NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
541 - Hạ Quốc Huy
QUYỀN ĐẠO VN TRÊN ĐẤT MỸ
Võ sư Việt kiều Mỹ sinh 1947 tại Quảng Nam. Sống ở Mỹ (2011).
Từ quê ra Huế vừa học Cao đẳng Mỹ thuật Huế vừa thụ giáo võ sư Nhật Bản Choji Suzuki sư tổ lập phái võ Suzucho Karatedo ở Huế. Tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật trở thành đại đệ tử Trưởng tràng phái võ Suzuki ở Huế, sau đó nhập ngũ phục vụ ngành chiến tranh chính trị chuyên về mỹ thuật.
Trong thời gian này đã có một số tranh đoạt giải chế độ cũ trong đó có bức “Cổ thành ngày trở lại” vẽ năm 1974 về Cổ thành Quảng Trị sau trận chiến “Mùa hè đỏ lửa” 1972 mà mình từng có mặt, nơi ban đầu bị quân cộng sản chiếm sau đó quân đội VNCH giành lại.
Năm 1979 vượt biên qua Mỹ và tại đây đã thành lập phái võ Quyền đạo VN kết hợp tinh hoa võ thuật xứ Quảng quê hương với karatedo Nhật Bản, đào tạo nhiều đệ tử đoạt các giải võ thuật ở Mỹ. Con trai đầu từng đoạt chức Vô địch karatedo quốc tế 4 năm liền 1992-1995.
Bản thân năm 1995 được phong huyền đai đệ cửu đẳng Suzuko Karatedo. Ngoài ra còn viết sách phổ biến võ thuật, viết văn, viết báo hải ngoại.
542 - Lê Công
“CHIẾN LỢI PHẨM” TỪ TRẬN CHIẾN THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ
Đại tá huấn luyện viên võ thuật quân đội sinh 1948 tại Quảng Bình. Sống ở Hà Nội (2011).
Từ nhỏ đã ham mê võ thuật, tập võ dân tộc, Thiếu Lâm. Lớn lên nhập ngũ vào bộ đội pháo cao xạ đánh trận ở Bình Trị Thiên.
Năm 1972 có mặt chiến đấu trong trận chiến đẫm máu 2 phe cộng sản và VNCH tranh giành chiếm giữ Thành cổ Quảng Trị, trận chiến dữ dội khốc liệt nhất bên nào cũng tổn thất nhiều nhất trong chiến tranh VN -- phía VNCH gọi là “Mùa hè đỏ lửa” còn với phía bên kia là Chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ. Trong cuộc chiến này tình cờ nhặt được cuốn sách dạy võ karate “Suzucho Karate” của tác giả Hạ Quốc Huy, một võ sư nổi tiếng miền Nam xuất thân từ lò võ karate do một bậc thầy Nhật Bản Suzuki lập tại Huế cuối thập niên 50 (sau đó còn phát triển vào Sài Gòn cuối thập niên 60).
Từ đó bắt đầu say mê nghiên cứu karate. Rồi gặp dịp may năm 1975 theo đoàn quân vào giải phóng Huế – trung tâm phái võ Suzucho Karate - mới tận dụng cơ hội đi tìm gặp học hỏi, tập luyện karate từ những môn sinh trường phái võ karate Huế.
Dần dà trở thành một võ sư karate đầy bản lĩnh, năm 1981 bắt đầu mở lớp dạy môn võ này tại nhà riêng. Với hàm đại tá quân đội sau đó được cử giữ chức HLV Trưởng Đội tuyển Karate VN liên tục dẫn dắt đệ tử đoạt nhiều HCV, chức Vô địch SEA Games, Asiad.
Trước mỗi giải đấu lớn và sau giải thành công đều hành hương về chiến trường xưa thắp nhang viếng đồng đội vì “Thầy trò tôi có được những thành tích ấy là nhờ đồng đội cũ của tôi phù hộ”.
Bắt đầu năm 1996 chở vợ trên vespa chạy từ Huế (vừa dẫn học trò dự giải) ra Quảng Trị, sau đó đều đặn hàng năm đều trở lại thăm các nghĩa trang liệt sĩ ở đây, có năm 2-3 lần. Lần nào cũng hứa: “Chỉ cần còn sức khỏe, năm nào tôi cũng đến thăm anh em.”
Một lời hứa, một lời tri ân mãi mãi những đồng đội không bao giờ quên được đã hy sinh cho mình còn may mắn sống sót hôm nay. Bởi sau chiến tranh, tổng kết đơn vị trung đoàn của mình có số chiến sĩ đã hy sinh chiếm đến 70% quân số trong toàn binh chủng Phòng không – Không quân.
543 - Lê Đức Tuấn
“NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM” THỨ HAI
Họa sĩ sinh 1940 tại Hà Nội. Sống ở Hà Nội (2011).
Một trường hợp tương tự di cảo “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” chỉ có khác là cuốn nhật ký này bằng tranh do tác giả – là nam - ký họa ngay trên chiến trường miền Nam sau đó được lính Mỹ nhặt được đem về Mỹ mãi 42 năm sau mới trả lại cho tác giả vẫn còn sống.
Tác giả tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật Hà Nội liền xung phong đi bộ đội năm 1967 vào Nam chiến đấu. Trong thời gian một năm ở đơn vị hoạt động trên Tây nguyên, hàng ngày khi rảnh rỗi đã sử dụng nghề vẽ để ký họa - bằng chì than, chì sáp - những cảnh chiến đấu, sinh hoạt của bộ đội cùng cảnh dân quê, rừng núi nơi đóng quân, cả tranh phong cảnh, sinh hoạt lẫn chân dung.
Năm 1968 sau một trận đánh ở Kon Tum, khi rút quân vội đã bỏ quên cuốn “nhật ký tranh” – lúc đó đã có 112 bức tranh phác họa - trên chiến trường. Một sĩ quan Mỹ nhặt được (cùng một tập thơ Pushkin trong ba lô họa sĩ), không cho đốt – giống hệt trường hợp “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” - mà chuyển lại cho viên trung tướng Mỹ chỉ huy vùng này sau khi đã xé ra 3 bức tranh gửi về Mỹ… tặng vợ!
Tướùng Mỹ đem “chiến lợi phẩm” về Mỹ cất giữ kỹ – bảo quản rất tốt – mà không nói gì cho ai biết. Mãi đến khi ông mất năm 1984, người con gái soạn lại đồ đạt của cha mới tìm thấy và vốn là một họa sĩ, bà đã đánh giá cao tác phẩm: “Chúng tôi ai cũng ngạc nhiên, sửng sốt trước tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tài năng của người họa sĩ ấy”.
Vì thế liền cùng nhà báo viết bài đăng báo giới thiệu “Chuyện kể từ cuốn ký họa tìm thấy trên thi thể người lính Bắc Việt” (có in kèm một số tranh tự đoán ra để chú thích) trong đó khẳng định họa sĩ tác giả đã… chết là “một người lính còn trẻ rõ ràng là người có học vấn cao và một tâm hồn nhạy cảm”.
Tập tranh “nhật ký” sau đó được đem giới thiệu ở trường đại học và đưa vào bảo tàng của trường. Đến lúc đó một người đi xem mới để ý phát hiện ra tên tác giả ký tắt dưới các bức tranh và gợi ý tìm cách trả lại cho VN.
Nhờ Bộ Quốc phòng Mỹ liên hệ với Bảo tàng Lịch sử quân sự VN năm 2009 từ đó mới biết thì ra tác giả vẫn còn sống, sau chiến tranh được chuyển công tác về báo Quân đội Nhân dân!
Năm 2010 Đại sứ Mỹ tại VN đã trao lại tác phẩm cho tác giả kể cả 3 bức tranh mà viên sĩ quan Mỹ đã tách ra lấy gửi tặng vợ. Viên sĩ quan này nay làm phóng viên cũng từ đó viết thêm cuốn sách “Nhật ký bằng tranh trở về từ phía bên kia” kể tường tận lịch sử trôi giạt bao nhiêu năm của tập tranh ký họa bất hủ này. Qua đó bày tỏ: “Tôi kính trọng ông (tác giả) vì ông là một người lính đã chiến đấu dũng cảm đồng thời lại là một nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm đẹp trong chiến đấu.”
Về phần tác giả tất nhiên quá hạnh phúc: “Tôi nghĩ nó đã “hy sinh” rồi… Cám ơn phía bên kia đã không “giết” nó”!
544 - Lê Uyên Phương
KẾT THÚC MỘT HUYỀN THOẠI ĐÔI SONG CA
Lê Uyên: Nữ ca sĩ gốc Hoa tên thật Lâm Phúc Anh sinh 1952 tại Hà Nội. Sống ở Mỹ (2011)/ Phương: Nhạc sĩ tên thật Lê Văn Lộc sinh 1941 tại Đà Lạt – Mất 1999 ở Mỹ (59 tuổi).
Một đôi song ca nam nữ nổi tiếng ở miền Nam trước 75 hình thành từ một mối tình đẹp lãng mạn từ xứ sở mộng mơ Đà Lạt: Chồng dạy học ở Đà Lạt gặp vợ từ Sài Gòn lên học trường Tây, tình yêu bùng nổ say đắm đam mê, kết hôn năm 1968 dù bị gia đình vợ chống đối có lúc phải dắt nhau bỏ trốn.
Chồng tài hoa viết nhạc từ lúc mới 19 tuổi đàn guitar hát đệm dạy cho vợ có giọng hát khoẻ hát toàn ca khúc của mình với một giai điệu, âm hưởng, phong cách độc đáo hoàn toàn khác lạ so với những làn điệu âm nhạc thịnh hành bấy giờ.
Do nội dung và giai điệu ca khúc xuất phát từ mối ám ảnh về sự chia ly, khắc khoải ê chề vì nỗi đau dẫn đến cái chết toát ra từ mặc cảm cái chết đến gần đối với tác giả vốn bị nghi là mắc bệnh ung thư xương (từ khi sinh ra trên tay và người đã nổi lên một số cục u ngày càng lớn) “có thể chết bất cứ lúc nào” trong một năm hai năm. Từ đó thúc đẩy niềm mê đắm nếm hoan lạc cuộc sống, tình yêu đến tận cùng trước khi thần chết gõ cửa.Tất cả lại được trải nghiệm giữa không gian hoang dã thơ mộng của Đà Lạt như muốn dẫn dắt con người về với cõi hoang sơ nguyên thủy.
Nỗi sợ bệnh tật đó còn vướng vất thêm không khí chết chóc của chiến tranh lúc bấy giờ như nhạc sĩ tâm sự: “Chiến tranh ở khắp mọi nơi. Mọi người nếu có nhau họ đã sống rất vội vã và sống trọn vẹn bên nhau. Bởi vì có thể ngày mai hay sớm hơn vài phút nữa, vài tiếng đồng hồ nữa có thể chúng ta không còn nhau…”. Thêm vào đó là ảnh hưởng triết thuyết hiện sinh Pháp của Jean–Paul Sartre thời này đối với tuổi trẻ miền Nam trong giới sinh viên và trí thức
Từ đó cả 2 tạo nên một đôi song ca bất hủ với nghệ danh chung Lê Uyên Phương ghép tên người yêu đầu và tên mẹ (gốc hoàng tộc Huế) của nhạc sĩ. Gồm một người đàn ông để râu mặt mày hốc hác dáng dấp phong trần đàn hát bè giọng trầm khàn rè man dã, một người đàn bà nét đầy đam mê hát giọng cao rền rĩ như rên như than đòi đoạn qua cách thể hiện phóng túng hết mình vang vọng ra âm hưởng một dòng nhạc thê thiết. Tựa chừng hát như ngày mai không còn được hát nữa, hát như ngày mai sẽ chết, khi thê lương nức nở khi nồng nàn tận hiến từ xương tủy.
Đôi lứa đưa nhau vào Sài Gòn thị trườøng phát triển ca nhạc miền Nam bắt đầu trình diễn du ca lập tức được giới trẻ hết sức ái mộ qua một loạt ca khúc chỉ 2 người song ca là hay nhất không đôi nào sánh bằng mà cũng không ai đơn ca nghe được (kể cả Khánh Ly sau này dù cũng là dân gốc Đà Lạt): “Buồn đến bao giờ”, “Cho lần cuối”, “Vũng lầy của chúng ta”, “Dạ khúc cho tình nhân”, “Tình khúc cho em”, “Bài ca hạnh ngộ”, Hãy ngồi xuống đây”, “Một ngày vui mùa đông”, “Lời gọi chân mây”, “Uống nước bên bờ suối”…
Kiểu nhạc đó làm sao tồn tại nổi ở VN sau 75 nên năm 1979 hai vợ chồng cùng 2 con gái vượt biên qua Mỹ.
Trên xứ người vẫn còn tiếp tục viết nhạc và cả vẽ, viết truyện, tùy bút nữa (một số có tính thời sự như “Trại tị nạn và các thành phố lớn” 1983, “Biển, kẻ phán xét cuối cùng” 1980…) nhưng không mấy thành công, không tự vượt mình nữa so với thời hát và in tuyển tập nhạc “Khi loài thú xa nhau” trước kia.
Thỉnh thoảng vẫn xuất hiện cùng vợ song ca nhưng trong một môi trường, không khí rõ ràng không còn thuận lợi, cảm hứng tràn đầy như trước nữa. Những nhạc phẩm sáng tác sau này cũng mất dần chất man dại đậm đà, say sưa tha thiết.
Không hiểu có phải đó là một nguyên nhân – trong những nguyên nhân – đưa đến năm 1985 vợ chồng đột ngột chia tay sau 15 năm chung sống và hát cặp có thể nói thành công ấn tượng nhất lịch sử âm nhạc VN. Chia tay đơn giản vì lý do “không có nghĩa lý gì hết!” như sau này nhạc sĩ kể lại. Hai con gái chia ra mỗi người nuôi một đứa.
Và rồi chồng lấy vợ mới không ai khác chính là cô… em vợ! “Một nửa kia” của đôi song ca thì vẫn ở vậy. Một trường hợp giống hệt đôi song ca nhạc pop nổi tiếng Mỹ một thời Sonny and Cher ở thập niên 60-70 (Lấy nhau năm 1963, có một con trai rồi ly dị năm 1975 sau 13 năm mặn nồng tình yêu và âm nhạc; sau đó, chồng Sonny đắc cử thượng nghị sĩ bang California rồi mất 1998, vợ Cher đến nay vẫn còn hát solo và đóng phim).
Chẳng được mấy năm thì Phương qua đời không phải bệnh ung thư xương như lo ngại lâu nay mà do ung thư phổi vì hút thuốc quá nhiều. Với lời trăng trối gửi lại Lê Uyên: “Em phải sống để đưa tất cả những đứa con tinh thần của chúng ta về lại quê hương và tiếp tục hát. Em phải sống để làm trọn vẹn những điều anh đang làm dở dang và phải hoàn thành nó với tất cả tấm lòng của em.”
Trước đó vào năm 1992 Lê Uyên đã về một mình, được những bạn bè cũ một thời Trịnh Công Sơn, Phạm Trọng Cầu vận động cho tổ chức một buổi diễn “trong vòng hạn chế”, đến những năm 2000 mới trở lại hát nhạc cũ thoải mái. Nhưng chỉ còn hát một mình – lại đã lớn tuổi - thì không còn hay, còn bốc như xưa nữa.
Đáng tiếc hơn nữa là một thương hiệu “nhạc Đà Lạt” không nơi nào có được như vậy – gắn liền với quán “Cà phê Tùng” một thời - đến giờ vẫn chưa được quê nhàø khôi phục như là một phần di sản văn hóa đáng lưu giữ của xứ sương mù buồn da diết “Đồi thông 2 mộ”.
545 - Nguyễn Thị Ly
“MONA LISA CHẤT ĐỘC DA CAM”
Học sinh tiểu học sinh 2001 tại Đà Nẵng. Sống ở Đà Nẵng (2011).
Ong ngoại quê Hà Tĩnh là cựu bộ đội chiến đấu trên chiến trường Quảng Trị nên sinh ra mẹ chịu di chứng CĐDC làm một số bộ phận cơ thể biến dạng, đau ốm hoài (người anh của mẹ cũng vậy, đã chết).
Mẹ vào Đà Nẵng phụ việc bán cơm rồi lấy chồng thợ nề. Có thai con đầu bị sẩy thai, đến em là đứa thứ hai bị sinh non mới 6 tháng rưỡi, hình hài “bằng cái cổ tay” chỉ cân nặng 1,7kg phải nuôi trong lồng kính nhiều tháng trời. Đặc biệt gương mặt bị dị dạng méo mó khác thường.
Được đặt tên “Ly” do cả nhà luôn ở trong tình trạng phập phồng chưa biết con sống được bao lâu nên sẵn sàng tâm lý chịu đựng khi phải một lần nữa “chia ly” con!
Lớn lên ốm o gầy yếu, mắc bệnh nghỉ học hoài hoài, tuy vậy đỡ bệnh vẫn siêng năng cắp cặp đến trường dù lên lớp chậm, nay còn ở lớp 3. Nhưng luôn là học sinh giỏi.
Tháng 7.2010 nhà nhiếp ảnh Mỹ Ed Kashi cùng vợ được giới thiệu đến ở chung với gia đình trong vòng một tuần lễ để chụp hình mô tả thân phận những nạn nhân CĐDC do quân đội Mỹ gây nên trong cuộc chiến tranh VN đã qua. Từ đó một bức ảnh chụp em đã được UNICEF tặng giải “Bức ảnh của năm” 2010 trong hơn 1.200 ảnh từ 30 nước gửi tới dự thi.
Bức ảnh mô tả em đứng trong nhà tranh tối tranh sáng với gương mặt dị dạng đáng sợ nhưng vượt lên trên tất cả là nụ cười của em vẫn nở e ấp đầy nét thơ ngây hồn nhiên, thậm chí còn lộ vẻ tinh nghịch nhí nhảnh của tuổi thơ nữa. Điều được cô giáo của em giải thích: “Dường như trong em không hề tồn tại bệnh tật, không buồn rầu gì hết mà em còn truyền cảm hứng sống, ước mơ sống đến cho các bạn khác nữa.”
Một nụ cười “bí ẩn” – gần như nụ cười của nàng Mona Lisa bất hủ của Da Vinci – có thể khó hiểu đối với không ít người khi biết rằng đây là một nạn nhân đau đớn vô tội của chiến tranh tàn ác. Nhưng với người VN thì có thể hiểu được ấy là khát vọng sống không bao giờ nguôi của một dân tộc bị đánh mất, bị cướp đi quá nhiều giấc mơ đời tươi sáng - một quyền con người mà bất cứ ai cũng ấp ủ.
Nụ cười đó như đại diện cho cả một dân tộc còn sống sót sau thảm họa chết chóc, tật nguyền, tàn phá cùng cực từ vật chất đến tinh thần kéo dài 20 năm bây giờ đã bay đi khắp thế giới.
546 - Phan Thành Thương
NGƯỜI KHÔNG TAY “MUỐN SỐNG THẬT NHIỀU”
Người khuyết tật sinh 1980 tại Tây Ninh. Sống ở Tây Ninh (2011).
Sinh ra với di chứng CĐDC mang nặng trong hình hài, 2 cánh tay bị teo lại ngắn ngủn co rút lại lên phía trên chỉ lòi ra những ngón tay và 2 cùi chõ.
Dù vậy vẫn nỗ lực học hành thi đậu ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM ngành tin học. Học ngành này mà không có máy vi tính riêng vì nhà quá nghèo nhưng may là bạn bè thương sẵn sàng cho dùng máy chung và sử dụng máy bằng cách dùng 2 khuỷu tay đánh chữ, còn con chuột thì điều khiển bằng… chân! Cả 2 cùi tay lâu ngày ấn phím thành ra chai sần cứng như đá, nhờ vậy mà tốt nghiệp đại học như ai.
Nhưng ra trường khó tìm được việc làm bèn quay về quê cũ xã Phước Vinh – huyện Châu thành quyết chí tự lập với ước mơ không chỉ tự nuôi bản thân mà còn nhằm giúp đỡ những ai đồng cảnh ngộ. Thế là mạnh dạn vay tiền mua 10 máy vi tính cũ về nhà mở lớp dạy tin học cho con em trong vùng, đặc biệt học viên người khuyết tật hoặc nhà nghèo được miễn phí. Đến nay đã đào tạo gần 500 người thông thạo tin học nơi quê nghèo ánh sáng văn minh chưa rọi tới bao nhiêu, một nửa số đó không lấy tiền.
Vẫn lấy vợ sinh con nhưng ác nghiệt thay con trai sinh ra cũõng bị tật nguyền do lây lan hậu quả CĐDC đời sau. Dù vậy vẫn cắn răng chịu đựng tai ương đổ xuống đầu 2 thế hệ: “Lúc đó tôi chết điếng người, suy sụp vì thương con, có lúc oán cuộc đời này sao thật bất công với tôi như thế. Nhưng giờ lại khác, tôi muốn sống -- sống thật nhiều để giúp ích cho nhiều người khác nữa cũng bất hạnh như mình…”
547 - Sơn Thương
TỰ TỬ TRONG TRẠI CẢI TẠO
Sĩ quan VNCH sinh tại Campuchia – Mất 1977 ở Bắc Thái.
Người gốc Miên, là đại tá Biệt động quân chế độ cũ sau 75 đi cải tạo ở Bắc Thái.
Tâm tư nhiều uất ức lo buồn phần vì chịu cảnh tù đày và phần khác từ hoàn cảnh gia đình thất tán trong chiến tranh, vợ mất tích mà ở nhà chỉ còn mẹ già cùng đứa con trai nhỏ không ai chăm sóc. Thành ra ở tù không ai thăm nom. Nhưng bản tính lầm lì ít nói nên cứ ôm giữ mãi trong lòng bao nỗi đau thế sự và đời riêng.
Trong một lần tham gia lao động nặng bị chấn thương cột sống phải chuyển qua bộ phận dưỡng bệnh. Do không lao động nên tự động bị cắt khẩu phần bồi dưỡng (nửa ký khoai mì) vào ban đêm. Bèn làm đơn khiếu nại nhưng bị bác rồi còn bị đem ra tổ… kiểm điểm, bị chính các tổ viên - là chiến hữu quân đội VNCH cũ - phê là “cá nhân chủ nghĩa”!
Nỗi buồn tủi ấm ức thân phận chất chứa lâu nay thành ra uất ức đi đến chỗ uống thuốc sốt rét quá độ tự tử chết.
548 - Sơn Tùng
THÊM MỘT “PAVEN VN”
Nhà văn tên thật Bùi Sơn Tùng sinh 1928 tại Nghệ An. Sống ở Hà Nội (2011).
Bắt đầu vào đời làm nghề phóng viên có lẽ nhờ cơ duyên bà con xa với Chủ tịch Hồ Chí Minh nên có nhiều năm được đi theo viết về các hoạt động của chủ tịch. Nhờ vậy sau này trở thành nhà văn viết nhiều cuốn tư liệu tiểu thuyết hóa về cuộc đời Chủ tịch HCM, tổng cộng 9 cuốn nhiều nhất cả nước.
Năm 1967 tình nguyện vào miền Nam làm phóng viên báo Tiền Phong lăn lộn trên chiến trường đông Nam bộ.
Năm 1970 bị thương nặng toàn thân ghim 14 mảnh đạn được cáng ra Bắc 8 tháng qua đường Trường Sơn.
Được cứu chữa lấy các mảnh đạn ra nhưng còn 3 mảnh nằm trong đầu bác sĩ không dám mổ sợ nguy hiểm tính mạng. Được đề nghị đưa qua Trung Quốc tiếp tục điều trị nhưng từ chối vì vẫn muốn ở lại quê hương theo dõi sát tình hình chiến sự trong Nam nơi còn đồng đội bạn bè hàng ngày vẫn phải đương đầu với bom đạn. Và để có cơ hội tiếp tục giấc mơ sự nghiệp làm báo, viết văn mình hằng ấp ủ.
Thế rồi với thể trạng thương binh 1/4 (thị lực còn 1/10, bàn tay còn 3 ngón, không tự bưng chén ăn cơm được, chân sưng không đi được) vẫn tự mình tập luyện vượt qua nỗi đau thân xác, bệnh tật để có thể cầm bút trở lại. Bằng cách tập ngồi thiền, vận động, kẹp ngòi bút vào hai ngón tay còn lại để viết dù có khi trở trời hoặc cố gắng quá sức làm huyết áp tăng lên 240, nhịp tim 40: “Gần 40 năm vừa vật lộn với vết thương mỗi khi tái phát hành hạ vừa moi cái vốn tích lũy mà viết, viết cho vơi bớt nỗi đau.”
Không chỉ viết mà còn đi đây đó – đến tận nơi, hỏi thăm người liên quan… - sưu tầm, truy tìm thêm tư liệu cho đề tài. Tự bỏ tiền lương hưu thương binh để lo mọi chuyện, có khi phải bán bớt đồ đạc lấy tiền chi phí (một phần còn nhờ người vợ đảm), dứt khoát không nhận sự giúp đỡ bên ngoài. Hai lần không nhận Nhà nước cấp nhà mà nhường cho người khác để mình vẫn ởû căn hộ nhỏ cũ nát trong hẻm xa.
Từ đó viết và in những tác phẩm về cuộc đời Chủ tịch HCM được đón đọc nhiều: “Búp sen xanh” 1980, “Bông sen vàng” 1984, “Hoa dâm bụt” 1999, “Trái tim của đất”, “Con người và con đường”… Đáng chú ý cuốn đầu tiên “Búp sen xanh” cũng là cuốn được in nhiều nhất (tái bản 10 lần khoảng 400.000 bản) lúc mới ra đã bị có người… phê phán (dám “đụng” đến lãnh tụ!) may mà sau đó được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng bảo vệ.
Ngoài ra còn viết một số chân dung nhân vật lịch sử nữa trong đó có công tìm ra người đã vẽ mẫu quốc kỳ cờ đỏ sao vàng hiện nay, một chiến sĩ cách mạng quê Hà Nam bị Pháp xử bắn năm 1941 tại Hóc Môn – Sài Gòn mà mãi hơn 40 năm sau nhờ phát hiện của ông mới được công nhận liệt sĩ.
Giữa năm 2010 gần 90 tuổi đã bị một cơn đột quỵ phải vào bệnh viện cấp cứu vẫn qua được để trở về cặm cụi tiếp trên trang giấy. Hàng đêm vẫn thức dậy thắp hương bàn thờ Phật và bàn thờ danh nhân văn hóa đặt trong nhà – Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, HCM… - xem như một “đền thờ tâm linh” của mình như chữ ký của mình đã thể hiện: “Chữ ký của tôi là hình nén hương trên mộ những anh hùng liệt sĩ.”
549 - Suzanne Thi Hien Hook
“TÔI RAO BÁN CẢ CUỘC ĐỜI TÔI”
Việt kiều Anh tên cũ Thị Hiền sinh 1969 tại Sài Gòn. Sống ở TPHCM (2011).
Mẹ lấy lính Mỹ da đen nên vừa sinh ra đã bị mẹ bỏ rơi trong một bụi cây ven đường, may được người đi đường nghe thấy mới báo cảnh sát đến bồng đem cho trại nuôi trẻ mồ côi của tổ chức từ thiện Anh. Nhờ đó năm 1972 được một gia đình người Anh nhận làm con nuôi đưa về Anh.
Được cha mẹ nuôi dưỡng dục đầy đủ nên lớn lên trở thành một doanh nhân khá thành đạt làm chủ một công ty trang điểm, thêu may dành cho nữ giới.
Trong một thời gian dài luôn mang mặc cảm mình là con nuôi gốc Châu Á nên không nhớ gì về quê hương, thậm chí cũøng không dám nhắc đến tên Việt (do trại trẻ mồ côi đặt) mà chỉ dùng tên Suzanna Hook do cha mẹ nuôi đặt. Nhưng trong thâm tâm vẫn không tránh khỏi một nỗi nhớ nguồn cội mơ hồ từ máu thịt, bởi vậy năm 2007 nhận lời theo một tổ chức từ thiện đến TPHCM tham gia dạy tiếng Anh cho trẻ em.
Tại đây, nhớ lại thời xưa nên đi tìm thăm lại trại trẻ mồ côi nuôi dưỡng mình năm xưa và cả các trung tâm trẻ mồ côi khác nữa qua đó mới thấy thương cảm cho biết bao cảnh đời như mình trước đây nhưng nay quá kém may mắn, thiếu thốn đủ thứ từ tình thương đến cuộc sống vật chất. Từ đó mỗi năm đều quay lại VN thăm trẻ mồ côi, có khi ở cả tháng trời: “Năm 2007 là một trong những năm tuyệt vời nhất của cuộc đời tôi… Bây giờ tôi hiểu biết về trẻ mồ côi nhiều hơn những chuyện khác…” Đồng thời từ nay chính thức lấy tên mình là Suzanne Thi Hien Hook không còn chút mặc cảm “người Việt” nào nữa.
Năm 2010 trong một lần trở về như vậy đã gặp được 2 cô bảo mẫu từng nuôi mình trước kia, qua câu chuyện kể đầy tâm sự của các cô về lòng nhân ái không bờ bến không biên giới đã tạo cho mình một chuyển biến nội tâm mạnh mẽ, rõ rệt. Do đó khi quay lại nước Anh quê hương thứ hai đã suy nghĩ đi đến một quyết định chọn lựa hệ trọng cho cả cuộc đời mình là từ bỏ cuộc sống hiện tại ở Anh để quay về nước lao vào hoạt động giúp đỡ trẻ mồ côi.
Bắt đầu vào giữa năm 2010 cho rao bán toàn bộ tài sản lấy tiền sẽ sử dụng trong dự án từ thiện ở VN, rao bán từ khu biệt thự trị giá 750.000 USD (khoảng hơn 15 tỉ đồng) đến xe ô tô Mercedes xịn, vật dụng, áo quần, giày giép hàng cao cấp… Tổ chức cả một gian hàng bán đồ cũ của mình, bán hết: “Tôi đang bán tất cả mọi thứ. Cả cuộc đời tôi đang được rao bán. Cuộc đời của tôi bây giờ là về VN với các con tôi. Cuộc sống của tôi tại Anh đã chấm dứt, nó sẽ tiếp tục tại VN với những đứa trẻ. Tôi đi theo tiếng gọi của trái tim mình…”
Công việc này còn được sự tiếp tay của một cô bạn cũng con nuôi gốc Việt ởû Anh là Jacki Clibborn quyên góp áo quần cũ hùn vào bán thêm tiền cho cô nhi viện tương lai. Gom tiền được bao nhiêu mang về TPHCM lập Trung tâm Mái ấm tình thương Allambie (lấy theo tên trại mồ côi nơi xuất thân của mình năm nào) chuẩn bị đón các em vào cuối năm 2010.
550 - Tạ Trí Hải
TỪ HÀ NỘI VÀO SÀI GÒN LÀM NGHỆ SĨ ĐƯỜNG PHỐ
Cán bộ về hưu sinh 1940 tại Hà Nội. Sống ở TPHCM (2011).
Học nhạc học đàn từ nhỏ nhưng lớn lên học tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội rồi vào bộ đội từ năm 1963 tay súng tay đàn tham gia lực lượg bảo vệ thủ đô chống máy bay Mỹ đánh phá.
Sau 75 về làm Tổng cục Cao su rồi năm 1977 tình nguyện được phân công vào “vùng đất mới” Sài Gòn chuyên tâm làm chuyên viên ngành cao su.
Năm 1999 về hưu nhưng không về lại quê hương Hà Nội mà chấp nhận ở lại luôn TPHCM, tiếp tục sống đời độc thân trong một căn phòng cũ kỹ do cơ quan cho “tạm trú”.
Bấy giờ mới có dịp tìm về lại với nỗi đam mê từ thời thanh xuân là âm nhạc bằng sáng kiến có một không hai chiều tối ngày nào cũng vậy ôm đàn ra tự biên tự diễn miễn phí tại các địa điểm công cộng cho mọi người nghe cho đời thêm vui!
Mỗi chuyến du diễn đường phố như vậy được chuẩn bị kỹ càng với toàn bộ đồ nghề gồm cả đàn violon, mandoline, kèn harmonica kèm bình ắc quy cho micro, tất cả được chất lên chiến xe đạp còm (mượn của cháu) với ông chủ mang dáng dấp một nghệ sĩ bụi đời cao lớn râu trắng bạc phơ tóc búi lại phía sau đầu đội mũ rộng vành kiểu cao bồi Texas… còng lưng đạp nghêu ngao. Địa điểm trình diễn vào buổi chiều là công viên trung tâm thành phố bên hông nhà thờ Đức Bà và công viên 30.4 ở TPHCM, buổi tối thì đến công viên 23.9 trong khu vực “Tây ba lô” đường Phạm Ngũ Lão cách đó không xa.
Các buổi trình diễn văn nghệ cá nhân tự phát đó diễn ra đều đặn ròng rã đến nay đã hơn 10 năm đạt kết quả thành công trên cả mơ ước. Dần dần được người dân thành phố hoan nghênh, ủng hộ rồi đi đến chỗ nhiều người – cả khách du lịch nước ngoài nữa (được chủ nhân sô độc diễn tiếp chuyện tiếng Nga, Anh, Pháp) - còn hăng hái tham gia mang kèn, đàn, trống lẫn lời ca tiếng hát ra phụ họa, góp vui. Vô số lời ca ngợi, cảm tạ của quần chúng ghi đầy trong 11 cuốn sổ lưu niệm.
Từ đó hình thành cả một “CLB Ngàn sao” quy tụ dân ái mộ khắp nơi cùng làm “âm nhạc tập thể” giữa lòøng thành phố đầy thú vị.
Cứ thế một mình một ngựa… sắt giong ruổi đem tiếng đàn lưu lạc vang vọng lang thang trên quê hương mới mà có đến hơn 10 năm rồi – đến giữa năm 2010 - chưa một lần quy cố hương Hà Nội không hiểu tại sao?
(Còn tiếp)
QUYỀN ĐẠO VN TRÊN ĐẤT MỸ
Võ sư Việt kiều Mỹ sinh 1947 tại Quảng Nam. Sống ở Mỹ (2011).
Từ quê ra Huế vừa học Cao đẳng Mỹ thuật Huế vừa thụ giáo võ sư Nhật Bản Choji Suzuki sư tổ lập phái võ Suzucho Karatedo ở Huế. Tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật trở thành đại đệ tử Trưởng tràng phái võ Suzuki ở Huế, sau đó nhập ngũ phục vụ ngành chiến tranh chính trị chuyên về mỹ thuật.
Trong thời gian này đã có một số tranh đoạt giải chế độ cũ trong đó có bức “Cổ thành ngày trở lại” vẽ năm 1974 về Cổ thành Quảng Trị sau trận chiến “Mùa hè đỏ lửa” 1972 mà mình từng có mặt, nơi ban đầu bị quân cộng sản chiếm sau đó quân đội VNCH giành lại.
Năm 1979 vượt biên qua Mỹ và tại đây đã thành lập phái võ Quyền đạo VN kết hợp tinh hoa võ thuật xứ Quảng quê hương với karatedo Nhật Bản, đào tạo nhiều đệ tử đoạt các giải võ thuật ở Mỹ. Con trai đầu từng đoạt chức Vô địch karatedo quốc tế 4 năm liền 1992-1995.
Bản thân năm 1995 được phong huyền đai đệ cửu đẳng Suzuko Karatedo. Ngoài ra còn viết sách phổ biến võ thuật, viết văn, viết báo hải ngoại.
542 - Lê Công
“CHIẾN LỢI PHẨM” TỪ TRẬN CHIẾN THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ
Đại tá huấn luyện viên võ thuật quân đội sinh 1948 tại Quảng Bình. Sống ở Hà Nội (2011).
Từ nhỏ đã ham mê võ thuật, tập võ dân tộc, Thiếu Lâm. Lớn lên nhập ngũ vào bộ đội pháo cao xạ đánh trận ở Bình Trị Thiên.
Năm 1972 có mặt chiến đấu trong trận chiến đẫm máu 2 phe cộng sản và VNCH tranh giành chiếm giữ Thành cổ Quảng Trị, trận chiến dữ dội khốc liệt nhất bên nào cũng tổn thất nhiều nhất trong chiến tranh VN -- phía VNCH gọi là “Mùa hè đỏ lửa” còn với phía bên kia là Chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ. Trong cuộc chiến này tình cờ nhặt được cuốn sách dạy võ karate “Suzucho Karate” của tác giả Hạ Quốc Huy, một võ sư nổi tiếng miền Nam xuất thân từ lò võ karate do một bậc thầy Nhật Bản Suzuki lập tại Huế cuối thập niên 50 (sau đó còn phát triển vào Sài Gòn cuối thập niên 60).
Từ đó bắt đầu say mê nghiên cứu karate. Rồi gặp dịp may năm 1975 theo đoàn quân vào giải phóng Huế – trung tâm phái võ Suzucho Karate - mới tận dụng cơ hội đi tìm gặp học hỏi, tập luyện karate từ những môn sinh trường phái võ karate Huế.
Dần dà trở thành một võ sư karate đầy bản lĩnh, năm 1981 bắt đầu mở lớp dạy môn võ này tại nhà riêng. Với hàm đại tá quân đội sau đó được cử giữ chức HLV Trưởng Đội tuyển Karate VN liên tục dẫn dắt đệ tử đoạt nhiều HCV, chức Vô địch SEA Games, Asiad.
Trước mỗi giải đấu lớn và sau giải thành công đều hành hương về chiến trường xưa thắp nhang viếng đồng đội vì “Thầy trò tôi có được những thành tích ấy là nhờ đồng đội cũ của tôi phù hộ”.
Bắt đầu năm 1996 chở vợ trên vespa chạy từ Huế (vừa dẫn học trò dự giải) ra Quảng Trị, sau đó đều đặn hàng năm đều trở lại thăm các nghĩa trang liệt sĩ ở đây, có năm 2-3 lần. Lần nào cũng hứa: “Chỉ cần còn sức khỏe, năm nào tôi cũng đến thăm anh em.”
Một lời hứa, một lời tri ân mãi mãi những đồng đội không bao giờ quên được đã hy sinh cho mình còn may mắn sống sót hôm nay. Bởi sau chiến tranh, tổng kết đơn vị trung đoàn của mình có số chiến sĩ đã hy sinh chiếm đến 70% quân số trong toàn binh chủng Phòng không – Không quân.
543 - Lê Đức Tuấn
“NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM” THỨ HAI
Họa sĩ sinh 1940 tại Hà Nội. Sống ở Hà Nội (2011).
Một trường hợp tương tự di cảo “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” chỉ có khác là cuốn nhật ký này bằng tranh do tác giả – là nam - ký họa ngay trên chiến trường miền Nam sau đó được lính Mỹ nhặt được đem về Mỹ mãi 42 năm sau mới trả lại cho tác giả vẫn còn sống.
Tác giả tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật Hà Nội liền xung phong đi bộ đội năm 1967 vào Nam chiến đấu. Trong thời gian một năm ở đơn vị hoạt động trên Tây nguyên, hàng ngày khi rảnh rỗi đã sử dụng nghề vẽ để ký họa - bằng chì than, chì sáp - những cảnh chiến đấu, sinh hoạt của bộ đội cùng cảnh dân quê, rừng núi nơi đóng quân, cả tranh phong cảnh, sinh hoạt lẫn chân dung.
Năm 1968 sau một trận đánh ở Kon Tum, khi rút quân vội đã bỏ quên cuốn “nhật ký tranh” – lúc đó đã có 112 bức tranh phác họa - trên chiến trường. Một sĩ quan Mỹ nhặt được (cùng một tập thơ Pushkin trong ba lô họa sĩ), không cho đốt – giống hệt trường hợp “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” - mà chuyển lại cho viên trung tướng Mỹ chỉ huy vùng này sau khi đã xé ra 3 bức tranh gửi về Mỹ… tặng vợ!
Tướùng Mỹ đem “chiến lợi phẩm” về Mỹ cất giữ kỹ – bảo quản rất tốt – mà không nói gì cho ai biết. Mãi đến khi ông mất năm 1984, người con gái soạn lại đồ đạt của cha mới tìm thấy và vốn là một họa sĩ, bà đã đánh giá cao tác phẩm: “Chúng tôi ai cũng ngạc nhiên, sửng sốt trước tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tài năng của người họa sĩ ấy”.
Vì thế liền cùng nhà báo viết bài đăng báo giới thiệu “Chuyện kể từ cuốn ký họa tìm thấy trên thi thể người lính Bắc Việt” (có in kèm một số tranh tự đoán ra để chú thích) trong đó khẳng định họa sĩ tác giả đã… chết là “một người lính còn trẻ rõ ràng là người có học vấn cao và một tâm hồn nhạy cảm”.
Tập tranh “nhật ký” sau đó được đem giới thiệu ở trường đại học và đưa vào bảo tàng của trường. Đến lúc đó một người đi xem mới để ý phát hiện ra tên tác giả ký tắt dưới các bức tranh và gợi ý tìm cách trả lại cho VN.
Nhờ Bộ Quốc phòng Mỹ liên hệ với Bảo tàng Lịch sử quân sự VN năm 2009 từ đó mới biết thì ra tác giả vẫn còn sống, sau chiến tranh được chuyển công tác về báo Quân đội Nhân dân!
Năm 2010 Đại sứ Mỹ tại VN đã trao lại tác phẩm cho tác giả kể cả 3 bức tranh mà viên sĩ quan Mỹ đã tách ra lấy gửi tặng vợ. Viên sĩ quan này nay làm phóng viên cũng từ đó viết thêm cuốn sách “Nhật ký bằng tranh trở về từ phía bên kia” kể tường tận lịch sử trôi giạt bao nhiêu năm của tập tranh ký họa bất hủ này. Qua đó bày tỏ: “Tôi kính trọng ông (tác giả) vì ông là một người lính đã chiến đấu dũng cảm đồng thời lại là một nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm đẹp trong chiến đấu.”
Về phần tác giả tất nhiên quá hạnh phúc: “Tôi nghĩ nó đã “hy sinh” rồi… Cám ơn phía bên kia đã không “giết” nó”!
544 - Lê Uyên Phương
KẾT THÚC MỘT HUYỀN THOẠI ĐÔI SONG CA
Lê Uyên: Nữ ca sĩ gốc Hoa tên thật Lâm Phúc Anh sinh 1952 tại Hà Nội. Sống ở Mỹ (2011)/ Phương: Nhạc sĩ tên thật Lê Văn Lộc sinh 1941 tại Đà Lạt – Mất 1999 ở Mỹ (59 tuổi).
Một đôi song ca nam nữ nổi tiếng ở miền Nam trước 75 hình thành từ một mối tình đẹp lãng mạn từ xứ sở mộng mơ Đà Lạt: Chồng dạy học ở Đà Lạt gặp vợ từ Sài Gòn lên học trường Tây, tình yêu bùng nổ say đắm đam mê, kết hôn năm 1968 dù bị gia đình vợ chống đối có lúc phải dắt nhau bỏ trốn.
Chồng tài hoa viết nhạc từ lúc mới 19 tuổi đàn guitar hát đệm dạy cho vợ có giọng hát khoẻ hát toàn ca khúc của mình với một giai điệu, âm hưởng, phong cách độc đáo hoàn toàn khác lạ so với những làn điệu âm nhạc thịnh hành bấy giờ.
Do nội dung và giai điệu ca khúc xuất phát từ mối ám ảnh về sự chia ly, khắc khoải ê chề vì nỗi đau dẫn đến cái chết toát ra từ mặc cảm cái chết đến gần đối với tác giả vốn bị nghi là mắc bệnh ung thư xương (từ khi sinh ra trên tay và người đã nổi lên một số cục u ngày càng lớn) “có thể chết bất cứ lúc nào” trong một năm hai năm. Từ đó thúc đẩy niềm mê đắm nếm hoan lạc cuộc sống, tình yêu đến tận cùng trước khi thần chết gõ cửa.Tất cả lại được trải nghiệm giữa không gian hoang dã thơ mộng của Đà Lạt như muốn dẫn dắt con người về với cõi hoang sơ nguyên thủy.
Nỗi sợ bệnh tật đó còn vướng vất thêm không khí chết chóc của chiến tranh lúc bấy giờ như nhạc sĩ tâm sự: “Chiến tranh ở khắp mọi nơi. Mọi người nếu có nhau họ đã sống rất vội vã và sống trọn vẹn bên nhau. Bởi vì có thể ngày mai hay sớm hơn vài phút nữa, vài tiếng đồng hồ nữa có thể chúng ta không còn nhau…”. Thêm vào đó là ảnh hưởng triết thuyết hiện sinh Pháp của Jean–Paul Sartre thời này đối với tuổi trẻ miền Nam trong giới sinh viên và trí thức
Từ đó cả 2 tạo nên một đôi song ca bất hủ với nghệ danh chung Lê Uyên Phương ghép tên người yêu đầu và tên mẹ (gốc hoàng tộc Huế) của nhạc sĩ. Gồm một người đàn ông để râu mặt mày hốc hác dáng dấp phong trần đàn hát bè giọng trầm khàn rè man dã, một người đàn bà nét đầy đam mê hát giọng cao rền rĩ như rên như than đòi đoạn qua cách thể hiện phóng túng hết mình vang vọng ra âm hưởng một dòng nhạc thê thiết. Tựa chừng hát như ngày mai không còn được hát nữa, hát như ngày mai sẽ chết, khi thê lương nức nở khi nồng nàn tận hiến từ xương tủy.
Đôi lứa đưa nhau vào Sài Gòn thị trườøng phát triển ca nhạc miền Nam bắt đầu trình diễn du ca lập tức được giới trẻ hết sức ái mộ qua một loạt ca khúc chỉ 2 người song ca là hay nhất không đôi nào sánh bằng mà cũng không ai đơn ca nghe được (kể cả Khánh Ly sau này dù cũng là dân gốc Đà Lạt): “Buồn đến bao giờ”, “Cho lần cuối”, “Vũng lầy của chúng ta”, “Dạ khúc cho tình nhân”, “Tình khúc cho em”, “Bài ca hạnh ngộ”, Hãy ngồi xuống đây”, “Một ngày vui mùa đông”, “Lời gọi chân mây”, “Uống nước bên bờ suối”…
Kiểu nhạc đó làm sao tồn tại nổi ở VN sau 75 nên năm 1979 hai vợ chồng cùng 2 con gái vượt biên qua Mỹ.
Trên xứ người vẫn còn tiếp tục viết nhạc và cả vẽ, viết truyện, tùy bút nữa (một số có tính thời sự như “Trại tị nạn và các thành phố lớn” 1983, “Biển, kẻ phán xét cuối cùng” 1980…) nhưng không mấy thành công, không tự vượt mình nữa so với thời hát và in tuyển tập nhạc “Khi loài thú xa nhau” trước kia.
Thỉnh thoảng vẫn xuất hiện cùng vợ song ca nhưng trong một môi trường, không khí rõ ràng không còn thuận lợi, cảm hứng tràn đầy như trước nữa. Những nhạc phẩm sáng tác sau này cũng mất dần chất man dại đậm đà, say sưa tha thiết.
Không hiểu có phải đó là một nguyên nhân – trong những nguyên nhân – đưa đến năm 1985 vợ chồng đột ngột chia tay sau 15 năm chung sống và hát cặp có thể nói thành công ấn tượng nhất lịch sử âm nhạc VN. Chia tay đơn giản vì lý do “không có nghĩa lý gì hết!” như sau này nhạc sĩ kể lại. Hai con gái chia ra mỗi người nuôi một đứa.
Và rồi chồng lấy vợ mới không ai khác chính là cô… em vợ! “Một nửa kia” của đôi song ca thì vẫn ở vậy. Một trường hợp giống hệt đôi song ca nhạc pop nổi tiếng Mỹ một thời Sonny and Cher ở thập niên 60-70 (Lấy nhau năm 1963, có một con trai rồi ly dị năm 1975 sau 13 năm mặn nồng tình yêu và âm nhạc; sau đó, chồng Sonny đắc cử thượng nghị sĩ bang California rồi mất 1998, vợ Cher đến nay vẫn còn hát solo và đóng phim).
Chẳng được mấy năm thì Phương qua đời không phải bệnh ung thư xương như lo ngại lâu nay mà do ung thư phổi vì hút thuốc quá nhiều. Với lời trăng trối gửi lại Lê Uyên: “Em phải sống để đưa tất cả những đứa con tinh thần của chúng ta về lại quê hương và tiếp tục hát. Em phải sống để làm trọn vẹn những điều anh đang làm dở dang và phải hoàn thành nó với tất cả tấm lòng của em.”
Trước đó vào năm 1992 Lê Uyên đã về một mình, được những bạn bè cũ một thời Trịnh Công Sơn, Phạm Trọng Cầu vận động cho tổ chức một buổi diễn “trong vòng hạn chế”, đến những năm 2000 mới trở lại hát nhạc cũ thoải mái. Nhưng chỉ còn hát một mình – lại đã lớn tuổi - thì không còn hay, còn bốc như xưa nữa.
Đáng tiếc hơn nữa là một thương hiệu “nhạc Đà Lạt” không nơi nào có được như vậy – gắn liền với quán “Cà phê Tùng” một thời - đến giờ vẫn chưa được quê nhàø khôi phục như là một phần di sản văn hóa đáng lưu giữ của xứ sương mù buồn da diết “Đồi thông 2 mộ”.
545 - Nguyễn Thị Ly
“MONA LISA CHẤT ĐỘC DA CAM”
Học sinh tiểu học sinh 2001 tại Đà Nẵng. Sống ở Đà Nẵng (2011).
Ong ngoại quê Hà Tĩnh là cựu bộ đội chiến đấu trên chiến trường Quảng Trị nên sinh ra mẹ chịu di chứng CĐDC làm một số bộ phận cơ thể biến dạng, đau ốm hoài (người anh của mẹ cũng vậy, đã chết).
Mẹ vào Đà Nẵng phụ việc bán cơm rồi lấy chồng thợ nề. Có thai con đầu bị sẩy thai, đến em là đứa thứ hai bị sinh non mới 6 tháng rưỡi, hình hài “bằng cái cổ tay” chỉ cân nặng 1,7kg phải nuôi trong lồng kính nhiều tháng trời. Đặc biệt gương mặt bị dị dạng méo mó khác thường.
Được đặt tên “Ly” do cả nhà luôn ở trong tình trạng phập phồng chưa biết con sống được bao lâu nên sẵn sàng tâm lý chịu đựng khi phải một lần nữa “chia ly” con!
Lớn lên ốm o gầy yếu, mắc bệnh nghỉ học hoài hoài, tuy vậy đỡ bệnh vẫn siêng năng cắp cặp đến trường dù lên lớp chậm, nay còn ở lớp 3. Nhưng luôn là học sinh giỏi.
Tháng 7.2010 nhà nhiếp ảnh Mỹ Ed Kashi cùng vợ được giới thiệu đến ở chung với gia đình trong vòng một tuần lễ để chụp hình mô tả thân phận những nạn nhân CĐDC do quân đội Mỹ gây nên trong cuộc chiến tranh VN đã qua. Từ đó một bức ảnh chụp em đã được UNICEF tặng giải “Bức ảnh của năm” 2010 trong hơn 1.200 ảnh từ 30 nước gửi tới dự thi.
Bức ảnh mô tả em đứng trong nhà tranh tối tranh sáng với gương mặt dị dạng đáng sợ nhưng vượt lên trên tất cả là nụ cười của em vẫn nở e ấp đầy nét thơ ngây hồn nhiên, thậm chí còn lộ vẻ tinh nghịch nhí nhảnh của tuổi thơ nữa. Điều được cô giáo của em giải thích: “Dường như trong em không hề tồn tại bệnh tật, không buồn rầu gì hết mà em còn truyền cảm hứng sống, ước mơ sống đến cho các bạn khác nữa.”
Một nụ cười “bí ẩn” – gần như nụ cười của nàng Mona Lisa bất hủ của Da Vinci – có thể khó hiểu đối với không ít người khi biết rằng đây là một nạn nhân đau đớn vô tội của chiến tranh tàn ác. Nhưng với người VN thì có thể hiểu được ấy là khát vọng sống không bao giờ nguôi của một dân tộc bị đánh mất, bị cướp đi quá nhiều giấc mơ đời tươi sáng - một quyền con người mà bất cứ ai cũng ấp ủ.
Nụ cười đó như đại diện cho cả một dân tộc còn sống sót sau thảm họa chết chóc, tật nguyền, tàn phá cùng cực từ vật chất đến tinh thần kéo dài 20 năm bây giờ đã bay đi khắp thế giới.
546 - Phan Thành Thương
NGƯỜI KHÔNG TAY “MUỐN SỐNG THẬT NHIỀU”
Người khuyết tật sinh 1980 tại Tây Ninh. Sống ở Tây Ninh (2011).
Sinh ra với di chứng CĐDC mang nặng trong hình hài, 2 cánh tay bị teo lại ngắn ngủn co rút lại lên phía trên chỉ lòi ra những ngón tay và 2 cùi chõ.
Dù vậy vẫn nỗ lực học hành thi đậu ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM ngành tin học. Học ngành này mà không có máy vi tính riêng vì nhà quá nghèo nhưng may là bạn bè thương sẵn sàng cho dùng máy chung và sử dụng máy bằng cách dùng 2 khuỷu tay đánh chữ, còn con chuột thì điều khiển bằng… chân! Cả 2 cùi tay lâu ngày ấn phím thành ra chai sần cứng như đá, nhờ vậy mà tốt nghiệp đại học như ai.
Nhưng ra trường khó tìm được việc làm bèn quay về quê cũ xã Phước Vinh – huyện Châu thành quyết chí tự lập với ước mơ không chỉ tự nuôi bản thân mà còn nhằm giúp đỡ những ai đồng cảnh ngộ. Thế là mạnh dạn vay tiền mua 10 máy vi tính cũ về nhà mở lớp dạy tin học cho con em trong vùng, đặc biệt học viên người khuyết tật hoặc nhà nghèo được miễn phí. Đến nay đã đào tạo gần 500 người thông thạo tin học nơi quê nghèo ánh sáng văn minh chưa rọi tới bao nhiêu, một nửa số đó không lấy tiền.
Vẫn lấy vợ sinh con nhưng ác nghiệt thay con trai sinh ra cũõng bị tật nguyền do lây lan hậu quả CĐDC đời sau. Dù vậy vẫn cắn răng chịu đựng tai ương đổ xuống đầu 2 thế hệ: “Lúc đó tôi chết điếng người, suy sụp vì thương con, có lúc oán cuộc đời này sao thật bất công với tôi như thế. Nhưng giờ lại khác, tôi muốn sống -- sống thật nhiều để giúp ích cho nhiều người khác nữa cũng bất hạnh như mình…”
547 - Sơn Thương
TỰ TỬ TRONG TRẠI CẢI TẠO
Sĩ quan VNCH sinh tại Campuchia – Mất 1977 ở Bắc Thái.
Người gốc Miên, là đại tá Biệt động quân chế độ cũ sau 75 đi cải tạo ở Bắc Thái.
Tâm tư nhiều uất ức lo buồn phần vì chịu cảnh tù đày và phần khác từ hoàn cảnh gia đình thất tán trong chiến tranh, vợ mất tích mà ở nhà chỉ còn mẹ già cùng đứa con trai nhỏ không ai chăm sóc. Thành ra ở tù không ai thăm nom. Nhưng bản tính lầm lì ít nói nên cứ ôm giữ mãi trong lòng bao nỗi đau thế sự và đời riêng.
Trong một lần tham gia lao động nặng bị chấn thương cột sống phải chuyển qua bộ phận dưỡng bệnh. Do không lao động nên tự động bị cắt khẩu phần bồi dưỡng (nửa ký khoai mì) vào ban đêm. Bèn làm đơn khiếu nại nhưng bị bác rồi còn bị đem ra tổ… kiểm điểm, bị chính các tổ viên - là chiến hữu quân đội VNCH cũ - phê là “cá nhân chủ nghĩa”!
Nỗi buồn tủi ấm ức thân phận chất chứa lâu nay thành ra uất ức đi đến chỗ uống thuốc sốt rét quá độ tự tử chết.
548 - Sơn Tùng
THÊM MỘT “PAVEN VN”
Nhà văn tên thật Bùi Sơn Tùng sinh 1928 tại Nghệ An. Sống ở Hà Nội (2011).
Bắt đầu vào đời làm nghề phóng viên có lẽ nhờ cơ duyên bà con xa với Chủ tịch Hồ Chí Minh nên có nhiều năm được đi theo viết về các hoạt động của chủ tịch. Nhờ vậy sau này trở thành nhà văn viết nhiều cuốn tư liệu tiểu thuyết hóa về cuộc đời Chủ tịch HCM, tổng cộng 9 cuốn nhiều nhất cả nước.
Năm 1967 tình nguyện vào miền Nam làm phóng viên báo Tiền Phong lăn lộn trên chiến trường đông Nam bộ.
Năm 1970 bị thương nặng toàn thân ghim 14 mảnh đạn được cáng ra Bắc 8 tháng qua đường Trường Sơn.
Được cứu chữa lấy các mảnh đạn ra nhưng còn 3 mảnh nằm trong đầu bác sĩ không dám mổ sợ nguy hiểm tính mạng. Được đề nghị đưa qua Trung Quốc tiếp tục điều trị nhưng từ chối vì vẫn muốn ở lại quê hương theo dõi sát tình hình chiến sự trong Nam nơi còn đồng đội bạn bè hàng ngày vẫn phải đương đầu với bom đạn. Và để có cơ hội tiếp tục giấc mơ sự nghiệp làm báo, viết văn mình hằng ấp ủ.
Thế rồi với thể trạng thương binh 1/4 (thị lực còn 1/10, bàn tay còn 3 ngón, không tự bưng chén ăn cơm được, chân sưng không đi được) vẫn tự mình tập luyện vượt qua nỗi đau thân xác, bệnh tật để có thể cầm bút trở lại. Bằng cách tập ngồi thiền, vận động, kẹp ngòi bút vào hai ngón tay còn lại để viết dù có khi trở trời hoặc cố gắng quá sức làm huyết áp tăng lên 240, nhịp tim 40: “Gần 40 năm vừa vật lộn với vết thương mỗi khi tái phát hành hạ vừa moi cái vốn tích lũy mà viết, viết cho vơi bớt nỗi đau.”
Không chỉ viết mà còn đi đây đó – đến tận nơi, hỏi thăm người liên quan… - sưu tầm, truy tìm thêm tư liệu cho đề tài. Tự bỏ tiền lương hưu thương binh để lo mọi chuyện, có khi phải bán bớt đồ đạc lấy tiền chi phí (một phần còn nhờ người vợ đảm), dứt khoát không nhận sự giúp đỡ bên ngoài. Hai lần không nhận Nhà nước cấp nhà mà nhường cho người khác để mình vẫn ởû căn hộ nhỏ cũ nát trong hẻm xa.
Từ đó viết và in những tác phẩm về cuộc đời Chủ tịch HCM được đón đọc nhiều: “Búp sen xanh” 1980, “Bông sen vàng” 1984, “Hoa dâm bụt” 1999, “Trái tim của đất”, “Con người và con đường”… Đáng chú ý cuốn đầu tiên “Búp sen xanh” cũng là cuốn được in nhiều nhất (tái bản 10 lần khoảng 400.000 bản) lúc mới ra đã bị có người… phê phán (dám “đụng” đến lãnh tụ!) may mà sau đó được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng bảo vệ.
Ngoài ra còn viết một số chân dung nhân vật lịch sử nữa trong đó có công tìm ra người đã vẽ mẫu quốc kỳ cờ đỏ sao vàng hiện nay, một chiến sĩ cách mạng quê Hà Nam bị Pháp xử bắn năm 1941 tại Hóc Môn – Sài Gòn mà mãi hơn 40 năm sau nhờ phát hiện của ông mới được công nhận liệt sĩ.
Giữa năm 2010 gần 90 tuổi đã bị một cơn đột quỵ phải vào bệnh viện cấp cứu vẫn qua được để trở về cặm cụi tiếp trên trang giấy. Hàng đêm vẫn thức dậy thắp hương bàn thờ Phật và bàn thờ danh nhân văn hóa đặt trong nhà – Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, HCM… - xem như một “đền thờ tâm linh” của mình như chữ ký của mình đã thể hiện: “Chữ ký của tôi là hình nén hương trên mộ những anh hùng liệt sĩ.”
549 - Suzanne Thi Hien Hook
“TÔI RAO BÁN CẢ CUỘC ĐỜI TÔI”
Việt kiều Anh tên cũ Thị Hiền sinh 1969 tại Sài Gòn. Sống ở TPHCM (2011).
Mẹ lấy lính Mỹ da đen nên vừa sinh ra đã bị mẹ bỏ rơi trong một bụi cây ven đường, may được người đi đường nghe thấy mới báo cảnh sát đến bồng đem cho trại nuôi trẻ mồ côi của tổ chức từ thiện Anh. Nhờ đó năm 1972 được một gia đình người Anh nhận làm con nuôi đưa về Anh.
Được cha mẹ nuôi dưỡng dục đầy đủ nên lớn lên trở thành một doanh nhân khá thành đạt làm chủ một công ty trang điểm, thêu may dành cho nữ giới.
Trong một thời gian dài luôn mang mặc cảm mình là con nuôi gốc Châu Á nên không nhớ gì về quê hương, thậm chí cũøng không dám nhắc đến tên Việt (do trại trẻ mồ côi đặt) mà chỉ dùng tên Suzanna Hook do cha mẹ nuôi đặt. Nhưng trong thâm tâm vẫn không tránh khỏi một nỗi nhớ nguồn cội mơ hồ từ máu thịt, bởi vậy năm 2007 nhận lời theo một tổ chức từ thiện đến TPHCM tham gia dạy tiếng Anh cho trẻ em.
Tại đây, nhớ lại thời xưa nên đi tìm thăm lại trại trẻ mồ côi nuôi dưỡng mình năm xưa và cả các trung tâm trẻ mồ côi khác nữa qua đó mới thấy thương cảm cho biết bao cảnh đời như mình trước đây nhưng nay quá kém may mắn, thiếu thốn đủ thứ từ tình thương đến cuộc sống vật chất. Từ đó mỗi năm đều quay lại VN thăm trẻ mồ côi, có khi ở cả tháng trời: “Năm 2007 là một trong những năm tuyệt vời nhất của cuộc đời tôi… Bây giờ tôi hiểu biết về trẻ mồ côi nhiều hơn những chuyện khác…” Đồng thời từ nay chính thức lấy tên mình là Suzanne Thi Hien Hook không còn chút mặc cảm “người Việt” nào nữa.
Năm 2010 trong một lần trở về như vậy đã gặp được 2 cô bảo mẫu từng nuôi mình trước kia, qua câu chuyện kể đầy tâm sự của các cô về lòng nhân ái không bờ bến không biên giới đã tạo cho mình một chuyển biến nội tâm mạnh mẽ, rõ rệt. Do đó khi quay lại nước Anh quê hương thứ hai đã suy nghĩ đi đến một quyết định chọn lựa hệ trọng cho cả cuộc đời mình là từ bỏ cuộc sống hiện tại ở Anh để quay về nước lao vào hoạt động giúp đỡ trẻ mồ côi.
Bắt đầu vào giữa năm 2010 cho rao bán toàn bộ tài sản lấy tiền sẽ sử dụng trong dự án từ thiện ở VN, rao bán từ khu biệt thự trị giá 750.000 USD (khoảng hơn 15 tỉ đồng) đến xe ô tô Mercedes xịn, vật dụng, áo quần, giày giép hàng cao cấp… Tổ chức cả một gian hàng bán đồ cũ của mình, bán hết: “Tôi đang bán tất cả mọi thứ. Cả cuộc đời tôi đang được rao bán. Cuộc đời của tôi bây giờ là về VN với các con tôi. Cuộc sống của tôi tại Anh đã chấm dứt, nó sẽ tiếp tục tại VN với những đứa trẻ. Tôi đi theo tiếng gọi của trái tim mình…”
Công việc này còn được sự tiếp tay của một cô bạn cũng con nuôi gốc Việt ởû Anh là Jacki Clibborn quyên góp áo quần cũ hùn vào bán thêm tiền cho cô nhi viện tương lai. Gom tiền được bao nhiêu mang về TPHCM lập Trung tâm Mái ấm tình thương Allambie (lấy theo tên trại mồ côi nơi xuất thân của mình năm nào) chuẩn bị đón các em vào cuối năm 2010.
550 - Tạ Trí Hải
TỪ HÀ NỘI VÀO SÀI GÒN LÀM NGHỆ SĨ ĐƯỜNG PHỐ
Cán bộ về hưu sinh 1940 tại Hà Nội. Sống ở TPHCM (2011).
Học nhạc học đàn từ nhỏ nhưng lớn lên học tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội rồi vào bộ đội từ năm 1963 tay súng tay đàn tham gia lực lượg bảo vệ thủ đô chống máy bay Mỹ đánh phá.
Sau 75 về làm Tổng cục Cao su rồi năm 1977 tình nguyện được phân công vào “vùng đất mới” Sài Gòn chuyên tâm làm chuyên viên ngành cao su.
Năm 1999 về hưu nhưng không về lại quê hương Hà Nội mà chấp nhận ở lại luôn TPHCM, tiếp tục sống đời độc thân trong một căn phòng cũ kỹ do cơ quan cho “tạm trú”.
Bấy giờ mới có dịp tìm về lại với nỗi đam mê từ thời thanh xuân là âm nhạc bằng sáng kiến có một không hai chiều tối ngày nào cũng vậy ôm đàn ra tự biên tự diễn miễn phí tại các địa điểm công cộng cho mọi người nghe cho đời thêm vui!
Mỗi chuyến du diễn đường phố như vậy được chuẩn bị kỹ càng với toàn bộ đồ nghề gồm cả đàn violon, mandoline, kèn harmonica kèm bình ắc quy cho micro, tất cả được chất lên chiến xe đạp còm (mượn của cháu) với ông chủ mang dáng dấp một nghệ sĩ bụi đời cao lớn râu trắng bạc phơ tóc búi lại phía sau đầu đội mũ rộng vành kiểu cao bồi Texas… còng lưng đạp nghêu ngao. Địa điểm trình diễn vào buổi chiều là công viên trung tâm thành phố bên hông nhà thờ Đức Bà và công viên 30.4 ở TPHCM, buổi tối thì đến công viên 23.9 trong khu vực “Tây ba lô” đường Phạm Ngũ Lão cách đó không xa.
Các buổi trình diễn văn nghệ cá nhân tự phát đó diễn ra đều đặn ròng rã đến nay đã hơn 10 năm đạt kết quả thành công trên cả mơ ước. Dần dần được người dân thành phố hoan nghênh, ủng hộ rồi đi đến chỗ nhiều người – cả khách du lịch nước ngoài nữa (được chủ nhân sô độc diễn tiếp chuyện tiếng Nga, Anh, Pháp) - còn hăng hái tham gia mang kèn, đàn, trống lẫn lời ca tiếng hát ra phụ họa, góp vui. Vô số lời ca ngợi, cảm tạ của quần chúng ghi đầy trong 11 cuốn sổ lưu niệm.
Từ đó hình thành cả một “CLB Ngàn sao” quy tụ dân ái mộ khắp nơi cùng làm “âm nhạc tập thể” giữa lòøng thành phố đầy thú vị.
Cứ thế một mình một ngựa… sắt giong ruổi đem tiếng đàn lưu lạc vang vọng lang thang trên quê hương mới mà có đến hơn 10 năm rồi – đến giữa năm 2010 - chưa một lần quy cố hương Hà Nội không hiểu tại sao?
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét