NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
1.091 - Nguyễn Hữu Hanh
CHUYÊN GIA KINH TẾ THẤT CƠ LỠ VẬN
Tiến sĩ kinh tế Việt kiều Mỹ sinh 1923 tại Huế. Sống ở Mỹ (2012).
Tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế ở Pháp.
Về miền Nam với tham vọng “phục vụ đất nước như là mục tiêu tối thượng của đời mình”. Lần lượt nắm giữ nhiều chức vị lãnh đạo kinh tế quan trọng từ thời Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu như Cố vấn kinh tế, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, Tổng ủy viên đặc trách kinh tế – tài chính trong chính phủ…
Nhưng thực tế không cho phép làm được gì nhiều do tình hình chính trị miền Nam ngày càng rơi vào rối ren liên tục thay đổi chính quyền, nhân sự. Thất vọng, năm 1968 qua Mỹ lại làm cố vấn và chuyên viên cao cấp cho các tổ chức kinh tế quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.
Tuy nhiên con đường sự nghiệp vẫn gặp trắc trở, năm 1981 xảy ra bất đồng quan điểm nên từ chức khỏi IMF.
Dù vậy vẫn còn nặng lòng với quê hương nên năm 1991 khi VN bắt đầu tiến hành Đổi mới liền quay về nước tìm cơ hội đóng góp cho nền kinh tế đất nước. Nhưng 4 lần trở về từ đó đến năm 1994 một lần nữa vẫn không làm gì được do đụng phải cơ chế bảo thủ quan liêu bao cấp chưa kể thành kiến chính trị.
Đành tay trắng trở về Mỹ ở ẩn viết hồi ký “Câu chuyện đời tôi” in năm 2004.
1.092 - Nguyễn Hữu Hạnh
NGƯỜI PHÁT LỆNH ĐẦU HÀNG
Chuẩn tướng VNCH sinh 1923 tại Mỹ Tho. Sống ở TPHCM (2012).
Nguyên thuộc cấp của tướng Dương Văn Minh từ thời đi lính Pháp đến thời Ngô Đình Diệm.
Vì vậy, sau khi tướng Dương văn Minh đảo chính Ngô Đình Diệm rồi đến lượt mình bị nhóm “tướng trẻ” Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ lật đổ thì bản thân rơi vào bất mãn chế độ. Từ đó năm 1970 khi còn là đại tá ở Cần Thơ đã được Cộng sản móc nối làm cơ sở “nội gián” trước khi được thăng chuẩn tướng.
Năm 1974 về hưu.
Đến khi tướng Dương văn Minh lên nắm chức Tổng thống VNCH 2 ngày cuối cùng cuối tháng 4.1975 đã được gọi lại ra làm Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng quân lực VNCH. Từ đó đã tận dụng cơ hội vận động ông Minh chấp thuận “bàn giao” chính quyền cho Cộng sản.
Và đích thân mình lên Đài Phát thanh Sài Gòn đọc lời kêu gọi binh lính “hạ vũ khí” trước quân Cộng sản đang rầm rộ tiến vào Sài Gòn Thủ đô VNCH.
Sau đó dưới chế độ mới được đưa vào hàng ngũ “nhân sĩ” trong tổ chức Mặt trận Tổ quốc.
Một trường hợp là “kẻ phản bội” hay người thức thời giác ngộ Cách mạng như ông thầy đỡ đầu Dương Văn Minh để cho lịch sử công tâm đánh giá.
1.093 - Nguyễn Thành Tâm
HOA SEN CỨU ĐỜI CHẤT ĐỘC DA CAM
Lao động nghèo sinh 1995 tại Bình Thuận. Sống ở Bình Thuận (2012).
Vừa sinh ra đời đã bị dính di chứng CĐDC không biết từ ai từ đâu vì ngay sau đó đã bị cha mẹ bỏ rơi đem cho người cô nuôi nấng.
Lớn lên với cơ thể què quặt luôn mắc đủ thứ bệnh dai dẳng không khỏi, đầu óc lại không bình thường thuộc dạng tâm thần nhẹ.
Không học hành gì được nên không biết làm gì để kiếm sống. May mà sau đó ở địa phương rộ lên phong trào làm nghề gia công sơ chế hoa sen làm sản phẩm xuất khẩu như bóc vỏ sen, tách gương sen lấy hạt, moi tim sen… nghề đơn giản nên xin theo làm. Tuy sức khỏe không tốt, tâm thần không ổn định song được cái hiền lành chịu khó nên dần dà cũng làm được, không bằng ai nhưng ngày cũng kiếm được 40.000 đồng.
Cám ơn đời, nhờ “Phật độ” (hoa sen gắn liền hình tượng dân gian đức Phật) đã giúp mình không biến thành người vô dụng.
1.094 - Phạm Văn Tuấn
BỆNH VIÊM DA KHỚP XƯƠNG CẤP TÍNH
Người khuyết tật sinh 1979 tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2012).
Cha bộ đội chiến đấu miền Nam trở về dính CĐDC nằm liệt một chỗ.
Còn bản thân mình đến 13 tuổi phát sinh di chứng hậu quả chất độc này khiến bị liệt nửa người, 2 chân không cử động được. Đi bệnh viện được chẩn đoán mắc bệnh hiếm viêm da khớp xương cấp tính khó chữa nổi, nó làm toàn bộ xương sống, xương cổ, xương tay cứng đờ không cử động.
Nằm viện một năm bác sĩ bó tay, đến lúc thể trạng sa sút không ăn uống được, toàn thân lạnh ngắt nên gia đình đành đưa về chuẩn bị lo hậu sự.
Không ngờ sau đó vẫn thoi thóp gượng dậy, sống cầm cự qua ngày trong cảnh nợ nần tiền chạy chữa bấy lâu. Dù vậy vẫn cố gắng tập đi xe lăn rồi đăng ký học lớp đồ họa và nhiếp ảnh ở TP Vinh. Qua đó được phát hiện có năng khiếu vẽ tranh.
Học xong quay về làng mở lớp dạy vẽ và chụp ảnh, trở thành “nghệ sĩ làng”.
Từ đó được một cô học trò nhỏ đem lòng yêu thương tình nguyện kết tóc xe duyên bất chấp bố mẹ ngăn cản đòi từ con. Rồi cũng sinh được một con trai đầu lòng.
Niềm vui sống được nhân đôi, mới đặt tên mới cho lớp học của mình là “Tuấn Hello” như một lời mời mở rộng vòng tay đón nhận cuộc đời, đón nhận mọi người đến với mình.
1.095 - Phan Khắc Từ
LINH MỤC CẤP TIẾN QUÁ ĐÀ
Tu sĩ Công giáo sinh 1941 tại Hải Phòng. Sống ở TPHCM (2012).
Trước 1975 làm phó xứ giáo xứ Vườn Xoài một giáo xứ lớn ở Quận 3 – TPHCM, nổi tiếng là linh mục tiến bộ thiên tả sát cánh cùng phong trào Thanh Lao Công (phong trào thanh niên hoạt động xã hội của Công giáo), cùng giới sinh viên chống chế độ Thiệu – Kỳ theo Mỹ. Hoạt động gắn bó với giới dân nghèo đô thị nên được tặng cho biệt danh “linh mục hốt rác”.
Trong thời gian này có tham gia hoạt động ngầm cho cộng sản, được kết nạp Đảng.
Vì thế sau 1975 trở thành linh mục “quốc doanh” làm trung gian giúp Nhà nước thành lập (kiêm giữ chức điều hành) Uy ban Đoàn kết Công giáo thân chính quyền độc lập với tổ chức Công giáo chính thống thuộc giáo quyền quốc tế Vatican. Từ đó vào Quốc hội 3 khóa liên tục, làm tổng biên tập tuần báo Công giáo và Dân tộc.
Tất nhiên hoạt động thân Cộng đó bị giới Công giáo truyền thống phản bác, chống đối.
Nhưng bên cạnh đó, bị phê phán nặng nhất – đối với cả giới ngoài Công giáo - là vấn đề đời tư trong thời gian đầu theo cộng sản trước 75 đã… có vợ và… 2 con! Vợ là một sinh viên gốc Bến Tre gặp trong phong trào đấu tranh đô thị sau này mới biết là… đảng viên, sau 75 từng làm bí thư quận đoàn ở TPHCM (nên vụ “phá giới” này có thể do Việt Cộng “gài”?).
Vụ tai tiếng bị vỡ lở công khai năm 1986 từ phía người vợ “bí mật” khiến bản thân chỉ còn biết biện hộ qua loa rằng chẳng qua ấy chỉ là “phút yếu lòng” nhất thời, nay không còn quan hệ nữa (chỉ thỉnh thoảng có đi thăm con thôi). Rằng đã báo cáo với đức Hồng y sẵn sàng xin ra đạo nhưng… không được chấp nhận!
1.096 - Phan Kim Thịnh
CHỦ BÁO VĂN HỌC “TRUNG LẬP”
Nhà báo sinh khoảng 1938 tại Hà Nam. Sống ở TPHCM (2012).
Di cư vào Nam 1954 đến năm 1962 làm chủ nhiệm bán nguyệt san “Văn Học” nổi tiếng ở miền Nam tồn tại lâu nhất cho đến tháng 3.1975 ra được tất cả 202 số.
Dù trên danh nghĩa làm chủ nhiệm tạp chí này nhưng thực tế tờ báo trải qua 2 giai đoạn phát triển khác hẳn nhau. Giai đoạn đầu từ 1962 – 1968 (86 số) tờ báo ban đầu khai sinh từ phong trào sinh viên đấu tranh chống chế độ Ngô Đình Diệm nên thực chất nội dung báo do nhóm Dương Kiền (nhà văn, nhà thơ) thực hiện nghiêng về tính thời sự chính trị – xã hội – văn hóa theo xu hướng trí thức dấn thân với ý hướng xây dựng hòa bình cho một xã hội miền Nam tự do dân chủ tiến bộ không Cộng sản. Nhìn chung có giá trị thời sự và trí thức chân chính đáng kể. Trong giai đoạn này bản thân (và vợ, một nhà thơ) chủ yếu chỉ đóng vai trò quản lý.
Nhưng từ năm sau năm 1968 tình hình chiến sự Nam – Bắc leo thang khốc liệt không còn phù hợp với lý tưởng đó nữa mà lại bị chính quyền nghi kỵ nên nhóm Dương Kiền rút lui (một số thành viên bị động viên vào quân đội VNCH, một vài người khác lại ly khai vào bưng theo mặt trận Giải phóng miền Nam (*). Bấy giờ tờ báo mới thực sự do ông chủ nhiệm lâu năm nắm toàn bộ thay đổi hình thức (khổ nhỏ hơn) lẫn nội dung bây giờ mang tính chất văn học đại chúng, kiểu khảo cổ “tầm chương trích cú” qua loại chuyên đề văn hóa, văn học trong nước lẫn quốc tế, cổ điển đến hiện đại (các tác giả, tác phẩm, chủ đề sáng tác…). Từ đó không còn giữ được giá trị uy tín như trước, chỉ trở thành một dạng tài liệu giáo khoa bổ sung cho giới học sinh sinh viên.
Đáng chú ý là trong loại chủ đề tác giả văn học VN đã giới thiệu cả những tác giả của miền Bắc hiện tại như Nam Cao, Thế Lữ, Tô Hoài, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư… chủ yếu về sự nghiệp thời Tiền chiến. Tuy nhiên đó cũng là một trường hợp “ngoại lệ” hiếm có dưới chế độ Thiệu – Kỳ “quân quản” miền Nam.
Sau 1975 vẫn ở lại TPHCM với một kho sách cá nhân sưu tầm lưu giữ từ lâu khá đồ sộ từng được sử dụng làm tài liệu thực hiện các chuyên đề báo Văn Học. Nay cũng rút từ đó ra để viết nhiều bài và in sách về các giai thoại, đời tư nhân vật lịch sử đã qua như cựu hoàng Bảo Đại, Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu)… Bài và sách (bút danh Lý Nhân Phan Thứ Lang) khá ăn khách trên báo và nhà xuất bản ngành công an.
Chẳng những vậy, năm 2006 còn làm một chuyến viễn du đất Mỹ thăm con ở bên đó, gặp lại bạn bè cũ thời làm báo Văn Học nói chung đều vui vẻ cả!
------------------------------------------------
(*) Riêng thủ lĩnh Dương Kiền ra làm luật sư, sau 1975 qua định cư Na Uy.
1.097 - Phan Lạc Tiếp
CHUYÊN GIA VỚT VƯỢT BIÊN
Việt kiều Mỹ công nhân ngành tàu biển sinh tại Sơn Tây. Sống ở Mỹ (2012).
Thiếu tá hải quân VNCH từng làm hạm trưởng tàu tuần duyên rồi về Bộ Tư lệnh Hải quân ở Sài Gòn làm trưởng phòng. Có viết và xuất bản vài tập truyện ngắn nên có lúc được giao nhiệm vụ tâm lý chiến hải quân.
Trong biến cố 30.4.75 lên tàu di tản qua Mỹ.
Sau đó nhờ có chuyên môn hải quân nên được nhận vào làm ở một hãng đóng tàu lương cao.
Cũng do có chuyên môn này mà năm 1980 tham gia vào Ủy ban Cứu nạn người vượt biên VN với chức vụ giám đốc điều hành chiến dịch trực tiếp đi theo các chuyến tàu vận động từ nước ngoài ra biển Đông nằm chờ vớt người vượt biển tị nạn chính trị. Chiến dịch kéo dài 10 năm, đến 1990 mới giải tán ủy ban sau khi có thỏa thuận Việt – Mỹ về chính sách H.O và O.D.P cho phép quân nhân, công chức chế độ cũ qua Mỹ định cư hoặc đoàn tụ gia đình kể cả ở các nước khác.
Trong thời gian này có viết và in các tập bút ký ghi dấu một chặng đường lịch sử với cuộc đời nhiều truân chuyên đã trải qua không chỉ mình mà còn biết bao người cùng thế hệ nữa.
Năm 1994 trở về quê hương lần đầu tiên, ra tận miền Bắc thăm quê cha đất tổ. Từ đó về lại Mỹ viết cuốn bút ký khác “Quê nhà 40 năm trở lại” với một cái nhìn thông cảm rộng mở: “Dù muốn hay không chúng ta đã lớn lên và bị cuốn hút vào chiến tranh. Xã hội chúng, đất nước chúng ta theo tôi là nạn nhân của thời cuộc với tất cả những oan trái, tang thương, chia lìa, khốn khổ…”
1.098 - Phan Lạc Tuyên
DƯỚI 3 MÀU ÁO
Nhà dân tộc học sinh 1928 tại Sơn Tây – Mất 2011 ở TPHCM (84 tuổi).
Năm 1951 học lớp sĩ quan VN đầu tiên thời vua Bảo Đại do Pháp đào tạo. Đến 1954 theo đội quân này vào Nam phục vụ chế độ Ngô Đình Diệm.
Gia đình Công giáo nên được chế độ này khá tin dùng, năm 1957 cho đi học Mỹ. Về nước gắn lon đại úy làm chỉ huy phó lực lượng biệt động quân, binh chủng tinh nhuệ thứ ba (sau nhảy dù và thủy quân lục chiến) mới được thành lập của VNCH đóng quân ở Tây Ninh.
Đặc biệt thời này có sáng tác bài thơ “Tình quê hương” nổi tiếng sau khi được nhạc sĩ Đan Thọ phổ nhạc: “Anh về qua xóm nhỏ/ Em chờ dưới bóng dừa/ Nắng chiều lên mái tóc/ Tình quê hương đơn sơ…”
Có tinh thần quốc gia chống chế độ Ngô Đình Diệm độc tài gia đình trị nên năm 1960 dẫn đầu một liên đoàn biệt động quân tham gia cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm do một số chỉ huy binh chủng nhảy dù khởi xướng (Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông…) nhưng bất thành nên rút về Tây Ninh vượt biên giới qua Campuchia tị nạn chính trị. Vợ con ở nhà bị bắt giam, vợ chịu không nổi sau thành ra tâm thần luôn phải đưa vào dưỡng trí viện thời đó.
Trên đất Campuchia tham gia viết báo, cộng tác với một tờ báo có khuynh hướng thiên tả. Từ đó được Mặt trận Giải phóng miền Nam móc nối gia nhập Mặt trận rồi năm 1963 đưa ra Hà Nội làm một đại diện giới chống đối chế độ NĐ Diệm.
Nhưng dưới chế độ cộng sản chính thống ở miền Bắc, không được tin dùng (không kết nạp Đảng) nên không sử dụng về mặt quân sự nữa mà cho ngồi không một thời gian. Mãi tới năm 1971 mới cho đi học ở… Ba Lan ngành khoa học xã hội!
Đến ngày 30.4.1975 từ Ba Lan về thẳng TPHCM chứng kiến người em ruột sĩ quan VNCH cũng là một nhà thơ – bút danh Phan Lạc Giang Đông – đi cải tạo 13 năm rưỡi (1994 đi Mỹ diện H.O, đã mất 2001).
Được biên chế vào làm việc ở phân viện Khoa học Xã hội VN cơ sở TPHCM do đã tu nghiệp ngành dân tộc học ở Ba Lan. Từ đó chuyên tâm vào nghiên cứu dân tộc học, tôn giáo VN với một số đề tài điền dã về dân tộc Chăm, Chân Lạp…
Cuối đời còn nghiêng qua nghiên cứu Phật học, đi thuyết giảng ở các chùa. Ba năm trước khi mất quyết định quy y – pháp danh Nguyên Tuệ - vào ẩn tu luôn tại một ngôi chùa nhỏ ở TPHCM với niềm tin cuối đời mới tìm thấy:
“Diệu pháp chân như trăng tỏa sáng
Vô thường Bến Nghé lững lờ trôi.
Chân Lạp, Chiêm Thành vô thường cả,
Trí huệ mây trôi nẻo cuối trời.”
1.099 - Phan Nghị
VUA PHÓNG SỰ XÃ HỘI CẢ 2 CHẾ ĐỘ
Nhà báo sinh 1925 tại Hà Nội – Mất 2004 ở TPHCM (80 tuổi).
Thời trai trẻ ở Hà Nội từng có mặt trong Trung đoàn Bảo vệ Thủ đô hơn 50 ngày đẩy lui quân Pháp năm 1945. Nhưng sau đó ở lại Hà Nội bắt đầu sự nghiệp làm báo viết phóng sự chuyên nghiệp.
Năm 1954 di cư vào Nam tiếp tục làm phóng viên chỉ chuyên viết phóng sự xã hội. Thời Ngô Đình Diệm từng bị bắt giam vì có quan điểm chống đối chính quyền.
Nhưng ấy chỉ là nhất thời chứ chỉ tập trung vào nghề nghiệp viết phóng sự xã hội dài kỳ đăng báo. Nổi tiếng với loại đề tài gai góc (tệ nạn xã hội), phong cách thâm nhập thực tế tại chỗ sống thực, cách viết có duyên, hấp dẫn. Được xem là “đệ nhất phóng sự Sài thành”.
Thỉnh thoảng cũng có nhảy vào địa hạt phóng sự chiến trường trong đó có thiên phóng sự “Đường mòn Hồ Chí Minh” lên tận Trường Sơn ăn ngủ để lấy tư liệu và cảm hứng.
Phong cách sống cũng thế – “sống như chính những gì đã viết” – là “dân chơi” kiểu giang hồ đầy vẻ bụi đời, vui vẻ, thoải mái, bộc trực.
Sau 30.4.75 vẫn ở lại và la fmột trong số ít nhà báo chế độ cũ được phép tiếp tục hành nghề (có lẽ nhờ sự hỗ trợ của người thân, bạn bè thời chiến đấu bảo vệ Thủ đô nay từ Bắc vào). Tất nhiên chỉ viết các phóng sự xã hội vô thưởng vô phạt không dính líu gì đến chính trị cho các tạp chí là chính (và bài dịch báo Pháp).
Nhưng từ đó cũng để lại phóng sự “Phở Sài Gòn xưa và nay” đáng kể hay nhất thời này vốn báo chí chỉ thiên về phóng sự “tô hồng” kém chất luợng, giá trị. Đến thời cởi mở hơn còn viết vài phóng sự về “Xóm liều” ở Hà Nội, cà phê ôm đất Sài Gòn cũ…
Ngoài đời vẫn giữ được phong độ “khứa lão” chịu chơi hơn 70 tuổi còn mang găng tay phóng mô tô chạy ào ào!
Qua đời bệnh già, để lại 6 con (2 gái ở nước ngoài).
1.100 - Phan Thế Phương
“THẦN” TÔM ĐẦM PHÁ
Cán bộ nông nghiệp sinh tại Thừa Thiên - Huế – Mất 1991 ở Huế.
Sau 1975 làm giám đốc Sở Thủy sản Thừa Thiên - Huế.
Với phong cách làm việc bình dị gần dân, từ năm 1985 đã tận tụy hết lòng hướng dẫn cho ngư dân vùng đầm phá Tam Giang (huyện Quảng Điền) khởi nghiệp nghề nuôi tôm giúp thoát nghèo giàu lên thấy rõ.
Năm 1991 đang công tác ở Phan Thiết thì được tin ngư dân Tam Giang sau vụ thu hoạch mùa tôm trúng lớn mở tiệc mừng công lớn mời về dự nên vội vã lên xe ra về. Không ngờ nửa đường gặp tai nạn chết tại chỗ!
Dân phá Tam Giang đã lập miếu thờ tôn xưng là “Thần”, là ông tổ khai sinh nghề nuôi tôm đầm phá mỗi năm đều làm lễ giỗ trang trọng.
(Còn tiếp)
CHUYÊN GIA KINH TẾ THẤT CƠ LỠ VẬN
Tiến sĩ kinh tế Việt kiều Mỹ sinh 1923 tại Huế. Sống ở Mỹ (2012).
Tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế ở Pháp.
Về miền Nam với tham vọng “phục vụ đất nước như là mục tiêu tối thượng của đời mình”. Lần lượt nắm giữ nhiều chức vị lãnh đạo kinh tế quan trọng từ thời Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu như Cố vấn kinh tế, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, Tổng ủy viên đặc trách kinh tế – tài chính trong chính phủ…
Nhưng thực tế không cho phép làm được gì nhiều do tình hình chính trị miền Nam ngày càng rơi vào rối ren liên tục thay đổi chính quyền, nhân sự. Thất vọng, năm 1968 qua Mỹ lại làm cố vấn và chuyên viên cao cấp cho các tổ chức kinh tế quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.
Tuy nhiên con đường sự nghiệp vẫn gặp trắc trở, năm 1981 xảy ra bất đồng quan điểm nên từ chức khỏi IMF.
Dù vậy vẫn còn nặng lòng với quê hương nên năm 1991 khi VN bắt đầu tiến hành Đổi mới liền quay về nước tìm cơ hội đóng góp cho nền kinh tế đất nước. Nhưng 4 lần trở về từ đó đến năm 1994 một lần nữa vẫn không làm gì được do đụng phải cơ chế bảo thủ quan liêu bao cấp chưa kể thành kiến chính trị.
Đành tay trắng trở về Mỹ ở ẩn viết hồi ký “Câu chuyện đời tôi” in năm 2004.
1.092 - Nguyễn Hữu Hạnh
NGƯỜI PHÁT LỆNH ĐẦU HÀNG
Chuẩn tướng VNCH sinh 1923 tại Mỹ Tho. Sống ở TPHCM (2012).
Nguyên thuộc cấp của tướng Dương Văn Minh từ thời đi lính Pháp đến thời Ngô Đình Diệm.
Vì vậy, sau khi tướng Dương văn Minh đảo chính Ngô Đình Diệm rồi đến lượt mình bị nhóm “tướng trẻ” Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ lật đổ thì bản thân rơi vào bất mãn chế độ. Từ đó năm 1970 khi còn là đại tá ở Cần Thơ đã được Cộng sản móc nối làm cơ sở “nội gián” trước khi được thăng chuẩn tướng.
Năm 1974 về hưu.
Đến khi tướng Dương văn Minh lên nắm chức Tổng thống VNCH 2 ngày cuối cùng cuối tháng 4.1975 đã được gọi lại ra làm Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng quân lực VNCH. Từ đó đã tận dụng cơ hội vận động ông Minh chấp thuận “bàn giao” chính quyền cho Cộng sản.
Và đích thân mình lên Đài Phát thanh Sài Gòn đọc lời kêu gọi binh lính “hạ vũ khí” trước quân Cộng sản đang rầm rộ tiến vào Sài Gòn Thủ đô VNCH.
Sau đó dưới chế độ mới được đưa vào hàng ngũ “nhân sĩ” trong tổ chức Mặt trận Tổ quốc.
Một trường hợp là “kẻ phản bội” hay người thức thời giác ngộ Cách mạng như ông thầy đỡ đầu Dương Văn Minh để cho lịch sử công tâm đánh giá.
1.093 - Nguyễn Thành Tâm
HOA SEN CỨU ĐỜI CHẤT ĐỘC DA CAM
Lao động nghèo sinh 1995 tại Bình Thuận. Sống ở Bình Thuận (2012).
Vừa sinh ra đời đã bị dính di chứng CĐDC không biết từ ai từ đâu vì ngay sau đó đã bị cha mẹ bỏ rơi đem cho người cô nuôi nấng.
Lớn lên với cơ thể què quặt luôn mắc đủ thứ bệnh dai dẳng không khỏi, đầu óc lại không bình thường thuộc dạng tâm thần nhẹ.
Không học hành gì được nên không biết làm gì để kiếm sống. May mà sau đó ở địa phương rộ lên phong trào làm nghề gia công sơ chế hoa sen làm sản phẩm xuất khẩu như bóc vỏ sen, tách gương sen lấy hạt, moi tim sen… nghề đơn giản nên xin theo làm. Tuy sức khỏe không tốt, tâm thần không ổn định song được cái hiền lành chịu khó nên dần dà cũng làm được, không bằng ai nhưng ngày cũng kiếm được 40.000 đồng.
Cám ơn đời, nhờ “Phật độ” (hoa sen gắn liền hình tượng dân gian đức Phật) đã giúp mình không biến thành người vô dụng.
1.094 - Phạm Văn Tuấn
BỆNH VIÊM DA KHỚP XƯƠNG CẤP TÍNH
Người khuyết tật sinh 1979 tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2012).
Cha bộ đội chiến đấu miền Nam trở về dính CĐDC nằm liệt một chỗ.
Còn bản thân mình đến 13 tuổi phát sinh di chứng hậu quả chất độc này khiến bị liệt nửa người, 2 chân không cử động được. Đi bệnh viện được chẩn đoán mắc bệnh hiếm viêm da khớp xương cấp tính khó chữa nổi, nó làm toàn bộ xương sống, xương cổ, xương tay cứng đờ không cử động.
Nằm viện một năm bác sĩ bó tay, đến lúc thể trạng sa sút không ăn uống được, toàn thân lạnh ngắt nên gia đình đành đưa về chuẩn bị lo hậu sự.
Không ngờ sau đó vẫn thoi thóp gượng dậy, sống cầm cự qua ngày trong cảnh nợ nần tiền chạy chữa bấy lâu. Dù vậy vẫn cố gắng tập đi xe lăn rồi đăng ký học lớp đồ họa và nhiếp ảnh ở TP Vinh. Qua đó được phát hiện có năng khiếu vẽ tranh.
Học xong quay về làng mở lớp dạy vẽ và chụp ảnh, trở thành “nghệ sĩ làng”.
Từ đó được một cô học trò nhỏ đem lòng yêu thương tình nguyện kết tóc xe duyên bất chấp bố mẹ ngăn cản đòi từ con. Rồi cũng sinh được một con trai đầu lòng.
Niềm vui sống được nhân đôi, mới đặt tên mới cho lớp học của mình là “Tuấn Hello” như một lời mời mở rộng vòng tay đón nhận cuộc đời, đón nhận mọi người đến với mình.
1.095 - Phan Khắc Từ
LINH MỤC CẤP TIẾN QUÁ ĐÀ
Tu sĩ Công giáo sinh 1941 tại Hải Phòng. Sống ở TPHCM (2012).
Trước 1975 làm phó xứ giáo xứ Vườn Xoài một giáo xứ lớn ở Quận 3 – TPHCM, nổi tiếng là linh mục tiến bộ thiên tả sát cánh cùng phong trào Thanh Lao Công (phong trào thanh niên hoạt động xã hội của Công giáo), cùng giới sinh viên chống chế độ Thiệu – Kỳ theo Mỹ. Hoạt động gắn bó với giới dân nghèo đô thị nên được tặng cho biệt danh “linh mục hốt rác”.
Trong thời gian này có tham gia hoạt động ngầm cho cộng sản, được kết nạp Đảng.
Vì thế sau 1975 trở thành linh mục “quốc doanh” làm trung gian giúp Nhà nước thành lập (kiêm giữ chức điều hành) Uy ban Đoàn kết Công giáo thân chính quyền độc lập với tổ chức Công giáo chính thống thuộc giáo quyền quốc tế Vatican. Từ đó vào Quốc hội 3 khóa liên tục, làm tổng biên tập tuần báo Công giáo và Dân tộc.
Tất nhiên hoạt động thân Cộng đó bị giới Công giáo truyền thống phản bác, chống đối.
Nhưng bên cạnh đó, bị phê phán nặng nhất – đối với cả giới ngoài Công giáo - là vấn đề đời tư trong thời gian đầu theo cộng sản trước 75 đã… có vợ và… 2 con! Vợ là một sinh viên gốc Bến Tre gặp trong phong trào đấu tranh đô thị sau này mới biết là… đảng viên, sau 75 từng làm bí thư quận đoàn ở TPHCM (nên vụ “phá giới” này có thể do Việt Cộng “gài”?).
Vụ tai tiếng bị vỡ lở công khai năm 1986 từ phía người vợ “bí mật” khiến bản thân chỉ còn biết biện hộ qua loa rằng chẳng qua ấy chỉ là “phút yếu lòng” nhất thời, nay không còn quan hệ nữa (chỉ thỉnh thoảng có đi thăm con thôi). Rằng đã báo cáo với đức Hồng y sẵn sàng xin ra đạo nhưng… không được chấp nhận!
1.096 - Phan Kim Thịnh
CHỦ BÁO VĂN HỌC “TRUNG LẬP”
Nhà báo sinh khoảng 1938 tại Hà Nam. Sống ở TPHCM (2012).
Di cư vào Nam 1954 đến năm 1962 làm chủ nhiệm bán nguyệt san “Văn Học” nổi tiếng ở miền Nam tồn tại lâu nhất cho đến tháng 3.1975 ra được tất cả 202 số.
Dù trên danh nghĩa làm chủ nhiệm tạp chí này nhưng thực tế tờ báo trải qua 2 giai đoạn phát triển khác hẳn nhau. Giai đoạn đầu từ 1962 – 1968 (86 số) tờ báo ban đầu khai sinh từ phong trào sinh viên đấu tranh chống chế độ Ngô Đình Diệm nên thực chất nội dung báo do nhóm Dương Kiền (nhà văn, nhà thơ) thực hiện nghiêng về tính thời sự chính trị – xã hội – văn hóa theo xu hướng trí thức dấn thân với ý hướng xây dựng hòa bình cho một xã hội miền Nam tự do dân chủ tiến bộ không Cộng sản. Nhìn chung có giá trị thời sự và trí thức chân chính đáng kể. Trong giai đoạn này bản thân (và vợ, một nhà thơ) chủ yếu chỉ đóng vai trò quản lý.
Nhưng từ năm sau năm 1968 tình hình chiến sự Nam – Bắc leo thang khốc liệt không còn phù hợp với lý tưởng đó nữa mà lại bị chính quyền nghi kỵ nên nhóm Dương Kiền rút lui (một số thành viên bị động viên vào quân đội VNCH, một vài người khác lại ly khai vào bưng theo mặt trận Giải phóng miền Nam (*). Bấy giờ tờ báo mới thực sự do ông chủ nhiệm lâu năm nắm toàn bộ thay đổi hình thức (khổ nhỏ hơn) lẫn nội dung bây giờ mang tính chất văn học đại chúng, kiểu khảo cổ “tầm chương trích cú” qua loại chuyên đề văn hóa, văn học trong nước lẫn quốc tế, cổ điển đến hiện đại (các tác giả, tác phẩm, chủ đề sáng tác…). Từ đó không còn giữ được giá trị uy tín như trước, chỉ trở thành một dạng tài liệu giáo khoa bổ sung cho giới học sinh sinh viên.
Đáng chú ý là trong loại chủ đề tác giả văn học VN đã giới thiệu cả những tác giả của miền Bắc hiện tại như Nam Cao, Thế Lữ, Tô Hoài, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư… chủ yếu về sự nghiệp thời Tiền chiến. Tuy nhiên đó cũng là một trường hợp “ngoại lệ” hiếm có dưới chế độ Thiệu – Kỳ “quân quản” miền Nam.
Sau 1975 vẫn ở lại TPHCM với một kho sách cá nhân sưu tầm lưu giữ từ lâu khá đồ sộ từng được sử dụng làm tài liệu thực hiện các chuyên đề báo Văn Học. Nay cũng rút từ đó ra để viết nhiều bài và in sách về các giai thoại, đời tư nhân vật lịch sử đã qua như cựu hoàng Bảo Đại, Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu)… Bài và sách (bút danh Lý Nhân Phan Thứ Lang) khá ăn khách trên báo và nhà xuất bản ngành công an.
Chẳng những vậy, năm 2006 còn làm một chuyến viễn du đất Mỹ thăm con ở bên đó, gặp lại bạn bè cũ thời làm báo Văn Học nói chung đều vui vẻ cả!
------------------------------------------------
(*) Riêng thủ lĩnh Dương Kiền ra làm luật sư, sau 1975 qua định cư Na Uy.
1.097 - Phan Lạc Tiếp
CHUYÊN GIA VỚT VƯỢT BIÊN
Việt kiều Mỹ công nhân ngành tàu biển sinh tại Sơn Tây. Sống ở Mỹ (2012).
Thiếu tá hải quân VNCH từng làm hạm trưởng tàu tuần duyên rồi về Bộ Tư lệnh Hải quân ở Sài Gòn làm trưởng phòng. Có viết và xuất bản vài tập truyện ngắn nên có lúc được giao nhiệm vụ tâm lý chiến hải quân.
Trong biến cố 30.4.75 lên tàu di tản qua Mỹ.
Sau đó nhờ có chuyên môn hải quân nên được nhận vào làm ở một hãng đóng tàu lương cao.
Cũng do có chuyên môn này mà năm 1980 tham gia vào Ủy ban Cứu nạn người vượt biên VN với chức vụ giám đốc điều hành chiến dịch trực tiếp đi theo các chuyến tàu vận động từ nước ngoài ra biển Đông nằm chờ vớt người vượt biển tị nạn chính trị. Chiến dịch kéo dài 10 năm, đến 1990 mới giải tán ủy ban sau khi có thỏa thuận Việt – Mỹ về chính sách H.O và O.D.P cho phép quân nhân, công chức chế độ cũ qua Mỹ định cư hoặc đoàn tụ gia đình kể cả ở các nước khác.
Trong thời gian này có viết và in các tập bút ký ghi dấu một chặng đường lịch sử với cuộc đời nhiều truân chuyên đã trải qua không chỉ mình mà còn biết bao người cùng thế hệ nữa.
Năm 1994 trở về quê hương lần đầu tiên, ra tận miền Bắc thăm quê cha đất tổ. Từ đó về lại Mỹ viết cuốn bút ký khác “Quê nhà 40 năm trở lại” với một cái nhìn thông cảm rộng mở: “Dù muốn hay không chúng ta đã lớn lên và bị cuốn hút vào chiến tranh. Xã hội chúng, đất nước chúng ta theo tôi là nạn nhân của thời cuộc với tất cả những oan trái, tang thương, chia lìa, khốn khổ…”
1.098 - Phan Lạc Tuyên
DƯỚI 3 MÀU ÁO
Nhà dân tộc học sinh 1928 tại Sơn Tây – Mất 2011 ở TPHCM (84 tuổi).
Năm 1951 học lớp sĩ quan VN đầu tiên thời vua Bảo Đại do Pháp đào tạo. Đến 1954 theo đội quân này vào Nam phục vụ chế độ Ngô Đình Diệm.
Gia đình Công giáo nên được chế độ này khá tin dùng, năm 1957 cho đi học Mỹ. Về nước gắn lon đại úy làm chỉ huy phó lực lượng biệt động quân, binh chủng tinh nhuệ thứ ba (sau nhảy dù và thủy quân lục chiến) mới được thành lập của VNCH đóng quân ở Tây Ninh.
Đặc biệt thời này có sáng tác bài thơ “Tình quê hương” nổi tiếng sau khi được nhạc sĩ Đan Thọ phổ nhạc: “Anh về qua xóm nhỏ/ Em chờ dưới bóng dừa/ Nắng chiều lên mái tóc/ Tình quê hương đơn sơ…”
Có tinh thần quốc gia chống chế độ Ngô Đình Diệm độc tài gia đình trị nên năm 1960 dẫn đầu một liên đoàn biệt động quân tham gia cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm do một số chỉ huy binh chủng nhảy dù khởi xướng (Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông…) nhưng bất thành nên rút về Tây Ninh vượt biên giới qua Campuchia tị nạn chính trị. Vợ con ở nhà bị bắt giam, vợ chịu không nổi sau thành ra tâm thần luôn phải đưa vào dưỡng trí viện thời đó.
Trên đất Campuchia tham gia viết báo, cộng tác với một tờ báo có khuynh hướng thiên tả. Từ đó được Mặt trận Giải phóng miền Nam móc nối gia nhập Mặt trận rồi năm 1963 đưa ra Hà Nội làm một đại diện giới chống đối chế độ NĐ Diệm.
Nhưng dưới chế độ cộng sản chính thống ở miền Bắc, không được tin dùng (không kết nạp Đảng) nên không sử dụng về mặt quân sự nữa mà cho ngồi không một thời gian. Mãi tới năm 1971 mới cho đi học ở… Ba Lan ngành khoa học xã hội!
Đến ngày 30.4.1975 từ Ba Lan về thẳng TPHCM chứng kiến người em ruột sĩ quan VNCH cũng là một nhà thơ – bút danh Phan Lạc Giang Đông – đi cải tạo 13 năm rưỡi (1994 đi Mỹ diện H.O, đã mất 2001).
Được biên chế vào làm việc ở phân viện Khoa học Xã hội VN cơ sở TPHCM do đã tu nghiệp ngành dân tộc học ở Ba Lan. Từ đó chuyên tâm vào nghiên cứu dân tộc học, tôn giáo VN với một số đề tài điền dã về dân tộc Chăm, Chân Lạp…
Cuối đời còn nghiêng qua nghiên cứu Phật học, đi thuyết giảng ở các chùa. Ba năm trước khi mất quyết định quy y – pháp danh Nguyên Tuệ - vào ẩn tu luôn tại một ngôi chùa nhỏ ở TPHCM với niềm tin cuối đời mới tìm thấy:
“Diệu pháp chân như trăng tỏa sáng
Vô thường Bến Nghé lững lờ trôi.
Chân Lạp, Chiêm Thành vô thường cả,
Trí huệ mây trôi nẻo cuối trời.”
1.099 - Phan Nghị
VUA PHÓNG SỰ XÃ HỘI CẢ 2 CHẾ ĐỘ
Nhà báo sinh 1925 tại Hà Nội – Mất 2004 ở TPHCM (80 tuổi).
Thời trai trẻ ở Hà Nội từng có mặt trong Trung đoàn Bảo vệ Thủ đô hơn 50 ngày đẩy lui quân Pháp năm 1945. Nhưng sau đó ở lại Hà Nội bắt đầu sự nghiệp làm báo viết phóng sự chuyên nghiệp.
Năm 1954 di cư vào Nam tiếp tục làm phóng viên chỉ chuyên viết phóng sự xã hội. Thời Ngô Đình Diệm từng bị bắt giam vì có quan điểm chống đối chính quyền.
Nhưng ấy chỉ là nhất thời chứ chỉ tập trung vào nghề nghiệp viết phóng sự xã hội dài kỳ đăng báo. Nổi tiếng với loại đề tài gai góc (tệ nạn xã hội), phong cách thâm nhập thực tế tại chỗ sống thực, cách viết có duyên, hấp dẫn. Được xem là “đệ nhất phóng sự Sài thành”.
Thỉnh thoảng cũng có nhảy vào địa hạt phóng sự chiến trường trong đó có thiên phóng sự “Đường mòn Hồ Chí Minh” lên tận Trường Sơn ăn ngủ để lấy tư liệu và cảm hứng.
Phong cách sống cũng thế – “sống như chính những gì đã viết” – là “dân chơi” kiểu giang hồ đầy vẻ bụi đời, vui vẻ, thoải mái, bộc trực.
Sau 30.4.75 vẫn ở lại và la fmột trong số ít nhà báo chế độ cũ được phép tiếp tục hành nghề (có lẽ nhờ sự hỗ trợ của người thân, bạn bè thời chiến đấu bảo vệ Thủ đô nay từ Bắc vào). Tất nhiên chỉ viết các phóng sự xã hội vô thưởng vô phạt không dính líu gì đến chính trị cho các tạp chí là chính (và bài dịch báo Pháp).
Nhưng từ đó cũng để lại phóng sự “Phở Sài Gòn xưa và nay” đáng kể hay nhất thời này vốn báo chí chỉ thiên về phóng sự “tô hồng” kém chất luợng, giá trị. Đến thời cởi mở hơn còn viết vài phóng sự về “Xóm liều” ở Hà Nội, cà phê ôm đất Sài Gòn cũ…
Ngoài đời vẫn giữ được phong độ “khứa lão” chịu chơi hơn 70 tuổi còn mang găng tay phóng mô tô chạy ào ào!
Qua đời bệnh già, để lại 6 con (2 gái ở nước ngoài).
1.100 - Phan Thế Phương
“THẦN” TÔM ĐẦM PHÁ
Cán bộ nông nghiệp sinh tại Thừa Thiên - Huế – Mất 1991 ở Huế.
Sau 1975 làm giám đốc Sở Thủy sản Thừa Thiên - Huế.
Với phong cách làm việc bình dị gần dân, từ năm 1985 đã tận tụy hết lòng hướng dẫn cho ngư dân vùng đầm phá Tam Giang (huyện Quảng Điền) khởi nghiệp nghề nuôi tôm giúp thoát nghèo giàu lên thấy rõ.
Năm 1991 đang công tác ở Phan Thiết thì được tin ngư dân Tam Giang sau vụ thu hoạch mùa tôm trúng lớn mở tiệc mừng công lớn mời về dự nên vội vã lên xe ra về. Không ngờ nửa đường gặp tai nạn chết tại chỗ!
Dân phá Tam Giang đã lập miếu thờ tôn xưng là “Thần”, là ông tổ khai sinh nghề nuôi tôm đầm phá mỗi năm đều làm lễ giỗ trang trọng.
(Còn tiếp)
Xin cung cấp thêm cho chú thông tin về nhân vật thứ 100: http://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Th%E1%BA%BF_Ph%C6%B0%C6%A1ng và http://www.facebook.com/pages/Phan-The-Phuong/82903132441?ref=hl
Trả lờiXóa