NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
391 - Bùi Tấn Hoàng
LÃNH BỒI THƯỜNG NHÂN MẠNG GẦN 1 TRIỆU USD
Việt kiều Mỹ sinh tại VN – Mất 2005 ở Mỹ.
Sinh sống tại TP Westminster thuộc bang California.
Vào dịp Tết Nguyên đán 2005 lái xe trên đường gây tai nạn đụng xe bèn lái xe bỏ chạy nên bị cảnh sát Mỹ lên xe đuổi theo. Cảnh sát hú còi yêu cầu dừng xe nhưng đương sự vẫn tăng tốc mong trốn thoát buộc cảnh sát phải nắm bắn từ phía sau. Bị trúng một phát đạn vào vai liền bỏ xe chạy bộ. Viên cảnh sát Mỹ đuổi theo vẫn ngồi trên xe nhấn ga tiếp tuổi truy đuổi và khi đến gần kẻ chạy trốn đã cố tình phóng xe tới từ phía sau lưng… cán chết tại chỗ!
Đương nhiên gia đình người bị hại đâm đơn kiện lên toà. Và năm 2007 vụ án được xét xử với kết quả quan toà buộc Toà Thị chính Westminster bồi thường cho gia đình nạn nhân số tiền lớn 950.000 USD.
Riêng viên cảnh sát thủ phạm sát nhân lại chỉ bị kỷ luật ra khỏi ngành có lẽ vì lý do đang “thừa hành công vụ”?!
392 - Kăn Lây
NGƯỜI “NGỦ NỬA NGƯỜI”
Nông dân người dân tộc sinh tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở TT – Huế (2008).
Cả 2 vợ chồng đều theo cách mạng sống trong vùng chiến trận nổi tiếng A Lưới nên lãnh đủ CĐDC. Từ đó 9 lần sinh thì 3 chết ngay từ trong bào thai.
Sau 75 sinh thêm đứa con trai mắc bệnh di chứng CĐDC nặng nhất nay đã 20 tuổi mà thân hình, thể trạng giống như đứa trẻ mới lên ba, người gầy guộc chân tay khỏng kheo suốt ngày nằm một chỗ. Đứa con thường xuyên bị động kinh hay cắn lưỡi nên lúc nào cũng phải lấy chiếc chăn cũ cắt ra từng miếng nhét vào miệng con đề phòng.
Chồng đổ bệnh mất sớm, còn lại một mình nuôi đứa con trai bệnh hoạn và thêm 2 đứa cháu mồ côi nữa, trăm sự nhờ vào đứa con gái út lành lặn may vá, làm rẫy lo cho cả nhà. Nhiều hôm hết cả gạo cơm cả nhà phải qua bữa bằng rau lang!
Đói ăn thêm tuổi già bệnh tật (u xơ tử cung) vậy mà đêm nào cũng “Mẹ chỉ ngủ nửa người. Nửa còn lại phải luôn sờ vào người em (đứa con trai bệnh CĐDC) sợ mảnh chăn nhét vào miệng em rớt ra em sẽ cắn lưỡi chết mất.” Lại còn sợ nếu miếng chăn cũ quá bông gòn sẽ rớt ra xuống đầy cổ họng làm em tắt thở!
Bởi vậy hễ ai cho được đồng nào đều gom lại đi mua một mớ chăn cũ về để dành nhét miệng con.
393 - Lê Hồng Kông
6 TUỔI ĐÃ TẬP VIẾT BẰNG… CÙI TAY!
Học sinh sinh năm 2004 tại Bạc Liêu. Sống ở Bạc Liêu (2010).
Ông ngoại tham gia kháng chiến chống Mỹ để lại di chứng CĐDC đến đời thứ ba khiến cháu sinh ra đã cụt 2 tay từ khuỷu tay trở lên, thêm mất bàn chân phải và còn lưỡi bị dính vào nếu răng. Hai người anh cũng mắc bệnh dạng trí não phát triển không bình thường.
Nhà lại quá nghèo, cha nông dân không có ruộng phải làm “thợ đụng” ai kêu thuê mướn gì làm nấy, không ai gọi thì đi đặt lờ câu tôm cá ngoài kênh rạch. Địa phuơng phải giúp cho một căn nhà tình thương mới có chỗ tá túc qua ngày.
Gia cảnh như vậy mà con trai út bị khuyết tật nặng nên không muốn cho con đến trường. Vậy nhưng cậu bé lại rất ham học cứ đòi đi học! Ban đầu trường mầm non không nhận song cuối cùng cũng bị lòng ham học của cháu thuyết phục cho vào lớp.
Nhưng hai tay như vậy làm sao tập viết? Đã có một số trường hợp thương binh mất cả hai tay vẫn kiên trì tập viết được bằng cách kẹp bút hoặc cột bút dính vào hai mõm cùi tay để “đẩy” bút đi song đó là ngươì lớn chứ đây là một em bé mới 5-6 tuổi làm sao nổi?
Ấy vậy mà em lại làm được điều thần kỳ đó: Dùng hai cùi tay “quặp” lấy ngòi bút gò lưng cúi mặt đè lên trên để “cày” bút. Tập hoài như vậy tới mức hai cùi tay sưng phồng lên đau nhức.
Cuối cùng viết được bình thường như các bạn lành lặn khác, mà viết chữ… đẹp nữa. Đàng hoàng vào trường cấp 1 như ai và đã hoàn tất năm lớp 1 với kết quả học sinh xuất sắc.
394 - Lê Văn Huỳnh
MÔ TẢ TRƯỚC… CÁI CHẾT CỦA MÌNH!
Liệt sĩ sinh tại Thái Bình – Hy sinh 1972 tại Quảng Trị.
Năm 1972 đang học năm cuối ĐH Xây dựng ở Hà Nội thì tình nguyện vào bộ đội chi viện cho chiến trường Quảng Trị. Chỉ 6 ngày trước khi đi còn kịp lấy vợ.
Trên chiến trường Quảng Trị, trong trận chiến 82 ngày đẫm máu bảo vệ Thành cổ được phân công chuyển hàng – vũ khí, lương thực – theo đò chở qua sông Thạch Hãn dưới cơn mưa bom, đạn pháo của địch tập trung giáng xuống nhằm cắt đứt tuyến chi viện huyết mạch cho mặt trận cũng như đường rút quân.
Có lẽ do linh cảm thấy trong tình hình đó cái chết như chỉ mành treo chuông thôi nên đã viết thư về cho vợ hướng dẫn kỹ thật tỉ mỉ chi tiết việc lo “hậu sự” cho mình: “Nếu thương anh, sau ngày thống nhất em hãy vô Nam tìm mộ của anh. Em cứ đi tàu vô Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh đã hy sinh khi đưa hàng qua sông. Từ thị xã Quảng Trị cứ đi ngược về làng Nhan Biều, nếu tính xuôi theo dòng nước là ở cuối làng. Đến đó sẽ thấy bia khắc dòng chữ tên anh trên mảnh tôn…”
Thư được gửi đi 3 tháng 20 ngày thì quả là anh đã tử trận thật trong một chuyến tải hàng trên sông Thạch Hãn, “dòng sông máu”.
Năm 2000 người vợ mới có điều kiện thực hiện “di chúc” của chồng, làm theo lời chồng chỉ dẫn đúng là đã tìm được mộ chồng gần 30 năm nằm đó chờ vợ đưa về quê!
395 - Lương Xuân Thành
CỰU BỘ ĐỘI THÀNH DÂN BỤI ĐỜI
Nông dân sinh 1948 tại miền Bắc. Sống ở Bình Dương (2010).
Con lai thời Pháp thuộc - mẹ VN lấy lính Pháp da đen, còn tên cũ Lê Đại Phương – lớn lên đến năm 1971 tình nguyện đi bộ đội vào chiến trường miền Nam.
Sau 75 xuất ngũ về quê sống không nổi nên tìm vào lại TPHCM kiếm sống nhưng không có nghề nghiệp gì nên đành sống lang thang vạ vật đây đó như dân bụi đời. Đã vậy không hiểu sao giấy tờ tùy thân thất lạc hết không còn mảnh giấy nào phòng thân nên trong một đợt công an đi “thu gom” dân tệ nạn đã bị… bắt luôn! Đưa đi tập trung lao động cải tạo ở Sông Bé (nay là Bình Dương) đến 5 năm.
Mãn hạn trở về lấy vợ cũng dân nghèo đồng cảnh ngộ rồi dắt díu nhau sống tạm bợ qua nhiều nơi trong vùng quê Bình Phước, chủ yếu làm nghề vào rừng đốn củi, đốt than sống qua ngày. Sinh được một gái một trai.
Năm 2004 vợ mất, con trai đã lớn bỏ ra thị xã học nghề lo nuôi thân mình, con gái cũng đi lấy chồng để lại một mình thân già lụi cụi tiếp tục làm lụng cực nhọc kiếm miếng ăn quá khổ.
Năm 2010 có người quen cũ thấy thương mới định đưa về TPHCM giúp đỡ nhưng đến lúc đó mới tá hỏa phát hiện đương sự không có giấy tờ gì cả làm sao tá túc, xin việc được?
Vì sao một bộ đội cũ lại lâm vào cảnh ngặt nghèo khó hiểu đến thế? Phải chăng vì mặc cảm con lai “Tây đen” một thời (nên khi vào bộ đội đã một lần đổi tên)?
396 - Ngô Thị Thúy Phường
ĐẶT TÊN CON GÁI LÀ “ÉP”
Nông dân sinh tại Quảng Bình. Sống ở Quảng Bình (2010).
Từng là khẩu đội trưởng đội nữ pháp binh Ngư Thủy ở Quảng Bình nổi tiếng thời chống Mỹ sau này được đạo diễn Trần Văn Thủy đưa vào bộ phim tài liệu gây xúc động dư luận.
Sau 75 trở về đời thường dân vừa làm cho hội phụ nữ xã vừa bôn ba kiếm sống làm đủ nghề lao lực như mò tôm, đánh cá, trồng rừng. Có lúc gặp cảnh túng thiếu ngặt nghèo quá phải cùng chị em trong làng đi vớt chai lọ trôi nổi ven sông gom lại rồi gồng gánh đi bộ 40km lên huyện bán lấy tiền đắp đổi qua ngày.
Do đã lớn tuổi quá thì không lập gia đình được nhưng lòng vẫn mong có chút con mọn để an ủi và sau này nương tựa tuổi già nên tâm sự với một đồng đội cũ cùng làng “xin” một đứa con. Kết quả sinh được một bé gái phải cắn răng cam chịu nỗi tủi hổ, uất ức vì đẻ con hoang (người cha đã có vợ con đề huề không dám nhận) để tiếp tục gắng sống mà nuôi con. Cũng vì thế mới đặt tên con là Ngô Thị Hồng Ép như có ý muốn nhắc đến cuộc tình “gượng” của mình (sau này nghe lời khuyên đã làm khai sinh đổi tên lại “đẹp” hơn là Quỳnh Anh song làng xóm cứ quen miệng gọi là “con Ép”!).
Cũng để lấy thêm tinh thần đối phó dư luận vượt qua khủng hoảng tâm lý, bắt đầu tập hút thuốc lá rồi nghiện luôn từ đó không khác gì một người đàn ông mạnh mẽ sẵn sàng đương đầu với tất cả để bảo vệ con: “Đi một mình thật là quá sức. Nhưng chẳng thể tìm đâu người cùng bước với mình... Tôi chấp nhận thà làm một người mẹ tốt còn hơn là một cán bộ giỏi. Con bé mới là điều quý giá nhất còn lại của đời tôi.”
397 - Nguyễn Văn Hương
BỆNH “HERCULES”
Bộ đội về hưu sinh 1948 tại Hải Dương. Sống ở Đắc Lắc (2010).
Nhập ngũ năm 1969 được phân công lái máy ủi san lấp đường sá sau các trận mưa bom từ máy bay Mỹ trên chiến trường Quảng Trị, đường 9 Nam Lào.
Sau 75 về hưu định cư ở Đắc Lắc cùng vợ và 5 con.
Cuộc sống đang bình thường thì bỗng từ năm 2005 cơ thể bị chuyển biến lạ kỳ là toàn thân có nhiều phần cơ thể như cổ, ngực, cánh tay, bụng, chân, bắp đùi cứ… phình lên bự ra như bắp thịt của lực sĩ thể hình vậy! Khi thời tiết trở trời các cơ bắp càng căng lên như chực phá tung da bung ra ngoài gây đau đớn vô cùng. Từ 50kg tăng vọt lên 75kg làm mọi sinh hoạt, đi đứng đều rất khó khăn.
Cả đứa con trai út cũng có dấu hiệu phát triển cơ bắp quá độ như cha và lại còn mắc thêm chứng thần kinh không ổn định.
Nhiều khả năng đây là một dạng biến chứng bệnh lý từ ảnh hưởng CĐDC mà chắc chắn ông đã nhiễm phải từ thời đánh Mỹ ở Quảng Trị. Nhưng là loại bệnh quá “lạ” nên đi bệnh viện, bác sĩ vẫn chưa chẩn đoán ra chính xác mắc bệnh gì, do đó chưa có hướng giải quyết cho hưởng chế độ.
398 - Nguyễn Văn Khổng
ÔNG MÙ “VUA BÒ”
Nông dân sinh 1969 tại An Giang. Sống ở An Giang (2009).
Năm 1978 gặp nạn giặc Pon Pot từ Campuchia tràn quá đốt phá làng mạc ruộng vườn khiến cùng gia đình phải chạy vào ẩn náu trong phum sóc của đồng bào Khmer sống ở An Giang nhờ che chở.
Năm 1980 lúc mới 11 tuổi đi đào trùn làm mồi câu cá đạp phải mìn nổ làm mùa mắt trái, sau đó mắt phải cũng bị chấn động lây mù luôn. May nhờ sống chung lâu ngày với đồng bào Khmer nên dần dần học nghề huấn luyện bò cày “đặc sản” của người Khmer vùng này.
Từ đó trở thành người mai mối giới thiệu cho dân Kinh đến mua bò cày của dân Khmer vì người dân sống ngoài vùng này hồi đó sợ Pol Pot không dám vào tận nơi. Thế là từ từ trở thành một tay lái bò và đặc biệt xem tướng bò cày tốt hay xấu giùm người mua, nổi tiếng tới mức ngươì ta phải xưng tặng cho biệt danh “Ông Khổng mù” có “bùa” xem tướng bò! Thật ra là do 2 mắt mù nên thay vào đó tận dụng kinh nghiệm sờ nắn bò để đánh giá cũng như cố ghi nhớ thuộc lòng các bí quyết kinh nghiệm học được từ các bậc bô lão Khmer.
Không chỉ sống được, làm ăn khấm khá nhờ nghề “bò” (còn phát triển thêm nghề phủ nọc bò cho bò thụ thai nuôi đẻ) mà còn khiến một cô gái con nhà khá giả ngoài “xứ cù lao” miệt thành thị đem lòng yêu thương vì “ảnh mù nhưng rất chí thú làm ăn, tính nết hiền hậu, nói năng đạo đức…”. Thế nên nhất quyết lấy làm chồng bất chấp gia đình phản đối kịch liệt!
Hai vợ chồng sống hạnh phúc sinh con đẻ cái tiếp tục ăn nên làm ra với “nghề bò”.
399 - Nguyễn Văn Lệnh
“GÃ KHÙNG” ĐẠP XE ĐI TÌM HÀI CỐT LIỆT SĨ
Bộ đội về hưu sinh 1928 tại miền Bắc. Sống ở Hà Nội (2009).
Biệt danh đó – “Gã khùng” – được nhiều người đặt cho vì nhiệm vụ tự mình đặt ra là đi truy tìm hài cốt liệt sĩ không phải là đồng đội quen biết trong chiến đấu ở miền Nam mà lại bằng phương tiện đi đường là… xe đạp, chiếc xe đạp Phượng Hoàng mác Trung Quốc hơn 30 năm tuổi đời mà bố vợ để lại!
Sau khi chấm dứt chiến tranh giải ngũ về Hà Nội làm đủ nghề để sinh sống, có lúc đi buôn lẫn lên Bắc Kạn đào vàng, sau về phụ vợ bán hàng vặt trên vỉa hè. Nhưng vẫn lăm lăm hễ để dành có tiền là dắt chiếc xe đạp Phượng Hoàng cũ lên tàu vào Sài Gòn trở lại để truy tìm hài cốt một số đồng đội cũ cùng đơn vị biệt động năm xưa.
Bằng cách đó năm 1987 đã lặn lội trở lại chiến trường xưa trải dài từ TPHCM xuống Bình Dương, Bến Tre lần dò theo chỉ dẫn của một số đồng đội cũ tìm được một ngôi mộ tập thể 30 bộ hài cốt bàn giao lại cho Tỉnh đội Bình Dương. Chỉ đáng buồn là về dấu tích thi hài người đồng đội gần gũi nhất bỏ mình trong trận đánh vào Tổng nha Cảnh sát chế độ cũ trong chiến dịch Mậu Thân thì vẫn bặt tin.
Không chỉ thế, vốn từng là một chiến sĩ kháng Pháp trên chiến khu Việt Bắc, còn quay lại tìm hài cốt những đồng đội mất tích thời đánh Pháp ở Hải Dương. Bắt đầu từ việc tìm gặp các nhân chứng còn sống sót, đã tìm được 69 bộ hài cốt vệ quốc quân một thời.
Hơn 20 năm một mình đạp chiếc xe cà tàng rong ruỗi khắp nơi tự xưng mình là “chiến sĩ hạng hai” (may mắn còn sống) đi tìm tông tích “chiến sĩ hạng nhất” (liệt sĩ đã hy sinh) như một nhiệm vụ bất khả thi vậy. Mà không hề nản lòng chút nào vì tâm niệm ấy là công việc “có đi cả đời cũng không hết”!
Nay thì tuổi già vợ đã mất, phải một mình bán hàng vặt trên phố song lòng vẫn chưa chịu dừng bước: “Pháp bắn, tôi không chết. Mỹ tra tấn đủ kiểu tôi không chết. Rắn độc cắn 10 người, 9 người chết nhưng tôi vẫn sống. Sét đánh, tôi cũng chẳng chết. Tôi còn đủ sức mà… Có lẽ đời tôi chỉ có 2 việc thành công là đánh giặc và đi tìm đồng đội.”
400 - Nguyễn Văn Liên
NHÀ NGOẠI CẢM 1
Nông dân sinh 1963 tại Hải Dương. Sống ở Hải Dương (2010).
Chỉ mới học hết cấp 2 thì đến năm 1977 bị đau ruột thừa nặng gần chết, sau đó lại bị dính dịch nấm lao cóc hành hạ một thời gian. Chưa hết, tiếp theo năm 1983 lại bị lại lãnh đòn chí mạng ngã gãy tay.
Nhưng cũng từ đó như thể sau khi trải qua những lúc thập tử nhất sinh cận kề cái chết sống lại bỗng nhiên “phát” thành nhà “tiên tri” kỳ lạ có thể nhìn mặt người mà đoán được tương lai sắp xảy ra chuyện gì cho người đó nhờ “thấy” và “nghe” được những gì từ người… cõi bên kia! Từ đó tiếng đồn lan ra khiến nhiều người tìm đến nhờ cậy xin được chỉ dẫn đi tìm mộ liệt sĩ thất tán, biệt tích trong chiến tranh vừa qua.
Điều lạ nhất là đôi khi chỉ cần nhìn mặt người cầu xin là có thể nói vanh vách điều gì mới xảy ra với người đó, sau đó cầm bút vẽ… sơ đồ đi tìm một với rất nhiều chi tiết “thần kỳ” hiện rõ mồn một trên giấy! Từ lý lịch liệt sĩ, địa điểm mộ (tỉnh, huyện, xã nào, mộ nằm dãy nào, bên phải hay bên trái, đương vào dài mấy cây số…), dấu tích hài cốt (xương cốt còn mất ra sao, còn được mấy phần…) đến cả thủ tục liên hệ, xin phép với địa phương. Trên đường đang đem hài cốt về diễn tiến hành trình như thế nào cũng nói trúng phóc!
Nổi tiếng khắp nơi tới mức năm 1997 Chính phủ phải cho thành lập một hội đồng khoa học khảo nghiệm xem khả năng của nhà ngoại cảm này có đúng đắn không hay chỉ gieo rắc mê tín dị đoan. Tổ chức cho nhà ngoại cảm lên Hà Nội ra trước hội đồng trổ tài biểu diễn khả năng tìm mộ “tự nhiên” của mình như qua một cuộc kiểm chứng trắc nghiệm kéo dài đến 5 tháng trời. Kết quả khoa học chứng thực sau đó cho thấy khả năng trên của ông là có thật với độ chính xác khoảng 70% (đoán trúng 154/219 trường hợp thí điểm) qua mỗi vụ cung cấp từ 40 - 50 thông tin liên quan.
Trường hợp một số nhà ngoại cảm xuất hiện sau chiến tranh giúp thông tin đi tìm mộ khá hiệu quả như trên (sau khi xác nhận AND của thân nhân giống AND hài cốt) đến nay đã được giới khoa học trong nước nghiên cứu và chính thức thừa nhận Qua đó xác định cả nước có khoảng 10-15 nhà ngoại cảm đáng tin cậy – trong đó có ông – mỗi người đã giúp tìm được trên dưới 1.000 trường hợp mộ hoặc hài cốt liệt sĩ. Tuy nhiên khoa học vẫn chưa đưa ra được câu trả lời lý giải rõ ràng chính xác.
Bước đầu nghiên cứu mới chỉ ra sở dĩ có được khả năng kỳ diệu đó là nhờ “ứng” vào một số điều kiện “ắt có và đủ” theo yêu cầu của “thế giới tâm linh” chưa giải thích hợp lý đầy đủ được. Như điều kiện cơ bản là sau khi nhà ngoại cảm gặp một chứng bệnh hoặc sự cố “chết người” nhưng vẫn qua được để tồn tại sống sót, lúc đó họ như vừa trải qua một cú sốc tinh thần cực mạnh đã làm xảy ra những chuyển biến “tự thân” trong hệ thần kinh cảm ứng của mình đưa đến năng lực tiếp cận, tiếp thu những “làn sóng điện” có thể phát xuất từ những hài cốt (là “nhân điện” khi còn sống) nhờ đó “nhìn thấy” được những viễn ảnh khác người. Kèm theo là điều kiện nhà ngoại cảm phải làm việc đó với cái “tâm” tức vô vụ lợi trong sáng hoàn toàn.
Bởi vậy có khi thông tin của nhà ngoại cảm sai lệch, mơ hồ là do những “làn sóng điện” từ di hài người chết phát đi bị chặn lại bởi những lực cản vật chất ngoài ý muốn như trời mưa bão, nhiệt điện, từ trường nghịch… Hoặc do nhà ngoại cảm vụ lợi sử dụng năng lực của mình vào mục đích lợi ích bản thân.
Vì thế qua thống kê cho thấy nhà ngoại cảm giỏi nhất cũng chỉ xác định được gần 70% trường hợp, còn nhà ngoại cảm khác có thể hướng dẫn sai đến 85-90% (chưa kể nhiều vụ giả danh lừa gạt!). Và tùy theo người, khả năng đó theo thời gian có thể tăng hoặc giảm đi tuơng ứng với các điều kiện “bản chất” phù hợp đã nêu.
(Còn tiếp)
391 - Bùi Tấn Hoàng
LÃNH BỒI THƯỜNG NHÂN MẠNG GẦN 1 TRIỆU USD
Việt kiều Mỹ sinh tại VN – Mất 2005 ở Mỹ.
Sinh sống tại TP Westminster thuộc bang California.
Vào dịp Tết Nguyên đán 2005 lái xe trên đường gây tai nạn đụng xe bèn lái xe bỏ chạy nên bị cảnh sát Mỹ lên xe đuổi theo. Cảnh sát hú còi yêu cầu dừng xe nhưng đương sự vẫn tăng tốc mong trốn thoát buộc cảnh sát phải nắm bắn từ phía sau. Bị trúng một phát đạn vào vai liền bỏ xe chạy bộ. Viên cảnh sát Mỹ đuổi theo vẫn ngồi trên xe nhấn ga tiếp tuổi truy đuổi và khi đến gần kẻ chạy trốn đã cố tình phóng xe tới từ phía sau lưng… cán chết tại chỗ!
Đương nhiên gia đình người bị hại đâm đơn kiện lên toà. Và năm 2007 vụ án được xét xử với kết quả quan toà buộc Toà Thị chính Westminster bồi thường cho gia đình nạn nhân số tiền lớn 950.000 USD.
Riêng viên cảnh sát thủ phạm sát nhân lại chỉ bị kỷ luật ra khỏi ngành có lẽ vì lý do đang “thừa hành công vụ”?!
392 - Kăn Lây
NGƯỜI “NGỦ NỬA NGƯỜI”
Nông dân người dân tộc sinh tại Thừa Thiên – Huế. Sống ở TT – Huế (2008).
Cả 2 vợ chồng đều theo cách mạng sống trong vùng chiến trận nổi tiếng A Lưới nên lãnh đủ CĐDC. Từ đó 9 lần sinh thì 3 chết ngay từ trong bào thai.
Sau 75 sinh thêm đứa con trai mắc bệnh di chứng CĐDC nặng nhất nay đã 20 tuổi mà thân hình, thể trạng giống như đứa trẻ mới lên ba, người gầy guộc chân tay khỏng kheo suốt ngày nằm một chỗ. Đứa con thường xuyên bị động kinh hay cắn lưỡi nên lúc nào cũng phải lấy chiếc chăn cũ cắt ra từng miếng nhét vào miệng con đề phòng.
Chồng đổ bệnh mất sớm, còn lại một mình nuôi đứa con trai bệnh hoạn và thêm 2 đứa cháu mồ côi nữa, trăm sự nhờ vào đứa con gái út lành lặn may vá, làm rẫy lo cho cả nhà. Nhiều hôm hết cả gạo cơm cả nhà phải qua bữa bằng rau lang!
Đói ăn thêm tuổi già bệnh tật (u xơ tử cung) vậy mà đêm nào cũng “Mẹ chỉ ngủ nửa người. Nửa còn lại phải luôn sờ vào người em (đứa con trai bệnh CĐDC) sợ mảnh chăn nhét vào miệng em rớt ra em sẽ cắn lưỡi chết mất.” Lại còn sợ nếu miếng chăn cũ quá bông gòn sẽ rớt ra xuống đầy cổ họng làm em tắt thở!
Bởi vậy hễ ai cho được đồng nào đều gom lại đi mua một mớ chăn cũ về để dành nhét miệng con.
393 - Lê Hồng Kông
6 TUỔI ĐÃ TẬP VIẾT BẰNG… CÙI TAY!
Học sinh sinh năm 2004 tại Bạc Liêu. Sống ở Bạc Liêu (2010).
Ông ngoại tham gia kháng chiến chống Mỹ để lại di chứng CĐDC đến đời thứ ba khiến cháu sinh ra đã cụt 2 tay từ khuỷu tay trở lên, thêm mất bàn chân phải và còn lưỡi bị dính vào nếu răng. Hai người anh cũng mắc bệnh dạng trí não phát triển không bình thường.
Nhà lại quá nghèo, cha nông dân không có ruộng phải làm “thợ đụng” ai kêu thuê mướn gì làm nấy, không ai gọi thì đi đặt lờ câu tôm cá ngoài kênh rạch. Địa phuơng phải giúp cho một căn nhà tình thương mới có chỗ tá túc qua ngày.
Gia cảnh như vậy mà con trai út bị khuyết tật nặng nên không muốn cho con đến trường. Vậy nhưng cậu bé lại rất ham học cứ đòi đi học! Ban đầu trường mầm non không nhận song cuối cùng cũng bị lòng ham học của cháu thuyết phục cho vào lớp.
Nhưng hai tay như vậy làm sao tập viết? Đã có một số trường hợp thương binh mất cả hai tay vẫn kiên trì tập viết được bằng cách kẹp bút hoặc cột bút dính vào hai mõm cùi tay để “đẩy” bút đi song đó là ngươì lớn chứ đây là một em bé mới 5-6 tuổi làm sao nổi?
Ấy vậy mà em lại làm được điều thần kỳ đó: Dùng hai cùi tay “quặp” lấy ngòi bút gò lưng cúi mặt đè lên trên để “cày” bút. Tập hoài như vậy tới mức hai cùi tay sưng phồng lên đau nhức.
Cuối cùng viết được bình thường như các bạn lành lặn khác, mà viết chữ… đẹp nữa. Đàng hoàng vào trường cấp 1 như ai và đã hoàn tất năm lớp 1 với kết quả học sinh xuất sắc.
394 - Lê Văn Huỳnh
MÔ TẢ TRƯỚC… CÁI CHẾT CỦA MÌNH!
Liệt sĩ sinh tại Thái Bình – Hy sinh 1972 tại Quảng Trị.
Năm 1972 đang học năm cuối ĐH Xây dựng ở Hà Nội thì tình nguyện vào bộ đội chi viện cho chiến trường Quảng Trị. Chỉ 6 ngày trước khi đi còn kịp lấy vợ.
Trên chiến trường Quảng Trị, trong trận chiến 82 ngày đẫm máu bảo vệ Thành cổ được phân công chuyển hàng – vũ khí, lương thực – theo đò chở qua sông Thạch Hãn dưới cơn mưa bom, đạn pháo của địch tập trung giáng xuống nhằm cắt đứt tuyến chi viện huyết mạch cho mặt trận cũng như đường rút quân.
Có lẽ do linh cảm thấy trong tình hình đó cái chết như chỉ mành treo chuông thôi nên đã viết thư về cho vợ hướng dẫn kỹ thật tỉ mỉ chi tiết việc lo “hậu sự” cho mình: “Nếu thương anh, sau ngày thống nhất em hãy vô Nam tìm mộ của anh. Em cứ đi tàu vô Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh đã hy sinh khi đưa hàng qua sông. Từ thị xã Quảng Trị cứ đi ngược về làng Nhan Biều, nếu tính xuôi theo dòng nước là ở cuối làng. Đến đó sẽ thấy bia khắc dòng chữ tên anh trên mảnh tôn…”
Thư được gửi đi 3 tháng 20 ngày thì quả là anh đã tử trận thật trong một chuyến tải hàng trên sông Thạch Hãn, “dòng sông máu”.
Năm 2000 người vợ mới có điều kiện thực hiện “di chúc” của chồng, làm theo lời chồng chỉ dẫn đúng là đã tìm được mộ chồng gần 30 năm nằm đó chờ vợ đưa về quê!
395 - Lương Xuân Thành
CỰU BỘ ĐỘI THÀNH DÂN BỤI ĐỜI
Nông dân sinh 1948 tại miền Bắc. Sống ở Bình Dương (2010).
Con lai thời Pháp thuộc - mẹ VN lấy lính Pháp da đen, còn tên cũ Lê Đại Phương – lớn lên đến năm 1971 tình nguyện đi bộ đội vào chiến trường miền Nam.
Sau 75 xuất ngũ về quê sống không nổi nên tìm vào lại TPHCM kiếm sống nhưng không có nghề nghiệp gì nên đành sống lang thang vạ vật đây đó như dân bụi đời. Đã vậy không hiểu sao giấy tờ tùy thân thất lạc hết không còn mảnh giấy nào phòng thân nên trong một đợt công an đi “thu gom” dân tệ nạn đã bị… bắt luôn! Đưa đi tập trung lao động cải tạo ở Sông Bé (nay là Bình Dương) đến 5 năm.
Mãn hạn trở về lấy vợ cũng dân nghèo đồng cảnh ngộ rồi dắt díu nhau sống tạm bợ qua nhiều nơi trong vùng quê Bình Phước, chủ yếu làm nghề vào rừng đốn củi, đốt than sống qua ngày. Sinh được một gái một trai.
Năm 2004 vợ mất, con trai đã lớn bỏ ra thị xã học nghề lo nuôi thân mình, con gái cũng đi lấy chồng để lại một mình thân già lụi cụi tiếp tục làm lụng cực nhọc kiếm miếng ăn quá khổ.
Năm 2010 có người quen cũ thấy thương mới định đưa về TPHCM giúp đỡ nhưng đến lúc đó mới tá hỏa phát hiện đương sự không có giấy tờ gì cả làm sao tá túc, xin việc được?
Vì sao một bộ đội cũ lại lâm vào cảnh ngặt nghèo khó hiểu đến thế? Phải chăng vì mặc cảm con lai “Tây đen” một thời (nên khi vào bộ đội đã một lần đổi tên)?
396 - Ngô Thị Thúy Phường
ĐẶT TÊN CON GÁI LÀ “ÉP”
Nông dân sinh tại Quảng Bình. Sống ở Quảng Bình (2010).
Từng là khẩu đội trưởng đội nữ pháp binh Ngư Thủy ở Quảng Bình nổi tiếng thời chống Mỹ sau này được đạo diễn Trần Văn Thủy đưa vào bộ phim tài liệu gây xúc động dư luận.
Sau 75 trở về đời thường dân vừa làm cho hội phụ nữ xã vừa bôn ba kiếm sống làm đủ nghề lao lực như mò tôm, đánh cá, trồng rừng. Có lúc gặp cảnh túng thiếu ngặt nghèo quá phải cùng chị em trong làng đi vớt chai lọ trôi nổi ven sông gom lại rồi gồng gánh đi bộ 40km lên huyện bán lấy tiền đắp đổi qua ngày.
Do đã lớn tuổi quá thì không lập gia đình được nhưng lòng vẫn mong có chút con mọn để an ủi và sau này nương tựa tuổi già nên tâm sự với một đồng đội cũ cùng làng “xin” một đứa con. Kết quả sinh được một bé gái phải cắn răng cam chịu nỗi tủi hổ, uất ức vì đẻ con hoang (người cha đã có vợ con đề huề không dám nhận) để tiếp tục gắng sống mà nuôi con. Cũng vì thế mới đặt tên con là Ngô Thị Hồng Ép như có ý muốn nhắc đến cuộc tình “gượng” của mình (sau này nghe lời khuyên đã làm khai sinh đổi tên lại “đẹp” hơn là Quỳnh Anh song làng xóm cứ quen miệng gọi là “con Ép”!).
Cũng để lấy thêm tinh thần đối phó dư luận vượt qua khủng hoảng tâm lý, bắt đầu tập hút thuốc lá rồi nghiện luôn từ đó không khác gì một người đàn ông mạnh mẽ sẵn sàng đương đầu với tất cả để bảo vệ con: “Đi một mình thật là quá sức. Nhưng chẳng thể tìm đâu người cùng bước với mình... Tôi chấp nhận thà làm một người mẹ tốt còn hơn là một cán bộ giỏi. Con bé mới là điều quý giá nhất còn lại của đời tôi.”
397 - Nguyễn Văn Hương
BỆNH “HERCULES”
Bộ đội về hưu sinh 1948 tại Hải Dương. Sống ở Đắc Lắc (2010).
Nhập ngũ năm 1969 được phân công lái máy ủi san lấp đường sá sau các trận mưa bom từ máy bay Mỹ trên chiến trường Quảng Trị, đường 9 Nam Lào.
Sau 75 về hưu định cư ở Đắc Lắc cùng vợ và 5 con.
Cuộc sống đang bình thường thì bỗng từ năm 2005 cơ thể bị chuyển biến lạ kỳ là toàn thân có nhiều phần cơ thể như cổ, ngực, cánh tay, bụng, chân, bắp đùi cứ… phình lên bự ra như bắp thịt của lực sĩ thể hình vậy! Khi thời tiết trở trời các cơ bắp càng căng lên như chực phá tung da bung ra ngoài gây đau đớn vô cùng. Từ 50kg tăng vọt lên 75kg làm mọi sinh hoạt, đi đứng đều rất khó khăn.
Cả đứa con trai út cũng có dấu hiệu phát triển cơ bắp quá độ như cha và lại còn mắc thêm chứng thần kinh không ổn định.
Nhiều khả năng đây là một dạng biến chứng bệnh lý từ ảnh hưởng CĐDC mà chắc chắn ông đã nhiễm phải từ thời đánh Mỹ ở Quảng Trị. Nhưng là loại bệnh quá “lạ” nên đi bệnh viện, bác sĩ vẫn chưa chẩn đoán ra chính xác mắc bệnh gì, do đó chưa có hướng giải quyết cho hưởng chế độ.
398 - Nguyễn Văn Khổng
ÔNG MÙ “VUA BÒ”
Nông dân sinh 1969 tại An Giang. Sống ở An Giang (2009).
Năm 1978 gặp nạn giặc Pon Pot từ Campuchia tràn quá đốt phá làng mạc ruộng vườn khiến cùng gia đình phải chạy vào ẩn náu trong phum sóc của đồng bào Khmer sống ở An Giang nhờ che chở.
Năm 1980 lúc mới 11 tuổi đi đào trùn làm mồi câu cá đạp phải mìn nổ làm mùa mắt trái, sau đó mắt phải cũng bị chấn động lây mù luôn. May nhờ sống chung lâu ngày với đồng bào Khmer nên dần dần học nghề huấn luyện bò cày “đặc sản” của người Khmer vùng này.
Từ đó trở thành người mai mối giới thiệu cho dân Kinh đến mua bò cày của dân Khmer vì người dân sống ngoài vùng này hồi đó sợ Pol Pot không dám vào tận nơi. Thế là từ từ trở thành một tay lái bò và đặc biệt xem tướng bò cày tốt hay xấu giùm người mua, nổi tiếng tới mức ngươì ta phải xưng tặng cho biệt danh “Ông Khổng mù” có “bùa” xem tướng bò! Thật ra là do 2 mắt mù nên thay vào đó tận dụng kinh nghiệm sờ nắn bò để đánh giá cũng như cố ghi nhớ thuộc lòng các bí quyết kinh nghiệm học được từ các bậc bô lão Khmer.
Không chỉ sống được, làm ăn khấm khá nhờ nghề “bò” (còn phát triển thêm nghề phủ nọc bò cho bò thụ thai nuôi đẻ) mà còn khiến một cô gái con nhà khá giả ngoài “xứ cù lao” miệt thành thị đem lòng yêu thương vì “ảnh mù nhưng rất chí thú làm ăn, tính nết hiền hậu, nói năng đạo đức…”. Thế nên nhất quyết lấy làm chồng bất chấp gia đình phản đối kịch liệt!
Hai vợ chồng sống hạnh phúc sinh con đẻ cái tiếp tục ăn nên làm ra với “nghề bò”.
399 - Nguyễn Văn Lệnh
“GÃ KHÙNG” ĐẠP XE ĐI TÌM HÀI CỐT LIỆT SĨ
Bộ đội về hưu sinh 1928 tại miền Bắc. Sống ở Hà Nội (2009).
Biệt danh đó – “Gã khùng” – được nhiều người đặt cho vì nhiệm vụ tự mình đặt ra là đi truy tìm hài cốt liệt sĩ không phải là đồng đội quen biết trong chiến đấu ở miền Nam mà lại bằng phương tiện đi đường là… xe đạp, chiếc xe đạp Phượng Hoàng mác Trung Quốc hơn 30 năm tuổi đời mà bố vợ để lại!
Sau khi chấm dứt chiến tranh giải ngũ về Hà Nội làm đủ nghề để sinh sống, có lúc đi buôn lẫn lên Bắc Kạn đào vàng, sau về phụ vợ bán hàng vặt trên vỉa hè. Nhưng vẫn lăm lăm hễ để dành có tiền là dắt chiếc xe đạp Phượng Hoàng cũ lên tàu vào Sài Gòn trở lại để truy tìm hài cốt một số đồng đội cũ cùng đơn vị biệt động năm xưa.
Bằng cách đó năm 1987 đã lặn lội trở lại chiến trường xưa trải dài từ TPHCM xuống Bình Dương, Bến Tre lần dò theo chỉ dẫn của một số đồng đội cũ tìm được một ngôi mộ tập thể 30 bộ hài cốt bàn giao lại cho Tỉnh đội Bình Dương. Chỉ đáng buồn là về dấu tích thi hài người đồng đội gần gũi nhất bỏ mình trong trận đánh vào Tổng nha Cảnh sát chế độ cũ trong chiến dịch Mậu Thân thì vẫn bặt tin.
Không chỉ thế, vốn từng là một chiến sĩ kháng Pháp trên chiến khu Việt Bắc, còn quay lại tìm hài cốt những đồng đội mất tích thời đánh Pháp ở Hải Dương. Bắt đầu từ việc tìm gặp các nhân chứng còn sống sót, đã tìm được 69 bộ hài cốt vệ quốc quân một thời.
Hơn 20 năm một mình đạp chiếc xe cà tàng rong ruỗi khắp nơi tự xưng mình là “chiến sĩ hạng hai” (may mắn còn sống) đi tìm tông tích “chiến sĩ hạng nhất” (liệt sĩ đã hy sinh) như một nhiệm vụ bất khả thi vậy. Mà không hề nản lòng chút nào vì tâm niệm ấy là công việc “có đi cả đời cũng không hết”!
Nay thì tuổi già vợ đã mất, phải một mình bán hàng vặt trên phố song lòng vẫn chưa chịu dừng bước: “Pháp bắn, tôi không chết. Mỹ tra tấn đủ kiểu tôi không chết. Rắn độc cắn 10 người, 9 người chết nhưng tôi vẫn sống. Sét đánh, tôi cũng chẳng chết. Tôi còn đủ sức mà… Có lẽ đời tôi chỉ có 2 việc thành công là đánh giặc và đi tìm đồng đội.”
400 - Nguyễn Văn Liên
NHÀ NGOẠI CẢM 1
Nông dân sinh 1963 tại Hải Dương. Sống ở Hải Dương (2010).
Chỉ mới học hết cấp 2 thì đến năm 1977 bị đau ruột thừa nặng gần chết, sau đó lại bị dính dịch nấm lao cóc hành hạ một thời gian. Chưa hết, tiếp theo năm 1983 lại bị lại lãnh đòn chí mạng ngã gãy tay.
Nhưng cũng từ đó như thể sau khi trải qua những lúc thập tử nhất sinh cận kề cái chết sống lại bỗng nhiên “phát” thành nhà “tiên tri” kỳ lạ có thể nhìn mặt người mà đoán được tương lai sắp xảy ra chuyện gì cho người đó nhờ “thấy” và “nghe” được những gì từ người… cõi bên kia! Từ đó tiếng đồn lan ra khiến nhiều người tìm đến nhờ cậy xin được chỉ dẫn đi tìm mộ liệt sĩ thất tán, biệt tích trong chiến tranh vừa qua.
Điều lạ nhất là đôi khi chỉ cần nhìn mặt người cầu xin là có thể nói vanh vách điều gì mới xảy ra với người đó, sau đó cầm bút vẽ… sơ đồ đi tìm một với rất nhiều chi tiết “thần kỳ” hiện rõ mồn một trên giấy! Từ lý lịch liệt sĩ, địa điểm mộ (tỉnh, huyện, xã nào, mộ nằm dãy nào, bên phải hay bên trái, đương vào dài mấy cây số…), dấu tích hài cốt (xương cốt còn mất ra sao, còn được mấy phần…) đến cả thủ tục liên hệ, xin phép với địa phương. Trên đường đang đem hài cốt về diễn tiến hành trình như thế nào cũng nói trúng phóc!
Nổi tiếng khắp nơi tới mức năm 1997 Chính phủ phải cho thành lập một hội đồng khoa học khảo nghiệm xem khả năng của nhà ngoại cảm này có đúng đắn không hay chỉ gieo rắc mê tín dị đoan. Tổ chức cho nhà ngoại cảm lên Hà Nội ra trước hội đồng trổ tài biểu diễn khả năng tìm mộ “tự nhiên” của mình như qua một cuộc kiểm chứng trắc nghiệm kéo dài đến 5 tháng trời. Kết quả khoa học chứng thực sau đó cho thấy khả năng trên của ông là có thật với độ chính xác khoảng 70% (đoán trúng 154/219 trường hợp thí điểm) qua mỗi vụ cung cấp từ 40 - 50 thông tin liên quan.
Trường hợp một số nhà ngoại cảm xuất hiện sau chiến tranh giúp thông tin đi tìm mộ khá hiệu quả như trên (sau khi xác nhận AND của thân nhân giống AND hài cốt) đến nay đã được giới khoa học trong nước nghiên cứu và chính thức thừa nhận Qua đó xác định cả nước có khoảng 10-15 nhà ngoại cảm đáng tin cậy – trong đó có ông – mỗi người đã giúp tìm được trên dưới 1.000 trường hợp mộ hoặc hài cốt liệt sĩ. Tuy nhiên khoa học vẫn chưa đưa ra được câu trả lời lý giải rõ ràng chính xác.
Bước đầu nghiên cứu mới chỉ ra sở dĩ có được khả năng kỳ diệu đó là nhờ “ứng” vào một số điều kiện “ắt có và đủ” theo yêu cầu của “thế giới tâm linh” chưa giải thích hợp lý đầy đủ được. Như điều kiện cơ bản là sau khi nhà ngoại cảm gặp một chứng bệnh hoặc sự cố “chết người” nhưng vẫn qua được để tồn tại sống sót, lúc đó họ như vừa trải qua một cú sốc tinh thần cực mạnh đã làm xảy ra những chuyển biến “tự thân” trong hệ thần kinh cảm ứng của mình đưa đến năng lực tiếp cận, tiếp thu những “làn sóng điện” có thể phát xuất từ những hài cốt (là “nhân điện” khi còn sống) nhờ đó “nhìn thấy” được những viễn ảnh khác người. Kèm theo là điều kiện nhà ngoại cảm phải làm việc đó với cái “tâm” tức vô vụ lợi trong sáng hoàn toàn.
Bởi vậy có khi thông tin của nhà ngoại cảm sai lệch, mơ hồ là do những “làn sóng điện” từ di hài người chết phát đi bị chặn lại bởi những lực cản vật chất ngoài ý muốn như trời mưa bão, nhiệt điện, từ trường nghịch… Hoặc do nhà ngoại cảm vụ lợi sử dụng năng lực của mình vào mục đích lợi ích bản thân.
Vì thế qua thống kê cho thấy nhà ngoại cảm giỏi nhất cũng chỉ xác định được gần 70% trường hợp, còn nhà ngoại cảm khác có thể hướng dẫn sai đến 85-90% (chưa kể nhiều vụ giả danh lừa gạt!). Và tùy theo người, khả năng đó theo thời gian có thể tăng hoặc giảm đi tuơng ứng với các điều kiện “bản chất” phù hợp đã nêu.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét