Vì sao sinh viên ra trường không nói được tiêng anh?Đó là câu hỏi cần phải có câu trả lời của ngành Giáo dục.Phải nhận rõ thực trạng và nguyên nhân để có một chuẩn kiểm tra đánh giá về vấn nạn này.TS Lê Viết Dũng,Phó Hiệu trưởng Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng đã có một số ý kiến :
"Trước hết, cần hết sức quan tâm đến động lực học tập của sinh viên. Ở những ngành đào tạo có triển vọng việc làm gắn liền với việc sử dụng ngoại ngữ sinh viên học tập rất tự giác, đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc và có kết quả rất khả quan. Ngược lại, ở các ngành học dẫn đến các loại công việc mà theo sinh viên ít có nhu cầu hoặc nhu cầu sử dụng ngoại ngữ không rõ ràng, việc sinh viên ít đầu tư vào chuyện học tập cũng là điều dễ hiểu. Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc học ngoại ngữ mà nhà trường ít khi quan tâm hoặc nếu có cũng khó can thiệp được.
Về phần giảng viên, nhiều trường hợp có hạn chế về năng lực và nghiệp vụ dẫn đến những hệ quả xấu nhưng có một lý do khác, quan trọng hơn nhiều, cũng cần phải thành thật nhìn nhận: điều kiện giảng dạy không tốt (thời lượng dạy học quá ít, lớp quá đông, thiết bị nghèo nàn) và thù lao giảng dạy quá thấp khiến số đông giáo viên chưa thật sự toàn tâm toàn ý cho việc giảng dạy.
Rất nhiều trung tâm ngoại ngữ tư thục hiện nay có được kết quả đào tạo tốt và thu được lợi nhuận cao nhờ thu học phí (học thêm) cao của sinh viên và trả thù lao cao cho giảng viên đại học (được mời dạy ngoài giờ). Sinh viên có động lực tốt, có điều kiện tài chính và các giảng viên giỏi của các trường công lập đang dạy và học ngoại ngữ một cách có hiệu quả ở ngoài trường của mình.
Hiện nay rất cần có một chuẩn kiểm tra, đánh giá trình độ thống nhất, hiện đại với các cấp độ khác nhau cho các đối tượng sinh viên khác nhau để xây dựng lại chương trình đào tạo. Chuẩn này phải được xác định với ý nghĩa vừa có giá trị trên thị trường lao động vừa có giá trị giúp sinh viên tiếp tục học ở bậc cao hơn ở trong nước cũng như ngoài nước. Đây là việc làm hết sức cấp thiết và là điều kiện tiên quyết để có thể bàn tiếp về phương pháp và kỹ thuật giảng dạy.
Bên cạnh đó, cần phải có chính sách tạo điều kiện cho các trường đại học huy động được tối đa nguồn lực từ phía người học và của người dạy đang bị thất thoát ra thị trường đào tạo ngoại ngữ bên ngoài."
Nguồn : Tuổi Trẻ Online
*********************************
Phóng viên ném giày vào mặt Bush
Tổng thống Mỹ George Bush suýt bị giày đập trúng mặt sau khi một phóng viên Iraq ném về phía ông trong cuộc họp báo tại Baghdad.
Sự việc diễn ra khi Bush bắt tay với Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki tại cuộc họp báo trong chuyến thăm từ biệt của ông chủ Nhà Trắng hôm qua. Phóng viên của kênh truyền hình al-Baghdadiya Muntadar al-Zaidi đứng phắt dậy, hét lớn "Đây là nụ hôn vĩnh biệt của dân Iraq tới ông" và ném giày về phía Bush. Tổng thống Mỹ tránh được chiếc giày này.
Sau đó, Zaidi ném tiếp chiếc thứ hai: "Còn chiếc này dành cho các bà góa, trẻ mồ côi và những người đã chết ở Iraq". Chiếc này bị trượt mục tiêu. Ném giày được coi là hình thức sỉ nhục trong văn hóa Ảrập.
Fityan Mohammed, đại diện của kênh al-Baghdadiya, không hiểu tại sao Zaidi lại có hành vi như vậy. Trước đó, có nhiều báo cáo cho thấy phóng viên này từng bị chiến binh Iraq bắt cóc và đánh đập. "Tôi cố liên lạc với anh ấy nhưng không được", Mohammed nói. "Anh ấy đã tắt máy".
Trước đó, Bush và Thủ tướng al-Maliki đã ký hiệp ước về an ninh, trong đó kêu gọi quân đội Mỹ rút khỏi Iraq vào cuối năm 2011. Bush cũng mô tả cuộc chiến ông khởi xướng ở quốc gia này 6 năm trước là "khó khăn" song cần thiết đối với an toàn của người Mỹ, người Iraq và "hòa bình thế giới".
Chuyến thăm tới Baghdad lần này của Bush diễn ra chỉ 37 ngày trước khi ông trao quyền lãnh đạo cho tổng thống đắc cử Barack Obama. Obama từng thề sẽ chấm dứt chiến tranh ở Iraq. Ông được bầu một phần nhờ lập trường phản đối cuộc chiến này.
Hải Ninh (theo BBC, Telegraph)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét