HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Hai Mươi Ba
231 - Lê Minh Đảo
CẢI TẠO LÂU NHẤT
Thiếu tướng quân đội chế độ cũ sinh 1932 tại Sài Gòn. Sống ở Mỹ (2010).
Thuộc lớp sĩ quan cao cấp trẻ có năng lực chế độ cũ đang lên từng tham gia trận chiến “tử thủ” An Lộc (nay thuộc Bình Phước) thành công năm 1972.
Tháng 4.1975 làm tư lệnh sư đoàn được giao nhiệm vụ “tử thủ” Xuân Lộc (Đồng Nai) chận đường tiến quân của bộ đội vào Sài Gòn. Đây được xem là trận đánh lớn cuối cùng “rửa mặt” cho quân lực VNCH gây tổn hao lực lượng cho đối phương (trong 4-5 ngày khoảng 4.000 bộ đội hy sinh) buộc họ phải đổi hướng tấn công qua cứ điểm khác.
Từ đó cũng được lệnh rút quân về an toàn để phòng thủ vòng đai ngoài Sài Gòn, vẫn giữ vững được tinh thần binh lính dưới quyền, không chấp nhận di tản mà vẫn ở lại cùng binh sĩ. Nhưng sau đó Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh “hạ vũ khí” nên cho đơn vị giải tán rồi một mình trốn xuống miền Tây xem tình hình thế nào, có “tử thủ” nữa hay không (theo kế hoạch dự kiến trước kia của quân đội Sài Gòn). Nhưng Quân đoàn 4 ở miền Tây cũng chấp hành lệnh “bàn giao” (thiếu tướng tư lệnh quân đoàn Nguyễn Khoa Nam tự sát bằng súng lục) nên đành quay lên Sài Gòn ra trình diện đi cải tạo.
Không biết có phải vì “thành tích” Xuân Lộc hay không mà rốt cuộc trong trại cải tạo trở thành một trong bốn người “học tập” lâu nhất đến 17 năm (ba người kia cũng mang hàm chuẩn tướng và thiếu tướng, sau đều qua Mỹ, một đã qua đời), mãi đến 1992 mới ra trại. Trở về nhà ở TP.HCM thì gia đình đã tan tác vợ con mỗi người một ngả (có một con trai từng tình nguyện đi lao động nông trường rồi bỏ về… vượt biên).
Năm 1994 qua Mỹ theo diện H.O. Trong niềm vui cuối đời được gặp lại đồng đội cũ vẫn luôn canh cánh bên lòng niềm tưởng nhớ bao chiến hữu đã hy sinh, đi đâu cũng hỏi “Có nơi nào thắp nén hương tưởng niệm vong linh chiến sĩ mình không?”
232 - Minh Đức Triều Tâm Ảnh
HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG
Tu sĩ Phật giáo pháp danh Thích Giới Đức, tên thật Nguyễn Duy Kha sinh 1944 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở TT Huế (2010).
Sớm chán ghét chiến tranh nên trốn lính sống đời lang thang một thời gian dài ở các tỉnh miền Trung. Năm 1973 vào chùa tu ở Đà Nẵng, sau đó chuyển qua tu chùa Huyền Không nằm dưới chân đèo Hải Vân giáp ranh Đà Nẵng – Huế, một ngôi chùa Nam tông có phong cách rất thoáng, vách gỗ mái lá.
Sau chiến tranh, năm 1976 trở lại quê hương Huế tìm đến vùng núi tái lập chùa Huyền Không theo khuôn mẫu trên. Đến năm 1989 tiếp tục lập thêm chùa Huyền Không Sơn Thượng ở sâu vào trong núi hơn do mình trụ trì.
Từ đây đã ra sức xây dựng thành một ngôi chùa “văn nghệ” nổi tiếng với các khu vườn ươm lan, ươm cây cảnh, trồng thông, phòng viết thư pháp, phòng tu học… luôn mở rộng vòng tay tiếp đón bằng hữu văn nghệ sĩ tứ xứ đến chơi. Với chủ nhân là một nhà tu nghệ sĩ có tài viết thư pháp, làm thơ, viết truyện, dịch kinh, soạn sách sử nằm trong dòng văn hóa Phật giáo hiện đại hóa qua nhiều tác phẩm đã ấn hành -- thong dong bước đi trên con đường riêng của mình:
“vĩnh cửu bước đi
và thiên thu lỗi hẹn đã từ lâu
ai chấp chới bên kia bờ bụi vẩn
ta thõng cuộc ra về
tri kỷ với non sâu!”
233 - Nguyễn Cao Kỳ
NGƯỜI NÉM BOM MIỀN BẮC TRỞ VỀ
Cựu Phó Tổng thống chế độ cũ sinh 1930 tại Sơn Tây. Sống ở Mỹ (2010).
Năm 1965 là Tư lệnh Không quân chế độ Sài Gòn đề xướng chiến dịch “Bắc tiến” đã dẫn đầu phi đội máy bay phản lực VNCH mở chuyến oanh kích đầu tiên ra miền Bắc nhắm đánh vào Nghệ An – Hà Tĩnh (phi công Phạm Phú Quốc bị bắn hạ trên đường trở về). Sau đó đường công danh lên như diều làm Thủ tướng rồi Phó Tổng thống chế độ cũ.
Được xem là một lãnh đạo trẻ năng nổ, có nhiệt tình, tính tình bộc trực thẳng thắn – biệt danh “Tướng râu kẽm” - có lòng tự trọng dân tộc ngược lại với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Trong thời gian nắm quyền lãnh đạo chính phủ có ý muốn chống tham nhũng, gần gũi với dân nghèo nhưng tất cả cuối cùng đều không đi đến đâu. Cuối sự nghiệp bị xem như làm “bù nhìn” cho TT. Nguyẽn Văn Thiệu.
Đến những ngày cuối cùng tháng 4.1975 còn hô hào ở lại “tử thủ” Sài Gòn nhưng rốt cuộc đành tự lái máy bay đào thoát ra hạm đội Mỹ rồi qua Mỹ sống đời lưu vong.
Trên xứ người hầu như không tham gia vào các hoạt động chống Cộng kể cả những kế hoạch đưa quân về “phục quốc”. Có viết cuốn hồi ký “Chúng ta đã thất bại ở miền Nam như thế nào?”
Năm 2004 bất ngờ được mời trở về VN như một hành động biểu tỏ chủ trương hòa giải, hòa hợp dân tộc “xếp lại quá khứ nhìn về tương lai” từ 2 phía. Chấp nhận trở thành lãnh đạo cao cấp nhất chế độ cũ trở về cùng vợ (vợ mới ở Mỹ), “khóc lần thứ hai trong đời khi từ trên máy bay nhìn thấy lại Sài Gòn sau 30 năm” (lần đầu khóc là khi ra đi). Khẳng định trở về vì “nhớ quê hương và xem quê hương cần gì để mình có thể đóng góp trong khả năng của mình.”
Từ đó còn thêm vài lần trở về nữa, về thăm tận quê nhà Sơn Tây, ra Hà Nội gặp bạn học cũ trường Bưởi. Đã giới thiệu nhà đầu tư Mỹ bỏ vốn đầu tư vào khu du lịch ở Quảng Ninh…
Tất nhiên đã trở thành một đối tượng gây tranh luận ồn ào cho cộng đồng VN hải ngoại chia làm 2 phe chống và ủng hộ trong đó phe cực đoan kịch liệt đả phá dữ dằn nhất – tới mức chửi bới thậm tệ – là “kẻ phản bội”.
Đáp lại, khẳng định rằng bây giờ ai còn nhắc chuyện quá khứ kiểu như thế nữa thì quả là “chuyện hoang tưởng”!
234 - Nguyễn Đình Nghĩa
ĐỘT QUỴ TRÊN SÂN KHẤU
Nhạc sĩ âm nhạc dân tộc sinh 1940 tại Đà Nẵng – Mất 2005 ở Mỹ (66 tuổi).
Xuất thân tuy học trường Tây nhưng lại đam mê âm nhạc dân tộc, chơi được nhiều loại nhạc cụ âm nhạc dân tộc trong đó xuất sắc nhất là sáo nên trước 75 nổi tiếng về nghệ thuật thổi sáo điêu luyện ở Sài Gòn được tặng cho biệt danh “Cây sáo thần”.
Sau 75 vì thời trước từng có mặt trong “Biệt đoàn Văn nghệ trung ương” chế độ cũ nên không được lên sân khấu nữa. Vẫn không nản lòng quay qua nghiên cứu các khí cụ âm nhạc dân tộc mới như đàn t’rưng, đàn đá… Đến 1984 mới đi Mỹ.
Tại Mỹ tiếp tục đi sâu nghiên cứu vào nhạc cụ dân tộc, cải tiến một số nhạc cụ như sáo, đàn tranh, đàn t’rưng, trống cơm… Ngoài ra cùng với 5 con còn thành lập ban nhạc gia đình chuyên biểu diễn nhạc cụ dân tộc 4 lần đoạt giải thưởng âm nhạc hàng năm của bang Maryland. Về cuối đời còn bắt tay vào sáng tạc loại nhạc thiền ảnh hưởng đạo Phật.
Dù mắc bệnh tiểu đường vẫn không rời xa sự nghiệp âm nhạc dân tộc, tiếp tục cùng ban nhạc gia đình thường xuyên đi biểu diễn mà mỗi lần trước khi ra sân khấu thổi sáo phải chích insulin. Một lần như vậy vào năm 2003 sau khi biểu diễn xong vào phòng nghỉ thì đột quỵ kéo dài hôn mê hơn 2 năm sau qua đời.
235 - Nguyễn Đình Ngọc
NGÀY CHỈ ĂN MỘT BỮA
Giáo sư đại học sinh 1932 tại Hà Tây – Mất 2006 ở TP.HCM (75 tuổi).
Trước 75 là giáo sư toán ĐH Khoa học Sài Gòn trở về từ Pháp với nhiều bằng cấp đáng nể. Rất được sinh viên yêu mến, kính phục cả về tài năng lẫn đạo đức, phương pháp làm việc giản dị, tận tình. Đặc biệt là về phong cách sống giản dị, trong sạch gần gũi với… dân vô sản (đi bộ 6km đến trường, trong cặp da luôn có… 2 ổ bánh mì để ăn trưa ăn tối tại trường!).
Sau 75 đột ngột… biến mất, không biết đi đâu, đã ra nước ngoài hay không.
Mãi đến hơn 20 năm sau mới tái xuất hiện ở miền Nam trên cương vị… Thiếu tướng Công an! Lúc đó mới hay là một tình báo ngầm của Cách mạng – bí danh Ziệp Sơn - nằm vùng trong giới trí thức đại học miền Nam mà chế độ cũ chẳng hề biết gì, một trường hợp như Phạm Công Ẩn được gài vào từ trước 1954. Bởi thế vì lý do mật, ông đã sớm được đưa ra miền Bắc chuyển qua phụ trách mảng khoa học thông tin cho ngành công an, sau đó mở rộng ra tầm cỡ toàn quốc, trở thành một trong những người đi tiên phong trong việc du nhập ngành công nghệ thông tin vào VN.
Ở chức vị cao song vẫn đi xe đạp, mặc áo bộ đội sờn cũ, ở nhà nhỏ trong hẻm. Về hưu vẫn cặm cụi làm việc tiếp tục suốt ngày với quan niệm bất hủ từ thời còn dạy đại học: Cố gắng mỗi ngày dồn ba bữa ăn thành một để có… thì giờ làm việc! Còn có tiếng là một trong 3 người giỏi nhất Hà Nội về… bói tử vi, có lẽ nhờ phối hợp với thuật toán.
Cuộc đời riêng chịu nhiều hy sinh vì để thực hiện nhiệm vụ đã phải hy sinh nhiều, khi về nước bỏ lại vợ con ở Pháp do không muốn bị liên lụy nếu chẳng may bị lộ. Sau này có lấy vợ mới không con cái, vợ cũ và con trai trở về thăm muốn hàn gắn lại thì đã muộn.
236 - Nguyễn Đình Phương
LÀM THƠ BIẾM… BỊ BẮT!
Nhà giáo sinh tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2006).
Bô đội xuất ngũ về dạy học cấp xã ở thị trấn Nam Đàn.
Có khiếu làm thơ hài nên thường làm thơ châm biếm những thói hư tật xấu, tệ quan liêu bao cấp của cán bộ địa phương được bạn bè, bà con hâm mộ nhờ lời thơ giản dị, ý nhị dễ hiểu dễ nhớ tới mức nhiều bài trở thành loại “đồng dao hiện đại” lưu truyền trong huyện nhà.
Một trong những bài đó là bài “Cột mốc hay là cột ngốc” làm năm 1993 về việc huyện ra lệnh đóng cột mốc để phân chia ranh giới 2 xã ráp gianh Nam Tân và Nam Thượng, một quyết định không được dân đồng tình. Bài thơ rằng:
“ Cột mốc cắm ở đường biên
Phân chia ranh giới, nối liền quốc gia.
“Cột ngốc” của huyện nhà ta
Chia đôi Tân – Thượng như là khối u.
Cá rán dân biếu mèo mù
Chỉ đạo kiểu ấy đáng tù mọt gông.
Vì sao Tân – Thượng bất đồng?
Cần chi cột mốc nằm không giữa trời.
Đau lòng Tân – Thượng mình ơi
Nhổ ngay “cột ngốc” vạn đời vui chung.”
Bài thơ được lan truyền đưa đến hậu quả tác giả bị… công an bắt giam theo kết quả “giám định” bài thơ từ Sở Văn hóa – Thông tin rằng bài thơ có “nội dung hô hào, kích động người nghe; coi thường, cản trở tổ chức…”. Từ đó bị ghép tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước…” đưa ra tòa xét xử.
May là tòa án huyện thấy chẳng đáng tội (Sở VH-TT sau đó chối bản giám định kể trên là “dựng đứng”!) nên đành trả tự do sau 115 ngày bị giam giữ vô lý. Ngày đó đúng vào… Nhà giáo VN 20.11!
Nhưng chưa hết vận xui, về nhà còn bị địa phương bắt họp kiểm điểm gần 30 lần, mãi đến gần 10 tháng sau mới được cho đi dạy lại. Còn việc đòi bồi thường thì vào thời đó… chưa áp dụng!
237 - Nguyễn Đình Trợ
BỊ UNG THƯ VẪN LÀM “BÁC SĨ MIỄN PHÍ”
Bác sĩ về hưu sinh 1934 tại miền Bắc. Sống ở Hà Nội (2007).
Quân y sĩ bộ đội chiến đấu trên chiến trường chống Pháp đến chống Mỹ.
Năm 1999 về hưu không mở phòng mạch riêng mà mở “phòng mạch công cộng” tại nhà nơi minh sẵn sàng khám chữa bệnh cho mọi người không hề lấy tiền. Ngoài ra còn đi đây đó vận động quyên góp làm từ thiện giúp đỡ nạn nhân CĐDC, bệnh nhân nghèo, người dân bị thiên tai, lập Hội Cứu trợ xe lăn cho người tàn tật…
Đang hăng say làm việc như thế thì năm 2004 được phát hiện mắc bệnh ung thư ức một căn bệnh tai ác, hai năm sau được mổ lấy ra khối u cộng với tuổi tác càng làm sức khỏe suy yếu.
Nhưng vẫn không từ bỏ nguyện vọng tâm huyết cả đời: “Biết bao con người đã nằm lại nơi chiến trường mà không bao giờ trở lại. Tôi đã chứng kiến nhiều hoàn cảnh thương tâm, chỉ tiếc là mình không cứu được hết đồng đội. Tôi luôn tâm niệm một điều là mình phải sống sao cho xứng đáng với các đồng đội đã hy sinh… Tôi chỉ mong những ngày còn lại tôi giúp được phần nào cho những số phận bất hạnh, những hoàn cảnh không may mắn là hạnh phúc lắm rồi…”
238 - Nguyễn Đình Vân
SỐNG SÓT LẠ KỲ
Thường dân sống ở Hà Nội (2005).
Cựu bộ đội là người sống sót duy nhất liên quan đến tai nạn ô tô chở 30 cựu chiến binh từ Hà Nội vào miền Nam thăm lại chiến trường xưa trên đường đèo đã lao xuống vực năm 2005.
Ông đã đăng ký danh sách đồng đội cũ cùng đi với đoàn nhưng giờ chót quyết định đi máy bay vào sau sẽ gặp các đồng đội ở TP.HCM rồi đi xe trực chỉ xuống tận Cà Mau. Ai ngờ!
239 - Nguyễn Đức
TRẺ TÁCH MỔ SONG SINH LẤY VỢ SINH CON
Công nhân sinh 1981 tại Gia Lai. Sống ở TP.HCM (2010).
Là một trong 2 trẻ song sinh dính liền nhau do hậu quả bị nhiễm CĐDC sau đó được đưa về TP.HCM mổ tách ra trong ca mổ Việt – Đức nổi tiếng năm 1988 tại TP.HCM. Một trong 18 ca mổ phức tạp loại này thành công trên thế giới trong đó có sự giúp đỡ của Nhật Bản về mặt chuyên môn y khoa lẫn vận động tài chính hỗ trợ.
Sau ca mổ người anh em song sinh Nguyễn Việt “hy sinh” một phần cơ thể mình cho Đức và rơi vào tình trạng hôn mê vĩnh viễn sống đời thực vật tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ gần 20 năm, đến 2007 thì qua đời.
Còn lại Đức mất một chân được bệnh viện nuôi dưỡng lớn lên bình thường rồi cho làm việc cho bệnh viện ở cơ sở phụ. Vẫn sống rất lạc quan yêu đời, đến năm 2006 còn lấy vợ nữa trong một đám cưới “quốc tế” có mặt đông đảo bạn bè, mạnh thường quân đến từ nước ngoài. Là trường hợp duy nhất trong số trẻ song sinh dính liền được tách ra trên thế giới đến lúc đó “dám” lập gia đình!
Không chỉ thế, đến năm 2009 nhờ sự hỗ trợ của biện pháp y khoa, vợ còn… sinh con mà lại sinh đôi một trai một gái!
240 - Nguyễn Đức Huynh
NGƯỜI KHÔNG CÓ MẶT
Sinh viên sinh 1989 tại Quảng Trị. Học ở Hà Nội (2009).
“Không có mặt” ở đây hiểu theo nghĩa đen thuần túy tức là không có khuôn mặt bằng xương bằng thịt bình thường sau khi bị một tai nạn do người khác đục đẽo bom phế liệu làm nổ khiến làm biến dạng khuôn mặt em méo mó kỳ dị không thành là khuôn mặt người nữa.
May sao năm 1994 có một nhà làm phim Thụy Điển qua VN phát hiện trường hợp này đã về nước đưa tin làm chấn động dư luận. Từ đó người dân Thụy Điển gây phong trào quyên góp tiền bạc đưa em ra nước ngoài chữa trị, giải phẫu thẩm mỹ nhằm phục hồi lại “khuôn mặt người:” cho em.
Trải qua hành trình kéo dài gần 10 năm qua nhiều cuộc giải phẫu ở nước ngoài (quan trọng nhất ở Mỹ 8 tháng) mới hoàn tất cuộc chiến đấu lấy lại “mặt người” này. Nhà làm phim Thụy Điển kể trên theo sát cuộc hành trình đã thực hiện bộ phim tài liệu “The boy without a face” (Cậu bé không có khuôn mặt”.
Hiện đang theo học cao đẳng ĐH Điện lực Hà Nội với quyết tâm “Dù bị khuyết tật nhưng việc học tập không làm khó em. Em vẫn luôn cố gắng để hoàn thiện mình…”
Để cảm tạ ơn đời trả lại khuôn mặt cho mình, đã mày mò tự lập nên một website hướng về cộng đồng các nạn nhân bom mìn: nannhanbommin.vicongdong.vn.
CAO HUY KHANH
(Còn tiếp)
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Hai Mươi Ba
231 - Lê Minh Đảo
CẢI TẠO LÂU NHẤT
Thiếu tướng quân đội chế độ cũ sinh 1932 tại Sài Gòn. Sống ở Mỹ (2010).
Thuộc lớp sĩ quan cao cấp trẻ có năng lực chế độ cũ đang lên từng tham gia trận chiến “tử thủ” An Lộc (nay thuộc Bình Phước) thành công năm 1972.
Tháng 4.1975 làm tư lệnh sư đoàn được giao nhiệm vụ “tử thủ” Xuân Lộc (Đồng Nai) chận đường tiến quân của bộ đội vào Sài Gòn. Đây được xem là trận đánh lớn cuối cùng “rửa mặt” cho quân lực VNCH gây tổn hao lực lượng cho đối phương (trong 4-5 ngày khoảng 4.000 bộ đội hy sinh) buộc họ phải đổi hướng tấn công qua cứ điểm khác.
Từ đó cũng được lệnh rút quân về an toàn để phòng thủ vòng đai ngoài Sài Gòn, vẫn giữ vững được tinh thần binh lính dưới quyền, không chấp nhận di tản mà vẫn ở lại cùng binh sĩ. Nhưng sau đó Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh “hạ vũ khí” nên cho đơn vị giải tán rồi một mình trốn xuống miền Tây xem tình hình thế nào, có “tử thủ” nữa hay không (theo kế hoạch dự kiến trước kia của quân đội Sài Gòn). Nhưng Quân đoàn 4 ở miền Tây cũng chấp hành lệnh “bàn giao” (thiếu tướng tư lệnh quân đoàn Nguyễn Khoa Nam tự sát bằng súng lục) nên đành quay lên Sài Gòn ra trình diện đi cải tạo.
Không biết có phải vì “thành tích” Xuân Lộc hay không mà rốt cuộc trong trại cải tạo trở thành một trong bốn người “học tập” lâu nhất đến 17 năm (ba người kia cũng mang hàm chuẩn tướng và thiếu tướng, sau đều qua Mỹ, một đã qua đời), mãi đến 1992 mới ra trại. Trở về nhà ở TP.HCM thì gia đình đã tan tác vợ con mỗi người một ngả (có một con trai từng tình nguyện đi lao động nông trường rồi bỏ về… vượt biên).
Năm 1994 qua Mỹ theo diện H.O. Trong niềm vui cuối đời được gặp lại đồng đội cũ vẫn luôn canh cánh bên lòng niềm tưởng nhớ bao chiến hữu đã hy sinh, đi đâu cũng hỏi “Có nơi nào thắp nén hương tưởng niệm vong linh chiến sĩ mình không?”
232 - Minh Đức Triều Tâm Ảnh
HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG
Tu sĩ Phật giáo pháp danh Thích Giới Đức, tên thật Nguyễn Duy Kha sinh 1944 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở TT Huế (2010).
Sớm chán ghét chiến tranh nên trốn lính sống đời lang thang một thời gian dài ở các tỉnh miền Trung. Năm 1973 vào chùa tu ở Đà Nẵng, sau đó chuyển qua tu chùa Huyền Không nằm dưới chân đèo Hải Vân giáp ranh Đà Nẵng – Huế, một ngôi chùa Nam tông có phong cách rất thoáng, vách gỗ mái lá.
Sau chiến tranh, năm 1976 trở lại quê hương Huế tìm đến vùng núi tái lập chùa Huyền Không theo khuôn mẫu trên. Đến năm 1989 tiếp tục lập thêm chùa Huyền Không Sơn Thượng ở sâu vào trong núi hơn do mình trụ trì.
Từ đây đã ra sức xây dựng thành một ngôi chùa “văn nghệ” nổi tiếng với các khu vườn ươm lan, ươm cây cảnh, trồng thông, phòng viết thư pháp, phòng tu học… luôn mở rộng vòng tay tiếp đón bằng hữu văn nghệ sĩ tứ xứ đến chơi. Với chủ nhân là một nhà tu nghệ sĩ có tài viết thư pháp, làm thơ, viết truyện, dịch kinh, soạn sách sử nằm trong dòng văn hóa Phật giáo hiện đại hóa qua nhiều tác phẩm đã ấn hành -- thong dong bước đi trên con đường riêng của mình:
“vĩnh cửu bước đi
và thiên thu lỗi hẹn đã từ lâu
ai chấp chới bên kia bờ bụi vẩn
ta thõng cuộc ra về
tri kỷ với non sâu!”
233 - Nguyễn Cao Kỳ
NGƯỜI NÉM BOM MIỀN BẮC TRỞ VỀ
Cựu Phó Tổng thống chế độ cũ sinh 1930 tại Sơn Tây. Sống ở Mỹ (2010).
Năm 1965 là Tư lệnh Không quân chế độ Sài Gòn đề xướng chiến dịch “Bắc tiến” đã dẫn đầu phi đội máy bay phản lực VNCH mở chuyến oanh kích đầu tiên ra miền Bắc nhắm đánh vào Nghệ An – Hà Tĩnh (phi công Phạm Phú Quốc bị bắn hạ trên đường trở về). Sau đó đường công danh lên như diều làm Thủ tướng rồi Phó Tổng thống chế độ cũ.
Được xem là một lãnh đạo trẻ năng nổ, có nhiệt tình, tính tình bộc trực thẳng thắn – biệt danh “Tướng râu kẽm” - có lòng tự trọng dân tộc ngược lại với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Trong thời gian nắm quyền lãnh đạo chính phủ có ý muốn chống tham nhũng, gần gũi với dân nghèo nhưng tất cả cuối cùng đều không đi đến đâu. Cuối sự nghiệp bị xem như làm “bù nhìn” cho TT. Nguyẽn Văn Thiệu.
Đến những ngày cuối cùng tháng 4.1975 còn hô hào ở lại “tử thủ” Sài Gòn nhưng rốt cuộc đành tự lái máy bay đào thoát ra hạm đội Mỹ rồi qua Mỹ sống đời lưu vong.
Trên xứ người hầu như không tham gia vào các hoạt động chống Cộng kể cả những kế hoạch đưa quân về “phục quốc”. Có viết cuốn hồi ký “Chúng ta đã thất bại ở miền Nam như thế nào?”
Năm 2004 bất ngờ được mời trở về VN như một hành động biểu tỏ chủ trương hòa giải, hòa hợp dân tộc “xếp lại quá khứ nhìn về tương lai” từ 2 phía. Chấp nhận trở thành lãnh đạo cao cấp nhất chế độ cũ trở về cùng vợ (vợ mới ở Mỹ), “khóc lần thứ hai trong đời khi từ trên máy bay nhìn thấy lại Sài Gòn sau 30 năm” (lần đầu khóc là khi ra đi). Khẳng định trở về vì “nhớ quê hương và xem quê hương cần gì để mình có thể đóng góp trong khả năng của mình.”
Từ đó còn thêm vài lần trở về nữa, về thăm tận quê nhà Sơn Tây, ra Hà Nội gặp bạn học cũ trường Bưởi. Đã giới thiệu nhà đầu tư Mỹ bỏ vốn đầu tư vào khu du lịch ở Quảng Ninh…
Tất nhiên đã trở thành một đối tượng gây tranh luận ồn ào cho cộng đồng VN hải ngoại chia làm 2 phe chống và ủng hộ trong đó phe cực đoan kịch liệt đả phá dữ dằn nhất – tới mức chửi bới thậm tệ – là “kẻ phản bội”.
Đáp lại, khẳng định rằng bây giờ ai còn nhắc chuyện quá khứ kiểu như thế nữa thì quả là “chuyện hoang tưởng”!
234 - Nguyễn Đình Nghĩa
ĐỘT QUỴ TRÊN SÂN KHẤU
Nhạc sĩ âm nhạc dân tộc sinh 1940 tại Đà Nẵng – Mất 2005 ở Mỹ (66 tuổi).
Xuất thân tuy học trường Tây nhưng lại đam mê âm nhạc dân tộc, chơi được nhiều loại nhạc cụ âm nhạc dân tộc trong đó xuất sắc nhất là sáo nên trước 75 nổi tiếng về nghệ thuật thổi sáo điêu luyện ở Sài Gòn được tặng cho biệt danh “Cây sáo thần”.
Sau 75 vì thời trước từng có mặt trong “Biệt đoàn Văn nghệ trung ương” chế độ cũ nên không được lên sân khấu nữa. Vẫn không nản lòng quay qua nghiên cứu các khí cụ âm nhạc dân tộc mới như đàn t’rưng, đàn đá… Đến 1984 mới đi Mỹ.
Tại Mỹ tiếp tục đi sâu nghiên cứu vào nhạc cụ dân tộc, cải tiến một số nhạc cụ như sáo, đàn tranh, đàn t’rưng, trống cơm… Ngoài ra cùng với 5 con còn thành lập ban nhạc gia đình chuyên biểu diễn nhạc cụ dân tộc 4 lần đoạt giải thưởng âm nhạc hàng năm của bang Maryland. Về cuối đời còn bắt tay vào sáng tạc loại nhạc thiền ảnh hưởng đạo Phật.
Dù mắc bệnh tiểu đường vẫn không rời xa sự nghiệp âm nhạc dân tộc, tiếp tục cùng ban nhạc gia đình thường xuyên đi biểu diễn mà mỗi lần trước khi ra sân khấu thổi sáo phải chích insulin. Một lần như vậy vào năm 2003 sau khi biểu diễn xong vào phòng nghỉ thì đột quỵ kéo dài hôn mê hơn 2 năm sau qua đời.
235 - Nguyễn Đình Ngọc
NGÀY CHỈ ĂN MỘT BỮA
Giáo sư đại học sinh 1932 tại Hà Tây – Mất 2006 ở TP.HCM (75 tuổi).
Trước 75 là giáo sư toán ĐH Khoa học Sài Gòn trở về từ Pháp với nhiều bằng cấp đáng nể. Rất được sinh viên yêu mến, kính phục cả về tài năng lẫn đạo đức, phương pháp làm việc giản dị, tận tình. Đặc biệt là về phong cách sống giản dị, trong sạch gần gũi với… dân vô sản (đi bộ 6km đến trường, trong cặp da luôn có… 2 ổ bánh mì để ăn trưa ăn tối tại trường!).
Sau 75 đột ngột… biến mất, không biết đi đâu, đã ra nước ngoài hay không.
Mãi đến hơn 20 năm sau mới tái xuất hiện ở miền Nam trên cương vị… Thiếu tướng Công an! Lúc đó mới hay là một tình báo ngầm của Cách mạng – bí danh Ziệp Sơn - nằm vùng trong giới trí thức đại học miền Nam mà chế độ cũ chẳng hề biết gì, một trường hợp như Phạm Công Ẩn được gài vào từ trước 1954. Bởi thế vì lý do mật, ông đã sớm được đưa ra miền Bắc chuyển qua phụ trách mảng khoa học thông tin cho ngành công an, sau đó mở rộng ra tầm cỡ toàn quốc, trở thành một trong những người đi tiên phong trong việc du nhập ngành công nghệ thông tin vào VN.
Ở chức vị cao song vẫn đi xe đạp, mặc áo bộ đội sờn cũ, ở nhà nhỏ trong hẻm. Về hưu vẫn cặm cụi làm việc tiếp tục suốt ngày với quan niệm bất hủ từ thời còn dạy đại học: Cố gắng mỗi ngày dồn ba bữa ăn thành một để có… thì giờ làm việc! Còn có tiếng là một trong 3 người giỏi nhất Hà Nội về… bói tử vi, có lẽ nhờ phối hợp với thuật toán.
Cuộc đời riêng chịu nhiều hy sinh vì để thực hiện nhiệm vụ đã phải hy sinh nhiều, khi về nước bỏ lại vợ con ở Pháp do không muốn bị liên lụy nếu chẳng may bị lộ. Sau này có lấy vợ mới không con cái, vợ cũ và con trai trở về thăm muốn hàn gắn lại thì đã muộn.
236 - Nguyễn Đình Phương
LÀM THƠ BIẾM… BỊ BẮT!
Nhà giáo sinh tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2006).
Bô đội xuất ngũ về dạy học cấp xã ở thị trấn Nam Đàn.
Có khiếu làm thơ hài nên thường làm thơ châm biếm những thói hư tật xấu, tệ quan liêu bao cấp của cán bộ địa phương được bạn bè, bà con hâm mộ nhờ lời thơ giản dị, ý nhị dễ hiểu dễ nhớ tới mức nhiều bài trở thành loại “đồng dao hiện đại” lưu truyền trong huyện nhà.
Một trong những bài đó là bài “Cột mốc hay là cột ngốc” làm năm 1993 về việc huyện ra lệnh đóng cột mốc để phân chia ranh giới 2 xã ráp gianh Nam Tân và Nam Thượng, một quyết định không được dân đồng tình. Bài thơ rằng:
“ Cột mốc cắm ở đường biên
Phân chia ranh giới, nối liền quốc gia.
“Cột ngốc” của huyện nhà ta
Chia đôi Tân – Thượng như là khối u.
Cá rán dân biếu mèo mù
Chỉ đạo kiểu ấy đáng tù mọt gông.
Vì sao Tân – Thượng bất đồng?
Cần chi cột mốc nằm không giữa trời.
Đau lòng Tân – Thượng mình ơi
Nhổ ngay “cột ngốc” vạn đời vui chung.”
Bài thơ được lan truyền đưa đến hậu quả tác giả bị… công an bắt giam theo kết quả “giám định” bài thơ từ Sở Văn hóa – Thông tin rằng bài thơ có “nội dung hô hào, kích động người nghe; coi thường, cản trở tổ chức…”. Từ đó bị ghép tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước…” đưa ra tòa xét xử.
May là tòa án huyện thấy chẳng đáng tội (Sở VH-TT sau đó chối bản giám định kể trên là “dựng đứng”!) nên đành trả tự do sau 115 ngày bị giam giữ vô lý. Ngày đó đúng vào… Nhà giáo VN 20.11!
Nhưng chưa hết vận xui, về nhà còn bị địa phương bắt họp kiểm điểm gần 30 lần, mãi đến gần 10 tháng sau mới được cho đi dạy lại. Còn việc đòi bồi thường thì vào thời đó… chưa áp dụng!
237 - Nguyễn Đình Trợ
BỊ UNG THƯ VẪN LÀM “BÁC SĨ MIỄN PHÍ”
Bác sĩ về hưu sinh 1934 tại miền Bắc. Sống ở Hà Nội (2007).
Quân y sĩ bộ đội chiến đấu trên chiến trường chống Pháp đến chống Mỹ.
Năm 1999 về hưu không mở phòng mạch riêng mà mở “phòng mạch công cộng” tại nhà nơi minh sẵn sàng khám chữa bệnh cho mọi người không hề lấy tiền. Ngoài ra còn đi đây đó vận động quyên góp làm từ thiện giúp đỡ nạn nhân CĐDC, bệnh nhân nghèo, người dân bị thiên tai, lập Hội Cứu trợ xe lăn cho người tàn tật…
Đang hăng say làm việc như thế thì năm 2004 được phát hiện mắc bệnh ung thư ức một căn bệnh tai ác, hai năm sau được mổ lấy ra khối u cộng với tuổi tác càng làm sức khỏe suy yếu.
Nhưng vẫn không từ bỏ nguyện vọng tâm huyết cả đời: “Biết bao con người đã nằm lại nơi chiến trường mà không bao giờ trở lại. Tôi đã chứng kiến nhiều hoàn cảnh thương tâm, chỉ tiếc là mình không cứu được hết đồng đội. Tôi luôn tâm niệm một điều là mình phải sống sao cho xứng đáng với các đồng đội đã hy sinh… Tôi chỉ mong những ngày còn lại tôi giúp được phần nào cho những số phận bất hạnh, những hoàn cảnh không may mắn là hạnh phúc lắm rồi…”
238 - Nguyễn Đình Vân
SỐNG SÓT LẠ KỲ
Thường dân sống ở Hà Nội (2005).
Cựu bộ đội là người sống sót duy nhất liên quan đến tai nạn ô tô chở 30 cựu chiến binh từ Hà Nội vào miền Nam thăm lại chiến trường xưa trên đường đèo đã lao xuống vực năm 2005.
Ông đã đăng ký danh sách đồng đội cũ cùng đi với đoàn nhưng giờ chót quyết định đi máy bay vào sau sẽ gặp các đồng đội ở TP.HCM rồi đi xe trực chỉ xuống tận Cà Mau. Ai ngờ!
239 - Nguyễn Đức
TRẺ TÁCH MỔ SONG SINH LẤY VỢ SINH CON
Công nhân sinh 1981 tại Gia Lai. Sống ở TP.HCM (2010).
Là một trong 2 trẻ song sinh dính liền nhau do hậu quả bị nhiễm CĐDC sau đó được đưa về TP.HCM mổ tách ra trong ca mổ Việt – Đức nổi tiếng năm 1988 tại TP.HCM. Một trong 18 ca mổ phức tạp loại này thành công trên thế giới trong đó có sự giúp đỡ của Nhật Bản về mặt chuyên môn y khoa lẫn vận động tài chính hỗ trợ.
Sau ca mổ người anh em song sinh Nguyễn Việt “hy sinh” một phần cơ thể mình cho Đức và rơi vào tình trạng hôn mê vĩnh viễn sống đời thực vật tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ gần 20 năm, đến 2007 thì qua đời.
Còn lại Đức mất một chân được bệnh viện nuôi dưỡng lớn lên bình thường rồi cho làm việc cho bệnh viện ở cơ sở phụ. Vẫn sống rất lạc quan yêu đời, đến năm 2006 còn lấy vợ nữa trong một đám cưới “quốc tế” có mặt đông đảo bạn bè, mạnh thường quân đến từ nước ngoài. Là trường hợp duy nhất trong số trẻ song sinh dính liền được tách ra trên thế giới đến lúc đó “dám” lập gia đình!
Không chỉ thế, đến năm 2009 nhờ sự hỗ trợ của biện pháp y khoa, vợ còn… sinh con mà lại sinh đôi một trai một gái!
240 - Nguyễn Đức Huynh
NGƯỜI KHÔNG CÓ MẶT
Sinh viên sinh 1989 tại Quảng Trị. Học ở Hà Nội (2009).
“Không có mặt” ở đây hiểu theo nghĩa đen thuần túy tức là không có khuôn mặt bằng xương bằng thịt bình thường sau khi bị một tai nạn do người khác đục đẽo bom phế liệu làm nổ khiến làm biến dạng khuôn mặt em méo mó kỳ dị không thành là khuôn mặt người nữa.
May sao năm 1994 có một nhà làm phim Thụy Điển qua VN phát hiện trường hợp này đã về nước đưa tin làm chấn động dư luận. Từ đó người dân Thụy Điển gây phong trào quyên góp tiền bạc đưa em ra nước ngoài chữa trị, giải phẫu thẩm mỹ nhằm phục hồi lại “khuôn mặt người:” cho em.
Trải qua hành trình kéo dài gần 10 năm qua nhiều cuộc giải phẫu ở nước ngoài (quan trọng nhất ở Mỹ 8 tháng) mới hoàn tất cuộc chiến đấu lấy lại “mặt người” này. Nhà làm phim Thụy Điển kể trên theo sát cuộc hành trình đã thực hiện bộ phim tài liệu “The boy without a face” (Cậu bé không có khuôn mặt”.
Hiện đang theo học cao đẳng ĐH Điện lực Hà Nội với quyết tâm “Dù bị khuyết tật nhưng việc học tập không làm khó em. Em vẫn luôn cố gắng để hoàn thiện mình…”
Để cảm tạ ơn đời trả lại khuôn mặt cho mình, đã mày mò tự lập nên một website hướng về cộng đồng các nạn nhân bom mìn: nannhanbommin.vicongdong.vn.
CAO HUY KHANH
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét