NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM, TRÒ CHUYỆN VỚI NHÀ THƠ ĐỨC PHỔ
Nhà thơ Đức Phổ trong buổi giới thiệu thi phẩm Tát Cạn Đời Sông của Phan Xuân Sinh ngày 20-07-2013 tại Houston, Texas, Hoa Kỳ.
Lương Thư Trung (LTT):
Anh Đức Phổ,
Nhớ lần đầu dường như gặp anh năm 2000 ở Boston với "Đứng Dưới Trời Đổ Nát"(1); sau đó anh Lâm Chương giới thiệu tập truyện “Lò Cừ” cũng ở Boston, tính ra có tới hơn mười năm rồi.Hôm tháng Bảy -2013 gặp lại anh ở Houston nhơn dịp anh về đây dự ngày giới thiệu tập thơ “Tát Cạn Đời Sông” của anh Phan Xuân Sinh.Anh có nhận xét gì về Boston và Houston không?Và cảm tưởng của anh thế nào về buổi ra mắt hôm ấy với các lần ra mắt sách trên Boston, anh Đức Phổ?
ĐỨC PHỔ (ĐP):
Thưa anh Lương Thư Trung,
Thật sự, sau khi giã từ anh và anh em ở Boston cũng trên 10 năm rồi, nhưng anh em mình cũng lại gặp nhau ở một vài nơi khác. Lần này về Houston dự RMS anh Phan Xuân Sinh lại gặp anh.Lần nào gặp anh, tôi thấy anh vẫn vậy. Hiền lành, chu đáo, chân tình... và nhiều hơn nữa!
Thật sự, sau khi giã từ anh và anh em ở Boston cũng trên 10 năm rồi, nhưng anh em mình cũng lại gặp nhau ở một vài nơi khác. Lần này về Houston dự RMS anh Phan Xuân Sinh lại gặp anh.Lần nào gặp anh, tôi thấy anh vẫn vậy. Hiền lành, chu đáo, chân tình... và nhiều hơn nữa!
Còn nhận xét về Boston và Houston là vấn đề tế nhị anh à! Bởi mỗi nơi đều có những nét đặc biệt rất riêng! Chỉ có một điểm chung đáng quý là cái tình của anh em đối với nhau rấtt thân thiện và nhiệt tình trong chuyện giúp nhau tổ chức sinh hoạt văn nghệ để anh em có dịp đến với nhau để thăm nhau và hàn huyên tâm sự, thật là đáng trân trọng!
Anh Phan Xuân Sinh RMS lần này tại Houston, tuy số người tham dự chưa đông lắm, nhưng nhờ thi sĩ Ngu Yên, người điều hợp chương trình hay và trong sáng, khung cảnh và không khí rất... thơ. Những lần RMS ở Boston thì quy mô hơn, vì số anh em văn nghệ Boston đông hơn và họ sẵn sàng hổ trợ nhau. Tôi nhớ có lần anh Phan Xuân Sinh tổ chức ở Boston đã mời anh em văn nghệ sĩ các tiểu bang trong nước Mỹ và Canada lên đến 60, 70 người, anh còn nhớ không?
Một điều thú vị khác, anh Phan Xuân Sinh rời Boston rồi anh cũng rời Boston cùng thời điểm. Lại cùng đến cư ngụ Houston với nhau nữa, đó cũng là cái cơ duyên hiếm thấy phải không, thưa anh?
LTT:
Anh Đức Phổ,
Vâng, Boston hay Houston, Atlanta, Huế, Sài Gòn hoặc bất cứ nơi nào mình ghé lại đều để lại trong lòng mình nỗi nhớ; nếu mình sống nơi nào đó lâu hơn, nỗi nhớ càng tha thiết hơn! Tôi cũng vậy, có những ngày Boston gặp anh vài hôm vậy mà rồi mỗi lần gặp lại anh tôi vẫn nhớ những lần gặp đầu tiên ấy như mới ngày nào!
Ngoài ra, được biết vào những năm thập niên 1990-2000, anh có làm thơ đăng trên các tạp chí như Văn Học Nghệ Thuật, Văn, Văn Học, Hợp lưu, Chủ Đề, Tạp Chí Thơ; còn trước đó ở Việt Nam, anh bắt đầu làm thơ khi nào, anh Đức Phổ? Có những kỷ niệm nào mà anh không thể quên lúc khởi đầu của những ngày thả hồn theo những vần điệu mượt mà ấy không?
Bìa thi phẩm “Một Chỗ Về” của Đức Phổ, do nhà Sông Thu xuất bản, Hoa Kỳ, năm 2000.
ĐP:
Thưa anh Lương Thư Trung,
Tôi biết làm thơ từ năm học Đệ Ngũ kia. Cũng chép cẩn thận vào từng tập và chuyền tay bạn bè đọc chơi cho vui.
Sau đó bạn bè tôi gởi đăng báo ở Sài gòn. Tôi thì không. Đến năm 1969, trước khi đi lính, lúc này bạn bè tôi có người đã thành danh, tôi có đăng một số thơ lục bát trên báo Khởi Hành. Tôi thích tờ báo này có lẻ vì đó là tờ báo của Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội.Vậy mà khi tôi vào học 9 tuần quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, rơi trúng vào Đại Đội của những người biệt phái. Nơi tập trung toàn những gương mặt danh tiếng của VNCH như Thứ trưởng Kinh tế Nguyễn văn Luông, Trưởng các Ty Sở, Giáo sư Đại học, đặc biệt có anh Tạ Trung Sơn tức nhà văn Song Thao bây giờ... Khi thành lập Ban Báo chí Đại Đội thì anh em đều đồng lòng bầu tôi làm Trưởng ban Báo chí vì họ có đọc những bài thơ của tôi trên Khởi Hành rồi. Đến dịp Tết, có lệnh làm báo Xuân thi đua, tờ báo của Đại Đội tôi đã chiếm giải nhất Liên Đoàn và Ban Báo chí được thưởng 48 giờ phép đặc biệt về Sài gòn chơi. Hồi năm 2000 gặp lại anh Song Thao ở Boston, anh còn nhắc lại chuyện đó và nói rằng 48 giờ phép lúc đó quý lắm Đức Phổ ơi! Kỷ niệm với cái duyên văn nghệ thì nhiều, nhưng chuyện này tương đối cũng vui vui phải không, thưa anh?
Vừa rồi, mấy người bạn cũ ở Việt Nam có tìm ra được mấy bài thơ của tôi trên Khởi Hành năm 1970, họ có đưa lên Blog của họ và gởi cho tôi đọc. Bây giờ đọc lại thơ hồi đó thấy có cái hơi hướm của bây giờ vậy thôi, tuy rằng tứ thơ, cấu trúc và ngôn ngữ thì non nớt hơn, dễ thương hơn bây giờ anh ạ!
Tôi biết làm thơ từ năm học Đệ Ngũ kia. Cũng chép cẩn thận vào từng tập và chuyền tay bạn bè đọc chơi cho vui.
Sau đó bạn bè tôi gởi đăng báo ở Sài gòn. Tôi thì không. Đến năm 1969, trước khi đi lính, lúc này bạn bè tôi có người đã thành danh, tôi có đăng một số thơ lục bát trên báo Khởi Hành. Tôi thích tờ báo này có lẻ vì đó là tờ báo của Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội.Vậy mà khi tôi vào học 9 tuần quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, rơi trúng vào Đại Đội của những người biệt phái. Nơi tập trung toàn những gương mặt danh tiếng của VNCH như Thứ trưởng Kinh tế Nguyễn văn Luông, Trưởng các Ty Sở, Giáo sư Đại học, đặc biệt có anh Tạ Trung Sơn tức nhà văn Song Thao bây giờ... Khi thành lập Ban Báo chí Đại Đội thì anh em đều đồng lòng bầu tôi làm Trưởng ban Báo chí vì họ có đọc những bài thơ của tôi trên Khởi Hành rồi. Đến dịp Tết, có lệnh làm báo Xuân thi đua, tờ báo của Đại Đội tôi đã chiếm giải nhất Liên Đoàn và Ban Báo chí được thưởng 48 giờ phép đặc biệt về Sài gòn chơi. Hồi năm 2000 gặp lại anh Song Thao ở Boston, anh còn nhắc lại chuyện đó và nói rằng 48 giờ phép lúc đó quý lắm Đức Phổ ơi! Kỷ niệm với cái duyên văn nghệ thì nhiều, nhưng chuyện này tương đối cũng vui vui phải không, thưa anh?
Vừa rồi, mấy người bạn cũ ở Việt Nam có tìm ra được mấy bài thơ của tôi trên Khởi Hành năm 1970, họ có đưa lên Blog của họ và gởi cho tôi đọc. Bây giờ đọc lại thơ hồi đó thấy có cái hơi hướm của bây giờ vậy thôi, tuy rằng tứ thơ, cấu trúc và ngôn ngữ thì non nớt hơn, dễ thương hơn bây giờ anh ạ!
LTT:
Anh Đức Phổ,
Qua lời anh kể tôi mới thấy cái tài của tuổi trẻ môt thời, mà anh là người trong cuộc, môt nhân chứng sống của một thời kỳ !Theo tôi cái cũ bao giờ cũng đẹp và quí.Anh có thể chép cho tôi xin vài bài thơ ấy được không?
ĐP:
Vâng, tôi gởi anh 1 bài thơ cũ bạn bè gởi cho tôi, anh nhé!
BÀI CA TRONG BUỔI SỚM MAI
đêm qua như chuyện tình cờ
người xuôi con nước đến bờ tịch liêu.
đã hoài đi quạnh về hiu
thảm thay con nước một chiều cuối đông.
đêm qua biển chảy về sông
nằm nghe tóc rụng mông lung là buồn.
một lời lỡ đã hàm oan
sẩy tay hỏng cả trăm ngàn ước mơ.
đêm qua trăng lội vào thơ
nằm nghe gió thổi lửng lơ trên đầu.
lòng buồn chẳng biết về đâu
trong đêm tình ái cho nhau cuộc đời.
đêm qua sao rụng bên trời
nhở tay ta nhặt cuộc đời của ai.
bây giờ và cả tương lai
trong đôi mắt ấy ban mai cũng buồn!
ĐỨC PHỔ
(Tạp chí Khởi Hành, 26-3-1970)
LTT:
Anh Đức Phổ,
Đọc lại bài thơ anh làm cách nay 43 năm mà như một lời báo trước về tương lai của anh và của cả thế hệ tôi nữa:
“đêm qua sao rụng bên trời
nhở tay ta nhặt cuộc đời của ai.
bây giờ và cả tương lai
trong đôi mắt ấy ban mai cũng buồn!”
Mỗi người trong chúng ta từ thuở còn trai trẻ ấy mà chừng như cũng sớm bi lụy về cuộc đời! Chẳng hạn như năm 2000, nhà văn Ngô Thế Vinh nghĩ tới dòng sông Cửu Long sắp cạn qua tác phẩm nổi tiếng của ông “Cửu Long Cạn Dòng-Biển Đông Dậy Sóng”, để rồi 13 năm sau, hiện tượng suy thoái của con sông Cửu Long là một sự thật! Phải chăng những người làm thơ viết văn họ thấy xa hơn người thường nhìn thấy hay nói một cách khác, họ đi trước người khác nhiều lắm, phải không anh?
ĐP:
Thưa anh,
Xa nước, xa quê, xa nhà... là một nỗi sầu đậm nhất trong lòng chúng ta! Vậy mà trong 1 tiệc cưới nọ, tôi nghe có người nói: "Nhờ có "giải phóng" mình mới được đi Mỹ, con cái được ăn học thành tài..." Tôi nghe mà lòng nhói đau đến cùng cực. Đồng ý rằng, bây giờ chúng ta đang sống ở 1 xứ sở tự do, mọi tiện nghi đời sồng đều ở mức cao nhưng làm sao tránh khỏi những giây phút chạnh lòng nghĩ về quê cha đất tổ! Giá như tôi được sống bình yên, được làm 1 phó-thường-dân-nam-bộ tự do thuở trước, tôi vẫn chấp nhận ngày 2 bữa cháo rau mà được gần gũi xóm làng, mồ mã tổ tiên, được sống với nương vườn, sớm chiều vui vầy cùng cây quít, cây chanh, cây thanh long, cây mận
Xa nước, xa quê, xa nhà... là một nỗi sầu đậm nhất trong lòng chúng ta! Vậy mà trong 1 tiệc cưới nọ, tôi nghe có người nói: "Nhờ có "giải phóng" mình mới được đi Mỹ, con cái được ăn học thành tài..." Tôi nghe mà lòng nhói đau đến cùng cực. Đồng ý rằng, bây giờ chúng ta đang sống ở 1 xứ sở tự do, mọi tiện nghi đời sồng đều ở mức cao nhưng làm sao tránh khỏi những giây phút chạnh lòng nghĩ về quê cha đất tổ! Giá như tôi được sống bình yên, được làm 1 phó-thường-dân-nam-bộ tự do thuở trước, tôi vẫn chấp nhận ngày 2 bữa cháo rau mà được gần gũi xóm làng, mồ mã tổ tiên, được sống với nương vườn, sớm chiều vui vầy cùng cây quít, cây chanh, cây thanh long, cây mận
trĩu trái... (như trong vườn nhà anh đó), tôi vẫn cảm thấy lòng thanh thản.
Người cầm bút, nói chung, thường nhạy cảm. Họ biết cảm nhận nỗi đau trước sự đau thương của người khác một cách sâu sắc.Ở lứa tuổi người cầm bút như chúng ta ít nhiều đã qua trải nghiệm. Những suy nghĩ về thế sự có liên quan đến triết lý cuộc đời thường được truy cứu một cách nghiêm chỉnh và vô tư hơn những người thường là chuyện tất nhiên anh ạ!
Đã từ rất lâu, tôi nghe có người nói: "Thi sĩ là tiên tri!".Tôi chưa được là thi sĩ nên tôi không dám xác nhận đúng hay sai? Vì làm thi sĩ khó lắm, anh ơi!...
Người cầm bút, nói chung, thường nhạy cảm. Họ biết cảm nhận nỗi đau trước sự đau thương của người khác một cách sâu sắc.Ở lứa tuổi người cầm bút như chúng ta ít nhiều đã qua trải nghiệm. Những suy nghĩ về thế sự có liên quan đến triết lý cuộc đời thường được truy cứu một cách nghiêm chỉnh và vô tư hơn những người thường là chuyện tất nhiên anh ạ!
Đã từ rất lâu, tôi nghe có người nói: "Thi sĩ là tiên tri!".Tôi chưa được là thi sĩ nên tôi không dám xác nhận đúng hay sai? Vì làm thi sĩ khó lắm, anh ơi!...
Mận và thanh long sau vườn (LTT) .
LTT:
Anh Đức Phổ,
Được biết năm 2000, Sông Thu xuất bản "Một Chỗ Về" của anh, sau đó, tạp chí Văn ấn hành cuốn thứ hai "Mùa Tình, Xin Kịp Gặt" năm 2002, vậy trước đó anh có tác phẩm nào đã xuất bản ở Việt Nam không?
Ngoài ra, trong thi phẩm thứ hai vừa kể, nhà văn Trần Doãn Nho có nhận định trong bài viết"Tôi Đọc Thơ Đức Phổ",có đoạn:"Thơ, với Đức Phổ, là một bày tỏ. Với đời.Với người.Với mình.Một bày tỏ hiền hậu. Và đôi khi vô cùng da diết..."
Anh nghĩ sao về về nhận định ấy? Có phải anh muốn bày tỏ với mình với tha nhân và với cuộc đời không ?
ĐP:
Thưa anh,
Lúc còn ở Việt Nam tôi chưa in được thơ."Một Chỗ Về" là tập thơ đầu tiên in tại Hoa Kỳ năm 2000. Đến năm 2002 tạp chí Văn xuất bản cho tôi tập thơ thứ hai, đó là tập "Mùa Tinh, Xin Kịp Gặt". Từ đó đến nay tôi chưa in thêm tập nào nữa. Mặc dù bản thảo thơ còn nhiều lắm kể cả những bài đã đăng báo dưới đất và trên mạng anh à!
Viết văn, có thể hư cấu. Người có tài viết văn khi họ hư cấu người đọc vẫn tưởng như là thật! Đó là văn hay!
Làm thơ thì phải viết bằng cảm xúc thật của chính mình. Không thể vay mượn cảm xúc của người khác.Cảm xúc càng sâu lắng, đằm thắm... thì thơ càng đậm nét nhân sinh.
Bây giờ, thân tôi đang sống trên đất Mỹ, nhưng lòng tôi luôn đau đáu nghĩ tới quê nhà. Nơi đó có dòng sông hiền hòa mưa nắng, bốn mùa không chảy đâu xa..., có làng mạc nghèo nàn, có người thân, bạn bè với nhiều kỷ niệm thân yêu. Mong một ngày đất nước trở lại thanh bình để được trở về quê cũ.Bởi vậy, tôi làm thơ không chỉ để làm thơ, lại càng không để trở thành nhà thơ, trở thành thi sĩ.Thơ tôi là những gởi gắm muốn chia sẻ cùng người đọc về những điều mình không thể nói ra. Nhà văn Nguyễn Trung Hối đã có lần nhận xét: "Tôi thích thơ Đức Phổ vì có nói lên một điều gì trong đó". Mỗi lần gặp gỡ anh em tôi thường nói chuyện vui để cho anh em vui vậy thôi chứ thật ra là trong héo ngoài tươi đó thôi anh ơi! Tiện đây, tôi cũng xin cảm ơn nhà văn Trần Doãn Nho đã đọc thơ tôi và đã có những nhận xét mà tôi tâm đắc.
LTT:
Vâng, anh Đức Phổ, có lần tôi cũng có nói với anh về tập thơ “Một Chỗ Về”, đại ý: “Thơ Đức Phổ là những tâm tình gợi nhớ về những dấu chân đời dừng lại trên một bến bờ nào đó, dường như thoáng chốc qua nhanh mà hồn vẫn lãng đãng bồi hồi nhớ về chốn cũ.(…) “Người xa xứ nào rồi cũng có lúc nhớ nhà, nhớ quê, nhưng ở nơi Đức Phổ nỗi nhớ thương xem chừng dào dạt vô bờ :
“những chiều nắng nhạt bên thềm vắng
thơ thẩn lòng mơ ánh nguyệt tà
mấy phen chìm nổi, không danh phận
đã thấm đòn đau nỗi nhớ nhà.”
(Thương quê. Một chỗ về, trang 64)
Sau này, mỗi lần có dịp nghe anh ngâm những bài thơ ấy mới thấy tấm lòng anh dành cho thân nhân, bè bạn cùng chốn cố hương tha thiết biết bao! Điều ấy rất hợp với câu thơ trong Lục Vân Tiên: “Thơ ngâm dũ xuất dũ kỳ”, đó anh Đức Phổ!
Vậy anh ngâm thơ với giọng trầm ấm bẩm sinh của người con trai rất Huế hay có theo học một lớp ngâm thơ nào không, mà sao nghe anh ngâm thơ hồn mình phải lâng lâng theo từng âm vọng mà anh diễn tả vậy anh Đức Phổ ?
Thi phẩm “Mùa Tình, Xin Kịp Gặt” của Đức Phổ, tạp chí Văn xuất bản, California, Hoa Kỳ, năm 2002.
ĐP:
Thưa anh,
Tôi làm thơ thì ... gần như là một niềm đam mê. Còn ngâm thơ chỉ là ngẫu hứng nhất thời khi gặp anh em văn nghệ yêu cầu hoặc các cộng đồng mời thì ngâm chơi. Vì là ngẫu-hứng-ngâm, cho nên mỗi bài thơ tôi thể hiện một cách khác nhau nên dễ làm cho người nghe xúc động. Chứ thật ra tôi ngâm thơ không hay và không trải qua một trường lớp ngâm thơ nào cả anh ạ!
Tôi làm thơ thì ... gần như là một niềm đam mê. Còn ngâm thơ chỉ là ngẫu hứng nhất thời khi gặp anh em văn nghệ yêu cầu hoặc các cộng đồng mời thì ngâm chơi. Vì là ngẫu-hứng-ngâm, cho nên mỗi bài thơ tôi thể hiện một cách khác nhau nên dễ làm cho người nghe xúc động. Chứ thật ra tôi ngâm thơ không hay và không trải qua một trường lớp ngâm thơ nào cả anh ạ!
LTT:
Anh Đức Phổ,
Hồi còn ở Việt Nam, anh có nhiều bạn văn lắm không? Các tác giả ấy ngày nay có ai còn đang sáng tác không?
Nhớ có lần, thi sĩ Quách Tấn Trò chuyện với nhà văn Nguyễn Hiến Lê, ông đã tâm sự:
"Con tôi không đứa nào thích thơ tôi cả. Văn tôi chúng cũng ít xem. Tôi cũng chả dạy gì cho chúng nó được! Lắm lúc tự an ủi:"Chớ trước đây mình có học với song thân mình đâu mà mình cũng làm thơ được". Mà tôi nhận thấy phần đông các nhà thơ trẻ nổi tiếng chả học ai cả, chả cần đọc thi pháp mà thơ vẫn hay. Còn tôi cặm cụi nghiên cứu khá kỹ mà thơ vẫn chẳng hơn ai"(Lá thư đề Nha Trang ngày 08-11-1978) (2).Anh nghĩ sao về ý kiến vừa rồi, anh Đức Phổ?
ĐP:
Thưa anh,
Hồi ở Việt Nam tôi cũng có nhiều bạn văn. Nhưng chỉ kết thân với những người cùng trang lứa như Nguyễn Miên Thảo, Từ Hoài Tấn, Phạm Tấn Hầu, Viêm Tịnh, Hạ Đình Thao, Trần Đình Sơn Cước... Những người ấy bây giờ vẫn còn sáng tác. Đa số chỉ viết trên những blog của họ. Thỉnh thoảng cũng có đăng báo, nhưng rất ít anh ạ!
Hồi ở Việt Nam tôi cũng có nhiều bạn văn. Nhưng chỉ kết thân với những người cùng trang lứa như Nguyễn Miên Thảo, Từ Hoài Tấn, Phạm Tấn Hầu, Viêm Tịnh, Hạ Đình Thao, Trần Đình Sơn Cước... Những người ấy bây giờ vẫn còn sáng tác. Đa số chỉ viết trên những blog của họ. Thỉnh thoảng cũng có đăng báo, nhưng rất ít anh ạ!
Ý kiến của nhà thơ Quách Tấn là đúng với hầu hết cho những người cầm bút. Nhất là với thời đại bây giờ, con cái đa số thích chọn những ngành liên quan với khoa học kỹ thuật, trong khi cha hoặc mẹ lại nghiêng về sinh hoạt văn chương.
Có trường hợp rất là đặc biệt với gia đình nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Có con trai là Nguyễn Tường Thiết là nhà văn đang sống ở hải ngoại. Có em ruột là Nguyễn Tường Long tức nhà văn Hoàng Đạo và Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân tức nhà văn Thạch Lam. Lại còn có cháu gọi Nhất Linh là cậu ruột. Đó là nhà văn Duy Lam và nhà văn Thế Uyên (đã qua đời tháng 6 vừa qua).
Thật quý hiếm và đáng trân trọng cho một đại gia đình đi theo nghiệp văn phải không, thưa anh?
LTT:
Anh Đức Phổ,
Nhớ có lần nhà thơ Hoàng Xuân Sơn nhận xét:"Dòng thơ Đức Phổ là dòng thơ lang bạt kỳ hồ của kẻ hát rong."(3)Phải chăng đây là nhận xét của một người nghệ sĩ cảm thông với một người nghệ sĩ cũng rày đây mai đó như mình? Anh có thể chia sẻ thêm về những dấu chân lang bạt của mình cùng tiếng lòng hoài vọng của anh về những bến bờ nào anh đã hơn một lần ghé lại thuở nào không, anh Đức Phổ?
ĐP:
Thưa anh,
Sau năm 75, tôi sống tại Sài Gòn như một bóng ma.Không nhà, không hộ khẩu, không vợ con. Ban ngày đi thang lang làm những công việc vặt để sống qua ngày. Ban đêm ngủ nhờ nhà người quen. Nay nhà người này mai nhà người nọ vì sợ bị xét hộ khẩu. Cuộc sống bấp bênh không có tương lai! Mái ấm gia đình là một ước vọng xa khơi!
Tập thơ "Một Chỗ Về" nói lên những hoài niệm về quê hương, người thân, bằng hữu để ghi lại những năm tháng lưu vong trên chính quê hương mình. Buồn lắm anh ạ!
Cảm ơn nhà thơ Hoàng Xuân Sơn đã đọc được những điều tôi gởi gắm trong thơ, đã chia sẻ những tâm tình đáng quý!
Sau năm 75, tôi sống tại Sài Gòn như một bóng ma.Không nhà, không hộ khẩu, không vợ con. Ban ngày đi thang lang làm những công việc vặt để sống qua ngày. Ban đêm ngủ nhờ nhà người quen. Nay nhà người này mai nhà người nọ vì sợ bị xét hộ khẩu. Cuộc sống bấp bênh không có tương lai! Mái ấm gia đình là một ước vọng xa khơi!
Tập thơ "Một Chỗ Về" nói lên những hoài niệm về quê hương, người thân, bằng hữu để ghi lại những năm tháng lưu vong trên chính quê hương mình. Buồn lắm anh ạ!
Cảm ơn nhà thơ Hoàng Xuân Sơn đã đọc được những điều tôi gởi gắm trong thơ, đã chia sẻ những tâm tình đáng quý!
LTT:
Anh Đức Phổ,
Nghe anh kể lại những ngày cơ cực ấy lòng tôi vô cùng cảm thông về nỗi lo âu triền miên của anh vào một đoạn đời đầy gian truân ấy! Xin chân thành cảm ơn anh đã chia sẽ những suy nghĩ của anh về thơ cùng bạn đọc.
Nhơn dịp những ngày lễ Giáng Sinh và Năm Mới 2014, xin cầu chúc anh cùng gia đình luôn dồi dào sức khỏe, bình an và hạnh phúc; và mong anh tiếp tục còn nhiều hứng thú để viết tặng cho đời, cho bạn đọc thêm nhiều vần thơ mới nữa sau này.
ĐP:
Xin cảm ơn anh và quý độc giả đã chia sẻ cuộc trò chuyện này!...
Houston, ngày 25 tháng 12năm 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét