Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

CAO HUY KHANH - VIỆT NAM HỒ SƠ HẬU CHIẾN 1975 - 2011 (KỲ 56)


NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ

561 - Kim Ngọc
“NỮ QUÁI” HÀI CHẾT KHÔNG NHẮM MẮT
Nữ diễn viên sân khấu sinh 1945 tại Sài Gòn – Mất 2011 tại TPHCM (67 tuổi).
Trước 75 là cô đào cải lương có giọng ca trong vắt thánh thót từng được tặng danh hiệu “Nữ quái kiệt” đoạt giải cải luơng miền Nam, chỉ có điều thể hình thấp nên sau đó có xu hướng chuyển qua đóng vai hài.
Sau 75 chồng cũ cũng là nghệ sĩ chia tay mang theo đứa con trai 9 tuổi vượt biên qua Pháp, còn lại con gái đầu ở với mẹ. Sau thời gian bỏ qua nghề khác lao động chân tay bươn chải lo nuôi con được gọi trở lại sân khấu bấy giờ chuyên diễn vai hài trên truyền hình lẫn sân khấu chạy sô ăn khách qua nhân vật được khán giả bình dân hâm mộ “Bà Tư xả láng”.
Lấy chồng khác cũng là đồng nghiệp (thêm một con trai nay cũng đóng phim truyền hình) nhưng lòng vẫn thương nhớ đứa con lạc mẹ từ nhỏ. Nhân một chuyến lưu diễn Pháp đã gặp được con lần duy nhất, con giờ đã trưởng thành cũng theo nghiệp dĩ hành nghề diễn viên xiếc lưu động, lấy vợ Thụy Sĩ có một cháu gái.
Đầu năm 2011 đi diễn ở Đồng Nai đứng trên sân khấu vừa xuống giọng bản vọng cổ thì đột quỵ (huyết áp) ngay trên sân khấu, đưa đến bệnh viện không cứu kịp.
Sinh thời chuyên đem tiếng cười đến mua vui cho mọi người mọi nhà vậy mà khi đem thi thể về nhà làm lễ khâm liệm, mắt vẫn mở không ai vuốt cho khép mắt lại được như thể còn nuối gặp đứa con trai xa cách về gặp mặt lần cuối cùng. Người con gái phải lấy điện thoại gọi qua Pháp không gặp em trai đang đi diễn xa, người chồng cũ phải gọi điện thay – để con gái đưa máy sát tai mẹ nằm trong quan tài nghe - hứa con trai sẽ về (chưa bao giờ về), lúc ấy mẹ mới an tâm khép mắt!
Điều trùng hợp kiếp sống nghệ sĩ tha phương khi năm 1970 cha mất mà mình đang bận tập tuồng nơi xa cũng không về kịp vuốt mắt cho cha.

562 - Lê Văn Ở
NGƯỜI “MỘT MẮT”
Ngươì khuyết tật sinh 1992 tại Kiên Giang. Sống ở TPHCM (2011).
Từ khi sinh ra bị nhiễm CĐDC từ đời cha mẹ nên đã mang thân phận người một mắt – “một mắt” đúng nghĩa đen vì chỉ một bên mặt có con mắt còn nửa mặt kia toàn kéo da kín mít không chừa một lỗ nào cho mắt lòi ra cả. Nhưng oái oăm đau xót thay là con mắt duy nhất hiệân hình ra trên khuôn mặt đó cũng lại… mù luôn!
Lớn lên được đưa vào học trường mù Nguyễn Đình Chiểu ở TPHCM, được phát hiện có năng khiếu âm nhạc nên học giỏi các loại đàn từ organ đến guitar phím lõm.
Nhờ vậy sau khi ra trường được thu nhận vào Cơ sở khuyết tật An Phú trong cùng TPHCM gia nhập đội “Văn nghệ Da cam” gồm toàn các thành viên người khuyết tật chịu di chứng CĐDC đi biểu diễn ca nhạc khắp nơi góp thêm lời ca điệu đàn cho cuộc đời vơi đi nỗi buồn bất hạnh: “Tiếng đàn đem lại cho tôi ánh sáng cuộc đời.”
Không chỉ thế, còn tin tưởng nó còn đem lại ánh sáng cuộc đời cho cả những người sáng mắt lành lặn như một nạn nhân ma túy từng được thức tỉnh từ tiếng đàn đó.
Đã vậy, còn chắt chiu từng đồng tiền thu nhập chia được để thỉnh thoảng còn gửi về quê giúp đỡ đần cha mẹ nuôi các em: “Dù là chẳng bao nhiêu nhưng nó chứng minh chúng tôi có thể tự nuôi sống bản thân và giúp đỡ ngươì khác”.

563 - Nguyễn Văn Nức
LÀM THƠ TÌM CON MẤT TÍCH
Bộ đội xuất ngũ sinh khoảng 1950 tại Hà Tây. Sống ở Hà Nội (2009).
Vào bộ đội đánh Mỹ trên chiến trường miền Trung, có năng khiếu và đam mê thi ca nên vừa chiến đấu vừa làm thơ đăng báo lai rai.
Sau trận chiến Thành cổ Quảng Trị 1972 do bị thương từ sức ép bom nổ gần nên được cho ra quân về làm công nhân nhà máy quân đội ở Hà Nội rồi chuyển qua làm bảo vệ cơ quan. Lấy vợ sinh được 5 con. Lo công ăn việc làm nuôi con vất vả có thì giờ rảnh rỗi đâu nên bỏ luôn niềm vui làm thơ thời trai trẻ sáng tác văn hoa.
Năm 1995 con gái út vô tình bị bọn buôn người dụ dỗ uống nước pha thuốc thuốc mê bắt cóc ngay tại Hà Nội. Cả nhà đổ ra đì tìm đều vô ích.
Thì ra cô con gái bị mang qua Trung Quốc bắt ép lấy chồng bản xứ tận trong vùng rừng núi hoang vu thuộc tỉnh Quảng Tây. Bị cách ly hẳn với gốc gác cũ mà tuổi đời lại còn non nớt không nhớ được gì bao nhiêu, không biết cách đối phó ra sao.
Vô vọng tìm con không biết xoay xở thế nào, người cha mới nảy ra ý đăng báo tìm con nhưng phải bằng cách thế nào vừa đăng được lâu vừa đỡ tốn tiền phải trả cho loại tin thuộc dạng “quảng cáo” này – đó chính là… thơ! Thế là bắt tay vào làm thơ trở lại chuyên về đề tài thương nhớ con qua đó đưa thông tin tìm con bị mất tích vào bài.
Cứ thế làm hàng trăm bài gửûi đủ báo, có báo đăng có báo không, đăng đẳng 13 năm trời vẫn không thấy tăm hơi tin tức gì hồi âm. Tuy vậy vẫn không bỏ cuộc, còn sống còn làm thơ vì con.
Ai ngờ vậy mà phép lạ cuối cùng cũng xảy ra: Người con gái bấy giờ đã có 3 con với người chồng Trung Quốc xem như hoàn toàn hoà nhập vào gia đình chồng khiến cũng dần quên hết quê hương, gia đìønh cũ. Đã lâu thấy cô biết an phận không còn ý định bỏ trốn nữa nên gia đình chồng cho phép ra ngoài thị trấn làm công nhân nhà máy. Và rồi trong một dịp mua hàng của một người đồng hương qua đây buôn bán, cô đã tình cờ đọc được mảnh giấy báo Việt dùng để gói hàng từ quê nhà mang qua trên đó có in bài thơ tìm con của bố! Mới giúp sực nhớ lại đầy đủ chi tiết quê quán gốc tích của mình.
Từ đó liền xin phép gia đình chồng mang 2 con về quê hương thăm bố mẹ rồi sau đó vẫn quay trở lại với cuộc sống mới của mình nơi đất khách quê người. Một cuộc sống ván đã đóng thuyền ngoài ý muốn phải chấp nhận chứ biết làm sao hơn, an ủi là may sao vẫn còn hơn biết bao đời người phụ nữ Việt bị bán qua biên giới làm kiếp tôi đòi nô lệ nhọc nhằn nhục nhã.
Phần ngươì cha thì nay càng tích cực làm thơ hơn nữa – đã làm được hơn 400 bài - để gọi là… cảm tạ thơ “sinh con cho tôi thêm một lần nữa”!

564 - Thanh Nga
NGHI ÁN VỀ MỘT VỤ ÁN CHÍNH TRỊ
Nữ nghệ sĩ sân khấu cải lương tên thật Nguyễn Thị Thanh Nga sinh 1942 tại Tây Ninh – Mất 1978 ở TPHCM (37 tuổi).
Trước 1975 là nữ diễn viên cải lương nổi tiếng ở miền Nam và sau 1975 cũng thế nhưng nổi tiếng một cách khác nhau qua 2 thời kỳ đứng trên sân khấu.
Trước 75 là hình tượng một người tình ngây thơ trong sáng nổi bật với vai sơn nữ Phà Ca và bài hát “Mưa rừng” trong những vở tuồng tình cảm lâm ly bi đát. Nhưng sau 75 bỗng nhiên “bùng nổ” với vai diễn Bà Trưng chống quân nhà Hán xâm lược trong vở “Tiếng trống Mê Linh”.
Tiếp liền đó là cái chết bi thảm cùng chồng bị bắn chết trên xe trong một vụ án được cho là nhằm bắt đứa con trai duy nhấùt của cô để tống tiền. Khi đó cô mới 37 tuổi tuổi đang ở đỉnh cao sự nghiệp chói lọi.
Đây là một trong số nghệ sĩ cựu trào được tôn vinh qua cả 2 chế độ, có thể vì đoàn Thanh Minh Thanh Nga của cô được xem là “thân Cộng” từng bị mật vụ chính quyền cũ theo dõi, có lẽ vì thế mà đến sau 75 lại từng bị phe “phản động” chống chế độ mới doạ đánh bom sân khấu. Cũng có thểâ đây là một nguyên nhân dẫn đến cái chết bất đắc kỳ tử tức tưởi oan khiên của cô: Một nguyên nhân có tính chất chính trị hoặc là do chủ trương “thân Cộng” của cô hoặc chủ trương “bài Hoa” từ vầng hào quang “Tiếng trống Mê Linh” trong thời điểm diễn ra cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979.
Ở đây có bóng dáng một “nhân vật hậu trường” đứng đàng sau đáng lưu ý là ông chồng của cô lúc đó (gốc Hà Nội, lấy từ trước 1975) được ghi nhận từng giữ chức vụ Đổng lý văn phòng (Chánh văn phòng bây giờ) Bộ Thông tin chế độ cũ! Một quan chức cao cấp “Ngụy” như vậy sao sau 75 vẫn bình chân như vại đóng vai trò đưa rước vợ đi diễn hàng đêm để cuối cùng bị rơi vào bẫy phục kích của bọn bắt cóc tống tiền?
Có nguồn tin từ trước 75 rằng ông này vốn là một cán bộ cộng sản chiêu hồi được chế độ cũ sử dụng hòng làm kế “gậy ông đập lưng ông” như trường hợp thượng tá Tám Hà của Việt Cộng ra đầu hàng năm 1968 sau được phong làm Thứ trưởng Bộ Chiêu hồi. Nhưng ông chồng Thanh Nga lại khác, không ngờ lại là “gián điệp hai mang” như Phạm Ngọc Thảo, Phạm Ngọc Ẩn, Huỳnh Văn Trọng !? Từ đó cô mới được đẩy lên đóng vai trò “nữ anh hùng dân tộc” chống quân xâm lược phương Bắc?
Có một trùøng hợp trùng hợp lạ lùng là một vụ có con bị bắt cóc đòi tiền chuộc tương tự trước đó không lâu cũng rơi vào nữ nghệ sĩ kịch nói Kim Cương vốn cũng đạt vinh quang qua 2 chế độ, cũng “thân Cộng” tới mức có lúc người ta đồn cô là… “trung tá Việt Cộng”! May mà con cô được thả ra sau khi đã nộp tiền chuộc.
Nên nhớ trước 75 những vụ như vậy khá hiếm hoi và sau 2 vụ Kim Cương, Thanh Nga cũng không thấy tái diễn nữa, tất cả có xảy ra và không còn xảy ra nữa không hiểu vì lý do gì?
Nhưng thời đó tất cả thông tin giải thích về 2 vụ án trên đều “độc quyền” từ phía công an và toà án trong đó cũng có phân tán ý kiến. Phía công an cho rằng chỉ thuần túy là một vụ bắt cóc tống tiền đơn giản (thậm chí còn không cho giải phẫu khám nghiệm tử thi như thủ tục thông thường lấy lý do “tôn trọng” thân xác một mỹ nhân thần tượng!) nhưng bên viện kiểm sát và toà án lại nghiêng về xu hướng đây là một âm mưu chính trị chống chế độ. Rốt cuộc toà án xử theo hướng đó tuy cuối cùng chỉ kết án một thủ phạm mà không truy tìm ra tông tích một tổ chức chống phá cách mạng nào. Riêng bản thân nạn nhân được công nhận “liệt sĩ”.
Từ đó “vụ án Thanh Nga” mãi mãi còn là một bí ẩn của lịch sử. Biến cô thành một nhân vật của thời Hậu chiến quá phức tạp rối rắm không chỉ ở trên sân khấu mà cả trong đời thường, trong phận người tài hoa bạc mệnh

565 - Thanh Tâm Tuyền
VÔ NGÔN
Nhà thơ tên thật Dzư Văn Tâm sinh 1936 tại Nghệ An (học ở Hà Nội) – Mất 2004 ở Mỹ (69 tuổi).
Nhà thơ kiêm nhà văn quân đội VNCH di cư vào miền Nam là thành viên sáng lập nhóm Sáng Tạo mở đường nền văn nghệ mới “thoát ly Tiền chiến” ở miền Nam sau 54. Được đánh giá là nhà thơ tiên phong trong phong trào thơ tự do không vần - còn gọi là “thơ xuôi” ảnh hưởng thơ tự do Pháp ở miền Nam sau 54 - qua tập thơ ấn tượng “Liên – Đêm mặt trời tìm thấy”. Và còn là một cây bút văn xuôi cô đọng, thâm trầm triết lý mà thơ mộng mang phong cách hiện đại với truyện vừa “Bếp lửa” từng được tặng giải chế độ cũ từ cuối thập niên 50.
Sau một thời gian dài hoạt động văn nghệ, làm báo văn hóa – chính trị ở Sài Gòn (ít làm thơ nữa) với ý hướng xây dựng nền văn nghệ mới tiến bộ cho một chế độ và xã hội “không cộng sản” ở miền Nam nhưng rốt cuộc cảm thấy lực bất tòng tâm không làm được gì không đi đến đâu nên xin chuyển lên Đà Lạt (dạy trường Võ bị) có lẽ để tập trung vào sáng tác.
Nhưng cũng vì thế mà sau 75 đi học tập cải tạo 7 năm ở miền Bắc vì cái “tội” giữ đúng lời hứa khi chọn ở lại: “Tôi là người làm thơ VN, tôi ở lại với xứ sở của tôi” (một trong ba nhà văn di cư hàng đầu – cùng Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu – vào thời điểm sắp Giải phóng từng tuyên bố không di tản).
Trong tù bắt đầu làm thơ lại vẫn với phong cách rất mới chọn chữ chắt lọc:
“… Tuột dốc té nhào trên hẻm núi
Chết điếng toàn thân trong giây lâu
Mưa rơi đều hạt mưa phơi phới
Ngày đang tàn hiu quạnh rừng sâu…”
(Ngã trên núi Việt Hồng ở Yên Báy khi đi vác nứa)
Hay:
“… Vẫn em của thủa trăng nào
Đêm hôm nở đóa chiêm bao xanh ngần
Vẫn em tình của trăm năm
Đoan trang khoé hạnh thâm trầm dáng thơ
Vẫn em mối kết thiên thu
Vẫn em xoa dịu sầu tư cõi này…”
(Thơ tình trong tù, 1980)
Năm 1982 cải tạo trở về còn viết bài “Prelude cho những chuyến đi, về”:
“Hắn rũ bỏ ký ức, và đi
Trong bóng tối ruỗng im quái gở
Lúc dứt lặn trận chiến man rợ
Hắn rũ bỏ ký ức, và đi
Trong rừng sâu thẳm cây trút lá
Ngọn gió mông muội thổi tràn trề
Bấy giờ hồi trằn trọc lịch sử
Lịm từng cơn ảm đạm ê chề
Sớm hay khuya không biết đâu nữa
Trời khắc tự hủy hoại vắng tanh
Dòng nước suối chảy không tiếng vang
Giữa bờ bến đắm chìm lấp lú
Những cơn trốt quặn thắt huyền bí
Xoay quanh sự thế vui trầm ngâm
Hắn đưa chân theo bước khôn cầm
Trên lối u mê mờ hoặc
Mọi nỗi niềm đều giấu mặt
Mọi sự thực đều lang thang
Hắn đi như thế, không thể khác.”
Và “đi như thế”… qua Mỹ năm 1990! Mai Thảo thì đã vượt biên qua Mỹ năm 1977, chỉ còn lại Dương Nghiễm Mậu vẫn ở lại Sài Gòn trung thành với lời thề không bỏ nước ra đi.
Nhưng trên xứ người lạ thay gần như không làm thơ nữa (mới qua có in một tập “Thơ ở đâu xa”õ). Và chấp nhận sống rút lui vào im lặng hoàn toàn rời xa các hoạt động văn học nghệ thuật – cả thế sự nữa -- từng gắn bó một thời ở Sài Gòn. Phải chăng vì làø một nghệ sĩ có tầm tri thức, có tư cách đứng đắn, thái độ sống chuẩn mực nghiêm túc, là người có quan điểm chính trị minh bạch khi ý thức rõ dòng chảy của lịch sử đã quá tầm với của mình nên tự nguyện là nhà văn “dám thừa nhận sự thất bại”. Một “người không bao giờ bôi vẽ, trá hình với ngòi bút” (Nguyễn Đạt).
Thêm vào đó là nỗi thất vọng về văn chương chữ nghĩa bất lực – trước thực tế, thời cuộc -- mà một thời mình từng mang ảo tưởng (vài dự định sáng tác không thành trong đó có truyện dài “Ung thư” còn dở dang): “Tôi thật không ngờ đã viết nổi một bức thư dài đến chừng này (khoảng 1.200 từ). Từ ngày sang đây tôi thật ngại cầm đến bút kể cả khi cần viết thư về nhà. Chữ đã đẻ ra chữ, nó đã đẻ ra được cơm gạo cho người ta qua cơn đói lòng nhưng nó cũng không đẻ ra những phù chú, pháp thuật nhằm “mà” mắt người hòng thủ lợi (ở đây cũng như ở kia). Người ta đã không thể “nhá” chữ mà sống thì người ta cũng không thể “nuốt chữ” để say sưa quên đời và chết một cách ngu xuẩn…” (Thư gửi học trò 1992).
Sống “rũ bỏ ký ức” như thế, được mô tả là “đóng cửa tránh tiếp khách” và thay vào đó đi học lấy bằng cử nhân điện toán để làm việc cho một ngành nghề không dính dáng gì đến công việc sáng tác hay hoạt động văn hóa tư tưởng như trước kia.
Thỉnh thoảng mới thấy le lói một ít thơ thôi đều rơi vào tâm trạng cô đơn bế tắt:
“Chiều chiều lững thững lên bãi tha ma
Trời thu la đà không mùi hương trời mùi cỏ ngái
Trong khoé mắt hoen ửng loé góc trời mùa hạ đang lụn
Những hàng bia lởm chởm sau lưng trên cỏ mượt ngả màu
Dưới chân đồi xóm nhỏ sau rừng cây dưa
Ngồi ngắm. Ngồi ngẫm
Gió mát đầu óc bay táng
Ngồi như trời trồng. Tự trồng cái bị thịt
Ngủ mở mắt thao láo không hay.”
(Ngồi – năm 2000)
Trước khi mất đã có dịp về lại thăm mẹ già, thăm quê hương dù sao cũng vẫn là quê hương từng không nguôi nỗi nhớ Hà Nội trong các tác phẩm trước đây. Đó cũng là lần về đầu tiên và cuối cùng, qua Mỹ lại mới biết mình mắc bệnh ung thư phổi.

566 - Thế Đính
BỊ NHẦM VỚI… LIỆT SĨ!
Nhà nhiếp ảnh sinh khoảng 1940 tại Hải Phòng. Sống ở Hải Phòng (2011).
Vào bộ đội được phân công làm phóng viên ảnh chiến trường bám sát mặt trận Quảng Trị, đường 9 Nam Lào, từ đó có tác phẩm “Trận đánh trên điểm cao 456” được in trên báo Quân đội Nhân dân năm 1971.
Sau 75 chuyển qua làm trong ngành du lịch chuyên chụp ảnh phong cảnh và người đẹp. Nhưng vẫn không quên được ám ảnh chiến tranh một thời nên đã bỏ thì giờ, công phu làm… họa sĩ vẽ tranh tập trung hoàn thành được bức tranh sơn dầu khổ lớn “Vượt Trường Sơn” mới thấy lòng thanh thản như đã trả xong món nợ cuộc đời.
Nhưng món nợ ấy vẫn chưa dứt khi năm 1999 phóng viên ảnh quốc tế nổi tiếng Tim Page người Mỹ từng có mặt trong chiến tranh VN tổ chức sưu tập in cuốn sách ảnh “Hồi niệm” nhằm tôn vinh tác phẩm của những nhà nhiếp ảnh cả VN lẫn Mỹ đã hy sinh trong cuộc chiến vừa qua và triển lãm số ảnh trong đó tại Hà Nội. Và trong đó lại có bức ảnh “Trận đánh trên đỉnh cao 456” sau đó được cả báo Mỹ giới thiệu trang trọng là tác phẩm của Thế Đính “liệt sĩ”!
Vậy là buộc đương sự phải lên tiếng thanh minh mình vẫn… còn sống đây!
Lúc đó truy ra đầu đuôi mới phát hiện có sự nhầm lẫn là thời chiến tranh có đến 2 Thế Đính cũng đều là bộ đội phóng viên ảnh chiến trường cùng đăng ảnh trên báo miền Bắc song không ai để ý (có khi còn bỏ sót tên tác giả). Nhưng Thế Đính kia vốn gốc dân miền Trung thì quả thật đã hy sinh rồi mà chưa ai quan tâm phân biệt số tác phẩm của 2 người, cái nào của người nào.
Dù vậy bản thân vẫn bùi ngùi nhắc nhở người đồng nghiệp cùng tên kỳ lạ kia, một trong vô vàn “phép lạ” trong chiến tranh: “Tôi phải mang ơn người đồng đội đã hy sinh trùng tên với tôi. Nếu không có anh ấy và sự nhầm lẫn thì bức ảnh trên vẫn còn nằm im trong kho tư liệu của riêng tôi…”

567 - Thế Uyên
“NHÀ TIÊN TRI BI THẢM”
Nhà văn tên thật Nguyễn Kim Dũng sinh 1935 tại Hà Nội. Sống ở Mỹ (2011).
“Con dòng cháu giống” văn chương (cháu cố nhà văn Nhất Linh), trước 75 dạy học và viết văn viết báo ở Sài Gòn rồi bị gọi đi lính.
Qua kinh nghiệm đi lính ấp ủ tham vọng bắt chước dân Do Thái lưu vong lập quốc Israel để xây dựng một chế độ xã hội công bằng độc lập tự chủ không theo chế độ Thiệu – Kỳ mà cũng không theo chế độ cộng sản miền Bắc. Từ đó lập nhóm “Thái độ” cùng chí hướng ra tạp chí quảng bá quan điểm này.
Nhưng trong không khí thời cuộc miền Nam hỗn loạn liên tục nhiều cơn sốt chính trị thành thị vừa chống Cộng vừa chống Mỹ chống Thiệu Kỳ trong khi nông thôn vẫn chiến tranh vẫn tiếp diễn dữ dội, chủ trương đó nhanh chóng rơi vào lạc lõng. Thế là thêm một “ảo tưởng” sụp đổ đi đến tự mình quyết định… giải tán tất cả!
Đồng thời từ đó đã lên tiếng công khai tiên đoán chế độ cũ ở miền Nam do tham nhũng bất tài lệ thuộc Mỹ sẽ sớm tan rã và sụp đổ… đúng như kết cục 30.4.75! Vì thế được dân chế độ cũ tặng cho biệt danh “Nhà tiên tri bi thảm”.
Sau 75 đi cải tạo gần 5 năm, sau khi ra trại đến năm 1987 qua Mỹ theo diện bảo lãnh bên gia đình vợ (5 con).
Trên đất Mỹ vẫn tiếp tục sáng tác nhưng ít nhắc về hoài niệm quá khứ chế độ cũ (truyện dài “Không một vòng hoa cho người chiến bại” 1998, “Sài Gòn sau 12 năm”…) mà càng về sau càng không quan tâm nhắc nhở, dính líu gì đến vấn đề chính trị nữa mà quay qua trở thành nhà văn nhà báo hải ngoại tiên phong phổ biến luận thuyết khoa học tiến bộ về… sex!
Thật ra trước 75 trong tác phẩm đã có nhen nhóm ý tưởng viết theo hướng chủ đề này từ ảnh hưởng một số nhà văn Mỹ “cấp tiến” mới du nhập vào nên từng được đánh giá là nhà văn VN đầu tiên đề cập đến đề tài tình dục ở miền Nam. Nay ở Mỹ có điều kiện thuận lợi hơn – lại không bị chi phối bởi vấn đề chính trị, thời thế – để khai thác với một loạt tác phẩm sáng tác lẫn nghiên cứu như “Tuyển tập dâm tình”, tình dục trong thơ Hồ Xuân Hương và cả trong truyện… Dương Thu Hương!
Cách đây vài năm bị nhiều bệnh đưa đến đột quỵ tê liệt nửa người song vẫn kiên trì dũng cảm ngồi xe lăn tập luyện để viết được bằng tay trái tiếp tục công việc chọn lựa viết lách sau này của mình.

568 - Thị Xinh
TỪ CHỐI ĐI H.O (2)
Thường dân không biết họ sinh 1974 tại Quảng Nam. Sống ở Quảng Nam (1998).
Mẹ trước đây từng tham gia hoạt động cách mạng, có người yêu đi tập kết miền Bắc.
Ở lại miền Nam, mẹ bị bắt giam may được một sĩ quan VNCH có cảm tình tìm cách cứu ra nên sau đó dưới sức ép gia đình đã chấp nhận lấy người đó làm chồng sinh được con gái – tên Xinh – năm 1974.
Đứa con mới được một tuổi thì cha sĩ quan chế độ cũ phải đi cải tạo, mẹ một mình nuôi con thân cô thế cô lại bệnh tật nên hoàn cảnh rất khó khăn. Đúng lúc đó người yêu cũ từ miền Bắc trở về hăm hở với giấc mơ bao năm nay vẫn sống đời độc thân chờ ngày về sum họp với mối tình đầu đời không ngờ phải đối đầu cảnh ngộ oái oăm ngỡ ngàng người kia nay đã tay bồng tay mang!
Dù vậy, người bộ đội tập kết vẫn có tấm lòng cao thượng chấp nhận thực tế cay đắng đau lòng, chẳng những không hờn oán mà còn tìm cách giúp đỡ 2 mẹ con. Nhưng chỉ được một thời gian thì người mẹ một phần vì sức khoẻ yếu phần khác do đau buồn số phận – một phần là ân hận nỗi phụ tình quên lời thề xưa - qua đời sớm. Bỏ lại đứa con côi bé bỏng rơi vào cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ lạc loài bơ vơ có ai cứu giúp được ở cái thời buổi hậu chiến đầy khó khăn.
Thế là người yêu “hờ” xưa kia đứng ra nhận em bé làm con nuôi, từ đó một mình – vẫn không lấy vợ - tự tay chăm sóc em từ thời còn bú ẵm đến lớn lên học hành đàng hoàng. Gia đình một cha nuôi một con nuôi cứ thế ngày qua ngày sống yên ấm hạnh phúc trong khi người cha ruột đi cải tạo bặt tin lâu rồi.
Đến khi con nuôi tới tuổi trưởng thành tốt nghiệp phổ thông thì người cha nuôi vừa về hưu năm 1992 trở bệnh nặng hậu quả thời chiến đấu đánh Mỹ gian khổ, bị một cơn sốt rét ác tính quật ngã thành người bại liệt nằm một chỗ bất động không nói năng gì được. Vậy là người con nuôi một mình lo tất cả mọi việc nuôi cha nuôi dù công việc này quá vất vả từ chuyện săn sóc bơm thức ăn vào miệng đến rửa ráy cho cha hàng ngày, giặt giũ áo quần, xoa bóp, thuốc thang… Ngoài ra còn phải kiếm việc buôn bán phụ để đắp đổi thêm vào lương hưu của cha.
Rồi người cha ruột cải tạo trở về chuẩn bị đi H.O qua Mỹ đương nhiên được đem con ruột theo. Nhưng lúc đó đứa con “2 cha” đã từ chối đi cùng cha ruột bởi không nỡ rời bỏ người cha nuôi tuy không cùng máu mủ nhưng đã là ân nhân của mình không thể thay thế không bao giờ quên được.

569 - Thích Đôn Hậu
VÌ SỰ HÒA HỢP PHẬT GIÁO
Đại lão hòa thượng Phật giáo tên thật Diệp Trương Thuần sinh 1905 tại Quảng Trị – Mất 1991 ở Huế (87 tuổi).
Nguyên trụ trì chùa Linh Mụ nổi tiếng ở Huế, từng lãnh đạo Phật giáo miền Trung – thuộc Giáo hội PGVN Thống nhất - chống chế độ Ngô Đình Diệm 1963 và Thiệu – Kỳ 1966.
Bất ngờ năm 1968 trong biến cố Mậu Thân từ chùa Linh Mụ đã “thoát ly” đi theo cách mạng, được đưa ra Bắc và cử ra nước ngoài – Liên Xô cũ, Trung Quốc, Mông Cổ – đại diện PG vận động cho Mặt trận Giải phóng miền Nam chống chính quyền Mỹ – Thiệu.
Sau 75 quay về trụ trì chùa Linh Mụ đồng thời tham gia Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc VN của chế độ mới đồng thời vẫn giữ chức vụ trọng yếu trong Giáo hội PGVN Thống nhất cũ từ Cố vấn Viện Hoá đạo, Chánh Thư ký Viện Tăng thống đếùn Xử lý Viện Tăng thống (xem như vị đệ tam Tăng thống).
Năm 1977 đã tuyên bố từ chức đại biểu Quốc hội và rút khỏi Mặt trận để phản đối việc chính quyền bắt giữ 6 thượng tọa lãnh đạo trong GH PGVN Thống nhất, nhờ đó năm 1978 tất cả được thả ra.
Nhưng đến năm 1981 lại tham gia thành lập Giáo hội PGVN mới (làm Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật) do chính quyền cộng sản lập ra nhằm giải thể GH PGVN Thống nhất cũ tuy trên danh nghĩa mình vẫn là đệ tam Tăng thống GH PGVN Thống nhất cũ.
Tuy nhiên đến mấy năm cuối đời vào thời Đổi mới lại kêu gọi phục hồi GH PGVN Thống nhất cũ đồng thời gửi tâm thư đến giới PG hải ngoại mong mỏi xây dựng sự đoàn kết hòa hợp PGVN – 2 Giáo hội PG cũ và mới, PG “quốc doanh” trong nước và PG hải ngoại chống Cộng - như ý nguyện ấp ủ suốt đời từng bày tỏ mà vì nó bản thân và hành động từng không ít lần mâu thuẫn nhau trong mối quan hệ chính trị: “Có sống hòa hợp mới mong làm tròn nhiệm vụ của người con Phật đối với đại sự mở lòng tri kiến Phật của Đức Từ phụ, mới mong làm nên những sự nghiệp ích nước lợi dân. Điều này có nghĩa rằng sống hòa hợp là điều kiện tối yếu cho sự tiến tu và sự tiến tu chỉ có thể được thực hiện nếu có sốâng hòa hợp.” (Thông điệp Phật đản 1982).
Trước khi qua đời đã truyền ngôi Tăng thống đệ tứ của GHPG VN Thống nhất cũ cho Hoà thượng Thích Huyền Quang.

570 - Thích Huyền Quang
VỊ TĂNG THỐNG CUỐI CÙNG
Đại lão hòa thượng Phật giáo tên thật Lê Đình Nhàn sinh 1920 tại Bình Định – Mất 2008 ở Bình Định (89 tuổi).
Từng tham gia chống Pháp ở khu vực miền Trung song do quan điểm không chấp nhận cộng sản can dự vào Phật giáo nên bị đưa đi “an trí” ở Quảng Ngãi 4 năm, đến 1954 mới thả ra.
Vào Sài Gòn tiếp tục hoạt động trong giáo hội PGVN, trở thành một lãnh tụ đấu tranh chống chế độ Ngô Đình Diệm rồi chế độ Thiệu – Kỳ. Được trọng vọng, bầu làm Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo.
Sau 75 với quan điểm không chấp nhận PG bị “cộng sản hóa”, đòi tựï do tôn giáo triệt để nên luôn bị chính quyền theo dõi truy bức.
Năm 1977 bị bắt giam 18 tháng vì tội chống đối “lật đổ chế độ” đưa ra tòa xử 2 năm tù treo. Năm 1982 phản đối việc Nhà nước lập Giáo hội PGVN mới để triệt tiêu Giáo hội PGVN Thống nhất cũ nên lại bị bắt rồi trục xuất về quản chế tại chùa Hội Phước ở Quảng Ngãi. Vẫn tiếp tục hoạt động “ngầm” đối lập chế độ. Từ hoạt động này năm 1982 đượïc đề cử giải Nobel Hòa bình.
Năm 1992 được vị Tăng thống thứ ba của GH PGVN Thống nhất cũ là hòa thượng Thích Đôn Hậu viên tịch trao quyền lại làm tăng thống thứ tư (các đời tăng thống: Thích Tịnh Khiết 1964-1973, Thích Giác Nhiên 1973-1979, Thích Đôn Hậu 1979-1991). Từ đó có danh nghĩa để đẩy mạnh cuộc đấùu tranh đòi khôi phục giáo hội cũ, đòi quyền tự do tín ngưỡng, dân chủ trong tình hình vẫn bị cô lập ở Quảng Ngãi suốt 17 năm trời.
Mãi đến năm 2003 do mắc bệnh nghi bị ung thư nên mới được đưa ra Hà Nội chữa trị. Nhân dịp này cùng với sức ép của quốc tế, đã được Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp với đôi bên có ý “hòa hoãn” với nhau ít nhiều. Vì thế sau đó chữa xong bệnh mới được phép vào lại TPTHCM.
Nhưng chỉ ở lại TPHCM một tháng rồi có lẽ do thấy tình hình nội bộ Phật sự nơi đây phức tạp bị chính quyền chi phối không như trước kia nên quyết định chọn tu viện Nguyên Thiều ở Bình Định do mình sáng lập trước đây để ở và làm trụ sở hoạt động tiếp tục cho Giáo hội PGVN Thống nhất. Cùng lúc được trao tặng giải Nhân quyền quốc tế ở Cộng hòa Czech.
Trong lúc đó hy vọngï “hòa hoãn” – tiến tới “thỏa hiệp” cách nào đó - bước đầu với chính quyền không kéo dài bởi quan điểm lập trường đôi bên vẫn còn có quá nhiều khác biệt, đối chọi nhau. Phía Nhà nước mời tham dự Đại hội PG thế giới sắp diễn ra ở Hà Nội nhưng tăng thống yêu cầu phải mời cả PG hải ngoại (chống Cộng) rốt cuộc không thành. Nhà nước hứa dành cho sự ưu ái giải tỏa sự “bao vây cấm vận” với điều kiện phải loại trừ “cánh tay mặt” là hòa thượng Thích Quảng Độ Tổng Thư ký GH PGVN TN cũ vốn có chủ trương chống tới cùng song từ khước. Kết cuộc vẫn bị chính quyền phong tỏa hoạt động ở Quảng Ngãi, không cho tổ chức đại hội nhằm phục hồi GH PGVN TN.
Tình hình cứ dây dưa như thế đến năm 2004 rồi 2006 do lâm bệnh lại nên được đưa vào TPHCM điều trị, bệnh thuyên giảm lại về Bình Định. Đến giữa năm 2008 tuổi già nhiều bệnh phát tác cùng lúc nên không qua khỏi.
Vậy là ước vọng tái lập Giáo hội PGVN Thống nhất – “giữ Giáo hội có mặt với dân tộc” - theo đúng di chúùc của cố Tăng thống đời thứ ba Thích Tịnh Khiết chưa thành.
Đã cống hiến trọn vẹn cả cuộc đời, nỗ lực làm hết sức mình “phục vụ dân tộc, phục vụ đạo pháp, phục vụ GH PGVN TN cho đến hơi thở cuối cùng” nhưng bất khả kháng bởi cùng lúc phải duy trì cuộc đấu tranh đó theo đúng tinh thần Phật pháp bất bạo động. Bởi vậy đã không ít lần từng tỏ thiện chí với nhà cầm quyền (nhiều lần viết thư, đơn gửi các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận từ thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến sau này, một lần chấp nhận gặp thủ tướùng đương nhiệm) nhưng rốt cuộc tất cả chỉ là cuộc đối thoại một chiều thất bại - như căn bệnh không tưởng mãn tính của các lực lượng đấu tranh không cộng sản chống Mỹ & Thiệu thời VNCH - trước quyền lực chính trị.
Chỉ còn lời nhắn nhủ để lại cho Phật tử: “Chúng ta phải dạn dĩ chịu đựng và tiếp tục chịu đựng để chúng ta có mặt với Giáo hội”. Với niềm tin son sắt: “Chính quyền nào cũng nói muôn năm nhưng có chính quyền nào muôn năm đâu? Còn PG đâu có nói muôn năm đâu nhưng PG mấy ngàn năm rồi.”
Tuy nhiên sau khi qua đời, chức tăng thống đời thứ năm đã bị bỏ trống (hòa thượng Thích Quảng Độ chỉ tạm thời xử lý) vì xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ GH PGVN TN ở trong nước lẫn với bộ phận hải ngoại không thống nhất được việc suy tôn ai – “phe” nào - thay thế. Mà hòa thượng Quảng Độ nay cũng đã 84 tuổi, rồi sau này không biết GH PGVN TN cũ sẽ về đâu?
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét