Cái chết của nhà thơ Nguyễn Bính có nhiều nguồn dư luận khác nhau.
Bài viết dưới đây của Nguyễn Bính Hồng Cầu ,con gái nhà thơ làm sáng tỏ những nghi vấn về sự ra đi của ông,một đám tang "Không kèn trống,không người đưa tiễn"
Sự thật về cái chết của nhà thơ Nguyễn Bính, cha tôi
Cha tôi mất tính đến nay đã được 43 năm, trong khoảng thời gian gần nửa thế kỷ đó, có biết bao ý kiến, bao bài báo nói về cái chết của cha tôi, biết bao là dị bản, kể cả những người trong gia đình họ tộc nhà tôi, tất cả cũng đều nghe nói lại, không một người vợ con ruột thịt nào có mặt lúc cha tôi lâm chung. Biết làm sao hơn được, chiến tranh loạn lạc mà!
33 năm đất nước yên bình! Từng ấy thời gian tôi sống trong lù mù ngược xuôi nhiều chiều dư luận, thậm chí có cả dư luận nghi ngờ ác ý về cái chết của cha tôi. Ấy vậy mà, tôi vẫn chưa có điều kiện tìm hiểu thực hư về cái chết của cha mình. Vì không có thời gian, vì công kia chuyện nọ, vì cách trở quan san, vì cuộc sống áo cơm, vì sự ỷ lại nào đó hay là sự vô tâm… có lẽ vì mỗi thứ một chút mà cho mãi đến 30 tháng tư năm 2008, khi tôi về hưu, tôi mới tìm đến nơi cha tôi trút hơi thở cuối cùng. Để rồi lúc tôi trở về, đi trên con đường làng tráng nhựa phẳng lì quanh co uốn lượn, hai bên đường được viền xanh rì bởi những cây nhãn cổ thụ, có tiếng chim hót gọi mùa, làng quê đẹp như trong tranh vẽ, và cũng thật thanh bình êm ả mà trong tôi thì gập ghềnh lắm nỗi. Con đường nào cha tôi đã đi qua với những tháng ngày gian nan vất vả, làng xóm trong thời kỳ bom đạn… tôi bùi ngùi vì sự chậm trễ nên không gặp được chú Tân Thanh để được nghe chú nhắc nhớ về cha mình vì nay chú cũng đã ra người thiên cổ. Chú Tân Thanh có tên tục là ông lang Hứa, chú làm nghề đông y, thích làm thơ và nhất là rất yêu thơ Nguyễn Bính. Gia đình chú có nghề buôn bán cây thuốc lâu đời, thời đó đã xuất khẩu thuốc bán ra nước ngoài, gia đình thuộc loại khấm khá. Lúc sinh thời cha tôi hay lui tới nhà chú Tân Thanh như chỗ thâm tình. Gia đình chú cũng quí cha tôi như người anh lớn trong nhà. Dạo ấy là những ngày tháng chạp, cha tôi từ bệnh viện nơi sơ tán về ghé lại nhà chú Tân Thanh nghỉ dưỡng cũng có hơn mươi ngày.
Một hôm cha tôi nói với chú Tân Thanh:
- Chú Hứa này, anh đã coi số tử vi, năm nay anh chết đấy, nếu may qua được năm nay thì anh sống thêm được chục năm nữa!
Chú Tân Thanh gắt:
- Vớ vẩn, chết gì mà chết, tử vi với tử vẩn, anh cứ nói huyên thuyên!
- Thật mà hôm nào rỗi anh cho chú xem - Nhưng cha tôi cũng không kịp cho chú Tân Thanh xem lá số tử vi như ông đã hứa.Khoảng 25, 27 tết cha tôi đem chiếc xe đạp hiệu Phượng Hoàng (tiền mua chiếc xe cũng là của chú thím Tân Thanh đưa) ra kỳ cọ sửa sang để chuẩn bị về Nam Định ăn tết. Thấy vậy thím Tân Thanh mới bảo:
- Bác ở lại ăn tết với vợ chồng chúng em, sức khỏe bác ốm yếu như vậy, đường sá gập ghềnh lỏm chỏm đá to đá nhỏ, ổ gà ổ voi không khéo ngã thì có chết!
Cha tôi nói:
- Cô không sợ anh chết ở đây à?
- Chúng em chẳng sợ gì cả, chết thế nào được! Bác cứ ở lại đây ăn tết cùng gia đình chúng em có dưa ăn dưa có muối ăn muối.
Chú Tân Thanh nghe vợ nói, cũng hăng hái góp lời:
- Cô ấy nói phải đấy! Bác cứ ở lại ăn tết với chúng em, khi nào khỏe hẳn rồi hãy về, chúng em không buộc.
Thế là cha tôi đồng ý ở lại với gia đình chú Tân Thanh để ăn thêm cái tết xa nhà, không ngờ đó lại là một “ Xuân tha hương” vĩnh viễn của cha tôi ở nơi cũng tạm gọi là đất khách. Vào khoảng 8 giờ sáng, ngày 20 tháng 1 năm 1966 nhằm ngày 29 tháng chạp âm lịch (tết năm ấy không có ngày 30), tại nhà chú Tân Thanh ở xã Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, cha tôi đã trút hơi thở cuối cùng.Ở nhà quê những năm sơ tán, bữa ăn sáng của người nông thôn thường là củ khoai, cơm nguội đã là sang. Sáng đó, (cha tôi tuyệt nhiên không có uống một hớp rượu nào và cả những ngày hôm trước nữa vì ông đang điều trị bệnh) cha tôi ăn được một tô cơm đầy với tép kho, ông khoe:
- Cô Hứa này, sáng nay anh ăn được nhiều cơm, cả một tô đầy đấy!
Thím Tân Thanh nói:
- Anh cứ ăn nhiều vào cho mau lại người, ăn được là tốt rồi.
Lúc này, thím Tân Thanh vừa mỗ ruột thừa xong nên đi lại còn khó khăn, thím chỉ loay hoay trên bộ ván mà trông coi việc nhà. Ngáy giáp tết thợ thầy cũng nghỉ việc. Mọi việc cha tôi cứ tự nhiên như ở nhà mình, ăn xong cha tôi vắt chiếc khăn mặt lên vai, thủng thỉnh ra ao rửa ráy. Còn chú Tân Thanh thì chuẩn bị đi mỗ lợn chung.
Cha tôi bảo:
- Chú không ăn bát cơm cho chắc bụng, kẻo đến trưa đến xế mới xong việc đói thì làm thế nào?
Chú Tân Thanh nghe lời cha tôi vào ăn bát cơm. Ngoài ao, có tiếng cha tôi gọi:- … Tân Thanh…!
Thím Tân Thanh gọi chồng:
- Ông Hứa ơi, ông ra xem bác Bính bị làm sao ấy !
Chú Tân Thanh vội buông đủa chạy ra, nhìn thấy cha tôi gục đầu thổ huyết bên bờ ao chỗ gốc mít, mà sau nầy xây nhà làm lại cổng, người nhà bảo đốn, chú không cho đành phải xây cái cổng lượn vòng, giữ lại cây mít để kỷ niệm bác Bính. Khi tôi đến, xung quanh gốc mít chỗ thắm máu cha tôi mọc đầy những cây gừng non đâm thẳng lên trời, xanh mượt, tôi thấy cay ở sống mũi, nước mắt cứ trào ra.
Chú Tân Thanh bế cha tôi vào nhà để nằm trên chiếc giường cá nhân nơi ông thường nghỉ ngơi mỗi khi ghé lại, thì cha tôi đã tắt thở. Chú nói với vợ:
- Mình ơi, bác Bính đi rồi!
Thím Tân Thanh bàn với chồng, thuê người võng cha tôi ra bệnh viện cách đó gần hai cây số, chứ để trong nhà khâm liệm thì sẽ đâm ra rắc rối lôi thôi với chánh quyền, làng nước, nhiều lời dị nghị. Điều đó cũng dễ thông cảm cho chú thím, ngày tư ngày tết lại xảy ra chuyện chết chốc, xúi quảy cả đời có khi. Hai người được thuê võng cha tôi ra bệnh viện, hiện một người còn sống, tôi đã tìm gặp, ông tên là Lữ cũng đã ngoài 70 tuổi, nhà ở gần bên. Tôi hỏi ông Lữ: “Chú võng cha cháu ra đến bệnh viện cha cháu có tĩnh lại lần nào không”. ông bảo:
“không! Ngày giáp tết ai nấy cũng đều tất bật cả”.
Vậy là cha tôi được đưa về nghĩa trang Cầu Họ. Mùng Hai Tết, Bác cả tôi là nhà viết kịch Trúc Đường cùng với con gái đi về Nam Định để đưa tang cha tôi, dọc đường thấy một đám ma không kèn trống, không người đưa tang, đâu ngờ đó lại chính là đám tang đứa em trai ruột thịt của mình.
Những ngày giáp tết Kỷ Sửu.
NGUYỄN BÍNH HỒNG CẦU
TIỂU SỬ NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH
Nguyễn Bính sinh vào năm 1918 với tên thật Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Nam Định).
Theo tài liệu được Hội Nhà Văn ở Hà Nội công bố về tiểu sử của ông: thuở nhỏ Nguyễn Bính không được đi học ở nhà trường mà chỉ được học ở nhà với cha là ông đồ nho Nguyễn Đạo Bình và đồng thời cũng được người cậu ruột là Bùi Trinh Khiêm dạy kèm. Ông mồ côi mẹ rất sớm, cha đi bước nữa, gia đình túng quẫn, nên khi lên 10 tuổi đã phải theo anh ruột là Nguyễn Mạnh Phác ra Hà Nội sinh sống. Thời gian này ông được người anh dạy học ở nhà. Năm 13 tuổi ông đã bắt đầu làm thơ và năm 1937 được giải khuyến khích về thơ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn với tập thơ Tâm hồn tôi. Những năm đầu thập niên 1940, Nguyễn Bính nhiều lần lưu lạc vào miền Nam. Lúc này ông đổi tên là Nguyễn Bính Thuyết. Năm 1943, Nguyễn Bính lại đi vào miền Nam lần thứ ba và đã gặp nhà thơ Đông Hồ, Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang. Đó là thời ông viết những bài Hành Phương Nam, Tặng Kiên Giang, Từ Độ Về Đây... Chính vì vậy ông được gọi là "thi sỹ giang hồ".
Từ độ về đây sống rất nghèo
Bạn bè chỉ có gió trăng theo
Những thằng bất nghĩa xin đừng tới
Hãy để thềm ta xanh sắc rêu.
(Từ Độ Về Đây - 1943)
Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở miền Nam. Đến năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà Văn ở Hà Nội một thời gian.
Năm 1956, ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ Trăm Hoa (nguyên văn trong tài liệu của Hội Nhà Văn) và tham gia vào phong trào Nhân văn - Giai phẩm.
Đến năm 1958, bị buộc chuyển về tỉnh nhà Nam Định, làm việc tại Ty Văn hoá Nam Định cho đến khi mất.
Nguyễn Bính mất sáng ngày 20 tháng 1 năm 1966, tức ngày 29 tháng chạp âm lịch xuân Ất Tị, tại nhà một người bạn ở huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Khi đó không một người vợ con ruột thịt nào của ông có mặt.
Nguyễn Bính được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000
THƠ NGUYỄN BÍNH
Bài viết dưới đây của Nguyễn Bính Hồng Cầu ,con gái nhà thơ làm sáng tỏ những nghi vấn về sự ra đi của ông,một đám tang "Không kèn trống,không người đưa tiễn"
Sự thật về cái chết của nhà thơ Nguyễn Bính, cha tôi
Cha tôi mất tính đến nay đã được 43 năm, trong khoảng thời gian gần nửa thế kỷ đó, có biết bao ý kiến, bao bài báo nói về cái chết của cha tôi, biết bao là dị bản, kể cả những người trong gia đình họ tộc nhà tôi, tất cả cũng đều nghe nói lại, không một người vợ con ruột thịt nào có mặt lúc cha tôi lâm chung. Biết làm sao hơn được, chiến tranh loạn lạc mà!
33 năm đất nước yên bình! Từng ấy thời gian tôi sống trong lù mù ngược xuôi nhiều chiều dư luận, thậm chí có cả dư luận nghi ngờ ác ý về cái chết của cha tôi. Ấy vậy mà, tôi vẫn chưa có điều kiện tìm hiểu thực hư về cái chết của cha mình. Vì không có thời gian, vì công kia chuyện nọ, vì cách trở quan san, vì cuộc sống áo cơm, vì sự ỷ lại nào đó hay là sự vô tâm… có lẽ vì mỗi thứ một chút mà cho mãi đến 30 tháng tư năm 2008, khi tôi về hưu, tôi mới tìm đến nơi cha tôi trút hơi thở cuối cùng. Để rồi lúc tôi trở về, đi trên con đường làng tráng nhựa phẳng lì quanh co uốn lượn, hai bên đường được viền xanh rì bởi những cây nhãn cổ thụ, có tiếng chim hót gọi mùa, làng quê đẹp như trong tranh vẽ, và cũng thật thanh bình êm ả mà trong tôi thì gập ghềnh lắm nỗi. Con đường nào cha tôi đã đi qua với những tháng ngày gian nan vất vả, làng xóm trong thời kỳ bom đạn… tôi bùi ngùi vì sự chậm trễ nên không gặp được chú Tân Thanh để được nghe chú nhắc nhớ về cha mình vì nay chú cũng đã ra người thiên cổ. Chú Tân Thanh có tên tục là ông lang Hứa, chú làm nghề đông y, thích làm thơ và nhất là rất yêu thơ Nguyễn Bính. Gia đình chú có nghề buôn bán cây thuốc lâu đời, thời đó đã xuất khẩu thuốc bán ra nước ngoài, gia đình thuộc loại khấm khá. Lúc sinh thời cha tôi hay lui tới nhà chú Tân Thanh như chỗ thâm tình. Gia đình chú cũng quí cha tôi như người anh lớn trong nhà. Dạo ấy là những ngày tháng chạp, cha tôi từ bệnh viện nơi sơ tán về ghé lại nhà chú Tân Thanh nghỉ dưỡng cũng có hơn mươi ngày.
Một hôm cha tôi nói với chú Tân Thanh:
- Chú Hứa này, anh đã coi số tử vi, năm nay anh chết đấy, nếu may qua được năm nay thì anh sống thêm được chục năm nữa!
Chú Tân Thanh gắt:
- Vớ vẩn, chết gì mà chết, tử vi với tử vẩn, anh cứ nói huyên thuyên!
- Thật mà hôm nào rỗi anh cho chú xem - Nhưng cha tôi cũng không kịp cho chú Tân Thanh xem lá số tử vi như ông đã hứa.Khoảng 25, 27 tết cha tôi đem chiếc xe đạp hiệu Phượng Hoàng (tiền mua chiếc xe cũng là của chú thím Tân Thanh đưa) ra kỳ cọ sửa sang để chuẩn bị về Nam Định ăn tết. Thấy vậy thím Tân Thanh mới bảo:
- Bác ở lại ăn tết với vợ chồng chúng em, sức khỏe bác ốm yếu như vậy, đường sá gập ghềnh lỏm chỏm đá to đá nhỏ, ổ gà ổ voi không khéo ngã thì có chết!
Cha tôi nói:
- Cô không sợ anh chết ở đây à?
- Chúng em chẳng sợ gì cả, chết thế nào được! Bác cứ ở lại đây ăn tết cùng gia đình chúng em có dưa ăn dưa có muối ăn muối.
Chú Tân Thanh nghe vợ nói, cũng hăng hái góp lời:
- Cô ấy nói phải đấy! Bác cứ ở lại ăn tết với chúng em, khi nào khỏe hẳn rồi hãy về, chúng em không buộc.
Thế là cha tôi đồng ý ở lại với gia đình chú Tân Thanh để ăn thêm cái tết xa nhà, không ngờ đó lại là một “ Xuân tha hương” vĩnh viễn của cha tôi ở nơi cũng tạm gọi là đất khách. Vào khoảng 8 giờ sáng, ngày 20 tháng 1 năm 1966 nhằm ngày 29 tháng chạp âm lịch (tết năm ấy không có ngày 30), tại nhà chú Tân Thanh ở xã Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, cha tôi đã trút hơi thở cuối cùng.Ở nhà quê những năm sơ tán, bữa ăn sáng của người nông thôn thường là củ khoai, cơm nguội đã là sang. Sáng đó, (cha tôi tuyệt nhiên không có uống một hớp rượu nào và cả những ngày hôm trước nữa vì ông đang điều trị bệnh) cha tôi ăn được một tô cơm đầy với tép kho, ông khoe:
- Cô Hứa này, sáng nay anh ăn được nhiều cơm, cả một tô đầy đấy!
Thím Tân Thanh nói:
- Anh cứ ăn nhiều vào cho mau lại người, ăn được là tốt rồi.
Lúc này, thím Tân Thanh vừa mỗ ruột thừa xong nên đi lại còn khó khăn, thím chỉ loay hoay trên bộ ván mà trông coi việc nhà. Ngáy giáp tết thợ thầy cũng nghỉ việc. Mọi việc cha tôi cứ tự nhiên như ở nhà mình, ăn xong cha tôi vắt chiếc khăn mặt lên vai, thủng thỉnh ra ao rửa ráy. Còn chú Tân Thanh thì chuẩn bị đi mỗ lợn chung.
Cha tôi bảo:
- Chú không ăn bát cơm cho chắc bụng, kẻo đến trưa đến xế mới xong việc đói thì làm thế nào?
Chú Tân Thanh nghe lời cha tôi vào ăn bát cơm. Ngoài ao, có tiếng cha tôi gọi:- … Tân Thanh…!
Thím Tân Thanh gọi chồng:
- Ông Hứa ơi, ông ra xem bác Bính bị làm sao ấy !
Chú Tân Thanh vội buông đủa chạy ra, nhìn thấy cha tôi gục đầu thổ huyết bên bờ ao chỗ gốc mít, mà sau nầy xây nhà làm lại cổng, người nhà bảo đốn, chú không cho đành phải xây cái cổng lượn vòng, giữ lại cây mít để kỷ niệm bác Bính. Khi tôi đến, xung quanh gốc mít chỗ thắm máu cha tôi mọc đầy những cây gừng non đâm thẳng lên trời, xanh mượt, tôi thấy cay ở sống mũi, nước mắt cứ trào ra.
Chú Tân Thanh bế cha tôi vào nhà để nằm trên chiếc giường cá nhân nơi ông thường nghỉ ngơi mỗi khi ghé lại, thì cha tôi đã tắt thở. Chú nói với vợ:
- Mình ơi, bác Bính đi rồi!
Thím Tân Thanh bàn với chồng, thuê người võng cha tôi ra bệnh viện cách đó gần hai cây số, chứ để trong nhà khâm liệm thì sẽ đâm ra rắc rối lôi thôi với chánh quyền, làng nước, nhiều lời dị nghị. Điều đó cũng dễ thông cảm cho chú thím, ngày tư ngày tết lại xảy ra chuyện chết chốc, xúi quảy cả đời có khi. Hai người được thuê võng cha tôi ra bệnh viện, hiện một người còn sống, tôi đã tìm gặp, ông tên là Lữ cũng đã ngoài 70 tuổi, nhà ở gần bên. Tôi hỏi ông Lữ: “Chú võng cha cháu ra đến bệnh viện cha cháu có tĩnh lại lần nào không”. ông bảo:
“không! Ngày giáp tết ai nấy cũng đều tất bật cả”.
Vậy là cha tôi được đưa về nghĩa trang Cầu Họ. Mùng Hai Tết, Bác cả tôi là nhà viết kịch Trúc Đường cùng với con gái đi về Nam Định để đưa tang cha tôi, dọc đường thấy một đám ma không kèn trống, không người đưa tang, đâu ngờ đó lại chính là đám tang đứa em trai ruột thịt của mình.
Những ngày giáp tết Kỷ Sửu.
NGUYỄN BÍNH HỒNG CẦU
TIỂU SỬ NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH
Nguyễn Bính sinh vào năm 1918 với tên thật Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Hà Nam Ninh (nay là tỉnh Nam Định).
Theo tài liệu được Hội Nhà Văn ở Hà Nội công bố về tiểu sử của ông: thuở nhỏ Nguyễn Bính không được đi học ở nhà trường mà chỉ được học ở nhà với cha là ông đồ nho Nguyễn Đạo Bình và đồng thời cũng được người cậu ruột là Bùi Trinh Khiêm dạy kèm. Ông mồ côi mẹ rất sớm, cha đi bước nữa, gia đình túng quẫn, nên khi lên 10 tuổi đã phải theo anh ruột là Nguyễn Mạnh Phác ra Hà Nội sinh sống. Thời gian này ông được người anh dạy học ở nhà. Năm 13 tuổi ông đã bắt đầu làm thơ và năm 1937 được giải khuyến khích về thơ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn với tập thơ Tâm hồn tôi. Những năm đầu thập niên 1940, Nguyễn Bính nhiều lần lưu lạc vào miền Nam. Lúc này ông đổi tên là Nguyễn Bính Thuyết. Năm 1943, Nguyễn Bính lại đi vào miền Nam lần thứ ba và đã gặp nhà thơ Đông Hồ, Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang. Đó là thời ông viết những bài Hành Phương Nam, Tặng Kiên Giang, Từ Độ Về Đây... Chính vì vậy ông được gọi là "thi sỹ giang hồ".
Từ độ về đây sống rất nghèo
Bạn bè chỉ có gió trăng theo
Những thằng bất nghĩa xin đừng tới
Hãy để thềm ta xanh sắc rêu.
(Từ Độ Về Đây - 1943)
Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở miền Nam. Đến năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà Văn ở Hà Nội một thời gian.
Năm 1956, ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ Trăm Hoa (nguyên văn trong tài liệu của Hội Nhà Văn) và tham gia vào phong trào Nhân văn - Giai phẩm.
Đến năm 1958, bị buộc chuyển về tỉnh nhà Nam Định, làm việc tại Ty Văn hoá Nam Định cho đến khi mất.
Nguyễn Bính mất sáng ngày 20 tháng 1 năm 1966, tức ngày 29 tháng chạp âm lịch xuân Ất Tị, tại nhà một người bạn ở huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Khi đó không một người vợ con ruột thịt nào của ông có mặt.
Nguyễn Bính được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000
THƠ NGUYỄN BÍNH
Hành Phương Nam
Đôi ta lưu lạc phương Nam này
Đôi ta lưu lạc phương Nam này
Trải mấy mùa qua én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Riêng ta với ngươi buồn vậy thay
Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu,
Mà không uống cạn mà không say ?
Lời thề buổi ấy cầu Tư Mã
Mà áo khinh cừu không ai may.
Người giam chí lớn vòng cơm áo,
Ta trói chân vào nợ nước mây.
Ai biết thương nhau từ buổi trước,
Bây giờ gặp nhau trong phút giây.
Nợ thế chưa trả tròn một món
Sòng đời thua đến trắng hai tay.
Quê nhà xa lắc xa lơ đó,
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay.
Tâm giao mấy kẻ thì phương Bắc
Ly tán vì cơn gió bụi này
Ngươi đi buồn lắm mà không khóc
Mà vẫn cười qua chén rượu đầy
Vẫn dám tiêu hoang cho đến hết
Ngày mai ra sao rồi hãy hay
Ngày mai có nghĩa gì đâu nhỉ?
Cốt nhất cười vui trọn tối nay
Rẫy ruồng châu ngọc thù son phấn
Mắt đỏ lên rồi cứ chết ngay
Hỡi ơi! Nhiếp Chính mà băm mặt
Giữa chợ ai người khóc nhận thây
Kinh Kha giữa chợ sầu nghiêng chén
Ai kẻ dâng vàng kẻ biếu tay ?
Mơ gì ấp Tiết thiêu văn tự
Giày cỏ, gươm cùn ta đi đây
Ta đi nhưng biết về đâu chứ ?
Đã dấy phong yên lộng bốn trời
Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
Uống say mà gọi thế nhân ơi!
Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ
Ta với nhà ngươi cả tiếng cười
Dằn chén hất cao đầu cỏ dại
Hát rằng phương Nam ta với ngươi
Ngươi ơi! Ngươi ơi! Hề ngươi ơi!
Ngươi ơi! Ngươi ơi! Hề ngươi ơi!
Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh
Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi
ái khanh hành
... Không phải gặp em từ buổi ấy
Hình như gặp em từ ngàn xưa
Lòng em thương anh không có bến
Tình anh yêu em không có bờ
Viết viết có đến nghìn trang giấy
Làm ra có đến nghìn bài thơ
Tương tư một đêm nǎm canh chẵn
Nhớ nhung một ngày mười hai giờ
Chao ơi!
Em ngon như rau cải
Em ngọt như rau ngót.
Em giòn như cùi dừa.
Em hiền như nước mưa
Em nhổ nước bọt xuống mặt biển
Mặt biển thơm lên hai mươi bốn giờ
Em là con Tướng trong tam cúc
Anh là quân Xe trong bàn cờ
Ví chǎng có một nước Tình ái
Em là Hoàng Hậu, anh làm Vua
Chân Quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều .
1936
Đàn tôi
Đàn tôi đứt hết dây rồi
Không người nối hộ, không người thay cho
Rì rào những buổi gieo mưa
Lòng đơn ngỡ tiếng quay tơ đằm đằm
Có cô lối xóm hàng nǎm
Trồng dâu tốt lá, chǎn tằm ươm tơ
Nǎm nay biết đến bao giờ
Dâu cô tới lứa, tằm cô chín vàng?
Tơ cô óng chuốt mịn màng
Sang xin một ít cho đàn có dây
Hết bướm vàng
Anh trồng cả thảy hai vườn cải
Tháng chạp hoa non nở cánh vàng
Lũ bướm láng giềng đang khát nhuỵ
Mách cùng gió sớm rủ rê sang.
Qua giậu tầm xuân thấy bướm nhiều
Bướm vàng vàng quá, bướm yêu yêu
Em sang bắt bướm vườn anh mãi
Quên cả làng Ngang động trống chèo.
Cách có một hôm em chẳng sang
Hôm nay rã đám ở làng Ngang
Hôm nay vườn cải hoa tàn hết
Em hỡi từ nay hết bướm vàng!
Nǎm nay vườn cải nở hoa vàng
Bướm lại sang mà em chẳng sang
Thui thủi một mình anh bắt bướm
Trống chèo thưa thớt đám làng Ngang.
Em đã sang ngang với một người
Anh còn trồng cải nữa hay thôi?
Đêm qua mơ thấy hai con bướm
Khép cánh tình chung ở giữa trời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét