Trong chuyên mục Chào Ngày Mới trên blog của nhà thơ Cao Thoại Châu có giới thiệu loạt bài " Việt Nam Hồ Sơ Hậu Chiến "của nhà phê bình văn học Cao Huy Khanh trên Blog Hợp tuyển thơ văn.Đây là loạt bài được cập nhật từ trang webs VanVietLoc và HTTV sẽ đăng lại vào mỗi thứ Năm hàng tuần thay vì ngày thứ Bảy.Xin giới thiệu bài viết của nhà thơ Cao Thoại Châu.
Gần hết ngày mới có những dòng này là bởi từ sáng đến giờ loay hoay mãi tìm không ra một điều gì tạo hứng cho viết.Chuyện tầm phào thì không thiếu, chuyện đứng đắn nghiêm chỉnh mới là đáng quan tâm nhưng không phải bất cứ lúc nào cũng có thể tìm ra chuyện đứng đắn. Thời may, mở blog của mình ra tìm trong đó may ra có chuyện nghiêm chỉnh đáng nói chăng. Thì đây, chuyện là như thế này…Khoảng trước năm 1970, thọat kỳ thuỷ, trên tờ Khởi Hành rồi sau đó là những tờ báo văn nghệ có uy tín hàng đầu ở Sài Gòn dành cho giới trí thức trẻ, xuất hiện một bút danh lạ Cao Huy Khanh mà đa số bài làm nên chỗ đứng nhanh chóng ổn định của anh là loạt bài nhận định, phê bình văn chương.Thời ấy viết lọai này không nhiều và những người đọc nó tuy nhiều nhưng lại hầu như là trí thức có tư duy tự do nhiễm màu sắc triết học. Thế là khó. Và Cao Huy Khanh rất nhanh chóng khẳng định tài năng, sở học, bút pháp, sự thông minh quán xuyến một lĩnh vực rất tế nhị. Thời gian không lâu để Cao Huy Khanh trở thành cây bút có uy tín. Đọc anh thời ấy tôi rất tâm đắc và thú thật là cảm phục tài anh, nhưng không có duyên nên chỉ “văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình” và 20 năm trôi qua, mãi đến sau năm 1990 chúng tôi mới có dịp gặp nhau và đó là lần gặp duy nhất trong gần 20 năm tiếp theo lại biền biệt- cộng chung gần 40 năm chỉ một lần gặp gỡ. Nhưng đọc Cao Huy Khanh thì nhiều, kể cả sau này hình như anh chỉ viết báo và sách mà không thấy sáng tác nữa. Giao tình không có, nhưng như thế cũng không sứt mẻ gì lòng mến phục của tôi. Nay, trên Blog của Nguyễn Miên Thảo mà tôi mã hóa một cách vui là “Ba chìm bảy nổi” hiện có trong danh sách Blog liên kết của tôi. Vào đấy, bạn dễ dàng đi sang nhà của “ Ba chìm bảy nổi”, và sang đó để đọc lọat bài của Cao Huy Khanh “ Việt Nam Hồ sơ hậu chiến 1975-2010”, một công trình khá đồ sộ theo dự kiến của tác giả thì có hơn 1.000 những thân phận người, trước 1975 họ có thể ở bên này hay bên kia cuộc chiến. Nhưng bây giờ, thời hậu chiến, những thân phận ấy sẽ lần lượt đến với mọi người. Khi đọc loạt bài đầu tiên, thú thật tôi đã ngậm ngùi nghĩ…thì ra mình cũng còn hạnh phúc, dù nó có là cái ấm sứt vòi chăng nữa.Xin mời…
Gần hết ngày mới có những dòng này là bởi từ sáng đến giờ loay hoay mãi tìm không ra một điều gì tạo hứng cho viết.Chuyện tầm phào thì không thiếu, chuyện đứng đắn nghiêm chỉnh mới là đáng quan tâm nhưng không phải bất cứ lúc nào cũng có thể tìm ra chuyện đứng đắn. Thời may, mở blog của mình ra tìm trong đó may ra có chuyện nghiêm chỉnh đáng nói chăng. Thì đây, chuyện là như thế này…Khoảng trước năm 1970, thọat kỳ thuỷ, trên tờ Khởi Hành rồi sau đó là những tờ báo văn nghệ có uy tín hàng đầu ở Sài Gòn dành cho giới trí thức trẻ, xuất hiện một bút danh lạ Cao Huy Khanh mà đa số bài làm nên chỗ đứng nhanh chóng ổn định của anh là loạt bài nhận định, phê bình văn chương.Thời ấy viết lọai này không nhiều và những người đọc nó tuy nhiều nhưng lại hầu như là trí thức có tư duy tự do nhiễm màu sắc triết học. Thế là khó. Và Cao Huy Khanh rất nhanh chóng khẳng định tài năng, sở học, bút pháp, sự thông minh quán xuyến một lĩnh vực rất tế nhị. Thời gian không lâu để Cao Huy Khanh trở thành cây bút có uy tín. Đọc anh thời ấy tôi rất tâm đắc và thú thật là cảm phục tài anh, nhưng không có duyên nên chỉ “văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình” và 20 năm trôi qua, mãi đến sau năm 1990 chúng tôi mới có dịp gặp nhau và đó là lần gặp duy nhất trong gần 20 năm tiếp theo lại biền biệt- cộng chung gần 40 năm chỉ một lần gặp gỡ. Nhưng đọc Cao Huy Khanh thì nhiều, kể cả sau này hình như anh chỉ viết báo và sách mà không thấy sáng tác nữa. Giao tình không có, nhưng như thế cũng không sứt mẻ gì lòng mến phục của tôi. Nay, trên Blog của Nguyễn Miên Thảo mà tôi mã hóa một cách vui là “Ba chìm bảy nổi” hiện có trong danh sách Blog liên kết của tôi. Vào đấy, bạn dễ dàng đi sang nhà của “ Ba chìm bảy nổi”, và sang đó để đọc lọat bài của Cao Huy Khanh “ Việt Nam Hồ sơ hậu chiến 1975-2010”, một công trình khá đồ sộ theo dự kiến của tác giả thì có hơn 1.000 những thân phận người, trước 1975 họ có thể ở bên này hay bên kia cuộc chiến. Nhưng bây giờ, thời hậu chiến, những thân phận ấy sẽ lần lượt đến với mọi người. Khi đọc loạt bài đầu tiên, thú thật tôi đã ngậm ngùi nghĩ…thì ra mình cũng còn hạnh phúc, dù nó có là cái ấm sứt vòi chăng nữa.Xin mời…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét