Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

CAO HUY KHANH - VN HỒ SƠ HẬU CHIẾN 1975-2011(KÌ 65)


NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ


Kỷ niệm 10 năm ngày mất

651 - Trịnh Công Sơn

NGHI ÁN VƯỢT BIÊN… TRONG NƯỚC Nhạc sĩ sinh 1939 tại Buôn Ma Thuột – Mất 1.4.2001 ở TPHCM (63 tuổi).

Ngày 30.4.75 đang ở Sài Gòn nhưng ngay sau đó đã hăng hái tình nguyện lên đường quay về Huế quê nhà tuổi thơ và tuổi trẻ để góp sức xây dựng lại quê hương điêu tàn sau chiến tranh như trong một ca khúc của mình. Thật oái oăm mà khắc nghiệt là nếu cứ ở lại Sài Gòn thì đã không phải trải qua một đoạn đời cay đắng khổ sở sau này ngay trên quê Huế thân thương (sinh Đắc Lắc song từ nhỏ đã theo cha mẹ gốc Huế quay về sống ở Huế). Bởi đâu ngờ cách mạng chiến thắng Huế lúc ấy mang nặng ảnh hưởng Mao-ít đã đưa một số văn nghệ sĩ có hoạt động xem như “cộng tác” với chế độ cũ, chỉ có lập trường kêu gọi hòa bình chung chung chứ không chịu móc nối hoạt động nội thành hoặc thoát ly vào mật khu – như mình và Đinh Cường, Ngụy Ngữ - ra kiểm điểm công khai! Rồi đưa đi thâm nhập lao động thực tế với yêu cầu sáng tác phục vụ chế độ mới… Trước bao nhiêu o ép đó, cuối cùng phải chọn biện pháp ra đi rời khỏi quê hương mà mình từng ấp ủ nguyện vọng trở về đóng góp. Đây là một nghi vấn lịch sử chưa có lời giải chính thức công khai. Nó nằm trong bối cảnh sau ngày 30.4.1975 từ Sài Gòn họ Trịnh tình nguyện trở về Huế “góp phần xây dựng lại quê hương” như phong trào thời đó kêu gọi. Nhưng giấc mơ đó đã sớm tan vỡ trước một thực tế nghiệt ngã của buổi sơ khai thời Hậu chiến có hòa bình rồi nhưng chưa có hòa hợp với biết bao hận thù, thành kiến nghi kỵ còn đó. Nhất là đối với những nhân thân “chưa xác minh”, những nhân vật có quan điểm lập trường “mơ hồ” như Trịnh qua những thông điệp Ca khúc da vàng “nội chiến từng ngày”, “Hát cho người nằm xuống”… bị lên án mà mãi đến nay vẫn chưa được giải tỏa. Ngay cả các lực lượng cách mạng cũng có sự phân biệt quyền lực với nhau theo chủ trương quản lý thời này “Nhất trụ, nhì khu, tam tù, tứ kết” tức là ưu tiên lãnh đạo cho thành phần cán bộ địa phương bám trụ chiến đấu, sau đó mới đến ở mật khu về, ở tù về rồi mới đến dân tập kết vào. Huống gì là dân văn nghệ nửa nạc nửa mỡ không chống mà cũng không theo Cộng như Trịnh! Mặt khác cần chú ý tình hình chính trị Huế thời đó nằm trong “liên bang” Bình Trị Thiên có vị trí chiến lược khép cửa miền Bắc dưới chân đèo Hải Vân tách biệt miền nam từ Đà Nẵng trở vào với đôi bên hai chính sách quản lý khác nhau: Aùp dụng chế độ nội bất xuất ngoại bất nhập ngặt nghèo đi đâu cũng phải được cấp phép; vẫn còn dùng 2 loại tiền nên về đây phải đổi tiền Bắc mới xài được…. Từ đó Huế vốn là kinh đô phong kiến kẻ thù cộng sản dưới quyền Bí thư Bùi San và Giám đốc sở Trần Hoàn phụ trách văn hóa thông tin trở thành gần như một “đặc khu” độc lập khép kín thí điểm công xã, thành trì Mao-ít cực tả, cộng sản hơn cả miền Bắc! Từ đó mới có câu ca dao truyền miệng để đời “Bùi San cùng với Trần Hoàn, Cả hai xúm lại phá đàn Nam Giao”! Tội nghiệp họ Trịnh người trói gà không chặt, hiền lành “mô Phật”, hoàn toàn ngây thơ chính trị bị rơi vào cảnh “botay.com” như thế. Quá bế tắc, năm 1979 nhân một chuyến công tác vặt vào TPHCM – nơi đã có sẵn nhà từ trước - mới quyết định bỏ Huế “trốn” vào ở luôn tại TPHCM tìm sự che chở của những người thông cảm mình (giới văn nghệ sĩ chế độ mới như Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Duy cùng bí thư lúc đó là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) nơi một thành phố có tư tưởng cởi mở thoáng hơn. Thế là từ đó hẳn đã bị cấp lãnh đạo Huế xem như một kẻ “phản bội”, đào ngũ, chạy trốn, thậm chí có thể là… phạm pháp nữa kia! Nên nhớ lúc đó như thế là đã bỏ… hộ khẩu mà đi không xin phép tất không được chuyển hộ khẩu phải tạm trú bất hợp pháp ở nơi khác. Có lẽ đấy là nguyên nhân sâu xa đưa đến thái độ lạnh lùng, “dị ứng” của Huế đối với Trịnh – và nhạc Trịnh - kéo dài cho đến hàng chục năm sau. Huế chưa bao giờ tổ chức một lễ tưởng niệm đàng hoàng xứng đáng cho Trịnh, chưa hề có một Nhà Lưu niệm dành cho anh, đi khắp nơi cũng chẳng tìm thấy đâu một dấu vết nào của anh được trân trọng hay gìn giữ nghiêm túc. Trong lúc đó dù sinh thời Trịnh có nói ca khúc của mình không hề đưa vào một từ “Huế” nào hết nhưng ai từng ở Huế biết Huế đều thấy toàn bộ không khí, âm hưởng, khung cảnh, con người trong đó đều rặt chất Huế. Từ mưa, cây cối, hoa lá, vườn hoa, dòng sông Hương, thiếu nữ “dời gót hài”, tóc bay vờn trong gió công viên, “chiều một mình qua phố” trên vỉa hè Trần Hưng Đạo, “nhìn những mùa thu đi” dưới vòm cây trường Đồng Khánh, “chiều đi lên đồi cao hát trên những xác người” ở Bãi Dâu… Có thể dùng nhạc Trịnh để qua đó vẽ nên một toàn cảnh Huế thời đó, qua đó lần mò đi truy tìm những dấu tích Huế xưa biến nó thành một cuốn “Tổng phổ Dư địa chí Huế”. Chẳng những thế, người con này còn vang danh bốn biển, đã làm rạng danh xứ Huế khắp nước, là một tâm điểm để khách du lịch tìm đến. Thế mà Huế đã từ bỏ một di sản đẹp như vậy cho một nơi xa lạ như Bình Quới (TPHCM) làm hết (mà lại làm quá tốt!) dù Festival Huế 2006 lại dùng khúc nhạc dạo đầu buổi khai mạc là bài… “Diễm xưa”! Nhưng Festival Huế lần đầu tiên trước khi mất, chẳng ai thèm gửi một tấm thiệp mời đến. Đến lúc qua đời mộ phần mình (và mẹ) cũng không được gửi về quê nhà như cố nhạc sĩ Châu Kỳ sau này được thỏa tâm nguyện từ TPHCM đưa về yên nghỉ trên đồi thông Nam Giao. Khác hẳn vài nghệ sĩ Việt kiều sau này làm sao gắn bó với Huế bằng được, không để lại dấu ấn đậm đà về Huế lại được ưu ái quá mức (cấp cho cả biệt thự, cho cả người không phải dân Huế gốc)! Tuy nhiên sự đố kỵ, ghét bỏ, ruồng rẩy nếu có thì chỉ là của một số quan chức “chính trị” nào đó nặng quan điểm bảo thủ giáo điều ấu trỉ (trong đó không thể không nhắc đến vai trò của Giám đốc Sở VHTT lúc ấy cũng là một nhạc sĩ Huế đàn anh nổi tiếng – cố nhạc sĩ Trần Hoàn) chứ đâu phải toàn dân Huế? Cần nhắc đến giai thoại sau khi Trần Hoàn ra Bắc, năm 1986 Trịnh mới “dám” quay về lại, được mời lên sân khấu trình diễn thì lại chỉ xin hát độc một bài duy nhất “Em là hoa hồng nhỏ” gọi là “phi chính trị” rồi thôi làm mọi người ngỡ ngàng. Rõ ràng “sợ” Huế – Huế của cách mạng - quá rồi! Xét cho cùng việc bỏ Huế ra đi – sau khi đã trở về với đầy thiện chí - là nhằm đi tìm con đường “tự cứu” hợp lý thôi, “vượt biên” vào TPHCM chứ có phải… qua Mỹ đâu (sau này có dịp đi Mỹ thăm Khánh Ly rồi cũng về đấy thôi)? “Đất lành chim đậu” – ngay trong lãnh thổ một quốc gia tự hào là đã thống nhất kia mà - là quy luật thế thôi. Mặt khác, nên nhớ nhờ được “giải phóng” một lần nữa ở TPHCM mới nở rộ thêm giai đọan sáng tác thứ ba Ca khúc Hòa bình - sau giai đoạn thứ nhất Tình khúc Tuổi trẻ và giai đoạn thứ hai Ca khúc Phản chiến. Lẽ ra Huế thời đó và cả bây giờ phải tự vấn rằng mình đã làm gì để bị chảy máu chất xám tới mức đó mới đúng. Thật buồn cười nếu ngày đó không vì tình yêu Huế mà Trịnh hăm hở vội vã quay về mong làm việc “dựng lại người, dựng lại nhà” để vẫn “cố thủ” ở Sài Gòn thì hẳn sự tình đã khác (trường hợp tình nguyện trở về “dại dột” như vậy cũng đã xảy ra cho nhiều đứa con quê hương khác nữa). Biết đâu lại được Huế tôn vinh lâu rồi! Tại sao Huế cứ để kéo dài tình trạng cố tình bỏ quên mà không chịu tiếp nhận đứa con lưu lạc trở về để cùng làm giàu thêm gia tài của mẹ, gia sản của quê hương? Không phải chỉ kêu gọi hãy “ôm Huế vào lòng” mà chính Huế cần mở rộng vòng tay ôm con cái vào lòng, bây giờ cả những đứa con bỏ nước ra đi cũng được chào đón gọi về kia mà. Điều này mãi đến năm 2011 Huế mới chịu làm, bước đi bước đầu tiên đặt tên Trịnh cho một con đường nhỏ, cụt (600m) mới mở từ cầu Gia Hội men theo một nhánh sông Hương đâm xuống bến đò Cồn (nhìn qua sau lưng cồn Hến) mà lúc chưa đặt tên đã được mệnh danh là “con đường bia bọt” Huế! Dù sao thì cũng có còn hơn không nhưng chưa đủ.

652-Jimmy Phạm
NGƯỜI ANH CỦA TRẺ EM ĐƯỜNG PHỐ
Nhà hoạt động xã hội Việt kiều Uc sinh 1970 tại Sài Gòn. Sống ở TPHCM ( 2011).
Năm 1978 lúc mới 8 tuổi theo gia đình vượt biên qua Uc. Lớn lên vào nghề du lịch nên năm 1996 được một công ty Uc cử về lại VN làm đại diện điều hành du lịch. Trong thời gian làm việc tại TPHCM mới gặp gỡ rồi dần dà quan tâm đến số phận của trẻ em đường phố lang thang cơ nhỡ rất dễ rơi vào cạm bẫy tệ nạn, từ đó quyết tâm làm một cái gì đó để giúp đỡ các em. Thế là nghỉ việc, bỏ nghề du lịch rồi vay gia đình một món tiền lớn để mở một cửa hàng làm bánh, bán bánh tại TPHCM qua đó thu nhận các em lang thang bụi đời vào nuôi dưỡng, dạy nghề. Ban đầu tập trung vào nghề làm bánh, sau đó từ từ mở rộng ra nghề phục vụ nhà hàng, khách sạn. Từ một cửa hàng phát triển thành một trung tâm dạy nghề mang tên KOTO (“Know one, Teach one” nghĩa là một người học nghề dạy lại cho một người khác) mở nhiều khóa học miễn phí – cả dạy nghề lẫn dạy văn hóa và tiếng Anh - cho các em từ TPHCM ra đến Hà Nội. Đến nay bằng cách đó đã đào tạo cho hơn 300 em có nghề làm dịch vụ khách sạn (có em được tín nhiệm đưa qua làm khách sạn cả ở Macau, Dubai) tự nuôi sống bản thân trở thành người lương thiện trong xã hội. Xem như đó là phần thưởng lớn cho mình: “Các em được đào tạo quay lại trả ơn tôi bằng cách làm việc tốt hơn, làm gương cho những đứa trẻ khác mới vào nghề.” Đầu năm 2011 đã được tổ chức Diễn đàn Kinh tế thế giới trao tặng giải thưởng Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu: “Tôi từng được tặng nhiều giải thưởng nhưng với tư cách người Uc, lần này với tư cách người VN tôi thấy vinh dự hơn gấp bội.”

653 - Nguyễn Hữu Đính
BỐN LẦN THOÁT CHẾT
Việt kiều Canada sinh 1937 tại Nam Định. Sống ở Canada (2005).
Năm 1954 theo gia đình di cư vào Nam. Lớn lên học ĐH Luật ra trường về làm tòa án ở Bến Tre. Rồi bị gọi nhập ngũ vào trường bộ binh Thủ Đức, tốt nghiệp chuyển về làm hành chánh ở Trung tâm Huấn luyện cán bộ Vũng Tàu. Gặp và lấy vợ tại đây năm 1972, vợ lai Pháp cũng quê Nam Định làm giáo viên. Trước biến cố 30.4.75 đã chuẩn bị vé máy bay cho cả gia đình (đã có một con và vợ đang mang thai con thứ hai) đi Pháp nhưng giờ chót vợï bị kẹt ở Vũng Tàu không về kịp, không nỡ bỏ đi một mình nên đành bỏ vé không đi. Nhưng chấp nhận ở lại trong tình hình tinh thần cực kỳ khủng hoảng lo sợ bị cộng sản “xử”, vì thế có ý định tự tử bằng cách xin bạn bè thuốc ngủ thủ sẵn. Viết sẵn một lá thư trăng trối để lại cho vợ con trước khi định tự tử nhưng cuối cùng kịp nghĩ lại không muốn làm vợ con đau khổ lại phải một mình gánh vác trách nhiệm gia đình nên thôi. Sau đó đi cải tạo qua 4 nơi TPHCM, Đồng Nai, Bình Thuận và cả Phú Quốc. Trong thời gian nằm tù Phú Quốc lại sinh chán đời tuyệt vọng muốn tự tử lần thứ hai. Chuẩn bị sẵn một sợi dây dù chờ nửa đêm lén đi ra ngoài định treo cổ thì gặp cán bộ đi tuần nên đành tháo lui rồi bỏ luôn ý định chết chóc thấy cũng vô ích thôi. Đi cải tạo chỉ 3 năm thì được cho về do bản thân chỉ là sĩ quan hành chánh cấp thấp. Về còn kịp nhìn mặt bố qua đời, còn một người anh thì mất trong trại cải tạo. Bắt đầu tính chuyện vượt biên song 5 lần đi đều không thành, mất cả khối tiền và vàng dành dụm từ trước. Trong số này có 2 lần thoát chết thật ly kỳ mà may mắn. Lần đầu đi từ Vũng Tàu trong lúc ngồi trốn chờ tàu thì 2 đứa con còn nhỏ không biết gì cứ khóc rồi cười ré lên khiến chủ tàu sợ bị công an phát hiện mới đuổi cả nhà về không cho đi theo nữa (nhưng không trả lại vàng đã nộp trước). Ai ngờ sau đó tàu ra khơi chở quá tải (khoảng 70 người) gặp sóng lớn lật úp làm chết gần hết trong đó có cả em trai vợ. Lần thứ hai đi theo chuyến do bạn của bà chị họ tổ chức, tuy nhiên trước khi lên tàu chủ tàu còn đòi nộp thêm vàng mà mình không còn gì cả nên bực mình cự lại rồi bỏ về. Tàu vẫn lên đường và… mất tích luôn, 20 năm qua không thấy có ai báo về gì hết. Bà chị họ có chồng đi chuyến đó buồn khổ tới phát điên luôn! Vượt biên bất thành khiến gia sản, tiền bạc tiêu tan hết nên đầu năm 1980 phải đi đạp xích lô kiếm sống vất vả qua ngày. May sao vợ vốn con lai Pháp nên nộp đơn xin đi định cư Pháp được chấp thuận để năm 1983 cả nhà được phép lên đường. Đến Pháp làm công ty hóa chất. Qua năm 1993 xin di dân qua Canada đời sống dễ thở hơn. Từ khi ra đi đã 3 lần quay về quê hương thăm mẹ già (mất năm 2000

654 - Trần Nghi Hoàng
CHIẾN ĐẤU GIA” TRÊN MẠNG
Nhà thơ, nhà nghiên cứu Việt kiều Mỹ sinh 1949 tại Bến Tre. Sống ở Hội An (2011
Vượt biên đến Mỹ sau 75. Trở thành một cây bút trên mạng theo khuynh hướng tự do tư tưởng, phản đối cộng sản nhưng với một quan điểm “độc lập” riêng nhiều khi tỏ vẻ khác người, táo bạo, “chơi trội”. Rất đa năng viết đủ các thể loại thơ, văn, phê bình, chính luận, tiểu luận, nghiên cứu lịch sử, văn học sử, tạp bút, dịch thuật, kịch bản phim, tạp bút…. Lập website, lập tuần báo, lập nhà xuất bản hoạt động rùm beng, sẵn sàng tranh luận, bút chiến ồn ào. Tham gia viết nhiều báo, in nhiều tác phẩm hải ngoại. Thình lình khoảng năm 2007 sau hơn 30 năm lăn lóc trên đất Mỹ đã bất ngờ không kèn không trống rút về “ở ẩn” tại… Hội An tiếp tục “chiến đấu” trên mạng! 655 - Trần Thị Hường MẠNH HƠN BOM ĐẠN hay LIỆT SĨ SỐNG LẠI 29 Cán bộ về hưu sinh 1942 tại Bình Dương. Sống ở Bình Dương (2004). Tham gia đánh Mỹ từ những năm 1960, đã có lời thề nguyền với người yêu bộ đội cũng là bạn hàng xóm. Năm 1968 được tin người yêu tử trận mất xác trong một trận đánh ở Lái Thiêu, từ đó càng nung nấu chí căm hờn đánh Mỹ trả thù. Chiến đấu nổi tiếng “cô Hai Hường” phụ nữ mà làm đến chức trưởng công an huyện. Trong cuộc đời riêng vẫn sống độc thân thờ người yêu, có ai muốn hỏi cưới thì trả lời chờ người yêu “về báo mộng chấp nhận”! Sau khi hòa bình lập lại, năm 1976 bất ngờ người yêu Phạm Văn Liên tưởng đã chết ấy trở về từ miền Bắc nhưng trong một thân xác bệnh hoạn tàn tạ bị liệt nửa người do vết thương chiến tranh ở cột sống. Thì ra trong trận đánh kể trên anh bị một mảnh đạn pháo găm vào cột sống nhưng không chết mà được đồng đội cứu sống rồi đưa về miền Bắc chữa trị. Được chẩn đoán thương binh 1/4 mất sức 91%. Nhưng không dám liên lạc về báo cho người yêu biết vì thấy mình đã thành người tàn phế rồi, đến khi dứt chiến tranh được cho ra viện nên đành phải quay lại quê hương định tìm nơi nương náu với cha mẹ già. Tuy nhiên người yêu nữ công an thì vẫn một lòng một dạ thủy chung với mối tình đầu trăm năm khắc cốt ghi tâm nên mặc sự can gián của ngườøi khác vẫn tự nguyện đứng ra xin được “cưới chồng” kể cả biết rằng chồng bệnh như vậy rất khó có con. Người thương binh mặc cảm không dám nhận mối ân tình nên định nhờ người em đang đêm “trốn” người yêu ra bến xe về lại miền Bắc nhưng cuối cùng cũng đành chịu thua trướùc tấm lòng son sắt giữ anh lại “người ơi người ở đừng về”. Đám cưới được cử hành cảm động bắt đầu một quảng đời người vợ một mình lo hết mọi chuyện vừa tiếp tục làm nhiệm vụ công an vừa tranh thủ thì giờ rảnh nuôi heo, trồng cao su trồng điều tăng thu nhập nuôi chồng bệnh dai dẳng kéo dài. Dù bản thân mình cũng mắc bệnh tim cộng thêm chứng khó ngủ. May sao trời ngó lại, vậy mà cũng sinh được 2 con một trai một gái có nếp có tẻ như ai đem lại nụ cười hạnh phúc dẫu có hơi muộn màng cho hai phận người mới thoát khỏi khói lửa chiến tranh: “Bom đạn có thể giết chóc, đất có thể cằn cỗi nhưng niềm tin và tình yêu con người mạnh mẽ hơn tất cả. Nhờ nó mà chúng tôi mới có được ngày hôm nay

656 - Triều Uyên Phượng
NHÀ THƠ BÁN VÉ SỐ
Nhà thơ sinh khoảng 1944 tại Cần Thơ. Sống ở Bình Phước (2011).
Trước 75 làm sở Mỹ ở Cần Thơ đồng thời chuyên làm thơ tình lãng mạn bay bướm cho lứa tuổi học trò đúng như bút danh rất đẹp của mình dù thực tế ngoại hình trái ngược hẳn lại cận thị đến 16 độ. Sau 75 thất nghiệp tan vỡ tất cả mọi ảo tưởng phải lên TPHCM ngồi bán vé số lề đường. Đã vậy còn sống chung với một phụ nữ thuộc loại “mẹ mìn” ma chê quỷ hờn dữ dằn bậc nhất, làm được bao nhiêu tiền – hoặc bạn bè thương cảm giúp đỡ - đều bị “bóc lột” hết trần thân! Tuy nhiên nhà thơ “trên mây” buôn bán kiểu đó làm sao sống nổi nên cuối cùng cả hai dắt díu nhau về vùng xa vùng sâu ở tận Bình Phước tìm vào tá túc trong một nữ tu viện có người thân ở đó. Sống không ra sống, bản thân mắc bệnh già, vợ thì gần như mù luôn rồi. Chỉ còn cách lâu lâu về TPHCM nhờ anh em bạn bè cũ giúp đỡ tiền bạc được chút nào hay chút đó. Bất ngờ năm 2007 thấùy xuất hiện trở lại ở TPHCM chạy vạy xin làm thủ tục đi Mỹ theo diện bổ sung mới nhất (nhờ trước kia có làm sở Mỹ) song cái phao cuối cùng này cũng tuột khỏi tầm tay bởi nay gần như đã quên hết… tiếng Anh rồi!

657 - Trịnh Công Thu
CỔ ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ SỐ 1 ĐÀ NẴNG
Thương binh sinh1944 tại Quảng Nam. Sống ở Đà Nẵng (2009).
Từ năm 16 tuổi đã vào bộ đội làm lính đặc công. Đến Chiến dịch Hồ Chí Minh là đại úy đặc công tham gia đánh sân bay Biên Hòa thì bị bắn trúng cột sống phải trải qua 5 năm nằm viện từ TPHCM ra tới Hà Nội. Di chứng làm liệt hẳn chân trái, co rút 2 tay, người khòm xuống. Không chỉ thế, gia đình lại lâm vào cảnh bi thương khi con trai thứ hai do hậu quả CĐDC từ khi sinh ra đã mắc bệnh câm điếc, sau đó may mắn lấy được vợ thì sinh cháu gái đầu lòng được một tuần cũng qua đời do chứng không có cột sống. May mà mình còn có niềm an ủi nhỏ với đời: Niềm vui bóng đá do từ hồi còn là bộ đội đã rất mê đá banh từng là một chân sút cừ khôi. Nhưng nay liệt chân phải chống nạn lấy gì đá đây? May sao khi được đưa về chữa bệnh tại quân y viện ở Đà Nẵng vốn nằm gần sân Chi Lăng nên có cơ hội nhắc nhở tìm lại niềm vui xưa. Bèn tập tễnh chống nạng mỗi ngày ra trước cửa sân Chi Lăng nổi tiếng là “diễn đàn thường trựïc” về đội Đà Nẵng (xưa là đội Quảng Nam – Đà Nẵng) hóng chuyện bóng đá với mọi người. Từ đó dần dà trở thành là thành viên “không thể thiếu” của CLB Cổ động viên Đà Nẵng, là fan nhiệt tình quen thuộc của đội này lẫn người hâm mộ. Suốt 17 năm qua đã kiên trì chống nạng lên tàu lửa, xe đò đi theo ủng hộ đội trên từng cây số qua nhiều tỉnh thành dù có khi “lâm trận” đang xem nửa chừng đột ngột lên cơn đau thần kinh tọa khiến muốn gục xuống ngất luôn tại chỗ! Là một trong số ít người có vinh dự được “chạm” vào Cúp VĐQG hai lần Đà Nẵng đăng quang năm 1989 và 2009. Nay đã lớn tuổi yếu sức phải ngồi xe lăn nhưng là một chiếc xe lăn đặc biệt duy nhất cả nước toàn xe sơn màu da cam là màu áo đội Đà Nẵng với trước xe tấm bảng đề “Lê Huỳnh Đức Vô địch” (HLV đội Đà Nẵng) và sau xe một tấm bảng khác “Đà Nẵng Vô địch”. Với lời thề son sắt đúng tác phong một người lính năm nào: “Ngày nào tôi còn khoẻ là còn đi cổ động đội bóng, đến khi nào kiệt sức thì thôi.”

658 - Trịnh Hữu Phước
CHUYÊN GIA NASA SUÝT BỎ VƯỢT BIÊN
Nhà khoa học Việt kiều Mỹ sinh 1962 tại Bạc Liêu. Sống ở Mỹ (2011).
Năm 1979 lúc 16 tuổi học lớp 11 theo gia đình lên tàu vượt biên từ Cà Mau (lúc đó cùng Bạc Liêu đều thuộc tỉnh Minh Hải). Nhưng phút chót chỉ mình lên được tàu còn cả gia đình đều rớt lại, lo quá nên đang khi tàu đã rời bến mới có ý định nhảy xuống biển bơi lại vào bờ tìm về với cha mẹ anh em. Chủ tàu thấy vậy sợ nội vụ vỡ lở sẽ bị công an bắt cả tàu nên vội can ngăn hứa khi qua đến nước ngoài sẽ giúp bảo bọc cho. Tuy nhiên trên đường đi tàu bị hải tặc cướp sạch, chủ tàu trắng tay theo nên khi cập bến trại tị nạn trên đảo Galang của Indonesia thì mạnh ai nấy tìm cách kiếm sống mà tồn tại. Thế là phải vào rừng chặt cây mang về trại bán cho dân vượt biên làm củi làm giườøng, kiếm mối đi bán bánh mì trong trại qua ngày… May sao trong thời gian này gặp được một cô gái bạn học cũ cùng quê vượt biên trước qua đây hứa đến Mỹ có người thân sẽ giúp đỡ. Vì thế khi cô qua Mỹ trước đã nhờ một giáo sư Mỹ nhận anh bạn học làm con nuôi bảo lãnh qua theo. Từ đó lao vào học đêm học ngày, “học gấp 10 lần dân Mỹ” chuyên ngành công nghệ vũ trụ. Năm 1985 lấy bằng kỹ sư, năm 1987 bằng cao học và được NASA cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ tuyển dụng vào làm chuyêngia. Tiếp tục học lên lấy bằng tiến sĩ năm 2004. Năm 2010 trở thành chuyên gia cao cấp NASA làm trưởng nhóm nghiên cứu và chế tạo động cơ tên lửa đẩy thế hệ mới chuẩn bị đưa vào sử dụng trong dự án thám hiểm mặt trăng sắp tới. Là một trong số khoảng 7 nhà khoa học gốc Việt trong tổng số 7.500 người làm việc tại Trung tâm Alabama của NASA. Lấy vợ chính là cô bạn học ân nhân cũ sinh được 3 con gái (vợ cũng làm trung tâm NASA kể trên).

659 - Trịnh Kế Cổn
TRUY TÌM LÝ LỊCH HÀI CỐT LIỆT SĨ VÔ DANH
Công chức về hưu còn có tên Hoàng Mạnh Tùng sinh 1929 tại Hưng Yên. Sống ở TPHCM (2009).
Nguyên là bộ đội thời kháng Pháp sau chuyển qua làm việc ở Vụ Bảo tồn – Bảo tàng thuộc Bộ Văn hóa (cũ). Sau khi về hưu năm 1993 ở TPHCM, với kinh nghiệm chuyên ngành này đã lao vào cuộc đối chiếu hồ sơ, điều tra, nghiên cứu về lý lịch các bộ hài cốt liệt sĩ hy sinh tại nhà tù Phú Quốc, nơi từng giam giữ hơn 50.000 cán bộ cách mạng trong đó trên 4.000 người đã bỏ mình. Để tìm thêm thông tin truy cứu còn tìm về tận quê hương lịệt sĩ từ Nam ra Bắc để xác minh tư liệu. Từ đó đã giúp tỉnh Kiên Giang xác định được thông tin khá chi tiết (tên tuổi, quê quán, nơi bị bắt, ngày bị bắt, ngày hy sinh…) cho 113 bộ hài cốt liệt sĩ nhà tù Phú Quốc). Chẳng những thế còn về tận quê liệt sĩ đưa tin hoặc thông tin qua báo đài cho gia đình liệt sĩ biết để đi thăm. Nếu vì hoàn cảnh khó khăn họ không đi được thì chụp ảnh mộ gửi về. Đã 80 tuổi vẫn chưa ngưng cuộc chiến mới này đối với người cựu binh lão thành vì “Tôi biết khả năng của mình có hạn không thể tìm ra thật nhiều danh tính cho những ngôi mộ liệt sĩ nhưng tôi nguyện làm hết trách nhiệm từ trái tim mình… Ở đâu đó vẫn còn hàng ngàn liệt sĩmà thân thể bị vùi lấp dưới lòng đất và những người thân của họ cứ mòn mỏi đợi chờ trong nước mắt, vô vọng suốt mấy chục năm qua. Cứ nghĩ đến điều đó, tôi không thể cầm lòng được…”

660 - Trung Dung
NGƯỜI GIÀU NHẤT
Doanh nhân Việt kiều Mỹ sinh 1967 tại VN. Sống ở Mỹ (2011).
Sau 75 đã 2 lần vượt biên thất bại, lần thứ ba đến được trại tỵ nạn ở một năm rồi qua qua Mỹ năm 1984. Lúc đó trong tay chỉ vỏn vẹn có… 2 USD nhưng 15 năm sau đã nắm trong tay gia tài khoảng hơn 1,8 tỉ USD! Nhờ tập trung học ngành toán và tin học đưa vào ứng dụng thực tế làm phần mềm, trở thành tên tuổi lớn ở Thung lũng Silicon trung tâm ngành điện toán tiên tiến của nước Mỹ. Sau đó còn mua đi bán lại các công ty… Với bí quyết: “Phải ý thức thật rõ là không có gì chắc ăn được. Nhưng phải chấp nhận thách thức cho mình và không nên sợ hãi. Phải hiểu rằng không mấy người có được cơ hội như mình và đây là điều không nên bỏ qua.” Đã về nước tìm cơ hội hợp tác phát triển làm ăn. (Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét