Từ xưa đến nay, người dân Việt quanh năm thường làm ăn vất vả, ít khi nghỉ ngơi, nhiều người còn phải sống xa quê hương. Chỉ có những ngày Tết là dịp để mọi người đoàn tụ gia đình và chơi xuân.
Vì vậy việc chuẩn bị cho ngày Tết được tiến hành rất công phu, thường bắt đầu từ tháng chạp. Nhà nào cũng lo mua gạo nếp, đậu xanh để gói bánh chưng, bánh tét và mua muối, gia vị để đầy đủ trong nhà, chuẩn bị cho những bữa ăn ấm cúng bên gia đình. Nhiều gia đình còn muối dưa hành, làm củ kiệu.
Tết bắt đầu của một năm mớị, với tất cả niềm vui và hy vọng về mọi điều tốt lành. Trước Tết, nhà nào cũng dành thời gian lau quét, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, lau chùi bàn thờ, đánh bóng lư đồng, trang trí nhà cửa thật đẹp (với câu đối, cây hoa, tranh…) để đón Tết, chuẩn bị đồ ăn (bánh chưng, bánh tét, giò, chả, dưa chua, mứt tết, hạt dưa, các loại trái cây...), đồ uống (rượu, trà..) đầy đủ cho ba ngày Tết.
Có rất nhiều phong tục Tết được dân ta truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và mỗi địa phương có một số phong tục đặc sắc riêng. Tuy nhiên, mỗi người con đất Việt hầu hết đều gìn giữ một số phong tục chính, mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc.
Tục gửi thiệp chúc Tết
Đây là phong tục mới có trong thời hiện đại. Thiệp chúc Tết thường có màu sắc tươi sáng, như màu vàng, hồng, đỏ... với hoa mai, hoa đào, dưa hấu, bánh chưng, bánh tét, câu đối, em nhỏ… Câu chúc Tết phổ biến nhất vẫn là “Chúc mừng năm mới”, “An khang thịnh vượng”, “Vạn sự như ý”…
Tục cúng ông Táo (hay còn gọi là Táo Quân, Vua Bếp)
Người ta thường mua hai mũ ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.
Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình ở hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12 giờ trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.
Từ Nghệ An trở ra Bắc, người ta thường mua cá chép sống về cúng rồi thả xuống sông, hồ hoặc thả vào giếng, nuôi cá cho đến lớn để cá trông coi gia đình luôn thịnh vượng, con cháu được đỗ đạt, làm ăn được hanh thông. Có gia đình quan niệm nên phóng sinh để cá hóa thành rồng đưa ông Táo lên trời.
Riêng vùng Nam Trung Bộ trở vào thì tục lệ này có phần khác, theo quan niệm của họ, để tỏ lòng biết ơn các Táo, họ có thể dâng hoa quả, kẹo, bánh mứt... miễn là đồ ngọt, là cây nhà lá vườn chứ không cần cầu kì, mà chỉ cần lòng thành. Đặc biệt ở các tỉnh Nam Trung Bộ thường có bánh cốm làm bằng bột nếp rang nở, ở miền Nam là món bánh mè hay còn gọi là “thèo lèo”.
Tục tặng quà Tết, sắm quần áo mới cho trẻ con
Trước Tết, người Việt thường chuẩn bị quà Tết để biếu ông bà, cha mẹ, hay những ân nhân của gia đình. Ngày nay, quà Tết thường được gói với những hoa văn đẹp mắt để tặng "sếp", đối tác. Quà Tết thường là đồ thực phẩm có thể ăn, uống được trong dịp Tết như: trà, bánh kẹo, rượu, sôcôla…
Ngoài ra, trẻ con cũng thường được cha mẹ mua cho quần áo mới, đẹp để mặc Tết, thường chọn mua quần áo hơi rộng để mong các em lớn nhanh, khỏe mạnh.
Tục cúng giao thừa
Diễn ra vào thời điểm giao nhau giữa năm cũ và năm mới, khoảng từ nửa đêm hôm ba mươi đến một giờ sáng mùng một. Đồ lễ thường được bày trên bàn thờ ngoài sân, vườn. Người Việt tin rằng mỗi năm có một ông Hành Khiển, coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao cho thần kia, nên làm lễ cúng tế để tiễn đưa ông cũ và đón ông mới.
Tục cúng tổ tiên, ông bà
Thường vào sáng ngày mùng một, hoặc nhiều gia đình miền Trung cúng cả ba ngày Tết. Đồ cúng gồm có “hương, đăng, hoa, quả” (nhang, đèn cầy - nến, bông - hoa tươi, trái cây tươi), đồ ăn cần có: bánh chưng - bánh tét, thịt kho (hay cá kho), dưa giá, chả lụa...; đồ uống cần có: rượu, trà.
Ngoài ra, ở nhiều gia đình còn mua 2 cây mía (còn nguyên ngọn) để ông bà, tổ tiên có thể dùng như cây gậy khi đi về thăm con cháu.
Tục đi thăm viếng, chúc Tết
Mùng một thì Tết nhà chaMùng hai Tết mẹ (vợ), mùng ba Tết thầy
Câu ca dao trên hàm ý chúc Tết gia đình và bà con theo thứ tự thời gian. Theo đó, mùng một đến nhà cha, hay nhà nội để chúc Tết, mùng hai đến nhà mẹ, hay nhà vợ, nhà ngoại để chúc Tết và ngày mùng ba đến nhà thầy cô giáo (cũng có nghĩa là ngày để hội ngộ cùng bạn bè cũ).
Đây là quan niệm truyền thống, ngày nay cũng có nhiều người không còn theo thứ tự trên nữa, mà tùy thuộc vào thời gian, hoàn cảnh và điều kiện cho phép, vì có thể gia đình cha mẹ hai bên ở xa nhau.
Tục mừng tuổi (lì xì)
Người Việt trước Tết thường đổi một ít tiền mới (tiền giấy và tiền xu) và chuẩn bị sẵn các phong bao màu đỏ (màu đỏ là màu may mắn) để lì xì cho trẻ em và mừng tuổi cho người già vào dịp Tết.
Trước đây người Việt thường không có thói quen tổ chức sinh nhật, nên chỉ khi đến năm mới thì mọi người mới được coi là thêm một tuổi. Do đó tục lì xì (mừng tuổi) ra đời, tiền lì xì (mừng tuổi) là tiền may mắn nhằm mong cho trẻ em hay ăn chóng lớn, còn người già thì càng thêm thọ.
Lì xì để xua đuổi điều xấu, cầu may mắn cho trẻ nhỏ trong năm mới là một điều nên làm, nhưng ngày nay phong tục này ít nhiều bị bóp méo khi một số người quá đặt nặng giá trị vật chất của các phong bao lì xì, hay xem đó là một cơ hội để "biếu xén" cha mẹ chúng hơn là mừng tuổi cho trẻ nhỏ.
Tục chọn ngày lành để làm việc
Từ ngày mùng hai Tết trở đi, người ta tùy theo công việc của mình mà chọn ngày lành để bắt đầu làm việc. Người thì chọn ngày khai bút, người thì chọn ngày mở cửa hàng, người thì chọn ngày xuất hành...
Ngày đầu làm việc thường là mọi người gặp gỡ và chúc nhau những điều tốt đẹp trong năm mới. Ở các công ty, lãnh đạo công ty thường lì xì cho toàn thể nhân viên và cùng nhau trò chuyện về những việc sẽ phấn đấu trong năm mới.
Tục đi lễ chùa và hái lộc
Sau khi cúng giao thừa xong, nhiều người đi lễ ở chùa, đền, miếu... để xin Phật, Thánh, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình cả năm được mạnh khỏe, bình an và mọi sự như ý.
Đặc biệt, họ thường đến chùa hái (hay “xin”) lộc. “Lộc” nghĩa là chồi, lá non nhưng nó cũng đồng âm với từ “tài lộc” nghĩa là “tài sản, thịnh vượng, giàu có” về mặt vật chất và đây mới là lý do chính khiến nhiều người vẫn rất tin vào tục lệ này.
Sau khi hái (hay “xin”) lộc xong, người Việt thường treo lộc đó trong nhà và để khô cho đến hết năm đó.
Thúy Huỳnh (TTO)
Vì vậy việc chuẩn bị cho ngày Tết được tiến hành rất công phu, thường bắt đầu từ tháng chạp. Nhà nào cũng lo mua gạo nếp, đậu xanh để gói bánh chưng, bánh tét và mua muối, gia vị để đầy đủ trong nhà, chuẩn bị cho những bữa ăn ấm cúng bên gia đình. Nhiều gia đình còn muối dưa hành, làm củ kiệu.
Tết bắt đầu của một năm mớị, với tất cả niềm vui và hy vọng về mọi điều tốt lành. Trước Tết, nhà nào cũng dành thời gian lau quét, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, lau chùi bàn thờ, đánh bóng lư đồng, trang trí nhà cửa thật đẹp (với câu đối, cây hoa, tranh…) để đón Tết, chuẩn bị đồ ăn (bánh chưng, bánh tét, giò, chả, dưa chua, mứt tết, hạt dưa, các loại trái cây...), đồ uống (rượu, trà..) đầy đủ cho ba ngày Tết.
Có rất nhiều phong tục Tết được dân ta truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và mỗi địa phương có một số phong tục đặc sắc riêng. Tuy nhiên, mỗi người con đất Việt hầu hết đều gìn giữ một số phong tục chính, mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc.
Tục gửi thiệp chúc Tết
Đây là phong tục mới có trong thời hiện đại. Thiệp chúc Tết thường có màu sắc tươi sáng, như màu vàng, hồng, đỏ... với hoa mai, hoa đào, dưa hấu, bánh chưng, bánh tét, câu đối, em nhỏ… Câu chúc Tết phổ biến nhất vẫn là “Chúc mừng năm mới”, “An khang thịnh vượng”, “Vạn sự như ý”…
Tục cúng ông Táo (hay còn gọi là Táo Quân, Vua Bếp)
Người ta thường mua hai mũ ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua Bếp” lên chầu trời.
Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình ở hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12 giờ trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.
Từ Nghệ An trở ra Bắc, người ta thường mua cá chép sống về cúng rồi thả xuống sông, hồ hoặc thả vào giếng, nuôi cá cho đến lớn để cá trông coi gia đình luôn thịnh vượng, con cháu được đỗ đạt, làm ăn được hanh thông. Có gia đình quan niệm nên phóng sinh để cá hóa thành rồng đưa ông Táo lên trời.
Riêng vùng Nam Trung Bộ trở vào thì tục lệ này có phần khác, theo quan niệm của họ, để tỏ lòng biết ơn các Táo, họ có thể dâng hoa quả, kẹo, bánh mứt... miễn là đồ ngọt, là cây nhà lá vườn chứ không cần cầu kì, mà chỉ cần lòng thành. Đặc biệt ở các tỉnh Nam Trung Bộ thường có bánh cốm làm bằng bột nếp rang nở, ở miền Nam là món bánh mè hay còn gọi là “thèo lèo”.
Tục tặng quà Tết, sắm quần áo mới cho trẻ con
Trước Tết, người Việt thường chuẩn bị quà Tết để biếu ông bà, cha mẹ, hay những ân nhân của gia đình. Ngày nay, quà Tết thường được gói với những hoa văn đẹp mắt để tặng "sếp", đối tác. Quà Tết thường là đồ thực phẩm có thể ăn, uống được trong dịp Tết như: trà, bánh kẹo, rượu, sôcôla…
Ngoài ra, trẻ con cũng thường được cha mẹ mua cho quần áo mới, đẹp để mặc Tết, thường chọn mua quần áo hơi rộng để mong các em lớn nhanh, khỏe mạnh.
Tục cúng giao thừa
Diễn ra vào thời điểm giao nhau giữa năm cũ và năm mới, khoảng từ nửa đêm hôm ba mươi đến một giờ sáng mùng một. Đồ lễ thường được bày trên bàn thờ ngoài sân, vườn. Người Việt tin rằng mỗi năm có một ông Hành Khiển, coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao cho thần kia, nên làm lễ cúng tế để tiễn đưa ông cũ và đón ông mới.
Tục cúng tổ tiên, ông bà
Thường vào sáng ngày mùng một, hoặc nhiều gia đình miền Trung cúng cả ba ngày Tết. Đồ cúng gồm có “hương, đăng, hoa, quả” (nhang, đèn cầy - nến, bông - hoa tươi, trái cây tươi), đồ ăn cần có: bánh chưng - bánh tét, thịt kho (hay cá kho), dưa giá, chả lụa...; đồ uống cần có: rượu, trà.
Ngoài ra, ở nhiều gia đình còn mua 2 cây mía (còn nguyên ngọn) để ông bà, tổ tiên có thể dùng như cây gậy khi đi về thăm con cháu.
Tục đi thăm viếng, chúc Tết
Mùng một thì Tết nhà chaMùng hai Tết mẹ (vợ), mùng ba Tết thầy
Câu ca dao trên hàm ý chúc Tết gia đình và bà con theo thứ tự thời gian. Theo đó, mùng một đến nhà cha, hay nhà nội để chúc Tết, mùng hai đến nhà mẹ, hay nhà vợ, nhà ngoại để chúc Tết và ngày mùng ba đến nhà thầy cô giáo (cũng có nghĩa là ngày để hội ngộ cùng bạn bè cũ).
Đây là quan niệm truyền thống, ngày nay cũng có nhiều người không còn theo thứ tự trên nữa, mà tùy thuộc vào thời gian, hoàn cảnh và điều kiện cho phép, vì có thể gia đình cha mẹ hai bên ở xa nhau.
Tục mừng tuổi (lì xì)
Người Việt trước Tết thường đổi một ít tiền mới (tiền giấy và tiền xu) và chuẩn bị sẵn các phong bao màu đỏ (màu đỏ là màu may mắn) để lì xì cho trẻ em và mừng tuổi cho người già vào dịp Tết.
Trước đây người Việt thường không có thói quen tổ chức sinh nhật, nên chỉ khi đến năm mới thì mọi người mới được coi là thêm một tuổi. Do đó tục lì xì (mừng tuổi) ra đời, tiền lì xì (mừng tuổi) là tiền may mắn nhằm mong cho trẻ em hay ăn chóng lớn, còn người già thì càng thêm thọ.
Lì xì để xua đuổi điều xấu, cầu may mắn cho trẻ nhỏ trong năm mới là một điều nên làm, nhưng ngày nay phong tục này ít nhiều bị bóp méo khi một số người quá đặt nặng giá trị vật chất của các phong bao lì xì, hay xem đó là một cơ hội để "biếu xén" cha mẹ chúng hơn là mừng tuổi cho trẻ nhỏ.
Tục chọn ngày lành để làm việc
Từ ngày mùng hai Tết trở đi, người ta tùy theo công việc của mình mà chọn ngày lành để bắt đầu làm việc. Người thì chọn ngày khai bút, người thì chọn ngày mở cửa hàng, người thì chọn ngày xuất hành...
Ngày đầu làm việc thường là mọi người gặp gỡ và chúc nhau những điều tốt đẹp trong năm mới. Ở các công ty, lãnh đạo công ty thường lì xì cho toàn thể nhân viên và cùng nhau trò chuyện về những việc sẽ phấn đấu trong năm mới.
Tục đi lễ chùa và hái lộc
Sau khi cúng giao thừa xong, nhiều người đi lễ ở chùa, đền, miếu... để xin Phật, Thánh, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình cả năm được mạnh khỏe, bình an và mọi sự như ý.
Đặc biệt, họ thường đến chùa hái (hay “xin”) lộc. “Lộc” nghĩa là chồi, lá non nhưng nó cũng đồng âm với từ “tài lộc” nghĩa là “tài sản, thịnh vượng, giàu có” về mặt vật chất và đây mới là lý do chính khiến nhiều người vẫn rất tin vào tục lệ này.
Sau khi hái (hay “xin”) lộc xong, người Việt thường treo lộc đó trong nhà và để khô cho đến hết năm đó.
Thúy Huỳnh (TTO)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét