A ha ! Am một
tiếng sấm nổ vang trời, cơn mưa vừa đổ nặng hạt, đất trời âm u bỗng trở nên
quang đãng, trời quang mây tạnh, dân làng nháo nhác ra xem, kẻ lo âu, người suy
ngẫm, chỉ có lão Chư là đi ra đi vào, hớn hở. “A ha ! A ha ta thờ đúng vị rồi;
ta thờ đúng vị rồi”. Đó là hai tảng đá làng Cam bị sét đánh thay hình đổi dạng,
tảng đá hình mặt thánh trở thành mặt qủy, còn tảng đá hình mặt qủy trở thành
hình mặt thánh, còn tảng đá hình thanh gươm đứng ở giữa thì vẫn sừng sững nhô
lên, không trầy trụa, tróc trúa chỗ nào. Câu chuyện dân gian truyền kể lại rằng
không biết tự đời xửa, đời xưa, năm não, năm nào, đâu từ cái thuở còn hồng
hoang, hoang hốc, giữa cánh đồng làng Cam tự nhiên lại mọc lên một khối đá to
như một đống rơm khổng lồ; đến thời hai anh em cùng cha khác mẹ làm tộc trưởng
hai làng Cam, làng Bưởi nổi lên tranh giành lãnh địa để thả trâu, bò, dê, ngựa;
sự tranh chấp bằng gậy gộc, dao mác xảy ra hàng ngày, khiến tre nứa hai làng
tàn rụi, trai tráng cứ lo việc đánh nhau, thương tật, chết chóc không làm ăn gì
được đâm ra đói khổ, nạn trộm cắp, cướp giật cứ lộng hành, xảy ra ngày một không
ai ngăn chặn được. Rồi một hôm, trời đất âm u chuyển mưa, có những vạch sáng
chớp ngang đồng, ầm, ầm, ầm sét đánh ba cái, tảng đá rạch ra làm ba, một bên
hình mặt thánh, một bên hình mặt qủy, còn chính giữa hình lưỡi gươm nhọn hoắt,
lăm lăm đâm thẳng lên trời. Qua vài hôm sau hai vị tộc trưởng hai làng ngã lăn
ra bệnh, nóng sốt âm ỉ, trái đậu mọc khắp cả người, các lương y ngòai làng,
trong tổng không ai chữa được, bèn đem hương đèn, cây trái, dê, gà ra tảng đá
tế lễ khẩn cầu lạy vái thì mới khỏi, nhưng mỗi người đều phải bị mù chột một
con mắt bên trái, mặt mày, da thịt lốm đốm, lỗ nhỗ như tổ ong, dân làng được
yên ổn. Từ đó tảng đá trở thành vật thiêng của hai làng và của thiên hạ, cũng
lạ thay từ đó cam, quýt, bưởi của hai làng đều sai quả và ngon ngọt. Tiếng lành
đồn xa họ thi nhau ra nhặt những cục đá vỡ văng ra về đẽo gọt thành tượng để
thờ, một vài anh thợ điêu khắc tự phát cũng thi thố đẽo tạc để bán, họ tạc vậy
mà đâu ra đó, mặt thánh ra thánh, mặt qủy ra qủy, mặt thánh thì hiền lành, đức
độ, bao dung; mặt qủy thì tham lam, hiểm ác, dục vọng. Đá bên tượng thánh thì
tạc thánh, đá bên tượng qủy thì tạc qủy, lưỡi guơm lệnh chúa thì chẳng ai thờ.
Nhưng sự thật thì họ chẳng biết thờ vị thần nào cho phải; thờ thần mặt thánh
thì sợ thần mặt qủy quấy nhiễu, thờ thần mặt qủy thì sợ gia đình không an ổn,
mà ai lại trong nhà thờ cả thánh lẫn qủy thì sao được; ừ - ừ chi cho bằng cứ ra
đó mà lạy cho chắc, đã có lưỡi gươm thiên lệnh ở giữa phân chia phải trái rạch
ròi, việc lành thì thánh ban, việc giữ thì qủy phạt, thế thôi; Mà cũng không
biết từ đâu có đàn quạ đen thui, đen thủi bay đến nhả hạt mọc lên một cây đa to
tướng, nay nó đã trở thành cây cổ thụ che mát cả khu vực, người xưa gọi đó là
cấm thiên thạch, ai có việc ốm đau, cầu phúc, cầu tự, cầu lành, cầu may thì ra
cấm Thiên thạch cầu xin. Sự cúng bái linh thiêng lâu đời có lúc biến thành thủ
tục, nhưng có khi nó cũng bị nhàm chán và lơ đãng nhất là sau những ngày cách
mạng đứng lên “Linh tại ngã, bất linh tại ngã. Có thờ có thiêng, có kiêng có
lành” thế thôi. Sự êm ắng kéo dài khá lâu, có người lại nói: nếu có thần linh
qủy dữ thì đã vặn cổ lão Mạch thuở ấy rồi, lấy đâu để sinh ra thằng Chư khỏe
như văm thế kia.
Ma bắt cũng coi
mặt người ta, ai chấp bắt chi cái lão sống vô gia cư, chết vô địa táng ấy, qủy
thần bắt nó để được gì mà bắt !
Lão Mạch không
biết từ đâu đến làng này, làm thuê vác mướn ở chợ bến sông, ngày qua ngày chỉ
có cái quần cộc với tấm bao tải trên lưng, lúc hết việc, lão tu vài cốc rượu
sỉn sỉn về nằm dưới gốc đa cấm Thiên thạch đánh một giấc, có một buổi trưa bà
cả Đoan đi thăm đồng về ngang, giữa đồng không mông quạnh chẳng thấy ai, bà rón
rén ngồi hớ hênh bị lão Mạch ôm vào trong cấm làm bậy, la hét chẳng được, dẫy
nẩy chẳng xong, đến khi sanh thằng Chư, cũng là ngày ký hiệp định Genève thì lão
biến đi đâu mất; nghe đâu thời tiền khởi nghĩa lão ở đâu bên làng Đòai, lão
tham gia đội cải cách đi đập phá các dinh miếu khắp nơi, tham gia đội án sát,
cầm dao bảy đi vung múa lung tung, rồi đùng một cái lão bị tinh thần hỏang
lọan, điên điên, tàng tàng, đi qua chợ bến sông làng Cam, làm thuê vác mướn,
kiếm sống qua ngày, nhìn khuôn mặt lầm lì của lão ai cũng ớn sợ. Đến khi thằng
Chư lớn thì bà cả Đoan cũng không còn, bà góa chồng thời còn son sẻ, có chút
nhan sắc nhưng bị lỡ thế thì ở vậy, ở mãi đến khi chết già, thằng Chư thì tàng
tàng, chập chập, không vợ không con, làm nghề đồ tể giết heo giết bò thuê. Trời
ạ, gã phàm phu tục tử chẳng khác nào lão Mạch, suốt ngày cứ lè nhè say sỉn, hết
ăn lòng lợn đến của nợ trâu bò, thiến được bộ nào là gã đem về nhậu tất, có khi
gã tùy hứng đem lên cả bàn thờ thánh qủy mà thắp nhang lạy; gã ương ương, ngạnh
ngạnh khác người, người ta thờ tượng thánh hoặc qủy, gọt đẽo thành hình, thành
tượng, còn gã thì thờ cả hai, gã chỉ nhặt hai cục đá ngòai cấm to bằng cái nồi
nấu cơm, đặt lên cái khám dựng giữa sân rồi thắp nhang cúng vái lung tung, ai
hỏi thì gã nói càn “Làm gì biết mặt thánh mặt qủy ra làm sao mà đẽo, mà tạc,
biết đâu mặt ngòai giống thánh mà mặt trong giống qủy thì sao, và ngược lại mặt
ngòai như qủy mà trong lòng là thánh thiện cũng nên. Thánh cũng có cái hay của
thánh, mà qủy cũng có cái lộc của qủy ta thờ hết, thờ ngòai sân thôi, trong nhà
để thờ mẹ, của ngòai sân thánh, qủy hưởng không hết thì cô hồn các đẳng đến
hưởng, xong đến ta, của ngon mà, ai không thích…” Mỗi lần cúng vái ba điều bảy
chuyện xong là gã mang xuống giữa sân nhậu sỉn lăn kềnh ra nằm ngáy kho kho.
Chuyện lão Chư thành chuyện pha trò đến tai mấy thanh tra trên tỉnh về công tác
ở làng, họ cười ha hả rồi bảo nhau – “Lão ấy vậy mà biết chơi “ngầu pín đấy”
cao lương mỹ vị đấy – tìm đâu ra nhiều”.
- ở lò thiến mụ Hai Lãm thiếu gì .
- Lão Chư thầu hết rồi
- Bảo lão nhượng lại, cho lão ít tiền và
đừng nói với ai.
- Nhưng ai làm ?
- Đem ra quán nhậu Sáu Lê.
- Không được, thiên hạ biết kỳ lắm
- Đến nhà chủ tịch xã.
- Nhà tớ không được, mời đòan đến nhà
chủ tịch nông dân tối nay nhậu luôn
- Ô - kê
- Mà ai làm
- Tôi làm được, xin bảo đảm ngon.
- Đã làm chưa ?
- Nhiều lần rồi. Một người trong đòan
thanh tra nói
Bữa nhậu tổng
kết thịnh sọan được tổ chức ở nhà ông chủ tịch Hội nông dân tập thể
- ừ ngon
- Mời bác chủ tịch cựu chiến binh. Một
anh gắp bỏ cho cụ Loc
- Món gì lạ thế này, ruột gìa không ra
ruột gìa, ruột non không ra ruột non, dồi trường cũng chẳng phải
- Ngầu pín đấy, bác xơi thử, ngon lắm
đấy
- Ngầu pín là cái gì ?
……… một anh nói nhỏ vào tai cụ Lộc.
- Thật hết chỗ nói, các chú ra thằng Chư
hết.
- Bố à – Thời bố chưa biết ăn đấy thôi
- Hồi nào đến giờ ai mà ăn vậy chứ. Các
chú đã xơi hết lục phủ ngũ tạng, thịt xương nó còn thấy chưa đủ xơi luôn cả ngọc hành, củ tỏi nó nữa …
Cả bàn cừơi khà
khà – Zô zô, trăm phần trăm.
Việc linh ứng
qủy thần im ắng đâu được vài năm ít ai nhắc đến, lũ trẻ ở trong làng thường rủ
nhau ra bóng cây đa bày trò chơi, chiều nào chúng cũng đùa nhau, đuổi bắt trốn
tìm leo lên cây, chạy nhảy lung tung, có lần chúng leo cả lên đầu qủy thánh,
thi nhau đái dỗng đưa nào xa, lạ thay đến giờ thiêng, tối về chim đưa nào đứa
nấy sưng phù, đầu óc mình mẩy nóng ran, đưa vào trạm xá, bệnh viện chữa không
khỏi, thôi đành bàn nhau ra tảng đá cúng vái van xin vậy, thế là bố mẹ chúng
cùng nhau mang lễ vật ra tảng đá tế lễ, hôm sau thì bệnh giảm, tiểu được nhưng
chưa khỏi hẳn, phải nhờ cô đồng Năm, cô ợ ngáp lên đồng rồi bảo phải tạc tượng
thờ như trước đây mới được, nhưng tạc
tượng nào? Mặt thánh hay mặt qủy ? Cô đồng cứ mãi ậm ừ cũng không nói được.
Trần
Quang Ngân
Tác giá là Hội
viên Hội VHNT tỉnh Lâm Đồng
Thơ, truyện tác
giả này đã in nhiều ở Báo Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội, Tạp chí LangBian…
Địa chỉ :
Trần
Quang Ngân 9/19 Trần Phú – phường Lộc Sơn – thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm
Đồng . Điện thọai : 063. 725 155
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét