361 - Lê Thị Sửu
“CỐ MÀ SỐNG CHO TỐT VỚI NHAU”
Lao động bán hàng rong sinh 1961 tại Sài Gòn. Sống ở Bà Rịa – Vũng Tàu (2010).
Sau 75 là cô giáo nuôi dạy trẻ ở Sài Gòn.
Năm 1982 nhân một chuyến cùng cơ quan tổ chức đi thăm thương bệnh binh ở Vũng Tàu đã quen biết một thương binh nặng quê Nghệ An bị liệt 2 chân phải ngồi xe lăn. Từ lòng cảm mến sinh ra tình yêu muốn gắn bó với anh song bản thân đối tượng bị mặc cảm tàn tật nên nhất quyết từ khước.
Nhưng không vì thế nản lòng mà vẫn một lòng một dạ yêu người thương binh, cứ vài ngày là vượt hơn 100km xuống thăm, săn sóc anh hết lòng. Cuối cùng đã thuyết phục được người yêu lớn tuổi hơn và đám cưới cử hành năm 1984 ngay tại trại thương binh Long Hải lúc mình chỉ mới 23 tuổi còn son trẻ.
Nhớ lời mẹ dặn lúc đồng ý cuộc hôn nhân “Cuộc đời con thì con tự quyết định, cố mà sống cho tốt với nhau”, đã nghỉ việc ở Sài Gòn để xuống sống hẳn trong trại thương binh ngày ngày làm nghề bán hàng rong nuôi chồng thương binh.
Năm 2000 được trại cấp đất cho ra ở riêng. Người chồng thương binh như được tình yêu chắp cánh cũng tìm cách đỡ đần vợ, chiều chiều cột một mớ phao bơi biển vào xe lăn đẩy bánh ra bờ biển cho khách tắm biển thuê. Sau đó còn may mò tập nghề sửa xe máy tại gia.
Lần lượt 4 đứa con ra đời “có nếp có tẻ” 2 trai 2 gái góp vào niềm vui hạnh phúc mà “nếu được lựa chọn lại tôi cũng lấy anh thôi không chút hối tiếc”.
362 - Nguyễn Thị Tâm
39 NĂM CHỜ CON KHÔNG VỀ
Thường dân sinh 1932 tại Sài Gòn. Sống ở TPHCM (2007).
Có con trai duy nhất đi kháng chiến chống Mỹ hy sinh năm 1968 nhưng cho đến nay ngày nào cũng chống gậy ra cửa ngóng con về. Vì “Nó hứa đánh xong trận này là về thăm tao mà”!
363 - Nguyễn Thị Tâm
2 NGƯỜI CHỒNG TƯỞNG ĐÃ CHẾT
Thường dân sinh 1941 tại Huế. Sống ở Huế (2006).
Xuất thân gia đình nông dân nghèo, giữa những năm 60 lên TP Huế trông coi một quán bán cơm cho sinh viên ở Huế do 2 người bà con bỏ tiền ra thuê.
Đang làm ăn khấm khá thì đùng một cái năm 1965 cả 2 ông chủ kia… bị bắt vì tội Việt cộng nằm vùng!
Thân cô thế cô lại bị đẩy vào thế tình nghi dính líu cộng sản nên đành chấp nhận lấy một trung sĩ VNCH vốn là một khách quen ăn cơm quán. Sinh được 2 con thì xảy ra biến cố Mậu Thân 1968, anh chồng trung sĩ bị mất tích trong chiến cuộc, đến năm sau thì có giấy báo tử chính thức của chính quyền Sài Gòn.
Một lần nữa rơi vào cảnh mẹ góa con côi không người nương tựa nên ôm con về sống nhà mẹ ở trong nội thành. Tại đây gặp một thương giá buôn bán lớn thuê mặt bằng ở vườn nhà mẹ làm kho chứa hàng. Từ đó ông bày vẽ cho cách thức buôn bán kiếm sống, rồi tình cảm nảy sinh đôi bên kết quả bước đi bước nữa năm 1970, sinh thêm một con gái.
Năm 1972 trong trận chiến “Mùa hè đỏ lửa” khi ra Quảng Trị giao hàng đã bị trúng một mảnh đạn pháo phải đưa vào Đà Nẵng giải phẫu.
Đến ngày Huế giải phóng tháng 3.1975, khi đang mang thai đứa con thứ hai thì người chồng sau bỗng nhiên… biến mất. Một thời gian trôi qua tưởng ông là nhà tư sản nên chắc đã bị thủ tiêu hoặc trốn ra nước ngoài. Không ngờ vài tháng sau ông lại xuất hiện với… quân hàm thiếu tá cộng sản, thì ra cũng lại là Việt cộng nằm vùng lâu nay! Bấy giờ ông mới thú thật đã có vợ 2 con ở ngoài Bắc rồi nên bây giờ chuyển công tác vào THCM thỉnh thoảng mới ghé thăm 2 mẹ con được.
Chưa hết, sau người chồng thứ hai đến lượt xuất hiện… ngươì chồng đầu tiên lính VNCH từng được thông báo tử trận! Thì ra anh ta chỉ bị bắt làm tù binh đưa về Bắc nay mới được trả tự do.
Sau khi biết được chuyện vợ cũ ôm cầm sang thuyền khác phản bội mình, anh ta bèn trả thù bằng cách kiện ra tòa với tư cách chồng chưa ly dị để đòi chia đất chia nhà vốn là của mẹ vợ. Khi được chia một phần rồi thì bỏ đó rồi đi lấy vợ khác đưa nhau vào Đồng Nai làm lại cuộc đời.
Phần mình trở lại cảnh thân cò lặn lội nuôi con. Đến năm 1982 người chồng cách mạng bệnh qua đời.
Nhưng vẫn chưa yên, đến năm 2001 đang lúc trở bệnh liệt nửa người do vết thương đạn pháo năm nào thì người chồng lính Ngụy quay về “chạy” quan chức địa phương để kiện nữa với ý đồ chiếm hết đất đai nhà cửa của vợ cũ đem bán làm giàu vì bấy giờ nhà đất đang lên giá cao. Thậm chí còn khai man nữa, rằng mình là “cán bộ thoát ly ra miền Bắc, nay hồi huơng về hưu chưa được cấp nhà”!
May mà cuối cùng tòa phán quyết bác bỏ, trả lại sự công bằng cho người phụ nữ 2 đời chồng 2 chiến tuyến ngẫu nhiên buồn nhiều hơn vui này.
364 - Nguyễn Thị Tất
NGÀY CHỈ ĂN 2 BỮA
Nông dân sinh 1936 tại Quảng Bình. Sống ở Quảng Bình (2007).
Là một thành viên trong Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy nổi tiếng của huyện Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ từng được được lên phim truyền hình “Trở lại Ngư Thủy” gây xúc động lòng người cả nước.
Năm 1977 đơn vị giải thể, trở về với đời sống thường dân vất vả kiếm sống, không chồng con do đã quá thì. Đã vậy còn đau mắt 2 lần ra bệnh viện Huế chữa trị song sau bỏ luôn vì không có tiền đi tiếp nên một mắt đã mù, mắt còn lại trong giai đoạn lòa.
Bệnh tật không người thân thích nương tựa không ai giúp đỡ, tuổi già sức khoẻ sút kém dần không đi làm thuê làm mướn gì được nữa nên phải tự… nhịn ăn, ngày chỉ dám ăn 2 bữa, còn gì ăn được thì để dành lại phòng khi nguy cấp. Dù bữa ăn chỉ toàn độn khoai sắn!
365 - Nguyễn Thị Thanh Mai
HỌC SINH KHIẾM THỊ DU HỌC MỸ
Nhà giáo sinh năm 1978 tại Hà Tây. Dạy học ở Mỹ (2007).
Bố mẹ đều là thanh niên xung phong thời chiến tranh trên mặt trận Quảng Trị. Sinh ra cùng một người chị song sinh cả 2 đều bị khiếm thị nhưng chỉ mình sống sót.
Mù mắt nhưng rất ham học nên khi được vào trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu ở Hà Nội đã phát huy năng khiếu ngoại ngữ rất giỏi. Một nữ nhà giáo Mỹ đang hỗ trợ công tác giáo dục nhân đạo tại đây phát hiện thấy liền tìm cách đưa qua Mỹ vào học trường khiếm thị với sự hỗ trợ chi phí của một nữ doanh nhân Mỹ khác (còn mua vé hàng năm cho về thăm nhà nữa).
Sau khi tốt nghiệp trung học, tiếp tục học lên ĐH Arizona khoa văn chương. Bây giờ học trường bình thường cả lớp chỉ mình khiếm thị nên rất vất vả, phải thu lại bài giảng vào băng rồi tối về phòng trọï bật nghe lại để chuyển thành chữ nổi lưu vào máy tính mới ghi nhớ được.
Năm 2007 tốt nghiệp đại học được cử đại diện tập thể sinh viên Mỹ và nước ngoài đọc diễn văn toàn trường trước sự thán phục của mọi người. Tuy nhiên sau đó được yêu cầu ở lại 2 năm để dạy cho học sinh khiếm thị khác trước khi về nước thực hiện lời dặn của nhà mạnh thường quân người Mỹ từng hết lòng cưu mang mình trên đất lạ quê người: “Cháu hãy cố gắng học tốt để sau này về giúp các bạn cùng cảnh ngộ ở quê nhà.”
366 - Nguyễn Thị Thu
KHÔNG NỠ RỜI XA “DÒNG SÔNG MÁU”
Ngư dân sinh 1954 tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2007).
Trong kháng chiến chống Mỹ cùng cha chồng tích cực làm nhiệm vụ đưa đò trên sông Thạch Hãn vận chuyển bộ đội, vũ khí, lương thực xâm nhập bờ Nam.
Nổi cộm là trong trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị trong “Mùa hè đỏ lửa” 1972 còn lập ra cả một bến đò bí mật để làm nhiệm vụ trên. Nơi đây đã thành một di tích lịch sử bi thảm khi có cả trên 10.000 bộ đội bỏ mình trên dòng sông khi rút quân về bờ Bắc khiến dòng sông có lúc nhuộm toàn một màu đỏ máu.
Sau 75 sau khi cha chồng – lão ngư dân anh hùng một thời - qua đời, vẫn quyến luyến ở lại với bến đò xưa trên sông Thạch Hãn không như hơn một nửa số dân làng dời nhà đến chỗ khác làm ăn khá hơn. Dù trong người còn tiềm ẩn nhiều chứng bệnh do chiến tranh để lại, vẫn cùng chồng làm một căn nhà nhỏ sát bờ sông để ngày ngày xuống sông làm nghề cào hến nuôi con đồng thời hy vọng sẽ tìm được hài cốt liệt sĩ trôi giạt, vùi chôn đâu đó từ hàng chục năm qua dưói đáy sông…
367 - Nguyễn Thị Thu
LÁ RỤNG VỀ CỘI… THỤY SĨ!
Việt kiều tên cũ Lê Thị Nguyệt sinh 1969 tại Phan Rang. Sống ởThụy Sĩ (2007).
Mới 18 tháng tuổi thì đi lạc khỏi nhà ở Phan Rang rồi được đưa vào cô nhi viện tận Nha Trang nên gia đình tìm quanh quẩn trong tỉnh không có. Sau đó được một gia đình hiếm muộn nhận làm con nuôi đặt tên Nguyễn Thị Thu.
Đến tháng 3.1975 chiến cuộc bùng nổ ở Tây Nguyên lan xuống vùng đồng bằng khiến thành phố Nha Trang rơi vào cảnh hỗn loạn nên bị cha mẹ nuôi bỏ rơi lại thêm một lần nữa lưu lạc đến một cô nhi viện khác ở Vũng Tàu. Nhưng trong cảnh xã hội lộn xộn buổi giao thời đó, cô nhi viện này giải thể đẩy cô gái mồ côi ra lề đường sống đời lang thang bụi đời đụng gì làm nấy lê lết sống qua ngày.
Từ đó lưu lạc về tận miền Tây làm thuê cho một gia đình làm nghề nông, cuốc đất, chăn bò.
Năm 1993 khi đã trưởng thành nhớ về gia đình cũ mới quay về Nha Trang tìm gia đình mình làm con nuôi ngày trước mong tìm một chút tình thương ấm lòng song lại bị họ tàn nhẫn khước từ. Thế là lại bôn ba đường đời trở lại Vũng Tàu làm nghề bán hành rong.
May mắn thay nhờ vậy lại được một người đàn ông Thụy Sĩ cảm thông yêu thương lấy làm vợ rồi cùng đưa về Thụy Sĩ với mình. Hạnh phúc cuộc đời cuối cùng cũng mỉm cười với 2 đứa con ra đời trên xứ người.
Tuy nhiên hạnh phúc chưa dừng ở đó khi gia đình cha mẹ ruột nguyên thời trước là chủ tiệm vàng sau 75 bị đánh tư sản nên đã vượt biên qua… Thụy Sĩ! Đôi bên ở 2 thành phố kế liền nhau mà không biết.
Nhưng định mệnh đã sắp bày sẵn cho mình có một người bạn hàng xóm cũng là người Việt đang du học Thụy Sĩ mà bà mẹ lại là một doanh nhân có làm ăn với người em gái kế của mình. Nhân khi qua Thụy Sĩ giữa năm 2007 thăm con có gặp mình rồi sau đó đến gặp bàn chuyện trao đổi hàng hóa với người em gái kia bà cứ… gọi nhầm tên cô em gái (Nga) là… Thu vì 2 người sao… giống nhau quá! Từ đó mới dẫn dắt câu chuyện đời ngược về quá khứ truy nguyên té ra là 2 chị em ruột chưa hề biết mặt nhau bao giờ.
Hình dáng mặt mày giống nhau - chỉ khác em vui tươi hơn còn chị khắc khổ phảng phất u buồn – chỉ khác dấu tích vết sẹo dài trên chân phải và cả kiểm tra AND chứng nhận đúng như vậy. Kèm vào đó còn tờ “Giấy cớ mất con” ố vàng sắp bở ra làm năm 1970 do chế độ cũ chứng nhận mà bà mẹ nay vẫn còn gìn giữ qua 37 năm trời bởi linh cảm rằng “Con tôi vẫn còn sống đâu đó trên cõi đời này.”
368 - Nguyễn Thị Thụy Vũ
“NHANG TÀN THẮP KHUYA”
Nhà văn tên thật Nguyễn Thị Băng Lĩnh sinh 1939 tại miền Nam. Sống ở Bình Phước (2009).
Đó là tựa đề một cuốn tiểu thuyết của tác giả nữ nổi tiếng về văn phong và ý hướng sáng tác táo bạo nâng cao vị thế nữ giới ở Sài Gòn trước 75 nay kỳ lạ thay dường như “ứng” vào số phận của bà: Nửa đêm thức dậy một mình chăm lo cho đứa con gái tật nguyền nằm liệt một chỗ gần 30 năm nay thỉnh thoảng gào rú thảng thốt lên như loài “Thú hoang” (tên một tác phẩm khác cùng tác giả)!
Sau 75 đành bỏ nghề viết một mình bươn chải nuôi 3 con trong đó có đứa con gái thứ hai lúc nhỏ bị ngã đập đầu vào góc thành giường khiến bị liệt luôn chỉ nằm một chỗ bất động. Có thời gian còn làm cả nghề… lơ xe đò chạy đường dài.
Nhưng vẫn không sống được nên đưa cả 3 con về Lộc Ninh sống nhờ vào nhà mẹ già. Ngày cố gắng tập làm nông dân trồng tiêu, tự tay đóng cọc, làm cỏ, tưới cây, chăm bón mà chẳng biết kiếm được bao nhiêu. Đêm trở về một mình canh ru con nổi cơn động kinh. Còn sự nghiệp văn khá lẫy lừng xưa kia thì “Thèm viết lắm nhưng làm gì còn thì giờ, còn tâm trí đâu mà viết nữa?”
Sau này có được bạn văn cũ ở nước ngoài biết được gửi tiền về giúp đỡ. Chỉ có người cha đẻ ra đứa con bất hạnh con rơi kia - cũng là một nhà thơ cũ khá tên tuổi song nổi tiếng… nhiều vợ bé, kể cả khi qua Mỹ - thì lại dứt khoát khước từ trách nhiệm ngoảnh mặt quay lưng.
369 - Nguyễn Thị Thứ
BÀ MẸ VN ANH HÙNG SỐ 1
Nông dân sinh 1904 tại Quảng Nam. Sống ở Quảng Nam (2010).
Có chồng và 9 con cùng 1 cháu ngoại và 1 con rể đều là liệt sĩ (chồng và 3 con thời chống Pháp, 6 con thời chống Mỹ), được tôn vinh là Mẹ VN Anh hùng vĩ đại nhất cũng là người phụ nữ chịu tổn thất đau đớn nhiều nhất lịch sử VN. Người con duy nhất còn sống sót cuối cuộc chiến là một chiến sĩ biệt động thì cũng lại ngã xuống vào sáng 30.4.75!
Đến nay 107 tuổi vẫn còn sống tuy đã yếu chỉ còn ngồi dậy được trên giường. Sống trong cảnh nhà neo đơn chẳng con mấy ai thân thích do con cháu đều đã sớm bỏ mình ra đi. Bên cạnh chỉ còn người con gái trưởng năm nay đã 86 tuổi cũng là một Mẹ VN Anh hùng.
Khi còn khoẻ chiều chiều thường ngồi im lặng mắt trông ngóng mơ hồ về cõi xa xăm nhu chờ bóng dáng các con về. Nhiều khi nửa đêm ngồi bật dậy gọi con gái “Mấy đứa về cả rồi, con dọn cơm cho tụi nó ăn để còn đi.” Khi có ai vô tình động đến vết thương lòng, cụ chỉ thốt lên “Đau lắm, đau lắm các con ơi!”
Được dùng làm hình mẫu để xây dựng tượng đài Mẹ VN Anh hùng lớn nhất nước đặt tại thị xã Tam Kỳ.
370 - Nguyễn Thị Vân Toàn
NGƯỜI ĐÀN BÀ MỘT TAY
Thường dân sinh tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2007).
Thương binh 1/4 mất một cánh tay phải khi bị địch bắt, đến 1972 được trao trả tù binh sau Hiệp định Paris.
Sau chiến tranh quyết trở lại hoà nhập với cuộc sống bình thường bằng cách kiên trì tập cho cánh tay phải mất một nửa hoạt động để làm được cả những việc nặng nhọc khó khăn như tự mình thả gàu múc nước giếng, nấu ăn, giặt giũ, may vá, đi xe đạp… Trước khi quyết định lấy chồng – một đồng chí tù chính trị – đã đóng cửa phòng dùng một cái gối để tập… bế con xem có được hay không mới nhận lời cầu hôn!
Lấy chồng sinh con rồi gửi cho bà ngoại, với một tay còn lại vẫn đạp xe đạp đi bán hàng rong cả chục cây số mỗi ngày kể cả mùa gió Lào thổi bay người đi trên đường. Chịu thương chịu khó cũng đắp đổi qua ngày nuôi chồng con.
Bỗng nhiên tai họa đâu lại đổ ập xuống: Năm 2003 cùng chồng được cho đi điều dưỡng thì chuyến xe gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng làm cả hai vợ chồng bị thương nặng. Chồng bị chấn thương sọ não, dập gan, dập lá lách nằm liệt giường, vợ bị mất hàm răng, gãy xương vai.
Thế là ra viện phải gánh thêm nuôi chồng bệnh tật và 4 con ăn học đàng hoàng, vẫn với nghề đạp xe bán hàng rong, nhất quyết không đầu hàng ông Trời.
(Còn tiếp)
“CỐ MÀ SỐNG CHO TỐT VỚI NHAU”
Lao động bán hàng rong sinh 1961 tại Sài Gòn. Sống ở Bà Rịa – Vũng Tàu (2010).
Sau 75 là cô giáo nuôi dạy trẻ ở Sài Gòn.
Năm 1982 nhân một chuyến cùng cơ quan tổ chức đi thăm thương bệnh binh ở Vũng Tàu đã quen biết một thương binh nặng quê Nghệ An bị liệt 2 chân phải ngồi xe lăn. Từ lòng cảm mến sinh ra tình yêu muốn gắn bó với anh song bản thân đối tượng bị mặc cảm tàn tật nên nhất quyết từ khước.
Nhưng không vì thế nản lòng mà vẫn một lòng một dạ yêu người thương binh, cứ vài ngày là vượt hơn 100km xuống thăm, săn sóc anh hết lòng. Cuối cùng đã thuyết phục được người yêu lớn tuổi hơn và đám cưới cử hành năm 1984 ngay tại trại thương binh Long Hải lúc mình chỉ mới 23 tuổi còn son trẻ.
Nhớ lời mẹ dặn lúc đồng ý cuộc hôn nhân “Cuộc đời con thì con tự quyết định, cố mà sống cho tốt với nhau”, đã nghỉ việc ở Sài Gòn để xuống sống hẳn trong trại thương binh ngày ngày làm nghề bán hàng rong nuôi chồng thương binh.
Năm 2000 được trại cấp đất cho ra ở riêng. Người chồng thương binh như được tình yêu chắp cánh cũng tìm cách đỡ đần vợ, chiều chiều cột một mớ phao bơi biển vào xe lăn đẩy bánh ra bờ biển cho khách tắm biển thuê. Sau đó còn may mò tập nghề sửa xe máy tại gia.
Lần lượt 4 đứa con ra đời “có nếp có tẻ” 2 trai 2 gái góp vào niềm vui hạnh phúc mà “nếu được lựa chọn lại tôi cũng lấy anh thôi không chút hối tiếc”.
362 - Nguyễn Thị Tâm
39 NĂM CHỜ CON KHÔNG VỀ
Thường dân sinh 1932 tại Sài Gòn. Sống ở TPHCM (2007).
Có con trai duy nhất đi kháng chiến chống Mỹ hy sinh năm 1968 nhưng cho đến nay ngày nào cũng chống gậy ra cửa ngóng con về. Vì “Nó hứa đánh xong trận này là về thăm tao mà”!
363 - Nguyễn Thị Tâm
2 NGƯỜI CHỒNG TƯỞNG ĐÃ CHẾT
Thường dân sinh 1941 tại Huế. Sống ở Huế (2006).
Xuất thân gia đình nông dân nghèo, giữa những năm 60 lên TP Huế trông coi một quán bán cơm cho sinh viên ở Huế do 2 người bà con bỏ tiền ra thuê.
Đang làm ăn khấm khá thì đùng một cái năm 1965 cả 2 ông chủ kia… bị bắt vì tội Việt cộng nằm vùng!
Thân cô thế cô lại bị đẩy vào thế tình nghi dính líu cộng sản nên đành chấp nhận lấy một trung sĩ VNCH vốn là một khách quen ăn cơm quán. Sinh được 2 con thì xảy ra biến cố Mậu Thân 1968, anh chồng trung sĩ bị mất tích trong chiến cuộc, đến năm sau thì có giấy báo tử chính thức của chính quyền Sài Gòn.
Một lần nữa rơi vào cảnh mẹ góa con côi không người nương tựa nên ôm con về sống nhà mẹ ở trong nội thành. Tại đây gặp một thương giá buôn bán lớn thuê mặt bằng ở vườn nhà mẹ làm kho chứa hàng. Từ đó ông bày vẽ cho cách thức buôn bán kiếm sống, rồi tình cảm nảy sinh đôi bên kết quả bước đi bước nữa năm 1970, sinh thêm một con gái.
Năm 1972 trong trận chiến “Mùa hè đỏ lửa” khi ra Quảng Trị giao hàng đã bị trúng một mảnh đạn pháo phải đưa vào Đà Nẵng giải phẫu.
Đến ngày Huế giải phóng tháng 3.1975, khi đang mang thai đứa con thứ hai thì người chồng sau bỗng nhiên… biến mất. Một thời gian trôi qua tưởng ông là nhà tư sản nên chắc đã bị thủ tiêu hoặc trốn ra nước ngoài. Không ngờ vài tháng sau ông lại xuất hiện với… quân hàm thiếu tá cộng sản, thì ra cũng lại là Việt cộng nằm vùng lâu nay! Bấy giờ ông mới thú thật đã có vợ 2 con ở ngoài Bắc rồi nên bây giờ chuyển công tác vào THCM thỉnh thoảng mới ghé thăm 2 mẹ con được.
Chưa hết, sau người chồng thứ hai đến lượt xuất hiện… ngươì chồng đầu tiên lính VNCH từng được thông báo tử trận! Thì ra anh ta chỉ bị bắt làm tù binh đưa về Bắc nay mới được trả tự do.
Sau khi biết được chuyện vợ cũ ôm cầm sang thuyền khác phản bội mình, anh ta bèn trả thù bằng cách kiện ra tòa với tư cách chồng chưa ly dị để đòi chia đất chia nhà vốn là của mẹ vợ. Khi được chia một phần rồi thì bỏ đó rồi đi lấy vợ khác đưa nhau vào Đồng Nai làm lại cuộc đời.
Phần mình trở lại cảnh thân cò lặn lội nuôi con. Đến năm 1982 người chồng cách mạng bệnh qua đời.
Nhưng vẫn chưa yên, đến năm 2001 đang lúc trở bệnh liệt nửa người do vết thương đạn pháo năm nào thì người chồng lính Ngụy quay về “chạy” quan chức địa phương để kiện nữa với ý đồ chiếm hết đất đai nhà cửa của vợ cũ đem bán làm giàu vì bấy giờ nhà đất đang lên giá cao. Thậm chí còn khai man nữa, rằng mình là “cán bộ thoát ly ra miền Bắc, nay hồi huơng về hưu chưa được cấp nhà”!
May mà cuối cùng tòa phán quyết bác bỏ, trả lại sự công bằng cho người phụ nữ 2 đời chồng 2 chiến tuyến ngẫu nhiên buồn nhiều hơn vui này.
364 - Nguyễn Thị Tất
NGÀY CHỈ ĂN 2 BỮA
Nông dân sinh 1936 tại Quảng Bình. Sống ở Quảng Bình (2007).
Là một thành viên trong Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy nổi tiếng của huyện Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ từng được được lên phim truyền hình “Trở lại Ngư Thủy” gây xúc động lòng người cả nước.
Năm 1977 đơn vị giải thể, trở về với đời sống thường dân vất vả kiếm sống, không chồng con do đã quá thì. Đã vậy còn đau mắt 2 lần ra bệnh viện Huế chữa trị song sau bỏ luôn vì không có tiền đi tiếp nên một mắt đã mù, mắt còn lại trong giai đoạn lòa.
Bệnh tật không người thân thích nương tựa không ai giúp đỡ, tuổi già sức khoẻ sút kém dần không đi làm thuê làm mướn gì được nữa nên phải tự… nhịn ăn, ngày chỉ dám ăn 2 bữa, còn gì ăn được thì để dành lại phòng khi nguy cấp. Dù bữa ăn chỉ toàn độn khoai sắn!
365 - Nguyễn Thị Thanh Mai
HỌC SINH KHIẾM THỊ DU HỌC MỸ
Nhà giáo sinh năm 1978 tại Hà Tây. Dạy học ở Mỹ (2007).
Bố mẹ đều là thanh niên xung phong thời chiến tranh trên mặt trận Quảng Trị. Sinh ra cùng một người chị song sinh cả 2 đều bị khiếm thị nhưng chỉ mình sống sót.
Mù mắt nhưng rất ham học nên khi được vào trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu ở Hà Nội đã phát huy năng khiếu ngoại ngữ rất giỏi. Một nữ nhà giáo Mỹ đang hỗ trợ công tác giáo dục nhân đạo tại đây phát hiện thấy liền tìm cách đưa qua Mỹ vào học trường khiếm thị với sự hỗ trợ chi phí của một nữ doanh nhân Mỹ khác (còn mua vé hàng năm cho về thăm nhà nữa).
Sau khi tốt nghiệp trung học, tiếp tục học lên ĐH Arizona khoa văn chương. Bây giờ học trường bình thường cả lớp chỉ mình khiếm thị nên rất vất vả, phải thu lại bài giảng vào băng rồi tối về phòng trọï bật nghe lại để chuyển thành chữ nổi lưu vào máy tính mới ghi nhớ được.
Năm 2007 tốt nghiệp đại học được cử đại diện tập thể sinh viên Mỹ và nước ngoài đọc diễn văn toàn trường trước sự thán phục của mọi người. Tuy nhiên sau đó được yêu cầu ở lại 2 năm để dạy cho học sinh khiếm thị khác trước khi về nước thực hiện lời dặn của nhà mạnh thường quân người Mỹ từng hết lòng cưu mang mình trên đất lạ quê người: “Cháu hãy cố gắng học tốt để sau này về giúp các bạn cùng cảnh ngộ ở quê nhà.”
366 - Nguyễn Thị Thu
KHÔNG NỠ RỜI XA “DÒNG SÔNG MÁU”
Ngư dân sinh 1954 tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2007).
Trong kháng chiến chống Mỹ cùng cha chồng tích cực làm nhiệm vụ đưa đò trên sông Thạch Hãn vận chuyển bộ đội, vũ khí, lương thực xâm nhập bờ Nam.
Nổi cộm là trong trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị trong “Mùa hè đỏ lửa” 1972 còn lập ra cả một bến đò bí mật để làm nhiệm vụ trên. Nơi đây đã thành một di tích lịch sử bi thảm khi có cả trên 10.000 bộ đội bỏ mình trên dòng sông khi rút quân về bờ Bắc khiến dòng sông có lúc nhuộm toàn một màu đỏ máu.
Sau 75 sau khi cha chồng – lão ngư dân anh hùng một thời - qua đời, vẫn quyến luyến ở lại với bến đò xưa trên sông Thạch Hãn không như hơn một nửa số dân làng dời nhà đến chỗ khác làm ăn khá hơn. Dù trong người còn tiềm ẩn nhiều chứng bệnh do chiến tranh để lại, vẫn cùng chồng làm một căn nhà nhỏ sát bờ sông để ngày ngày xuống sông làm nghề cào hến nuôi con đồng thời hy vọng sẽ tìm được hài cốt liệt sĩ trôi giạt, vùi chôn đâu đó từ hàng chục năm qua dưói đáy sông…
367 - Nguyễn Thị Thu
LÁ RỤNG VỀ CỘI… THỤY SĨ!
Việt kiều tên cũ Lê Thị Nguyệt sinh 1969 tại Phan Rang. Sống ởThụy Sĩ (2007).
Mới 18 tháng tuổi thì đi lạc khỏi nhà ở Phan Rang rồi được đưa vào cô nhi viện tận Nha Trang nên gia đình tìm quanh quẩn trong tỉnh không có. Sau đó được một gia đình hiếm muộn nhận làm con nuôi đặt tên Nguyễn Thị Thu.
Đến tháng 3.1975 chiến cuộc bùng nổ ở Tây Nguyên lan xuống vùng đồng bằng khiến thành phố Nha Trang rơi vào cảnh hỗn loạn nên bị cha mẹ nuôi bỏ rơi lại thêm một lần nữa lưu lạc đến một cô nhi viện khác ở Vũng Tàu. Nhưng trong cảnh xã hội lộn xộn buổi giao thời đó, cô nhi viện này giải thể đẩy cô gái mồ côi ra lề đường sống đời lang thang bụi đời đụng gì làm nấy lê lết sống qua ngày.
Từ đó lưu lạc về tận miền Tây làm thuê cho một gia đình làm nghề nông, cuốc đất, chăn bò.
Năm 1993 khi đã trưởng thành nhớ về gia đình cũ mới quay về Nha Trang tìm gia đình mình làm con nuôi ngày trước mong tìm một chút tình thương ấm lòng song lại bị họ tàn nhẫn khước từ. Thế là lại bôn ba đường đời trở lại Vũng Tàu làm nghề bán hành rong.
May mắn thay nhờ vậy lại được một người đàn ông Thụy Sĩ cảm thông yêu thương lấy làm vợ rồi cùng đưa về Thụy Sĩ với mình. Hạnh phúc cuộc đời cuối cùng cũng mỉm cười với 2 đứa con ra đời trên xứ người.
Tuy nhiên hạnh phúc chưa dừng ở đó khi gia đình cha mẹ ruột nguyên thời trước là chủ tiệm vàng sau 75 bị đánh tư sản nên đã vượt biên qua… Thụy Sĩ! Đôi bên ở 2 thành phố kế liền nhau mà không biết.
Nhưng định mệnh đã sắp bày sẵn cho mình có một người bạn hàng xóm cũng là người Việt đang du học Thụy Sĩ mà bà mẹ lại là một doanh nhân có làm ăn với người em gái kế của mình. Nhân khi qua Thụy Sĩ giữa năm 2007 thăm con có gặp mình rồi sau đó đến gặp bàn chuyện trao đổi hàng hóa với người em gái kia bà cứ… gọi nhầm tên cô em gái (Nga) là… Thu vì 2 người sao… giống nhau quá! Từ đó mới dẫn dắt câu chuyện đời ngược về quá khứ truy nguyên té ra là 2 chị em ruột chưa hề biết mặt nhau bao giờ.
Hình dáng mặt mày giống nhau - chỉ khác em vui tươi hơn còn chị khắc khổ phảng phất u buồn – chỉ khác dấu tích vết sẹo dài trên chân phải và cả kiểm tra AND chứng nhận đúng như vậy. Kèm vào đó còn tờ “Giấy cớ mất con” ố vàng sắp bở ra làm năm 1970 do chế độ cũ chứng nhận mà bà mẹ nay vẫn còn gìn giữ qua 37 năm trời bởi linh cảm rằng “Con tôi vẫn còn sống đâu đó trên cõi đời này.”
368 - Nguyễn Thị Thụy Vũ
“NHANG TÀN THẮP KHUYA”
Nhà văn tên thật Nguyễn Thị Băng Lĩnh sinh 1939 tại miền Nam. Sống ở Bình Phước (2009).
Đó là tựa đề một cuốn tiểu thuyết của tác giả nữ nổi tiếng về văn phong và ý hướng sáng tác táo bạo nâng cao vị thế nữ giới ở Sài Gòn trước 75 nay kỳ lạ thay dường như “ứng” vào số phận của bà: Nửa đêm thức dậy một mình chăm lo cho đứa con gái tật nguyền nằm liệt một chỗ gần 30 năm nay thỉnh thoảng gào rú thảng thốt lên như loài “Thú hoang” (tên một tác phẩm khác cùng tác giả)!
Sau 75 đành bỏ nghề viết một mình bươn chải nuôi 3 con trong đó có đứa con gái thứ hai lúc nhỏ bị ngã đập đầu vào góc thành giường khiến bị liệt luôn chỉ nằm một chỗ bất động. Có thời gian còn làm cả nghề… lơ xe đò chạy đường dài.
Nhưng vẫn không sống được nên đưa cả 3 con về Lộc Ninh sống nhờ vào nhà mẹ già. Ngày cố gắng tập làm nông dân trồng tiêu, tự tay đóng cọc, làm cỏ, tưới cây, chăm bón mà chẳng biết kiếm được bao nhiêu. Đêm trở về một mình canh ru con nổi cơn động kinh. Còn sự nghiệp văn khá lẫy lừng xưa kia thì “Thèm viết lắm nhưng làm gì còn thì giờ, còn tâm trí đâu mà viết nữa?”
Sau này có được bạn văn cũ ở nước ngoài biết được gửi tiền về giúp đỡ. Chỉ có người cha đẻ ra đứa con bất hạnh con rơi kia - cũng là một nhà thơ cũ khá tên tuổi song nổi tiếng… nhiều vợ bé, kể cả khi qua Mỹ - thì lại dứt khoát khước từ trách nhiệm ngoảnh mặt quay lưng.
369 - Nguyễn Thị Thứ
BÀ MẸ VN ANH HÙNG SỐ 1
Nông dân sinh 1904 tại Quảng Nam. Sống ở Quảng Nam (2010).
Có chồng và 9 con cùng 1 cháu ngoại và 1 con rể đều là liệt sĩ (chồng và 3 con thời chống Pháp, 6 con thời chống Mỹ), được tôn vinh là Mẹ VN Anh hùng vĩ đại nhất cũng là người phụ nữ chịu tổn thất đau đớn nhiều nhất lịch sử VN. Người con duy nhất còn sống sót cuối cuộc chiến là một chiến sĩ biệt động thì cũng lại ngã xuống vào sáng 30.4.75!
Đến nay 107 tuổi vẫn còn sống tuy đã yếu chỉ còn ngồi dậy được trên giường. Sống trong cảnh nhà neo đơn chẳng con mấy ai thân thích do con cháu đều đã sớm bỏ mình ra đi. Bên cạnh chỉ còn người con gái trưởng năm nay đã 86 tuổi cũng là một Mẹ VN Anh hùng.
Khi còn khoẻ chiều chiều thường ngồi im lặng mắt trông ngóng mơ hồ về cõi xa xăm nhu chờ bóng dáng các con về. Nhiều khi nửa đêm ngồi bật dậy gọi con gái “Mấy đứa về cả rồi, con dọn cơm cho tụi nó ăn để còn đi.” Khi có ai vô tình động đến vết thương lòng, cụ chỉ thốt lên “Đau lắm, đau lắm các con ơi!”
Được dùng làm hình mẫu để xây dựng tượng đài Mẹ VN Anh hùng lớn nhất nước đặt tại thị xã Tam Kỳ.
370 - Nguyễn Thị Vân Toàn
NGƯỜI ĐÀN BÀ MỘT TAY
Thường dân sinh tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2007).
Thương binh 1/4 mất một cánh tay phải khi bị địch bắt, đến 1972 được trao trả tù binh sau Hiệp định Paris.
Sau chiến tranh quyết trở lại hoà nhập với cuộc sống bình thường bằng cách kiên trì tập cho cánh tay phải mất một nửa hoạt động để làm được cả những việc nặng nhọc khó khăn như tự mình thả gàu múc nước giếng, nấu ăn, giặt giũ, may vá, đi xe đạp… Trước khi quyết định lấy chồng – một đồng chí tù chính trị – đã đóng cửa phòng dùng một cái gối để tập… bế con xem có được hay không mới nhận lời cầu hôn!
Lấy chồng sinh con rồi gửi cho bà ngoại, với một tay còn lại vẫn đạp xe đạp đi bán hàng rong cả chục cây số mỗi ngày kể cả mùa gió Lào thổi bay người đi trên đường. Chịu thương chịu khó cũng đắp đổi qua ngày nuôi chồng con.
Bỗng nhiên tai họa đâu lại đổ ập xuống: Năm 2003 cùng chồng được cho đi điều dưỡng thì chuyến xe gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng làm cả hai vợ chồng bị thương nặng. Chồng bị chấn thương sọ não, dập gan, dập lá lách nằm liệt giường, vợ bị mất hàm răng, gãy xương vai.
Thế là ra viện phải gánh thêm nuôi chồng bệnh tật và 4 con ăn học đàng hoàng, vẫn với nghề đạp xe bán hàng rong, nhất quyết không đầu hàng ông Trời.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét