NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Tưởng niệm
681 - Nguyễn Đức Quang
MỘT THỜI DU CA
Ca sĩ Việt kiều Mỹ sinh 1944 tại Sơn Tây – Mất tháng 3.2011 ở Mỹ (68 tuổi).
Xuất thân từ Hướng đạo, sau khi tốt nghiệp đại học ở Đà Lạt từ năm 1966 phát động phong trào du ca từ Sài Gòn do mình chủ động vừa sáng tác vừa đi trình diễn khắp nhiều tỉnh thành miền Nam. Với mục đích, nội dung chủ yếu kêu gọi gây dựng tinh thần cống hiến cho xã hội trong lớp thanh niên giàu nhiệt huyết đóng góp xây dựng quê hương đất nước. Gần giống như tinh thần Hướng đạo xả thân vì cộng đồng.
Từ đó để lại một dấu ấn trong thế hệ trẻ thành thị qua nhiều ca khúc cổ vũ ý hướng xây dựng tích cực như “Việt Nam quê hương ngạo nghễ”, “Xin chọn nơi này làm quê hương”, “Về với mẹ cha”, “Bên kia sông”, “Về miền gian nan”, “Dưới ánh mặt trời”, “Hy vọng đã vươn lên”, “Chiều qua Tuy Hòa”… Bên cạnh đó còn thêm thể loại trầm ca, hưng ca. Tất cả đều mang tính phi chính trị không ngã về bên nào trong cuộc chiến VN lúc đó vẫn đang tiếp diễn ngày càng khốc liệt.
Sau 75 tất nhiên loại nhạc “chung chung” đó - không tỏ rõ quan điểm lập trường, không “phân biệt bạn thù” - bị chế độ mới cộng sản thẳng tay loại bỏ (cũng như cấm phong trào Hướng đạo hoạt động). Riêng bản thân tác giả cũng bị đi cải tạo ngắn hạn.
Ra trại, đến năm 1979 không còn con đường nào khác ngoài vượt biên qua Mỹ.
Tuy nhiên trên đất Mỹ lại có vẻ từ bỏ lý tưởng du ca trước kia có lẽ vì thất vọng thấy ý hướng phi chính trị ở đây rõ ràng thực tế vô hiệu quả – cũng như phong trào Hướng đạo nói chung - trong một xã hội, đất nước bị bủa vây, chi phối, chỉ đạo bởi chính trị nặng nề. Từ đó chuyển qua làm báo chuyên nghiệp – và cả đài phát thanh, truyền hình - ít ra cũng có tác động xã hội thực tế, hiệu quả hơn. Cùøng tham gia tổ chức, lãnh đạo báo Người Việt – cùng bạn cũ Đỗ Ngọc Yến – tờ nhật báo tiếng Việt lớn nhấùt ở hải ngoại, lập một vài tuần báo khác...
Đến năm 2004 nghỉ làm báo mới quay lại với giấùc mộng du ca trước đây, ôm đàn đi “hát rong” qua nhiều nước vẫn với ý nguyện yêu nước trong sáng ngày nào.
Sau khi mất đã được phong trào Hướng đạo VN truy tặng huân chương, còn để lại bài tráng ca Hướng đạo “Gươm thiêng ngạo nghễ”.
682 - Cao Văn Khánh
TƯỚNG DÍNH CHẤT ĐỘC DA CAM
Trung tướng Quân đội Nhân dân VN sinh 1917 tại Huế – Mất 1980 ở Hà Nội (63 tuổi).
Từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Từ năm 1964 được cử vào chỉ huy nhiều đơn vị, mặt trận ở Trị – Thiên, Hạ Lào, Tây Nguyên. Có mặt trong những trận đánh lớn nổi tiếng Khe Sanh, đường 9 Nam Lào…
Năm 1974 được rút về Hà Nội làm Phó Tổng tham mưu trưởng, góp phần tham mưu chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Năm 1980 qua đời vì bệnh ung thư được xác định là do di chứng CĐDC từng bị lây nhiễm trong thời gian sống và chiến đấu ở Thừa Thiên – Huế.
Theo nguyện vọng, mộ được chôn trên núi – thay vì tiêu chuẩn đưa vào Nghĩa trang Mai Dịch - gần mộ con trai đầu cũng bộ đội đã hy sinh, trên mộ chỉ đề tên không kèm chức tước gì hết.
Nhưng hậu quả chiến tranh để lại chưa hết, năm 2003 con trai út (4 con tất cả) mới hơn 30 tuổi mất cũng từ CĐDC phát tán từ cha.
Từ đó vợ là một đại tá giáo sư bác sĩ – cũng là cựu chiến binh Điện Biên Phủ người đồng hương – bắt đầu công trình nghiên cứu về CĐDC, trở thành một trong những người đi tiên phong đấu tranh đòi quyền lợi cho nạn nhân CĐDC Việït Nam.
683 - Chế Linh
“VUA NHẠC SẾN” KHÔNG QUÊN NGUỒN CỘI
Ca sĩ tên thật Chà Len (dân tộc Chăm) sinh 1942 tại Phan Rang. Sống ở Canada (2011).
Trước 75 là giọng ca nam nằm trong Top 4 nhạc vàng (cùng Hùng Cường, Duy Khánh, Nhật Trường), được Duy khánh dìu dắt trở nên còn ăn khách hơn cả thầy với biệt danh là “Vua bolero” qua những ca khúc “rên rỉ ủy mị” số 1 như “Con đường xưa em đi”, Thành phố buồn”…
Nhưng cũng chính vì giọng ca “não tình” đó khi hát nhạc lính mà năm 1972 từng bị chế độ Thiệu – Kỳ cấm trình diễn với lý do “làm nản lòng chiến sĩ” đánh cộng sản.
Sau 75 nhạc vàng lại bị cấm tiếp cấm tiệt khiến phải tìm đường vượt biên năm 1976. Không may bị bắt ở Phan Thiết chụp cho thêm cái mũ “phản động” nhốt biệt giam 28 tháng.
Đến 1980 mới vượt biên thành công qua đảo Malaysia rồi được Canada cho nhập cảnh.
Tại đây trở lại hát sô hải ngoại hoành tráng tìm lại một chút thời vàng son đã mất. Đồng thời lập phòng thu sống thoải mái (lần lượt lấy 4 vợ, có 14 con).
Năm 2007 chấp nhận lời mời theo đoàn UNESCO về VN trình diễn nhân lễ hội người Chăm tại TPHCM. Qua năm sau lại về biểu diễn ngay Thủ đô Hà Nội dịp Tết rồi ghé qua quê cũ thăm bà con xóm giềng.
Và còn tham gia một số hoạt động văn nghệ gây quỹ từ thiện ở VN với tâm sự giờ đã có thể lật bài ngữa được rồi: “Quá khứ chìm sâu rồi… Ở đâu thì tôi vẫn là Chế Linh, người dân tộc Chăm và quê hương là VN. Trái tim tôi vẫn nằm ở VN.”
684 - Dương Văn Minh
NGƯỜI KẾT THÚC CHIẾN TRANH
Tổng thống chế độ cũ sinh 1916 tại Mỹ Tho – Mất 2001 ở Mỹ (86 tuổi).
Vị tổng thống cuối cùng – đại tướng -- của chế độ cũ VNCH, nắm chính quyền chỉ 3 ngày rồi ra lệnh “hạ vũ khí” bàn giao chính quyền cho cộng sản.
Sau đó bị quản thúc tại TPHCM, đến 1983 mới cho phép qua Pháp đoàn tụ gia đình (có 2 con trai ở đó). Em trai là đại tá cộng sản (có 2 con gái để lại Sài Gòn nhờ anh chăm sóc) có được phép qua thăm.
Sau đó chuyển qua Mỹ sống với con gái. Có nguyện vọng được về thăm quê hương song chưa thực hiện thì qua đời vì bệnh già.
Suốt quảng đời còn lại rút về sống ẩn dật, ít tiếp xúc với bên ngoài, tránh trả lời phỏng vấn cũng không viết hồi ký để lại. Chỉ có vài lời nhắn nhủ con cái: “Mình có làm gì đi đâu cũng phải nghĩ đến dân tộc là trên hết, phải trở về với dân tộc.”
Đám tang có khoảng 500 người dự kể cả tướng tá đồng đội cũ lẫn chính trị gia thời trước dù bản thân nằm giữa dòng xoáy 2 luồng dư luận đối nghịch nhau -- một bên ca ngợi công lao “Tổng thống đầu hàng” vãn hồi hòa bình cho đất nước và một bên kết án phản bội “bán nước” cho cộng sản!
Nhớ lời cha, con cái đã có dịp trở về “dinh Hoa lan” tại TPHCM - vẫn được giữ lại cho gia đình - để tham gia hoạt động từ thiện.
585 - David Dương
TỪ COGIDO ĐỒNG NAI ĐẾN COGIDO MỸ
Doanh nhân Việt kiều Mỹ tên đầy đủ Dương David Trung sinh 1958 tại Sài Gòn. Sống ở Mỹ (2011).
Trước 75 gia đình chuyên ngành kinh doanh giấy – vừa thu gom giấy vụn vừa sản xuất giấy trắng – nổi tiếng lớn nhất miền Nam với thương hiệu COGIDO Đồng Nai.
Sau 75 đương nhiên bị đánh tư sản tơi bời buộc cả nhà phải vượt biên năm 1976, qua đảo đến 1979 mới được nhập cảnh vào Mỹ.
Trên đất Mỹ ngày đi làm việc chân tay, đêm tranh thủ đi học tiếng Anh.
Bắt đầu từ đầu những năm 1980, gia đình quay lại nghề “gia truyền” thu gom giấy vụn rất thành công do nghề này thời đó chưa có ở Mỹ. Tiến lên thành lập công ty lấy tên Cty COGIDO Paper – do mình làm giám đốc - nhằm nhớ lại thời vàng son ở VN. Từ thu gom giấy vụn phát triển thành thu gom phế liệu với một mạng lưới xe tải đi “nhặt rác” và nhiều công ty con qua đó giúp nhiều dân đồng hương di tản có công ăn việc làm ổn định khấm khá.
Năm 1992 tách ra lập công ty riêng tiếp tục khai thác mở rộng thu gom cả chất thải rắn, đưa dây chuyền công nghệ hiện đại vào áp dụng. Được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân Việt kiều tại Mỹ.
Năm 2004 trở về thăm quê nhà nay là TPHCM, từ đó hợp tác đầu tư 400 triệu USD xây dựng khu xử lý rác thải Đa Phước lớn nhất nước mỗi ngày xửû lý 3.000 tấn rác thải. Song song đó nhiệt tình tham gia công tác từ thiện giúp đỡ đồng bào nghèo, bất hạnh, trẻ em khuyết tật… Ngoài ra còn vận động thành lập 2 trường đại học chi nhánh Mỹ tại VN.
Từ đó năm 2010, người được mệnh danh “Vua rác” được Tổng thống Mỹ B. Obama bổ nhiệm chức danh cao quý làm người phụ trách Quỹ học bổng Giáo dục VN (VEF) trong thành phần ban quản trị 13 người gồm các nghị sĩ, dân biểu lẫn nhân viên chính quyền Mỹ.
Quỹ này do cựu Tổng thống B. Clinton và Quốc hội Mỹ thành lập bắt đầu hoạt động năm 2003 với ngân sách 5 triệu USD/năm, đến năm 2011 đã cấp học bổng cho hơn 340 ứng viên VN – sinh viên và học giả – qua Mỹ du học hoặc nghiên cứu các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ, toán học, y tế.
686 - Đinh Huy Cài
“QUỸ BÁC CÀI”
Cựu chiến binh sinh khoảng 1938 tại Ninh Bình. Sống ở TPHCM (2011).
Đại tá về hưu sau cuộc đời trận mạc kinh qua từ đánh Pháp đến chiến trường miền Nam, sau đó còn 10 năm truy quét tàn quân Pol Pot ở Campuchia.
Về hưu sống một mình thanh bần (vợ con còn ở quê), được cấp nhà không nhận, đến khi vợ đưa con vào TPHCM học đại học mới chịu nhận một căn nhà nhỏ (còn một con bị di chứng CĐDC).
Bắt đầu từ năm 2001 đem hết tiền bạc dành dụm được khoảng 170 triệu đồng ra làm từ thiện, 70 triệu góp quỹ xóa đói giảm nghèo, còn 100 triệu để cho đồng đội cũ gặp cảnh khó khăn mượn bao giờ trả cũng được. Từ đó mới có tên gọi “Quỹ bác Cài”.
Để giúp quỹ trụ vững, chia bớt nhà đem cho thuê lấy thêm chút tiền đỡ đần trong gia đình. Phần mình chỉ còn lại “tài sản vô giá” là chiếc võng đong đưa từ ngày nằm rừng lội suối đánh giặc: “Người ta chỉ cần một chiếc võng là thu xếp cuộc đời của mình được rồi. Giường êm nệm ấm sao được khi bao đồng đội còn quá vất vả trong cuộc sống…”
687 - Giao Linh
“NỮ HOÀNG SẦU MUỘN” BÁN PHỞ
Ca sĩ tên thật Đỗ Thị Sinh sinh 1949 tại Sài Gòn. Sống ở TPHCM (2011).
Trước 75 được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đào tạo, nổi tiếng là “Nữ hoàng sầu muộn” trong làng ca nhạc miền Nam qua nhữõng ca khúc tình cảm thê thiết, được nhớ tới nhiều nhất là bài “Nỗi buồn hoa phượng”.
Đến năm 1982 mới vượt biên qua Mỹ. Trở lại nghề hát, nhiều lần đi biểu diễn nước ngoài ở Châu Aâu.
Năm 2001 lần đầu tiên quay về VN thăm bà con bạn bè, thấy không khí đã thoáng, cởi mở hơn nên năm 2003 quyết định về định cư luôn vì “Hoài hương là tình cảm tiềm tàng trong suy nghĩ mỗi người. Chỉ có điều ở từng hoàn cảnh nhất định chúng ta mới nhận ra thôi.”
Mở tiệm phở và bánh cuốn hãnh diện là “nghề gia truyền” và thỉnh thoảng vẫn dành thời gian đi tham gia hát từ thiện.
688 - Hà Thúc Cần
MỘT THỜI “ĐẤT KHỔ”
Nhà quay phim và sưu tập tranh sinh tại Huế – Mất 2004 ở Singapore.
Trước 75 quay phim cho Hãng CBS của Mỹ, có nhiều cơ hội chứng kiến thảm cảnh chiến tranh VN trên quê hương và số phận đồng bào mình.
Từ đó năm 1970 tự mình làm đạo diễn thực hiện bộ phim truyện nhựa (đen trắng) tựa đề “Đất khổ” với nội dung mô phỏng theo trận chiến Mậu Thân 68 trên quê nhà Huế của mình, lấy cảm hứng theo 2 thiên truyện của nhà văn đồng hương Nhã Ca, “Đêm nghe tiếng đại bác” và “Giải khăn số cho Huế”. Tham gia đóng phim cũng là đồng hương Trịnh Công Sơn (vai chính) lúc đó mới 20 tuổi chưa nổi tiếng cùng một số thân hữu văn nhân thi sĩ như Kim Cương, Lê Trọng Nguyễn, Sơn Nam, Kiên Giang, Miên ĐứcThắng…
Nhưng phim làm xong 1973 bị chế độ cũ cấm chiếu với lý do có tính chất “phản chiến” và “thân Cộng” nên ít ai biết tới.
Dù bị “chụp mũ” như vậy song sau 75 lại không sống nổi với cộng sản nên phải bỏ đi lưu vong Singapore.
Tại đây chuyển nghề trở thành nhà sưu tập tranh VN có tiếng, người đầu tiên mang tranh VN ra thị trường quốc tế bán đấu giá ở Hong Kong, Singapore. Từ 1985 đã trở về quê hương tìm tranh VN.
Mất vì bệnh thận dù đã thay cả 2 quả thận.
Riêng phim “Đất khổ” mãi đến năm 1996 mới được “phát hiện” lại ở Mỹ, trình chiếu và ra đĩa DVD. Năm 2008 được trích chiếu tại TPHCM nhân kỷ niệm ngày mất trịnh Công Sơn.
Tưởng niệm
681 - Nguyễn Đức Quang
MỘT THỜI DU CA
Ca sĩ Việt kiều Mỹ sinh 1944 tại Sơn Tây – Mất tháng 3.2011 ở Mỹ (68 tuổi).
Xuất thân từ Hướng đạo, sau khi tốt nghiệp đại học ở Đà Lạt từ năm 1966 phát động phong trào du ca từ Sài Gòn do mình chủ động vừa sáng tác vừa đi trình diễn khắp nhiều tỉnh thành miền Nam. Với mục đích, nội dung chủ yếu kêu gọi gây dựng tinh thần cống hiến cho xã hội trong lớp thanh niên giàu nhiệt huyết đóng góp xây dựng quê hương đất nước. Gần giống như tinh thần Hướng đạo xả thân vì cộng đồng.
Từ đó để lại một dấu ấn trong thế hệ trẻ thành thị qua nhiều ca khúc cổ vũ ý hướng xây dựng tích cực như “Việt Nam quê hương ngạo nghễ”, “Xin chọn nơi này làm quê hương”, “Về với mẹ cha”, “Bên kia sông”, “Về miền gian nan”, “Dưới ánh mặt trời”, “Hy vọng đã vươn lên”, “Chiều qua Tuy Hòa”… Bên cạnh đó còn thêm thể loại trầm ca, hưng ca. Tất cả đều mang tính phi chính trị không ngã về bên nào trong cuộc chiến VN lúc đó vẫn đang tiếp diễn ngày càng khốc liệt.
Sau 75 tất nhiên loại nhạc “chung chung” đó - không tỏ rõ quan điểm lập trường, không “phân biệt bạn thù” - bị chế độ mới cộng sản thẳng tay loại bỏ (cũng như cấm phong trào Hướng đạo hoạt động). Riêng bản thân tác giả cũng bị đi cải tạo ngắn hạn.
Ra trại, đến năm 1979 không còn con đường nào khác ngoài vượt biên qua Mỹ.
Tuy nhiên trên đất Mỹ lại có vẻ từ bỏ lý tưởng du ca trước kia có lẽ vì thất vọng thấy ý hướng phi chính trị ở đây rõ ràng thực tế vô hiệu quả – cũng như phong trào Hướng đạo nói chung - trong một xã hội, đất nước bị bủa vây, chi phối, chỉ đạo bởi chính trị nặng nề. Từ đó chuyển qua làm báo chuyên nghiệp – và cả đài phát thanh, truyền hình - ít ra cũng có tác động xã hội thực tế, hiệu quả hơn. Cùøng tham gia tổ chức, lãnh đạo báo Người Việt – cùng bạn cũ Đỗ Ngọc Yến – tờ nhật báo tiếng Việt lớn nhấùt ở hải ngoại, lập một vài tuần báo khác...
Đến năm 2004 nghỉ làm báo mới quay lại với giấùc mộng du ca trước đây, ôm đàn đi “hát rong” qua nhiều nước vẫn với ý nguyện yêu nước trong sáng ngày nào.
Sau khi mất đã được phong trào Hướng đạo VN truy tặng huân chương, còn để lại bài tráng ca Hướng đạo “Gươm thiêng ngạo nghễ”.
682 - Cao Văn Khánh
TƯỚNG DÍNH CHẤT ĐỘC DA CAM
Trung tướng Quân đội Nhân dân VN sinh 1917 tại Huế – Mất 1980 ở Hà Nội (63 tuổi).
Từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Từ năm 1964 được cử vào chỉ huy nhiều đơn vị, mặt trận ở Trị – Thiên, Hạ Lào, Tây Nguyên. Có mặt trong những trận đánh lớn nổi tiếng Khe Sanh, đường 9 Nam Lào…
Năm 1974 được rút về Hà Nội làm Phó Tổng tham mưu trưởng, góp phần tham mưu chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Năm 1980 qua đời vì bệnh ung thư được xác định là do di chứng CĐDC từng bị lây nhiễm trong thời gian sống và chiến đấu ở Thừa Thiên – Huế.
Theo nguyện vọng, mộ được chôn trên núi – thay vì tiêu chuẩn đưa vào Nghĩa trang Mai Dịch - gần mộ con trai đầu cũng bộ đội đã hy sinh, trên mộ chỉ đề tên không kèm chức tước gì hết.
Nhưng hậu quả chiến tranh để lại chưa hết, năm 2003 con trai út (4 con tất cả) mới hơn 30 tuổi mất cũng từ CĐDC phát tán từ cha.
Từ đó vợ là một đại tá giáo sư bác sĩ – cũng là cựu chiến binh Điện Biên Phủ người đồng hương – bắt đầu công trình nghiên cứu về CĐDC, trở thành một trong những người đi tiên phong đấu tranh đòi quyền lợi cho nạn nhân CĐDC Việït Nam.
683 - Chế Linh
“VUA NHẠC SẾN” KHÔNG QUÊN NGUỒN CỘI
Ca sĩ tên thật Chà Len (dân tộc Chăm) sinh 1942 tại Phan Rang. Sống ở Canada (2011).
Trước 75 là giọng ca nam nằm trong Top 4 nhạc vàng (cùng Hùng Cường, Duy Khánh, Nhật Trường), được Duy khánh dìu dắt trở nên còn ăn khách hơn cả thầy với biệt danh là “Vua bolero” qua những ca khúc “rên rỉ ủy mị” số 1 như “Con đường xưa em đi”, Thành phố buồn”…
Nhưng cũng chính vì giọng ca “não tình” đó khi hát nhạc lính mà năm 1972 từng bị chế độ Thiệu – Kỳ cấm trình diễn với lý do “làm nản lòng chiến sĩ” đánh cộng sản.
Sau 75 nhạc vàng lại bị cấm tiếp cấm tiệt khiến phải tìm đường vượt biên năm 1976. Không may bị bắt ở Phan Thiết chụp cho thêm cái mũ “phản động” nhốt biệt giam 28 tháng.
Đến 1980 mới vượt biên thành công qua đảo Malaysia rồi được Canada cho nhập cảnh.
Tại đây trở lại hát sô hải ngoại hoành tráng tìm lại một chút thời vàng son đã mất. Đồng thời lập phòng thu sống thoải mái (lần lượt lấy 4 vợ, có 14 con).
Năm 2007 chấp nhận lời mời theo đoàn UNESCO về VN trình diễn nhân lễ hội người Chăm tại TPHCM. Qua năm sau lại về biểu diễn ngay Thủ đô Hà Nội dịp Tết rồi ghé qua quê cũ thăm bà con xóm giềng.
Và còn tham gia một số hoạt động văn nghệ gây quỹ từ thiện ở VN với tâm sự giờ đã có thể lật bài ngữa được rồi: “Quá khứ chìm sâu rồi… Ở đâu thì tôi vẫn là Chế Linh, người dân tộc Chăm và quê hương là VN. Trái tim tôi vẫn nằm ở VN.”
684 - Dương Văn Minh
NGƯỜI KẾT THÚC CHIẾN TRANH
Tổng thống chế độ cũ sinh 1916 tại Mỹ Tho – Mất 2001 ở Mỹ (86 tuổi).
Vị tổng thống cuối cùng – đại tướng -- của chế độ cũ VNCH, nắm chính quyền chỉ 3 ngày rồi ra lệnh “hạ vũ khí” bàn giao chính quyền cho cộng sản.
Sau đó bị quản thúc tại TPHCM, đến 1983 mới cho phép qua Pháp đoàn tụ gia đình (có 2 con trai ở đó). Em trai là đại tá cộng sản (có 2 con gái để lại Sài Gòn nhờ anh chăm sóc) có được phép qua thăm.
Sau đó chuyển qua Mỹ sống với con gái. Có nguyện vọng được về thăm quê hương song chưa thực hiện thì qua đời vì bệnh già.
Suốt quảng đời còn lại rút về sống ẩn dật, ít tiếp xúc với bên ngoài, tránh trả lời phỏng vấn cũng không viết hồi ký để lại. Chỉ có vài lời nhắn nhủ con cái: “Mình có làm gì đi đâu cũng phải nghĩ đến dân tộc là trên hết, phải trở về với dân tộc.”
Đám tang có khoảng 500 người dự kể cả tướng tá đồng đội cũ lẫn chính trị gia thời trước dù bản thân nằm giữa dòng xoáy 2 luồng dư luận đối nghịch nhau -- một bên ca ngợi công lao “Tổng thống đầu hàng” vãn hồi hòa bình cho đất nước và một bên kết án phản bội “bán nước” cho cộng sản!
Nhớ lời cha, con cái đã có dịp trở về “dinh Hoa lan” tại TPHCM - vẫn được giữ lại cho gia đình - để tham gia hoạt động từ thiện.
585 - David Dương
TỪ COGIDO ĐỒNG NAI ĐẾN COGIDO MỸ
Doanh nhân Việt kiều Mỹ tên đầy đủ Dương David Trung sinh 1958 tại Sài Gòn. Sống ở Mỹ (2011).
Trước 75 gia đình chuyên ngành kinh doanh giấy – vừa thu gom giấy vụn vừa sản xuất giấy trắng – nổi tiếng lớn nhất miền Nam với thương hiệu COGIDO Đồng Nai.
Sau 75 đương nhiên bị đánh tư sản tơi bời buộc cả nhà phải vượt biên năm 1976, qua đảo đến 1979 mới được nhập cảnh vào Mỹ.
Trên đất Mỹ ngày đi làm việc chân tay, đêm tranh thủ đi học tiếng Anh.
Bắt đầu từ đầu những năm 1980, gia đình quay lại nghề “gia truyền” thu gom giấy vụn rất thành công do nghề này thời đó chưa có ở Mỹ. Tiến lên thành lập công ty lấy tên Cty COGIDO Paper – do mình làm giám đốc - nhằm nhớ lại thời vàng son ở VN. Từ thu gom giấy vụn phát triển thành thu gom phế liệu với một mạng lưới xe tải đi “nhặt rác” và nhiều công ty con qua đó giúp nhiều dân đồng hương di tản có công ăn việc làm ổn định khấm khá.
Năm 1992 tách ra lập công ty riêng tiếp tục khai thác mở rộng thu gom cả chất thải rắn, đưa dây chuyền công nghệ hiện đại vào áp dụng. Được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân Việt kiều tại Mỹ.
Năm 2004 trở về thăm quê nhà nay là TPHCM, từ đó hợp tác đầu tư 400 triệu USD xây dựng khu xử lý rác thải Đa Phước lớn nhất nước mỗi ngày xửû lý 3.000 tấn rác thải. Song song đó nhiệt tình tham gia công tác từ thiện giúp đỡ đồng bào nghèo, bất hạnh, trẻ em khuyết tật… Ngoài ra còn vận động thành lập 2 trường đại học chi nhánh Mỹ tại VN.
Từ đó năm 2010, người được mệnh danh “Vua rác” được Tổng thống Mỹ B. Obama bổ nhiệm chức danh cao quý làm người phụ trách Quỹ học bổng Giáo dục VN (VEF) trong thành phần ban quản trị 13 người gồm các nghị sĩ, dân biểu lẫn nhân viên chính quyền Mỹ.
Quỹ này do cựu Tổng thống B. Clinton và Quốc hội Mỹ thành lập bắt đầu hoạt động năm 2003 với ngân sách 5 triệu USD/năm, đến năm 2011 đã cấp học bổng cho hơn 340 ứng viên VN – sinh viên và học giả – qua Mỹ du học hoặc nghiên cứu các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ, toán học, y tế.
686 - Đinh Huy Cài
“QUỸ BÁC CÀI”
Cựu chiến binh sinh khoảng 1938 tại Ninh Bình. Sống ở TPHCM (2011).
Đại tá về hưu sau cuộc đời trận mạc kinh qua từ đánh Pháp đến chiến trường miền Nam, sau đó còn 10 năm truy quét tàn quân Pol Pot ở Campuchia.
Về hưu sống một mình thanh bần (vợ con còn ở quê), được cấp nhà không nhận, đến khi vợ đưa con vào TPHCM học đại học mới chịu nhận một căn nhà nhỏ (còn một con bị di chứng CĐDC).
Bắt đầu từ năm 2001 đem hết tiền bạc dành dụm được khoảng 170 triệu đồng ra làm từ thiện, 70 triệu góp quỹ xóa đói giảm nghèo, còn 100 triệu để cho đồng đội cũ gặp cảnh khó khăn mượn bao giờ trả cũng được. Từ đó mới có tên gọi “Quỹ bác Cài”.
Để giúp quỹ trụ vững, chia bớt nhà đem cho thuê lấy thêm chút tiền đỡ đần trong gia đình. Phần mình chỉ còn lại “tài sản vô giá” là chiếc võng đong đưa từ ngày nằm rừng lội suối đánh giặc: “Người ta chỉ cần một chiếc võng là thu xếp cuộc đời của mình được rồi. Giường êm nệm ấm sao được khi bao đồng đội còn quá vất vả trong cuộc sống…”
687 - Giao Linh
“NỮ HOÀNG SẦU MUỘN” BÁN PHỞ
Ca sĩ tên thật Đỗ Thị Sinh sinh 1949 tại Sài Gòn. Sống ở TPHCM (2011).
Trước 75 được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đào tạo, nổi tiếng là “Nữ hoàng sầu muộn” trong làng ca nhạc miền Nam qua nhữõng ca khúc tình cảm thê thiết, được nhớ tới nhiều nhất là bài “Nỗi buồn hoa phượng”.
Đến năm 1982 mới vượt biên qua Mỹ. Trở lại nghề hát, nhiều lần đi biểu diễn nước ngoài ở Châu Aâu.
Năm 2001 lần đầu tiên quay về VN thăm bà con bạn bè, thấy không khí đã thoáng, cởi mở hơn nên năm 2003 quyết định về định cư luôn vì “Hoài hương là tình cảm tiềm tàng trong suy nghĩ mỗi người. Chỉ có điều ở từng hoàn cảnh nhất định chúng ta mới nhận ra thôi.”
Mở tiệm phở và bánh cuốn hãnh diện là “nghề gia truyền” và thỉnh thoảng vẫn dành thời gian đi tham gia hát từ thiện.
688 - Hà Thúc Cần
MỘT THỜI “ĐẤT KHỔ”
Nhà quay phim và sưu tập tranh sinh tại Huế – Mất 2004 ở Singapore.
Trước 75 quay phim cho Hãng CBS của Mỹ, có nhiều cơ hội chứng kiến thảm cảnh chiến tranh VN trên quê hương và số phận đồng bào mình.
Từ đó năm 1970 tự mình làm đạo diễn thực hiện bộ phim truyện nhựa (đen trắng) tựa đề “Đất khổ” với nội dung mô phỏng theo trận chiến Mậu Thân 68 trên quê nhà Huế của mình, lấy cảm hứng theo 2 thiên truyện của nhà văn đồng hương Nhã Ca, “Đêm nghe tiếng đại bác” và “Giải khăn số cho Huế”. Tham gia đóng phim cũng là đồng hương Trịnh Công Sơn (vai chính) lúc đó mới 20 tuổi chưa nổi tiếng cùng một số thân hữu văn nhân thi sĩ như Kim Cương, Lê Trọng Nguyễn, Sơn Nam, Kiên Giang, Miên ĐứcThắng…
Nhưng phim làm xong 1973 bị chế độ cũ cấm chiếu với lý do có tính chất “phản chiến” và “thân Cộng” nên ít ai biết tới.
Dù bị “chụp mũ” như vậy song sau 75 lại không sống nổi với cộng sản nên phải bỏ đi lưu vong Singapore.
Tại đây chuyển nghề trở thành nhà sưu tập tranh VN có tiếng, người đầu tiên mang tranh VN ra thị trường quốc tế bán đấu giá ở Hong Kong, Singapore. Từ 1985 đã trở về quê hương tìm tranh VN.
Mất vì bệnh thận dù đã thay cả 2 quả thận.
Riêng phim “Đất khổ” mãi đến năm 1996 mới được “phát hiện” lại ở Mỹ, trình chiếu và ra đĩa DVD. Năm 2008 được trích chiếu tại TPHCM nhân kỷ niệm ngày mất trịnh Công Sơn.
689 - Hoàng Cơ Minh
ẢO TƯỞNG “ĐÔNG TIẾN”
Phó đề đốc hải quân VNCH sinh 1935 tại Hà Nội – Mất 1987 ở biên giới Việt – Lào (53 tuổi).
Trước 75 giữ chức vụ tư lệnh vùng 2 duyên hải chế độ cũ, có tiếng là “tướng sạch” không tham nhũng tràn lan như thời đó.
Trong biến cố 30.4.75 lên tàu đào thoát qua đảo Guam rồi đếùn Mỹ.
Tại đây đứng ra phát động, thành lập một số tổ chức chống Cộng (có tiền thân của đảng Việt Tân hiệân nay) với chủ trương đưa quân về “tái chiếm” miền Nam. Từ đó năm 1981 qua vùng biên giới Thái lan – Lào lập căn cứ chiêu mộ binh lính (lấy từ các trại tị nạn tập trung dân VN vượt biên qua Thái chờ bảo lãnh đi nước ngoài), lập đài phát thanh, ra báo “kháng chiến”…
Từ 1985 bắt đầu tổ chức các đợt đưa quân từ biên giới Lào âm mưu đột nhập biên giới VN tiến hành các chiến dịch mệnh danh “Đông tiến” nhằm đánh phá VN. Nhưng với lực lượng chỉ gồm 4 đơn vị mệnh danh là “quyết đoàn” tổng cộng khoảng 200 người, lực bất tòng tâm lại thân cô thế cô nên tất cả đều nhanh chóng bị quân đội Việt - Lào bao vây tiêu diệt.
Năm 1987 đích thân chỉ huy cuộc “Đông tiến 3” bị chặn đánh thất thủ trong rừng sâu hết đường tháo lui, bị thương đành rút súng tự sát tại chỗ. Còn lại tàn quân bị bắt 18 người đưa ra tòa cuối năm lãnh án tù (năm 1991 được thả trục xuất về Mỹ).
690 - Hoàng Hải Thủy
NỖI HẬN 2 LẦN “NGÀY OAN TRÁI”
Nhà báo tên thật Dương Trọng Hải sinh 1933 tại Hà Đông. Sống ở Mỹ (2011).
Thủa nhỏ ở Bắc từng làm liên lạc viên cho bộ đội thời đánh Pháp, sau đó bỏ kháng chiến về thành rồi di cư vào Nam. Nỗi thất vọng với cách mạng từ đó ám ảnh trở thành một mối hận thù tận xương tủy kéo dài đến cuối đời, kể cả khi còn ở trong nước lẫn ra nước ngoài – một trường hợp điển hình của lớp người từng tham gia kháng chiến chống Pháp nhưng không chấp nhận cộng sản nên ly khai 2 lần di cư quay lại chống Cộng tới cùng.
Tại Sài Gòn sau 1954 là nhà báo chuyên nghiệp viết phóng sự xã hội mang chất biếm trên báo chí, đặc biệt là cây bút đầu tiên chuyên phóng tác tiểu thuyết nước ngoài thành công -- không phải dịch thuần túy mà “Việt Nam hóa” tác phẩm nướùc ngoài, cả truyện tình lẫn truyện trinh thám, hình sự – đăng báo ngày ăn khách, nổi tiếng nhất là cuốn “Kiều Giang” viết lại nguyên bản “Jane Eyre” của nhà văn nữ Anh Charlotte Bronte. Là một cây bút rất có nghề lại có tài năng đa dạng vừa có thể viết theo 2 phong cách lãng mạn trữ tình và hài hước nhẹ nhàng lẫn châm biếm sâu cay. Tất cả đều nặng tính giải trí “thị trường” hơn nghệ thuật.
Ngày 30.4.75 cả 2 vợ chồng đều làm cho cơ quan viện trợ văn hóa Mỹ “chạy không kịp” bị rớt lại. Không bị đi cải tạo song vẫn viết tin bài chống chế độ mới tìm cách gửi ra nước ngoài nên bị chế độ cộng sản đưa vào danh sách 10 “biệt kích cầm bút” chống Cộng (còn Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Nhã Ca…), bị bắt giam năm 1977. Ở tù 24 tháng đến đầu năm 1980 mới thả ra.
Năm 1984 bị bắt giam lần thứ hai cũng vì lý do tương tự, đến 1988 mới đưa ra tòa kết án 8 năm tù. Sau đó được tổ chức Aân xá quốc tế can thiệp nên giảm án xuống còn 6 năm tù rồi đầu 1990 giảm nữa trả tự do.
Lần này về nhà cố tránh viết lách kiểu dễ mang họa vào thân, thay vào đó nhận dịch một số tiểu thuyết Mỹ để có tiền đắp đổi sống qua ngày (tất nhiên ký bút danh khác).
Chờ đến năm 1995 được bảo lãnh qua Mỹ.
Thoát cũi sổ lồng càng viết sung sức đủ thể loại cho nhiều báo đài và trên mạng, tất cả đều chĩa mũi dùi vào “tố Cộng” kịch liệt qua một loạt tác phẩm in ở Canada và Mỹ gồm “Tiếng kêu của máu” 1996, “Mang xuống tuyền đài” 1997, “Những tên biệt kích cầm bút” (hồi ký chính trị 1999)… Tất cả đều vọng lên tiếng than căm hận bi ai chung quanh “Ngày Oan trái” 30.4.75 – phổ biến hơn ở hải ngoại gọi là “Ngày Quốc hận” -- không bao giờ quên được.
Đáng chú ý từ thời nằm tù đã quay về với thơ, làm thơ trong tù sau này in thành tập “Tại ngục vịnh Kiều” 1995. Còn dịch cả thơ chữ Hán Nguyễn Du, thơ Mỹ, thơ Anh. Có lẽ chỉ ở đây – cùng với tuổi già - mới thấy le lói đôi chút tình cảm nhẹ nhàng khác với giọng điệu mỉa mai cay độc quen thuộc: “Dân tộc VN đau khổ trong gần trọn thế kỷ 20 rồi. Thế kỷ 21 đến, chúng ta mong ta được hưởng một thời để yêu thương…”
(Còn tiếp)
ẢO TƯỞNG “ĐÔNG TIẾN”
Phó đề đốc hải quân VNCH sinh 1935 tại Hà Nội – Mất 1987 ở biên giới Việt – Lào (53 tuổi).
Trước 75 giữ chức vụ tư lệnh vùng 2 duyên hải chế độ cũ, có tiếng là “tướng sạch” không tham nhũng tràn lan như thời đó.
Trong biến cố 30.4.75 lên tàu đào thoát qua đảo Guam rồi đếùn Mỹ.
Tại đây đứng ra phát động, thành lập một số tổ chức chống Cộng (có tiền thân của đảng Việt Tân hiệân nay) với chủ trương đưa quân về “tái chiếm” miền Nam. Từ đó năm 1981 qua vùng biên giới Thái lan – Lào lập căn cứ chiêu mộ binh lính (lấy từ các trại tị nạn tập trung dân VN vượt biên qua Thái chờ bảo lãnh đi nước ngoài), lập đài phát thanh, ra báo “kháng chiến”…
Từ 1985 bắt đầu tổ chức các đợt đưa quân từ biên giới Lào âm mưu đột nhập biên giới VN tiến hành các chiến dịch mệnh danh “Đông tiến” nhằm đánh phá VN. Nhưng với lực lượng chỉ gồm 4 đơn vị mệnh danh là “quyết đoàn” tổng cộng khoảng 200 người, lực bất tòng tâm lại thân cô thế cô nên tất cả đều nhanh chóng bị quân đội Việt - Lào bao vây tiêu diệt.
Năm 1987 đích thân chỉ huy cuộc “Đông tiến 3” bị chặn đánh thất thủ trong rừng sâu hết đường tháo lui, bị thương đành rút súng tự sát tại chỗ. Còn lại tàn quân bị bắt 18 người đưa ra tòa cuối năm lãnh án tù (năm 1991 được thả trục xuất về Mỹ).
690 - Hoàng Hải Thủy
NỖI HẬN 2 LẦN “NGÀY OAN TRÁI”
Nhà báo tên thật Dương Trọng Hải sinh 1933 tại Hà Đông. Sống ở Mỹ (2011).
Thủa nhỏ ở Bắc từng làm liên lạc viên cho bộ đội thời đánh Pháp, sau đó bỏ kháng chiến về thành rồi di cư vào Nam. Nỗi thất vọng với cách mạng từ đó ám ảnh trở thành một mối hận thù tận xương tủy kéo dài đến cuối đời, kể cả khi còn ở trong nước lẫn ra nước ngoài – một trường hợp điển hình của lớp người từng tham gia kháng chiến chống Pháp nhưng không chấp nhận cộng sản nên ly khai 2 lần di cư quay lại chống Cộng tới cùng.
Tại Sài Gòn sau 1954 là nhà báo chuyên nghiệp viết phóng sự xã hội mang chất biếm trên báo chí, đặc biệt là cây bút đầu tiên chuyên phóng tác tiểu thuyết nước ngoài thành công -- không phải dịch thuần túy mà “Việt Nam hóa” tác phẩm nướùc ngoài, cả truyện tình lẫn truyện trinh thám, hình sự – đăng báo ngày ăn khách, nổi tiếng nhất là cuốn “Kiều Giang” viết lại nguyên bản “Jane Eyre” của nhà văn nữ Anh Charlotte Bronte. Là một cây bút rất có nghề lại có tài năng đa dạng vừa có thể viết theo 2 phong cách lãng mạn trữ tình và hài hước nhẹ nhàng lẫn châm biếm sâu cay. Tất cả đều nặng tính giải trí “thị trường” hơn nghệ thuật.
Ngày 30.4.75 cả 2 vợ chồng đều làm cho cơ quan viện trợ văn hóa Mỹ “chạy không kịp” bị rớt lại. Không bị đi cải tạo song vẫn viết tin bài chống chế độ mới tìm cách gửi ra nước ngoài nên bị chế độ cộng sản đưa vào danh sách 10 “biệt kích cầm bút” chống Cộng (còn Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Nhã Ca…), bị bắt giam năm 1977. Ở tù 24 tháng đến đầu năm 1980 mới thả ra.
Năm 1984 bị bắt giam lần thứ hai cũng vì lý do tương tự, đến 1988 mới đưa ra tòa kết án 8 năm tù. Sau đó được tổ chức Aân xá quốc tế can thiệp nên giảm án xuống còn 6 năm tù rồi đầu 1990 giảm nữa trả tự do.
Lần này về nhà cố tránh viết lách kiểu dễ mang họa vào thân, thay vào đó nhận dịch một số tiểu thuyết Mỹ để có tiền đắp đổi sống qua ngày (tất nhiên ký bút danh khác).
Chờ đến năm 1995 được bảo lãnh qua Mỹ.
Thoát cũi sổ lồng càng viết sung sức đủ thể loại cho nhiều báo đài và trên mạng, tất cả đều chĩa mũi dùi vào “tố Cộng” kịch liệt qua một loạt tác phẩm in ở Canada và Mỹ gồm “Tiếng kêu của máu” 1996, “Mang xuống tuyền đài” 1997, “Những tên biệt kích cầm bút” (hồi ký chính trị 1999)… Tất cả đều vọng lên tiếng than căm hận bi ai chung quanh “Ngày Oan trái” 30.4.75 – phổ biến hơn ở hải ngoại gọi là “Ngày Quốc hận” -- không bao giờ quên được.
Đáng chú ý từ thời nằm tù đã quay về với thơ, làm thơ trong tù sau này in thành tập “Tại ngục vịnh Kiều” 1995. Còn dịch cả thơ chữ Hán Nguyễn Du, thơ Mỹ, thơ Anh. Có lẽ chỉ ở đây – cùng với tuổi già - mới thấy le lói đôi chút tình cảm nhẹ nhàng khác với giọng điệu mỉa mai cay độc quen thuộc: “Dân tộc VN đau khổ trong gần trọn thế kỷ 20 rồi. Thế kỷ 21 đến, chúng ta mong ta được hưởng một thời để yêu thương…”
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét