HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Mười Bảy
171 - Lê Văn Bình
CHỦ TỊCH UBND TỈNH LÃNH ÁN TÙ OAN
Cựu cán bộ lãnh đạo tỉnh sinh 1934 tại Bạc Liêu – Mất 2008 (75 tuổi).
Tham gia cách mạng rất sớm hoạt động ở vùng miền Tây Nam bộ nên sau 75 lần lượt nắm giữ cương vị lãnh đạo từ cấp huyện lên cấp tỉnh Minh Hải (Bạc Liêu, Cà Mau hiện nay).Năm 1987 là Phó Bí thư tỉnh kiêm Chủ tịch UBND Minh Hải, đại biểu Quốc hội nhưng đến năm 1989 bị đưa ra toà lãnh án một năm tù cho hưởng án treo trong vụ án Cimexcol Minh Hải với tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.Đây là vụ án lớn từng gây dư luận gay gắt sôi nổi một thời. Mục tiêu của vụ án là xét xử Cty Xuất nhập khẩu Cimexcol Minh Hải do tỉnh thành lập (có liên kết với TPHCM) bị truy tội làm ăn kinh tế lợi dụng danh nghĩa Nhà nước cho tư nhân trục lợi vừa vi phạm pháp luật vừa thua lỗ. Trung ương cử đoàn về điều tra và đứng ra xét xử theo thủ tục hiếm có là xử sơ thẩm cộng chung thẩm chỉ một lần duy nhất!Bản án đưa ra sau đó không được quần chúng lẫn một số quan chức lãnh đạo tỉnh và địa phương không đồng tình cho rằng oan sai, “dựng đứng”, “dùng cơ chế cũ xử cơ chế mới (Đổi mới) kiến nghị xử lại nhưng vô hiệu.Tuy nhiên dưới sức ép của dư luận, Trung ương âm thầm cho điều tra lại để đến năm 1994 thì công nhận đúng là… xử oan vì Cimexcol hoạt động đúng luật pháp, hợp tác kinh doanh với nước bạn Lào làm ăn không lỗ mà còn… lời nữa! Thế là các bị can lần lượt âm thầm được thả ra. Nhưng không có văn bản xác nhận chính thức nên hầu hết không được phục hồi danh dự cũng như trả lại chức vụ, đảng tịch.Nguyên nhân sâu xa đưa đến vụ án ban đầu từ lý do chính trị nhắm “đánh” vào đối tượng Dương Văn Ba nguyên là dân biểu chế độ cũ quê Bạc Liêu nay được TPHCM cử về hợp tác với Minh Hải xây dựng Cimexcol giữ chức phó giám đốc. Ban đầu ông này bị tình nghi tội phản động len vào tổ chức Cimexcol để làm kinh tài cho phe nhóm Việt kiều hải ngoại âm mưu trở về chống phá chế độ. Nhưng sau không tìm ra chứng cứ nên quay qua gán tội kinh tế của Cimexcol là đã đổi mới… quá sớm quá mạnh trong khi chủ trương này mới được thông qua trên lý thuyết năm 1986 nên vẫn bị sự chống đối ngấm ngầm của những thế lực bảo thủ cơ chế cũ! Kết quả 18 cán bộ lãnh án tù từ 1 đến 10 năm tù, riêng ông Ba lãnh án nặng nhất tù chung thân.Trong tình hình “đấu đá nội bộ” đó, ông Lê Văn Bình đại diện Nhà nước quản lý Cimexcol được xem là một vật tế thần bị hy sinh để lấy cớ “xử bọn kia”! Trong khi thực tế ông chỉ mới lên làm Chủ tịch UBND được 2 tháng thì Cimexco bị đình chỉ hoạt động để điều tra mà ông cũng không phải là người được phân công theo dõi Cimexcol.Sau khi được tự động vô hiệu hóa án tùø, được sự ủng hộ của nhiều bạn bè đồng chí – có cả cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, phu nhân cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, cựu Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Phạm Hưng… - ông đã kiên trì đấu tranh để đòi phục hồi danh dự, sự nghiệp. Cả lúc chớm bệnh ung thư từ năm 1999 nằm bệnh viện vẫn “Tôi quyết chiến đấu với bệnh tật tới cùng, tiếp tục sống, tiếp tục đấu tranh để nhìn thấy ngày vụ án được minh oan.”Đến lúc bệnh trầm trọng bác sĩ phải cho mở phế quản để thở, không nói được thì viết ra giấy những lời trần tình thê thiết. Cả cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng gửi thư lên Trung ương: “Tôi khẳng định toàn bộ vụ án là oan sai, không bình thường”. Nhưng tất cả đều rơi vào sự “im lặng đáng sợ”.Cuối cùng qua đời trong nỗi oan khuất chưa được rửa sạch, chết đúng vào ngày 1.5 ngày lễ lớn của người cộng sản như ông (vợ cũng đã 55 tuổi Đảng)!
172 - Lê Vũ Cầu
TỪ TRẺ BỤI ĐỜI ĐẾN “QUÁN VỢ THẰNG ĐẬU”
Diễn viên, đạo diễn kịch nói tên thật Lê Bửu Cầu sinh 1955 tại Cà Mau – Mất 2008 ở TPHCM (54 tuổi).
Năm lên 8 tuổi cha mẹ chết hết khi một quả bom rơi trúng căn nhà ở làng quê heo hút, sáu chị em phải chia tay nhau mỗi người một ngả bắt đầu cuộc đời mái đầu xanh đã sớm phải lận đận truân chuyên.Nhưng ở nhà bà con bị đối xử tệ bạc nên xin vào chùa tá túc cũng không yên đành bỏ nhà bỏ làng bắt đầu kiếp sống trẻ bụi đời phiêu bạt giang hồ.Từ Cà Mau bôn ba theo dòng đời lưu lạc lên Tây Ninh, Sài Gòn rồi ra tận Quy Nhơn làm đủ thứ nghề giang hồ tứ chiến như đánh giày, trộm cắp du thủ du thực, bảo kê gái, ma cô… Nổi tiếng “Cầu Sài Gòn” khắp Quy Nhơn trước 75. Còn tổ chức nhóm ăn cắp đồ Mỹ nhiều lần bị lính Mỹ rượt bắn suýt chết. Một lần như vậy mấy đứa bạn bị lính Mỹ bắn chết, may mà mình chạy thoát được. Nhưng từ vụ thảm sát đó sinh ra bi quan chán đời rơi vào nghiện ngập ma túy hút để tìm quên.May mắn thay sau đó đi theo một gánh hát cải lương được “Tổ” cải lương cứu vớt đưa đi theo nghiệp sân khấu, cai nghiện được ma túy. Từ đó bắt đầu làm lại cuộc đời từ làm cu li khuân vác cho đoàn hát, soát vé, bảo vệ rồi lên đóng vai quần chúng, vai phụ cuối cùng mới đến vai chính.Sau 75 chuyển qua kịch nói tiếp tục gặt hái nhiều thành công qua những vai diễn “độc” – kiêm đạo diễn - khắc họa những tính cách nhân vật khắc khổ gặp cảnh đời nghiệt ngã – vai “Ông cá hô”, Chí Phèo để đời – như chính cuộc đời đầy thăng trầm của mình. Đặc biệt nổi bật với các vai hài thâm thúy, sâu sắc – hài “tỉnh queo” - cũng như đạo diễn những vở kịch thắm đậm tính hiện thực gắn liền với cảnh sống của lớp người bần cùng trong xã hội mà mình có quá nhiều kinh nghiêm chung đụng, chia sẻ.Nhưng đời riêng vẫn bị ám ảnh bởi nỗi cô đơn từ một thời thơ ấu mặc cảm đầy biến động bão táp, không vợ không con, không nhà cửa khiến có lúc lấy một chiếc xe tải làm… nhà - kiểu nhà “lưu động” – 2 năm trời. Sau đêm diễn sợ trở về căn phòng trọ vắng lặng nên cứ rủ rê bạn bè nhậu suốt sáng. Nếu có về thì nằm để đèn suốt đêm hoặc mở ti vi để phòng bớt im vắng. Có lúc khủng hoảng từng thắt cổ tự tử nhưng dây treo cổ bị… đứt nửa chừng!Cả cuộc sống lẫn tinh thần tự hành hạ như vậy nên dễ hiểu mắc bệnh xơ gan cổ trướng bó tay, khi biết bệnh càng uống rượu lậm hơn cho… mau chết! Đến năm 2004 lúc kiệt quệ nằm xuống tưởng sắp chết, bạn bè đã đi mua quan tài về lo hậu sự sẵn thì bỗng như phép lạ qua được cơn ngặt nghèo sống dậy.Trở về từ cõi chết từ đó chiêm nghiệm ra chân lý cuộc sống, như được tái sinh lại lần nữa đã tự chuyển hóa cuộc đời mình qua một khúc quanh lạ kỳ khác là tìm về vùng ngoại ô TPHCM làm một quán cơm chay bình dân từ thiện miễn phí mỗi bữa phục vụ khoảng 200 suất cơm cho người nghèo. Lấy tên “Quán vợ thằng Đậu” dân dã mộc mạc đúng kiểu Nam bộ theo tên một nhân vật kịch mình đã đóng,. Vừa để nhắc nhở mình phải ăn chay trường để chữa bệnh vừa nhằm đền ơn cuộc đời đã cưu mang giúp đỡ mình (có lúc đã vào chùa làm chú tiểu) thủa nhỏ.Nhưng cuối cùng rồi căn bệnh nan y không buông tha, qua đời với lời hứa của bạn bè – và một đứa con nuôi – sẽ ráng giữ cho “Quán vợ thằng Đậu” không đóng cửa.
173 - Lương Thanh Nhân
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH “TRÍ THỨC TẠI CHỖ”… VƯỢT BIÊN!
Nhà giáo sinh 1948 ở Huế – Mất 1987 tại Úc (40 tuổi).
Một mẫu người tài hoa, đẹp trai, học giỏi, năng động, “văn nghệ” (một trong những thanh niên đầu tiên hát nhạc Trinh ở Huế giữa những năm 60) sau khi tốt nghiệp trung học vào Sài Gòn học đại học ra trường chạy giấy trốn quân dịch để đi dạy trường tư.Sau 75 nhờ sự nâng đỡ của thân nhân cách mạng làm lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM đã nhanh chóng được nâng lên trở thành một điển hình của thành phần “trí thức tại chỗ” đô thị Sài Gòn trẻ tuổi đầy nhiệt huyết hăng hái tham gia cách mạng ở Sài Gòn. Vào Đảng, đang lên như diều thì đột ngột bỏ đi… vượt biên năm 78! Không chỉ đi ké mà còn đứng ra tổ chức cho cả đại gia đình (nhà vợ) đi an toàn. Thì ra lâu nay “phấn đấu” hết mình là để che mặt, đánh lừa… chế độ!Qua Úc cũng nhanh chóng tiếp tục thành đạt bước đầu vừa học vừa cùng gia đình mở nhà hàng ẩm thực VN nổi tiếng. Là một trong số ít Việt kiều vượt biên đến Úc làm ăn thành công sớm nhất.Nhưng rồi lại bỗng nhiên rơi vào trầm uất làm thơ bi ca và chỉ một thời gian ngắn ngủi sau đó chết sớm qua một tai nạn giao thông đầy nghi vấn là tự tử (?). Vợ con giấu không cho mẹ già và các em còn ở lại VN biết nhưng bà sinh nghi cuối cùng cũng biết được trước khi qua đời.Tài hoa bạc mệnh vì sự giằng xé mâu thuẫn nội tâm bấy giờ không còn vì chuyện thế sự thời cuộc như trước kia mà dường như là chuyện tình cảm riêng tư (đã có vợ ba con) mà chỉ có triết lý nặng nợ “nghiệp chướng” mới có thể lý giải được.
174 - Lương Văn Bạo
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 7
Nông dân sinh 1947 tại Hưng Yên. Sống ở Hưng Yên (2008).
Bộ đội vào chiến trường Quảng Trị năm 1968. Tiếp tục có mặt chiến đấu trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị trong “Mùa hè đỏ lửa” 1972.Trong 81 ngày đêm máu lửa đó đã trụ lại 70 ngày thì bị trúng mảnh bom vào đầu máu chảy đầy mặt nhưng vẫn băng bó đầu trắng toát ôm súng không rời vị trí chiến đấu. Hình ảnh này đã được phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính ghi lại thành bức ảnh nổi tiếng thời đó.Do đã bị thương nặng nên sau đó được rút về hậu phương đưa đến Hải Dương điều trị. Vết thương tạm lành - vẫn còn để lại di chứng thỉnh thoảng nhức đầu – nên được cho chuyển ngành đi học làm thợ xây.Nhưng vận xui còn bám riết, trong một lần xây dựng công trình ở Hà Nội đã bị ngã từ trên tầng ba một ngôi nhà do sập giàn giáo. Chấn thương nặng vùng xương hông và cột sống lại phải nằm viện cả năm trời nữa, ra viện từ nay đi tập tễnh chân ngắn chân dài. Đành quay về quê làm 3 sào ruộng nuôi một vợ 3 con.Trong lúc đó tại Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị treo bức ảnh mình băng đầu ôm súng trên công sự được treo trang trọng như một sự tôn vinh… liệt sĩ! Bởi khó ai ngờ một thương binh như vậy sau này vẫn còn sống sót, nhất là ông đã xuất ngũ biệt vô âm tín chẳng ai biết về đâu.Mãi đến năm 2007 nhân khi Quảng Trị tổ chức lễ kỷ niệm lớn trận chiến Thành cổ mời nhiều đoàn quan khách cả nước đến tham dự, một đồng đội thương binh cũ tình cờ phát hiện sự cố “liệt sĩ” qua ảnh này mới đính chính sự thật nhân vật trong ảnh vẫn còn sống! Sống sót như một phép lạ như ông nói “Đạn tránh mình chứ mình không tránh được đạn”.Nhờ đó mới có dịp được trở lại thăm chiến trường xưa trong vòng tay đồng đội cũ nay tóc đã bạc trắng, chuyến đi mình hằng ao ước bấy lâu song không thực hiện được vì nghèo quá không có tiền xe.
175 - Lương Túy Vân
BỊ “ĐÁNH TƯ SẢN” OAN
Nhà thơ nông dân tên thật Lương Hương sinh 1943 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở Đồng Nai (2010).
Xuất thân từ gia đình nông dân “nghèo nhất làng” nên học hết trung học ở Huế phải ra đi đưa đẩy bước chân lưu lạc kiếm sống khắp nơi, bôn ba qua đến Campuchia. Tại đây có dịp làm quen và có cảm tình với cách mạng trong đường dây hoạt động chi viện cho chiến trường miền Nam VN.Sau 75 với khí thế ủng hộ cách mạng thành công đã hồ hởi gom hết gia sản làm ăn dành dụm lâu nay trên đất bạn về nước góp tay “xây dựng quê hương” sau chiến tranh như chế độ mới kêu gọi. Vốn gốc nông dân vẫn luôn mang giấc mộng lập trang trại, “làm đồn điền” như ước mơ thời còn là nông dân nghèo khốn ở quê xưa nên lên Buôn Ma Thuột bỏ tiền mua đất sắm máy cày lập trang trại quyết sản xuất “biến sỏi đá thành cơm”.Nhưng than ôi Nhà nước ra lệnh đánh tư sản một cú dữ dằn gây họa lây đẩy nhà tư sản mới ra ràng này sập tiệm! Phá sản tay trắng phải chạy về TPHCM sống nhờ vợ nuôi.Đành tạm an ủi lãng khuây cho qua nỗi buồn đời thất thểu bằng con đường… thơ vốn ấp ủ từ lâu. Tham gia làm báo gây phong trào thơ trong giới độc giả trẻ, lập CLB Thơ Đường với bạn bè thân hữu.Nhưng được một thời gian lại nhớ cái gốc… nông dân của mình bèn xoá bài làm lại một lần nữa tìm lên vùng Long Thành ở Đồng Nai mua một mảnh đất ở sâu trong vùng khỉ ho cò gáy trồng tràm. May mà bây giờ thời Đổi mới không ai gây khó khăn nữa nên hai vợ chồng già – để con cái ở lại thành phố - cũng được yên thân ngày ngày cặm cụi lo trồng cây, tưới cây, làm cỏ…Khi đã khá ổn định rồi vẫn không quên thơ, “thơ nông trại” không kém phần lãng mạn thi vị:“Ta vềtrăng cũng theo vềôi tình đẹp quá – trăng về cùng taVề đâu?hỏi phốhỏi nhàmà trăng rạng rỡ theo ta – trăng về”(Trăng và ta)Nhưng không chỉ mình mình làm thơ tự đọc tự sướng mà còn mời gọi bạn bè người quen chòm xóm – đều là dân lao động tha hương tứ xứ tìm đến chốn đất lành chim đậu nơi đây – cùng… làm thơ, thưởng thức thơ với mình! Ấy vậy mà thành công rực rỡ khi gầy dựng được cả một phong trào làm văn học nghệ thuật cấp xã ở địa danh xã Tân Hiệp, xây dựng CLB sinh hoạt đều đặn, được cả VTV đưa lên giới thiệu trên truyền hình cả nước!Cứ thế mỗi năm tự vận động, gom góp in một tập “Tân Hiệp thơ”, đến nay đã được 4 tập.
176 - Lương Văn Tô My
TIẾN SĨ BÁN CƠM CHAY TỪ THIỆN
Giảng viên đại học sinh 1955 tại Bến Tre. Sống ở TPHCM (2010).
Năm 12 tuổi nửa đêm đạn pháo Mỹ bắn trúng nhà giết chết bố mẹ và một người anh khiến ông cùng 4 người em sớm trở thành trẻ mồ côi phải vào nương nhờ ở một cô nhi viện của chùa Bạch Vân.Từ đó là một chuỗi ngày dài phấn đấu sống còn để vươn lên trong thời chiến tranh loạn lạc. Để có thể tiếp tục việc học phải đi làm thêm nhiều nghề ngoài giờ như nhồi bột làm bánh mì, bán bánh mì, phụ việc căng tin, bỏ mối kẹo dừa Bến Tre, bán rượu lẻ tại quán ba Sài Gòn, đi dạy kèm…Sau 75 thi đậu ĐH Y Dược TPHCM, ra trường được giữ lại làm giảng viên rồi được du học Nhật Bản lấy bằng tiến sĩ khoa răng hàm mặt.Thành đạt rồi vẫn nhớ lại quãng đời cơ cực được nhiều người hảo tâm giúp đỡ, nhất là nhà chùa. Vì vậy tuy làm việc ở TPHCM nhưng vẫn quay về quê hương bỏ tiền ra lập một quán cơm chay từ thiện giá rẻ – từ 6.000 – 7.000 đồng/bữa – mang cái tên mộc mạc “Nhường Trà” với mục đích giúp đỡ học sinh nghèo có điều kiện theo đuổi việc học vượt lên số phận với lời căn dặn viết thành khẩu hiệu trang trọng treo giữa quán “Tôn sư trọng đạo”.Mỗi tuần về quán một lần trực tiếp làm việc nấu nướng, bưng bê phục vụ khách với niềm mong mỏi mọi người đến đây “gặp gỡ, tâm tình, giúp đỡ hướng dẫn nhau trên các nẻo đường đời, để tiếp tục việc học cho cuộc mưu sinh nhiều khó khăn vất vả phía trước…”
177 - Lưu Liên
40 NĂM VIẾT THƯ CHO LIỆT SĨ
Công chức về hưu sinh 1944 tại Hà Đông. Sống ở Hà Đông (2009).
Thời trẻ yêu một chàng trai nghèo không “môn đăng hộ đối” bất chấp sự phản đối của bố mẹ.Đến năm 1968 trước khi người yêu theo bộ đội lên đường vào Nam chiến đấu đã muốn làm đám cưới nhưng người yêu không đồng ý vì sợ trong thời chiến nàng sẽ sớm trở thành góa phụ. Chỉ trao tặng kỷ vật với lời hẹn như một lời tiên tri “Em chờ anh một năm thôi. Nếu khăn tay trở về – chiếc khăn tay thêu 2 bông hoa hồng kỷ vật - là anh không về, em hãy đi lấy chồng… Sau này hòa bình chỉ có em mới tìm được anh thôi”.Còn lại một mình ở hậu phương vẫn viết thư đều đặn cho anh như thời mới yêu nhau nhưng viết để đó theo lời dặn “chờ anh về đọc” sợ gửi đi dễ bị thất lạc. Đồng thời thường nằm mơ “dõi theo bước chân” người yêu qua những chặng đường hành quân chiến đấu gian khổ của người yêu, thức dậy ghi lại vào nhật ký đầy đủ chi tiết (điều kỳ lạ sau này được đồng đội của người yêu xác nhận… gần đúng như sự thật!).Đến giữa năm 1968 thì một cơn ác mộng ập vào giấc ngủ mang tin dữ đến người yêu đã tử trận. Và đầu năm 1969 thì tin này thành sự thật với giấy báo tử bay về cùng với chiếc khăn tay kỷ vật.Từ đó với niềm thương tiếc khôn nguôi, vẫn thường xuyên viết thư tâm sự gửi cho người yêu đã hy sinh giống như khi anh còn sống tuy không còn biết gửi về đâu để rồi đến ngày giỗ anh thì đem đốt chuyển xuống tuyền đài. Kể cả sau đó khi đã lập gia đình có con cái sống hạnh phúc (chồng cũng là bộ đội là người hiểu biết rất thông cảm và là người được anh… hiện về trong mơ chấp thuận!).Tuy nhiên còn mang nặng món nợ lòng về lời hứa ngày nào “chỉ mình em mới tìm được anh” nên đến năm 2000 khi về hưu liền bắt đầu cuộc hành trình truy tìm hài cốt người yêu đầu đời năm xưa.Sau nhiều chuyến đi vất vả tìm kiếm khắp chiến trường Quảng Trị nơi anh chiến đấu và hy sinh, mãi đến năm 2008 mới tìm thấy dấu tích anh ở Khe Sanh để làm lễ an táng đưa vào Nghĩa trang Đường 9. Tại đây thêm 2 lá thư nữa gửi anh bà mới viết đã được “hóa vàng” cho anh.
178 - Lưu Thị Hồng
TRẮNG TAY LƯU LẠC TRUNG QUỐC
Nông dân sinh 1948 tại Hà Nội. Sống ở Hà Nội (2006).
Đi thanh niên xung phong từ năm 1966, lấy chồng bộ đội rồi vì mẹ già đơn chiếc ở quê nên xin về quê trước làm ruộng nuôi mẹ.Năm 1980 chồng cũng ra quân về cùng làm ruộng nhưng nhà nghèo đông con sống quá kham khổ bế tắc nên chồng đâm chán nản sinh ra tật cờ bạc đánh đề nợ nần đùm đề. Phải bán nhà bán đất trả nợ rồi cả 2 chia tay để lại 5 con nhỏ một mình phải phải cáng đáng.Còn lại một mình phải đi vay trả lãi tìm đường buôn bán nuôi con. Năm 2000 theo người quen qua Trung Quốc làm ăn thì bị lừa cả vốn lẫn lãi phải sống đời làm thuê nhọc nhằn nhục nhã qua ngày. Mãi đến năm 2006 mới được người em thương tình qua “chuộc” về.Bấy giờ cơ nghiệp mất hết cuối đời tay trắng lại hoàn trắng tay. Con trai nghèo khó, con gái thì lấy chồng xa, không còn biết nương dựa vào đâu và lấy gì mà… bắt đầu lại từ đầu?
179 - Mai Hữu Trí
DI VẬT 20 USD CHO EM
Sinh viên sinh tại 1956 tại VN – Mất 1980 ở Úc (24 tuổi).
Năm 1980 vượt biên trên tàu chứa 152 người gặp hải tặc đã dũng cảm chiến đấu tới cùng đánh bại chúng cướp được tàu (3 thuyền nhân hy sinh). Nhưng sau đó tàu chết máy phải lênh đênh trên biển cả suốt 23 ngày khiến đã có người chết vì đói, may cuối cùng được tàu Anh vớt đưa đến Úc vào trại tỵ nạn.Được một người chị ở Mỹ bảo lãnh nên chờ làm thủ tục chuẩn bị đi Mỹ. Nhưng cùng lúc có người em trai cũng vượt biên đường bộ đến Thái Lan cũng vào trại tỵ nạn sống rất thiếu thốn khốn khổ. Vì thế người anh ở Úc trong thời gian chờ đợi hoàn thành hồ sơ giấy tờ di dân qua Mỹ đã tìm cách đi làm thêm để kiếm tiền gửi qua trại Thái Lan giúp đỡ em trai.Và thế rồi trong một chuyến đi bộ ra chỗ làm (hãng sơn địa phương) thì bị… xe cán chết lúc mới 24 tuổi! Đám tang trên đất lạ xứ người chỉ có duy nhất một vòng hoa tang của những người bạn cùng chuyến vượt biên mang danh nghĩa “Đại gia đình tàu Entalina”.26 năm sau – năm 2006 - người em trai bây giờ đã ở Mỹ mới có dịp qua Úc đi tìm mộ anh mình để hỏa táng mang tro cốt về quê hương VN (còn một người anh làm linh mục ở Xuân Lộc, Đồng Nai).Ngoài tro cốt còn tìm lại những di vật của người anh xấu số trong đó có biên lai tiền gửi 20 USD qua trại Thái Lan cho em trai mình. Nhưng số tiền đó em không nhận được mà vào tay bọn chủ trại cai đầu dài Thái Lan!
180 - Mai Tấn Hoàng
CỰU TỬ TÙ ĐI TU
Thường dân sinh 1940 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở TT Huế (2000).
Từng “ở tù từ trong bụng mẹ” vì cha mẹ đều hoạt động cách mạng, lớn lên tiếp tục lên núi theo cách mạng. Đế án chiến dịch Mậu Thân 68 bị bắt, bị kết án tử hình đày ra Côn Đảo.Sau 75 được giải phóng về quê thì mất liên lạc với cơ sở cũ không được tổ chức xác minh.Đã vậy còn “ngây thơ” thể hiện tính “đấu tranh” với những sai trái của chính quyền địa phương tự tung tự tác thời gian đầu sau giải phóng nên bị để ý trù giập. Tới mức… bị bắt bỏ tù với lý do “du đảng”, “phá hoại” – tù cách mạng, tù 2 chế độ! – và tịch biên nhà cửa. Vợ đang mang thai túng quẫn phải đi núi làm củi, thiếu ăn và lao lực sinh con mới được một ngày thì chết khiến người mẹ phát bệnh tâm thần theo.Ra tù tìm đường chạy chữa cho vợ bằng cách… đưa vào chùa ở thật xa quê cho tỉnh tâm trở lại. May vợ hết bệnh sinh được một con trai nữa song vẫn gặp bế tắc trong cuộc sống nên một lần nữa quyết định đưa cả vợ con vào chùa sống luôn, xem như cả gia đình làm cư sĩ tìm quên sự đời: “Làm cách mạng hay đi tu cả hai đều gặp nhau ở sự hướng thiện. Tôi đi tìm sự giải thoát đó” Đến năm 1999 được chính quyền minh oan trả lại sự công bằng “tương đối” mới đưa vợ con từ giã nhà chùa trở về với cuộc đời ấp ủ giấc mơ cuối đời không biết có thực hiện được hay không: “Tôi chỉ mơ ước có một ngôi nhà nhỏ không phải ở thành phố mà ở một vùng quê nào đó… Thích nhất có được một mảnh vườn, có ao thả cá.…”
CAO HUY KHANH
(Còn tiếp)
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Mười Bảy
171 - Lê Văn Bình
CHỦ TỊCH UBND TỈNH LÃNH ÁN TÙ OAN
Cựu cán bộ lãnh đạo tỉnh sinh 1934 tại Bạc Liêu – Mất 2008 (75 tuổi).
Tham gia cách mạng rất sớm hoạt động ở vùng miền Tây Nam bộ nên sau 75 lần lượt nắm giữ cương vị lãnh đạo từ cấp huyện lên cấp tỉnh Minh Hải (Bạc Liêu, Cà Mau hiện nay).Năm 1987 là Phó Bí thư tỉnh kiêm Chủ tịch UBND Minh Hải, đại biểu Quốc hội nhưng đến năm 1989 bị đưa ra toà lãnh án một năm tù cho hưởng án treo trong vụ án Cimexcol Minh Hải với tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.Đây là vụ án lớn từng gây dư luận gay gắt sôi nổi một thời. Mục tiêu của vụ án là xét xử Cty Xuất nhập khẩu Cimexcol Minh Hải do tỉnh thành lập (có liên kết với TPHCM) bị truy tội làm ăn kinh tế lợi dụng danh nghĩa Nhà nước cho tư nhân trục lợi vừa vi phạm pháp luật vừa thua lỗ. Trung ương cử đoàn về điều tra và đứng ra xét xử theo thủ tục hiếm có là xử sơ thẩm cộng chung thẩm chỉ một lần duy nhất!Bản án đưa ra sau đó không được quần chúng lẫn một số quan chức lãnh đạo tỉnh và địa phương không đồng tình cho rằng oan sai, “dựng đứng”, “dùng cơ chế cũ xử cơ chế mới (Đổi mới) kiến nghị xử lại nhưng vô hiệu.Tuy nhiên dưới sức ép của dư luận, Trung ương âm thầm cho điều tra lại để đến năm 1994 thì công nhận đúng là… xử oan vì Cimexcol hoạt động đúng luật pháp, hợp tác kinh doanh với nước bạn Lào làm ăn không lỗ mà còn… lời nữa! Thế là các bị can lần lượt âm thầm được thả ra. Nhưng không có văn bản xác nhận chính thức nên hầu hết không được phục hồi danh dự cũng như trả lại chức vụ, đảng tịch.Nguyên nhân sâu xa đưa đến vụ án ban đầu từ lý do chính trị nhắm “đánh” vào đối tượng Dương Văn Ba nguyên là dân biểu chế độ cũ quê Bạc Liêu nay được TPHCM cử về hợp tác với Minh Hải xây dựng Cimexcol giữ chức phó giám đốc. Ban đầu ông này bị tình nghi tội phản động len vào tổ chức Cimexcol để làm kinh tài cho phe nhóm Việt kiều hải ngoại âm mưu trở về chống phá chế độ. Nhưng sau không tìm ra chứng cứ nên quay qua gán tội kinh tế của Cimexcol là đã đổi mới… quá sớm quá mạnh trong khi chủ trương này mới được thông qua trên lý thuyết năm 1986 nên vẫn bị sự chống đối ngấm ngầm của những thế lực bảo thủ cơ chế cũ! Kết quả 18 cán bộ lãnh án tù từ 1 đến 10 năm tù, riêng ông Ba lãnh án nặng nhất tù chung thân.Trong tình hình “đấu đá nội bộ” đó, ông Lê Văn Bình đại diện Nhà nước quản lý Cimexcol được xem là một vật tế thần bị hy sinh để lấy cớ “xử bọn kia”! Trong khi thực tế ông chỉ mới lên làm Chủ tịch UBND được 2 tháng thì Cimexco bị đình chỉ hoạt động để điều tra mà ông cũng không phải là người được phân công theo dõi Cimexcol.Sau khi được tự động vô hiệu hóa án tùø, được sự ủng hộ của nhiều bạn bè đồng chí – có cả cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, phu nhân cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, cựu Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Phạm Hưng… - ông đã kiên trì đấu tranh để đòi phục hồi danh dự, sự nghiệp. Cả lúc chớm bệnh ung thư từ năm 1999 nằm bệnh viện vẫn “Tôi quyết chiến đấu với bệnh tật tới cùng, tiếp tục sống, tiếp tục đấu tranh để nhìn thấy ngày vụ án được minh oan.”Đến lúc bệnh trầm trọng bác sĩ phải cho mở phế quản để thở, không nói được thì viết ra giấy những lời trần tình thê thiết. Cả cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng gửi thư lên Trung ương: “Tôi khẳng định toàn bộ vụ án là oan sai, không bình thường”. Nhưng tất cả đều rơi vào sự “im lặng đáng sợ”.Cuối cùng qua đời trong nỗi oan khuất chưa được rửa sạch, chết đúng vào ngày 1.5 ngày lễ lớn của người cộng sản như ông (vợ cũng đã 55 tuổi Đảng)!
172 - Lê Vũ Cầu
TỪ TRẺ BỤI ĐỜI ĐẾN “QUÁN VỢ THẰNG ĐẬU”
Diễn viên, đạo diễn kịch nói tên thật Lê Bửu Cầu sinh 1955 tại Cà Mau – Mất 2008 ở TPHCM (54 tuổi).
Năm lên 8 tuổi cha mẹ chết hết khi một quả bom rơi trúng căn nhà ở làng quê heo hút, sáu chị em phải chia tay nhau mỗi người một ngả bắt đầu cuộc đời mái đầu xanh đã sớm phải lận đận truân chuyên.Nhưng ở nhà bà con bị đối xử tệ bạc nên xin vào chùa tá túc cũng không yên đành bỏ nhà bỏ làng bắt đầu kiếp sống trẻ bụi đời phiêu bạt giang hồ.Từ Cà Mau bôn ba theo dòng đời lưu lạc lên Tây Ninh, Sài Gòn rồi ra tận Quy Nhơn làm đủ thứ nghề giang hồ tứ chiến như đánh giày, trộm cắp du thủ du thực, bảo kê gái, ma cô… Nổi tiếng “Cầu Sài Gòn” khắp Quy Nhơn trước 75. Còn tổ chức nhóm ăn cắp đồ Mỹ nhiều lần bị lính Mỹ rượt bắn suýt chết. Một lần như vậy mấy đứa bạn bị lính Mỹ bắn chết, may mà mình chạy thoát được. Nhưng từ vụ thảm sát đó sinh ra bi quan chán đời rơi vào nghiện ngập ma túy hút để tìm quên.May mắn thay sau đó đi theo một gánh hát cải lương được “Tổ” cải lương cứu vớt đưa đi theo nghiệp sân khấu, cai nghiện được ma túy. Từ đó bắt đầu làm lại cuộc đời từ làm cu li khuân vác cho đoàn hát, soát vé, bảo vệ rồi lên đóng vai quần chúng, vai phụ cuối cùng mới đến vai chính.Sau 75 chuyển qua kịch nói tiếp tục gặt hái nhiều thành công qua những vai diễn “độc” – kiêm đạo diễn - khắc họa những tính cách nhân vật khắc khổ gặp cảnh đời nghiệt ngã – vai “Ông cá hô”, Chí Phèo để đời – như chính cuộc đời đầy thăng trầm của mình. Đặc biệt nổi bật với các vai hài thâm thúy, sâu sắc – hài “tỉnh queo” - cũng như đạo diễn những vở kịch thắm đậm tính hiện thực gắn liền với cảnh sống của lớp người bần cùng trong xã hội mà mình có quá nhiều kinh nghiêm chung đụng, chia sẻ.Nhưng đời riêng vẫn bị ám ảnh bởi nỗi cô đơn từ một thời thơ ấu mặc cảm đầy biến động bão táp, không vợ không con, không nhà cửa khiến có lúc lấy một chiếc xe tải làm… nhà - kiểu nhà “lưu động” – 2 năm trời. Sau đêm diễn sợ trở về căn phòng trọ vắng lặng nên cứ rủ rê bạn bè nhậu suốt sáng. Nếu có về thì nằm để đèn suốt đêm hoặc mở ti vi để phòng bớt im vắng. Có lúc khủng hoảng từng thắt cổ tự tử nhưng dây treo cổ bị… đứt nửa chừng!Cả cuộc sống lẫn tinh thần tự hành hạ như vậy nên dễ hiểu mắc bệnh xơ gan cổ trướng bó tay, khi biết bệnh càng uống rượu lậm hơn cho… mau chết! Đến năm 2004 lúc kiệt quệ nằm xuống tưởng sắp chết, bạn bè đã đi mua quan tài về lo hậu sự sẵn thì bỗng như phép lạ qua được cơn ngặt nghèo sống dậy.Trở về từ cõi chết từ đó chiêm nghiệm ra chân lý cuộc sống, như được tái sinh lại lần nữa đã tự chuyển hóa cuộc đời mình qua một khúc quanh lạ kỳ khác là tìm về vùng ngoại ô TPHCM làm một quán cơm chay bình dân từ thiện miễn phí mỗi bữa phục vụ khoảng 200 suất cơm cho người nghèo. Lấy tên “Quán vợ thằng Đậu” dân dã mộc mạc đúng kiểu Nam bộ theo tên một nhân vật kịch mình đã đóng,. Vừa để nhắc nhở mình phải ăn chay trường để chữa bệnh vừa nhằm đền ơn cuộc đời đã cưu mang giúp đỡ mình (có lúc đã vào chùa làm chú tiểu) thủa nhỏ.Nhưng cuối cùng rồi căn bệnh nan y không buông tha, qua đời với lời hứa của bạn bè – và một đứa con nuôi – sẽ ráng giữ cho “Quán vợ thằng Đậu” không đóng cửa.
173 - Lương Thanh Nhân
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH “TRÍ THỨC TẠI CHỖ”… VƯỢT BIÊN!
Nhà giáo sinh 1948 ở Huế – Mất 1987 tại Úc (40 tuổi).
Một mẫu người tài hoa, đẹp trai, học giỏi, năng động, “văn nghệ” (một trong những thanh niên đầu tiên hát nhạc Trinh ở Huế giữa những năm 60) sau khi tốt nghiệp trung học vào Sài Gòn học đại học ra trường chạy giấy trốn quân dịch để đi dạy trường tư.Sau 75 nhờ sự nâng đỡ của thân nhân cách mạng làm lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM đã nhanh chóng được nâng lên trở thành một điển hình của thành phần “trí thức tại chỗ” đô thị Sài Gòn trẻ tuổi đầy nhiệt huyết hăng hái tham gia cách mạng ở Sài Gòn. Vào Đảng, đang lên như diều thì đột ngột bỏ đi… vượt biên năm 78! Không chỉ đi ké mà còn đứng ra tổ chức cho cả đại gia đình (nhà vợ) đi an toàn. Thì ra lâu nay “phấn đấu” hết mình là để che mặt, đánh lừa… chế độ!Qua Úc cũng nhanh chóng tiếp tục thành đạt bước đầu vừa học vừa cùng gia đình mở nhà hàng ẩm thực VN nổi tiếng. Là một trong số ít Việt kiều vượt biên đến Úc làm ăn thành công sớm nhất.Nhưng rồi lại bỗng nhiên rơi vào trầm uất làm thơ bi ca và chỉ một thời gian ngắn ngủi sau đó chết sớm qua một tai nạn giao thông đầy nghi vấn là tự tử (?). Vợ con giấu không cho mẹ già và các em còn ở lại VN biết nhưng bà sinh nghi cuối cùng cũng biết được trước khi qua đời.Tài hoa bạc mệnh vì sự giằng xé mâu thuẫn nội tâm bấy giờ không còn vì chuyện thế sự thời cuộc như trước kia mà dường như là chuyện tình cảm riêng tư (đã có vợ ba con) mà chỉ có triết lý nặng nợ “nghiệp chướng” mới có thể lý giải được.
174 - Lương Văn Bạo
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 7
Nông dân sinh 1947 tại Hưng Yên. Sống ở Hưng Yên (2008).
Bộ đội vào chiến trường Quảng Trị năm 1968. Tiếp tục có mặt chiến đấu trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị trong “Mùa hè đỏ lửa” 1972.Trong 81 ngày đêm máu lửa đó đã trụ lại 70 ngày thì bị trúng mảnh bom vào đầu máu chảy đầy mặt nhưng vẫn băng bó đầu trắng toát ôm súng không rời vị trí chiến đấu. Hình ảnh này đã được phóng viên chiến trường Đoàn Công Tính ghi lại thành bức ảnh nổi tiếng thời đó.Do đã bị thương nặng nên sau đó được rút về hậu phương đưa đến Hải Dương điều trị. Vết thương tạm lành - vẫn còn để lại di chứng thỉnh thoảng nhức đầu – nên được cho chuyển ngành đi học làm thợ xây.Nhưng vận xui còn bám riết, trong một lần xây dựng công trình ở Hà Nội đã bị ngã từ trên tầng ba một ngôi nhà do sập giàn giáo. Chấn thương nặng vùng xương hông và cột sống lại phải nằm viện cả năm trời nữa, ra viện từ nay đi tập tễnh chân ngắn chân dài. Đành quay về quê làm 3 sào ruộng nuôi một vợ 3 con.Trong lúc đó tại Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị treo bức ảnh mình băng đầu ôm súng trên công sự được treo trang trọng như một sự tôn vinh… liệt sĩ! Bởi khó ai ngờ một thương binh như vậy sau này vẫn còn sống sót, nhất là ông đã xuất ngũ biệt vô âm tín chẳng ai biết về đâu.Mãi đến năm 2007 nhân khi Quảng Trị tổ chức lễ kỷ niệm lớn trận chiến Thành cổ mời nhiều đoàn quan khách cả nước đến tham dự, một đồng đội thương binh cũ tình cờ phát hiện sự cố “liệt sĩ” qua ảnh này mới đính chính sự thật nhân vật trong ảnh vẫn còn sống! Sống sót như một phép lạ như ông nói “Đạn tránh mình chứ mình không tránh được đạn”.Nhờ đó mới có dịp được trở lại thăm chiến trường xưa trong vòng tay đồng đội cũ nay tóc đã bạc trắng, chuyến đi mình hằng ao ước bấy lâu song không thực hiện được vì nghèo quá không có tiền xe.
175 - Lương Túy Vân
BỊ “ĐÁNH TƯ SẢN” OAN
Nhà thơ nông dân tên thật Lương Hương sinh 1943 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở Đồng Nai (2010).
Xuất thân từ gia đình nông dân “nghèo nhất làng” nên học hết trung học ở Huế phải ra đi đưa đẩy bước chân lưu lạc kiếm sống khắp nơi, bôn ba qua đến Campuchia. Tại đây có dịp làm quen và có cảm tình với cách mạng trong đường dây hoạt động chi viện cho chiến trường miền Nam VN.Sau 75 với khí thế ủng hộ cách mạng thành công đã hồ hởi gom hết gia sản làm ăn dành dụm lâu nay trên đất bạn về nước góp tay “xây dựng quê hương” sau chiến tranh như chế độ mới kêu gọi. Vốn gốc nông dân vẫn luôn mang giấc mộng lập trang trại, “làm đồn điền” như ước mơ thời còn là nông dân nghèo khốn ở quê xưa nên lên Buôn Ma Thuột bỏ tiền mua đất sắm máy cày lập trang trại quyết sản xuất “biến sỏi đá thành cơm”.Nhưng than ôi Nhà nước ra lệnh đánh tư sản một cú dữ dằn gây họa lây đẩy nhà tư sản mới ra ràng này sập tiệm! Phá sản tay trắng phải chạy về TPHCM sống nhờ vợ nuôi.Đành tạm an ủi lãng khuây cho qua nỗi buồn đời thất thểu bằng con đường… thơ vốn ấp ủ từ lâu. Tham gia làm báo gây phong trào thơ trong giới độc giả trẻ, lập CLB Thơ Đường với bạn bè thân hữu.Nhưng được một thời gian lại nhớ cái gốc… nông dân của mình bèn xoá bài làm lại một lần nữa tìm lên vùng Long Thành ở Đồng Nai mua một mảnh đất ở sâu trong vùng khỉ ho cò gáy trồng tràm. May mà bây giờ thời Đổi mới không ai gây khó khăn nữa nên hai vợ chồng già – để con cái ở lại thành phố - cũng được yên thân ngày ngày cặm cụi lo trồng cây, tưới cây, làm cỏ…Khi đã khá ổn định rồi vẫn không quên thơ, “thơ nông trại” không kém phần lãng mạn thi vị:“Ta vềtrăng cũng theo vềôi tình đẹp quá – trăng về cùng taVề đâu?hỏi phốhỏi nhàmà trăng rạng rỡ theo ta – trăng về”(Trăng và ta)Nhưng không chỉ mình mình làm thơ tự đọc tự sướng mà còn mời gọi bạn bè người quen chòm xóm – đều là dân lao động tha hương tứ xứ tìm đến chốn đất lành chim đậu nơi đây – cùng… làm thơ, thưởng thức thơ với mình! Ấy vậy mà thành công rực rỡ khi gầy dựng được cả một phong trào làm văn học nghệ thuật cấp xã ở địa danh xã Tân Hiệp, xây dựng CLB sinh hoạt đều đặn, được cả VTV đưa lên giới thiệu trên truyền hình cả nước!Cứ thế mỗi năm tự vận động, gom góp in một tập “Tân Hiệp thơ”, đến nay đã được 4 tập.
176 - Lương Văn Tô My
TIẾN SĨ BÁN CƠM CHAY TỪ THIỆN
Giảng viên đại học sinh 1955 tại Bến Tre. Sống ở TPHCM (2010).
Năm 12 tuổi nửa đêm đạn pháo Mỹ bắn trúng nhà giết chết bố mẹ và một người anh khiến ông cùng 4 người em sớm trở thành trẻ mồ côi phải vào nương nhờ ở một cô nhi viện của chùa Bạch Vân.Từ đó là một chuỗi ngày dài phấn đấu sống còn để vươn lên trong thời chiến tranh loạn lạc. Để có thể tiếp tục việc học phải đi làm thêm nhiều nghề ngoài giờ như nhồi bột làm bánh mì, bán bánh mì, phụ việc căng tin, bỏ mối kẹo dừa Bến Tre, bán rượu lẻ tại quán ba Sài Gòn, đi dạy kèm…Sau 75 thi đậu ĐH Y Dược TPHCM, ra trường được giữ lại làm giảng viên rồi được du học Nhật Bản lấy bằng tiến sĩ khoa răng hàm mặt.Thành đạt rồi vẫn nhớ lại quãng đời cơ cực được nhiều người hảo tâm giúp đỡ, nhất là nhà chùa. Vì vậy tuy làm việc ở TPHCM nhưng vẫn quay về quê hương bỏ tiền ra lập một quán cơm chay từ thiện giá rẻ – từ 6.000 – 7.000 đồng/bữa – mang cái tên mộc mạc “Nhường Trà” với mục đích giúp đỡ học sinh nghèo có điều kiện theo đuổi việc học vượt lên số phận với lời căn dặn viết thành khẩu hiệu trang trọng treo giữa quán “Tôn sư trọng đạo”.Mỗi tuần về quán một lần trực tiếp làm việc nấu nướng, bưng bê phục vụ khách với niềm mong mỏi mọi người đến đây “gặp gỡ, tâm tình, giúp đỡ hướng dẫn nhau trên các nẻo đường đời, để tiếp tục việc học cho cuộc mưu sinh nhiều khó khăn vất vả phía trước…”
177 - Lưu Liên
40 NĂM VIẾT THƯ CHO LIỆT SĨ
Công chức về hưu sinh 1944 tại Hà Đông. Sống ở Hà Đông (2009).
Thời trẻ yêu một chàng trai nghèo không “môn đăng hộ đối” bất chấp sự phản đối của bố mẹ.Đến năm 1968 trước khi người yêu theo bộ đội lên đường vào Nam chiến đấu đã muốn làm đám cưới nhưng người yêu không đồng ý vì sợ trong thời chiến nàng sẽ sớm trở thành góa phụ. Chỉ trao tặng kỷ vật với lời hẹn như một lời tiên tri “Em chờ anh một năm thôi. Nếu khăn tay trở về – chiếc khăn tay thêu 2 bông hoa hồng kỷ vật - là anh không về, em hãy đi lấy chồng… Sau này hòa bình chỉ có em mới tìm được anh thôi”.Còn lại một mình ở hậu phương vẫn viết thư đều đặn cho anh như thời mới yêu nhau nhưng viết để đó theo lời dặn “chờ anh về đọc” sợ gửi đi dễ bị thất lạc. Đồng thời thường nằm mơ “dõi theo bước chân” người yêu qua những chặng đường hành quân chiến đấu gian khổ của người yêu, thức dậy ghi lại vào nhật ký đầy đủ chi tiết (điều kỳ lạ sau này được đồng đội của người yêu xác nhận… gần đúng như sự thật!).Đến giữa năm 1968 thì một cơn ác mộng ập vào giấc ngủ mang tin dữ đến người yêu đã tử trận. Và đầu năm 1969 thì tin này thành sự thật với giấy báo tử bay về cùng với chiếc khăn tay kỷ vật.Từ đó với niềm thương tiếc khôn nguôi, vẫn thường xuyên viết thư tâm sự gửi cho người yêu đã hy sinh giống như khi anh còn sống tuy không còn biết gửi về đâu để rồi đến ngày giỗ anh thì đem đốt chuyển xuống tuyền đài. Kể cả sau đó khi đã lập gia đình có con cái sống hạnh phúc (chồng cũng là bộ đội là người hiểu biết rất thông cảm và là người được anh… hiện về trong mơ chấp thuận!).Tuy nhiên còn mang nặng món nợ lòng về lời hứa ngày nào “chỉ mình em mới tìm được anh” nên đến năm 2000 khi về hưu liền bắt đầu cuộc hành trình truy tìm hài cốt người yêu đầu đời năm xưa.Sau nhiều chuyến đi vất vả tìm kiếm khắp chiến trường Quảng Trị nơi anh chiến đấu và hy sinh, mãi đến năm 2008 mới tìm thấy dấu tích anh ở Khe Sanh để làm lễ an táng đưa vào Nghĩa trang Đường 9. Tại đây thêm 2 lá thư nữa gửi anh bà mới viết đã được “hóa vàng” cho anh.
178 - Lưu Thị Hồng
TRẮNG TAY LƯU LẠC TRUNG QUỐC
Nông dân sinh 1948 tại Hà Nội. Sống ở Hà Nội (2006).
Đi thanh niên xung phong từ năm 1966, lấy chồng bộ đội rồi vì mẹ già đơn chiếc ở quê nên xin về quê trước làm ruộng nuôi mẹ.Năm 1980 chồng cũng ra quân về cùng làm ruộng nhưng nhà nghèo đông con sống quá kham khổ bế tắc nên chồng đâm chán nản sinh ra tật cờ bạc đánh đề nợ nần đùm đề. Phải bán nhà bán đất trả nợ rồi cả 2 chia tay để lại 5 con nhỏ một mình phải phải cáng đáng.Còn lại một mình phải đi vay trả lãi tìm đường buôn bán nuôi con. Năm 2000 theo người quen qua Trung Quốc làm ăn thì bị lừa cả vốn lẫn lãi phải sống đời làm thuê nhọc nhằn nhục nhã qua ngày. Mãi đến năm 2006 mới được người em thương tình qua “chuộc” về.Bấy giờ cơ nghiệp mất hết cuối đời tay trắng lại hoàn trắng tay. Con trai nghèo khó, con gái thì lấy chồng xa, không còn biết nương dựa vào đâu và lấy gì mà… bắt đầu lại từ đầu?
179 - Mai Hữu Trí
DI VẬT 20 USD CHO EM
Sinh viên sinh tại 1956 tại VN – Mất 1980 ở Úc (24 tuổi).
Năm 1980 vượt biên trên tàu chứa 152 người gặp hải tặc đã dũng cảm chiến đấu tới cùng đánh bại chúng cướp được tàu (3 thuyền nhân hy sinh). Nhưng sau đó tàu chết máy phải lênh đênh trên biển cả suốt 23 ngày khiến đã có người chết vì đói, may cuối cùng được tàu Anh vớt đưa đến Úc vào trại tỵ nạn.Được một người chị ở Mỹ bảo lãnh nên chờ làm thủ tục chuẩn bị đi Mỹ. Nhưng cùng lúc có người em trai cũng vượt biên đường bộ đến Thái Lan cũng vào trại tỵ nạn sống rất thiếu thốn khốn khổ. Vì thế người anh ở Úc trong thời gian chờ đợi hoàn thành hồ sơ giấy tờ di dân qua Mỹ đã tìm cách đi làm thêm để kiếm tiền gửi qua trại Thái Lan giúp đỡ em trai.Và thế rồi trong một chuyến đi bộ ra chỗ làm (hãng sơn địa phương) thì bị… xe cán chết lúc mới 24 tuổi! Đám tang trên đất lạ xứ người chỉ có duy nhất một vòng hoa tang của những người bạn cùng chuyến vượt biên mang danh nghĩa “Đại gia đình tàu Entalina”.26 năm sau – năm 2006 - người em trai bây giờ đã ở Mỹ mới có dịp qua Úc đi tìm mộ anh mình để hỏa táng mang tro cốt về quê hương VN (còn một người anh làm linh mục ở Xuân Lộc, Đồng Nai).Ngoài tro cốt còn tìm lại những di vật của người anh xấu số trong đó có biên lai tiền gửi 20 USD qua trại Thái Lan cho em trai mình. Nhưng số tiền đó em không nhận được mà vào tay bọn chủ trại cai đầu dài Thái Lan!
180 - Mai Tấn Hoàng
CỰU TỬ TÙ ĐI TU
Thường dân sinh 1940 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở TT Huế (2000).
Từng “ở tù từ trong bụng mẹ” vì cha mẹ đều hoạt động cách mạng, lớn lên tiếp tục lên núi theo cách mạng. Đế án chiến dịch Mậu Thân 68 bị bắt, bị kết án tử hình đày ra Côn Đảo.Sau 75 được giải phóng về quê thì mất liên lạc với cơ sở cũ không được tổ chức xác minh.Đã vậy còn “ngây thơ” thể hiện tính “đấu tranh” với những sai trái của chính quyền địa phương tự tung tự tác thời gian đầu sau giải phóng nên bị để ý trù giập. Tới mức… bị bắt bỏ tù với lý do “du đảng”, “phá hoại” – tù cách mạng, tù 2 chế độ! – và tịch biên nhà cửa. Vợ đang mang thai túng quẫn phải đi núi làm củi, thiếu ăn và lao lực sinh con mới được một ngày thì chết khiến người mẹ phát bệnh tâm thần theo.Ra tù tìm đường chạy chữa cho vợ bằng cách… đưa vào chùa ở thật xa quê cho tỉnh tâm trở lại. May vợ hết bệnh sinh được một con trai nữa song vẫn gặp bế tắc trong cuộc sống nên một lần nữa quyết định đưa cả vợ con vào chùa sống luôn, xem như cả gia đình làm cư sĩ tìm quên sự đời: “Làm cách mạng hay đi tu cả hai đều gặp nhau ở sự hướng thiện. Tôi đi tìm sự giải thoát đó” Đến năm 1999 được chính quyền minh oan trả lại sự công bằng “tương đối” mới đưa vợ con từ giã nhà chùa trở về với cuộc đời ấp ủ giấc mơ cuối đời không biết có thực hiện được hay không: “Tôi chỉ mơ ước có một ngôi nhà nhỏ không phải ở thành phố mà ở một vùng quê nào đó… Thích nhất có được một mảnh vườn, có ao thả cá.…”
CAO HUY KHANH
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét