã hội TPHCM rồi cùng chồng (học tập trở về) đi Mỹ. Nhưng ở Mỹ hai người lại… chia tay, chồng trở về lại Vũng Tàu phụng dưỡng mẹ già còn mình ở lại làm công tác xã hội chăm sóc cho bệnh nhân tâm thần.
Thỉnh thoảng vẫn theo đoàn Phật tử về VN làm từ thiện. Đầu năm 2010 quay lại thăm Huế, tại đây sau 50 năm đã ngậm ngùi chính thức thừa nhận huyền thoại “Diễm xưa” một thời: “Đó là một mối tình rất đẹp của chúng tôi ngày ấy. Lâu nay tôi giữ im lặng vì bóng dáng to lớn của anh Sơn đã đủ rồi. Hình bóng anh Sơn đã bao trùm lên suốt cuộc đời tôi. Anh Sơn như một dòng sông…”
CAO HUY KHANH
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét