15 năm ấy biết bao nhiêu... nghề
Tốt nghiệp hai trường Sư phạm và Văn khoa Huế rồi trở thành một cô giáo dạy văn, thế nhưng cô giáo Hoàng Thị Như Huy lại gắn bó cuộc đời mình với những mùi vị món ăn. Cái nghề đến với cô như có sự định đoạt của số phận.
Hoàng Thị Như Huy sinh năm 1953, trong một gia đình nhà giáo Huế. Nối nghiệp gia đình, ngày đất nước thống nhất, cô đã giã từ quê hương đến gõ đầu trẻ ở tận Quảng Nam. Năm 1981, mẹ chồng cô bị tai nạn hiểm nghèo. Vì hai chữ hiếu đạo, cô đã nghỉ dạy để trở về Huế chăm sóc cho mẹ. Về Huế, cô xin chuyển công tác giảng dạy nhưng mãi vẫn chỉ nhận được câu trả lời... không có biên chế. "Qua bao đêm nằm trằn trọc suy nghĩ, tôi hiểu rằng khi cái chữ đã không nuôi sống được nữa thì mình phải dùng đến hai bàn tay để lao động". Từ đó, cô sống lặng lẽ và làm không biết bao nhiêu nghề, từ bỏ hàng thuê, trông trẻ, rồi nấu ăn thuê cho các nhà hàng..., chỉ mong đủ tiền mua thuốc thang cho mẹ và các con ăn đủ no. Và tình cờ, từ những món ăn cô nấu, cô đã được Tổ chức Schzmith Foundation tài trợ, mở lớp dạy nữ công gia chánh. Từ đây cô bắt đầu có ý tưởng chuyển hướng cho sự nghiệp của mình. Cô đã dự thi tuyển và trở thành bếp trưởng khách sạn Sài Gòn - Morin. Đó cũng là thời điểm tạo nên bước ngoặt trong cuộc đời cô sau này, đó là trở thành Nghệ nhân dân gian ẩm thực Việt Nam.
Năm 1996, mẹ chồng cô qua đời. Hoàn thành bổn phận của một người con dâu với mẹ chồng, để mở mang vốn hiểu biết về ẩm thực 3 miền, một mình cô "lều chõng" và Sài Gòn học nấu bếp tại trường Trung học Du lịch và Khách sạn TP.HCM. Tại đây, để có tiền trang trải, cô vừa học vừa xin giảng dạy về văn hóa ẩm thực Huế, cách chế biến và phục vụ các món ăn truyền thống và Cung đình Huế. Năm 2000, trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Huế thành lập, cô lại dự thi tuyển và được chọn làm giáo viên Trưởng bộ môn Kỹ thuật chế biến món ăn. Từ đây cô chính thức trở về với nghề truyền thống của gia đình và bắt đầu biên soạn giáo trình và hệ thống ngân hàng đề thi chuyên ngành bếp. Ngoài ra, cô còn tham gia giảng dạy tại Trung tâm xúc tiến việc làm Hội Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên-Huế, trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Huế, trường Đại học Nông lâm Huế..., đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ bếp cho TP.HCM, khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Trong 15 năm ấy, cô đã đi qua và làm không biết bao nhiêu nghề để hôm nay trở thành một giáo viên chuyên về ngành bếp, viết và biên soạn cách thức chế biến các món ăn để truyền lại cho các thế hệ học trò hôm nay.
Hoàng Thị Như Huy sinh năm 1953, trong một gia đình nhà giáo Huế. Nối nghiệp gia đình, ngày đất nước thống nhất, cô đã giã từ quê hương đến gõ đầu trẻ ở tận Quảng Nam. Năm 1981, mẹ chồng cô bị tai nạn hiểm nghèo. Vì hai chữ hiếu đạo, cô đã nghỉ dạy để trở về Huế chăm sóc cho mẹ. Về Huế, cô xin chuyển công tác giảng dạy nhưng mãi vẫn chỉ nhận được câu trả lời... không có biên chế. "Qua bao đêm nằm trằn trọc suy nghĩ, tôi hiểu rằng khi cái chữ đã không nuôi sống được nữa thì mình phải dùng đến hai bàn tay để lao động". Từ đó, cô sống lặng lẽ và làm không biết bao nhiêu nghề, từ bỏ hàng thuê, trông trẻ, rồi nấu ăn thuê cho các nhà hàng..., chỉ mong đủ tiền mua thuốc thang cho mẹ và các con ăn đủ no. Và tình cờ, từ những món ăn cô nấu, cô đã được Tổ chức Schzmith Foundation tài trợ, mở lớp dạy nữ công gia chánh. Từ đây cô bắt đầu có ý tưởng chuyển hướng cho sự nghiệp của mình. Cô đã dự thi tuyển và trở thành bếp trưởng khách sạn Sài Gòn - Morin. Đó cũng là thời điểm tạo nên bước ngoặt trong cuộc đời cô sau này, đó là trở thành Nghệ nhân dân gian ẩm thực Việt Nam.
Năm 1996, mẹ chồng cô qua đời. Hoàn thành bổn phận của một người con dâu với mẹ chồng, để mở mang vốn hiểu biết về ẩm thực 3 miền, một mình cô "lều chõng" và Sài Gòn học nấu bếp tại trường Trung học Du lịch và Khách sạn TP.HCM. Tại đây, để có tiền trang trải, cô vừa học vừa xin giảng dạy về văn hóa ẩm thực Huế, cách chế biến và phục vụ các món ăn truyền thống và Cung đình Huế. Năm 2000, trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Huế thành lập, cô lại dự thi tuyển và được chọn làm giáo viên Trưởng bộ môn Kỹ thuật chế biến món ăn. Từ đây cô chính thức trở về với nghề truyền thống của gia đình và bắt đầu biên soạn giáo trình và hệ thống ngân hàng đề thi chuyên ngành bếp. Ngoài ra, cô còn tham gia giảng dạy tại Trung tâm xúc tiến việc làm Hội Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên-Huế, trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Huế, trường Đại học Nông lâm Huế..., đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ bếp cho TP.HCM, khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Trong 15 năm ấy, cô đã đi qua và làm không biết bao nhiêu nghề để hôm nay trở thành một giáo viên chuyên về ngành bếp, viết và biên soạn cách thức chế biến các món ăn để truyền lại cho các thế hệ học trò hôm nay.
Ẩm thực diễn... thơ
Có lẽ kỷ niệm đáng nhớ nhất trong quãng thời gian học nấu bếp ở Sài Gòn của cô là trình bày bài thi... bằng thơ. Với cách trình bày thông minh "có một không hai" này, cô đã lấy trọn số điểm tuyệt đối là 70/7 môn thi. Không những thế, cô đã làm cả ban giám khảo xúc động sau khi nghe cô trình bày món canh chua cá lóc miền Nam với đầy đủ thành phần từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến cho đến khi hoàn thành món ăn bằng... thơ. Bài thơ tuy vừa làm vừa nghĩ ra nhưng lại bao quát được toàn bộ nội dung bài giảng cũng như kinh nghiệm của cô giáo mình khi dạy về món ăn này. Bài thơ ra đời lúc đó cô đã bước sang tuổi 46.
Cô Hoàng Thị Như Huy dạy Văn hóa ẩm thực tại trường Nghiệp vụ Du lịch Huế - Ảnh do nhân vật cung cấp
Cô Hoàng Thị Như Huy dạy Văn hóa ẩm thực tại trường Nghiệp vụ Du lịch Huế - Ảnh do nhân vật cung cấp
Dường như cái thú văn chương đã ăn sâu vào trái tim của người phụ nữ đất thần kinh. Sau này, khi dạy các học trò của mình, đôi khi cô cũng "tức cảnh" biến lý thuyết bài giảng thành thơ để học trò dễ nhớ, dễ thuộc. Cô tâm sự: "Nói không về lý thuyết mãi, không những trò mà chính người dạy cũng chán. Vì vậy, không ít lần tôi đã chuyển bài giảng thành thơ. Làm như vậy vừa làm cho các em học không chán mà lại nhớ công thức chế biến món ăn rất nhanh". Nói rồi cô đọc cho chúng tôi nghe về món bánh ít khoai tía: "Ăn đi anh !Bánh cung đình cổ xưa của Huế/Thoang thoảng hương thơm nếp mới đầu mùa/Quyện cùng khoai tía tím màu mơ/Nhân đậu ngọt ngào điểm thêm hương quýt/Say lịm hồn ai như uống men nồng/Quết nếp cùng khoai cho mịn nhé/Tay gầy ai đó? Gầy vì ai?/Thêm đường vừa vị đừng ngọt quá/Hấp chín dẻo thơm ấp ủ nhân vàng".
Vinh danh ẩm thực Việt
Năm 1998, cô Hoàng Thị Như Huy sang Pháp tập huấn về ẩm thực châu Âu, tham dự Hội thi đầu bếp quốc tế do Viện hàn lâm ẩm thực Pháp tổ chức. Với vốn kiến thức đã tích lũy và dưới bàn tay khéo léo của mình, sau 3 ngày thi căng thẳng, cô đã giành được Huy chương Ẩm thực, rồi được công nhận là thành viên danh dự của Viện Hàn lâm ẩm thực Pháp. Từ đây, cô đã mang nét văn hóa truyền thống của ẩm thực Huế, ẩm thực VN giới thiệu với nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Bỉ... Tham gia thực hiện phim Perfume wine's Mme Huy cho hãng The food hunter film, bộ phim Ẩm thực cung đình Huế cho hãng phim truyền hình London...
Không dừng lại ở việc giảng dạy và giới thiệu về văn hóa ẩm thực trong và ngoài nước, cô còn dành thời gian để đi khắp nơi tìm hiểu, sưu tập và ghi chép lại các món ăn của các vùng miền, dân tộc để viết thành sách cho các thế hệ học trò. Hiện tại, cô đang cố gắng để hoàn thành cuốn Từ điển ẩm thực Huế và Giáo trình ẩm thực Việt Nam. Cô tâm sự: "Ai cũng nghĩ đơn giản ẩm thực chỉ là món ăn, nhưng mấy ai hiểu được đằng sau đó là những nét văn hóa của một dân tộc, một quốc gia thể hiện qua những món ăn đó. Việc biên soạn từ điển và giáo trình về ẩm thực vẫn đang tiến triển tốt. Khó khăn chỉ còn ở vấn đề tài chính".
Với những cố gắng ấy, năm 2005, cô Hoàng Thị Như Huy được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp cho những cống hiến trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và du lịch. Và năm 2008, cô vinh dự được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ẩm thực VN.
Không dừng lại ở việc giảng dạy và giới thiệu về văn hóa ẩm thực trong và ngoài nước, cô còn dành thời gian để đi khắp nơi tìm hiểu, sưu tập và ghi chép lại các món ăn của các vùng miền, dân tộc để viết thành sách cho các thế hệ học trò. Hiện tại, cô đang cố gắng để hoàn thành cuốn Từ điển ẩm thực Huế và Giáo trình ẩm thực Việt Nam. Cô tâm sự: "Ai cũng nghĩ đơn giản ẩm thực chỉ là món ăn, nhưng mấy ai hiểu được đằng sau đó là những nét văn hóa của một dân tộc, một quốc gia thể hiện qua những món ăn đó. Việc biên soạn từ điển và giáo trình về ẩm thực vẫn đang tiến triển tốt. Khó khăn chỉ còn ở vấn đề tài chính".
Với những cố gắng ấy, năm 2005, cô Hoàng Thị Như Huy được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp cho những cống hiến trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và du lịch. Và năm 2008, cô vinh dự được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ẩm thực VN.
Bùi Ngọc Long - Minh Phương
Nguồn : Thanh Niên Online
co la mot trong nguoi phu nu tuyet voi ma em tung biet.chi la mot nguoi phu nu chan yeu tay mem ma co da phai ganh tren minh biet bao trach nhiem kho khan,nhung co da lam duoc,co da vuot len tren tat ca de lam tron dao hieu,co trach nhiem voi gia dinh,va co trach nhiem voi ban than minh.em kham phuc co!va em muon biet bi quyet nao da giup co thanh cong nhu ngay hom nay khong a?
Trả lờiXóaSao Như Huy lại chối từ quê hương thế nhỉ ? Nếu không nhầm thì mình chính quê là Quảng tri Hải lăng tha phương cầu thực vì nghèo đói và chiến tranh chứ đâu phải "GÁI HUẾ" . Cái lãng mạng của trai - gai Quảng tri thì nghìn năm vẫn không lẫn vào đâu dược bạn ạ !
Xóa