Kỳ X
Tượng Hình Mưa Nắng
Giải đất phương Nam chỉ hai mùa mưa nắng, nhưng
tháng Tư vẫn gợi nhiều âm hưởng. Với những cơn mưa đầu mùa, trái bắt đầu chín,
đám cưới rộn ràng. Mưa nắng tượng hình trên đôi môi thiếu nữ…
Sự bùng phát các nhà thơ nữ hôm nay khiến nhiều nhà
lý luận văn học trong nước xem đó là hệ quả tất yếu của cuộc vận động nữ quyền,
một “thành tựu” của xã hội. Nhưng nếu chịu khó nhìn lại lịch sử văn học Miền
Nam, cách nay khoảng 50 năm, đã xuất những vần thơ khẳng định chất nữ làchương
sự cần thiết và không thể thiếu của thời đại mới, tất nhiên cả trong văn . Đó
là nữ thi sĩ Nhã Ca với tập thơ đầu tay “Nhã Ca mới”:
* Vết
thẹo
Đứa trẻ gái ra đời
mang vết thẹo cô đơn
Giữa
thời không không đói no không mùi vị
Tôi
sống tự do trong thân thể mình
Nghe
vết thẹo lớn dần và mọc rễ
Tuổi
ấu thơ rồi thoắt tuổi thành niên
Ôi
đầu mình tay chân thời trẻ dại
Tôi
lớn lên quen mùi vị ái tình
Bước
một bước qua hết thời con gái
Đứa
trẻ gái ra đời không ai tưởng
Tôi
một mình trong vết thẹo thâm sâu
Thân
thể rỗng lưu thông từng mảnh vụn
Vết
thẹo đau thương lau sậy lút đầu
Không
nói không nhìn không tất cả
Tôi
mang tính tình mình trong suốt từng ấy năm
Từng
ấy năm ngó đời như kẻ lạ
Cuộc
chiến trong tôi tiếp diễn lạnh lùng
Vinh danh nữ tính
Nhã Ca quê ở Huế, vào Sài gòn làm văn chương từ năm
1960 khi đang vào tuổi thanh xuân. Lần đầu tiên người ta nghe một nhà thơ nữ là
Nhã Ca bày tỏ trong thơ sự khao khát “Tôi
sống tự do trong thân thể mình”. Suy nghĩ ấy đầy tính hiện sinh. Người nữ
thường phải thuộc về đàn ông (ít ra là một người), vì người ấy nhận biết và tôn
vinh cái đẹp của nàng. Nhưng khi đó, Nhã Ca đã nói lên những điều ngược lại, tự
khẳng định cái đẹp hiển hiên của chất nữ, như trong bài thơ khá dài: “Đàn bà là
mặt trời”.
…Chúng ta, mỗi người phải là một công chúa
Người
đàn bà nào cũng đẹp
Mùa
xuân và hoa hồng đều nở vì chúng ta
Chúng
ta ban phát ái tình
Cho
thiên đàng của chúng ta tươi tốt mãi
…..
“Ưu
thế” ấy có được, bởi vì:
…Cảm ơn Thượng
đế đã cho tôi đôi vú
cho
tôi da mịn và tóc dài
cho
tôi rực rỡ như mặt trời
Để
tôi làm ra ái tình và rượu ngọt
tràn
trên trái đất
…..
Trong tập “Nhã Ca Mới” (bản 1963) cũng có những bài
tình ca, nhiều câu thơ rất êm đềm, và đẹp như trong bài Thanh Xuân : Đời sống ôi buồn như cỏ khô / Này anh, em
cũng tợ sương mù / Khi về tay nhỏ che trời rét / Nghe giá băng mòn hết tuổi
thơ. Với tập thơ này, năm 1965 Nhã Ca đoạt giải VHNT toàn quốc. Nhưng có lẽ
vì bản tính của một con người có xu
hướng hoạt động xã hội, thích tự do nên sau tập thơ đầu tay rất nổi tiếng, Nhã
Ca từng bước nghiêng hẳn về sáng tác văn xuôi, với nhiều truyện, tiểu thuyết.
Bà nhảy cả sang lĩnh vc tổ chức làm báo. Sau 1990, khi bà cùng chồng là thi sĩ
Trần Dạ Từ sang Mỹ định cư, sự nghiệp lại vẫn tiếp tục theo hướng đó.
Bài viết này nhắc đến “Nhã Ca Mới” là nhằm cho rằng,
dòng chảy văn học luôn có những thời điểm “Tháng Tư”. Có những ngòi bút báo hiệu
những mùa gặt hái nở rộ trên văn đàn tương lai.
Được mùa quá ngắn
Có người vẫn thường hỏi rằng các nhà thơ, những người
vẫn vẫn thường được cho là có “giác quan thứ 6”, thường được gán hay tự nhận là
chuyển tải phần sâu kín của tâm hồn con người; vậy họ đã làm được những gì để
cuộc đời tốt đẹp hơn, hay chỉ là để thỏa mãn bản năng của chính mình ?
Câu hỏi không thể được giải đáp thỏa đáng. Nếu có,
cũng chỉ là sự ngụy biện. Điều rõ ràng là qua sự biểu hiện của khí hậu thơ ca,
người ta có thể nhìn thấy được sự tồn tại đáng mừng hay đáng lo của một xã hội.
Sau những thành tựu của của trường thơ “tự do”, rồi xuất hiện những nhà thơ
mang màu sắc “hiện sinh”, không khí tinh thần ở miền Nam sau 1965 ngày càng đi
vào bế tắc. Về mặt chính trường, các phe nhóm núp sau các công cụ tôn giáo ngày
càng xung đột rõ nét. Con người ngày càng ý thức rõ hơn cái thân phận nhỏ nhoi
của mình trong thế trận chiến tranh. Thanh niên lớn lên bị bắt phải đi lính,
nhiều người có học chút ít hoặc trí thức thì biểu lộ sự chán ghét chiến tranh bằng
sự trốn chạy khỏi thực tế. Một bộ phận thanh niên lỡ phải cầm súng thì an ủi là
“chiến tranh này như một trò chơi”.
Khoảng từ năm 1972, nhạc sĩ tài danh Phạm Duy bắt đầu
phổ nhạc các bài thơ ông cho là hay của
các nhà thơ đang mặc áo lính viết về thân phận mình. Tiêu biểu và trở thành nổi
tiếng, có thể kể như: “Kỷ vật cho em” từ thơ Linh Phương, “Còn chút gì để nhớ”
của Vũ Hữu Định. Đáng nói là những bài thơ này được viết bằng một tình cảm rất
chân thật; cảm xúc của thi sĩ mang “tính người” chứ không phải “lên gân” vì được
nhồi sọ như ở phía bên kia. Có những bài thơ khá hay của các nhà thơ trẻ được
Phạm Duy phổ nhạc nhưng lại không nổi tiếng lắm, hoặc chỉ được người nghe biết
đến có chừng mực. Có thể kể đó là “Rừng U Minh ta không thấy em” của Nguyễn Tiến
Cung, hoặc “Chiều nằm trên lô cốt” của Hồ Chí Bửu.
* Nguyễn Tiến Cung
Rừng U Minh ta
không thấy em
Ta không thấy em
từ lâu nay
Mùa mưa làm rừng
đước dâng đầy
Trên cao gió hát
mây như tóc
Tràm đứng như em
một dáng gầy
Ta không thấy em
một lần đi
Nước phèn váng
nhuộm quần trây-di
Đạn nổ lùng bùng
trong nòng ướt
Tình đã xa rồi
thôi nhớ chi
Mỗi con lạch là
mỗi xót xa
Mỗi dòng sông là
mỗi tuổi già
Thành phố đâu
đây hình mất dạng
Cuộc chiến già
nua theo tiếng ca…
Nhà thơ Hồ Chí Bửu thì ngoài bài “Chiều nằm trên lô
cốt” còn có hàng loạt bài thơ khác về đời lính khá chân thật. Hình như anh muốn
coi đó là sự an bài, nên cố tìm niềm vui trong nổi khổ khi đóng quân, sinh hoạt
ở rừng núi. Ngay cả khi được về phép, nằm bên cạnh người yêu, anh cũng không cảm
thấy đó là niềm hạnh phúc lớn lao. Vì sao ?
* Hồ
Chí Bửu
Về
phép
Ngủ ở đây - đêm nay ta yêu em bằng
kỷ niệm
Ngủ ở đây không có tiếng súng giật
mình
Không có hầm cá nhân từng đêm ngồi
kích
Không có bastos để lén hút vội vàng
Ta ngang nhiên ngủ giữa lòng phố chợ
Giữa cuộc vui vụn vỡ của san hô
Đã đánh đổi bằng nghìn đêm lo sợ
Đêm nay rồi cũng trả lại kinh đô
Bạn bè ta hằng trăm thằng ngoài đó
Mắt trong đêm vẫn mở lớn trợn trừng
Sương đỉnh núi còn giăng mù đầu gió
Ta nằm đây thoáng nhớ cũng ngượng
ngùng
Ngủ đi em - chắc đêm nay không nghe
pháo kích
Thiên đường xa nên súng đạn cũng buồn
Tay ta đây vùng thịt da thương tích
Gối đầu lên rồi kể chuyện yêu đương
Ngủ đi em mùa thu cũng còn buồn lắm
Thôi ngủ đi - ta đi hái trái sầu
Trên non cao hay tận cùng hố thẳm
Đem về trần chằm gắn vết thương đau
Ngủ đi em- ta về vùng lâm chiến
Cũng mơ hồ như một nửa cơn điên
Nghêu ngao hát như một lần xuống
núi
Rồi về rừng nghe thương nhớ từng
đêm.
Các bài thơ này từng được anh gom lại, năm 1972 cho
in thành thi tập “Nếu Ngày Mai Giải Ngũ” mang nhãn Nhà xuất bản Động Đất mà anh
cùng bằng hữu chủ trương ở thị xã Tây Ninh. Các tập thơ và bài hát phổ nhạc khi
in ra, được hát lan truyền cũng không đem vinh quang hay lợi lộc gì nhiều lắm
cho tác giả. Có chăng, chỉ là sự ghi nhận về một lớp người cầm bút trong những
năm tháng chiến tranh sắp đến hồi kết cuộc (có khi còn bị mang họa vì tinh thần
phản chiến). Nhiều độc giả cho rằng các bài thơ về lính của Hồ Chí Bửu trong
giai đoạn này, nếu nằm liên hoàn với nhau, nếu được tác giả tu chỉnh, thì có thể
mang dáng dấp như một “trường ca”. Đáng
tiếc là thời kỳ của tự do sáng tác lại không còn nhiều nữa.
Nhưng “trường ca” là thể loại ra sao ? Trong thơ Việt
Nam đã có những “trường ca” hay chưa ?
Câu hỏi này có lẽ nên được luận bàn trong một kỳ tới.
“Còn nữa”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét