CAO HUY KHANH
VIỆT NAM
VIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 – 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Bảy
70 - Bùi Minh Giám
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 1
1975 – 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Bảy
70 - Bùi Minh Giám
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 1
Cán bộ về hưu sinh tại Thái Bình. Sống ở Tiền Giang (2009).
Bộ đội chiến đấu ở Long An, năm 1970 bị thương nặng được đưa đi về trạm dân y cứu chữa nhưng tiếp đó trạm này cũng bị đánh tan tác, riêng mình may mắn được chuyển đi kịp trong khi đơn vị và đồng đội cũ hy sinh gần hết. Được dân quân địa phương chữa trị, nuôi dưỡng, hôn mê một thời gian dài đến khi tỉnh dậy xem như mất liên lạc với đơn vị cũ nên được biên chế vào đơn vị mới chiến đấu ở tỉnh khác cho đến ngày toàn thắng 30.4.75.
Năm 1980 xuất ngũ thương binh bậc 3/4 chuyển qua làm công chức ở Mỹ Tho cho đến khi về hưu.
Năm 2008 tình cờ mới phát hiện một tấm ảnh chụp mộ liệt sĩ… mang tên mình nhưng không rõ nằm ở nghĩa trang nào! Vội bươn bả đi tìm qua nhiều nghĩa trang vẫn không thấy.
Đến giữa năm 2009 mới truy ra ấy là tại Nghĩa trang liệt sĩ Long An – chiến trường cũ đầu tiên trước khi bị thương - với đầy đủ chi tiết về quê quán, cấp bậc, chức vụ, thời gian và địa điểm chiến đấu đúng là… về bản thân mình!
Rõ là một trường hợp nhầm lẫn từ đơn vị cũ đã thất lạc mất thông tin dù cùng ở vùng Nam bộ nhưng vấn đề là ai – hài cốt nào được quy tập về - nằm dưới mộ đó bây giờ thật quá khó để truy ra trả lại đúng người đúng tên mộ.
71 - Đỗ Đình Goòng
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 2
Bộ đội chiến đấu ở Long An, năm 1970 bị thương nặng được đưa đi về trạm dân y cứu chữa nhưng tiếp đó trạm này cũng bị đánh tan tác, riêng mình may mắn được chuyển đi kịp trong khi đơn vị và đồng đội cũ hy sinh gần hết. Được dân quân địa phương chữa trị, nuôi dưỡng, hôn mê một thời gian dài đến khi tỉnh dậy xem như mất liên lạc với đơn vị cũ nên được biên chế vào đơn vị mới chiến đấu ở tỉnh khác cho đến ngày toàn thắng 30.4.75.
Năm 1980 xuất ngũ thương binh bậc 3/4 chuyển qua làm công chức ở Mỹ Tho cho đến khi về hưu.
Năm 2008 tình cờ mới phát hiện một tấm ảnh chụp mộ liệt sĩ… mang tên mình nhưng không rõ nằm ở nghĩa trang nào! Vội bươn bả đi tìm qua nhiều nghĩa trang vẫn không thấy.
Đến giữa năm 2009 mới truy ra ấy là tại Nghĩa trang liệt sĩ Long An – chiến trường cũ đầu tiên trước khi bị thương - với đầy đủ chi tiết về quê quán, cấp bậc, chức vụ, thời gian và địa điểm chiến đấu đúng là… về bản thân mình!
Rõ là một trường hợp nhầm lẫn từ đơn vị cũ đã thất lạc mất thông tin dù cùng ở vùng Nam bộ nhưng vấn đề là ai – hài cốt nào được quy tập về - nằm dưới mộ đó bây giờ thật quá khó để truy ra trả lại đúng người đúng tên mộ.
71 - Đỗ Đình Goòng
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 2
Nông dân sinh khoảng 1944 tại Thái Bình. Sống ở Thái Bình (2008).
Năm 1964 bỏ nghề công nhân cơ khí để đi bộ đội, 1966 vào Nam chiến đấu. Năm 1967 sau một trận đánh ở Bình Long, bị thương và bị bắt làm tù binh đưa về trại giam Biên Hòa rồi sau đó chuyển ra Côn Đảo.
Đơn vị hoàn toàn mất liên lạc nên đến năm 1972 đã báo tử về gia đình kèm bằng Tổ quốc ghi công, được xã ghi tên lên… Đài Tưởng niệm liệt sĩ!
Không ngờ đến năm 1973 được trao trả tù binh theo Hiệp định Paris, chuyển về đơn vị pháo binh Thanh Hóa. Mãi đến cuối năm này mới có dịp trở lại quê nhà xin… xóa tên trên Đài Tưởng niệm! May mà vợ và hai con đã khóc cạn nước mắt vẫn còn đó.
Sau 75 xuất ngũ thương binh 3/4 trở về nghề công nhân cơ khí nhưng phải về hưu non do mất sức 61% với nhiều vết thương lưu niên thời trong tù bị đòn roi tra tấn cộng thêm bệnh sốt rét rừng mãn tính khiến người gần như chỉ còn da bọc xương. Chẳng làm được gì để giúp đỡ vợ con, lại còn nuôi mẹ già 90 tuổi nên được liệt vào hộ… nghèo nhất xã.
Nhưng vẫn tránh than thở bởi: “Mình được trở về, được sống những ngày hòa bình là niềm vui lớn rồi.”
Thỉnh thoảng vẫn ra thắp hương trước Đài Tưởng niệm cho những đồng đội “Liệt sí không sống lại” cùng lên đường một ngày với mình xưa kia. Với “cảm giác đứng trước linh hồn họ đối với tôi như mới ngày hôm qua mà không bao giờ tôi có thể quên được.”
Bởi vậy ngày trở về khi gia đình đốt pháo mừng ông còn sống, ông đã vội dập tắt ngay vì không muốn nhắc nhớ làm buồn lòng những người thân của các đồng đội “Liệt sĩ không sống lại” đó.
72 - Hồ Thị Rinh
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 3
Năm 1964 bỏ nghề công nhân cơ khí để đi bộ đội, 1966 vào Nam chiến đấu. Năm 1967 sau một trận đánh ở Bình Long, bị thương và bị bắt làm tù binh đưa về trại giam Biên Hòa rồi sau đó chuyển ra Côn Đảo.
Đơn vị hoàn toàn mất liên lạc nên đến năm 1972 đã báo tử về gia đình kèm bằng Tổ quốc ghi công, được xã ghi tên lên… Đài Tưởng niệm liệt sĩ!
Không ngờ đến năm 1973 được trao trả tù binh theo Hiệp định Paris, chuyển về đơn vị pháo binh Thanh Hóa. Mãi đến cuối năm này mới có dịp trở lại quê nhà xin… xóa tên trên Đài Tưởng niệm! May mà vợ và hai con đã khóc cạn nước mắt vẫn còn đó.
Sau 75 xuất ngũ thương binh 3/4 trở về nghề công nhân cơ khí nhưng phải về hưu non do mất sức 61% với nhiều vết thương lưu niên thời trong tù bị đòn roi tra tấn cộng thêm bệnh sốt rét rừng mãn tính khiến người gần như chỉ còn da bọc xương. Chẳng làm được gì để giúp đỡ vợ con, lại còn nuôi mẹ già 90 tuổi nên được liệt vào hộ… nghèo nhất xã.
Nhưng vẫn tránh than thở bởi: “Mình được trở về, được sống những ngày hòa bình là niềm vui lớn rồi.”
Thỉnh thoảng vẫn ra thắp hương trước Đài Tưởng niệm cho những đồng đội “Liệt sí không sống lại” cùng lên đường một ngày với mình xưa kia. Với “cảm giác đứng trước linh hồn họ đối với tôi như mới ngày hôm qua mà không bao giờ tôi có thể quên được.”
Bởi vậy ngày trở về khi gia đình đốt pháo mừng ông còn sống, ông đã vội dập tắt ngay vì không muốn nhắc nhớ làm buồn lòng những người thân của các đồng đội “Liệt sĩ không sống lại” đó.
72 - Hồ Thị Rinh
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 3
Cán bộ về hưu sinh 1952 tại Quảng Nam. Sống ở Gia Lai (2009).
Người dân tộc Mơ Nông năm 1967 mới 15 tuổi đã thoát ly đi theo cách mạng chiến đấu ở các mặt trận Tây Nguyên và miền Trung. Đến 1969 hoàn toàn mất liên lạc với gia đình vốn phải chuyển chỗ ở liên tục để tránh bom đạn.
Sau 1975 sống và làm việc tại Gia Lai đã vô số lần tìm tông tích gia đình nhưng đều không kết quả. Gia đình cũng cất công dò hỏi về chị vẫn biệt tăm. Tưởng rằng chị đã hy sinh rồi, mẹ chị đêm nào cũng nằm khóc một mình.
May sao được một người quen đồng hương Quảng Nam cùng công tác đã tình cờ tìm được gia đình cũ của chị hiện vẫõn sống ở xứ Quảng. Và từ đó vào giữa năm 2009 đặc biệt anh đã “bí mật” tổ chức một cuộc hội ngộ trùng phùng cho chị với người em trai ngay trong… tiệc cưới của anh: Sắp xếp cho chị ngồi đối diện với người em trai!
Lập tức – sau 40 năm xa cách - chị nhìn ra ngay chồm lên ôm lấy đầu em trai khóc tức tưởi!
Người dân tộc Mơ Nông năm 1967 mới 15 tuổi đã thoát ly đi theo cách mạng chiến đấu ở các mặt trận Tây Nguyên và miền Trung. Đến 1969 hoàn toàn mất liên lạc với gia đình vốn phải chuyển chỗ ở liên tục để tránh bom đạn.
Sau 1975 sống và làm việc tại Gia Lai đã vô số lần tìm tông tích gia đình nhưng đều không kết quả. Gia đình cũng cất công dò hỏi về chị vẫn biệt tăm. Tưởng rằng chị đã hy sinh rồi, mẹ chị đêm nào cũng nằm khóc một mình.
May sao được một người quen đồng hương Quảng Nam cùng công tác đã tình cờ tìm được gia đình cũ của chị hiện vẫõn sống ở xứ Quảng. Và từ đó vào giữa năm 2009 đặc biệt anh đã “bí mật” tổ chức một cuộc hội ngộ trùng phùng cho chị với người em trai ngay trong… tiệc cưới của anh: Sắp xếp cho chị ngồi đối diện với người em trai!
Lập tức – sau 40 năm xa cách - chị nhìn ra ngay chồm lên ôm lấy đầu em trai khóc tức tưởi!
73- Hồ Ngọc Mỹ
NHÀ VĂN HÓA TÀ ÔI
Giáo viên sinh khoảng 1931 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở TT – Huế (2001).
Từ những năm 50 đã theo Cách mạng lên vùng núi rừng A Lưới dạy người Tà Ôi học chữ quốc ngữ cho đến tận ngày nay tròn nửa thế kỷ sống giữa vùng rừng núi hoang sơ.
Chẳng những dạy học mà còn góp phần đào tạo giáo viên người dân tộc kế tiếp nghiệp dạy học của mình và sáng tác thơ vè tiếng Tà Ôi nên được dân địa phương đặt tên “dân tộc” cho là Kon Ku Nô.
Nhưng trong đời riêng lại chịu nhiều đau khổ oan khiên khi một con trai đã chết vì di chứng CĐDC, con gái lớn 31 tuổi mắc bệnh tâm thần trong khi vợ bị bướu nặng nằm chờ chết. Vậy mà đêm đêm vẫn đánh vật với bản thảo bộ chữ Tà Ôi dang dở đang nằm đó chờ hoàn tất…
74 - Hồ Thị Thanh
BỆNH LOÃNG TỦY
Từ những năm 50 đã theo Cách mạng lên vùng núi rừng A Lưới dạy người Tà Ôi học chữ quốc ngữ cho đến tận ngày nay tròn nửa thế kỷ sống giữa vùng rừng núi hoang sơ.
Chẳng những dạy học mà còn góp phần đào tạo giáo viên người dân tộc kế tiếp nghiệp dạy học của mình và sáng tác thơ vè tiếng Tà Ôi nên được dân địa phương đặt tên “dân tộc” cho là Kon Ku Nô.
Nhưng trong đời riêng lại chịu nhiều đau khổ oan khiên khi một con trai đã chết vì di chứng CĐDC, con gái lớn 31 tuổi mắc bệnh tâm thần trong khi vợ bị bướu nặng nằm chờ chết. Vậy mà đêm đêm vẫn đánh vật với bản thảo bộ chữ Tà Ôi dang dở đang nằm đó chờ hoàn tất…
74 - Hồ Thị Thanh
BỆNH LOÃNG TỦY
Nông dân sinh 1950 tại Hà Nội. Sống ở Hà Nội (2005).
Đi thanh niên xung phong ở Vĩnh Linh từ năm 1971, hai năm sau đã phát bệnh phải xin về quê từ đó liên tục bệnh dây dưa với một lần mổ bướu cổ nên không dám lấy chồng.
Đến năm 1995 mới phát hiện ra bệnh lạ hiếm thấy là bệnh loãng tủy – di chứng CĐDC - làm đùi phải ngày càng lớn ra trong khi chân trái và 2 tay dần teo lại, người yếu đi thấy rõ.
Hai lần mổ rồi lại tái phát như cũ. Trợ cấp Nhà nuớc 105.000 đồng/tháng, gia đình anh em đều nhà nghèo không ai đỡ đần được gì…
75 - Hồ Trọng Ám
THƠ CỨU CHUỘC
Đi thanh niên xung phong ở Vĩnh Linh từ năm 1971, hai năm sau đã phát bệnh phải xin về quê từ đó liên tục bệnh dây dưa với một lần mổ bướu cổ nên không dám lấy chồng.
Đến năm 1995 mới phát hiện ra bệnh lạ hiếm thấy là bệnh loãng tủy – di chứng CĐDC - làm đùi phải ngày càng lớn ra trong khi chân trái và 2 tay dần teo lại, người yếu đi thấy rõ.
Hai lần mổ rồi lại tái phát như cũ. Trợ cấp Nhà nuớc 105.000 đồng/tháng, gia đình anh em đều nhà nghèo không ai đỡ đần được gì…
75 - Hồ Trọng Ám
THƠ CỨU CHUỘC
Nhà giáo sinh 1941 tại Huế – Mất 2006 ở Đồng Nai (66 tuổi).
Trước 75 dạy học ở Nha Trang.
Sau 75 thất nghiệp, gia đình tan vỡ phải bỏ vào Sài Gòn mưu sinh song nghề làm thầy không bon chen nổi thời này nên cuối cùng chọn về Long Thành (Đồng Nai) làm rẫy.
Sống ẩn dật ở nơi heo hút (con gái duy nhất lấy chồng ở xa), dù vậy vẫn được một phụ nữ Việt kiều đem lòng yêu thương nhưng lại quyết liệt từ chối theo người yêu mới qua Mỹ. Rồi bất hạnh lại giáng xuống năm 1998 mắc bệnh liệt nửa người nằm liệt giường 8 năm trời đến cuối đời.
May sao trong cảnh khốn đốn đó theo lời khuyên của một người bạn nhà thơ cũng là đồng hương hàng xóm làm rẩy bắt đầu làm thơ để tìm lãng quên vượt lên số phận. Lại được một phụ nữ hàng xóm cưu mang tận tình chăm sóc và còn thay mình ghi lại những bài thơ sáng tác trên giường bệnh: Nhìn cặp môi nhà thơ cử động và nhìn người bệnh ra dấu bằng tay để đoán ý nghĩa từ ngữ, phát âm từ ngữ.
Từ đó ít ra cũng đã tìm được một niềm an ủi hạnh phúc dẫu nhỏ nhoi là tận mắt nhìn thấy và ký tặng tập thơ đầu tay cũng là duy nhất “Chỉ còn lại” của mình do bạn bè tập hợp in (vi tính) 10 ngày trước khi nhắm mắt lìa đời. Với bao tâm tình gửi lại lạ lùng thay vẫn ánh lên một niềm tin bất toại:
“Cuộc sống là gì khiến ta suy nghĩ
Của riêng ta, không, của mọi người
Ta là kẻ trồng cây mong được quả
Gieo giống lành cho đời mãi xanh tươi.
Dẫu hình hài rồi đây không còn nữa
Của Xê da trả lại Xê da
Chỉ còn lại một chút tình dâu biển
Những mai sau xin để lại cho người.”
76 - Hồng Khắc Kim Mai
KHỔ NẠN THƠ
Trước 75 dạy học ở Nha Trang.
Sau 75 thất nghiệp, gia đình tan vỡ phải bỏ vào Sài Gòn mưu sinh song nghề làm thầy không bon chen nổi thời này nên cuối cùng chọn về Long Thành (Đồng Nai) làm rẫy.
Sống ẩn dật ở nơi heo hút (con gái duy nhất lấy chồng ở xa), dù vậy vẫn được một phụ nữ Việt kiều đem lòng yêu thương nhưng lại quyết liệt từ chối theo người yêu mới qua Mỹ. Rồi bất hạnh lại giáng xuống năm 1998 mắc bệnh liệt nửa người nằm liệt giường 8 năm trời đến cuối đời.
May sao trong cảnh khốn đốn đó theo lời khuyên của một người bạn nhà thơ cũng là đồng hương hàng xóm làm rẩy bắt đầu làm thơ để tìm lãng quên vượt lên số phận. Lại được một phụ nữ hàng xóm cưu mang tận tình chăm sóc và còn thay mình ghi lại những bài thơ sáng tác trên giường bệnh: Nhìn cặp môi nhà thơ cử động và nhìn người bệnh ra dấu bằng tay để đoán ý nghĩa từ ngữ, phát âm từ ngữ.
Từ đó ít ra cũng đã tìm được một niềm an ủi hạnh phúc dẫu nhỏ nhoi là tận mắt nhìn thấy và ký tặng tập thơ đầu tay cũng là duy nhất “Chỉ còn lại” của mình do bạn bè tập hợp in (vi tính) 10 ngày trước khi nhắm mắt lìa đời. Với bao tâm tình gửi lại lạ lùng thay vẫn ánh lên một niềm tin bất toại:
“Cuộc sống là gì khiến ta suy nghĩ
Của riêng ta, không, của mọi người
Ta là kẻ trồng cây mong được quả
Gieo giống lành cho đời mãi xanh tươi.
Dẫu hình hài rồi đây không còn nữa
Của Xê da trả lại Xê da
Chỉ còn lại một chút tình dâu biển
Những mai sau xin để lại cho người.”
76 - Hồng Khắc Kim Mai
KHỔ NẠN THƠ
Nhà thơ sinh 1945 tại Huế. Sống ở Mỹ (2006).
Một nhà thơ nữ gốc Hoa trí thức tài hoa (dạy piano) từng nổi tiếng rất sớm ở miền Nam với tư tưởng “nổi loạn” nữ giới và phong cách cách tân thơ mới mẻ (làm cả thơ tiếng Pháp). Nhưng vào thời đó – những năm 60 – như thế là quá táo bạo nên ngay trên văn đàn chế độ cũ đã bị phê phán, lên án.
Đến sau 75 thì lại càng không phù hợp.
Bởi vậy năm 1977 đã vượt biên sang Mỹ. Thời gian đầu còn tham gia góp mặt trên các diễn đàn thơ hải ngoại nhưng đến năm 1999 đột ngột từ bỏ tất cả rút lui về… ở ẩn!
Thêm một trường hợp “quy ẩn” khá phổ biến đối với giới văn nghệ sĩ trí thức cũ miền Nam thời này, ở cả trong nước lẫn nước ngoài thể hiện sự chọn lựa thái độ giữ mình tự trọng trong hoàn cảnh bất lực trước thời cuộc không như ý:
“… Ta vẫn biết
Tự ta gieo trồng
Cây đớn đau trên ghềnh đá cô đơn
Đồng lúa chiêm nở tròn
Hạt lệ cao sơn
Giọt lệ thi nhân
Dăm buổi héo hon trong đuôi mắt
Xanh lơ giận hờn
Ta đi
Trên hai đê
Trong bến mê
Bến cứa tim ta những nhát buồn…”
77 - Huyền Vũ
NHÀ TƯỜNG THUẬT BÓNG ĐÁ TIÊN PHONG
Một nhà thơ nữ gốc Hoa trí thức tài hoa (dạy piano) từng nổi tiếng rất sớm ở miền Nam với tư tưởng “nổi loạn” nữ giới và phong cách cách tân thơ mới mẻ (làm cả thơ tiếng Pháp). Nhưng vào thời đó – những năm 60 – như thế là quá táo bạo nên ngay trên văn đàn chế độ cũ đã bị phê phán, lên án.
Đến sau 75 thì lại càng không phù hợp.
Bởi vậy năm 1977 đã vượt biên sang Mỹ. Thời gian đầu còn tham gia góp mặt trên các diễn đàn thơ hải ngoại nhưng đến năm 1999 đột ngột từ bỏ tất cả rút lui về… ở ẩn!
Thêm một trường hợp “quy ẩn” khá phổ biến đối với giới văn nghệ sĩ trí thức cũ miền Nam thời này, ở cả trong nước lẫn nước ngoài thể hiện sự chọn lựa thái độ giữ mình tự trọng trong hoàn cảnh bất lực trước thời cuộc không như ý:
“… Ta vẫn biết
Tự ta gieo trồng
Cây đớn đau trên ghềnh đá cô đơn
Đồng lúa chiêm nở tròn
Hạt lệ cao sơn
Giọt lệ thi nhân
Dăm buổi héo hon trong đuôi mắt
Xanh lơ giận hờn
Ta đi
Trên hai đê
Trong bến mê
Bến cứa tim ta những nhát buồn…”
77 - Huyền Vũ
NHÀ TƯỜNG THUẬT BÓNG ĐÁ TIÊN PHONG
Nhà báo tên thật Nguyễn Ngọc Nhung sinh 1914 tại Phan Thiết – Mất 2005 ở Mỹ (92 tuổi).
Là người tường thuật trực tiếp bóng đá trên sóng phát thanh ở Sài Gòn từ thập niên 60, phóng viên thể thao duy nhất và nổi tiếng nhất làm công việc mới mẻ này lúc đó. Ngoài ra còn nắm một tờ tuần báo chuyên về thể thao cũng thuộc loại hiếm hoi vào thời đó.
Ra đi từ 30.4.75 qua Mỹ tiếp tục cộng tác với đài phát thanh tiếng Việt mảng thể thao, viết hồi ký “Tôi làm ký giả thể thao”. Đặc biệt năm 66 tuổi còn chịu khó vừa đi làm vừa đi học đại học nói là để làm gương cho con cháu, qua 8 năm mới tốt nghiệp cử nhân khoa học chính trị 1980.
Sau khi vợ mất năm 1997 lại mắc bệnh parkinson (bệnh run tay) phải ngồi xe lăn nên hầu như rút lui về ở ẩn. Tâm sự muốn nhắn gửi lại là “rất nhớ sân Tao Đàn, sân Cộng Hòa” (sân Cộng Hòa là tên cũ của sân Thống Nhất ở TPHCM hiện nay).
78 - Huỳnh Ba
NGHI VẤN “CHIÊU HỒI”
Là người tường thuật trực tiếp bóng đá trên sóng phát thanh ở Sài Gòn từ thập niên 60, phóng viên thể thao duy nhất và nổi tiếng nhất làm công việc mới mẻ này lúc đó. Ngoài ra còn nắm một tờ tuần báo chuyên về thể thao cũng thuộc loại hiếm hoi vào thời đó.
Ra đi từ 30.4.75 qua Mỹ tiếp tục cộng tác với đài phát thanh tiếng Việt mảng thể thao, viết hồi ký “Tôi làm ký giả thể thao”. Đặc biệt năm 66 tuổi còn chịu khó vừa đi làm vừa đi học đại học nói là để làm gương cho con cháu, qua 8 năm mới tốt nghiệp cử nhân khoa học chính trị 1980.
Sau khi vợ mất năm 1997 lại mắc bệnh parkinson (bệnh run tay) phải ngồi xe lăn nên hầu như rút lui về ở ẩn. Tâm sự muốn nhắn gửi lại là “rất nhớ sân Tao Đàn, sân Cộng Hòa” (sân Cộng Hòa là tên cũ của sân Thống Nhất ở TPHCM hiện nay).
78 - Huỳnh Ba
NGHI VẤN “CHIÊU HỒI”
Ngư dân sinh 1945 tại Đà Nẵng. Sống ở Đà Nẵng (2004).
Từng là một trong 5 thủy thủ đầu tiên chở vũ khí đạn dược từ Bắc vào Nam tiếp tế chiến trường đánh Mỹ nay còn sống. Đến 1959 thực hiện một chuyến đi như thế nữa thì bị bắt tù Côn Đảo 12 năm.
Cuối 1974 được thả về do bệnh tật, chưa kịp nối lại liên lạc thì giải phóng miền Nam. Cũng từ đó không được xác minh lại quá trình tham gia Cách mạng bởi các đầu mối cấp trên qua thời gian dài đều đã hy sinh hoặc mất tích khiến thậm chí còn bị nghi ngờ “”đầu hàng” địch!
Đành chấp nhận trở lại làm ông lão ngư dân lỡ làng sự nghiệp ở làng chài Nam Ô.
79 - Huỳnh Bá Thành
HY SINH HOẠ SĨ ỚT
Cuối 1974 được thả về do bệnh tật, chưa kịp nối lại liên lạc thì giải phóng miền Nam. Cũng từ đó không được xác minh lại quá trình tham gia Cách mạng bởi các đầu mối cấp trên qua thời gian dài đều đã hy sinh hoặc mất tích khiến thậm chí còn bị nghi ngờ “”đầu hàng” địch!
Đành chấp nhận trở lại làm ông lão ngư dân lỡ làng sự nghiệp ở làng chài Nam Ô.
79 - Huỳnh Bá Thành
HY SINH HOẠ SĨ ỚT
Nhà báo sinh 1944 tại Quảng Nam – Mất 1993 ở TPHCM (49 tuổi).
Trước 75 làm báo ở Sài Gòn nổi tiếng quốc tế với bút danh họa sĩ Ớt chuyên vẽ biếm họa trên các báo đối lập chống Mỹ và chế độ cũ (hơn 2.000 bức). Nhưng sau 75 mới biết là tình báo viên của Cách mạng mang hàm sĩ quan công an!
Sau 75 là người có công lớn lập nên tờ báo “Công an TPHCM” đạt số lượng phát hành cao nhất nước (cao điểm 600.000 bản/số) đồng thời cũng là cây bút mở ra dòng tiểu thuyết hình sự “vụ án”. Tất cả nhờ vận dụng kinh nghiệm làm báo ăn khách thời chế độ cũ.
Nhưng ngược lại, thiên khiếu độc đáo, xuất sắc nhất là vẽ biếm họa thì… ngưng luôn đương nhiên do không phù hợp với tiêu chí làm báo của chế độ mới lúc đó. Từ đó quá đáng tiếc đã chôn vùi luôn bút danh họa sĩ Ớt bất hủ!
Trong thời kỳ có chức quyền đã có nhiều giúp đỡ đối với bạn bè, đồng nghiệp cũ trong giới văn nghệ sĩ, được ghi nhận là “một người bạn trước sau như một” (Chánh Trinh). Cũng là người đi tiên phong trong phong trào vận động báo chí làm công tác từ thiện cứu trợ đồng bào nghèo, gặp thiên tai…
Đang lúc ở đỉnh cao sự nghiệp và danh vọng thì bất ngờ đột tử (bệnh cao huyết áp) trong ngày tết (Tết Quý Dậu).
80-Huỳnh Ngọc Thương
THAY CHA NUÔI MẸ
Sau 75 là người có công lớn lập nên tờ báo “Công an TPHCM” đạt số lượng phát hành cao nhất nước (cao điểm 600.000 bản/số) đồng thời cũng là cây bút mở ra dòng tiểu thuyết hình sự “vụ án”. Tất cả nhờ vận dụng kinh nghiệm làm báo ăn khách thời chế độ cũ.
Nhưng ngược lại, thiên khiếu độc đáo, xuất sắc nhất là vẽ biếm họa thì… ngưng luôn đương nhiên do không phù hợp với tiêu chí làm báo của chế độ mới lúc đó. Từ đó quá đáng tiếc đã chôn vùi luôn bút danh họa sĩ Ớt bất hủ!
Trong thời kỳ có chức quyền đã có nhiều giúp đỡ đối với bạn bè, đồng nghiệp cũ trong giới văn nghệ sĩ, được ghi nhận là “một người bạn trước sau như một” (Chánh Trinh). Cũng là người đi tiên phong trong phong trào vận động báo chí làm công tác từ thiện cứu trợ đồng bào nghèo, gặp thiên tai…
Đang lúc ở đỉnh cao sự nghiệp và danh vọng thì bất ngờ đột tử (bệnh cao huyết áp) trong ngày tết (Tết Quý Dậu).
80-Huỳnh Ngọc Thương
THAY CHA NUÔI MẸ
Thường dân sinh 1946 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở Mỹ (2010).
Cha đi tập kết còn lại một mình với mẹ đi lính loại “lính dữ” chế độ cũ.
Trong thời gian đi lính bị thương nặng được đưa ra tàu Mỹ ngoài biển truyền máu cứu chữa. Không ngờ sau đó vợ sinh một bầy con gái đều có… tóc vàng hoe! Do đã được truyền máu… Mỹ!
Sau 75 đương nhiên đi cải tạo chưa tới ba năm nhờ có cha là cán bộ từ miền Bắc trở về nhưng cũng vì thế mà… bị loại khỏi diện đi H.O. Tuy nhiên vợ và các con gái lại được đi Mỹ nhờ bà vợ tìm cách khai con mình tóc vàng là con… lai Mỹ!
Chấp nhận để vợ con ra đi và sau đó xem như ly dị luôn (vọ con không bảo lãnh được), một mình ở lại với mẹ già còn ở làng quê Huế. Gặp lại cha thì ông đã… lấy vợ khác ngoài Bắc kéo theo một đàn con mới vào Đà Nẵng làm lớn mà không quan tâm gì nữa đến người vợ cũ ở quê nhà ngày đêm trông ngóng. Vì thế mà giận từ chối… nhận cha, không nhận sự giúp đỡ, một mình bỏ vào Sài Gòn tìm đường kiếm sống.
Trên quê hương mới cô đơn mới chắp nối với một người vợ khác đã có một đời chồng, sinh được 2 con ở nhà phụ vợ nuôi heo cầm cự qua ngày và còn phải lo cho một người con trai của vợ sau dính ma túy… May nhờ có nghề phong thủy và đông y tự học từ trong trại cải tạo nên làm thêm đắp đổi qua ngày.
Đến thời đổi mới kinh tế phong trào kinh doanh địa ốc lên đỉnh mới… phất lên làm cố vấn cho người người nhà nhà tranh thủ mua đất làm nhà, trở thành có giá bất ngờ.
Đang ăn nên làm ra thì được con cái đời vợ trước bây giờ mới bảo lãnh được qua Mỹ. Cũng đi vậy để tìm đường đưa vợ sau và hai con qua theo. Nhưng thủ tục không đơn giản nên đành chấp nhận sống một cảnh hai quê. Trên đất Mỹ cũng lại hành nghề phong thủy càng đại thành công có tiếng tới mức được Tổng thống Bush mời dự tiệc vinh danh Việt kiều!
Vẫn đi đi về về thường xuyên làm tròn nghĩa vụ “đời sau” và vì còn phải lo cho mẹ già hơn 80 tuổi gửi gắm lại ở làng quê Huế cùng phần mộ người cha trước khi mất đã có di nguyện đưa về chôn cất nơi đây. Lại nữa, gặïp lúc Mỹ đang lâm vào suy thoái do khủng hoảng kinh tế nên về VN lại hay, kiếm tiền nhiều khi còn khá hơn ở Mỹ!
(Còn tiếp)
Cha đi tập kết còn lại một mình với mẹ đi lính loại “lính dữ” chế độ cũ.
Trong thời gian đi lính bị thương nặng được đưa ra tàu Mỹ ngoài biển truyền máu cứu chữa. Không ngờ sau đó vợ sinh một bầy con gái đều có… tóc vàng hoe! Do đã được truyền máu… Mỹ!
Sau 75 đương nhiên đi cải tạo chưa tới ba năm nhờ có cha là cán bộ từ miền Bắc trở về nhưng cũng vì thế mà… bị loại khỏi diện đi H.O. Tuy nhiên vợ và các con gái lại được đi Mỹ nhờ bà vợ tìm cách khai con mình tóc vàng là con… lai Mỹ!
Chấp nhận để vợ con ra đi và sau đó xem như ly dị luôn (vọ con không bảo lãnh được), một mình ở lại với mẹ già còn ở làng quê Huế. Gặp lại cha thì ông đã… lấy vợ khác ngoài Bắc kéo theo một đàn con mới vào Đà Nẵng làm lớn mà không quan tâm gì nữa đến người vợ cũ ở quê nhà ngày đêm trông ngóng. Vì thế mà giận từ chối… nhận cha, không nhận sự giúp đỡ, một mình bỏ vào Sài Gòn tìm đường kiếm sống.
Trên quê hương mới cô đơn mới chắp nối với một người vợ khác đã có một đời chồng, sinh được 2 con ở nhà phụ vợ nuôi heo cầm cự qua ngày và còn phải lo cho một người con trai của vợ sau dính ma túy… May nhờ có nghề phong thủy và đông y tự học từ trong trại cải tạo nên làm thêm đắp đổi qua ngày.
Đến thời đổi mới kinh tế phong trào kinh doanh địa ốc lên đỉnh mới… phất lên làm cố vấn cho người người nhà nhà tranh thủ mua đất làm nhà, trở thành có giá bất ngờ.
Đang ăn nên làm ra thì được con cái đời vợ trước bây giờ mới bảo lãnh được qua Mỹ. Cũng đi vậy để tìm đường đưa vợ sau và hai con qua theo. Nhưng thủ tục không đơn giản nên đành chấp nhận sống một cảnh hai quê. Trên đất Mỹ cũng lại hành nghề phong thủy càng đại thành công có tiếng tới mức được Tổng thống Bush mời dự tiệc vinh danh Việt kiều!
Vẫn đi đi về về thường xuyên làm tròn nghĩa vụ “đời sau” và vì còn phải lo cho mẹ già hơn 80 tuổi gửi gắm lại ở làng quê Huế cùng phần mộ người cha trước khi mất đã có di nguyện đưa về chôn cất nơi đây. Lại nữa, gặïp lúc Mỹ đang lâm vào suy thoái do khủng hoảng kinh tế nên về VN lại hay, kiếm tiền nhiều khi còn khá hơn ở Mỹ!
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét