Còn Đó Sao Trên Rừng
Cao
nguyên Bảo Lộc ở cuối dãy Trường Sơn với những tịnh cốc nổi tiếng, hơn 40 năm về
trước còn là nơi tụ hội nhiều nhà sáng tác. Như Nhất Hạnh, Trần Thiện Thanh,
Nguyễn Đức Sơn…
Do khá gần Sài Gòn nên người thích khoa thiên văn vẫn chọn về đây khi có các sự kiện lớn. Rạng sáng ngày 14-12- 2013 khi ngắm mưa sao băng, có người bỗng nhắc: kỳ diệu sao trên rừng ! “Sao Trên Rừng” còn đây không ?
Cộng nghiệp thơ
Sao Trên Rừng là
bút danh thời khởi nghiệp của Nguyễn Đức Sơn (NĐS) ở các tạp chí Sáng Tạo, Văn
Nghệ…từ các năm 1959-1960. Khi xuất bản
tập thơ đầu tay “Những Bài Tình Đầu” gồm 3 phân khúc Bọt Nước, Hoa Cô Độc
(1965), rồi Lời Ru (1966), ông vẫn xưng bút hiệu này. Sách phát hành, NĐS lập
tức nổi tiếng như một thi sĩ kỳ dị- vì những tuyên bố thành thật nhưng mang
tính tự đại in trên bìa sách. Khi chuẩn bị cho nhà xuất bản An Tiêm in tập thơ
Đêm Nguyệt Động (1967) để làm sính lễ đi cưới vợ, ông ký hẳn tên thật. Tên tuổi
NĐS còn dữ dội với các tập truyện ngắn như Cát Bụi Mệt Mỏi (1968), Cái Chuồng
Khỉ (1969), Xóm Chuồng Ngựa (1971). Có nhà điểm sách và nhiều độc giả cho ông
là một “thiên tài độc ác”. Vì bằng mạch văn, ông đã đẩy người đọc đến chỗ tận cùng của trí
tưởng. Cho nên, qua cuộc khảo sát về “Những cây bút hay nhất” do Tạp chí văn
nghệ Khởi Hành thực hiện năm 1971, NĐS đã lọt vào Top 5. Mặc dù vậy, về sau
nhắc đến ông, mọi người vẫn ấn tượng là một thi sĩ. Như từ thuở đầu tiên ông đi
vào sáng tác :
Một đêm sao ở trên rừng
Đua nhau rụng xuống chào mừng nhân gian
Hồn tôi cây cối liên hoan
Rưng rưng tôi thấy trăm ngàn ước mơ
Tuổi vàng giống mộng trời thơ
Lớn lên tôi chết bên bờ hư không
(Tập “Bọt Nước-Những Bài Tình Đầu”)
Bài thơ đầu tiên
đã giải thích vì sao ông chọn bút hiệu, cũng “ngầm” tiên đoán số phận (cũng là
định mệnh?) của cuộc đời mình. Nhưng nó thành thật và hiền hậu quá; không như
người đọc cảm nghĩ rằng càng dấn thân vào chơi, NĐS càng trở nên kỳ dị (dù
giọng điệu vẫn rất thành thật) khi cố tình đưa lời miệt thị từ người có bằng
cấp, trường đại học, và đến cả những người viết lách cùng thời. Tiếng đồn rằng
nếu ghét ai, ông còn viết thư gửi lời chê tới tận nơi !
Nhà thi sĩ “quái
dị” ấy đã tự nguyện bỏ trường đại học, và ăn chay trường, tự kiếm sống bằng
nghề dạy học.
Quê hương ở miền
đầm phá ven biển Tri Thủy (Ninh Thuận), ông sớm hít thở bầu không khí hoang vu.
Có thời gian, ông sống ở vùng đồi núi cao Đơn Dương trên đường từ Đà Lạt xuống
Phan Rang. Nên khi đã lấy vợ, trốn lính, ông đã lên miền B’lao (Bảo Lộc), là
nơi cũng có khung cảnh hoang sơ, lại thuận đường đi về Sài Gòn để “náu thân nơi
nhà hoang”. Nguyễn Miên Thảo (NMT) là
một trong số rất ít bạn trẻ được ông
chọn thơ để đăng trên Tạp chí Mặt Đất (xuất bản bất định kỳ) do ông chủ trương
năm 1966. NMT cho biết ở lớp dạy tiếng Anh tại nhà trọ riêng, NĐS đã sẵn sàng
đuổi học và trả tiền học phí trở lại ngay cho bất cứ học sinh nào không thuộc
bài đã học bữa trước! Thi sĩ, thầy giáo NĐS muốn cuộc đời này luôn luôn phải
tuyệt đối như ý mình chăng ?
Cùng được chọn
bài với NMT để có mặt trên “Tạp chí Mặt Đất” là
Thái Ngọc San (TNS). Khoảng năm 1970,
tôi và tình cờ cùng có mặt trước
khoảng sân NĐS đang ở nhờ trong một khu nhà trong trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc.
Mấy ngày trước, vợ NĐS đã sinh đứa con trai đầu lòng, đặt tên là Thạch. Cả ba
ngồi đốt lửa sưởi ấm. Tôi và TNS cùng chiêm nghiệm niềm hạnh phúc của người thi
sĩ có cuộc sống lập dị mới được làm cha. Hạnh phúc lần lượt được ông thể hiện
trong sáng tác thơ, theo tháng năm cùng đứa trẻ lớn lên:
NHÌN CON LẬP TẬT
Nắm tay lật úp đi con
Co thân tròn trịa như hòn đá lăn
Muốn cho đời sống không cằn
Tập cho quen mất thăng bằng từ đây.
Nắm tay lật úp đi con
Co thân tròn trịa như hòn đá lăn
Muốn cho đời sống không cằn
Tập cho quen mất thăng bằng từ đây.
Vợ NĐS lần lượt đẻ năm một. Hạnh phúc của cha và con ngày càng nhiều
thêm. Như:
Theo cha đốt cỏ ngoài rừng
Nâng niu mẹ ẵm theo mừng
không con
Có vài chiếc lá
còn non
Gió theo lửa khói tan
giòn trên không
Nắng tà trải
xuống mênh mông
Bước theo chân mẹ, cha
bồng hư vô.
(Đốt Cỏ Ngoài Rừng- Tập san Văn 1972)
Ngày đó, tôi chỉ “lên chơi rồi về” với Bảo Lộc và NĐS. Còn TNS nương náu ở đây khá lâu (vì
anh đang trốn lính), và tiếp xúc với NĐS cũng nhiều. Đến khoảng 1972, TNS về
Sài Gòn làm Thư ký Tòa soạn cho tạp chí Ý Thức- tờ vănn nghệ do các văn nghệ sĩ
Miền Trung tự nhận có tinh thần “nhập cuộc” lập ra. Sau đó không lâu, anh viết
truyện ngắn Bầy Thú Hoang Dã miêu tả cảnh sống của gia đình NĐS. Truyện này
được đăng trên Văn. Trong truyện có ý nói là người cha khá ích kỷ, luôn luôn
bắt các con phải theo ý mình. TNS lúc này đã có cái nhìn của một người làm văn
nghệ vì xã hội. Sau 1975 một vài năm, bối cảnh và nhân vật cũng như mạch văn của
Bầy Thú Hoang Dã một lần nữa lại xuất hiện trong một truyện ngắn mới của TNS
trên Tạp chí Sông Hương (anh giữ công tác Thư ký Tòa Soạn). Qua 2 truyện ngắn
này, dư luận giới sáng tác râm ran nghi ngờ về tính tình của NĐS.
Khát vọng
Con người thật
của nhà thơ có cuộc sống lập dị này ra
sao ?
NMT từ Huế vài Sai Gòn làm văn nghệ
vào năm 1965. Trong cảnh đói rách, NMT có thời gian ngắn phải nương tựa
nơi nhà trọ của NĐS ở Bình Dương. Cùng với Đại Đức Thích Thanh Tuệ, Phạm Công
Thiện, giáo sư Bửu Ý, anh là thành viên của họ nhà trai trong lễ cưới vợ cho
NĐS tại thị xã Thủ Dầu Một. Mới đây nhất, hồi cuối năm 2012, NMT lên Bảo Lộc
thăm lại NĐS lần thứ 2 kể từ sau biến cố 1975 (lần thứ nhất vào năm 2011), NMT
nửa đùa nửa thật bảo rằng sau bài tạp bút kể chuyện đám cưới NĐS, anh sẽ kể
chuyện NĐS là “cơ sở cách mạng”. Nguyên
do có một lần vào đêm giao thừa ở Bình Dương, NĐS nấu một nồi xôi rất ngon.
Nhưng đã qua phút giây trừ tịch mà ông vẫn chưa chịu dọn ra ăn dù cả hai đang
rất thèm. Bởi vì NĐS bảo “đợi nghe “lời
chúc Tết” trên đài Hà Nội xong mới được ăn” !
Các văn nghệ sĩ dưới bất kỳ triều đại nào cũng đều rất sợ bị mang tiếng
xu nịnh nhà cầm quyền. Nhưng thật bất ngờ là lần này, chính NĐS lại giả bộ sốt
sắng: “ông viết lẹ đi ! Để các cán bộ bỏ quy chụp rằng tôi đưa vợ con lên miệt
Phương Bối lánh đời là vì ngày xưa tôi sáng tác cho chế độ cũ; chịu ảnh hưởng
sâu sắc văn hóa thực dân mới Mỹ ngụy” !
Ngày trước 1975
NĐS vẫn luôn miệng chửi đế quốc Mỹ. Những vần thơ thuở ban đầu của NĐS nặng
tình với bóng dáng quê hương. ó những câu dễ khiến cho có người nghĩ rằng ông
“thiên tả”. Như :
“…quê mình ai còn ai mất
đi rồi gươm súng mùa thu
khóc mãi từng đêm lưu lạc
nói ra thêm oán thêm thù
ngõ về làm sao ngài ngại
xe cộ có dễ dàng không
kháng chiến người đi chưa lại
lúa khô héo cả ruộng đồng…”
đi rồi gươm súng mùa thu
khóc mãi từng đêm lưu lạc
nói ra thêm oán thêm thù
ngõ về làm sao ngài ngại
xe cộ có dễ dàng không
kháng chiến người đi chưa lại
lúa khô héo cả ruộng đồng…”
(bài Quê Hương-Những Bài Tình Đầu”
Khi đến tuổi chính thức vào đời, như nhiều văn nghệ sĩ khác, NĐS khá bị
dồn nén trước sự hấp dẫn của những nàng thiếu nữ. Cảm xúc ấy mãnh liệt chạy vào
thơ ca, ra những lời lẽ rất thực:
…Năm mười sáu có
lần anh ngó thấy
Em ở truồng ngoe nguẩy cuối vườn trăng
Hồn thảo dã trong anh vừa thức dậy
Suốt bầu trời ướt mượt cả lông măng…
Em ở truồng ngoe nguẩy cuối vườn trăng
Hồn thảo dã trong anh vừa thức dậy
Suốt bầu trời ướt mượt cả lông măng…
Vốn
là người thích sống với thiên nhiên, nên cảm xúc về thân thể có khi lại hòa
quyện với những ám ảnh về nỗi cô đơn trong cõi hoang vu. Như trong bài “Đi Thăm
Bạn Sắp Đẻ Ở Di Linh”:
Sắp đẻ ở Di Linh
cây cối chào chị
Sắp đẻ ở hư không rừng và chị ôm nhau hát
Tôi giấu mặt đi ven hồ lạnh giá
Căn nhà gỗ phần mộ thanh xuân
Những ván thông dày đặc gỗ quan tài
Của tóc của chị của tình nhân
Của dương cầm bỏ phế đúng một năm
Sắp đẻ ở hư không rừng và chị ôm nhau hát
Tôi giấu mặt đi ven hồ lạnh giá
Căn nhà gỗ phần mộ thanh xuân
Những ván thông dày đặc gỗ quan tài
Của tóc của chị của tình nhân
Của dương cầm bỏ phế đúng một năm
Sắp đẻ ở Di Linh
cô đơn hùng dũng
Chị thu mình như một con mèo mun
Chị thu mình như một vũ nữ Ba Lan
Chị thu mình như một dĩa hát cũ
Chị thu mình như một con mèo mun
Chị thu mình như một vũ nữ Ba Lan
Chị thu mình như một dĩa hát cũ
Oh, my tormented
heart
Buổi chiều chết trên cây thánh giá
Hãy quên tôi như một mũi tên
Hãy quên tôi như một loài chim đêm
Buổi chiều chết trên cây thánh giá
Hãy quên tôi như một mũi tên
Hãy quên tôi như một loài chim đêm
Anh đưa chị về
đây để tự vận
Chị thổ huyết ba lần tôi chứng kiến
Khi rừng già thấp xuống thấp xuống
Buổi sáng chị tắm sương mù
Buổi chiều chị đốt cỏ để hong đời chị
Hiu hắt như đời tôi chị đứng lên
Hai mươi bảy năm tuột mất thanh xuân
Chị thổ huyết ba lần tôi chứng kiến
Khi rừng già thấp xuống thấp xuống
Buổi sáng chị tắm sương mù
Buổi chiều chị đốt cỏ để hong đời chị
Hiu hắt như đời tôi chị đứng lên
Hai mươi bảy năm tuột mất thanh xuân
Ôi nắng vàng
dòng thác Gougah
Rừng và chị ôm nhau hát
Sẽ đẻ ra một đứa con
Rừng và chị ôm nhau chết.
Rừng và chị ôm nhau hát
Sẽ đẻ ra một đứa con
Rừng và chị ôm nhau chết.
Bài thơ rất hay này được NĐS viết ra khi anh còn rất
trẻ, bằng thể điệu gần với trào lưu sáng tác hiện đại. Khi ấy ông chưa gia đình riêng. Có lẽ cần lui lại một chút
thời gian để rõ thêm về dòng chảy của 20 năm văn học Miền Nam (1954-1975).
Vào khoảng những năm đầu thập kỷ 60, với sự chiếm lĩnh thị trường báo chí văn
học nghệ thuật, tạp chí Sáng Tạo với thế hệ các
nhà thơ cổ vũ cho thể thơ tự do gần như chiếm ưu thế. Ở một số “tuyên
ngôn”, có khi họ mạnh tay chê bai, xóa bỏ những thành tựu của các thể thơ
truyền thống. Nhưng với bài thơ có cách diễn đạt mới lạ như “Đi Thăm Bạn Sắp Đẻ
Ở Di Linh”, nhà thơ trẻ Sao trên Rừng vốn rành rẽ nghệ thuật sáng tác với các
thể thơ truyền thống, đã chứng minh rằng thể loại diện đạt không phải là sự
quyết định, ai cũng có thể “dụng công”. Để làm ra một bài thơ hay, cái quyết
định là phần hồn của người sáng tác. Tức mình vì thị trường sách báo bị chiếm
lĩnh bởi một số “phe nhóm”, NĐS luôn
khao khát có chỗ để lên tiếng. Nên ông đã tự lập ra một “Tạp chí xuất bản bất
định kỳ” mang tên Mặt Đất khi không có một đồng xu dính túi. Tên Mặt Đất còn
biểu thị mơ ước tự do giữa cõi bao la đất trời. Về sau, đến khi chơi thân với
lớp làm thơ trẻ hơn như TNS, NMT và tôi, ông vẫn còn biểu lộ mơ ước về tự do
trong thị trường sáng tác, xuất bản sách báo văn nghệ (Những khao khát này tôi
đã có dịp viết ra trong sách “22 tản Mạn-NXB Hội Nhà văn 2013, Công ty Phương
Nam Book phát hành).
Những nghịch lý
Không phải đợi đến sau 1975 NĐS mới dắt cả vợ con bỏ
lên rừng sống cuộc đời “hái lượm” như nhiều người vẫn nghĩ. NĐS vốn chỉ biết
sinh sống bằng nghề dạy học và sáng tác. Mà cả hai, vào nhiều năm đầu sau chiến
tranh, đều phải ép vào khuôn khổ. Cuộc đời mỗi
người đều phải gánh chịu mọi diễn tiến khi lựa chọn một cách sống. NĐS vì thiên
bẩm nghệ thuật thi ca, nên ông rất quyết liệt. Ông phải chịu nhiều sự bất hạnh
và tai tiếng của người đời. NĐS có lúc đã tự “mắng” mình như “cây bông” trồng
“chật chỗ”. Và khoảng năm 1988, ông phải chịu nỗi đau lớn khi một đứa con vì
đói ăn trúng nấm độc mà chết. Thể thơ “hai chữ” như dưới đây được ông sử dụng
nhiều từ khi sáng tác ra bài thơ dài “Du Sỹ Ca”-1973:
BÀI THƠ LÀM TRÊN ĐƯỜNG ĐƯA ĐÁM ĐƯÁ CON TRAI CHẾT ĐÓI ĐẾN NƠI NGÀN THU AN NGHỈ
Bao năm
Thui thủi
Mần cuỉ
Cuốc đất
Quên mất
Trời xanh
Ném nhanh
Sách vở
Người ở
Cùng đá
Vui quá
Nhà cây
Tới đây
Thiên đường
Hý trường
Đâu phải
Sao cãi
Lời cha
Bò ra
Gò mả.
Bao năm
Thui thủi
Mần cuỉ
Cuốc đất
Quên mất
Trời xanh
Ném nhanh
Sách vở
Người ở
Cùng đá
Vui quá
Nhà cây
Tới đây
Thiên đường
Hý trường
Đâu phải
Sao cãi
Lời cha
Bò ra
Gò mả.
Có lẽ nỗi đau
ấy rồi cũng sẽ phôi phai. Vì từ những ngày đầu làm thơ, ông đã sớm nhận ra rằng
:
MỘT TÂM ẢO TƯỢNG
xe chênh bánh giữa luân hồi
ưu bi chở ngập bên trời bao la
ngày chưa sụp bóng ta bà
đã nghe chừng Hội Long Hoa đến rồi
một ngài Di Lặc xa xôi
một tâm ảo tượng tôi ngồi thâu đêm.
xe chênh bánh giữa luân hồi
ưu bi chở ngập bên trời bao la
ngày chưa sụp bóng ta bà
đã nghe chừng Hội Long Hoa đến rồi
một ngài Di Lặc xa xôi
một tâm ảo tượng tôi ngồi thâu đêm.
(Lời Ru-
Những Bài Tình Đầu)
Từ
năm 1972, nhà thơ Viên Linh, thư ký tòa soạn tuần báo văn nghệ Khởi Hành đã cho rằng :… “Theo tôi thì ở Miền Nam Việt Nam hiện nay
chỉ có vài thi sĩ: Bùi Giáng, Nguyễn Đức Sơn, Trần Tuấn Kiệt…” (Kỳ báo 18-5-1972).
Theo
quan niệm được nhiều người công nhận thì nhà thơ có thể nhiều, còn thi sĩ là
người có cuộc sống và làm thơ hòa lẫn. Nhận định ấy đến nay vẫn đúng.
Và vẫn còn đó, “Sao Trên
Rừng”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét