Tập
thơ thứ 9 của Nguyễn Lương Vỵ, do P&Q phối hợp với Nhà xuất bản Sống in và
phát hành từ California, Hoa Kỳ vào cuối năm 2014. Hơn 100 bài thơ 5 chữ, tổng
cọng cả hơn ngàn câu! Cách nói của tác giả ngay trong lời ngỏ như muốn “ước lệ”
nhiều điều nữa ngoài những “âm”, “câu” và “chữ” của những bài thơ!
Hơi
thở là khí lực của ngôn ngữ. Muốn hủy diệt nền văn hóa một dân tộc, về lâu dài
là làm thay đổi cách nói của họ, trước tiên là từ những câu thơ. Thơ ca chính
là tinh túy của các cách nói trong một ngôn ngữ. Có người không đồng ý với tổng
kết ấy đâu. Nhưng cứ nhìn vào ngôn từ và diễn đạt của các nhà thơ, sẽ thấy được
tinh thần diễn tiến của một xã hội sống động bao quanh.
Rời
Việt Nam sang Hoa Kỳ định cư, như nhiều người xa xứ khác, Nguyễn Lương Vỵ cũng
từng phải chịu đựng nhiều ngịch cảnh và niềm khổ đau mà người ngoài khó thong
hiểu hết. Là một nhà thơ (có tiếng từ trước 1975), hình như anh vẫn tìm cách giải
tỏa những “câu”, “từ”, “âm”, “vận”… Thực
ra, những ám ảnh đó đã có trong anh từ hơn 40 năm: “Âm nhập cốt/ Âm binh phiêu hốt tiếng tru…” Nên suốt hơn 10 năm đầu
ở xứ người anh hết “Tinh Âm” lại phải “Huyết Âm”, rồi lại “Tám Câu Lục Huyền
âm”…
Làm
thơ, là để đạt tới sự cảm khoái vô biên. Vậy can cớ gì mà tôi phải nhắc tới sự
ám ảnh, cũng như sự lý luận về ngôn ngữ và cách nói như trong đọan mở đầu của
bài viết này? Tôi có thật võ đoán lắm chăng ?- Xin thưa rằng: không phải đâu. Mọi
việc đều có nguyên do của nó. Theo phân tích của tôi thì: trong suốt hơn 80
năm, thơ ca Việt Nam từ chỗ bứt phá khỏi cái lâu đài thơ Đường, đã tạo ra khí hậu
ảnh hưởng trào lưu lãng mạn của phương Tây trong thơ mới. Sau đó. Khi đất nước
chia đôi, các anh tài thơ ca vào Miền Nam đã không ngừng sáng tạo, vận dụng
tinh thần “tự do” từ cảm hứng, kết nối hình, tứ đến thể loại biểu hiện. Các nhà
thơ “tiên phong” của thời kỳ mới này muốn phủ nhận hết cả những giá trị mà “Thơ
mới” đã thành tựu.
Nhưng
chỉ sau hơn 10 năm (tạm lấy mốc 1965) trước sự xâm nhập dữ dội của nhiều trào
lưu tư tưởng, sự xung đột không giải quyết nổi giữa 2 nguồn “Đông-Tây”, nên những
người làm thơ lúc này cũng tự mình bứt phá. Người thì trở về với cách biệu hiện
phong cách truyền thống, với cách diện đạt theo lối “cổ phong”, có người lại
đan xen hai cách thể hiện “tự do” lẫn “niêm luật” trong từng bài, từng tập thơ.
Cuộc đi tìm và “khủng hoảng” trong hình thức biểu hiện thơ kéo dài đến ngày Miền
Nam sụp đổ!
Ra
nước ngoài, lớp thi sĩ mới ngỡ giải tỏa được sự lúng túng tinh thần qua lối biểu
hiện “tân hình thức”. Rồi trong nước, các nhà thơ trưởng thành sau cuộc chiến
tranh tương tàn, đến những năm 1990 “vớ” được trào lưu “hậu hiện đại” mà giới
làm nghệ thuật Âu Mỹ vừa vứt bỏ. Họ tưởng rằng đó là “mới” nên đã dùng nó làm
cuộc phủ nhận mọi giá trị đã có. Lần này, nghiệt ngã hơn là dung lời thô tục với
những “l”, “c”; đưa cả sự kiện báo chí và ngôn ngữ đời thường vào thơ. Họ tưởng
rằng đó là “mới”. Thực ra chúng ta đang mất dần hết cách nói của chính mình.
Thi
sĩ luôn đắn đo khi lựa chữ, gieo vần. Nguyễn Lương Vỵ cũng không là ngoại lệ.
Nhưng đến hôm nay, may sao, anh đã tự tìm ra cách nói của riêng mình. Gần gũi với
các hình thức diễn đạt của người xưa, mà lại có được phong cách riêng của mình.
Viết
về tập thơ mới của một người bạn cùng có hơn 40 năm làm văn chương, sao tôi cứ
lý luận lòng vòng như vậy? Thôi thì để anh thổ lộ:
“Năm
Chữ,” hòa quyện năm âm tiếng Việt, thăng trầm cảm xúc, cảm ứng bóng và hình, mộng
và thực,không gian và thời gian trong những ngày im, nhữngkhuya tạnh mần-thinh-mần-thơ”...
(Trích
Lời thưa)
Và, anh nói rõ hơn, rằng:
“Năm
Chữ Ngàn Câu,” cũng là tập Thơ kỷ niệm 45 năm chung thủy, trọn tình trọn nghĩa
với Thơ, từ buổi anh niên tóc xanh, cho đến nay, quá độ lục tuần, tócbạc òa bay
giữa trần gian ngút ngàn trầm luân dâu bể.
“Năm
Chữ Ngàn Câu,” cũng là bụi bặm ồn ào trongđời thường, thinh lặng cô liêu trong
cõi riêng tây. Hiệntiền chảy và trôi vô tận trước sau. Âm sắc cất lên TiếngNói,
thổi hồn vía vào Chữ, đọng lại, hòa âm, tan và bayđi thành Thơ. Thế nhưng mà… Ấy
tuy nhiên…
Hỏi cái Mình ngồi đó
Có nhớ cái Ta xa?
Chợt quên rồi chợt nhớ
Thảng thốt giọt lệ sa.
(tr.11)
Cái
tứ trong câu cuối của bài thơ ngũ ngôn trên không mới, nhưng người đọc thấm được
nổi buồn của thi sĩ vào tuổi xế chiều. Có những điều tưởng là cũ kỹ nhưng là
muôn thuở. Biết nói sao! Ở thể thơ 5 chữ, người đọc thường bị dẫn dắt vào nhưng
lời tự sự của phong cách thơ khẩu khí. Nguyễn Lương Vỵ cũng không tránh khỏi điều
này. Nhiều bài anh dành tặng mẹ, nhớ người ông, tặng các con, hoặc bằng hữu.
Người đọc thơ vốn ngại những bài thơ thù tạc. Trong xã hội hôm nay, thơ thù tạc
thường để… nịnh, vuốt ve nhau. Nhưng ở đây, người ta lại thấy và hiểu thêm nỗi
lòng của tác giả.
Cũ
mà mới là ở chỗ đó. Như trong bài “Hát khẽ bên mồ” mà anh làm tặng người em
trai mất ở quê nhà năm 2013.
Về
đứng bên mồ em
Nắng
rền trên lá cỏ
Nghĩa
địa rền ngất gió
Vút
cánh én kêu thương
Lập
xuân trên đồi nương
Con
bò già cúi mặt
Vườn
xưa chưa kịp nhặt
Tiếng
khóc thuở ban đầu…
Người em trai của tác
giả, theo như tôi biết, đã gánh chịu nỗi đau cuộc chiến tranh, rồi bị loạn thần. Về đứng bên mộ em, anh nhìn ra sự
vô nghĩa trong kiếp người, để nhận ra rằng “Ta
gặm câu thơ mòn,chữ vô hồn vô nghĩa…. Và nhắn gửi trong phân đoạn III, rằng:
(III)
Về
đứng bên mồ ma
Đáp
lời sau tiếng gọi:
Điêu
linh trọn một gói
Em
mang theo cho vui
Kiếp
người trọn một nùi
Em
mang theo đỡ nhớ
Trời
cao kia ấm ớ
Đất
thấp kia ỡm ờ
Á
đù đời bơ vơ
Xin
chào người với ngợm
Khóc
em lệ chẳng rớm
Mà
sao đắng hết lời
Mà
sao khô hết môi
Cúi
đầu nghe cỏ hát
Hăm
mốt ngày thịt nát
Băm
tám năm điên tàn
Điên
vì thời dã man
Vì
bầy đàn chủ nghĩa
Vịn
mồ em hú vía
Mong
em bay thật xa…
(Quán
Rường, 21.01.2014)
Làm thơ, không lẽ chỉ để
nói lên niềm khổ đau? Không đâu! trong “Năm chữ ngàn câu”, người đọc nhận ra niềm
hoan lạc đến từ nhiều nguyên cớ.
ÂM
CUỐI THU
Chiêm
bao màu nắng lụa
Hửng
sáng ửng một đóa
Cúc
vàng đang ngậm sương
Tóc
bạc vừa níu gió
Câu
thơ hẹn cuối đường
Nét
nhạc rung song cửa
Hỏi
ta vui hay buồn?
Theo
nắng sáng xuống phố!
(10.2014)
Tám
câu trên đây là một trong những bài thơ hay. Câu kết không phải để kết thúc mà
mở ra những điều “tự nhiên nhi nhiên”.
Trong cuộc sống không phải dễ nhận ra những cái mới như thế.
Nên,
để thưởng thức hết cái hay cái đẹp của “Năm chữ ngàn câu”, có lẽ xin để bạn tự
tìm mua sách về đọc, theo địa chỉ mail: luongvynguyen2@gmail.com
Võ Chân Cửu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét