CAO HUY KHANH
VIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Mười Một
111 - Đặng Thị Kim Hồng
CHỊ “NĂM KHÙNG”
Y tá quân đội về hưu sinh 1950 tại Tây Ninh. Sống ở TPHCM (2010).
Y tá bộ đội quân y chiến đấu trên mặt trận Tây Ninh trong chiến tranh.
Sau 75 về hưu thương binh 1/4 với thương tật ở đốt sống cổ (bị chấn động bom vùi xuống hố) và chân phải chống nạn, chịu khó kiên trì tập luyện lâu dài mới đi được. Và khi đã tự mình đi đứng được thì lại bắt đầu lên đường dong ruổi trong một cuộc hành trình bất tận trở về chiến khu xưa tìm mộ và hài cốt đồng độïi còn vùi lấp thất tán trong những cách rừng già ngút ngàn. Vì tuy hoà bình đã trở lại vẫn không yên lòng nhớ về bao đồng đội mình từng tự tay chôn cất ngày xưa và cả những người đã chết mất xác nay còn nằm lại đâu đó trên chiến trường xưa.
Tuy có nhà cửa gia đình ở TPHCM nhưng vẫn một thân một mình lên Tây Ninh mua đất dựng nhà gần bìa rừng địa điểm trạm y tế ngày xưa để hàng ngày thuê xe ôm - thuê thêm vài người theo mình - vào rừng hỏi thăm người dân ở đây có ai biết nơi đâu còn rải rác những nấm mồ liệt sĩ vô dành. Có thông tin rồi liền tìm đến đào lên gói hài cốt vào tấm ny lông mang về nhà tạm đặt trên bàn thờ rồi truy tìm tông tích (qua những di vật kèm theo hài cốt) để báo tin cho thân nhân đến nhận hoặc đưa vào nghĩa trang liệt sĩ.
Toàn bộ chi phí đều lấy từ tiền nhà dành dụm, nhiều khi còn… nợ cả xe ôm. May mà được cả chồng lẫn con đều hết sức ủng hộ.
Tuy bị thương đốt sống cổ nhưng vào cuộc rồi lại hết sức dẻo dai cuốc bốc mộ còn khoẻ hơn cả người bình thường. Chân yếu nhưng vẫn đi rất hăng vì “Hễ bước chân ra đường là như nhìn thấùy anh chị em đồng đội cũ đứng sắp hàng bên đường chào đón, chay đến nâng đỡ bước chân mình, xốc nách mình bước đi…” Để đoán biết nơi đó có hài cốt hay không còn tự bốc lên nhúm đất nơi đang đào để ngửi hoặc áp tai sát mặt đất lắng nghe động tĩnh “bên dưới”! Về nhà ăn ngủ sống chung với hài cốt tự nhiên như không, có lúc hài cốt nhiều quá bày la liệt ra chật cả nhà không còn cả chỗ ngủ nữa.
Sau mỗi chuyến đi trở về tìm mộ đạt kết quả là thấy “ăn cơm ngon”, còn không không có thì có cảm giác như “lính thất trận”!
Làm toàn những chuyện kỳ quái khác thường ai nghe kể cũng sởn tóc gáy chứ đừng nói là làm. Từ đó tên “Năm Hồng” mới được chuyển qua thành biệt danh chị “Năm khùng”!
Quá trình đi tìm hài cốt quá gian khổ đó (cộng với tác hại của vấn đề vệ sinh sức khoẻ) đã khiến lúc mới 56 tuổi mà đã trông giống một bà già nhà quê Nam bộ quấn khăn rằn người gầy gò đen nhẻm móm mém (hàm răng trên rụng gần hết), quen đi chân đất (hoặc dép) chứ không quen mang giày.
Sau 13 năm – tính đến năm 2006 - bằng cách đó đã tìm được hơn 300 bộ hài cốt liệt sĩ thất tán. Và còn tiếp tục tìm nữa “khi nào còn sống, đi lang thang một mình cũng đi” bởi “Nếu không làm gấp thì xác thân đồng đội sẽ thành đất cát tiêu tan thôi.”
Năm 2006 được phong Anh hùng lao động và bộ phim tài liệu mang đúng tên “Chị Năm khùng” (đạo diễn Lại Văn Sinh) đã đoạt giải nhất phim tài liệu ngắn tại Liên hoan Phim Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 45 năm 2000 tại Bangkok, Thái Lan.
112 - Đinh Công Bảy
TRỐN CẢI TẠO
Đông y sĩ sinh 1953 tại Huế. Sống ở TPHCM (2010).
Trước 75 bị gọi đi lính, đóng quân ở Cần Thơ.
Chán đời, uống rượu làm thơ với tâm sự kẻ bất phùng thời:
“Hãy uống cùng ta cuộc rượu này
Hãy uống cho quên đời lận đận
Quên nghìn giấc mộng đã thành mây…”
Nhưng đến khi Giải phóng lại không chấp nhận chế độ mới, trốn cải tạo ở địa phương bằng cách bỏ lên Tây Nguyên kiếm đất làm rẩy che mắt người đời. Nhưng không may gặp lúc Nhà nước đang mở đợt truy quét bọn tàn quân Fulrro ở đây nên bị… dính chùm! Bị bắt đưa đi lao động ở địa phương rồi bị quản chế mấy năm.
Sau đó tìm về TPHCM “làm lại cuộc đời” xin theo học ngành Đông y tốt nghiệp trở thành một lương y đều đặn mỗi ngày khám chữa bệnh từ thiện tại chùa một tiếng đồng hồ và tham gia viết báo phổ biến kiến thức y học cổ truyền. Một lương y rất “văn nghệ” vẫn giữ phong thái ngày xưa:
“Ta rót cho ta thêm chén nữa
Bạn hãy nhìn ta thấy thế nào?
Ta chừ đâu khác ta ngày trước
Vẫn cười dù chịu lắm cơn đau…”
113 - Hà Thị Tính
KHÔNG TIN CHỒNG ĐÃ CHẾT
Cán bộ về hưu sinh 1938 tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2010).
Chồng bộ đội vào Nam chiến đấu để lại vợ và 3 con ở quê nhà, tính ra trong 10 năm lấy nhau chỉ ở gần nhau được 80 ngày.
Năm 1967 được giấy báo tử chồng đã hy sinh trên chiến trường hậu cứ ở Thái Lan nhưng vẫn cố giữ niềm tin vô vọng tự an ủi rằng ấy chỉ là tin báo sai, rồi sẽ có ngày chồng trở về!
Từ đó bắt đầu viết nhật ký hàng ngày nhớ thương chồng, hy vọng một ngày nào đó chồng trở về sẽ đọc được. Những dòng tâm sự đẫm đầy nước mắt: “Cuộc đời anh tuy thương vợ thuơng con nhưng vợ con chỉ là một phần bé nhỏ trong trái tim anh… Như vậy cuộc đời anh anh trọn vẹn với nhân dân, còn em và con anh bỏ lại… Anh đi rồi căn nhà càng trở nên quá rộng… Em nhận đưọc tờ giấy báo tử nhưng em vẫn còn một tia hy vọng là anh vẫn còn sống…”
Niềm tin đó son sắt tới mức có những trang nhật ký viết rồi bà đã dán kín với lời dặn ghi phía trên “Khi nào mẹ mất, bố chưa về, các con mới được mở ra’!
Nhưng sự thật phũ phàng vẫn là sự thật khi sau 75 kết thúc chiến tranh không thấy bóng dáng chồng đâu. Thế là một thân một mình đi qua tận đất Thái tìm mộ chồng, có khi phải lội bộ trên đất nước bạn không ai quen biết nhiều ngày trời. Cuối cùng đã tìm được mộ chồng an táng bên dòng Mê Kông.
Tuy nhiên trở về vẫn tiếp tục viết nhật ký tưởng nhớ chồng. Và bây giờ thêm một tâm nguyện nữa: Bất cứ nơi đâu có tổ chức lễ cầu siêu liệt sĩ hy sinh đều tìm đến thắp hương nguyện cầu cho tất cả anh linh – trong đó có chồng mình - được siêu thoát ở cõi vình hằng.
114 - Hoàng Thị Lựu
NỮ TIỀU PHU CỤT CHÂN
Nông dân sinh tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2008).
Không chỉ cụt một chân mà cả hai chân phải mang chân giả và ngồi xe lăn là một người mẹ “đơn thân” gần 20 năm nay vẫn làm nghề đốn cây kiếm tiền nuôi con ăn học.
Năm 1970 một quả mìn nổ đã làm chị mất 2 chân sau khi được cứu sống phải trải qua 4 lần giải phẫu cưa chân. Muốn cắn lưỡi tự tử nhưng thương cha mẹ nên đành thôi, chấp nhận sống từ đây với kiếp sống tàn tật nặng.
Trong kiếp sống buồn đó năm 1990 vẫn được nếm trải một hạnh phúc nhỏ nhoi ngắn ngủi là có con với một người đàn ông đã có gia đình dù sau đó không được thừa nhận. Hạnh phúc kèm theo vất vả bởi từ đó một mình tật nguyền nghèo khốn mà lại còn “đèo bòng” nuôi con trai bé bỏng.
Bằng cách nào? Bằng cách suốt ngày đẩy xe lăn quanh quẩn trong làng xem có nhà nào đốn cây làm nhà hay làm củi thì xin được cho đốn phần gốc cây – phần khó đốn mà cũng giá rẻ mạt nhất – để “trục” gốc lên đem về để dành nấu cám nuôi heo nái mỗi năm được 5 triệu đồng lấy công làm lời. Không thể tưởng tượng nổi chị đốn gốc cây như thế nào khi phải đứng chênh vênh lắc lư trên đôi chân giả qua gần 30 năm đã mục ruỗng nhiều chỗ mà mỗi nhát cuốc, nhát rìu càng làm lung lay thêm những mối hàn chắp vá gắn bằng đinh ốc hoặc buộc dây cao su! Chân bằng gỗ tất không thấy đau nhưng đùi bằng da thịt thì bầm tím nhức nhối khôn cùng.
Nhưng không còn con dường kiếm sống nào khác với kẻ tật nguyền “không biết đổ lỗi cho ai” ở nơi quê nghèo tận cùng này. Chỉ còn biết an ủi tin vào tương lai của đứa con trai không cha duy nhất được gói trọn ý nghĩa trong tên của nó: Tên “Triển” có nghĩa là có “triển vọng” mai sau!
115 - Hoàng Văn Hùng
THƯƠNG BINH NỢ CHÚA CHỔM VÌ CHỐNG TIÊU CỰC
Thương binh sinh 1955 tại Kiên Giang. Sống ở Hà Tiên (2007).
Trở về quê hương Hà Tiên sau chiến tranh với mác thương binh 4/4 một vợ 2 con làm đủ thứ nghề để nuôi vợ con sống qua ngày. Nhưng vừa dành dụm được gia sản tương đối thì lại đem bán, cầm cố tất cả để lấy tiền theo đuổi việc tố cáo một số cán bộ địa phương tham nhũng “ăn đất”.
Bắt đầøu từ giữa năm 2004 đã làm đơn tố 30 cán bộ có chức quyền ở Hà Tiên chiếm đoạt đất của dân. Với đầy đủ chứng cứ thu thập rất khoa học từ ghi âm, chụp ảnh, photocopy tài liệu đến tìm gặp nhân chứng trong tỉnh lẫn các tỉnh lân cận như Bạc Liêu, Cà Mau. Trong 5 năm đã photocopy hơn 30.000 trang tài liệu, ghi âm gần 40 cuộn băng cassette, chụp trên 400 tấm ảnh làm bằng chứng đưa vào “cáo trạng” chống tiêu cực.
Phải tốn nhiều tiền để làm chuyện đó nên bao nhiêu nhà đất, xe máy và cả giuờng tủ, heo gà nuôi trong chuồng đều đã đội nón ra đi hết. Cả giấy CMND, giấùy đăng ký xe, bằng lái xe cũng đem cầm cố luôn! Không đủ tiền thì vay nợ, vay nóng tứ phương.
Nhưng kiện ở địa phương vô ích như kiện củ khoai, thậm chí còn bị… hành ngược khi bị công an kêu lên xét hỏi liên tục.. 22 tiếng đồng hồ! Tức khí bèn vác đơn ra tới Hà Nội kiện lên cấp Trung ương dù phải tốn cả mớ tiền tàu xe, lưu trú 3 tuần lễ.
Đến cuối năm 2006 Phó Thủ tướng ra lệnh tỉnh Kiên Giang điều tra song phải một năm sau tỉnh mới có báo cáo thừa nhận có sai phạm như đơn tố cáo với số cán bộ trên lãnh án kỷ luật và phải trả đất lại.
Nhưng còn đương sự đứng đơn tố cáo thì bị trả thù… đạp cho té xe ngã gãy chân (tổng cộng đã bị hành hung dằn mặt 4 lần)! Vào bệnh viện cứu chữa cũng không có đủ tiền trả viện phí. Vì tính sơ sơ tổng cộng số nợ nay đã lên tới cỡ 200 triệu đồng rồi!
116 - Kim Dung Trần
THAY CON LÀM TỪ THIỆN
Việt kiều ở Canada sinh khoảng 1948 tại miền Nam. Sống ở Canada (2008.)
Cùng chồng và con trai còn nhỏ vượt biên qua định cư ở Canada sau 75.
Năm 2003 về thăm lại quê hương, đi thăm một bệnh viện chụp ảnh những trẻ em bất hạnh chịu hậu quả chiến tranh đang được chăm sóc ở đây. Trở về mới đưa những bức ảnh chụp ở bệnh viện cho con trai xem, anh này – một chuyên gia máy tính ở Mỹ - hết sức xúc động liền lập kế hoạïch về nước làm từ thiện giúp các em. Nhưng định mệnh cay nghiệt là sau đó năm 2004 anh bị giết chết (bóp cổ) khi mới 31 tuổi tại một quá cà phê ở bang Florida nơi anh làm việc trong một vụ án cảnh sát Mỹ không tìm ra thủ phạm.
Cõi lòng tan nát vì cái chết bi thảm oan khiên của con trai, cả 2 vợ chồng bà quyết “làm một cái gì đó” để vượt lên nỗi đau xé ruột, ấy là tiếp tục thực hiện di nguyện về nước làm từ thiện của con. Từ đó năm 2005 lập ra Hội Từ thiện giúp trẻ em bệnh tật tại TP Belleville ở bang Ontario - Canada tổ chức nhiều chuyến về VN giúp đỡ bệnh nhi ở Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Ung bướu TPHCM.
Nỗi đau nhờ đó phần nào được hóa giải đem lại niềm an ủi thanh thản cho tâm hồn người mẹ tha hương: “Con trai tôi đã ra đi. Tôi không thể làm gì để mang nó trở lại cuộc sống nhưng nó đã cho tôi sức mạnh để làm công việc từ thiện này. Mỗi ngày khi cầu nguyện, tôi đều cảm thấy được gặp lại con trai mình…”
117 - Kim Hạnh
THƯƠNG HIỆU “BÁO TUỔI TRẺ”
Nhà báo nữ tên thật Vũ Kim Hạnh sinh 1951 tại miền Nam. Sống ở TPHCM (2010).
Xuất thân từ phong trào đấu tranh của sinh viên ĐH Vạn Hạnh trước 1975, sau đó muốn bước vào con đường viết văn nhưng cuộc đời đẩy đưa qua nghề báo trở thành một trong những người xây dựng báo Tuổi Trẻ (TPHCM) thành một tờ nhật báo uy tín trong cả nước lẫn ở nước ngoài về phong cách đổi mới hiện đại, tính thời sự nóng bỏng. Và đặc biệt về quan điểm đấu tranh chống tiêu cực mạnh dạn mà trong sáng.
Trở thành người khởi xướng phong trào “đánh” tiêu cực trên báo chí nổi đình nổi đám đầu tiên từ vụ án Đường Sơn quán những năm 80 ở TPHCM. Nhưng có lúc bị cấp trên đánh giá “đi quá đà” Đổi mới khiến năm 1992 xảy ra một vụ sai sót xìcăngđan chính trị về đời tư Chủ tịch Hồ Chí Minh không đúng lúc đúng chỗ khiến phải mất chức sau 16 năm gắn bó với báo!
Sau một thời gian lao đao bị “treo nghề” (nhưng do quá yêu nghề nên thậm chí có lúc phải tìm cách đi làm… báo “chui”!) đến khi được “chiếu cố” cho làm báo lại thì buộc bây giờ chỉ được làm báo về lĩnh vực tiếp thị thuơng mại “phi chính trị”. Nhưng một lần nữa cũng đạt thành công lớn đưa tờ “Sài Gòn Tiếp Thị” trở thành tờ báo thương mại đầu tiên ăn nên làm ra rất có uy tín.
Từ đó còn trở thành một chuyên gia tổ chức lĩnh vực này luôn, là người mở đầu cổ vũ cho cuộc vận động đề cao “Hàng VN chất lượng cao”, thúc đẩy “Người VN mua hàng VN” hiện nay…
118 - Kim Phúc
“CÔ BÉ NAPALM”
Nhà hoạt động xã hội ở Canada tên thật Phan Thị Kim Phúc sinh 1963 tại Tây Ninh. Sống ở Canada (2010).
Nhân vật chính (lúc đó mới 9 tuổi) trong bức ảnh tố cáo Mỹ thả bom napalm xuống VN nổi tiếng thế giới của tác giả Nick Úùt chụp
năm 1972 tại Tây Ninh.
Từ vụ bị bom napalm đốt cháy đó, phải trải qua khoảng 30 lần phẫu thuật trong nước (17 lần) và ngoài nước suốt 14 năm dài giúp hồi phục, khôi phục nhân dạng. Các cuộc phẫu thuật này bao gồm nhiều dạng khác nhau như để ghép da, tách cổ khỏi dính vào ngực, cấy tóc,kéo co dãn tay, trị teo cơ bắp v.v… kéo dài từ trước 1975 mãi đến năm 1986 .
Với “bức ảnh đã thay đổi đời tôi” kể trên, được xem như một nạn nhân tiêu biểu của cuộc chiến tranh thảm khốc do Mỹ gây nên (sau này có chứng cứ từ phía Mỹ cho biết trận bom đó do quân đội VNCH thực hiện chứ không phải Mỹ), năm 1986 được đưa qua Cuba du học. Tại đây đã đổi đạo Cao Đài qua đạo Thiên Chúa và đến năm 1992 kết hôn với một người chồng VN làm việc ở đây. Thế rồi nhân đi hưởng tuần trăng mật quá cảnh Canada, cả 2 vợ chồng đã… ở lại đây lập nghiệp luôn (xem như xin… tị nạn)!
Từ đó tham gia nhiều hoạt động từ thiện hướng đến đối tượng trẻ em nạn nhân chiến tranh trên khắp thế giới được UNESCO phong Đại sứ Thiện chí năm 1997. Thành lập “Quỹ Kim” giúp đỡ trẻ em nạn nhân chiến tranh vào năm 2004.
Một cuộc đời ghi dấu ấn xuất thân là trẻ em nạn nhân chiến tranh VN không quên nguồn cội chiến tranh đó của mình dù ở bất cứ đâu. Không quên nhưng vẫn biết tha thứ: “Chúng ta không thể thay đổi quá khứ nhưng có thể vận động cho tương lai hòa bình” (phát biểu bên Tượng đài Chiến tranh VN ở Mỹ năm 1996).
119 - Kim Vermeire
KHÔNG CÒN LẦN TRỞ VỀ THỨ HAI
Việt kiều ở Mỹ sinh năm 1975 tại Đà Nẵng – Mất 2008 ở Mỹ (34 tuổi).
Mới được vài tháng tuổi đã bị đưa vào trại trẻ mồ côi ở Đà Nẵng đầu năm 1975 rồi được đưa qua Mỹ trong chiến dịch “Babylift” của chính quyền Mỹ di tản một số trẻ em VN đi Mỹ khi miền Nam sắp thất thủ. Từ đó được một gia đình Mỹ nhận làm con gái nuôi hết mực yêu thương.
Nhờ bà mẹ nuôi người Mỹ dạy dỗ, nhắc nhở gốc gác mới biết đến quê hương VN nên đã có mặt trong “Hành trình trở về nguồn cội” VN lần đầu tiên được tổ chức năm 1989. Cùng mẹ nuôi tha thiết muốn truy tìm tông tích mẹ ruột nhưng chưa tìm ra nên mong sẽ còn trở lại nhiều lần nữa.
Nhưng giấc mơ đó vĩnh viễn không bao giờ thành sự thật vì sau đó mắc chứng bệnh ung thư da quái ác chạy chữa suốt 7 năm trời không khỏi. Đến năm 2008 thì ra đi trong nỗi trăn trở cả mẹ lẫn con.
Vì thế bà mẹ nuôi vẫn cố hoàn thành tâm niệm của con gái nuôi bằng cách đem tro cốt cô về rải trên quê hương Đà Nẵng đúng vào ngày mất cô một năm sau.
120 - Lâm Triết
15 NĂM KHÔNG VẼ ĐƯỢC
Họa sĩ sinh 1938 tại Bình Định. Sống ở TPHCM (2010).
Là họa sĩ lão làng tiên phong ở miền Nam mở đầu khuynh hướng trừu tượng siêu thực ra đi từ 30.4.75 qua Mỹ.
Nhưng cuối đời đã chọn quay về lại quê hương để giải tỏa nỗi buồn 15 năm đất khách không vẽ gì được. Trong 15 năm đó trên quê người phải buông rơi cọ vẽ vì bận bịu kiếm sống (làm đủ thứ nghề chân tay) và vì tuy nơi đây có nhiều “cái đẹp và lạ nhưng… không phải của mình”.
Năm 1990 ban đầu chỉ trở về thăm người thân, bạn bè nhưng sau đó quyết định cùng vợ ở lại luôn bởi chỉ tại đây mới tìm lại được niềm vui sáng tạo: Vẽ được liền! Vẽ rất dễ dàng như “màu sắc tự do chảy tràn ra đầu cọ”, trong năm đầu đã vẽ liền được 40 bức. Nhờ “Quê hương làm hồi sinh sức sáng tạo trong tôi. Chính quê hương giúp tôi lý giải tại sao luôn mang cảm giác xa lạ, bất ổn trong suốt quãng thời gian ở Mỹ.” Quê hương còn giúp tìm lại “cõi an bình” cho tâm hồn thanh thản như tên một cuộc triển lãm của ông.
Nhưng cũng chính trên quê hương từng đem lại nguồn sinh khí sáng tạo cho ông có lúc cũng lại… từ chối mình như triển lãm năm 1997 tại Hà Nội giờ chót lại bị… rút giấy phép đã cấp (do e ngại “chính trị”?)! Trong lúc đó mang triển lãm trở lại Mỹ năm 1993 thì cũng lại bị… tẩy chay (cũng vì lý do “chính trị)! Rơi vào trường hợp của không ít thân phận con người VN thời này “không thuộc phe nào”.
Dù vậy vẫn tiếp tục vẽ trên quê hương ít ra cũng lấy đó làm vốn liếng đi làm từ thiện, nhất là hướng về đồng bào quê nhà Bình Định.
(Còn tiếp)
VIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Mười Một
111 - Đặng Thị Kim Hồng
CHỊ “NĂM KHÙNG”
Y tá quân đội về hưu sinh 1950 tại Tây Ninh. Sống ở TPHCM (2010).
Y tá bộ đội quân y chiến đấu trên mặt trận Tây Ninh trong chiến tranh.
Sau 75 về hưu thương binh 1/4 với thương tật ở đốt sống cổ (bị chấn động bom vùi xuống hố) và chân phải chống nạn, chịu khó kiên trì tập luyện lâu dài mới đi được. Và khi đã tự mình đi đứng được thì lại bắt đầu lên đường dong ruổi trong một cuộc hành trình bất tận trở về chiến khu xưa tìm mộ và hài cốt đồng độïi còn vùi lấp thất tán trong những cách rừng già ngút ngàn. Vì tuy hoà bình đã trở lại vẫn không yên lòng nhớ về bao đồng đội mình từng tự tay chôn cất ngày xưa và cả những người đã chết mất xác nay còn nằm lại đâu đó trên chiến trường xưa.
Tuy có nhà cửa gia đình ở TPHCM nhưng vẫn một thân một mình lên Tây Ninh mua đất dựng nhà gần bìa rừng địa điểm trạm y tế ngày xưa để hàng ngày thuê xe ôm - thuê thêm vài người theo mình - vào rừng hỏi thăm người dân ở đây có ai biết nơi đâu còn rải rác những nấm mồ liệt sĩ vô dành. Có thông tin rồi liền tìm đến đào lên gói hài cốt vào tấm ny lông mang về nhà tạm đặt trên bàn thờ rồi truy tìm tông tích (qua những di vật kèm theo hài cốt) để báo tin cho thân nhân đến nhận hoặc đưa vào nghĩa trang liệt sĩ.
Toàn bộ chi phí đều lấy từ tiền nhà dành dụm, nhiều khi còn… nợ cả xe ôm. May mà được cả chồng lẫn con đều hết sức ủng hộ.
Tuy bị thương đốt sống cổ nhưng vào cuộc rồi lại hết sức dẻo dai cuốc bốc mộ còn khoẻ hơn cả người bình thường. Chân yếu nhưng vẫn đi rất hăng vì “Hễ bước chân ra đường là như nhìn thấùy anh chị em đồng đội cũ đứng sắp hàng bên đường chào đón, chay đến nâng đỡ bước chân mình, xốc nách mình bước đi…” Để đoán biết nơi đó có hài cốt hay không còn tự bốc lên nhúm đất nơi đang đào để ngửi hoặc áp tai sát mặt đất lắng nghe động tĩnh “bên dưới”! Về nhà ăn ngủ sống chung với hài cốt tự nhiên như không, có lúc hài cốt nhiều quá bày la liệt ra chật cả nhà không còn cả chỗ ngủ nữa.
Sau mỗi chuyến đi trở về tìm mộ đạt kết quả là thấy “ăn cơm ngon”, còn không không có thì có cảm giác như “lính thất trận”!
Làm toàn những chuyện kỳ quái khác thường ai nghe kể cũng sởn tóc gáy chứ đừng nói là làm. Từ đó tên “Năm Hồng” mới được chuyển qua thành biệt danh chị “Năm khùng”!
Quá trình đi tìm hài cốt quá gian khổ đó (cộng với tác hại của vấn đề vệ sinh sức khoẻ) đã khiến lúc mới 56 tuổi mà đã trông giống một bà già nhà quê Nam bộ quấn khăn rằn người gầy gò đen nhẻm móm mém (hàm răng trên rụng gần hết), quen đi chân đất (hoặc dép) chứ không quen mang giày.
Sau 13 năm – tính đến năm 2006 - bằng cách đó đã tìm được hơn 300 bộ hài cốt liệt sĩ thất tán. Và còn tiếp tục tìm nữa “khi nào còn sống, đi lang thang một mình cũng đi” bởi “Nếu không làm gấp thì xác thân đồng đội sẽ thành đất cát tiêu tan thôi.”
Năm 2006 được phong Anh hùng lao động và bộ phim tài liệu mang đúng tên “Chị Năm khùng” (đạo diễn Lại Văn Sinh) đã đoạt giải nhất phim tài liệu ngắn tại Liên hoan Phim Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 45 năm 2000 tại Bangkok, Thái Lan.
112 - Đinh Công Bảy
TRỐN CẢI TẠO
Đông y sĩ sinh 1953 tại Huế. Sống ở TPHCM (2010).
Trước 75 bị gọi đi lính, đóng quân ở Cần Thơ.
Chán đời, uống rượu làm thơ với tâm sự kẻ bất phùng thời:
“Hãy uống cùng ta cuộc rượu này
Hãy uống cho quên đời lận đận
Quên nghìn giấc mộng đã thành mây…”
Nhưng đến khi Giải phóng lại không chấp nhận chế độ mới, trốn cải tạo ở địa phương bằng cách bỏ lên Tây Nguyên kiếm đất làm rẩy che mắt người đời. Nhưng không may gặp lúc Nhà nước đang mở đợt truy quét bọn tàn quân Fulrro ở đây nên bị… dính chùm! Bị bắt đưa đi lao động ở địa phương rồi bị quản chế mấy năm.
Sau đó tìm về TPHCM “làm lại cuộc đời” xin theo học ngành Đông y tốt nghiệp trở thành một lương y đều đặn mỗi ngày khám chữa bệnh từ thiện tại chùa một tiếng đồng hồ và tham gia viết báo phổ biến kiến thức y học cổ truyền. Một lương y rất “văn nghệ” vẫn giữ phong thái ngày xưa:
“Ta rót cho ta thêm chén nữa
Bạn hãy nhìn ta thấy thế nào?
Ta chừ đâu khác ta ngày trước
Vẫn cười dù chịu lắm cơn đau…”
113 - Hà Thị Tính
KHÔNG TIN CHỒNG ĐÃ CHẾT
Cán bộ về hưu sinh 1938 tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2010).
Chồng bộ đội vào Nam chiến đấu để lại vợ và 3 con ở quê nhà, tính ra trong 10 năm lấy nhau chỉ ở gần nhau được 80 ngày.
Năm 1967 được giấy báo tử chồng đã hy sinh trên chiến trường hậu cứ ở Thái Lan nhưng vẫn cố giữ niềm tin vô vọng tự an ủi rằng ấy chỉ là tin báo sai, rồi sẽ có ngày chồng trở về!
Từ đó bắt đầu viết nhật ký hàng ngày nhớ thương chồng, hy vọng một ngày nào đó chồng trở về sẽ đọc được. Những dòng tâm sự đẫm đầy nước mắt: “Cuộc đời anh tuy thương vợ thuơng con nhưng vợ con chỉ là một phần bé nhỏ trong trái tim anh… Như vậy cuộc đời anh anh trọn vẹn với nhân dân, còn em và con anh bỏ lại… Anh đi rồi căn nhà càng trở nên quá rộng… Em nhận đưọc tờ giấy báo tử nhưng em vẫn còn một tia hy vọng là anh vẫn còn sống…”
Niềm tin đó son sắt tới mức có những trang nhật ký viết rồi bà đã dán kín với lời dặn ghi phía trên “Khi nào mẹ mất, bố chưa về, các con mới được mở ra’!
Nhưng sự thật phũ phàng vẫn là sự thật khi sau 75 kết thúc chiến tranh không thấy bóng dáng chồng đâu. Thế là một thân một mình đi qua tận đất Thái tìm mộ chồng, có khi phải lội bộ trên đất nước bạn không ai quen biết nhiều ngày trời. Cuối cùng đã tìm được mộ chồng an táng bên dòng Mê Kông.
Tuy nhiên trở về vẫn tiếp tục viết nhật ký tưởng nhớ chồng. Và bây giờ thêm một tâm nguyện nữa: Bất cứ nơi đâu có tổ chức lễ cầu siêu liệt sĩ hy sinh đều tìm đến thắp hương nguyện cầu cho tất cả anh linh – trong đó có chồng mình - được siêu thoát ở cõi vình hằng.
114 - Hoàng Thị Lựu
NỮ TIỀU PHU CỤT CHÂN
Nông dân sinh tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2008).
Không chỉ cụt một chân mà cả hai chân phải mang chân giả và ngồi xe lăn là một người mẹ “đơn thân” gần 20 năm nay vẫn làm nghề đốn cây kiếm tiền nuôi con ăn học.
Năm 1970 một quả mìn nổ đã làm chị mất 2 chân sau khi được cứu sống phải trải qua 4 lần giải phẫu cưa chân. Muốn cắn lưỡi tự tử nhưng thương cha mẹ nên đành thôi, chấp nhận sống từ đây với kiếp sống tàn tật nặng.
Trong kiếp sống buồn đó năm 1990 vẫn được nếm trải một hạnh phúc nhỏ nhoi ngắn ngủi là có con với một người đàn ông đã có gia đình dù sau đó không được thừa nhận. Hạnh phúc kèm theo vất vả bởi từ đó một mình tật nguyền nghèo khốn mà lại còn “đèo bòng” nuôi con trai bé bỏng.
Bằng cách nào? Bằng cách suốt ngày đẩy xe lăn quanh quẩn trong làng xem có nhà nào đốn cây làm nhà hay làm củi thì xin được cho đốn phần gốc cây – phần khó đốn mà cũng giá rẻ mạt nhất – để “trục” gốc lên đem về để dành nấu cám nuôi heo nái mỗi năm được 5 triệu đồng lấy công làm lời. Không thể tưởng tượng nổi chị đốn gốc cây như thế nào khi phải đứng chênh vênh lắc lư trên đôi chân giả qua gần 30 năm đã mục ruỗng nhiều chỗ mà mỗi nhát cuốc, nhát rìu càng làm lung lay thêm những mối hàn chắp vá gắn bằng đinh ốc hoặc buộc dây cao su! Chân bằng gỗ tất không thấy đau nhưng đùi bằng da thịt thì bầm tím nhức nhối khôn cùng.
Nhưng không còn con dường kiếm sống nào khác với kẻ tật nguyền “không biết đổ lỗi cho ai” ở nơi quê nghèo tận cùng này. Chỉ còn biết an ủi tin vào tương lai của đứa con trai không cha duy nhất được gói trọn ý nghĩa trong tên của nó: Tên “Triển” có nghĩa là có “triển vọng” mai sau!
115 - Hoàng Văn Hùng
THƯƠNG BINH NỢ CHÚA CHỔM VÌ CHỐNG TIÊU CỰC
Thương binh sinh 1955 tại Kiên Giang. Sống ở Hà Tiên (2007).
Trở về quê hương Hà Tiên sau chiến tranh với mác thương binh 4/4 một vợ 2 con làm đủ thứ nghề để nuôi vợ con sống qua ngày. Nhưng vừa dành dụm được gia sản tương đối thì lại đem bán, cầm cố tất cả để lấy tiền theo đuổi việc tố cáo một số cán bộ địa phương tham nhũng “ăn đất”.
Bắt đầøu từ giữa năm 2004 đã làm đơn tố 30 cán bộ có chức quyền ở Hà Tiên chiếm đoạt đất của dân. Với đầy đủ chứng cứ thu thập rất khoa học từ ghi âm, chụp ảnh, photocopy tài liệu đến tìm gặp nhân chứng trong tỉnh lẫn các tỉnh lân cận như Bạc Liêu, Cà Mau. Trong 5 năm đã photocopy hơn 30.000 trang tài liệu, ghi âm gần 40 cuộn băng cassette, chụp trên 400 tấm ảnh làm bằng chứng đưa vào “cáo trạng” chống tiêu cực.
Phải tốn nhiều tiền để làm chuyện đó nên bao nhiêu nhà đất, xe máy và cả giuờng tủ, heo gà nuôi trong chuồng đều đã đội nón ra đi hết. Cả giấy CMND, giấùy đăng ký xe, bằng lái xe cũng đem cầm cố luôn! Không đủ tiền thì vay nợ, vay nóng tứ phương.
Nhưng kiện ở địa phương vô ích như kiện củ khoai, thậm chí còn bị… hành ngược khi bị công an kêu lên xét hỏi liên tục.. 22 tiếng đồng hồ! Tức khí bèn vác đơn ra tới Hà Nội kiện lên cấp Trung ương dù phải tốn cả mớ tiền tàu xe, lưu trú 3 tuần lễ.
Đến cuối năm 2006 Phó Thủ tướng ra lệnh tỉnh Kiên Giang điều tra song phải một năm sau tỉnh mới có báo cáo thừa nhận có sai phạm như đơn tố cáo với số cán bộ trên lãnh án kỷ luật và phải trả đất lại.
Nhưng còn đương sự đứng đơn tố cáo thì bị trả thù… đạp cho té xe ngã gãy chân (tổng cộng đã bị hành hung dằn mặt 4 lần)! Vào bệnh viện cứu chữa cũng không có đủ tiền trả viện phí. Vì tính sơ sơ tổng cộng số nợ nay đã lên tới cỡ 200 triệu đồng rồi!
116 - Kim Dung Trần
THAY CON LÀM TỪ THIỆN
Việt kiều ở Canada sinh khoảng 1948 tại miền Nam. Sống ở Canada (2008.)
Cùng chồng và con trai còn nhỏ vượt biên qua định cư ở Canada sau 75.
Năm 2003 về thăm lại quê hương, đi thăm một bệnh viện chụp ảnh những trẻ em bất hạnh chịu hậu quả chiến tranh đang được chăm sóc ở đây. Trở về mới đưa những bức ảnh chụp ở bệnh viện cho con trai xem, anh này – một chuyên gia máy tính ở Mỹ - hết sức xúc động liền lập kế hoạïch về nước làm từ thiện giúp các em. Nhưng định mệnh cay nghiệt là sau đó năm 2004 anh bị giết chết (bóp cổ) khi mới 31 tuổi tại một quá cà phê ở bang Florida nơi anh làm việc trong một vụ án cảnh sát Mỹ không tìm ra thủ phạm.
Cõi lòng tan nát vì cái chết bi thảm oan khiên của con trai, cả 2 vợ chồng bà quyết “làm một cái gì đó” để vượt lên nỗi đau xé ruột, ấy là tiếp tục thực hiện di nguyện về nước làm từ thiện của con. Từ đó năm 2005 lập ra Hội Từ thiện giúp trẻ em bệnh tật tại TP Belleville ở bang Ontario - Canada tổ chức nhiều chuyến về VN giúp đỡ bệnh nhi ở Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Ung bướu TPHCM.
Nỗi đau nhờ đó phần nào được hóa giải đem lại niềm an ủi thanh thản cho tâm hồn người mẹ tha hương: “Con trai tôi đã ra đi. Tôi không thể làm gì để mang nó trở lại cuộc sống nhưng nó đã cho tôi sức mạnh để làm công việc từ thiện này. Mỗi ngày khi cầu nguyện, tôi đều cảm thấy được gặp lại con trai mình…”
117 - Kim Hạnh
THƯƠNG HIỆU “BÁO TUỔI TRẺ”
Nhà báo nữ tên thật Vũ Kim Hạnh sinh 1951 tại miền Nam. Sống ở TPHCM (2010).
Xuất thân từ phong trào đấu tranh của sinh viên ĐH Vạn Hạnh trước 1975, sau đó muốn bước vào con đường viết văn nhưng cuộc đời đẩy đưa qua nghề báo trở thành một trong những người xây dựng báo Tuổi Trẻ (TPHCM) thành một tờ nhật báo uy tín trong cả nước lẫn ở nước ngoài về phong cách đổi mới hiện đại, tính thời sự nóng bỏng. Và đặc biệt về quan điểm đấu tranh chống tiêu cực mạnh dạn mà trong sáng.
Trở thành người khởi xướng phong trào “đánh” tiêu cực trên báo chí nổi đình nổi đám đầu tiên từ vụ án Đường Sơn quán những năm 80 ở TPHCM. Nhưng có lúc bị cấp trên đánh giá “đi quá đà” Đổi mới khiến năm 1992 xảy ra một vụ sai sót xìcăngđan chính trị về đời tư Chủ tịch Hồ Chí Minh không đúng lúc đúng chỗ khiến phải mất chức sau 16 năm gắn bó với báo!
Sau một thời gian lao đao bị “treo nghề” (nhưng do quá yêu nghề nên thậm chí có lúc phải tìm cách đi làm… báo “chui”!) đến khi được “chiếu cố” cho làm báo lại thì buộc bây giờ chỉ được làm báo về lĩnh vực tiếp thị thuơng mại “phi chính trị”. Nhưng một lần nữa cũng đạt thành công lớn đưa tờ “Sài Gòn Tiếp Thị” trở thành tờ báo thương mại đầu tiên ăn nên làm ra rất có uy tín.
Từ đó còn trở thành một chuyên gia tổ chức lĩnh vực này luôn, là người mở đầu cổ vũ cho cuộc vận động đề cao “Hàng VN chất lượng cao”, thúc đẩy “Người VN mua hàng VN” hiện nay…
118 - Kim Phúc
“CÔ BÉ NAPALM”
Nhà hoạt động xã hội ở Canada tên thật Phan Thị Kim Phúc sinh 1963 tại Tây Ninh. Sống ở Canada (2010).
Nhân vật chính (lúc đó mới 9 tuổi) trong bức ảnh tố cáo Mỹ thả bom napalm xuống VN nổi tiếng thế giới của tác giả Nick Úùt chụp
năm 1972 tại Tây Ninh.
Từ vụ bị bom napalm đốt cháy đó, phải trải qua khoảng 30 lần phẫu thuật trong nước (17 lần) và ngoài nước suốt 14 năm dài giúp hồi phục, khôi phục nhân dạng. Các cuộc phẫu thuật này bao gồm nhiều dạng khác nhau như để ghép da, tách cổ khỏi dính vào ngực, cấy tóc,kéo co dãn tay, trị teo cơ bắp v.v… kéo dài từ trước 1975 mãi đến năm 1986 .
Với “bức ảnh đã thay đổi đời tôi” kể trên, được xem như một nạn nhân tiêu biểu của cuộc chiến tranh thảm khốc do Mỹ gây nên (sau này có chứng cứ từ phía Mỹ cho biết trận bom đó do quân đội VNCH thực hiện chứ không phải Mỹ), năm 1986 được đưa qua Cuba du học. Tại đây đã đổi đạo Cao Đài qua đạo Thiên Chúa và đến năm 1992 kết hôn với một người chồng VN làm việc ở đây. Thế rồi nhân đi hưởng tuần trăng mật quá cảnh Canada, cả 2 vợ chồng đã… ở lại đây lập nghiệp luôn (xem như xin… tị nạn)!
Từ đó tham gia nhiều hoạt động từ thiện hướng đến đối tượng trẻ em nạn nhân chiến tranh trên khắp thế giới được UNESCO phong Đại sứ Thiện chí năm 1997. Thành lập “Quỹ Kim” giúp đỡ trẻ em nạn nhân chiến tranh vào năm 2004.
Một cuộc đời ghi dấu ấn xuất thân là trẻ em nạn nhân chiến tranh VN không quên nguồn cội chiến tranh đó của mình dù ở bất cứ đâu. Không quên nhưng vẫn biết tha thứ: “Chúng ta không thể thay đổi quá khứ nhưng có thể vận động cho tương lai hòa bình” (phát biểu bên Tượng đài Chiến tranh VN ở Mỹ năm 1996).
119 - Kim Vermeire
KHÔNG CÒN LẦN TRỞ VỀ THỨ HAI
Việt kiều ở Mỹ sinh năm 1975 tại Đà Nẵng – Mất 2008 ở Mỹ (34 tuổi).
Mới được vài tháng tuổi đã bị đưa vào trại trẻ mồ côi ở Đà Nẵng đầu năm 1975 rồi được đưa qua Mỹ trong chiến dịch “Babylift” của chính quyền Mỹ di tản một số trẻ em VN đi Mỹ khi miền Nam sắp thất thủ. Từ đó được một gia đình Mỹ nhận làm con gái nuôi hết mực yêu thương.
Nhờ bà mẹ nuôi người Mỹ dạy dỗ, nhắc nhở gốc gác mới biết đến quê hương VN nên đã có mặt trong “Hành trình trở về nguồn cội” VN lần đầu tiên được tổ chức năm 1989. Cùng mẹ nuôi tha thiết muốn truy tìm tông tích mẹ ruột nhưng chưa tìm ra nên mong sẽ còn trở lại nhiều lần nữa.
Nhưng giấc mơ đó vĩnh viễn không bao giờ thành sự thật vì sau đó mắc chứng bệnh ung thư da quái ác chạy chữa suốt 7 năm trời không khỏi. Đến năm 2008 thì ra đi trong nỗi trăn trở cả mẹ lẫn con.
Vì thế bà mẹ nuôi vẫn cố hoàn thành tâm niệm của con gái nuôi bằng cách đem tro cốt cô về rải trên quê hương Đà Nẵng đúng vào ngày mất cô một năm sau.
120 - Lâm Triết
15 NĂM KHÔNG VẼ ĐƯỢC
Họa sĩ sinh 1938 tại Bình Định. Sống ở TPHCM (2010).
Là họa sĩ lão làng tiên phong ở miền Nam mở đầu khuynh hướng trừu tượng siêu thực ra đi từ 30.4.75 qua Mỹ.
Nhưng cuối đời đã chọn quay về lại quê hương để giải tỏa nỗi buồn 15 năm đất khách không vẽ gì được. Trong 15 năm đó trên quê người phải buông rơi cọ vẽ vì bận bịu kiếm sống (làm đủ thứ nghề chân tay) và vì tuy nơi đây có nhiều “cái đẹp và lạ nhưng… không phải của mình”.
Năm 1990 ban đầu chỉ trở về thăm người thân, bạn bè nhưng sau đó quyết định cùng vợ ở lại luôn bởi chỉ tại đây mới tìm lại được niềm vui sáng tạo: Vẽ được liền! Vẽ rất dễ dàng như “màu sắc tự do chảy tràn ra đầu cọ”, trong năm đầu đã vẽ liền được 40 bức. Nhờ “Quê hương làm hồi sinh sức sáng tạo trong tôi. Chính quê hương giúp tôi lý giải tại sao luôn mang cảm giác xa lạ, bất ổn trong suốt quãng thời gian ở Mỹ.” Quê hương còn giúp tìm lại “cõi an bình” cho tâm hồn thanh thản như tên một cuộc triển lãm của ông.
Nhưng cũng chính trên quê hương từng đem lại nguồn sinh khí sáng tạo cho ông có lúc cũng lại… từ chối mình như triển lãm năm 1997 tại Hà Nội giờ chót lại bị… rút giấy phép đã cấp (do e ngại “chính trị”?)! Trong lúc đó mang triển lãm trở lại Mỹ năm 1993 thì cũng lại bị… tẩy chay (cũng vì lý do “chính trị)! Rơi vào trường hợp của không ít thân phận con người VN thời này “không thuộc phe nào”.
Dù vậy vẫn tiếp tục vẽ trên quê hương ít ra cũng lấy đó làm vốn liếng đi làm từ thiện, nhất là hướng về đồng bào quê nhà Bình Định.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét