Truyền thông mạng Việt Nam 2009 tiếp tục với các chủ đề dân chủ và dân sinh để gián tiếp thúc đẩy ‘phản biện’ qua báo chí chính thống.
Báo chí ngành và đoàn thể cũng sẽ phải dần nhường chỗ cho các công ty truyền thông chuyên nghiệp đang ráo riết giành thị phần.
Thương mại hóa và sức đẩy của kỹ thuật số tuy nới rộng không gian thông tin giải trí nhưng sẽ còn tạo ra các khái niệm văn hóa lệch chuẩn.
Toàn cầu hóa ở châu Á, với giao lưu vùng giữa các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ bên kia Thái Bình Dương tiếp tục tác động đến chính trị Việt Nam qua truyền thông quốc tế.
Tác động bên ngoài cũng khiến xung khắc về cá tính lãnh đạo và đường lối tìm chọn mô hình phát triển thêm cấp bách.
Chọn chỗ đứng
Nhận định về tương lai của truyền thông quốc tế, tỷ phú Rupert Murdoch trong loạt bài Boyer Lecture vừa qua tiên đoán ‘Báo giấy sẽ chết nhưng tin tức vẫn sống’.
Với Việt Nam, dự báo cũng hoàn toàn đúng khi chúng ta chứng kiến sự phát triển ngoạn mục của các dạng thông tin qua mạng, qua điện thoại di động năm qua.
Cũng năm 2008 chứng kiến những vụ án báo chí, đánh dấu việc mô hình truyền thông phong trào theo kiểu báo Đảng, báo Đoàn, báo của các hiệp hội gặp khó khăn.
Năm tới, các báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên v.v. không chỉ sẽ phải chọn chỗ đứng hẳn cả về mô hình kinh doanh và đường lối biên tập.
Các tổng biên tập và những cây bút xuất thân từ giai đoạn trước và trong Đổi Mới sẽ phải chọn chỗ đứng.
Họ có thể theo tư tưởng Cánh Tả Mới, thể hiện qua bài gần đây của Đào Hiếu, hoặc đứng hẳn phía các ông chủ tư bản truyền thông (corporate media moguls).
Chế độ môn phiệt về kinh doanh theo kiểu Nga hậu cộng sản, pha trộn mô hình dòng tộc nắm chính trị và báo đài kiểu Singapore, Hong Kong, Thái Lan cũng rất hấp dẫn giới làm ăn Việt Nam, kể cả trong làng báo.
Nhưng quốc tế, qua Liên Hiệp Quốc, EU, ADB cũng tăng sức ép muốn truyền thông Việt Nam đóng vai trò đưa người dân tham gia vào tư vấn về các dự án công và nâng cao hiệu năng của các dịch vụ công ích.
Đây cũng là lối thoát của báo đài nhà nước muốn thoát dần mô hình tuyên truyền thô sơ để cải tổ thành truyền thông công đúng nghĩa (public media service).
Nhưng để làm được điều đó họ cũng phải học cách quản trị đúng đắn và ý thức được tính công ích không đi đôi với nhu cầu bán quảng cáo bừa bãi để kiếm lợi riêng.
Bên cạnh đó, các blogs và thông tin trên mạng sẽ vẫn lan tỏa theo các chủ đề khác nhau nhưng đều có mẫu số chung là gợi ra nhu cầu dân chủ.
Tuy thế, khái niệm ‘dân chủ’, ‘xã hội dân sự’ sẽ được mỗi nhóm người ở Việt Nam hiểu một kiểu, tùy vào quyền lợi, nhận thức và cả tín ngưỡng của họ.
Phân hóa xã hội cũng làm tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ mỗi người, mỗi nhóm tự tìm lấy sân chơi riêng của mình và truyền thông mạng là cách họ thể hiện quan điểm.
Tương tác trong ngoài
Luồng tin tức không chính thống, với tất cả sức hút nóng hổi và tính riêng tư, cả khi thiếu chính xác sẽ không hoạt động đơn lẻ.
Qua các chủ đề dân sinh, những diễn biến đối ngoại, hay điều ở Việt Nam gọi chung là ‘bức xúc’, dòng phi chính thống sẽ tác động đến nghị trình chính thống.
Vụ PCI năm qua là một ví dụ truyền thông ngoài nước tác động vào báo chí Việt Nam và đưa câu hỏi lên tận nghị trường Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ.
'Thế giới phẳng' như cách nói của Thomas Friedman cũng khiến vụ 'Cán bộ buôn sừng tê' tận Nam Phi dội về Việt Nam.
Trí thức, văn nghệ sĩ tự tìm lấy sân chơi riêng trên mạng
Hệṭ như dông tố của thời Biến đổi Khí hậu, bão tố trên truyền thông cũng hay ập đến bất ngờ, dữ dội và có sức công phá ngay lập tức.
Dòng thông tin chính thức cũng ngày càng hấp thụ nhiều ý kiến từ dân chúng và bên ngoài và trình bày các sức ép về mô hình và thể chế đối với bộ máy cầm quyền qua cách gọi tế nhị là ‘phản biện’.
Chính trị khu vực và quốc tế sẽ còn là lĩnh vực truyền thông tiếng Việt, tiếng Anh và các ngôn ngữ khác đóng vai trò lý giải các sự kiện bên ngoài cho Việt Nam.
Nhưng sự thiếu vắng một nền tảng khái niệm bằng tiếng Việt về hệ thống dân chủ tư sản sẽ còn khiến truyền thông từ các nước Phương Tây bị hiểu lầm.
Sức mạnh của truyền thông bên ngoài cũng nằm trong tính cách xuyên vùng văn hóa (transculturalism) và xuyên quốc gia (transnationalism) vốn có, cộng với đà giao lưu gia tăng giữa các khối người Việt ở hải ngoại và trong nước.
Nhưng 2009 sẽ chỉ là một năm của các cuộc giằng co về xu thế chứ không xảy ra một cuộc cách mạng trong báo chí Việt Nam.
Thậm chí, truyền thông tiến và lùi bao nhiêu còn tùy thuộc vào va chạm về cách nhìn và tính cách của các lãnh đạo, giữa những anh Ba, anh Tư hay ông này, bà khác, hoặc các tập đoàn con cháu của họ.
Nhìn chung năm tới sẽ là bước đệm cho năm 2010, khi Việt Nam phải mở rộng hơn nữa thị trường truyền thông.
Báo chí đích thực và tin tức vì nhu cầu của chính người đọc, người nghe, người xem sẽ vẫn có đầy sức sống.
Nói như chính Rupert Murdoch thì ‘tiếng vang vọng của báo sẽ tiếp tục lan tỏa ra xã hội và cả thế giới’ (to echo around society and the world).
NGUYỄN GIANG(BBC)
Báo chí ngành và đoàn thể cũng sẽ phải dần nhường chỗ cho các công ty truyền thông chuyên nghiệp đang ráo riết giành thị phần.
Thương mại hóa và sức đẩy của kỹ thuật số tuy nới rộng không gian thông tin giải trí nhưng sẽ còn tạo ra các khái niệm văn hóa lệch chuẩn.
Toàn cầu hóa ở châu Á, với giao lưu vùng giữa các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ bên kia Thái Bình Dương tiếp tục tác động đến chính trị Việt Nam qua truyền thông quốc tế.
Tác động bên ngoài cũng khiến xung khắc về cá tính lãnh đạo và đường lối tìm chọn mô hình phát triển thêm cấp bách.
Chọn chỗ đứng
Nhận định về tương lai của truyền thông quốc tế, tỷ phú Rupert Murdoch trong loạt bài Boyer Lecture vừa qua tiên đoán ‘Báo giấy sẽ chết nhưng tin tức vẫn sống’.
Với Việt Nam, dự báo cũng hoàn toàn đúng khi chúng ta chứng kiến sự phát triển ngoạn mục của các dạng thông tin qua mạng, qua điện thoại di động năm qua.
Cũng năm 2008 chứng kiến những vụ án báo chí, đánh dấu việc mô hình truyền thông phong trào theo kiểu báo Đảng, báo Đoàn, báo của các hiệp hội gặp khó khăn.
Năm tới, các báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên v.v. không chỉ sẽ phải chọn chỗ đứng hẳn cả về mô hình kinh doanh và đường lối biên tập.
Các tổng biên tập và những cây bút xuất thân từ giai đoạn trước và trong Đổi Mới sẽ phải chọn chỗ đứng.
Họ có thể theo tư tưởng Cánh Tả Mới, thể hiện qua bài gần đây của Đào Hiếu, hoặc đứng hẳn phía các ông chủ tư bản truyền thông (corporate media moguls).
Chế độ môn phiệt về kinh doanh theo kiểu Nga hậu cộng sản, pha trộn mô hình dòng tộc nắm chính trị và báo đài kiểu Singapore, Hong Kong, Thái Lan cũng rất hấp dẫn giới làm ăn Việt Nam, kể cả trong làng báo.
Nhưng quốc tế, qua Liên Hiệp Quốc, EU, ADB cũng tăng sức ép muốn truyền thông Việt Nam đóng vai trò đưa người dân tham gia vào tư vấn về các dự án công và nâng cao hiệu năng của các dịch vụ công ích.
Đây cũng là lối thoát của báo đài nhà nước muốn thoát dần mô hình tuyên truyền thô sơ để cải tổ thành truyền thông công đúng nghĩa (public media service).
Nhưng để làm được điều đó họ cũng phải học cách quản trị đúng đắn và ý thức được tính công ích không đi đôi với nhu cầu bán quảng cáo bừa bãi để kiếm lợi riêng.
Bên cạnh đó, các blogs và thông tin trên mạng sẽ vẫn lan tỏa theo các chủ đề khác nhau nhưng đều có mẫu số chung là gợi ra nhu cầu dân chủ.
Tuy thế, khái niệm ‘dân chủ’, ‘xã hội dân sự’ sẽ được mỗi nhóm người ở Việt Nam hiểu một kiểu, tùy vào quyền lợi, nhận thức và cả tín ngưỡng của họ.
Phân hóa xã hội cũng làm tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ mỗi người, mỗi nhóm tự tìm lấy sân chơi riêng của mình và truyền thông mạng là cách họ thể hiện quan điểm.
Tương tác trong ngoài
Luồng tin tức không chính thống, với tất cả sức hút nóng hổi và tính riêng tư, cả khi thiếu chính xác sẽ không hoạt động đơn lẻ.
Qua các chủ đề dân sinh, những diễn biến đối ngoại, hay điều ở Việt Nam gọi chung là ‘bức xúc’, dòng phi chính thống sẽ tác động đến nghị trình chính thống.
Vụ PCI năm qua là một ví dụ truyền thông ngoài nước tác động vào báo chí Việt Nam và đưa câu hỏi lên tận nghị trường Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ.
'Thế giới phẳng' như cách nói của Thomas Friedman cũng khiến vụ 'Cán bộ buôn sừng tê' tận Nam Phi dội về Việt Nam.
Trí thức, văn nghệ sĩ tự tìm lấy sân chơi riêng trên mạng
Hệṭ như dông tố của thời Biến đổi Khí hậu, bão tố trên truyền thông cũng hay ập đến bất ngờ, dữ dội và có sức công phá ngay lập tức.
Dòng thông tin chính thức cũng ngày càng hấp thụ nhiều ý kiến từ dân chúng và bên ngoài và trình bày các sức ép về mô hình và thể chế đối với bộ máy cầm quyền qua cách gọi tế nhị là ‘phản biện’.
Chính trị khu vực và quốc tế sẽ còn là lĩnh vực truyền thông tiếng Việt, tiếng Anh và các ngôn ngữ khác đóng vai trò lý giải các sự kiện bên ngoài cho Việt Nam.
Nhưng sự thiếu vắng một nền tảng khái niệm bằng tiếng Việt về hệ thống dân chủ tư sản sẽ còn khiến truyền thông từ các nước Phương Tây bị hiểu lầm.
Sức mạnh của truyền thông bên ngoài cũng nằm trong tính cách xuyên vùng văn hóa (transculturalism) và xuyên quốc gia (transnationalism) vốn có, cộng với đà giao lưu gia tăng giữa các khối người Việt ở hải ngoại và trong nước.
Nhưng 2009 sẽ chỉ là một năm của các cuộc giằng co về xu thế chứ không xảy ra một cuộc cách mạng trong báo chí Việt Nam.
Thậm chí, truyền thông tiến và lùi bao nhiêu còn tùy thuộc vào va chạm về cách nhìn và tính cách của các lãnh đạo, giữa những anh Ba, anh Tư hay ông này, bà khác, hoặc các tập đoàn con cháu của họ.
Nhìn chung năm tới sẽ là bước đệm cho năm 2010, khi Việt Nam phải mở rộng hơn nữa thị trường truyền thông.
Báo chí đích thực và tin tức vì nhu cầu của chính người đọc, người nghe, người xem sẽ vẫn có đầy sức sống.
Nói như chính Rupert Murdoch thì ‘tiếng vang vọng của báo sẽ tiếp tục lan tỏa ra xã hội và cả thế giới’ (to echo around society and the world).
NGUYỄN GIANG(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét