NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
611 - Lê Tân
“LÃO NÔNG TRIỆU ĐÔ”
Nông dân sinh khoảng 1955 tại Quảng Trị. Sống ở Thừa Thiên – Huế (2011).
Sau 75 một mình đưa cha mẹ vào Thừa Thiên – Huế tìm đất khai khẩn lập nghiệp. Chọn xã Thủy Bằng làm quê hương thứ hai bắt tay vào cuốc đất làm rẩy, trồng cây ăn trái và chăn nuôi.
Tuy nhiên vùng đất này trong chiến tranh là một bãi chiến trường khốc liệt được mệnh danh là “vùng đất máu” nên vẫn còn lại nhiều bom mìn vùi lấp dưới lòng đất. Vì vậy một ngày nọ đang dọn đất hoang thì trúng phải một quả đạn M79 phát nổ làm cụt cả 2 tay, cụt một chân (chân còn lại bị thương tật đi cà nhắc) và mù một mắt.
Rơi vào cảnh thân thể tàn tật, gia cảnh cha mẹ già túng thiếu khiến nản chí có lúc muốn tự tử chết quách nhưng nhờ cha khuyên bảo “vẫn còn sống là may hơn bao người khác thời chiến tranh rồi” nên trấn tỉnh lại, suy nghĩ lẽ thiệt hơn mới quyết tâm đứng dậy làm lại cuộc đời. Rất khó khăn từ việc tập làm lụng tất cả việc ruộng rẩy bằng một tay, đi đứng chậm chạp như trẻ con mới tập đi…
Bị hạn chế về sức khỏe bèn tìm cách khai thác “đầu óc” suy tính chuyện làm ăn sao cho mới mẻ mà hiệu quả. Từ đó nảy sinh ra sáng kiến làm vườn ươm cây giống để bán cho bà con trong vùng thực hiện chính sách đi trồng cây gây rừng. Kết quả thành công, đặc biệt ươm được cây keo tràm có giá trị kinh tế cao.
Cuộc sống ổn định rồi mới lập gia đình sinh được 4 con cùng góp sức vào vườn cây gia đình. Từ vườn ươm cây mở rộng ra thành trang trại hơn 10 hecta thuê thêm nhân công kết hợp nuôi heo và làm cây cảnh. Gần đây còn trúng lớn theo phong trào các đại gia chơi cây sanh cây cảnh (có nhiều trong vùng rừng núi nơi đây) từ trăm triệu đến cả vài tỉ đồng.
Từ đó nổi tiếng trong vùng là “lão nông triệu đô” với bí quyết sống trả giá bằng cả cuộc đời mình nào có may mắn gì lắm đâu: “Muốn thay đổi số phận của mình không cách nào khác là phải tự mình vượt lên số phận. Hãy sống lạc quan và bắt đầu làm một việc gì đó trước tiên có ích cho bản thân mình làm giảm bớt gánh nặng cho xã hội…”
612 - Phương Xích-lô
ĐIÊN GIẢ THÀNH ĐIÊN THẬT
Nhà thơ tên thật Nguyễn Văn Phương sinh 1951 tại Huế – Mất 2002 ở Quảng Trị (52 tuổi).
Trước 75 ở Huế muốn trốn lính chế độ cũ nên giả điên qua mặt được mọi người.
Sau 75 tình nguyện đi kinh tế mới một thời gian không sống nổi bèn quay về thành phố đạp xich lô, cưới vợ sinh con. Sẵn có năng khiếu thơ nên lấy đề tài đời xích lô “giang hồ” của mình làm thơ, được tạp chí Sông Hương phát hiện giới thiệu (lấy luôn bút danh “Phương Xích lô”, năm 1992 có thơ in chung trong một tập với các tác giả khác, được kết nạp Hội Nhà văn Thừa Thiên – Huế).
Tuy nhiên, cuộc sống lao động vất vả, lang thang bụi đời cộng thêm “ảo tưởng” thơ ca đưa đến chỗ nghiện rượu nên dần dà thần kinh bất ổn khi say khi tỉnh nhiều khi giống như thói quen giả điên ngày trước trở lại, như “lây” bệnh giả điên xưa kia!
Trong tình cảnh bế tắc bức bối đó lại gặp cảnh gia đình hỗn loạn mà một phần lỗi do mình không tròn trách nhiệm khiến vợ ngoại tình (với một ngườøi bạn thân cũng là một nhà thơ nghiệp dư) bỏ nhà bỏ con cùng tình nhân trốn vào Nam. Thế là càng tạo điều kiện cho “cơn điên” bùng nổ thành điên “thật”, với vết thương lòng quá sâu quá đau tìm quên trong men rượu rồi quậy phá như muốn “lột truồng” cả con người mình ra, tung hê đời tung hê tất cả đến mức bị không ít người đời khinh rẻ xa lánh:
“Ta mơ vào dưỡng trí viện
Rồi hát ca không ai kiện ai thưa
Làm thơ không quản nắng mưa
Tặng chim buổi sáng qua mùa thu hoang
Ta mơ ở truồng đi chơi giữa phố
Người gọi ta là Cổ lổ Tiên sinh
Tiên sinh bỗng hiện nguyên hình
Là con khỉ đực tênh hênh mặc cùng!
Ta mơ kiếp ăn chùa ngủ miễu
Sống hồn nhiên không sợ thiếu lo thừa
Điên điên một kiếp cũng vừa
Kiếp sau ta sợ xin chừa… tái sinh.”
(Cuồng ca)
Phải gửi 2 con gái nhờ nhà chùa nuôi (ở Bà Rịa – Vũng Tàu), còn mình tiếp tục đạp xích-lô độ nhật, đạp xích lô lây lất từ Huế rồi vào Sài Gòn. xuống Bà Rịa tìm vợ cũ năn nỉ quay về. Bị từ chối đành trở lại quê hương Huế đạp xích lô tiếp, nhờ bạn bè cưu mang qua ngày đoạn tháng.
Nhưng định mệnh “trời đày” như thế chưa đủ còn giáng thêm một cú đau tối hậu cho đoạn kết cuộc đời khi một sớm mai người ta phát hiện thấy xác trôi trên sông Thạch Hãn ở Quảng Trị sau một buổi nhậu đêm mà chẳng bao giờ ai biết được là bị tai nạn chết trôi hay tự mình tìm đến với cái chết như lời mình từng tiên tri:
“Anh về dưới trời mưa
Nghe trời đất cách biệt
Nghe tiếng người đào huyệt
Chôn hồn anh đêm nay
Rượu chưa uống mà say
Thơ chưa ngâm đã cạn
Đèn khuya mờ góc quán
Trăng khuya chìm đáy sông
Anh ngồi giữa mênh mông
Chợt thấy mình tan loãng…”
(Chợt thấy mình tan loãng)
Sau khi mất, bạn bè đã gom di cảo in một tập thơ nhỏ “Chở gió”:
“Hạt muối hòa tan trong ly nước
Tôi cũng hòa tan giữa cuộc đời
Làm tên phu xe qua ngày tháng
Chở bao tiếng khóc lẫn nụ cười.
Vắng khách đôi khi về chở gió
Không tiền, không bạc vẫn cười vang
Dừng lại bên cầu nghe nước chảy
Chợt thấy mình: Một giọt nước Hương giang.”
(Giọt nước Hương giang)
613 - Trần Ngọc Sơn
CỰU CHIẾN BINH CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM
Cựu chiến binh sinh tại Thái Bình. Sống ở Thái Bình (2008).
Năm 1972 vào bộ đội, lái xe vận tải vũ khí, lương thựïc tiếp viện cho trận chiến Thành cổ Quảng Trị.
Năm 1984 sức khoẻ suy giảm buộc xuất ngũ thương binh mất 61% sức khoẻ. Lấy vợ sinh được 3 con trong đó đứa út có dấu hiệu nghi ảnh hưởng CĐDC từ bố.
Năm 2008 bắt đầu chuyến đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TPHCM vừa để rèn luyện sức khoẻ chống bệnh tật tái phát vừa muốn có dịp trở lại thăm chiến trường xưa Quảng Trị. Lên đường một mình một ba lô nai nịt nghiêm chỉnh đúng tác phong bộ đội xưa kia với quân phục, nón tai bèo, dép râu đàng hoàng.
Khởi hành tháng 2, mỗi ngày đi được khoảng hơn 30km (trước đó đã có tập luyện chuẩn bị) và đến đích tháng 4 sau 70 ngày vượt qua hành trình hơn 1.500km.
614 - Trần Ngọc Sương
“NGƯỜI PHỤ NỮ ẤN TƯỢNG KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG”
Doanh nhân sinh 1949 tại Bạc Liêu. Được cho tại ngoại ở TPHCM chờ điều tra xét xử (2011).
Cha đi tập kết ra Bắc, mình ở lại Bạc Liêu làm nghềø giáo viên.
Sau 75, cha trở về đi đầu phong trào khai hoang Nam bộ lập Nông trường Sông Hậu ở Cầøn Thơ. Bản thân bắt đầu vào đại học tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi ĐH Cần Thơ rồi được cho đi học quản lý kinh tế ở Liên Xô. Về làm phó giám đốâc cho cha giám đốc nông trường.
Trong thời mới bắt đầu Đổi mới, nông trường này được tuyên dương gương điển hình về công tác sản xuất thành công, 2 lần được phong Anh hùng Lao động năm 1993 và 1995. Cha cũng AHLĐ năm 1995 (mất năm 2000), con lên thay làm giám đốc cũng AHLĐ năm 2000 với sự xác minh của nguyên Phó Chủ tịch Nước – Nguyễn Thị Bình rằng đây là người “không lập gia đình, cả cuộc đời dành mọi tâm huyết lo lắng cho nông trường, cho cuộc sống biết bao ngườøi nông dân…”.
Năm 2002 được tặng danh hiệu quốc tế “Người phụ nữ ấn tượng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” trong lễ tôn vinh tổ chức long trọng tại Singapore. Số tiền thưởng 10.000 USD kèm theo đã tặng lại cho quỹ giúp phụ nữ và trẻ em nghèo ở Cần Thơ.
Đùng một cái năm 2008 bị toà án Cần Thơ khởi tố tội danh “lập quỹ trái phép” lạm dụng công quỹ nông trường, năm 2009 đưa ra xét xử với bản án 8 năm tù và bồi thường cho nông trường 4,3 tỉ đồng! Xửû phúc thẩm cũng y án.
Vụ án gây bức xúc lớn cho dư luận với nhiều ý kiến phản đối, cho rằng xét xử bất công, vô lý. Bản thân bị cáo sau 28 năm cống hiếân cho nông trườøng lúc đó không có nhà riêng để ở chứ đừng nói có tài sản tiền bạc gì như đã khóc kêu oan “Nếu tôi tham lam tôi đã giàu rồi chứ không như bây giờ”. Ra tòa đã tuyên bố sẽ tự tử nếùu bị xét xử oan sai.
Từ đó vụ án bị nghi ngờ do chính quyền Cần Thơ có ý đồ loại bị cáo khỏi nông trường nhằm lấy đất nông trường (khoảng 7.000 hecta) làm dịch vụ xây dựng công nghiệp song thực chất là mua bán đất theo phong trào chạy đua làm giàu bất động sản của giới chức cán bộ lãnh đạo móc ngoặc với các đại gia doanh nghiệp tư nhân. Điều mà bị cáo quyết liệt từ chối vì lo ảnh hưởng đến đời sống 3.000 nông trường viên và nông dân gắn liền với nông trường. Cũng là điều mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 2008 trước khi mất đã lên án là “cướp đất của dân nghèo”.
Ngoài ra đây cũng là một trường hợp xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa 2 cơ chế kinh tế bao cấp cũ và đổi mới: Nông trường này ngày xưa khi mới thành lập rồi phát triển một thời gian kiểu nửa công nửa tư không xác định rõ ràng nay lại đưa ra xử theo kiểu là “của công” trong khi vai trò cá nhân xây dựng nông trường từ đầu của 2 cha con giám đốc rất lớn. Còn Nhà nước thời đó hầu như chỉ cấp đất (đất hoang thiếu gì, có biết làm gì đâu!) chứ không làm gì hơn, có đóng góp công sức hay tiền của bao nhiêu đâu.
Trước phản ứng mạnh mẽ của dư luận, rốt cuộc năm 2010 Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ra lệnh hủy bản án, bắt tiến hành điều tra lại từ đầu. Tuy nhiên, đến đầu năm 2011 công an Cần Thơ điều tra lại vẫn đưa ra bản cáo trạng gần y như cũ nên chưa biết vụ án sẽ đi về đâu.
615 - Trần Quang Phương
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 27
Giáo viên sinh 1944 tại Hải Dương. Sống ở Hải Dương (2007).
Năm 1964 lúc mới 18 tuổi vào hải quân rồi được phân công làm nhiệm vụ trên những “con tàu không số” chi viện vũ khí, quân trang cho chiến trường miền Nam.
Trong một chuyến đi như vậy năm 1966 bị đich tấn công, bị thương nặng phải nằm lại trên tàu nên bị bắt là tù binh trong khi đơn vị tưởng đã hy sinh. Bị chuyển đi qua nhiều trại giam để tra khảo từ Cần Thơ về Sài Gòn, cuối cùng giam ở nhà tù Biên Hòa, sau đó đày ra Phú Quốc.
Đầu năm 1973 được trao trả tù binh theo Hiệp định Paris. Lại được đưa lòng vòng qua nhiều viện quân y chữa thương, từ Thanh Hóa đến Ninh Bình, Vĩnh Yên, Chí Linh. Chạy chữa dài dài nhưng vết thương cũ không lành hẳn.
Năm tháng sau ngày trao trả tù binh mới có thể tập tễnh lên đường tìm về quê cũ. Nào ngờ ở nhà đã được tin báo tử từ năm 1967, được cấp bằng “Tổ quốc ghi công” nên đã lập bàn thờ! Nhưng vợ vẫn son sắt một lòng ở vậy nuôi con.
Nay dù di chứng để lại làm chân trái ngắn hơn chân phải, khớp cổ chân trái không hoạt động được làm liệt một bên, liệt cả bàn chân, cẳng chân trái còn bị phù nề mãn tính song ngày ngày vẫn đạp xe đạp đi dạy chính trị…
616 - Trần Thanh Nhạc
CẦU SIÊU CHO NHỮNG SINH LINH BÉ NHỎ
Nhân viên nghĩa trang sinh 1942 tại Hà Tĩnh. Sống ở Hà Tĩnh (2006).
Bộ đội sau 12 năm chiến đấu ở mặt trận Bình Trị Thiên, năm 1982 giải ngũ chuyển qua làm quản lý ở ngĩa trang thị xã.
Từ đó tình nguyện nhận thêm một nhiệm vụ lạ lùng: Khi có cháu bé qua đời liền giúp gia đình tổ chức khâm liệm và làm lễ cầu siêu cho bé, bất kể lúc nào ngày hay đêm, bất kể gia đình có trả công hay không.
Tất cả đều được ghi lại trong sổ riêng để lưu giữ khi gia đình cần sẽ cung cấp. Mỗi năm số sinh linh bé bỏng xấu số đó lấp đầy từ 2 đến 3 cuốn sổ như vậy.
“Còn sức, chân còn bước được là tui còn sống với thế giới tâm linh” là ước nguyện như một niềm an ủi khi đứa con trai duy nhất mắc bệnh nan y đã không còn nữa.
617 - Trần Thị Bích
SÁNG NÀO CŨNG LẠY TỔ TIÊN
Doanh nhân Việt kiều Mỹ sinh 1949 tại VN. Sống ở Mỹ (2007).
Trước 75 chồng sĩ quan chế độ cũ tử trận để lại một con gái. Năm 1975 di tản qua Mỹ rồi sau đó lập gia đình mới với cũng một cựu sĩ quan VNCH.
Với quyết tâm làm lại tất cả từ đầu, đã lao vào làm đủ thứ nghề để cuối cùng đi tới thành công làm chủ một siêu thị hải sản. Nhưng dù bận bịu đến mấy sáng nào cũng quỳ lạy và khấn nguyệän trước bàn thờ tổ tiên đúng 30 phút vì “Cách sống của tôi là kiểu Mỹ nhưng tôi biết chúng tôi là người VN.”
Đã về thăm quê hương 2 lần.
618 - Trần Thị Hằng
TỪ CHIẾN SĨ ĐÁNH MỸ TRỞ THÀNH “CON HỦI”
Doanh nhân sinh 1946 tại Thái Bình. Sống ở Thái Bình (1996).
Thuộc gia đình “cốt cán” bố từng là chủ tịch huyện rồi liệt sĩ hy sinh trên chiến trường miền Nam, mẹ “đi ở đợ cho địa chủ” nên lớn lên làm kế toán trưởng của Ty Tài chính Hà Tây. Lấy chồng cũng vào bộ đội đi Nam, còn bản thân từng tham gia làm pháo thủ cao xạ bắn máy bay Mỹ ở cầu Hàm Rồng, bị sức ép bom Mỹ phải nằm viện nửa năm, được tặng thưởng huân chương.
Sau ngày hòa bình trở lại công tác ở Ty Tài chính Hà Tây đợi tin chồng từ miền Nam nhưng chồng chưa về do sau đó được điều qua tiếp tục chiến đấu ở Campuchia. Đến cuối năm 1975 chồng mới trở về nhưng chẳng được bao lâu thì chồng… bị bắt, khi đó mới biết chồng đã đào ngũ từ Campuchia bỏ trốn về Bắc!
Thế là chồng bị đi cải tạo, còn phần mình bị hậu quả liên đới, thậm chí còn bị nghi ngờ lợi dụng chức vụ tiếp tay cho chồng làm chuyện mờ ám tiền bạc. Bởi vậy bị cách chức, cho nghỉ việc.
Đành bồng đứa con đầu lòng chưa đầy sáu tháng tuổi quay về quê Thái Bình nương nhờ bà mẹ già đã 70 tuổi.
Đến khi chồng mãn án cải tạo, cả 2 vợ chồng dắt nhau về quê chồng ở Hà Bắc. Bám vào đồng ruộng tay lấm chân bùn làm lụng tối tăm mặt mày kiếm cái ăn nuôi con thơ dại.
Nhưng tai ương chưa dứt, bỗng nhiên phát bệnh… phong khiến nhà chồng xa lánh, tìm cách xô đuổi sợ lây bệnh, chồng hoàn toàn bất lực trong lúc mình lại đang mang thai đứa con thứ hai. Có thể do bị đẩy vào thế đường cùng mà một ngày nọ được phát hiện uống… thuốc trừ sâu (không biết tự tử hay uống nhầm?) may mà đưa đi viện cứu được song thai nhi phải bỏ.
Chưa hết, trong thời gian còn nằm viện thì ở nhà chồng… tổ chức làm đám cưới lấy vợ khác! Xem như bị bỏ rơi hoàn toàn, phải đi xin ăn ở bệnh viện. Ra viện liền tìm cách đưa con trai mới 3 tuổi theo mình về lại quê ngoại Thái Bình trăm sự lại nhờ vào tấm lòng bà mẹ già lam lủ.
Xin mẹ được miếng đất nhỏ dựng căn lều cho 2 mẹ con sống tạm dù không được địa phương cấp lại hộ khẩu rồi tìm nghề bán rau lẻ kiếm tiền đắp đổi qua ngày. Nhưng không có vốn mua rau bán nên phải xin vay nhờ gánh rau của chủ bằng cách thế chấp… đứa con nhỏ cho chủ giữ làm tin, nhận gánh rau sáng gánh đi bộ hàng chục cây số lên chợ Nam Định bán lẻ, chiều đi bán rau về nộp tiền thuê gánh rau “chuộc” con về! Hôm sau lại làm tiếp như thế.
Tưởng đã tạm yên ổn rồi thì 2 năm sau bệnh phong tái phát bung ra bị mọi người xa lánh bêu rếu là “con hủi” từ hàng xóm đến cả chị gái mình. Gần chết đói may nhờ sự giúp đỡ của một… bà lão ăn mày cho lại mấy lon thóc dành cho lợn ăn mà cả 2 mẹ con mới cầm cự được qua buổi.
Đỡ bệnh rồi lại lao vào lao động cực nhọc làm nghề đóng gạch mỗi ngày 17 tiếng đồng hồ cộng với hậu quả căn bệnh khiến các ngón tay dần dà bị cụt lại, cuối cùng cả 10 ngón đều rụng hết, chân thì co quắp lại. Thế là xã sai dân quân bắt trói áp tải đến trại phong muốn nhốt luôn ở đó vĩnh viễn. Đến lúc đó trại phong mới chẩn đoán kỹ cho biết chỉ mắc bệnh “phong giật” không truyền nhiễm lây lan nên cho về.
Tuy vậy trêân đường về ngẫm nghĩ số kiếp sao mà quá hẩm hiu khốn nạn sinh quẫn trí quá định lao đầu xuống sông Hồng chết quách cho rảnh nợ đờøi thì được một ông lão thuyền chài chận lại can ngăn nhắc cho nhớ còn trách nhiệm với con nữa. Vâng, ấy là niềm an ủi cuối cùng: “Không hiểu sao khi nhìn thấy con, tôi lại quên hết mọi đớn đau.”
Từ đó cắn răng đứng dậy tìm cách chạy vạy, vun vén đóng gạch tiếp rồi nuôi lợn nuôi gà vịt lấy công làm lời nuôi con. Dần dà cũng sống được, bắt đầu có dư dả đôi chút.
Nhưng thình lình đến đầu năm 1985 bệnh cũ tái phát dữ dội hơn nằm liệt giường chỉ có đứa con trai mới 10 tuổi lo cho mẹ. Vậy mà một mình thằng bé lo được hết có lẽ nhờ đã trải qua một thời thơ ấu quá gian khổ cùng mẹ: Tự tìm cách bán gà vịt lấy tiền đưa mẹ đi viện (lúc đầu bệnh viện còn không tiếp nhận vì không có hộ khẩu do hộ khẩu cũ còn ở quê chồng) rồi tranh thủ giờ rảnh đi bán đậu phụng kiếm thêm tiền mua thuốc cho mẹ.
Bệnh viện tưởng đã bó tay chuẩn bị trả về làm tang ma rồi khi bệnh nhân đi tới chỗ ho ra máu dẫn đến cấm khẩu luôn. Nhưng cuối cùng người mẹ mở mắt nhìn đứa con côi chăm nom bên cạnh mà không nói được, dường như có một sức mạnh phép lạ từ bên trong thúc giục nâng ngườøi mẹ tỉnh lại, sống dậy sau 25 ngày cấm khẩu.
Sau đó thời gian hồi phục là cả một quá trình điêu đứng nữa khi lâm vào tình trạng tâm thần rối loạn nửa tỉnh nửa mê, khi khóc khi cười khi la hét vô cớ, ăn nói làm xàm lung tung như một mẹ điên, người bị “ma nhập” tới mức người ta xem như một “bà đồng”. Aáy vậy kỳ cục lại được dân mê tín dị đoan tìm đến nhờ… xem bói! Nhờ đó mới có được ít tiền dằn lưng để 2 mẹ con dắt nhau về nhà lo làm lại cuộc đời một lần nữa.
Làm lại cuộc đời không biết lần thứ mấy với 2 chân bị liệt phải vịn vào con rồi chống nạng tập đi từng bước. Đến năm 1987 mới bỏ nạng tự đi được để trở lại nghề cũ đào đất làm gạch bán, để dành tiền nuôi lợn, lấy phân lợn trồng rau . Quả là trời cũng thương phú cho tay nuôi lợn thành công có lúc nuôi cả đàn lợn đến 70 con nhất làng thời đó.
Từ đó tận dụng vốn liếng kiến thức từng có một thời làm cán bộ tài chính cộng với kinh nghiệm học hỏi từ bạn nằm bệnh viện đã phát triển thêm nghề đào ao nuôi cá (đến Hải Hưng họïc nghề), trồng cây cảnh ( lên Hà Nội học nghề làng Nghi Tàm nổi tiếng) đều đạt thành tựu hái ra tiền. Trở thành một trong những người… giàu nhất Thái Bình! Con trai đã vào trường y, càng thêm có điều kiện chữa trị tốt hơn cho bệnh của mẹ.
Đang ấp ủ tiếp dự án trồng hoa cung cấp cho cả tỉnh. Một dự án làm cho đời thêm đẹp của một cuộc đời từng đi đến tận cùng sự đày đọa khổ não thê thảm -- của một “con hủi”, “con quỷ”: “Có lúc tôi thực sự là một con quỷ nhưng là một con quỷ có trái tim người tuy nhiều khi phải sống với những người mang trái tim quỷ…”
619 - Trần Thị Khuyên
CHIỀU CHIỀU VẪN NGÓNG CON VỀ
Mẹ liệt sĩ sinh1915 tại Hà Tĩnh. Sống ở Hà Tĩnh (2009).
Mẹ nữ liệt sĩ Võ Thị Hà trong huyền thoại 10 cô gái anh hùng ở ngả ba Đồng Lộc thuộc tỉnh Hà Tĩnh hy sinh vì bom Mỹ năm mới 19 tuổi (năm 1968) khi đang làm nhiệm vụ thông đường cho xe bộ đội ra tiền tuyến.
Từ đó ngày ngày hễ khi chiều tối là bà đều tha thẩn ra đầu ngõ mỏi mắt ngóng trông về hướng Đồng Lộc như có ý chờ con gái về chứ không nghĩ đã ra đi vĩnh viễn. Cho đến ngày bà nằm liệt giường một chỗ mới thôi.
Thế nhưng trước đó chính mẹ lại là người có linh cảm biết được chuyện đau buồn đó. Aáy là khi liệt sĩ còn sống về thăm mẹ, mẹ sai con trai đi bắt gà làm bữa ăn cho con gái song không bắt được nên cô Hà phải vội lên đường trở lại đơn vị. Mẹ vẫn gọi con bắt gà cho kỳ được rồi bảo đưa lên Đồng Lộc cho các chị em nuôi. Thế rồi một hôm trong đàn gà trong chuồng bỗng có một con gá mái đập cánh bay lên cao y hệt gà trống khiến mẹ như có thần giao cách cảm buột miệng nói với trong nhà “Thế nào chị Hà mày cũng có chuyện.”
Quả đúng vậy chỉ hai ngày sau thì tin dữ bay về !
620 - Trần Thị Nguyệt
NGƯỜI SỐNG THỌ NHẤT
Nông dân sinh 1890 ở Thừa Thiên – Huế. Sống ở TT – Huế (2011).
Còn giữ được thẻ căn cước chế độ cũ ghi năm sinh 1890 (quê thôn Thủy Diện, xã Phú Xuân, huyện Phú Vang), đến năm 2011 là 121 tuổi (122 tuổi ta) xem như là người VN còn sống thọ nhất. Vẫn còn sinh hoạt bình thường, ăn ngủ được, tự lo việc vệ sinh bản thân, nhớ được nhiều chuyện xưa.
Thời trẻ làm nghề “bà mụ” đỡ đẻ rất mát tay cho cả làng. Lấy chồng năm 19 tuổi, chồng hiện cũng còn sống nhưng đã yếu hẳn chỉ còn nằm hay ngồi một cho trên giườøng, không còn khỏe và minh mẫn bằng tuy nhỏ hơn vợ khoảng 5 tuổi. Cả hai làm nên kỷ lục nữa “Đôi vợ chồng còn sống thọ nhất” với 27 cháu nội ngoại và hơn 26 chắt chít.
Sinh được 5 con, chỉ còn một con gái 91 tuổi còn sống, 4 người con trai kia đều hy sinh trong chiến tranh chống Mỹ. Năm 72 đi tiếp tế cho con ở chiến khu đã bị chế độ cũ bắt giam tra khảo. Năm 1994 được phong Bà mẹ VN Anh hùng.
Bí quyết sống thọ: “Tui sống lâu là do cả đời tui chuyên làm điều thiện, không hại ai, không ăn hô nói thừa, không trộm cắp của ai một đồng, không tị nạnh hơn thua với ai dù chỉ là một câu nói…”
(Còn tiếp)
611 - Lê Tân
“LÃO NÔNG TRIỆU ĐÔ”
Nông dân sinh khoảng 1955 tại Quảng Trị. Sống ở Thừa Thiên – Huế (2011).
Sau 75 một mình đưa cha mẹ vào Thừa Thiên – Huế tìm đất khai khẩn lập nghiệp. Chọn xã Thủy Bằng làm quê hương thứ hai bắt tay vào cuốc đất làm rẩy, trồng cây ăn trái và chăn nuôi.
Tuy nhiên vùng đất này trong chiến tranh là một bãi chiến trường khốc liệt được mệnh danh là “vùng đất máu” nên vẫn còn lại nhiều bom mìn vùi lấp dưới lòng đất. Vì vậy một ngày nọ đang dọn đất hoang thì trúng phải một quả đạn M79 phát nổ làm cụt cả 2 tay, cụt một chân (chân còn lại bị thương tật đi cà nhắc) và mù một mắt.
Rơi vào cảnh thân thể tàn tật, gia cảnh cha mẹ già túng thiếu khiến nản chí có lúc muốn tự tử chết quách nhưng nhờ cha khuyên bảo “vẫn còn sống là may hơn bao người khác thời chiến tranh rồi” nên trấn tỉnh lại, suy nghĩ lẽ thiệt hơn mới quyết tâm đứng dậy làm lại cuộc đời. Rất khó khăn từ việc tập làm lụng tất cả việc ruộng rẩy bằng một tay, đi đứng chậm chạp như trẻ con mới tập đi…
Bị hạn chế về sức khỏe bèn tìm cách khai thác “đầu óc” suy tính chuyện làm ăn sao cho mới mẻ mà hiệu quả. Từ đó nảy sinh ra sáng kiến làm vườn ươm cây giống để bán cho bà con trong vùng thực hiện chính sách đi trồng cây gây rừng. Kết quả thành công, đặc biệt ươm được cây keo tràm có giá trị kinh tế cao.
Cuộc sống ổn định rồi mới lập gia đình sinh được 4 con cùng góp sức vào vườn cây gia đình. Từ vườn ươm cây mở rộng ra thành trang trại hơn 10 hecta thuê thêm nhân công kết hợp nuôi heo và làm cây cảnh. Gần đây còn trúng lớn theo phong trào các đại gia chơi cây sanh cây cảnh (có nhiều trong vùng rừng núi nơi đây) từ trăm triệu đến cả vài tỉ đồng.
Từ đó nổi tiếng trong vùng là “lão nông triệu đô” với bí quyết sống trả giá bằng cả cuộc đời mình nào có may mắn gì lắm đâu: “Muốn thay đổi số phận của mình không cách nào khác là phải tự mình vượt lên số phận. Hãy sống lạc quan và bắt đầu làm một việc gì đó trước tiên có ích cho bản thân mình làm giảm bớt gánh nặng cho xã hội…”
612 - Phương Xích-lô
ĐIÊN GIẢ THÀNH ĐIÊN THẬT
Nhà thơ tên thật Nguyễn Văn Phương sinh 1951 tại Huế – Mất 2002 ở Quảng Trị (52 tuổi).
Trước 75 ở Huế muốn trốn lính chế độ cũ nên giả điên qua mặt được mọi người.
Sau 75 tình nguyện đi kinh tế mới một thời gian không sống nổi bèn quay về thành phố đạp xich lô, cưới vợ sinh con. Sẵn có năng khiếu thơ nên lấy đề tài đời xích lô “giang hồ” của mình làm thơ, được tạp chí Sông Hương phát hiện giới thiệu (lấy luôn bút danh “Phương Xích lô”, năm 1992 có thơ in chung trong một tập với các tác giả khác, được kết nạp Hội Nhà văn Thừa Thiên – Huế).
Tuy nhiên, cuộc sống lao động vất vả, lang thang bụi đời cộng thêm “ảo tưởng” thơ ca đưa đến chỗ nghiện rượu nên dần dà thần kinh bất ổn khi say khi tỉnh nhiều khi giống như thói quen giả điên ngày trước trở lại, như “lây” bệnh giả điên xưa kia!
Trong tình cảnh bế tắc bức bối đó lại gặp cảnh gia đình hỗn loạn mà một phần lỗi do mình không tròn trách nhiệm khiến vợ ngoại tình (với một ngườøi bạn thân cũng là một nhà thơ nghiệp dư) bỏ nhà bỏ con cùng tình nhân trốn vào Nam. Thế là càng tạo điều kiện cho “cơn điên” bùng nổ thành điên “thật”, với vết thương lòng quá sâu quá đau tìm quên trong men rượu rồi quậy phá như muốn “lột truồng” cả con người mình ra, tung hê đời tung hê tất cả đến mức bị không ít người đời khinh rẻ xa lánh:
“Ta mơ vào dưỡng trí viện
Rồi hát ca không ai kiện ai thưa
Làm thơ không quản nắng mưa
Tặng chim buổi sáng qua mùa thu hoang
Ta mơ ở truồng đi chơi giữa phố
Người gọi ta là Cổ lổ Tiên sinh
Tiên sinh bỗng hiện nguyên hình
Là con khỉ đực tênh hênh mặc cùng!
Ta mơ kiếp ăn chùa ngủ miễu
Sống hồn nhiên không sợ thiếu lo thừa
Điên điên một kiếp cũng vừa
Kiếp sau ta sợ xin chừa… tái sinh.”
(Cuồng ca)
Phải gửi 2 con gái nhờ nhà chùa nuôi (ở Bà Rịa – Vũng Tàu), còn mình tiếp tục đạp xích-lô độ nhật, đạp xích lô lây lất từ Huế rồi vào Sài Gòn. xuống Bà Rịa tìm vợ cũ năn nỉ quay về. Bị từ chối đành trở lại quê hương Huế đạp xích lô tiếp, nhờ bạn bè cưu mang qua ngày đoạn tháng.
Nhưng định mệnh “trời đày” như thế chưa đủ còn giáng thêm một cú đau tối hậu cho đoạn kết cuộc đời khi một sớm mai người ta phát hiện thấy xác trôi trên sông Thạch Hãn ở Quảng Trị sau một buổi nhậu đêm mà chẳng bao giờ ai biết được là bị tai nạn chết trôi hay tự mình tìm đến với cái chết như lời mình từng tiên tri:
“Anh về dưới trời mưa
Nghe trời đất cách biệt
Nghe tiếng người đào huyệt
Chôn hồn anh đêm nay
Rượu chưa uống mà say
Thơ chưa ngâm đã cạn
Đèn khuya mờ góc quán
Trăng khuya chìm đáy sông
Anh ngồi giữa mênh mông
Chợt thấy mình tan loãng…”
(Chợt thấy mình tan loãng)
Sau khi mất, bạn bè đã gom di cảo in một tập thơ nhỏ “Chở gió”:
“Hạt muối hòa tan trong ly nước
Tôi cũng hòa tan giữa cuộc đời
Làm tên phu xe qua ngày tháng
Chở bao tiếng khóc lẫn nụ cười.
Vắng khách đôi khi về chở gió
Không tiền, không bạc vẫn cười vang
Dừng lại bên cầu nghe nước chảy
Chợt thấy mình: Một giọt nước Hương giang.”
(Giọt nước Hương giang)
613 - Trần Ngọc Sơn
CỰU CHIẾN BINH CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM
Cựu chiến binh sinh tại Thái Bình. Sống ở Thái Bình (2008).
Năm 1972 vào bộ đội, lái xe vận tải vũ khí, lương thựïc tiếp viện cho trận chiến Thành cổ Quảng Trị.
Năm 1984 sức khoẻ suy giảm buộc xuất ngũ thương binh mất 61% sức khoẻ. Lấy vợ sinh được 3 con trong đó đứa út có dấu hiệu nghi ảnh hưởng CĐDC từ bố.
Năm 2008 bắt đầu chuyến đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TPHCM vừa để rèn luyện sức khoẻ chống bệnh tật tái phát vừa muốn có dịp trở lại thăm chiến trường xưa Quảng Trị. Lên đường một mình một ba lô nai nịt nghiêm chỉnh đúng tác phong bộ đội xưa kia với quân phục, nón tai bèo, dép râu đàng hoàng.
Khởi hành tháng 2, mỗi ngày đi được khoảng hơn 30km (trước đó đã có tập luyện chuẩn bị) và đến đích tháng 4 sau 70 ngày vượt qua hành trình hơn 1.500km.
614 - Trần Ngọc Sương
“NGƯỜI PHỤ NỮ ẤN TƯỢNG KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG”
Doanh nhân sinh 1949 tại Bạc Liêu. Được cho tại ngoại ở TPHCM chờ điều tra xét xử (2011).
Cha đi tập kết ra Bắc, mình ở lại Bạc Liêu làm nghềø giáo viên.
Sau 75, cha trở về đi đầu phong trào khai hoang Nam bộ lập Nông trường Sông Hậu ở Cầøn Thơ. Bản thân bắt đầu vào đại học tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi ĐH Cần Thơ rồi được cho đi học quản lý kinh tế ở Liên Xô. Về làm phó giám đốâc cho cha giám đốc nông trường.
Trong thời mới bắt đầu Đổi mới, nông trường này được tuyên dương gương điển hình về công tác sản xuất thành công, 2 lần được phong Anh hùng Lao động năm 1993 và 1995. Cha cũng AHLĐ năm 1995 (mất năm 2000), con lên thay làm giám đốc cũng AHLĐ năm 2000 với sự xác minh của nguyên Phó Chủ tịch Nước – Nguyễn Thị Bình rằng đây là người “không lập gia đình, cả cuộc đời dành mọi tâm huyết lo lắng cho nông trường, cho cuộc sống biết bao ngườøi nông dân…”.
Năm 2002 được tặng danh hiệu quốc tế “Người phụ nữ ấn tượng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương” trong lễ tôn vinh tổ chức long trọng tại Singapore. Số tiền thưởng 10.000 USD kèm theo đã tặng lại cho quỹ giúp phụ nữ và trẻ em nghèo ở Cần Thơ.
Đùng một cái năm 2008 bị toà án Cần Thơ khởi tố tội danh “lập quỹ trái phép” lạm dụng công quỹ nông trường, năm 2009 đưa ra xét xử với bản án 8 năm tù và bồi thường cho nông trường 4,3 tỉ đồng! Xửû phúc thẩm cũng y án.
Vụ án gây bức xúc lớn cho dư luận với nhiều ý kiến phản đối, cho rằng xét xử bất công, vô lý. Bản thân bị cáo sau 28 năm cống hiếân cho nông trườøng lúc đó không có nhà riêng để ở chứ đừng nói có tài sản tiền bạc gì như đã khóc kêu oan “Nếu tôi tham lam tôi đã giàu rồi chứ không như bây giờ”. Ra tòa đã tuyên bố sẽ tự tử nếùu bị xét xử oan sai.
Từ đó vụ án bị nghi ngờ do chính quyền Cần Thơ có ý đồ loại bị cáo khỏi nông trường nhằm lấy đất nông trường (khoảng 7.000 hecta) làm dịch vụ xây dựng công nghiệp song thực chất là mua bán đất theo phong trào chạy đua làm giàu bất động sản của giới chức cán bộ lãnh đạo móc ngoặc với các đại gia doanh nghiệp tư nhân. Điều mà bị cáo quyết liệt từ chối vì lo ảnh hưởng đến đời sống 3.000 nông trường viên và nông dân gắn liền với nông trường. Cũng là điều mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 2008 trước khi mất đã lên án là “cướp đất của dân nghèo”.
Ngoài ra đây cũng là một trường hợp xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa 2 cơ chế kinh tế bao cấp cũ và đổi mới: Nông trường này ngày xưa khi mới thành lập rồi phát triển một thời gian kiểu nửa công nửa tư không xác định rõ ràng nay lại đưa ra xử theo kiểu là “của công” trong khi vai trò cá nhân xây dựng nông trường từ đầu của 2 cha con giám đốc rất lớn. Còn Nhà nước thời đó hầu như chỉ cấp đất (đất hoang thiếu gì, có biết làm gì đâu!) chứ không làm gì hơn, có đóng góp công sức hay tiền của bao nhiêu đâu.
Trước phản ứng mạnh mẽ của dư luận, rốt cuộc năm 2010 Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ra lệnh hủy bản án, bắt tiến hành điều tra lại từ đầu. Tuy nhiên, đến đầu năm 2011 công an Cần Thơ điều tra lại vẫn đưa ra bản cáo trạng gần y như cũ nên chưa biết vụ án sẽ đi về đâu.
615 - Trần Quang Phương
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 27
Giáo viên sinh 1944 tại Hải Dương. Sống ở Hải Dương (2007).
Năm 1964 lúc mới 18 tuổi vào hải quân rồi được phân công làm nhiệm vụ trên những “con tàu không số” chi viện vũ khí, quân trang cho chiến trường miền Nam.
Trong một chuyến đi như vậy năm 1966 bị đich tấn công, bị thương nặng phải nằm lại trên tàu nên bị bắt là tù binh trong khi đơn vị tưởng đã hy sinh. Bị chuyển đi qua nhiều trại giam để tra khảo từ Cần Thơ về Sài Gòn, cuối cùng giam ở nhà tù Biên Hòa, sau đó đày ra Phú Quốc.
Đầu năm 1973 được trao trả tù binh theo Hiệp định Paris. Lại được đưa lòng vòng qua nhiều viện quân y chữa thương, từ Thanh Hóa đến Ninh Bình, Vĩnh Yên, Chí Linh. Chạy chữa dài dài nhưng vết thương cũ không lành hẳn.
Năm tháng sau ngày trao trả tù binh mới có thể tập tễnh lên đường tìm về quê cũ. Nào ngờ ở nhà đã được tin báo tử từ năm 1967, được cấp bằng “Tổ quốc ghi công” nên đã lập bàn thờ! Nhưng vợ vẫn son sắt một lòng ở vậy nuôi con.
Nay dù di chứng để lại làm chân trái ngắn hơn chân phải, khớp cổ chân trái không hoạt động được làm liệt một bên, liệt cả bàn chân, cẳng chân trái còn bị phù nề mãn tính song ngày ngày vẫn đạp xe đạp đi dạy chính trị…
616 - Trần Thanh Nhạc
CẦU SIÊU CHO NHỮNG SINH LINH BÉ NHỎ
Nhân viên nghĩa trang sinh 1942 tại Hà Tĩnh. Sống ở Hà Tĩnh (2006).
Bộ đội sau 12 năm chiến đấu ở mặt trận Bình Trị Thiên, năm 1982 giải ngũ chuyển qua làm quản lý ở ngĩa trang thị xã.
Từ đó tình nguyện nhận thêm một nhiệm vụ lạ lùng: Khi có cháu bé qua đời liền giúp gia đình tổ chức khâm liệm và làm lễ cầu siêu cho bé, bất kể lúc nào ngày hay đêm, bất kể gia đình có trả công hay không.
Tất cả đều được ghi lại trong sổ riêng để lưu giữ khi gia đình cần sẽ cung cấp. Mỗi năm số sinh linh bé bỏng xấu số đó lấp đầy từ 2 đến 3 cuốn sổ như vậy.
“Còn sức, chân còn bước được là tui còn sống với thế giới tâm linh” là ước nguyện như một niềm an ủi khi đứa con trai duy nhất mắc bệnh nan y đã không còn nữa.
617 - Trần Thị Bích
SÁNG NÀO CŨNG LẠY TỔ TIÊN
Doanh nhân Việt kiều Mỹ sinh 1949 tại VN. Sống ở Mỹ (2007).
Trước 75 chồng sĩ quan chế độ cũ tử trận để lại một con gái. Năm 1975 di tản qua Mỹ rồi sau đó lập gia đình mới với cũng một cựu sĩ quan VNCH.
Với quyết tâm làm lại tất cả từ đầu, đã lao vào làm đủ thứ nghề để cuối cùng đi tới thành công làm chủ một siêu thị hải sản. Nhưng dù bận bịu đến mấy sáng nào cũng quỳ lạy và khấn nguyệän trước bàn thờ tổ tiên đúng 30 phút vì “Cách sống của tôi là kiểu Mỹ nhưng tôi biết chúng tôi là người VN.”
Đã về thăm quê hương 2 lần.
618 - Trần Thị Hằng
TỪ CHIẾN SĨ ĐÁNH MỸ TRỞ THÀNH “CON HỦI”
Doanh nhân sinh 1946 tại Thái Bình. Sống ở Thái Bình (1996).
Thuộc gia đình “cốt cán” bố từng là chủ tịch huyện rồi liệt sĩ hy sinh trên chiến trường miền Nam, mẹ “đi ở đợ cho địa chủ” nên lớn lên làm kế toán trưởng của Ty Tài chính Hà Tây. Lấy chồng cũng vào bộ đội đi Nam, còn bản thân từng tham gia làm pháo thủ cao xạ bắn máy bay Mỹ ở cầu Hàm Rồng, bị sức ép bom Mỹ phải nằm viện nửa năm, được tặng thưởng huân chương.
Sau ngày hòa bình trở lại công tác ở Ty Tài chính Hà Tây đợi tin chồng từ miền Nam nhưng chồng chưa về do sau đó được điều qua tiếp tục chiến đấu ở Campuchia. Đến cuối năm 1975 chồng mới trở về nhưng chẳng được bao lâu thì chồng… bị bắt, khi đó mới biết chồng đã đào ngũ từ Campuchia bỏ trốn về Bắc!
Thế là chồng bị đi cải tạo, còn phần mình bị hậu quả liên đới, thậm chí còn bị nghi ngờ lợi dụng chức vụ tiếp tay cho chồng làm chuyện mờ ám tiền bạc. Bởi vậy bị cách chức, cho nghỉ việc.
Đành bồng đứa con đầu lòng chưa đầy sáu tháng tuổi quay về quê Thái Bình nương nhờ bà mẹ già đã 70 tuổi.
Đến khi chồng mãn án cải tạo, cả 2 vợ chồng dắt nhau về quê chồng ở Hà Bắc. Bám vào đồng ruộng tay lấm chân bùn làm lụng tối tăm mặt mày kiếm cái ăn nuôi con thơ dại.
Nhưng tai ương chưa dứt, bỗng nhiên phát bệnh… phong khiến nhà chồng xa lánh, tìm cách xô đuổi sợ lây bệnh, chồng hoàn toàn bất lực trong lúc mình lại đang mang thai đứa con thứ hai. Có thể do bị đẩy vào thế đường cùng mà một ngày nọ được phát hiện uống… thuốc trừ sâu (không biết tự tử hay uống nhầm?) may mà đưa đi viện cứu được song thai nhi phải bỏ.
Chưa hết, trong thời gian còn nằm viện thì ở nhà chồng… tổ chức làm đám cưới lấy vợ khác! Xem như bị bỏ rơi hoàn toàn, phải đi xin ăn ở bệnh viện. Ra viện liền tìm cách đưa con trai mới 3 tuổi theo mình về lại quê ngoại Thái Bình trăm sự lại nhờ vào tấm lòng bà mẹ già lam lủ.
Xin mẹ được miếng đất nhỏ dựng căn lều cho 2 mẹ con sống tạm dù không được địa phương cấp lại hộ khẩu rồi tìm nghề bán rau lẻ kiếm tiền đắp đổi qua ngày. Nhưng không có vốn mua rau bán nên phải xin vay nhờ gánh rau của chủ bằng cách thế chấp… đứa con nhỏ cho chủ giữ làm tin, nhận gánh rau sáng gánh đi bộ hàng chục cây số lên chợ Nam Định bán lẻ, chiều đi bán rau về nộp tiền thuê gánh rau “chuộc” con về! Hôm sau lại làm tiếp như thế.
Tưởng đã tạm yên ổn rồi thì 2 năm sau bệnh phong tái phát bung ra bị mọi người xa lánh bêu rếu là “con hủi” từ hàng xóm đến cả chị gái mình. Gần chết đói may nhờ sự giúp đỡ của một… bà lão ăn mày cho lại mấy lon thóc dành cho lợn ăn mà cả 2 mẹ con mới cầm cự được qua buổi.
Đỡ bệnh rồi lại lao vào lao động cực nhọc làm nghề đóng gạch mỗi ngày 17 tiếng đồng hồ cộng với hậu quả căn bệnh khiến các ngón tay dần dà bị cụt lại, cuối cùng cả 10 ngón đều rụng hết, chân thì co quắp lại. Thế là xã sai dân quân bắt trói áp tải đến trại phong muốn nhốt luôn ở đó vĩnh viễn. Đến lúc đó trại phong mới chẩn đoán kỹ cho biết chỉ mắc bệnh “phong giật” không truyền nhiễm lây lan nên cho về.
Tuy vậy trêân đường về ngẫm nghĩ số kiếp sao mà quá hẩm hiu khốn nạn sinh quẫn trí quá định lao đầu xuống sông Hồng chết quách cho rảnh nợ đờøi thì được một ông lão thuyền chài chận lại can ngăn nhắc cho nhớ còn trách nhiệm với con nữa. Vâng, ấy là niềm an ủi cuối cùng: “Không hiểu sao khi nhìn thấy con, tôi lại quên hết mọi đớn đau.”
Từ đó cắn răng đứng dậy tìm cách chạy vạy, vun vén đóng gạch tiếp rồi nuôi lợn nuôi gà vịt lấy công làm lời nuôi con. Dần dà cũng sống được, bắt đầu có dư dả đôi chút.
Nhưng thình lình đến đầu năm 1985 bệnh cũ tái phát dữ dội hơn nằm liệt giường chỉ có đứa con trai mới 10 tuổi lo cho mẹ. Vậy mà một mình thằng bé lo được hết có lẽ nhờ đã trải qua một thời thơ ấu quá gian khổ cùng mẹ: Tự tìm cách bán gà vịt lấy tiền đưa mẹ đi viện (lúc đầu bệnh viện còn không tiếp nhận vì không có hộ khẩu do hộ khẩu cũ còn ở quê chồng) rồi tranh thủ giờ rảnh đi bán đậu phụng kiếm thêm tiền mua thuốc cho mẹ.
Bệnh viện tưởng đã bó tay chuẩn bị trả về làm tang ma rồi khi bệnh nhân đi tới chỗ ho ra máu dẫn đến cấm khẩu luôn. Nhưng cuối cùng người mẹ mở mắt nhìn đứa con côi chăm nom bên cạnh mà không nói được, dường như có một sức mạnh phép lạ từ bên trong thúc giục nâng ngườøi mẹ tỉnh lại, sống dậy sau 25 ngày cấm khẩu.
Sau đó thời gian hồi phục là cả một quá trình điêu đứng nữa khi lâm vào tình trạng tâm thần rối loạn nửa tỉnh nửa mê, khi khóc khi cười khi la hét vô cớ, ăn nói làm xàm lung tung như một mẹ điên, người bị “ma nhập” tới mức người ta xem như một “bà đồng”. Aáy vậy kỳ cục lại được dân mê tín dị đoan tìm đến nhờ… xem bói! Nhờ đó mới có được ít tiền dằn lưng để 2 mẹ con dắt nhau về nhà lo làm lại cuộc đời một lần nữa.
Làm lại cuộc đời không biết lần thứ mấy với 2 chân bị liệt phải vịn vào con rồi chống nạng tập đi từng bước. Đến năm 1987 mới bỏ nạng tự đi được để trở lại nghề cũ đào đất làm gạch bán, để dành tiền nuôi lợn, lấy phân lợn trồng rau . Quả là trời cũng thương phú cho tay nuôi lợn thành công có lúc nuôi cả đàn lợn đến 70 con nhất làng thời đó.
Từ đó tận dụng vốn liếng kiến thức từng có một thời làm cán bộ tài chính cộng với kinh nghiệm học hỏi từ bạn nằm bệnh viện đã phát triển thêm nghề đào ao nuôi cá (đến Hải Hưng họïc nghề), trồng cây cảnh ( lên Hà Nội học nghề làng Nghi Tàm nổi tiếng) đều đạt thành tựu hái ra tiền. Trở thành một trong những người… giàu nhất Thái Bình! Con trai đã vào trường y, càng thêm có điều kiện chữa trị tốt hơn cho bệnh của mẹ.
Đang ấp ủ tiếp dự án trồng hoa cung cấp cho cả tỉnh. Một dự án làm cho đời thêm đẹp của một cuộc đời từng đi đến tận cùng sự đày đọa khổ não thê thảm -- của một “con hủi”, “con quỷ”: “Có lúc tôi thực sự là một con quỷ nhưng là một con quỷ có trái tim người tuy nhiều khi phải sống với những người mang trái tim quỷ…”
619 - Trần Thị Khuyên
CHIỀU CHIỀU VẪN NGÓNG CON VỀ
Mẹ liệt sĩ sinh1915 tại Hà Tĩnh. Sống ở Hà Tĩnh (2009).
Mẹ nữ liệt sĩ Võ Thị Hà trong huyền thoại 10 cô gái anh hùng ở ngả ba Đồng Lộc thuộc tỉnh Hà Tĩnh hy sinh vì bom Mỹ năm mới 19 tuổi (năm 1968) khi đang làm nhiệm vụ thông đường cho xe bộ đội ra tiền tuyến.
Từ đó ngày ngày hễ khi chiều tối là bà đều tha thẩn ra đầu ngõ mỏi mắt ngóng trông về hướng Đồng Lộc như có ý chờ con gái về chứ không nghĩ đã ra đi vĩnh viễn. Cho đến ngày bà nằm liệt giường một chỗ mới thôi.
Thế nhưng trước đó chính mẹ lại là người có linh cảm biết được chuyện đau buồn đó. Aáy là khi liệt sĩ còn sống về thăm mẹ, mẹ sai con trai đi bắt gà làm bữa ăn cho con gái song không bắt được nên cô Hà phải vội lên đường trở lại đơn vị. Mẹ vẫn gọi con bắt gà cho kỳ được rồi bảo đưa lên Đồng Lộc cho các chị em nuôi. Thế rồi một hôm trong đàn gà trong chuồng bỗng có một con gá mái đập cánh bay lên cao y hệt gà trống khiến mẹ như có thần giao cách cảm buột miệng nói với trong nhà “Thế nào chị Hà mày cũng có chuyện.”
Quả đúng vậy chỉ hai ngày sau thì tin dữ bay về !
620 - Trần Thị Nguyệt
NGƯỜI SỐNG THỌ NHẤT
Nông dân sinh 1890 ở Thừa Thiên – Huế. Sống ở TT – Huế (2011).
Còn giữ được thẻ căn cước chế độ cũ ghi năm sinh 1890 (quê thôn Thủy Diện, xã Phú Xuân, huyện Phú Vang), đến năm 2011 là 121 tuổi (122 tuổi ta) xem như là người VN còn sống thọ nhất. Vẫn còn sinh hoạt bình thường, ăn ngủ được, tự lo việc vệ sinh bản thân, nhớ được nhiều chuyện xưa.
Thời trẻ làm nghề “bà mụ” đỡ đẻ rất mát tay cho cả làng. Lấy chồng năm 19 tuổi, chồng hiện cũng còn sống nhưng đã yếu hẳn chỉ còn nằm hay ngồi một cho trên giườøng, không còn khỏe và minh mẫn bằng tuy nhỏ hơn vợ khoảng 5 tuổi. Cả hai làm nên kỷ lục nữa “Đôi vợ chồng còn sống thọ nhất” với 27 cháu nội ngoại và hơn 26 chắt chít.
Sinh được 5 con, chỉ còn một con gái 91 tuổi còn sống, 4 người con trai kia đều hy sinh trong chiến tranh chống Mỹ. Năm 72 đi tiếp tế cho con ở chiến khu đã bị chế độ cũ bắt giam tra khảo. Năm 1994 được phong Bà mẹ VN Anh hùng.
Bí quyết sống thọ: “Tui sống lâu là do cả đời tui chuyên làm điều thiện, không hại ai, không ăn hô nói thừa, không trộm cắp của ai một đồng, không tị nạnh hơn thua với ai dù chỉ là một câu nói…”
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét