NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
671 - Chu Thế Dũng
THƯƠNG BINH BỊ ÉP… NUÔI CON NUÔI!
Thương binh sinh tại miền Bắc. Sống ở Bắc Ninh (2007).
Năm 21 tuổi đang học ĐH Thủy lợi năm thứ tư thì tình nguyện đi bộ đội vào miền Nam chiến đấu dù thuộc diện ưu tiên miễn dịch vì là con một bố mẹ đều là liệt sĩ thời chống Pháp. Trong một trận đánh ở Khe Sanh (Quảng Trị) bị trúng đạn ở cột sống được trực thăng Mỹ đưa về cứu chữa tại quân y viện tại Đà Nẵng. Sau đó bị đưa ra giam ở đảo Phú Quốc. Năm 1973 được trao trả tù binh, là thương binh cụt một chân ngồi xe lăn nên được chuyển về Trung tâm Điều dưỡng thương binh nặng Thuận Thành ở Bắc Ninh. Tại đây gặp và kết hôn với một nữ y tá từng phục vụ 10 năm trên chiến trường Quảng Trị. Do cả 2 vợ chồng đều là thương binh sức khỏe bị tổn thương nhiều nên không có con. Vì vậy mới nhận một bé gái 6 tháng tuổi bị bỏ rơi trước cổng trung tâm làm con nuôi dặt tên là bé Phước. Ai ngờ 2 năm sau lại cũng người mẹ bỏ rơi con đó biết được con mình ai nuôi nên tìm đến đem theo một… bé trai mới sinh được 15 ngày xin 2 vợ chồng thương binh… nuôi tiếp giùm! Gọi là để cho chúng nó… có chị có em! Từ chối mãi không được (thậm chí bà mẹ ruột còn tính để con đó rồi… bỏ chạy!) đành phải miễn cưỡng mà nhận, đặt tên “Phước” nối tiếp tên “Hạnh” của chị. Thế là chồng ngồi xe lăn, vợ còm cõi chạy chợ vất vả kiếm thêm đồng ra đồng vào nuôi 2 đứa con người dưng nước lã cùng sống chung trong trung tâm. Nay thì 2 con đều đã vào đại học, thành người đàng hoàng. Đó là “hạnh phước” lớn nhất đền bù cho bố mẹ nuôi bất đắc dĩ.
672 - Hoàng Văn Uyên
THEO NGƯỜI YÊU ĐẾN CÙNG
Thương binh sinh tại miền Bắc. Sống ở Bắc Ninh (2007).
Bộ đội chiến đấu ở miền Nam, có người yêu là thanh niên xung phong tham gia mở đường Trường Sơn. Năm 1965 cô bị trúng bom mất cả 2 cánh tay trong trận bom hủy diệt hầu hết tiểu đội nữ, được đưa về Trung tâm An dưỡng thương binh nặng Thuận Thành ở Bắc Ninh. Không báo tin cho người yêu bộ đội ở miền Nam sợ mình sẽ trở thành gánh nặng cho người yêu. Nhưng có đồng đội vẫn báo tin, anh liền xin phép cấp tốc ra Bắc tìm lên tận trung tâm tìm người yêu và kiên quyết tổ chức lễ kết hôn ngay tại đây. Xong đám cưới lại vội vàng lên đường quay về Nam ra mặt trận. Cùng lúc người vợ cũng kịp mang thai đứa con đầu lòng. Chiến tranh kết thúc, người chồng cũng trở thành thương binh tai bị điếc nên khi ra quân đã xin về làm tại Trung tâm Thuận Thành để tiện việc chăm sóc vợ con. Từ đó dù sức khỏe suy giảm nhiều nhưng vẫn vừa làm việc tại trung tâm vừa tự tay săn sóc vợ như chăm con mọn, làm mọi việc giúp vợ từ chải tóc, tắm rửa đến bón cơm. Còn lo nuôi 2 con trai nay đều đã thành tài tốt nghiệp đại học. Bao vất vả cuộc sống gian nan đời vợ chồng thương binh 100% như thế vẫn qua được, còn tự an ủi: “Tôi là người hạnh phúc vì còn có một mái ấm gia đình. Nhiều bạn bè của tôi đã không thể trở về nữa…”
673 - Nguyễn Trọng Đạt
THƯƠNG PHẾ BINH “NGƯỜI CHẾT 2 LẦN”
Sĩ quan chế độ cũ sống ở Buôn Ma Thuột (2010).
Năm 1972 là đại úy nhảy dù tham gia trận đánh An Lộc (Bình Phước) trong mùa hè đỏ lửa 1972 bị thương thủng đùi và gãy xương quai xanh nên được giải ngũ. Nhưng sau 75 vẫn bị bắt đi cải tạo 8 tháng 23 ngày. Trở về kiếm đất trồng cà phê cầm cự sống qua ngày. Nào ngờ năm 1988 khi đang đào hố trồng cây cà phê thì trúng nguyên một trái M79 nổ tung làm cụt luôn cả 2 tay!
674 - Nguyễn Văn Thu
NGƯỜI HIẾN XÁC
Cán bộ về hưu sinh 1918. Sống ở TPHCM (2011).
Đã hơn 90 tuổi vẫn sẵn sàng cho đi tất cả – làm từ thiện -- từ tiền bạc gia sản, đất đai đến cả cái thân xác mình sau khi v? v?i cát b?i! Vì nguy?n v?ng: “Th?i ho?t ??ng cách m?ng tơi ???c nhi?u ng??i c?u mang, ?ùm bọc. Giờ tôi có khả năng chẳng lẽ không giúp ít nhiều cho người nghèo, người khốn khổ?” Vì vậy dành dụm từng đồng tiền hưu để giúp đỡ người nghèo, bất hạnh, người khiếm thị: “Người khiếm thị còn biết nghĩ đến giúp đỡ bạn đồng cảnh ngộ, người sáng mắt như tôi lẽ nào dửng dưng?”. Tiền hưu hàng tháng chỉ xài chừng 500.000 đồng, ăn uống đạm bạc, dùng toàn đồ cũ loại đồng nát kể cả chiếc xe đạp lọc cọc: “Tôi còn khỏe ăn uống sao chẳng được. Trong khi đó nhiều người chẳng có cơm ăn, không có canh mà húp…” Còn cho vợ chồng con cái ngườøi nghèo từ Bến Tre lên thành phố kiếm sống cắm lều ở trên mảnh đất của mình không hề lấy đồng nào. Năm 2003 viết thư cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TPHCM để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản sau khi mất cho hội dùng cho công tác giúp người nghèo mổ mắt. Nhưng sau đó nghĩ lại bèn quyết định đem bán hết gia sản gom được 500 triệu đồng năm 2005 đưa luôn cho hội: “Nếu để đến khi mình xuôi tay nhắm mắt biết bao giờ, như vậy người mù nghèo phải cam chịu cảnh sống mù lòa lâu quá. Chi bằng làm từ thiện được lúc nào thì nên làm ngay.” Thậm chí còn căn dặn người thân khi mình mất đi hãy lấy tiền Nhà nước cấp cho làm đám tang (dành cho cán bộ lão thành) tiếp tục góp quỹ từ thiện bởi mình đã làm đơn hiến xác cho trường Y rồi đâu cần làm lễ tang tốn tiền vô ích!
675 - Tiêu Dao Bảo Cự
TỪ “BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN” ĐẾN TRỞ VỀ TÂM LINH
Nhà văn tên thật Nguyễn Phước Bảo Cự sinh 1945 tại Huế. Sống ở Đà Lạt (2011).
Trước 75 dạy học ở Buôn Ma Thuột rồi Bảo Lộc song song với hoạt động chống Mỹ – Thiệu trong phong trào sinh viên trí thức ở Tây nguyên, viết văn làm thơ theo hướng này. Năm 1974 được kết nạp Đảng. Sau 75 được phân công làm ở Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc Bảo Lộc và Lâm Đồng. Rồi chuyển về Hội Văn học nghệ thuật Lâm Đồng, làm Phó Tổng biên tập tạp chí văn nghệ Langbian của hội. Năm 1988 tích cực ủng hộ nhà văn Bùi Minh Quốc - chủ tịch hội lúc đó – theo ông cùng mở cuộc “trường chinh” đi khắp nước vận động giới văn nghệ sĩ toàn quốc lấy chữ ký kêu gọi chế độ cộng sản hiện hành mở rộng tự do dân chủ. Kết quả cả 2 bị cách chức, khai trừ Đảng, đóng cửa luôn Langbian! Bản thân bị truy bức, tra hỏi, quản chế tại gia 2 năm. Đành tìm quên bằng nghề… làm vườn chăm sóc mảnh vườn “Động hoa vàng” của mình. Song song đó rút vào hoạt động viết lách thầm lặng, viết nhiều bài bình luận, kiến nghị chính trị gửi đăng trên các diễn đàn hải ngoại tiếp tục tranh đấu đòi quyền tự do dân chủ cho VN. Đặc biệt phản đối mạnh mẽ việc bắt giữ cầm tù một số bạn bè cùng chí hướng “trí thức bất đồng chính kiến” tại Lâm Đồng. Tuy nhiên càng về sau, quan điểm lập trường phản kháng có vẻ “mềm” hơn để đi đến những suy nghiệm ôn hòa rút ra từ thực tiễn xã hội: “Dù sao đi nữa, tôi vẫn giữ vững lập trường hòa giải, hòa hợp dân tộc theo quan niệm riêng của mình vì nếu nó chưa có hiệu quả tức thời thì ít ra cũng không gây thêm thương tổn…” Từ đó có cái nhìn chung cục mở rộng ra cả đất nước, dân tộc: “Hoàn cảnh đất nước có vô số câu hỏi được đặt ra cần có câu trả lời và hành động thiết thực. Thực tế cho thấy đã có những câu trả lời và hành động rất khác nhau. Điều quan trọng là cần có một nền tảng chung. Ngoài những giá trị phổ quát như tự do dân chủ, nhân quyền, phồn vinh, công bằng xã hội, không thể thiếu tình yêu và lòng bao dung, nhân ái. Việt Nam với một lịch sử đầy chia rẽ, hận thù, bất công, tàn phá, một hiện tại còn nặng về di sản quá khứ và chồng chất thiên tai nhân họa nếu thiếu những điều đó e rằng những mùa xuân tới sẽ không có được như mong mỏi của mọi người…” Bản thân cũng tìm về đời sống nội tâm nhiều hơn – từ bài học lắng lòng mình trở về với thiên nhiên, cây cỏ hoa lá Đà Lạt -- : “Bài học tâm linh không hề xa vời mà chính là một thái độ sống hàng ngày góp phần giải quyết những nan đề của cuộc sống… Cái đẹp và niềm say mê cái đẹp đã cứu tôi ra khỏi cảnh khốn cùng, cả về vật chất cũng như tâm linh.” Đến năm 1998 lệnh quản thúc được tạm dỡ bỏ. Năm 2009 cả 2 vợ chồng còn đi Mỹ chơi 6 tháng theo lời mời của bạn bè.
676 - Trần Mai Hạnh
NGƯỜI “PHƯỚC LỚN”
Thường dân sinh tại miền Bắc. Sống ở Hà Nội (2011).
Nhà báo Thông tấn xã VN trong chiến tranh chống Mỹ từng được cử vào lăn lộn một thời gian trên chiến trường Quảng – Đà. Sau 75 đường hoạn lộ ngày càng lên cao ở thông tấn xã. Bất ngờ khoảng năm 1987 gặp một tai nạn giao thông khủng khiếp vậy mà vẫn sống sót như một phép lạ: Tự mình lái xe máy chở một đồng nghiệp vừa thăng chức Trưởng Chi nhánh TTX tại TPHCM chạy ngược đường chui tọt xuống dưới gầm xe tải! Người đồng nghiệp bất hạnh ngồi sau chết ngay tại chỗ, còn mình lại thoát chết kỳ diệu, chỉ bị thương tích nặng mù một mắt gãy tay gãy chân. Người được xem là quá may mắn hưởng phúc trời quá lớn sau đó tiếp tục lên như diều vào Trung ương Đảng, làm giám đốc Đài Phát thanh Tiếng nói VN, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo VN kèm Tổng biên tập tuần báo Nhà báo và Công luận của hội. Đùng một cái năm 2003 bị đưa ra tòa xử tội nhận hối lộ để chạy án cho tên trùm xã hội đen Năm Cam ở TPHCM! Lãnh án tù rồi sau đó được chiếu cố giảm án thả trước thời hạn vào khoảng năm 2008. Là “phúc trung hữu họa” hay “phước bất trùng lai”?
677 - Trần Thị Hải Lý
NỮ TƯỚNG CHỐNG LÂM TẶC
Cán bộ kiểm lâm sinh 1955 tại Quảng Bình. Sống ở Quảng Bình (2007).
Năm 1972 mới 17 tuổi đã tình nguyện đi bộ đội vào Đoàn 559 chiến đấu trên dãy Trường Sơn. Sau 75 làm công ty lương thực huyện an nhàn nhưng vì tình cảm gắn bó nhiều năm với rừng già Trường Sơn nên năm 1996 xin chuyển công tác qua hạt kiểm lâm huyện Triệu Phong. Một phần nữa cũng vì chồng làm ngành này. Bắt đầu từ đó dù phận nữ nhi nhưng phải liên tục đương đầu với nạn lâm tặc hung hãn liều mạng. Với tinh thần bộ đội một thời không hề nao núng nhường bước trước bọn cướùp gỗ mà luôn luôn kiên trì đối đầøu chặn bắt chúng quyết liệt. Đặc biệt nổi tiếng là “Nữ tướng xe Win” vì thường táo bạo phóng xe máy rượt đuổi chúng tận rừng sâu! Dù đối diện hiểm nguy thường trực song bản thân may mắn vẫn bình yên. Nhưng bù lại phải trả một cái giá quá đắt: Con trai đầu theo nghiệp cha mẹ năm 2005 mới 24 tuổi đã bị lâm tặcï phục kích giết chết vứt xác trong rừng sâu.
678 - Trần Thị Hiền
“HIỀN 58”
Thương binh sinh 1952 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở Huế (2007).
Biệt danh “58” là nói về 58… mảnh đạn hiện còn nằm trong cơ thể người nữ thương binh này! Từ năm 15 tuổi đã vào bộ đội làm y tá và hậu cần gùi gạo. Năm 1972 và 1973 hai lần lọt vào ổ phục kích bị trọng thương vô số vết thương trong toàn cơ thể. Lần sau đồng đội tưởng đã chết suýt đem đi chôn! Đến khi kịp phát hiện thấy còn thở mới chuyển về Hà Nội cứu chữa nhưng bác sĩ không dám gắp ra 58 mảnh đạn còn nằm trong người toàn ở những chỗ nhược – trên mặt, trong đầu, ngực…. - do sợ nguy hiểm đến tính mạng, nhất là thời đó phương tiện y khoa còn nghèo nàn. Rồi được chuyển lên Vĩnh Phú an dưỡng. Sau 75 quay về quê nhà TT – Huế với chuẩn thương binh nặng 4/4. Lập gia đình với một đồng đội cũ. Cả 2 vợ chồng cùng làm việc ở hợp tác xã nhưng do con đông (6 con) nên gặp cảnh túng quẫn mắc nợ thóc của hợp tác xã trị giá lúc đó 1 chỉ vàng không trả được. Không mặt mũi nào ở lại hợp tác xã nên 2 vợ chồng bèn đưa con cái bỏ lên rừng tự lực cánh sinh, chủ yếu là đốn củi đem xuống núi bán lấy tiền đắp đổi qua ngày dù bản thân mất xương bánh chè đi đứng khó khăn. Chấp nhận sống cảnh “người rừng” bốn bề chim kêu vượn hú quanh năm lại thêm 58 mảnh đạn “nằm vùng” trong châu thân thường xuyên nổi lên gây bệnh nhức buốt cả người quằn quại mà chồng con không có cách nào đưa xuống núi về trạm y tế để cứu chữa. Dù vậy vẫn cắn răng chịu đựng đến năm 1991 dành dụm được 1 chỉ vàng đủ trả nợ, cả nhà mới dắt díu nhau từ giã rừng núi về làng quê trở lại với cuộc sống văn minh. Đời sống dần dần tạm ổn tuy các con đều chẳng đứa nào được học hành tử tế đành phải đi làm thuê làm mướn mà sống. Nhưng càng lớn tuổi thì 58 “di tích chiến tranh” trong toàn thân càng nổi lên quậy dữ – đặc biệt 2 mảnh đạn nằm ở màng tim và 2 mảnh khác trong màng phổi – khiến nhiều khi đau xé người tới mức như lên cơn động kinh hoảng loạn. Lên xe đi cấp cứu là chuyện thường ngày ở huyện: ““Tôi sống đây cũng như chết rồi”! Nhưng đành phải sống cảnh “như chết” đó vì chẳng còn cách nào có thể cùng lúc lấy ra hết 58 mảnh đạn kia – hay một phần thôi – do rất mất công, chi phí cao mà chưa chắc làm được bao nhiêu vì thời gian đã quá lâu tới mức có mảnh đạn còn lồi ra cả ngoài da.
679 - Trần Thị Hoan
ĐẾN MỸ ĐI TRÊN 2 ĐÙI CHÂN
Sinh viên sinh 1987 tại Bình Thuận. Sống ở TPHCM (2011).
Vừa ra đời đã bị di chứng CĐDC khiến cả 2 chân và cánh tay trái cụt quá nửa, chân cụt trên đầu gối. Vì vậy phải ngồi xe lăn hoặc nếu tự đi thì bước từng bước lủn củn trên phần thịt đùi còn lại. Đã vậy gia đình còn phải đi kinh tế mới trên huyện Đức Linh xa xôi nên không được đến trường. Một thời gian dài mới có ân nhân biết được tìm cách đưa về nuôi dưỡng ở làng Hòa Bình của bệnh viện Từ Dũ – TPHCM dành cho trẻ em nạn nhân CĐDC. Được giúp theo đuổi việc học, vào ĐH Ngoại ngữ – Tin học TPHCM. Từ đó năm 2010 được cử làm đại diện thế hệ thứ hai chịu tác động CĐDC qua Mỹ tham dự phiên điều trần về vấn đề tác hại của CĐDC trước quốc hội: “Tôi đã nói với họ rằng như tôi thế này vẫn còn may mắn lắm hơn nhiều bạn đồng cảnh ngộ. May mắn là tôi vẫn còn tinh thần minh mẫn nhưng có rất nhiều người không được như thế…”ä
680 - Trần Thị Huôi
HƠN 1.300 NGÀY ĐÊM SỐNG CÔNG VIÊN KHIẾU NẠI LÊN TRUNG ƯƠNG
Cán bộ về hưu sinh 1944 tại Sóc Trăng. Sống ở Sóc Trăng (2007).
Từ năm 14 tuổi đã theo cộâng sản đánh Mỹ, còn trẻ đã làm bí thư huyện. Chồng hy sinh trong chiến đấu để lại một con gái mới mấy tháng tuổi. Sau 75 làm thị ủy viên rồi Chủ tịch Hội Nông dân. Cả mẹ ruột lẫn mẹ chồng đều được phong Bà mẹ VN Anh hùng. Sau khi về hưu thương binh 4/4, mua một mảnh đất nhỏ dựng nhà trong đó có xây một chuồng heo nuôi heo cải thiện đời sống. Đùng một cái năm 1996 có người hàng xóm làm đơn kiện đòi lại mảnh đấùt làm chuồng heo nói trước kia là của mình. Chính quyền xem xét mới thấy đó nguyên là đất công – chỉ rộng 16,32m2 - nên ra lệnh thu hồi rồi đưa nhân viên công quyền đến phạt tiền đồng thời… đập luôn chuồng heo! Nhưng sau đó cứ để nguyên mảnh đất như vậy bởi nó bé tí tẹo đâu có làm được gì. Bản thân làm đơn khiếu nại lên thị xã lẫn tỉnh đều bị bác đơn. Gửi đơn lên Trung ương cử đoàn về kiểm tra cũng không qua được địa phương nêu đủ lý do biện minh việc làm quá đáng kể trên. Không nản lòng, đầu năm 2001 một thân một mình khăn gói ra tới Hà Nội bắt đầu cuộc chiến đấu đơn thương độc mã sống lây lất ở thủ đô hơn 3 năm trời để khiếu kiện lên vô số cấp thẩm quyền Trung ương. Không bà con quen biết gì ở đây nên đã chọn công viên Lý Tự Trọng hoặc bờ Hồ Tây làm nơi cư ngụ kiểu bụi đời, tự nấu ăn tại chỗ. Ngày đi khắp nơi nộp đơn kêu cứu (cả chừng 1.000 đơn), tối về căng lều nằm ngủ tạm kể cả trời mùa đông giá buốt (sáng phải giấu đồ sợ công an tịch thu!). Gặp khi con gái ở quê không gửi tiền ra kịp thì đi làm thuê làm mướn vạ vật (rửa chén nhà hàng, phụ bán cá ở chợ…) hoặc xin cơm thừa canh cặn ăn đỡ qua ngày. Tết cũng không có tiền về quê đành “ăn Tết” công viên. Cuối cùng cũng có kết quả: Năm 2003 Phó Tổng Thanh tra Chính phủ họp với tỉnh Sóc Trăng kết luận tỉnh đối xử như vậy là “không thích hợp”, nay tỉnh phải đền bù cho “nguyên đơn” một mảnh đất khác và hỗ trợ cuộc sống cho đương sự. Nhờ đó tháng 10.2004 mới chia tay Hà Nội trở về quê nhà, được cấp miếng đất khác và lãnh “bồi thường” thêm 100 triệu đồng. Nhưng bù lại, bản thân bị Thị ủy… xóa tên khỏi Đảng, lấy lý do bỏ sinh hoạt Đảng và không đóng Đảng phí… 5 tháng (con chậm nộp thay cho mẹ kẹt ở Hà Nội)! Thế là lại tiếp tục khiếu nại lên cấp ủy đòi lại Đảng tịch. Tỉnh không giải quyết nên lại gửi đơn ra Trung ương “kêu” tiếp. Đếùn năm 2006 Trung ương đã yêu cầu tỉnh kiểm tra sự việc song chưa thấy hồi âm. Chưa biết cuộc “trường chinh” khiếu nại Đảng lần này có tiếp tục “hiệp 2” hay không với người đàn bà luôn “tin sự hy sinh của gia đình tôi trong chiến tranh không uổng phí”.
(Còn tiếp)
671 - Chu Thế Dũng
THƯƠNG BINH BỊ ÉP… NUÔI CON NUÔI!
Thương binh sinh tại miền Bắc. Sống ở Bắc Ninh (2007).
Năm 21 tuổi đang học ĐH Thủy lợi năm thứ tư thì tình nguyện đi bộ đội vào miền Nam chiến đấu dù thuộc diện ưu tiên miễn dịch vì là con một bố mẹ đều là liệt sĩ thời chống Pháp. Trong một trận đánh ở Khe Sanh (Quảng Trị) bị trúng đạn ở cột sống được trực thăng Mỹ đưa về cứu chữa tại quân y viện tại Đà Nẵng. Sau đó bị đưa ra giam ở đảo Phú Quốc. Năm 1973 được trao trả tù binh, là thương binh cụt một chân ngồi xe lăn nên được chuyển về Trung tâm Điều dưỡng thương binh nặng Thuận Thành ở Bắc Ninh. Tại đây gặp và kết hôn với một nữ y tá từng phục vụ 10 năm trên chiến trường Quảng Trị. Do cả 2 vợ chồng đều là thương binh sức khỏe bị tổn thương nhiều nên không có con. Vì vậy mới nhận một bé gái 6 tháng tuổi bị bỏ rơi trước cổng trung tâm làm con nuôi dặt tên là bé Phước. Ai ngờ 2 năm sau lại cũng người mẹ bỏ rơi con đó biết được con mình ai nuôi nên tìm đến đem theo một… bé trai mới sinh được 15 ngày xin 2 vợ chồng thương binh… nuôi tiếp giùm! Gọi là để cho chúng nó… có chị có em! Từ chối mãi không được (thậm chí bà mẹ ruột còn tính để con đó rồi… bỏ chạy!) đành phải miễn cưỡng mà nhận, đặt tên “Phước” nối tiếp tên “Hạnh” của chị. Thế là chồng ngồi xe lăn, vợ còm cõi chạy chợ vất vả kiếm thêm đồng ra đồng vào nuôi 2 đứa con người dưng nước lã cùng sống chung trong trung tâm. Nay thì 2 con đều đã vào đại học, thành người đàng hoàng. Đó là “hạnh phước” lớn nhất đền bù cho bố mẹ nuôi bất đắc dĩ.
672 - Hoàng Văn Uyên
THEO NGƯỜI YÊU ĐẾN CÙNG
Thương binh sinh tại miền Bắc. Sống ở Bắc Ninh (2007).
Bộ đội chiến đấu ở miền Nam, có người yêu là thanh niên xung phong tham gia mở đường Trường Sơn. Năm 1965 cô bị trúng bom mất cả 2 cánh tay trong trận bom hủy diệt hầu hết tiểu đội nữ, được đưa về Trung tâm An dưỡng thương binh nặng Thuận Thành ở Bắc Ninh. Không báo tin cho người yêu bộ đội ở miền Nam sợ mình sẽ trở thành gánh nặng cho người yêu. Nhưng có đồng đội vẫn báo tin, anh liền xin phép cấp tốc ra Bắc tìm lên tận trung tâm tìm người yêu và kiên quyết tổ chức lễ kết hôn ngay tại đây. Xong đám cưới lại vội vàng lên đường quay về Nam ra mặt trận. Cùng lúc người vợ cũng kịp mang thai đứa con đầu lòng. Chiến tranh kết thúc, người chồng cũng trở thành thương binh tai bị điếc nên khi ra quân đã xin về làm tại Trung tâm Thuận Thành để tiện việc chăm sóc vợ con. Từ đó dù sức khỏe suy giảm nhiều nhưng vẫn vừa làm việc tại trung tâm vừa tự tay săn sóc vợ như chăm con mọn, làm mọi việc giúp vợ từ chải tóc, tắm rửa đến bón cơm. Còn lo nuôi 2 con trai nay đều đã thành tài tốt nghiệp đại học. Bao vất vả cuộc sống gian nan đời vợ chồng thương binh 100% như thế vẫn qua được, còn tự an ủi: “Tôi là người hạnh phúc vì còn có một mái ấm gia đình. Nhiều bạn bè của tôi đã không thể trở về nữa…”
673 - Nguyễn Trọng Đạt
THƯƠNG PHẾ BINH “NGƯỜI CHẾT 2 LẦN”
Sĩ quan chế độ cũ sống ở Buôn Ma Thuột (2010).
Năm 1972 là đại úy nhảy dù tham gia trận đánh An Lộc (Bình Phước) trong mùa hè đỏ lửa 1972 bị thương thủng đùi và gãy xương quai xanh nên được giải ngũ. Nhưng sau 75 vẫn bị bắt đi cải tạo 8 tháng 23 ngày. Trở về kiếm đất trồng cà phê cầm cự sống qua ngày. Nào ngờ năm 1988 khi đang đào hố trồng cây cà phê thì trúng nguyên một trái M79 nổ tung làm cụt luôn cả 2 tay!
674 - Nguyễn Văn Thu
NGƯỜI HIẾN XÁC
Cán bộ về hưu sinh 1918. Sống ở TPHCM (2011).
Đã hơn 90 tuổi vẫn sẵn sàng cho đi tất cả – làm từ thiện -- từ tiền bạc gia sản, đất đai đến cả cái thân xác mình sau khi v? v?i cát b?i! Vì nguy?n v?ng: “Th?i ho?t ??ng cách m?ng tơi ???c nhi?u ng??i c?u mang, ?ùm bọc. Giờ tôi có khả năng chẳng lẽ không giúp ít nhiều cho người nghèo, người khốn khổ?” Vì vậy dành dụm từng đồng tiền hưu để giúp đỡ người nghèo, bất hạnh, người khiếm thị: “Người khiếm thị còn biết nghĩ đến giúp đỡ bạn đồng cảnh ngộ, người sáng mắt như tôi lẽ nào dửng dưng?”. Tiền hưu hàng tháng chỉ xài chừng 500.000 đồng, ăn uống đạm bạc, dùng toàn đồ cũ loại đồng nát kể cả chiếc xe đạp lọc cọc: “Tôi còn khỏe ăn uống sao chẳng được. Trong khi đó nhiều người chẳng có cơm ăn, không có canh mà húp…” Còn cho vợ chồng con cái ngườøi nghèo từ Bến Tre lên thành phố kiếm sống cắm lều ở trên mảnh đất của mình không hề lấy đồng nào. Năm 2003 viết thư cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TPHCM để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản sau khi mất cho hội dùng cho công tác giúp người nghèo mổ mắt. Nhưng sau đó nghĩ lại bèn quyết định đem bán hết gia sản gom được 500 triệu đồng năm 2005 đưa luôn cho hội: “Nếu để đến khi mình xuôi tay nhắm mắt biết bao giờ, như vậy người mù nghèo phải cam chịu cảnh sống mù lòa lâu quá. Chi bằng làm từ thiện được lúc nào thì nên làm ngay.” Thậm chí còn căn dặn người thân khi mình mất đi hãy lấy tiền Nhà nước cấp cho làm đám tang (dành cho cán bộ lão thành) tiếp tục góp quỹ từ thiện bởi mình đã làm đơn hiến xác cho trường Y rồi đâu cần làm lễ tang tốn tiền vô ích!
675 - Tiêu Dao Bảo Cự
TỪ “BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN” ĐẾN TRỞ VỀ TÂM LINH
Nhà văn tên thật Nguyễn Phước Bảo Cự sinh 1945 tại Huế. Sống ở Đà Lạt (2011).
Trước 75 dạy học ở Buôn Ma Thuột rồi Bảo Lộc song song với hoạt động chống Mỹ – Thiệu trong phong trào sinh viên trí thức ở Tây nguyên, viết văn làm thơ theo hướng này. Năm 1974 được kết nạp Đảng. Sau 75 được phân công làm ở Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc Bảo Lộc và Lâm Đồng. Rồi chuyển về Hội Văn học nghệ thuật Lâm Đồng, làm Phó Tổng biên tập tạp chí văn nghệ Langbian của hội. Năm 1988 tích cực ủng hộ nhà văn Bùi Minh Quốc - chủ tịch hội lúc đó – theo ông cùng mở cuộc “trường chinh” đi khắp nước vận động giới văn nghệ sĩ toàn quốc lấy chữ ký kêu gọi chế độ cộng sản hiện hành mở rộng tự do dân chủ. Kết quả cả 2 bị cách chức, khai trừ Đảng, đóng cửa luôn Langbian! Bản thân bị truy bức, tra hỏi, quản chế tại gia 2 năm. Đành tìm quên bằng nghề… làm vườn chăm sóc mảnh vườn “Động hoa vàng” của mình. Song song đó rút vào hoạt động viết lách thầm lặng, viết nhiều bài bình luận, kiến nghị chính trị gửi đăng trên các diễn đàn hải ngoại tiếp tục tranh đấu đòi quyền tự do dân chủ cho VN. Đặc biệt phản đối mạnh mẽ việc bắt giữ cầm tù một số bạn bè cùng chí hướng “trí thức bất đồng chính kiến” tại Lâm Đồng. Tuy nhiên càng về sau, quan điểm lập trường phản kháng có vẻ “mềm” hơn để đi đến những suy nghiệm ôn hòa rút ra từ thực tiễn xã hội: “Dù sao đi nữa, tôi vẫn giữ vững lập trường hòa giải, hòa hợp dân tộc theo quan niệm riêng của mình vì nếu nó chưa có hiệu quả tức thời thì ít ra cũng không gây thêm thương tổn…” Từ đó có cái nhìn chung cục mở rộng ra cả đất nước, dân tộc: “Hoàn cảnh đất nước có vô số câu hỏi được đặt ra cần có câu trả lời và hành động thiết thực. Thực tế cho thấy đã có những câu trả lời và hành động rất khác nhau. Điều quan trọng là cần có một nền tảng chung. Ngoài những giá trị phổ quát như tự do dân chủ, nhân quyền, phồn vinh, công bằng xã hội, không thể thiếu tình yêu và lòng bao dung, nhân ái. Việt Nam với một lịch sử đầy chia rẽ, hận thù, bất công, tàn phá, một hiện tại còn nặng về di sản quá khứ và chồng chất thiên tai nhân họa nếu thiếu những điều đó e rằng những mùa xuân tới sẽ không có được như mong mỏi của mọi người…” Bản thân cũng tìm về đời sống nội tâm nhiều hơn – từ bài học lắng lòng mình trở về với thiên nhiên, cây cỏ hoa lá Đà Lạt -- : “Bài học tâm linh không hề xa vời mà chính là một thái độ sống hàng ngày góp phần giải quyết những nan đề của cuộc sống… Cái đẹp và niềm say mê cái đẹp đã cứu tôi ra khỏi cảnh khốn cùng, cả về vật chất cũng như tâm linh.” Đến năm 1998 lệnh quản thúc được tạm dỡ bỏ. Năm 2009 cả 2 vợ chồng còn đi Mỹ chơi 6 tháng theo lời mời của bạn bè.
676 - Trần Mai Hạnh
NGƯỜI “PHƯỚC LỚN”
Thường dân sinh tại miền Bắc. Sống ở Hà Nội (2011).
Nhà báo Thông tấn xã VN trong chiến tranh chống Mỹ từng được cử vào lăn lộn một thời gian trên chiến trường Quảng – Đà. Sau 75 đường hoạn lộ ngày càng lên cao ở thông tấn xã. Bất ngờ khoảng năm 1987 gặp một tai nạn giao thông khủng khiếp vậy mà vẫn sống sót như một phép lạ: Tự mình lái xe máy chở một đồng nghiệp vừa thăng chức Trưởng Chi nhánh TTX tại TPHCM chạy ngược đường chui tọt xuống dưới gầm xe tải! Người đồng nghiệp bất hạnh ngồi sau chết ngay tại chỗ, còn mình lại thoát chết kỳ diệu, chỉ bị thương tích nặng mù một mắt gãy tay gãy chân. Người được xem là quá may mắn hưởng phúc trời quá lớn sau đó tiếp tục lên như diều vào Trung ương Đảng, làm giám đốc Đài Phát thanh Tiếng nói VN, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo VN kèm Tổng biên tập tuần báo Nhà báo và Công luận của hội. Đùng một cái năm 2003 bị đưa ra tòa xử tội nhận hối lộ để chạy án cho tên trùm xã hội đen Năm Cam ở TPHCM! Lãnh án tù rồi sau đó được chiếu cố giảm án thả trước thời hạn vào khoảng năm 2008. Là “phúc trung hữu họa” hay “phước bất trùng lai”?
677 - Trần Thị Hải Lý
NỮ TƯỚNG CHỐNG LÂM TẶC
Cán bộ kiểm lâm sinh 1955 tại Quảng Bình. Sống ở Quảng Bình (2007).
Năm 1972 mới 17 tuổi đã tình nguyện đi bộ đội vào Đoàn 559 chiến đấu trên dãy Trường Sơn. Sau 75 làm công ty lương thực huyện an nhàn nhưng vì tình cảm gắn bó nhiều năm với rừng già Trường Sơn nên năm 1996 xin chuyển công tác qua hạt kiểm lâm huyện Triệu Phong. Một phần nữa cũng vì chồng làm ngành này. Bắt đầu từ đó dù phận nữ nhi nhưng phải liên tục đương đầu với nạn lâm tặc hung hãn liều mạng. Với tinh thần bộ đội một thời không hề nao núng nhường bước trước bọn cướùp gỗ mà luôn luôn kiên trì đối đầøu chặn bắt chúng quyết liệt. Đặc biệt nổi tiếng là “Nữ tướng xe Win” vì thường táo bạo phóng xe máy rượt đuổi chúng tận rừng sâu! Dù đối diện hiểm nguy thường trực song bản thân may mắn vẫn bình yên. Nhưng bù lại phải trả một cái giá quá đắt: Con trai đầu theo nghiệp cha mẹ năm 2005 mới 24 tuổi đã bị lâm tặcï phục kích giết chết vứt xác trong rừng sâu.
678 - Trần Thị Hiền
“HIỀN 58”
Thương binh sinh 1952 tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở Huế (2007).
Biệt danh “58” là nói về 58… mảnh đạn hiện còn nằm trong cơ thể người nữ thương binh này! Từ năm 15 tuổi đã vào bộ đội làm y tá và hậu cần gùi gạo. Năm 1972 và 1973 hai lần lọt vào ổ phục kích bị trọng thương vô số vết thương trong toàn cơ thể. Lần sau đồng đội tưởng đã chết suýt đem đi chôn! Đến khi kịp phát hiện thấy còn thở mới chuyển về Hà Nội cứu chữa nhưng bác sĩ không dám gắp ra 58 mảnh đạn còn nằm trong người toàn ở những chỗ nhược – trên mặt, trong đầu, ngực…. - do sợ nguy hiểm đến tính mạng, nhất là thời đó phương tiện y khoa còn nghèo nàn. Rồi được chuyển lên Vĩnh Phú an dưỡng. Sau 75 quay về quê nhà TT – Huế với chuẩn thương binh nặng 4/4. Lập gia đình với một đồng đội cũ. Cả 2 vợ chồng cùng làm việc ở hợp tác xã nhưng do con đông (6 con) nên gặp cảnh túng quẫn mắc nợ thóc của hợp tác xã trị giá lúc đó 1 chỉ vàng không trả được. Không mặt mũi nào ở lại hợp tác xã nên 2 vợ chồng bèn đưa con cái bỏ lên rừng tự lực cánh sinh, chủ yếu là đốn củi đem xuống núi bán lấy tiền đắp đổi qua ngày dù bản thân mất xương bánh chè đi đứng khó khăn. Chấp nhận sống cảnh “người rừng” bốn bề chim kêu vượn hú quanh năm lại thêm 58 mảnh đạn “nằm vùng” trong châu thân thường xuyên nổi lên gây bệnh nhức buốt cả người quằn quại mà chồng con không có cách nào đưa xuống núi về trạm y tế để cứu chữa. Dù vậy vẫn cắn răng chịu đựng đến năm 1991 dành dụm được 1 chỉ vàng đủ trả nợ, cả nhà mới dắt díu nhau từ giã rừng núi về làng quê trở lại với cuộc sống văn minh. Đời sống dần dần tạm ổn tuy các con đều chẳng đứa nào được học hành tử tế đành phải đi làm thuê làm mướn mà sống. Nhưng càng lớn tuổi thì 58 “di tích chiến tranh” trong toàn thân càng nổi lên quậy dữ – đặc biệt 2 mảnh đạn nằm ở màng tim và 2 mảnh khác trong màng phổi – khiến nhiều khi đau xé người tới mức như lên cơn động kinh hoảng loạn. Lên xe đi cấp cứu là chuyện thường ngày ở huyện: ““Tôi sống đây cũng như chết rồi”! Nhưng đành phải sống cảnh “như chết” đó vì chẳng còn cách nào có thể cùng lúc lấy ra hết 58 mảnh đạn kia – hay một phần thôi – do rất mất công, chi phí cao mà chưa chắc làm được bao nhiêu vì thời gian đã quá lâu tới mức có mảnh đạn còn lồi ra cả ngoài da.
679 - Trần Thị Hoan
ĐẾN MỸ ĐI TRÊN 2 ĐÙI CHÂN
Sinh viên sinh 1987 tại Bình Thuận. Sống ở TPHCM (2011).
Vừa ra đời đã bị di chứng CĐDC khiến cả 2 chân và cánh tay trái cụt quá nửa, chân cụt trên đầu gối. Vì vậy phải ngồi xe lăn hoặc nếu tự đi thì bước từng bước lủn củn trên phần thịt đùi còn lại. Đã vậy gia đình còn phải đi kinh tế mới trên huyện Đức Linh xa xôi nên không được đến trường. Một thời gian dài mới có ân nhân biết được tìm cách đưa về nuôi dưỡng ở làng Hòa Bình của bệnh viện Từ Dũ – TPHCM dành cho trẻ em nạn nhân CĐDC. Được giúp theo đuổi việc học, vào ĐH Ngoại ngữ – Tin học TPHCM. Từ đó năm 2010 được cử làm đại diện thế hệ thứ hai chịu tác động CĐDC qua Mỹ tham dự phiên điều trần về vấn đề tác hại của CĐDC trước quốc hội: “Tôi đã nói với họ rằng như tôi thế này vẫn còn may mắn lắm hơn nhiều bạn đồng cảnh ngộ. May mắn là tôi vẫn còn tinh thần minh mẫn nhưng có rất nhiều người không được như thế…”ä
680 - Trần Thị Huôi
HƠN 1.300 NGÀY ĐÊM SỐNG CÔNG VIÊN KHIẾU NẠI LÊN TRUNG ƯƠNG
Cán bộ về hưu sinh 1944 tại Sóc Trăng. Sống ở Sóc Trăng (2007).
Từ năm 14 tuổi đã theo cộâng sản đánh Mỹ, còn trẻ đã làm bí thư huyện. Chồng hy sinh trong chiến đấu để lại một con gái mới mấy tháng tuổi. Sau 75 làm thị ủy viên rồi Chủ tịch Hội Nông dân. Cả mẹ ruột lẫn mẹ chồng đều được phong Bà mẹ VN Anh hùng. Sau khi về hưu thương binh 4/4, mua một mảnh đất nhỏ dựng nhà trong đó có xây một chuồng heo nuôi heo cải thiện đời sống. Đùng một cái năm 1996 có người hàng xóm làm đơn kiện đòi lại mảnh đấùt làm chuồng heo nói trước kia là của mình. Chính quyền xem xét mới thấy đó nguyên là đất công – chỉ rộng 16,32m2 - nên ra lệnh thu hồi rồi đưa nhân viên công quyền đến phạt tiền đồng thời… đập luôn chuồng heo! Nhưng sau đó cứ để nguyên mảnh đất như vậy bởi nó bé tí tẹo đâu có làm được gì. Bản thân làm đơn khiếu nại lên thị xã lẫn tỉnh đều bị bác đơn. Gửi đơn lên Trung ương cử đoàn về kiểm tra cũng không qua được địa phương nêu đủ lý do biện minh việc làm quá đáng kể trên. Không nản lòng, đầu năm 2001 một thân một mình khăn gói ra tới Hà Nội bắt đầu cuộc chiến đấu đơn thương độc mã sống lây lất ở thủ đô hơn 3 năm trời để khiếu kiện lên vô số cấp thẩm quyền Trung ương. Không bà con quen biết gì ở đây nên đã chọn công viên Lý Tự Trọng hoặc bờ Hồ Tây làm nơi cư ngụ kiểu bụi đời, tự nấu ăn tại chỗ. Ngày đi khắp nơi nộp đơn kêu cứu (cả chừng 1.000 đơn), tối về căng lều nằm ngủ tạm kể cả trời mùa đông giá buốt (sáng phải giấu đồ sợ công an tịch thu!). Gặp khi con gái ở quê không gửi tiền ra kịp thì đi làm thuê làm mướn vạ vật (rửa chén nhà hàng, phụ bán cá ở chợ…) hoặc xin cơm thừa canh cặn ăn đỡ qua ngày. Tết cũng không có tiền về quê đành “ăn Tết” công viên. Cuối cùng cũng có kết quả: Năm 2003 Phó Tổng Thanh tra Chính phủ họp với tỉnh Sóc Trăng kết luận tỉnh đối xử như vậy là “không thích hợp”, nay tỉnh phải đền bù cho “nguyên đơn” một mảnh đất khác và hỗ trợ cuộc sống cho đương sự. Nhờ đó tháng 10.2004 mới chia tay Hà Nội trở về quê nhà, được cấp miếng đất khác và lãnh “bồi thường” thêm 100 triệu đồng. Nhưng bù lại, bản thân bị Thị ủy… xóa tên khỏi Đảng, lấy lý do bỏ sinh hoạt Đảng và không đóng Đảng phí… 5 tháng (con chậm nộp thay cho mẹ kẹt ở Hà Nội)! Thế là lại tiếp tục khiếu nại lên cấp ủy đòi lại Đảng tịch. Tỉnh không giải quyết nên lại gửi đơn ra Trung ương “kêu” tiếp. Đếùn năm 2006 Trung ương đã yêu cầu tỉnh kiểm tra sự việc song chưa thấy hồi âm. Chưa biết cuộc “trường chinh” khiếu nại Đảng lần này có tiếp tục “hiệp 2” hay không với người đàn bà luôn “tin sự hy sinh của gia đình tôi trong chiến tranh không uổng phí”.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét