Tôi thích những
bài thơ cũ. Nó gợi nhắc cho tôi một thời đời sống với những trằn trọc tra vấn của
cái tôi đầy xáo động, bấp bênh. Như con nước vỡ bờ, như đợt sóng gào thét, những
người lớn tuổi hơn tôi, bằng tôi, đồng hành vào đời. Sống, hiện hữu đối diện với
bối cảnh đất nước chiến tranh. Sự sống và chết như một lằn ranh vô hình dễ bị
phá vỡ. Mỗi bài thơ là một sinh mệnh. Tôi nghe, tôi đọc như nói với chính mình.
Đó là ngôn ngữ thơ – Tuổi trẻ tội nghiệp, cô đơn – Một thời để yêu, một thời để
chết.
Chiến tranh đi qua. Tôi mất tất cả. Tôi còn lại gì? Tình yêu? Sự nghiệp? Những người thân yêu?
Tôi mất tất cả, kể cả những bài thơ.
Những bài thơ cũ với tôi mãi mãi là một hoài niệm, đó là một phần đời mà tôi đã bị đánh mất.
Đó là những bài thơ trước 1975, những bài thơ tình hồn nhiên, tội nghiệp, ngụp lặn trong chiến tranh.
Các thi sĩ một thời tôi say mê như điếu đổ: Thanh Tâm Tuyền, Duy Thanh, Thanh Nam, Thạch Chương, Vương Tân, Dương Kiền, Cao Thoại Châu, Hoài Tuyết Trang, Nguyễn Tôn Nhan, Nguyễn Miên Thảo, Tần Hoài Dạ Vũ, Cao Thị Vạn Giã, Bùi Giáng, Chu Vương Miện, Mường Mán, …Rất nhiều, rất nhiều.
Đó cũng là giai đoạn mà các tạp chí văn nghệ như trăm hoa đua nở làm phong phú hóa sinh hoạt văn học nghệ thuật miền Nam.: Tạp chí Sáng tạo, thế kỷ hai mươi, Hiện đại, Nghệ Thuật, Mai, Văn, Văn học, …
Tìm lại được một bài thơ, đọc được một bài thơ cũ, tôi hạnh phúc vô cùng. Nếu trong âm nhạc, ngôn ngữ được chuyển vận theo giai điệu. Nó là một loại ngôn ngữ kép của nhạc điệu. Bài hát khi đã được chuyển vận và hát cho người nghe. Nó không còn cô đơn. Nó được đi vào lòng khán giả và được ái mộ. Ngôn ngữ thơ, bản chất nó cô đơn, mặc dù nó có âm thanh của nó nhưng đó là hơi thở của tận cùng sâu thẳm trái tim. Nó nói chuyện với từng cá thể. Thơ tìm sự hiệp thông trong nỗi cô đơn tận cùng.
Chiến tranh đi qua. Tôi mất tất cả. Tôi còn lại gì? Tình yêu? Sự nghiệp? Những người thân yêu?
Tôi mất tất cả, kể cả những bài thơ.
Những bài thơ cũ với tôi mãi mãi là một hoài niệm, đó là một phần đời mà tôi đã bị đánh mất.
Đó là những bài thơ trước 1975, những bài thơ tình hồn nhiên, tội nghiệp, ngụp lặn trong chiến tranh.
Các thi sĩ một thời tôi say mê như điếu đổ: Thanh Tâm Tuyền, Duy Thanh, Thanh Nam, Thạch Chương, Vương Tân, Dương Kiền, Cao Thoại Châu, Hoài Tuyết Trang, Nguyễn Tôn Nhan, Nguyễn Miên Thảo, Tần Hoài Dạ Vũ, Cao Thị Vạn Giã, Bùi Giáng, Chu Vương Miện, Mường Mán, …Rất nhiều, rất nhiều.
Đó cũng là giai đoạn mà các tạp chí văn nghệ như trăm hoa đua nở làm phong phú hóa sinh hoạt văn học nghệ thuật miền Nam.: Tạp chí Sáng tạo, thế kỷ hai mươi, Hiện đại, Nghệ Thuật, Mai, Văn, Văn học, …
Tìm lại được một bài thơ, đọc được một bài thơ cũ, tôi hạnh phúc vô cùng. Nếu trong âm nhạc, ngôn ngữ được chuyển vận theo giai điệu. Nó là một loại ngôn ngữ kép của nhạc điệu. Bài hát khi đã được chuyển vận và hát cho người nghe. Nó không còn cô đơn. Nó được đi vào lòng khán giả và được ái mộ. Ngôn ngữ thơ, bản chất nó cô đơn, mặc dù nó có âm thanh của nó nhưng đó là hơi thở của tận cùng sâu thẳm trái tim. Nó nói chuyện với từng cá thể. Thơ tìm sự hiệp thông trong nỗi cô đơn tận cùng.
TUẤN NGUYỄN ( blog ĐẶC TRƯNG)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét