Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2010

CẦU CHÚC EM NGUYỄN NGỌC DIỄM

Cầu chúc em
NGUYỄN NGỌC DIỄM
thanh thản và nhẹ nhàng
về lại quê nhà

viêm tịnh - nguyễn miên thảo
_______________________________

11giờ 42 phút ngày 5.3 2010 ,tôi nhận được điện thoại cô cháu của Diễm từ Nha Trang báo tin Diễm đã qua đời sau một cơn đột quỵ vào sáng ngày 4.3.2010 (nhằm ngày 19 tháng Giêng năm Canh Dần).Nguyễn Ngọc Diễm sinh quán tại Huế,năm học cấp 3 Diễm bị liệt 2 chân do chích thuốc nhầm nhưng vẫn phấn đấu vươt qua bệnh tật,tốt nghiệp cử nhân Anh văn loại xuất sắc ở trường Đại học sư phạm Huế năm 1974;là nhà thơ góp mặt trong tuyển tập 1000 nhà thơ Huế đương thời (tập hai),dạy anh văn tại Nha Trang từ sau năm 1975 đến nay.
Nhớ về Diễm,Hợp tuyển thơ văn xin giới thiệu bài viết của nhà thơ Hồng Thị Vinh,đang sinh hoạt tại Hội VHNT Nha Trang viết về cuộc đời của Cô giáo Diễm...


HỒNG THỊ VINH
ĐỜI CÔ GIÁO NGỌC DIỄM
Cách đây hơn hai mươi năm, tôi tình cờ gặp một người con gái tật nguyền tại Phòng Châm cứu từ thiện của Linh mục Ngô Hành, đường Tôn Đản Thành phố Nha Trang. Ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên của tôi là hình như trên môi cô gái này luôn có nụ cười, và khuôn mặt luôn thoáng nét tươi vui mặc dù hai chân bị bại liệt đang di chuyển thật khó khăn trên đôi nạng sắt. Một vẻ mặt không mang vẻ u sầu buồn bã như thường thấy ở những người tật nguyền khác. Đặc biệt, thường thấy cô gái mặc chiếc áo đầm màu trắng, và trên đầu cũng luôn chiếc mũ trắng rộng vành, đã để lại trong trí nhớ tôi một hình ảnh khó quên. Độ chừng cô ấy thua tôi khoảng năm hoặc ba tuổi, lúc đó tôi vừa qua khỏi tuổi ba mươi. Thời gian đó tôi cũng đang chữa bệnh tại Phòng châm cứu này vì bị đau thấp khớp, khoảng một tuần thì bớt bệnh. Trong suốt thời gian đó, ngày nào tôi cũng thấy cô gái đến châm cứu đều đặn. Vẫn một sắc trắng của chiếc áo đầm, chiếc mũ trắng, chống từng bước trên đôi nạng một cách khó khăn, nhưng nét mặt vẫn vui vẻ và nụ cười không thay đổi, gây cho tôi một vài suy nghĩ. Điều gì khiến một cô gái tàn phế lại có được thần sắc tươi tắn như thế.
Đó là khoảng thời gian đầu của năm 82 sau ngày Giải phóng.Tuy đời sống khó khăn tất bật nhưng hình ảnh “ cô gái chống nạng mặc áo đầm trắng ” ấy thỉnh thoảng trở về trong trí nhớ, mỗi khi trong gia đình nhớ đến bệnh cũ của tôi, hoặc nhắc nhở đến Phòng bệnh từ thiện của Cha Ngô Hành. Bặt một thời gian khá lâu, hơn hai mươi năm sau, cũng trong một dịp tình cờ, khi tôi đến nhà đưa cho cô Diễm tập thơ “ 1000 năm Nhà Thơ Huế đương thời ” ( Một tuyển tập thơ do nhà thơ Viêm Tịnh ở Huế chủ biên ) mới biết Diễm là cô gái bị liệt hai chân đã gặp tại Phòng bệnh đường Tôn Đản năm xưa, cô là một tác giả trong tập thơ này. Hóa ra cô gái ấy bây giờ là cô giáo dạy Anh ngữ nổi tiếng và còn là một nàng thơ. Qua giọng nói khi chuyện trò trao đổi, mới biết tôi và Diễm là người cùng quê ở thành phố Huế. Một điều khá ngạc nhiên khác nữa, là giọng nói Diễm lúc nào cũng mang âm sắc trong trẻo, vui vẻ như người vô tư chưa từng gặp trái ngang. Gặp gỡ thêm vài lần mới hiểu thêm rằng, nhờ chất giọng kim ( oprano ) trời phú nên Diễm phát âm khá lưu loát khi dạy Anh ngữ cho học sinh. Thật là một điều may mắn. Diễm đưa cho tôi mấy đĩa CD ghi lại chương trình “ Vượt lên số phận ” của Đài truyền hình Việt Nam dàn dựng. Những đĩa ghi băng ngâm thơ và các ca khúc phổ nhạc từ những bài thơ do Diễm sáng tác.
Về nhà xem đi xem lại càng thấy xót xa cho số phận quá khắt khe đối với một người có kiến thức khá cao và nhiều nghị lực, tôi thấy thương mến Diễm và xem như người em gái. Đạt được thành quả như thế ở một người phải ngồi cả ngày trên xe lăn là kết quả cả một quá trình phấn đấu cam go đầy nước mắt.
Đang là một cô gái độ tuổi mười tám đầy niềm tin ở tương lai, bỗng trong phút chốc trở thành người bị bại liệt cả hai chân do y tá chích thuốc nhầm vào thần kinh tọa trong một cơn cảm sốt. Nằm viện chạy chữa hơn một tháng nhưng vô vọng, đôi chân hoàn toàn bị bại liệt. Khi ra viện, Diễm bắt đầu phải làm quen với đôi nạng : mỗi bước di chuyển là một nỗ lực phi thường để chống chõi với nỗi đau cắn vào từng tế bào cơ thể. Không thể tính hết số lần Diễm đứng lên ngã xuống và vết thương trầy trụa đầy mình đầy mặt, nhưng Diễm cắn răng chịu đựng. Phải mất rất nhiều thời gian và kiên trì, Diễm mới thuần phục được đôi nạng.
Sau tai nạn vô phương cứu chữa này không lâu thì Diễm nhận được giấy báo đổ vào trường Đại học Sư Phạm. Có lẽ đây là lần nước mắt khóc cạn !! Bầu trời hy vọng sụp đổ. Áng mây mù phủ xuống tương lai. Làm sao mà đủ sức lực để theo học bốn năm ròng rã khi phải đi trên đôi nạng !? Rồi sau đó, nếu có đổ đạt, sẽ đi đứng thế nào trên bục giảng. Cả một viễn ảnh đen tối ! Nhiều lần Diễm không còn tư tưởng muốn sống nữa, sẽ là gánh nặng cho cha mẹ. Diễm là chị cả trong một gia đình mười một chị em, song thân đều làm nghề lao động. Trong thời gian tai nạn này, ba mẹ Diễm đã bán gần hết đồ đạc trong nhà để lo chạy chữa nhưng không có kết quả, hai chân Diễm ngày càng teo nhỏ bất động. Sau nhiều đêm dằn vặt với quyết định giữa sống và chết, Diễm đã níu kéo sự sống nhờ lòng tận tụy của gia đình, nhờ vào những lời an ủi động viên của thầy cô và bạn bè, Diễm cố sống để chấp nhận mọi thử thách đang chờ đợi phía trước.
Diễm gượng bước chân vào trường Đại học trên đôi nạng với mặc cảm thân phận tàn phế, tủi thân trước những người bạn sinh viên tha thướt trong tà áo dài. Bốn năm ròng là bốn năm đầy khổ hạnh cam go, nhiều lần té ngã sướt tay trầy chân, thân thể bầm dập, vài lần té gãy cả nạng, nhưng Diễm vẫn cố chịu đựng mới đứng vững trên đôi nạng, ngày hai buổi đến trường.
Với tư chất thông minh, cần mẫn, cùng ý chí cương quyết, sau bốn năm trường, Diễm đã tốt nghiệp bằng Cử nhân Anh văn loại xuất sắc của trường Đại học Sư phạm Huế năm 1974. Thế nhưng cô giáo Ngọc Diễm không thể đứng trên bục giảng, phải đành thất nghiệp. Cũng trong năm này, gia đình Diễm chuyển vào sinh sống tại Nha Trang, số nhà 41 Trần Bình Trọng. Tại thành phố này, Diễm vẫn là người vô dụng trước tấm bằng Cử nhân không còn giá trị !!!
Tiếp đến là cuộc Giải phóng Thống nhất đất nước năm 1975, Diễm lại càng gặp nhiều khó khăn trước mọi biến chuyển của thời cuộc. Mọi người đều tất bật lo toan kiếm cơm ngày hai bữa, hầu hết đều cơm độn sắn khoai, ba mẹ Diễm lao động kiệt lực vẫn không thể no đủ cho cả gia đình mười mấy miệng ăn. Diễm suy nghĩ hết cách vẫn không thể nào tìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành của mình, chỉ còn một cách là mở lớp dạy Anh ngữ tại nhà. Nhưng lớp học không có học trò vì buổi giao thời này không ai thiết đến việc học Anh ngữ. Buồn lòng, Diễm giấu sâu tấm bằng vào ngăn tủ, ngày ngày chống nạng đi xin việc làm khắp các cơ quan hoặc các Hợp tác xã, xí nghiệp sản xuất trong địa phương. Nơi đâu cô cũng đọc được sự ái ngại trong đôi mắt chủ nhân, thật khó để nhận người què quặt vào làm việc. Nhưng rồi Diễm cũng được sự thông cảm hoàn cảnh của một cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ mây tre lá ở đường Ngô Gia Tự, cách nhà gần hai cây số, chuyên sản xuất các loại rỗ tre, chấp thuận cho Diễm vào học việc. Hai cây số là một quãng đường xa đăng đẳng đầy bất trắc đối với người phải di chuyển bằng đôi nạng. Tập việc được một thời gian, dù đã cố gắng nhiều công sức nhưng không có kết quả vì sản phẩm không đạt yêu cầu, bị dơ bẩn do bị rơi lên rớt xuống trên đường đi, và vì mồ hôi tay do di chứng của tai nạn khủng khiếp năm năm về trước, mặc dù thành phẩm của Diễm vừa đẹp vừa đúng kỹ thuật. Diễm phải nghỉ làm nơi đây. Để an ủi, chủ nhiệm biếu Diễm mấy ký bột mì, vì thời điểm đó lắm lúc không có tiền mặt để thanh toán cho công nhân nên phải thay bằng bột mì. Mang bột về nhà, mẹ Diễm đem nấu bánh canh cho cả nhà ăn, nhưng sau đó tất cả đều bị ngộ độc phải đi bệnh viện. Bột để ẩm mốc quá lâu. Thật là vận xui lại còn mang tật bệnh.
Là người bị loại đầu tiên sau khóa học nghề đan lát, Diễm không nãn lòng. Trước sự phát triển các ngành nghề sản xuất thủ công đang rộ lên của các Hợp tác xã, Diễm tiếp tục đi gõ cửa các địa chỉ khác, và một lần nữa được một cơ sở thêu gia công ở đường Nguyễn Trãi cho vào học việc. Nhưng cũng không mang lại kết quả vì các tấm vải thêu đều bị mồ hôi tay làm cho dơ, màu chỉ thêu nhàu nhò xuống sắc. Một lần nữa lại bị từ chối. Trên đường về, những giọt lệ buồn tủi lại âm thầm nhỏ xuống. Thật là một số phận không may! Những ngày tháng thử việc không lương, đi về té sấp giập ngữa vì nắng mưa vì đói rét, nhiều lần xém bị xe tung nhưng không gặt hái được gì. Thật uổng cơm cha áo mẹ. Phải làm gì đây để tự nuôi được bản thân ? Chừng nào mới cất được gánh nặng cho gia đình !? Những lúc như thế này Diễm ước ao được nằm xuống, mãi mãi, để khỏi chịu đựng những đau đớn thân xác cũng như chấm dứt mọi tủi nhục thân phận.
Trong những ngày dài lê thê thất nghiệp, Diễm vẫn vận dụng tri thức để nhận định, xem xét về những diễn biến đời sống, thị trường, nghề nghiệp của mọi người đang chuyển biến từng ngày. Diễm biết đa số thường dân đang sinh sống nhờ buôn bán tập trung ở chợ trời. Các mặt hàng đồ cũ là rất phổ biến trong vòng năm bảy năm sau Giải phóng. Sau đó là nhiều mặt hàng lậu qua biên giới, các món hàng từ người Việt ở nước ngoài gởi về cho thân nhân, nhất là thuốc tây, lúc đó rất đắt giá và khan hiếm. Nắm được lợi điểm đó nhưng vốn liếng thì không, Diễm nghĩ ra cách ngày ngày đến đứng trước cửa hàng thuốc tây, chờ những người có toa thuốc của bệnh viện đến đây mua, thì Diễm nài nỉ họ để lại cho một ít viên. Những người này thường là cán bộ, công nhân viên nhà nước nên có tiêu chuẩn khám bệnh và mua thuốc được cơ quan thanh toán lại tiền, hoặc có người nhận thuốc ngay tại phòng khám, do đó họ để lại với giá hời hơn, do động lòng trắc ẩn khi thấy người phụ nữ tật nguyền phải chống nạng kiếm sống ở đầu đường góc chợ như thế này.
Trong mùa mưa gió, Diễm vẫn phải lặn lội ra ngoài mong kiếm chút tiền thêm vào phần gạo trong gia đình, nhiều lần không may bị trượt té. Có khi gặp người đi đường đỡ dậy, khi không có ai thì Diễm phải tự lõm bõm chống lên té xuống giữa dòng nước siết bằng đôi tay yếu đuối và hai chiếc nạng. Toàn thân ướt đẫm, và những viên thuốc đáng giá cũng trôi đi mất ! Có khi chiếc nạng chống nhằm chỗ trũng hoặc ống cống thì cái chết cũng tưởng mười phần. Cố gắng về đến nhà thì toàn thân đã nhũn như bún. Sau đó là một trận đau thừa sống thiếu chết, cảm sốt ốm liệt giường gần nửa tháng trời chưa khỏi ! Sau những cơn mê sảng, Diễm đã vô cùng tuyệt vọng, thầm xin các Đấng thiêng liêng giải thoát cho tấm thân cực nhọc cơ hàn, không còn đủ sức để chịu đựng. Khi mở mắt ra thì thấy các em đang kêu khóc, sợ hãi, khiến Diễm chùn lòng, nhưng ý định tìm cái chết để giải thoát tấm thân khốn khổ vẫn đeo đẳng không rời. Bệnh tim bộc phát từ khi bị bại liệt hai chân, và sau những trận dầm dãi mưa nắng khiến sức khỏe Diễm ngày càng giảm sút.
Giấu kỹ gói thuốc diệt chuột dưới gầm giường, Diễm đưa lên bỏ xuống nhiều lần, muốn kết liễu cuộc đời đầy đau khổ nhưng không thể nào đưa vào miệng được. Những tiếng vọng đâu đó bỗng văng vẳng như từ cõi trời cao dội xuống, như lời phán của Đấng linh thiêng : “ Con hãy bỏ ý định đó đi, rồi đây con sẽ gặp quý nhân giúp đỡ và cuộc đời của con sẽ tươi sáng ”. Cùng với bản năng tồn sinh, Diễm không can đảm hành động. Tìm đến cái chết đôi lúc cũng không phải dễ. Mà đầu hàng số phận nhiều khi đồng nghĩa với hèn nhát. Dù sao, Diễm vẫn là người có khả năng và bằng cấp.
Một câu danh ngôn “gối đầu” chợt hiện đến đúng vào hoàn cảnh lúc này khiến Diễm càng thấm thía ý nghĩa : “ Kẻ nào mất của cải, cho mình mất nhiều. Kẻ nào mất bạn, cho mình mất nhiều hơn. Kẻ nào mất chân tay, cho mình mất hơn thế nữa. Nhưng kẻ nào mất nghị lực thì mất tất cả ”. Tư tưởng này thôi thúc Diễm cố gượng lên, gạt đi ý tưởng chết chóc để nghĩ đến cách đối phó với hoàn cảnh trước mắt.
Nhưng điều cay nghiệt vẫn bám riết thân phận người bạc hạnh. Bệnh amidal tiếp tục hành hạ cơ thể Diễm đã sức cùng lực kiệt. Mỗi khi bị viêm là cơn sốt kèm theo, Diễm phải tự mình chống nạng từng bước đến phòng khám số 4, do Bác sĩ Đễ làm Trưởng phòng. Tiền làm gì có để đi ciclo. Lại những giọt máu được lấy ra từ đầu ngón tay làm đau thóp tim, nhưng được bù lại bằng những lọ penicillin ( loại thuốc chích rất có giá khoảng những năm 80-90…). Diễm chỉ dùng cho bản thân một ít để giảm bớt cơn bệnh, số còn lại phải mang ra chợ bán lấy tiền phụ với mẹ thêm phần cơm gạo. Thời gian này một người bạn của Diễm giới thiệu đến Phòng y học cổ truyền do Linh mục Phao Lô Ngô Hành đảm trách, lúc bấy giờ đang còn là một Phó tế. Được biết cô bạn của Diễm cũng bị một căn bệnh mà bác sĩ bó tay nhưng vị Lương y Linh mục này đã cứu khỏi, và cô này đã biết Chúa qua dắt dìu của vị Linh mục. Nghe vậy, Diễm rất muốn đến đó điều trị nhưng trở ngại là vấn đề di chuyển, không có tiền đi xe.
Nhưng sợ đôi chân ngày càng teo lại nên sáng sáng Diễm chống nạng ra đường Ngô Gia Tự xem có xe ai cho quá giang, và sau khi điều trị xong vẫn bằng cách đó để trở về nhà. Nếu không đón được xe đi nhờ thì phải chống bộ về. Một thời gian, không chịu nổi đau đớn dằn xé hàng ngày bởi đôi nạng, nẹp sắt nghiến vào một bên đùi làm cho trầy truạ rướm máu, một bên mạng sườn bị lệch nghiêng trở thành một thương tật, Diễm phải bỏ cuộc không tiếp tục đi châm cứu được nữa.

Ngày này tiếp ngày khác sống trong vô vọng, nhưng không bỏ phí thì giờ, Diễm siêng năng may vá áo quần cho các em. Tự may lấy áo để mặc dù chỉ là may bằng tay. Cho đến tấm vải drap cũng tự cắt may để tiết kiệm. Và ý thích đọc sách báo luôn tiềm ẩn. Diễm thường đọc chăm chú những tờ báo vụn, báo rời rơi rớt trong nhà hoặc giấy gói các món hàng ở chợ mua về… Thỉnh thoảng lại thấy những cuốn sách cũ, tiếng Việt có, tiếng Anh cũng có. Diễm đọc nghiền ngẫm những bài tiếng Anh. Rồi một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu : “ Mình tốt nghiệp ngoại ngữ hạng ưu, cũng thuộc loại có chữ nghĩa bằng cấp, sao không dùng kiến thức đó để dịch thử sách, biết đâu sẽ có cơ hội ”. Hơn nữa, qua sự tìm hiểu về thời cuộc vào những năm 85 trở lên thì vấn đề trở lại với Anh ngữ đang phổ biến và gần như cấp thiết. Rất nhiều sĩ quan ngụy quân đi học tập về đang cần người phiên dịch đơn xin xuất cảnh diện HO. Nhưng để thực hiện ý định này không phải dễ, vì lâu ngày không sử dụng vốn tiếng Anh nên đã bị mai một dần, và những kiến thức học ở trường không đủ để thỏa mãn yêu cầu của một dịch giả. Biết môn ngoại ngữ Quốc tế là Anh ngữ, môn sở trường của mình nên Diễm có ý định trau dồi bằng cách tự ôn luyện và tìm trường ghi danh học thêm. Tuy vậy, giấy mực để học là một vấn đề, phải kiếm giấy vụn viết một mặt rồi để dùng. Tiền bán thuốc tây dành dụm được dùng để trả tiền học phí ở trường. Cũng vì lo kiếm tiền cho việc học nên Diễm bị tiếp một tai nạn rất thảm thiết. Vào một ngày trời mưa lớn, trên đường đi bộ mua thuốc tây, thân lạnh, chân run, nước tràn lên mặt đường phải chống nạng lên lề để tránh nhưng vì tay yếu nên Diễm té vào một đống dây thép, cánh tay phải đâm vào sợi kẽm gai. Một mình xoay xở tìm chỗ đứng lên, chịu lạnh cho đến khi về được nhà thì kiệt sức. Sáng hôm sau cánh tay sưng to và người sốt cao. Gia đình phải đem Diễm đi bệnh viện. Kết qủa xét nghiệm : nhiễm trùng và phải phẩu thuật. Sau khi phẩu thuật, Diễm phải nằm lại bệnh viện hơn ba tuần lễ để theo dõi uốn ván. Bệnh tim ngày càng nặng hơn, khổ đau không kể xiết. Kiếp nạn vẫn chưa chịu buông tha ! Diễm lại muốn tìm cái chết để giải thoát cho thân xác khỏi chịu nhiều đớn đau. Nhưng cách giải thoát này vẫn không thành công. Sống đã khó, nhưng chết lại càng khó hơn.
Qua khỏi cơn đau ngặt nghèo, thấy việc bán thuốc tây chẳng đem lại lợi lộc gì, còn rước thêm khổ nạn vào thân, Diễm chấm dứt công việc này. Dùng số tiền dành dụm để học cho xong khóa Anh ngữ ở trường. Lòng quyết tâm quyết chí miệt mài học tập nâng cao trình độ đã thắng hoàn cảnh, Diễm học rất giỏi. Bài làm bài tập nào ở lớp thầy cũng phê : “ very good ” với số điểm cao nhất. Chỉ sau một thời gian học, thầy bảo với Diễm “ Không còn gì để dạy cho Diễm ”. Nhờ vào thành quả khả quan ngoài mong muốn, tạo nơi Diễm lòng tự tin. Diễm treo bảng Dịch thuật và mở lớp dạy kèm tiếng Anh ở nhà. Một thời gian sau, đã có một số học sinh theo học, và Diễm bắt đầu nhận dịch những giấy tờ hồ sơ của những người sắp đi diện bảo lãnh. Diễm làm việc rất cần mẫn và có trách nhiệm nên được nhiều người tin tưởng, chỉ cho nhau tìm đến. Công việc ngày càng nhiều và thu nhập ngày càng khá hơn. Diễm đã tự nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình, đôi khi còn nghĩ tới những người cùng hoàn cảnh khó khăn để giúp họ. Vươn lên từ cảnh khổ, Diễm hiểu ra một điều : “ Con người không phải chỉ đứng trên đôi chân của mình mà còn phải đứng lên bằng lý trí và nghị lực ”.
Có tiền, Diễm lại nghĩ đến việc phải chữa trị đôi chân và bệnh tim ngày càng nặng. Cô dùng xe ciclo trở lại Phòng Châm cứu ở số 2 Tôn Đản. Nhờ sự tận tâm của Vị Linh mục và các thầy thuốc, đôi chân bại liệt dần dần có cảm giác, mang lại niềm vui và hy vọng cho Diễm. Ở đây, cô nhận ra tình thương người thật bao la của các vị lương y. Để nói lên sự biết ơn của mình đối với cơ quan từ thiện này, Diễm làm thông dịch viên, dịch thuật viên, bồi dưỡng Anh ngữ cho các thầy thuốc ở đó với tư cách thiện nguyện.
Từ đó Diễm được điều trị miễn phí, kể cả thuốc men, Linh mục đều lo liệu đầy đủ. Khoảng năm 1990 có những loại thuốc hiếm hoi, Cha cũng tự đi tìm mua để Diễm chữa trị. Chính đức bác ái của Cha dần dần đưa Diễm đến gần với Chúa và Mẹ.
Cho đến một hôm Diễm được Bác Sĩ Sính, Hội trưởng Hội Hồng Thập Tự tỉnh Khánh Hòa mời làm thông dịch viên cho Hội nhân dịp bà Ursula Nguyễn ?( Nữ Tiến sĩ Xã hội học Tây Đức ) đến thăm cơ quan từ thiện này. Sau buổi làm việc ấy Diễm mừng thầm trong bụng vì biết đâu đây là dịp may cho cơ sở từ thiện số 2 Tôn Đản.
Hôm sau, khi đến Phòng châm cứu, Diễm liền thuật lại buổi làm việc với bà Ursula Nguyễn ở Hội Hồng thập tự với Linh mục Ngô Hành, và ý Cha cũng muốn mời bà Ursula Nguyễn đến thăm cơ sở đơn sơ này để xin giúp đỡ. May mắn thay được bà nhận lời và Diễm lại được mời làm thông dịch viên cho cuộc viếng thăm này. Sau khi quan sát cơ sở và nhận thấy sự tận tâm của các thầy thuốc ở đây, Bà đã nhận lời giúp đỡ. Thế là Diễm được tín nhiệm đảm trách việc dịch thuật đơn xin giúp đỡ. Sau một thời gian, Vị Linh mục đã nhận được tài trợ, tổ y học cổ truyền này đã có một nơi điều trị khang trang và tiện nghi. Trong buổi khánh thành cơ sở từ thiện này, Linh mục Ngô Hành đã tuyên bố: “ Nhờ có cô Ngọc Diễm mới có buổi khánh thành hôm nay ”. Những bức hình chụp trong buổi lễ khánh thành cơ sở mới này cùng với bà Ursula Nguyễn, Diễm còn giữ lại cho đến hôm nay. Ngoài ra còn rất nhiều bức hình chụp Diễm với các phái đoàn Quốc tế khác đến Khánh Hòa :
- Với Đại diện Hội Hồng thập tự Quốc ở Genève (Thụy Sĩ ) “ 1998
- Với phái đoàn Bác sĩ Đan Mạch đến học châm cứu. : 1999 .
- Với các sinh viên ở Pháp sang : 1999
- Với Linh mục Trần Thanh Phong – Giám đốc Đại chủng viện Sao Biển Nha Trang : 1999
- Với Đức Cha Phao lồ Nguyễn Văn Hòa-Giám mục Giáo phận Nha Trang : 2000
- Với phái đoàn Tình nguyện viên người Mỹ khi Diễm làm việc với mạng lưới với tình nguyện viên toàn cầu của Tân Tây Lan ( Global Volunteer Netword ) : 2004
Chứng tỏ Diễm đã tham gia hoạt động trên nhiều lãnh vực, với nhiều phái đoàn, chức sắc trong nước và Quốc tế. Một tài năng trí tuệ ưu việt, nếu không bị số phận khắt khe thì Diễm cũng là một nhân tài không hơn không kém, rất hiếm hoi trong thời điểm đó. Xuất sắc và đa năng.
Qua những ngày tháng chữa trị tiếp tục ở đây, nhờ vào lòng từ tâm của Vị Linh mục đức độ, hướng dẫn con đường để Diễm đến gần với Đức Jésus. Cô đã thấm nhuần ơn Chúa, đã cứu cô ra khỏi vực tối của tuyệt vọng, vượt qua khó khăn đời sống tinh thần và vật chất. Số học viên cô dạy ngày càng đông, đã có tới cả ngàn người. Nhưng lực bất tòng tâm, những cơn đau tim thường xuyên hành hạ dữ dội, sức người không thể chịu đựng nổi, lại muốn chết cho được yên thân.
Cũng vì trải qua bao nhiêu năm chịu đựng đau đớn thương tật, tinh thần suy sụp thảm hại nên bệnh tim ngày càng trầm trọng ( nhồi máu cơ tim ), thường hay lên cơn và mỗi cơn như vậy kéo dài từ 3-4 giờ và ngưng độ 15 phút thì lên tiếp. Cứ sau một lần lên cơn co giật như thế là toàn thân tím bầm và nhức nhối tận tế bào. Trong niềm đau tột cùng đó Diễm chẳng thiết gì đến sinh mạng của mình nữa, cùng với nỗi trống trãi mỗi khi nội tâm ray rút, nhớ lại hình ảnh người tình đầu thuở học trò trở về trong ký ức, với niềm đau cô đơn cắn xé, lần nữa Diễm lại tìm đến liều thuốc chuột để tự kết liễu đời mình. Nhưng cứ mỗi lần sắp bỏ liều thuốc chuột vào miệng thì lại có tiếng vọng từ không trung : “ Con hãy bỏ ý định đó đi, rồi đây con sẽ gặp quý nhân giúp đỡ và cuộc đời của con sẽ tươi sáng”. Diễm tự nhủ :“ Phải chăng đây là tiếng của Thượng Đế gọi con ?”. Mãnh lực siêu phàm đã chế ngự hành động hủy hoại thân xác rã rời, một lần nữa Diễm cất đi gói thuốc chuột dưới gầm giường. Lại cố sức tiếp tục dạy học, biên soạn … Một hôm trong giờ dạy, học trò phát hiện miệng cô đang ngậm Sedo cùng giọng nói run
rẩy ,môi tím ngắt, em ấy kêu thốt lên: “ Cô ơi, sao cuộc đời của cô lại oái ăm như vậy ?”. Rồi cơn tim trở lại co giật gây kiệt sức nên gia đình cô phải đưa đi bệnh viện . Vừa hoàn tất thủ tục nhập viện, Bác sĩ liền cho chuyển vào phòng hồi sức. Sau đó bác sĩ cho người nhà biết rằng chứng bệnh đau tim của Diễm bất trị rồi !!!
Không còn niềm tin bám víu, sợ hãi thường trực khiến những cơn tim xảy ra với Diễm bất cứ lúc nào. Vì quá sức chịu đựng của mình nên Diễm lại tìm đến liều thuốc độc. Rồi lại có tiếng vọng từ không trung như bao lần trước, như lời cứu rỗi của Đấng cao cả. Bấu víu vào đức tin này, Diễm quyết định tìm đến với Chúa để xin Ngài cứu giúp thoát khỏi hoạn nạn. Nhất là xin giảm bớt những cơn đau tim hành hạ từng ngày sống dỡ chết dỡ.
Linh mục Ngô Hành có khác gì Vị cứu tinh, mang tình yêu Chúa đến khắp mọi nơi, mang ánh sáng bác ái soi vào nơi u tối, không chấp nhận việc tự sát của Diễm, và dẫn dắt cô bằng ơn Thánh cứu rỗi, như dòng suối từ ái nâng đỡ Diễm đứng lên với niềm tin tưởng vào Đấng toàn năng. Khi ơn Thánh Linh đã đến ngự vào trái tim kẻ tàn tật, cô nhận phép bí tích rửa tội và thêm sức vào ngày 17/1/1993.
Điều đáng kinh ngạc là buổi sáng trước khi rửa tội, Diễm bị lên cơn đau tim, nhưng sau khi nhận lãnh các bí tích này, tự nhiên trong người khỏe khoắn và từ đó về sau không còn đau tim nữa ? Hồng ân của Đức Chúa đã thật sự đến với Diễm không còn nghi ngờ gì nữa. Diễm đã đặt niềm tin tuyệt đối vào năng lượng chữa trị của Đấng Thánh linh.
Thoát cơn đau tim như người về từ cõi chết, ân đức lớn lao này là do từ tâm bác ái của Vị Linh mục Ngô Hành và những thầy thuốc ở cơ sở từ thiện này. Linh mục đã cứu vớt cuộc đời tật nguyền của Diễm ra khỏi ngục tối đau thương, công ơn này Diễm phải cưu mang trọn đời. Hằng đêm, dưới Tượng Chúa chịu nạn, Diễm thành tâm tạ ơn và tự nhủ sẽ cung kính Chúa, bằng những công việc trong khả năng, để giúp đỡ những người cùng cảnh khổ.
Cơn bệnh hiểm nghèo tạm dứt, cô tập trung mọi nổ lực vào công việc như thường ngày. Một điều đáng khâm phục ở con người tật nguyền này là có một tài năng trí tuệ và một nghị lực phi thường vươn lên trong ý tưởng phấn đấu trở thành người hữu dụng. Chắc hẳn là cô đã sâu sắc châm ngôn :“ Mất nghị lực là mất tất cả ”. Người có chân tay khỏe mạnh nhưng không có ý chí, không làm được việc gì cho mình cho người thì đôi khi còn thua kém kẻ tàn tật. Tại ngôi nhà 41 Trần Bình Trọng, số học viên đã lên tới hai ngàn, trong số đó nhiều người đã có bằng cử nhân, kể cả thạc sĩ Anh ngữ. Cả giáo viên Anh văn cũng tìm đến cô để học hỏi thêm. Công ty du lịch Hải Dương hiện đang hợp tác để dạy cho Hướng dẫn viên du lịch từ năm 1991.
Tuy không đứng trên bục giảng nhưng cô giáo Diễm vẫn có trên hai nghìn học viên, với khả năng giảng dạy tốt và tận tâm, đã tạo cho cô một uy tín lớn trong việc truyền đạt kiến thức ngoại ngữ. Một ngày nhiều ca dạy mà bục giảng của cô là chiếc xe lăn. Chính nhờ hình ảnh này cô đã gây nhiều cảm tình ở học viên. Ngay những phụ huynh của các em học sinh cũng đã từng nói, họ cho con đi học với cô giáo Diễm vì cô dạy rất căn bản, hết lòng, mang lại nhiều kết quả cho học sinh, nhưng điều quan trọng là để con em của họ học được tấm gương vươn lên từ nghị lực. Nhiều học viên đã đậu cao ở Đại học ngoại ngữ, Đại học Ngân hàng, bằng TOEFL, hiện đang theo học tại Hoa Kỳ các chứng chỉ A,B,C. Một số đã lấy bằng Dược sĩ, Cao học, Tiến sĩ, Bác sĩ v.v… ở Mỹ và các nước khác trên thế giới. Riêng ở Tiểu bang California đã có trên 500 học viên đang định cư.
- Vợ chồng Minh Châu là Giáo sư Pháp văn kiêm nhạc sĩ violon hiện đang định cư ở Úc.
- Phương Loan, Phú Trực, Phương Lam : Kỹ sư Tin học. Tốt nghiệp Đại học Michigan ( Hoa Kỳ )
- Thanh Hà, Phong, Lệ Hằng, Bảo, Vinh v.v… Tiến sĩ ở Pháp
- Lê Như Quỳnh, Ngọc Lan, Tâm Loan v.v… Tốt nghiệp Đại học ở Canada,
- Mai Hiên, giáo viên Anh-ngữ ở Na Uy.
- Hoài Thương, Chí Nguyên, Trịnh Quốc v.v… Tốt nghiệp Đại học ở Anh .
Các chức vị hiện công tác ở tỉnh Khánh Hòa :
- Giám đốc Ngân hàng ngoại thương : Hoàng Minh Hùng
- Trưởng khoa Nhi bệnh viện tỉnh Khánh Hòa : Nguyễn Thị Bích Ngọc
- Trưởng Khoa phẩu thuật bệnh viện tỉnh Khánh Hòa : Bác sĩ Vũ Duy Trinh.
Bác sĩ Tâm, Bác sĩ Chữ.
- Sở y tế : Bác sĩ Thành.
- Giáo sư Đại học Nha Trang : Dương Tử Tiên.
- Giáo sư Đại học Nha Trang : Nguyễn Thắng Xiễm v.v…
Ngọc Diễm bây giờ nghiễm nhiên trở thành cô giáo dạy tiếng Anh nổi tiếng ở Nha Trang. Cô còn là một dịch giả tiếng Anh xuất sắc : Các bài dịch chuyên ngành về Y tế, Diễm dịch hoàn hảo đến độ nhiều bác sĩ, trình dược viên từ TP.HCM phải ra Nha Trang nhờ cô dịch. Năm 1996, qua sự giới thiệu của bà Quế, Hội trưởng Hội trẻ em khuyết tật tỉnh Khánh Hòa, Diễm đã có lời mời làm Giảng viên trường Đại học Quốc tế tại Sài Gòn, nhưng vì di chuyển khó khăn nên cô không đảm nhiệm được chức vụ danh giá này.
Sau đó, Diễm được mời giữ những chức vụ từ thiện :
- Thành viên tích cực của Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật Việt Nam.
- Thành viên Hội Người mù tỉnh Khánh Hòa.
- - Thành viên Hội Hồng Thập Tự thành phố Nha Trang
- Phiên dịch, Biên dịch chính của tổ chức Thầy thuốc không biên giới .v.v…
Công việc của Diễm là phiên dịch khi có các đoàn khách Quốc tế đến Nha Trang. Biên dịch các tài liệu cần thiết, kiêm nhiệm cả việc lên chương trình hoạt động, phác thảo kế hoạch triển khai dự án . Diễm làm việc không có thù lao hoặc chỉ là thù lao tượng trưng vì các tổ chức trên đều rất nghèo. Phần thưởng lớn nhất mà cô nhận được chính là niềm vui của những người khuyết tật. Năm 1996 cô lấy được bằng Dịch thuật viên Y khoa Quốc tế, cần thiết cho việc soạn dịch chuyên ngành Y khoa sau này.
Vượt lên từ nỗi bất hạnh của mình, Diễm rất thông cảm với những người bất hạnh khác. Cô nói : "Dù sao mình cũng còn may mắn hơn nhiều người khác vì có thể làm việc, kiếm tiền tự nuôi sống bản thân và giúp ích cho người tàn tật ". Trong khả năng của mình , Diễm luôn cố gắng hết sức để giúp đỡ họ.
Cô trực tiếp liên hệ với Hội xe lăn Quốc tế ( Hope Haven International Ministries ) để xin xe lăn cho người tàn tật tỉnh Khánh Hòa. Ngày ngày Diễm phải ngồi lên xích lô lặn lội tìm đến địa chỉ của những người tàn tật để hướng dẫn họ làm hồ sơ. Sau đó, cô dịch hồ sơ sang tiếng Anh rồi tự bỏ tiền túi ra để gởi sang Mỹ, vì hầu hết gia đình những người tàn tật này rất nghèo. Không chỉ những người trong tỉnh, có những người cùng hoàn cảnh ở Phan Rang, Đà Lạt … cũng đến nhờ giúp. Nhờ sự cố gắng này, 100 người tàn tật của tỉnh Khánh Hòa đã nhận được xe lăn, vào ngày 12/2/1998. Nơi phân phát xe lăn ở số 7 đường Tản Viên Nha Trang, Giám đốc là nữ Bác sĩ Lê Thị Thanh Mai. Không ít người trong số đó đã thực sự đổi đời. Nhờ có xe lăn họ có thể đi bán vé số, bán báo, bán thuốc lá dạo. Có người còn lập được gia đình. Diễm cười rất tươi khi nhắc lại chuyện này :“ Diễm rất vui vì đem lại hạnh phúc cho mọi người ”. Cô cho biết, chính cô cũng đang cần một chiếc xe lăn, song đang có nhiều người khác cần thiết hơn nên đã nhường cho họ. Đây cũng là một hy sinh không nhỏ mà cô đã dành cho những người cùng cảnh ngộ. Công việc của cô chồng chất, trên bàn giấy và ngoài xã hội, một chiếc xe lăn để đỡ đần
cho đôi chân là rất cần thiết. Đáng phục thay một tấm lòng cao cả.
Tiếp tục công việc từ thiện, Diễm đã viết đơn gởi ra các cơ quan từ thiện nước ngoài để xin thêm nhiều đợt xe lăn, và ưu tiên mấy chục chiếc cho những bệnh nhân thuộc cơ sở từ thiện số 2 Tôn Đản. Chính lần sau này cô mới có được một chiếc để đỡ đần tay chân trong lúc phải gánh vác rất nhiều công việc.
Thành quả này là niềm hạnh phúc nhất của Diễm để biết ơn tấm lòng cứu giúp và công đức bác ái của vị Lương y Linh mục và những thầy thuốc ở cơ sở từ thiện này. Cô đã nói : “ Sở dĩ con có được ngày hôm nay là nhờ đức bác ái của Cha đã cứu vớt. Công ơn của Người con phải cưu mang trọn đời vì nếu không nhờ Người cứu giúp lúc lâm vào con đường cùng, chắc chắn con sẽ không có ngày hôm nay. Chúa và Mẹ đã ban cho con hồng ân gấp mười lần, trong khi Đấng thiêng liêng cất của con chỉ có một ( đôi chân tật nguyền ). Từ khi biết Chúa và Mẹ thì con biết chấp nhận những gì các vị đã gởi đến cho con, dù men đắng hay vị ngọt, nhờ đó con đã dứt bỏ tư
tưởng tự sát. Con ước mong một điều, là sẽ được một tổ chức từ thiện nào đó trên thế giới giúp cho con được xuất ngoại để điều trị đôi chân bại liệt cho bớt nhọc nhằn trong việc di chuyển và ngõ hầu phục vụ tha nhân hữu hiệu hơn ”.
Tuy rất khó khăn trong việc di chuyển trên chiếc xe lăn, cô giáo Diễm vẫn cố gắng thực hiện công việc của mình đều đặn. Thời gian biểu hàng ngày là vừa dạy học vừa dịch tài liệu, biên soạn giáo trình, vừa lên mạng để phổ cập nhiều tư liệu cần thiết. Đọc, trả lời thư của bạn bè, người thân và học trò cũ trong và ngoài nước. Cô dành nhiều thời gian cho việc tra cứu biên soạn những Giáo trình Anh-Việt :" Ðặt câu Tiếng Anh", " Một số tục ngữ, thành ngữ (Việt-Anh)của các dân tộc trên thế giới", “ Những đặc điểm trong Anh ngữ ” v.v... Ðây là những tài liệu rất cần thiết cho sinh viên học tiếng Anh. Đặc biệt là dịch thuật và soạn thảo các tư liệu tiếng Anh chuyên ngành Y khoa : “ Tiếng Anh dành cho Y tá, Từ vựng Y khoa Việt-Anh…” Sau một thời gian dài, Diễm đã dành nhiều tâm huyết để hoàn thành những bộ Giáo trình giá trị này và đã được Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn phê duyệt vào năm 2008, nhưng đến nay vẫn chưa được xuất bản vì không có chi phí in ấn để ước mơ toại nguyện.
Tuy công việc bộn bề nhưng thỉnh thoảng cô vẫn cảm giác nỗi trống vắng tuổi đời. Ký ức trở về những khi ngồi lại một mình. Lại nhớ đến Trường, người yêu thuở còn cắp sách mà chạnh lòng cho số phận. Anh là giáo viên Anh văn, tốt nghiệp Cao học ở Sài Gòn. Cùng trú mưa dưới một hiên nhà, và anh ngõ lời làm quen. Sau đó cả hai thường hẹn nhau vào những ngày lễ, đi dạo bên bờ sông Hương. Sự trùng hợp về sở thích Anh văn khiến hai người tâm đắc, mến nhau từ đó. Diễm rất ham học, lại nhận thấy mình còn trẻ và việc học là rất cần thiết nên không dám nghĩ đến chuyện yêu thương xa vời. Diễm xem Trường như người anh trai, thường giúp Diễm trau dồi ngoại ngữ. Mọi chuyện cứ thế trôi đi…
Cho đến một ngày, mũi thuốc định mệnh đã đột ngột biến Diễm trở thành cô gái tật nguyền. Cả một bầu trời tương lai sụp đổ và cô muốn chết theo luôn. Từ đó Diễm không muốn gặp ai nữa cả, chỉ còn ba mẹ là người gần gũi nhất. Nhiều lần anh đến thăm nhưng vì mặc cảm, Diễm không dám gặp mặt, mặc dù trong tâm tư luôn nghĩ đến chàng trai có khuôn mặt phúc hậu đã một thời gian chia sẻ buồn vui và việc học hành.
Ba hôm sau anh lại đến và Diễm ngỡ ngàng không nhận ra anh nữa. Mái tóc đen nhánh không còn, anh đã cạo trọc đầu và gầy hơn lúc trước. Khi cô nhận được giấy báo đổ vào Đại học Sư Phạm Huế, chính anh đã đến động viên an ủi Diễm đi học. Anh nói : “ Em đừng vì mặc cảm mà đánh mất tương lai, lúc nào anh cũng bên cạnh Diễm ”. Lúc đó, nếu không có anh chắc Diễm không trở thành như bây giờ. Có lẽ vì vậy mà Diễm cảm thấy mến yêu anh, nhưng không dám biểu lộ gì cả, lại còn làm ra vẻ lạnh lùng, cố tình xa lạ mỗi khi anh đến thăm. Nghĩ rằng bây giờ mình là một gánh nặng ! Còn anh, trước mắt là con đường tương lai rộng mở.
Biết Diễm nặng mặc cảm với mình, anh thường bảo : “ Từ nay đôi chân của anh sẽ là đôi chân của em ”. Sau khi xuất viện, chính anh là người dắt dìu Diễm những bước chân đầu tiên. Nhưng những lần gặp gỡ ngày càng thưa đi vì Diễm không chịu tiếp mỗi lần anh đến, âm thầm tự dối lòng từ chối lời cầu hôn để anh khỏi vương lụy vì tấm thân tàn phế của mình. Sau đó thì anh vào quân đội.
Rồi Giải phóng 75, hai người mất liên lạc nhau. Diễm nghĩ chắc anh đã quên mình và đã có một gia đình êm ấm. Cô vùi đầu vào công việc để quên đi tất cả. Tình cảm bây giờ đối với Diễm chỉ như cánh chim bay xa vời. Qua bao năm dập vùi sóng gió, vật đổi sao dời. Người tình năm xưa giờ đang sống ở Mỹ theo diện HO, nhưng anh vẫn chưa lập gia đình.
Ai mà chẳng có những giây phút nhớ thương về kỷ niệm, nhưng lòng nhen nhúm cuối cùng chỉ còn lại chút hoài niệm trong giấc chiêm bao ! Khoảng trống chông chênh dễ khiến tâm hồn mềm yếu, thúc đẩy Diễm tìm đến với những dòng thơ như một cứu cánh. Niềm đau và nỗi nhớ nhọc nhằn, đầy bức bách mà cho đến trọn đời không ai khỏi đôi lần khát khao!
Những vần thơ từ đó được viết ra như nhu cầu tự thân cần được chia sẻ, như suối reo như hoa nở đợi xuân. Bởi tâm hồn Diễm vẫn ngập tràn niềm tin và hy vọng. Bởi cô đã thấm đẫm sâu sắc lời ca : “ Đừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng… ” của chàng nhạc sĩ họ Trịnh. Cô cố gắng quên khuây nỗi đau mình để chấp nhận hiện tại, chan hòa với những gì đang có để vơi đi buồn tủi. Tìm vào thơ để gởi gắm niềm tâm sự, để thanh thản tâm hồn, nhưng thật lạ, những vầng thơ của Diễm vẫn nghe nhẹ nhàng man mác :
Tôi tiễn người hay tôi tiễn tôi
Về nơi xứ Huế tận chân trời
Người đi có nhớ cho tôi gửi
Đôi mắt hoen sầu lệ đầy vơi…
Trách ai sao nỡ vội chia đôi !
( Đưa người về xứ Huế )
Và :
Còn gì không anh
Những ngày xa cách
Tim nhớ thương vơi đầy
Nghe cõi lòng giá buốt đông về !
( Hoài cố nhân )
Tấm thân tàn phế, đã sống qua bao năm tháng cùng cực đọa đày, ai bảo trái tim không đôi lần thổn thức ? Nỗi đau sắt đá cũng mềm, người trong cuộc sao lại không những lúc nuốt lệ âm thầm, lạnh giá đêm đông !
Trường cuộc thăm thẳm chỉ một bóng một hình lê bước, ai cứng rắn lắm cũng phải thốt lên lời than trời trách đất khi phải đột nhiên chịu cảnh chia lìa oan trái :
Trời hởi trời sao lắm khổ đau
Ai nỡ xui chi lỡ nhịp cầu
Khiến kẻ đầu mây người chân gió
Ai chờ ai đợi suốt canh thâu !!!
( Ngóng trông )

Không có ai, nên dù trên thế giới bao lần trời đất bướm hoa tái sinh xanh tươi nẩy lộc, nhưng mùa xuân trong lòng Diễm chỉ còn lại dư âm :
Ánh bình minh - nụ cười - tin yêu trong ánh mắt
Sóng mùa xuân hoa cười, chim hót
Nghe lòng thổn thức
Dư âm ngày tháng cũ !
(Hoài cố nhân )
Để rồi trong vô vọng, hằng đêm bên ngọn đèn soi lẻ, vẫn có kẻ lắng tiếng còi tàu mà tưởng tượng bóng người về :
Tàu về người cũ chưa về
Trông làn khói tỏa não nề tâm can
Hồi còi xé nát không gian
Đường xa thăm thẳm bóng chàng dừng đâu !!!
( Ngóng trông )
Những dấu chấm than dài dặc tưởng như chạy mãi cho đến cuối cuộc đời. Nhưng cuộc đời không đến nỗi quá quạnh hiu. Vẫn còn có những tấm lòng, những trái tim nhân ái đang muốn được cùng chia sẻ với những cảnh tình trớ trêu đầy ngang trái. Cuộc đời vươn lên trong nghịch cảnh của Diễm đã được nhiều người biết đến, qua các chương trình phát sóng trên các kênh truyền hình Trung ương và địa phương, qua báo chí khắp các tỉnh Trung Nam Bắc về ý chí vượt lên chính mình của cô giáo Diễm như một tấm gương sáng cần cho nhiều người noi theo. Chứng tỏ sự trân trọng của mọi người khắp nơi, và tấm gương nghị lực ấy được tô thắm lại bất kỳ nơi đâu và thời gian nào.
Ngoài báo chí, tạp chí, và 6 phóng sự của đài VTV1/VTV4 :
1. Ngày Người Tàn Tật Thế Giới
2. Ngày Nhà Giáo Việt Nam
3. Người Phụ Nữ Và Cuộc Sống ( bây giờ là : Tạp Chí Phụ Nữ).
4. Vươn Lên Từ Nỗi Đau
5. Nhân Vật Cuối Tuần ( Chương trình FM giao lưu trực tiếp của đài phát thanh/truyền hình Khánh Hòa ).Đặc biệt trong chương trình này đưa vào những bài thơ của Ngọc Diễm đã được phổ nhạc như: ‘‘ Đưa Người Về Xứ Huế ’’, nhạc : Văn Thành , ca sĩ : Thương Huế. Bài ‘‘Lời Ru Của Sóng ’’ nhạc : Kiên Thanh, ca sĩ trình bày : Đào Nguyên. Và bản nhạc của nhạc sĩ Trương Minh Châu : ‘‘Chút Tâm Tình Của Diễm’’, ca sĩ trình bày : Lưu Bích Hà.
6. Một Viên Gạch Cho Đời ( Những Ước Mơ Xanh , lên chung với Cao Ngọc Ánh). Hãng phim ở thành phố Hồ Chí Minh đã lên phim ‘‘Chút tâm tình của Diễm ’’do Xuân Phước đạo diễn. Cuốn phim này được phát sóng nhiều lần trên các kênh VTV từ năm 2003, 2006 .Gần đây, vào ngày 16/3/09 trên trang web củaVTV1 đã đăng nội dung phóng sự của Diễm, tiêu đề : “ Người phụ nữ và cuộc sống ” .
Qua các phóng sự và phim ảnh, và nhiều cuộc tiếp xúc với các phái đoàn từ thiện ngoại quốc, Diễm đã được rất nhiều người ở hải ngoại biết đến. Và nhạc sĩ Lynh Phương ở California , San Jose đã sáng tác bài hát ‘‘ Viết về em ’’. Bài hát này đã được ca sĩ Đình Hải hát và thu băng gởi tặng cô giáo Ngọc Diễm, để cảm thông và chia sẻ nỗi khổ đau của những người tàn tật, số phận không may. Một trong những hoàn cảnh tàn phế đáng thương mà ngày nay các cơ quan từ thiện trên thế giới rất đặc biệt quan tâm.

Những bài của Diễm đã được đăng ở báo USNET tại Hoa-Kỳ ( Hope-Story) : Welcome to Hopestory.com
1. VALUE OF FEELING
2. Art of Living - Getting over a misfortune
3. MY WRATH
4. To My Companion
5. HUE IS MY NATIVE CITY ( Đặc biệt bài này đã được đoàn làm phim ở Úc đưa vào cuốn phim của họ khi họ về Huế thực hiện cuốn phim về những di tích lịch sử ,văn hóa v.v… Và những bài này đã được các giáo sư Đại học nhiều nước trên thế giới biết đến như : Canada, Mỹ, Úc v.v… ).
6. MY VIOLET SCARF
7. A FUNNY STORY
8. DEAR AMERICA
9. A GOOD BOOK IS A GOOD FRIEND
10. TIME IS MONEY
Ngoài ra một cuốn sách được xuất bản ở Hoa-Kỳ ( Do một công ty du lịch ở Texas đặt Diễm biên soạn) : “ 500 English-Vietnamese Sentences For Tourists ”. Cùng với những thành quả đáng khích lệ đã an ủi động viên tinh thần Diễm rất nhiều, cô còn có tình cảm kính mến của rất nhiều học sinh. Mỗi năm, đến ngày Nhà giáo Việt Nam ( 20/11 ), nhiều bức thư của các học viên cũ khắp nơi gởi tới dành tình cảm đặc biệt cho cô giáo, chính là sự đền đáp cho những gì cô đã làm để vượt lên số phận.
Tuy nhiên Diễm lại gặp tiếp một sự cố khiến cô lao đao hụt hẩng. Năm 2003 có tổ chức Liên hoan phim Quốc tế JVC Tokyo lần thứ 26. Thể loại phóng sự tài liệu :“ Những người vươn lên trước nghịch cảnh ” Nhà làm phim HM đã gặp Diễm để hợp đồng dàn dựng cuốn phim“ Chút Tâm tình của Diễm ” do chính HM viết kịch bản. Diễm diễn vai chính minh họa cho đoạn phim này. Phần tài chánh Diễm phải đóng góp thêm 30 triệu để trang trải chi phí theo yêu cầu của đạo diễn. Cô được sự giúp đỡ của Cha xứ 1 triệu, và Bố đỡ đầu cho mượn 10 triệu.
Phim được mang đi dự ở Nhật và được giải nhất trong 86 quốc gia tham dự. Nhưng HM chỉ thông báo cho Diễm biết thôi, sau đó Diễm không gặp lại HM và số tiền thưởng 60.000 USD cũng không thấy. Số tiền nợ, Diễm phải còng lưng làm việc để trả trong nhiều năm. Một cú shock khá nặng nề khiến Diễm chao đảo. Ngày đêm ráng sức làm việc để kiếm tiền trả nợ, không có thời gian nghỉ ngơi, kinh tế eo hẹp, tinh thần căng thẳng, sức khỏe của Diễm ngày càng xấu đi, mặc dầu phải tập luyện khí công hàng ngày nhưng thân thể vẫn đau đớn, tay chân nhức nhối không thuốc nào chữa khỏi càng làm hao tốn tiền bạc.
Tình trạng này kéo dài mãi, ngày càng thêm nặng. Mười đầu ngón tay tê buốt, mỗi lần gõ vào phím vi tính là mỗi lần nhức buốt tận tim, trong lúc mọi công việc của Diễm đều phải cần vào máy vi tính. Mười đầu ngón chân tím tái đến giai đoạn có thể sẽ bị hủy hoại như vị Bác sĩ Tây y đã nói : “ Các ngón chân này sắp hoại tử và sẽ dần bị tháo khớp ”. Ngay thầy thuốc Đông y cũng tuyên bố như vậy.
Dù người can đảm đến đâu cũng phải khủng hoảng thần kinh, tinh thần suy sụp trước viễn ảnh đen tối này. Hay đời Diễm là những chuỗi dài tai ương hoạn nạn !!!
Nhưng hiện tại là thành quả của bao nhiêu năm công sức phấn đấu, không lẽ kết quả lại như thế này. Hết thầy để mong manh hy vọng. Diễm nhìn chung quanh mình toàn những chai lọ thuốc thang, cái hết cái còn mà lòng chán nãn. Phải chăng đây mới chính là tuyệt vọng ? Nhưng phải sống chung với tuyệt vọng, để có hy vọng.
Dù sao, hơi thở vẫn còn, vẫn còn bao nhiêu công việc chờ đợi, bao nhiêu dự tính chưa hoàn thành, còn học sinh, bạn bè …Thì cũng phải sống theo ý Chúa, và chờ lòng bao dung của Ngài. Khi làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi, trong thăm thẳm tâm linh Diễm luôn vang lời cầu nguyện. Cô cầu nguyện Chúa cho gặp thuốc hay thầy giỏi mới mong cứu vãng được căn bệnh quái ác này. Sẽ sống như thế nào nếu đôi chân dần dần thoái hóa !? Ngày này qua tháng nọ, chỉ biết chịu đựng và phó thác sinh mệnh vào trong tay Chúa, trong tình thương bao la của Đức Mẹ Maria. Nhưng Thánh Ý Chúa vẫn chưa đến cư ngụ trong linh hồn kẻ hoạn nạn. Con thuyền bão vẫn chưa cập bến bình yên. Sức cùng lực kiệt lại phải nhận thêm thử thách. Tai họa một lần nữa lại giáng xuống gia đình Diễm khi nghe tin Hà, em gái cô bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não và gãy xương chân. Thật là họa vô đơn chí. Cha mẹ nay đã già yếu ngồi một chỗ. Anh chị em trong nhà chỉ làm đủ ăn. Gặp tai nạn mà phải đến bệnh viện là một việc ngoài sức tưởng tượng đối với gia đình này. Cả nhà xúm xuýt lo đưa Hà vào bệnh viện Chợ Rẫy. Diễm cũng phải lo liệu phần nào để đóng góp tiền chữa chạy cho em gái. Người nhà phải bỏ công bỏ việc, ở lại SàiGòn để chăm sóc cho Hà. Trước mắt là muôn vàn khó khăn vất vả, đau khổ tận cùng. Kêu thương nơi nào cho tới !
Trước Tượng linh thiêng, Diễm nhẫm những lời Kinh khẩn cầu Đức Chúa Cha và dâng mình cho trái tim Đức Mẹ vô nhiễm : “ Kính lạy Đức Giêsu. Xin Thánh Ý Chúa thể hiện qua mọi sự, xin che chở chúng con và giải thoát chúng con ra khỏi mọi tội lỗi, mọi đau đớn mà chúng con đang gánh chịu. Xin cho chúng con được giải mọi hoạn nạn. Chúa hằng kính mến sẽ rất công minh trong mọi phán xét …” – “ Lạy Mẹ Maria ! Xin Mẹ nhớ đến chúng con khi chúng con đang sa ngã trong tội lỗi. Mẹ biết loài người ai ai cũng đều phạm tội. Trong giờ phút này cho con mạnh mẽ được phần tâm hồn, để vượt qua hoạn nạn. Xin Mẹ cho chúng con được luôn luôn cảm thấy lòng nhân hậu của trái tim Từ mẫu …”.
Và những giọt nước mắt đau thương hầu như không vơi cạn.
Sau nửa tháng nằm viện với những ca phẩu thuật, ngày 10/6/08 Hà được xuất viện với tấm giấy Y chứng :
- Bị nứt sọ não
- Chân phải bị bắt kẹp inox đến trọn đời
- Mất sức lao động 100%
Những biến cố đớn đau liên tục xảy ra khiến nhiều lúc Diễm phải giật mình, không biết làm thế nào mà mình còn sống được đến hôm nay. Không gục ngã thân xác thì tinh thần cũng phải khùng điên. Mới thấy mãnh lực phi thường của sức chịu đựng và ý chí bền bỉ bên bờ vực thẳm. “ Không được đầu hàng và phải đứng lên bằng mọi giá ”. Cô khẳng định. Và một lần nữa tự mình phấn đấu để tồn tại, đương đầu với cuộc thử thách đồng hành cùng số phận. Cô tin tưởng vào công đức mình đã làm được những điều kỳ diệu cho những kẻ bất hạnh bao nhiêu năm nay, thì Chúa sẽ làm những điều kỳ diệu cho cô. Trong cuộc sống đầy bất trắc, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải có niềm tin và hy vọng. Vẫn có ánh sáng le lói trong bóng tối thâm u. Chúa sẽ không bỏ Diễm bơ vơ hoạn nạn một mình. “ Xin Chúa che chở và giảm bớt các cơn đau đớn tâm hồn để con còn sức chịu đựng với trái tim quấn đầy gai nhọn của con. Để con còn đủ can đảm vác Thập giá của mình dù cho đến ngày lâm tử. Bởi nỗi đau đớn của con không nghĩa gì với cuộc Thương khó Chúa đã gánh chịu vì nhân loại …” Hiện tại Hà đang từng giờ chịu đau đớn xác thân, mọi sự đều nhờ cậy ở Diễm. Thuốc đau thần kinh phải uống đều đặn, mỗi ngày 45 ngàn. Sau lần tái khám vào tháng 4/09 vừa rồi, Bác sĩ cho biết sẽ phẩu thuật chân gãy của Hà để lấy thanh inox ra. Trước đây Bác sĩ nói chân gãy ấy phải gắn thanh inox trọn đời, nhưng may thay tái khám đợt này Bác sĩ thấy vết gãy có tiến triển tốt, có thể lấy thanh inox ra khỏi chân và sẽ đi đứng bình thường. Nhưng trước khi lên bàn mổ thì phải chịu một số tiền không phải nhỏ. Đây là mối lo ngại đối với gia đình vì không có khả năng đóng góp nổi. Tất cả đều phải chờ đợi thời gian.
Diễm cảm thấy cần phải tiếp tục nổ lực với công việc để dành dụm lo cho em gái được chừng nào hay chừng đó. Buồn khổ cũng chẳng ích chi, quan trọng là phải biết lo cho sức khỏe của mình, bởi chính bản thân cô cũng từng ngày nhức nhối tê đau. Kim chỉ nam hàng ngày của Diễm rất đều đặn. Ngoài những công việc chính để có đồng tiền, cô dành thì giờ để tập luyện khí công, tập cử động chân tay để khỏi bị tê liệt tứ chi. Những khoảnh khắc cuối ngày cô dành cho cầu nguyện. Trong hoàn cảnh như thế này, con người chỉ còn biết bám víu vào đức tin.
Và lời cầu xin đã được ơn Thánh ngó xuống. Tình cờ Diễm gặp một chị bạn biết cắt lễ, chỉ chữa trị bằng những mũi kim nhẹ nhàng nhưng đã cứu được mười ngón chân mà Bác sĩ kết luận có thể sẽ bị hoại tử. Chị không phải là “ Thầy lễ ” chuyên nghiệp, nhưng chị nhận xét rằng tình trạng hai chân của Diễm không đến nổi tuyệt vọng, và hứa sẽ chữa giùm. Chỉ lễ trong vài lần mà Diễm đã thấy có biến chuyển rõ rệt. Hai bàn tay trước đây không thể gõ vào máy vi tính. Mỗi lần gõ vào phím là mỗi lần đầu ngón tay đau thóp thấu tim. Các ngón chân tím bầm gây nhiều cơn đau tê dại. Chỉ qua vài lần được khai thông mạch huyết, nay các ngón chân đã không còn đông tím, giảm bớt tê nhức đến bảy mươi phần, máu lưu thông bình thường trở lại.
Diễm đã chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần, nay được cứu thêm một lần. Phải chăng có bàn tay độ lượng của Chúa ? Cho người đến cứu giúp Diễm thoát khỏi cảnh tra tấn dai dẳng hàng ngày. Ít ra là sự may mắn dành của riêng Diễm. Chỉ một thời gian ngắn, sức khỏe thể chất và tinh thần Diễm như thay đổi hẳn lên. Được biết tay chân mình không phải bất trị, lời nhận xét của chị bạn như dòng suối từ, tắm gội thân xác rã rời và tinh thần hoàn toàn suy sụp của Diễm. Nhiều khi Diễm không tin đây là sự thật. Được như vậy cũng nhờ ân đức từ đôi tay của ân nhân.
Niềm tin tưởng khiến cô vui vẻ rạng rỡ như bản chất cô đã vậy. Tiếng nói tiếng cười vui tươi trở lại. Sắc diện bỗng nhiên tươi tắn khiến ai cũng ngạc nhiên. Có được niềm vui tinh thần, sẽ vực dậy tất cả sức sống trong một con người. Các loại thuốc uống đắt tiền lâu nay không còn dùng nữa, chỉ thỉnh thoảng khi trái gió trở trời. Bây giờ cô giáo Diễm tạm sống yên ổn. Niềm vui sau giờ làm việc là chăm sóc mấy cây cảnh trước hiên. Nhìn con cá bơi lội trong hồ. Lắng tiếng chim đánh thức mỗi sớm bình minh. Vui khi nhìn hoa nở. Và cảm nhận tuổi đời chóng qua mỗi khi hoa tàn rụng. Nhìn mây trời lang thang mà đôi phút tưởng nhớ …Bởi con tim cho tới chết vẫn còn rung động. Nhưng Trường đã ra đi ! Tin tức từ những người quen bên kia trái đất cho biết anh mới mất vì bệnh tim. Càng khiến cô vẫn chiều chiều trông về phía chân trời xa. Vẫn trông. Vẫn chờ. Ai cũng có điều để trông mong, dù đó là trông về dĩ vãng.
Ngoài ra còn có chiếc Tivi, một phương tiện giải trí lành mạnh. Và bầu bạn với chiếc máy tính là cầu nối của Diễm với Quốc tế. Cô gởi gắm tất cả tâm tư tình cảm trên trang web của mình và được an ủi nhờ nhiều tấm lòng chia sẻ.
Websites : -
http://www.ngocdiem.webhop.net/org ;
-
http://ngocdiem.netfirms.com/
Điều làm cô hạnh phúc là danh tiếng đã được nhiều người ở hải ngoại biết đến, một gương sáng vươn lên bằng kiến thức và nghị lực. Hiện tại không chỉ tự nuôi sống mình mà còn làm được nhiều việc giúp cho những người có số phận không may. Bạn bè trên thế giới rất ủng hộ công việc Diễm đang làm. Điều ước muốn tha thiết nhất của Diễm là được sang Mỹ để tiếp tục làm công tác từ thiện giúp những người tàn tật khó khăn, và bản thân cô cũng hy vọng hưởng được may mắn đó từ những tấm lòng từ thiện của các nước, để có điều kiện chữa trị được đôi chân bại liệt của mình, khi đang có rất nhiều tiến bộ khoa học về ngành Y tế trong việc điều trị mọi bệnh tật. Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Tòa Giám mục Nha Trang, đã có giấy giới thiệu cho cô Diễm, với mong muốn của cô là được đi Hoa Kỳ để tiếp tục công việc từ thiện và có điều kiện chữa trị đôi chân. Giấy giới thiệu này được ký từ ngày 15 – 10 – 08.
Hiện nay Diễm còn là thành viên của nhiều Hiệp hội :
- Tổ chức từ thiện của NEWZEALAND,
- Tình nguyện viên của GLOBAL VOLUNTEER NETWORK.
Tổ chức này đã làm việc với TP. Đà Nẵng vào tháng 7/04, và tại Nha Trang vào tháng 8/04. Họ nhận hỗ trợ cho trẻ em mồ côi và viện trợ về y tế. Có thể nói, đây là một điều hạnh phúc nhất trong đời Diễm.
Cũng có thể nói rằng kiến thức và địa vị của Diễm đạt được như ngày hôm nay đã được đánh đổi bằng bao nhiêu gian khó lẫn nước mắt. Bây giờ mỗi lần hồi tưởng lại những chặng đường đã đi qua, Diễm vẫn còn cảm giác rờn rợn len vào cơ thể. Đồng thời không thể nào quên những giờ phút quỳ dưới chân Chúa và được ơn cứu rỗi của Ngài, và công ơn của những vị thầy thuốc đã cứu chữa cô qua khỏi bệnh tật suốt mấy chục năm trời. Những chặng đường chông gai sẽ không thể nào vượt qua nếu không có lòng can đảm và ý chí vượt lên số phận. Qua đó, có thể nghĩ rằng : “ Đôi chân là phương tiện chứ không hẳn quyết định cuộc đời chúng ta . Con người không phải chỉ đứng trên đôi chân của mình mà có khi còn phải đứng bằng lý trí và nghị lực”. Vậy tương lai và hạnh
+phúc của chúng ta phần lớn do niềm tin và nghị lực quyết định.
Bởi vậy, trước khi bắt đầu những tiết học, điều mà cô Diễm luôn muốn gửi tới những học sinh của mình là : “ Trong mỗi con người tật nguyền vẫn luôn có một đôi chân lành lặn. Đôi chân ấy từ trong trái tim họ ”. Và đôi chân còn phải đi mãi, cùng nổ lực và hy vọng.

Gần một năm nay, nhờ vào những mũi kim kỳ diệu của chị HV, đôi chân Diễm đã dần bình phục, nỗi mừng không xiết. Cô hy vọng phước chủ may thầy nếu được lành lặn không còn nhức còn đau, thì mới có được niềm an lạc trong cuộc sống. Từ lòng phấn chấn tin tưởng, nhiều đêm cô nằm mơ thấy mình tự đi đứng được trên đôi chân không cần nạng, không cần xe lăn, cứ tưởng như là phép lạ. Nếu có được diễm phúc này thì đời Diễm còn gì sung sướng hơn.
Nếu như được một nửa sự thật như thế cũng đã hạnh phúc lắm rồi. Để còn mạnh dạng dốc toàn sức lực ra làm lụng, để còn cưu mang đứa em gái mất sức lao động sau tai nạn khủng khiếp ấy. Và tiếp tục làm nhiều việc từ thiện giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
Dường như nỗi ám ảnh về đôi chân tật nguyền không còn hiện diện trong Diễm. Tiếng nói của cô vẫn trong trẻo và mặt mày rạng rỡ, sẽ hứa hẹn mang lại nhiều may mắn và điềm lành trong những ngày tháng tới.
Hồng Thị Vinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét