Nhà thơ Võ Chân Cữu, Nguyễn Thị Khánh Minh, Nguyễn Lương Vỵ
Kỳ 14
Câu
Thơ Giữ Lại
Nghe điệu hòa tấu của đủ loại côn trùng,
người ta muốn biết hiểu chúng chơi bằng
“nhạc cụ” nào. Khi loài ong bay, đôi cánh mỏng vang âm vù vù…Chú dế nằm một
chỗ, đưa cánh cọ xát thành tiếng nhạc. Nhưng chàng ve lại ép nhịp thành lời ca
qua chiếc màng mỏng nó đeo trước ngực…
Với
những người thi sĩ, âm vang tạo nên câu thơ và bài thơ phát lộ từ nơi đâu ?
* Bùi Giáng
Mắt buồn
Dặm
khuya ngất tạnh mù khơi
NGUYỄN DU
Bóng mây trời cũ hao mòn
Chiêm bao náo động riêng còn hai tay
Tấm thân với mảnh hình hài
Tấm thân thể với canh dài bão giông
Cá khe nước cõng lên đồng
Ruộng hoang mang khóc đêm mồng một Giêng
Tạ từ tháng Chạp quay nghiêng
Ấn trang sử lịch thu triền miên trôi
Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa
Bỏ người yêu, bỏ bóng ma
Bỏ hình hài của tiên nga trên trời
Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con.
NGUYỄN DU
Bóng mây trời cũ hao mòn
Chiêm bao náo động riêng còn hai tay
Tấm thân với mảnh hình hài
Tấm thân thể với canh dài bão giông
Cá khe nước cõng lên đồng
Ruộng hoang mang khóc đêm mồng một Giêng
Tạ từ tháng Chạp quay nghiêng
Ấn trang sử lịch thu triền miên trôi
Bỏ trăng gió lại cho đời
Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời hẹn hoa
Bỏ người yêu, bỏ bóng ma
Bỏ hình hài của tiên nga trên trời
Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con.
(Mưa Nguồn-1962)
Câu cuối
trong bài thơ nổi tiếng trên đây của Bùi Giáng từng được Trịnh Công Sơn chọn
làm chủ đề làm nên một nhạc phẩm. Thế nhưng khi bài thơ được đưa vào Tuyển tập
“Ngàn Năm Thơ Việt” (do một nhà sưu tập tư nhân thực hiện, NXB Văn Học phát
hành ra cả nước, 2010), nhiều độc giả chưa quen với 20 năm văn học Miền Nam
1954-1975 vẫn bày tỏ không thể nào hiểu được cái hay, vì có quá nhiều câu “tối
nghĩa”. Bùi Trung niên Thi sĩ đã dùng hẳn một câu lục của thi hào Nguyễn Du: Dặm khuya ngất tạnh mù khơi làm
“mưỡu”, như mong người đọc hiểu ngay nội dung của bài thơ, và đi vào “thế giới
thi ca” của ông. Ai từng biết được nỗi đau của Bùi Giáng qua trận lụt thảm họa
năm Nhâm Thìn (1952) ở Miền Trung, mới cảm thông được từng lời, từng chữ của từng câu thơ. Nỗi
đau lớn đến độ “còn hai con mắt”, nhưng chỉ còn có thể khóc nổi một con ! Nghệ
thuật thơ ca không hề bắt thi sĩ phải nói rõ mồn một “hai lần năm là mười” như
ý muốn cổ vũ cho luồng “văn nghệ hiện thực”của các nhà cầm quyền. Người vợ, tức
người yêu tuyệt vời của thi sĩ, qua cơn nước lụt đã “Bỏ trăng gió lại cho đời / Bỏ ngang ngửa sóng giữa lời
hẹn hoa…”. Còn nỗi đau nào lớn hơn chăng ?
Có nhà
nghiên cứu từng đưa ra phân tích rằng “đất nào văn ấy”. Giải đất miền Trung với
núi cao, rồi đột ngột hố thẳm, truông
dài; nước biển trong soi ghềnh đá dễ tạo cho tâm hồn thơ ca những viễn tượng
siêu hình ! Đúng vậy. Sự khắc khoải siêu
hình chẳng những vang trong tiếng vọng ưu tư về kiếp người, về sự cao
sâu của vũ trụ mà còn biến hình trong những vẻ đẹp của người con gái. Trước Bùi
Giáng khoảng 20 năm, giải đất này từng sản sinh ra những thi sĩ tài năng. Nhưng
do nhiều nguyên nhân, cái hay, cái đẹp trong thơ họ đến nay vẫn chưa được người
đời nhìn thấy hết. Thi sĩ Bích Khê từ đất Quảng Ngãi là một dẫn chứng.
Hàn Mặc Tử trong Lời tựa cho Tinh
Huyết (1939), tập thơ duy nhất được in
khi Bích Khê còn sống, đã viết :
…..
“Trực giác của thi sĩ mạnh quá, đến nỗi thấy nhan sắc lên hương, thấy cả sóng nghê thường
đang nao nao gợn, và so sánh hai hàng nước mắt trong trắng của nàng là hai
chiếc đũa ngọc. Và thấy mái tóc u huyền xinh như một mùa thu mươn mướt, thi
nhân bảo đấy là mùa thu đang ngủ mơ.
Nếu chẳng
phải là một nghệ thuật siêu thần, thi nhân làm sao đưa đến một nguồn sống phong
tình mà thanh khiết cho giai nhân ? Để có cái ma lực huyền diệu cảm dỗ được ngũ
quan của người trần…
…………………………..
Ở cái địa hạt Huyền Diệu, ta thấy thi
nhân chú trọng về âm thanh và màu sắc. Trong khi nói đến nhạc, thi nhân nghĩ
ngay đến những cung trầm chơi vơi, âm
điệu rung động cả không gian. Vì bởi mê man với sự “nhẹ nhàng, nhịp nhàng thở đều trong sương”, thi
nhân đã sáng tạo được rất nhiều bản ca thần tình diễm ảo. Và nhạc lúc bấy giờ
cũng không còn là nhạc nữa. Nó đã bay ra hương, ra hoa, ra thơm, ra mát, ra
ngọt, ra ngào, ra gì mê tơi, run rẩy, hay âm thầm nức nở, lanh lảnh như giọng
cười, mơ man như ân tình đòi hỏi:
“Tôi qua
tim nàng vay du dương
Tôi mang
lên lầu, lên cung thương
Tôi không bao giớ thôi yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang
Buồn lưu cây đào xin hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi ! Vàng rơi ! Thu mênh mông !”
Bích Khê làm thơ rất sớm,từ năm 12 tuổi, bắt đầu với thể thơ Đường
luật. Không phải đợi đến khi có tri âm Hàn Mặc Tử hình thành nên trường thơ
“điên loạn”, Bích Khê mới có cái nhìn siêu hình. Ngay từ thuở ban đầu, khi
nhìn, diễn tả những điều thật giản đơn, thi sĩ đã sớm nhìn ra sự “hư vô’ của
kiếp người. Như trong bài:
Ảnh
ấy
Anh
thấy mớ màng trong ảnh ấy
Người
em lãng mạn quá đi thôi
Anh
nhìn trân trối, anh tơ tưởng
Anh ngỡ
là em đứng đấy rồi
Anh
tính ôm chầm lấy mắt mờ
Lấy
môi, lấy má, lấy ngây thơ
Để anh
nút ớn mùi hương ấm
Của một
tình yêu giận hững hờ
Anh
tính kề tay lên trái tim
Ta đòi
nóng hổi với say im
Nhưng
chao ! Sao chỉ không gian lạnh
Không
bóng, không hình, không có em !
………..
Thi sĩ vốn được trời phú cho cái khả năng nhìn thấy ngọn nguồn sự khởi
đầu, cũng như nét tàn phai khi kết thúc, nên khó có sự phân biệt rõ rang giữa
sự thật và ảo ảnh. Vì vậy, Bích Khê đã đồng hóa được bóng hình vật chất cụ thể
của người đẹp, với âm thanh, tiếng nhạc vốn vô hình. Xin thử đọc tiếp một bài
cũng thuộc loại “ít phổ biến” của ông. Nó được viết đơn thuần theo thể thất
ngôn, không phá cách bằng đơn âm như các bài “thơ loạn” có toàn âm huyền đã
được truyền tụng:
Hiện
hình
Gió thiệt đa tình hôn mặt hoa
Thơm
tho mùi thịt bắt say ngà
Gió đi
chới với trong khung trắng
Lộ nửa vần thơ, nửa điệu ca.
Tôi ráp
lại xem. Ô, sự lạ !
Một
người thiếu nữ hiện trong trăng
Khăn
hồng chùi lệ ngấn đôi mắt
Da thịt
phơi bày ý tuyết băng.
Nường
hé môi ra. Bay điệu nhạc
Mát như
xuân mà ngọt tợ hương
Ôi sao
là khúc ba sinh lụy
Dào dạt
như đầy nỗi cảm thương.
Tiếng
ngọc, màu trăng quấn quýt nường
Phút
giây người lộ mỏng như sương
Nường
tan ra nhạc ? -Tan ra nhạc !
Khung
trắng trời mây trắng lạ thường !
Đọc thơ Bích Khê của 75 năm trước, rồi trở về với các nhà thơ “Việt Nam
hiện đại” hôm nay, nhiều người không khỏi buồn khi có một số người làm thơ cố
tình đưa sự thô tục, trần trụi như tin thời sự “xe cán chó” vào trong thơ. Và
họ cố tình cho rằng nó tiếng nói của thời hiện đại, biện minh nó bằng các
“trường phái” học mót của phương tây thời khủng hỏang. Ở trong nước, thế giới
mạng đang rất muốn biến thành vũ khí độc quyền của những nhà hoạt động văn nghệ
có thế lực. Rất may là tất cả đều không phải vậy. Tôi vừa nhận được tập thơ “Ký
Ức Của Bóng” của nữ thi sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh. Đây là tập thơ thứ 7 của chị,
nhưng là tập đầu tiên được xuất bản ở Mỹ, vào tháng 4-2013.
Từ tháng 4-2010, Du Tử Lê đã nhận ra “Những con chữ được sinh thành từ tình yêu Thi
ca/Nguyễn Thị Khánh Minh, khoác
nơi tay những hình tượng mới mẻ. Hắt trên dặm trường nhân thế,
những chiếc bóng lấp lánh thương yêu và, những nhịp chuyển, di đầy tách, thoát
hôm qua”.
Nguyễn Thị Khánh Minh lớn lên ở thành phố biển Nha Trang. Cô từng theo
học và lấy bằng cử nhân luật khoa ở Sài Gòn năm 1974. Trước khi sang đinh cư ở
Mỹ, từ năm 1991 đến 2002 Khánh Minh có đến 5 tập thơ được sáng tác và in tại
Việt Nam. Một số nhà phê bình từng cố tình xếp chị vào nhóm các nhà thơ “tân
hình thức”. Nhưng thực ra, thơ chị dù mang kết cấu câu và từ khá mới, lại vẫn
rất trong sáng, dễ đi vào cảm nhận của người đọc.
* Nguyễn Thị Khánh Minh
Bên Bờ
Dòng sông hay giấc mơ
Chợt hoang vắng bên bờ, mình tôi
Ơ hay mình đã trôi…
Dòng sông hay thời gian
Mở hai mắt đã tàn phai tôi
Xin còn lại con ngươi…
Dòng sông hay dòng lệ
Về đâu. Tan một bể xanh dâu
Xin còn lại nỗi đau
Để mà còn nhận ra nhau.
Trong tập thơ mới, “Ký Ức Của Bóng”, có nhiều bài thơ ngắn.
Nữ thi sĩ cố tình kết cấu những cặp câu 5/7 chữ, gieo vần theo yêu vận mà không
làm người đọc thấy lợn cợn. Đó là thử nghiệm đáng quý. Nhưng ở những câu thơ
đến tự nhiên, đến như lời thì thầm, người ta thấy rõ sức mạnh của câu và chữ,
như tiếng hát tự nhiên chú chú ve con khi bật nhịp ra tấm màng ngực.
Nói nhỏ
Hãy ngồi gần cho em nói nhỏ
Vì em sợ
Tiếng ồn ào sẽ làm nên khoảng
cách
Hãy ngồi sát cho em nghe nhịp
sống
Vì em sợ
Khoảng
cách xa gần của hơi thở
Hãy giữ em đừng để em trôi đi
Vì em sợ
Mùa chạm vào khắc nghiệt của
thời gian
Hãy đọc cho em nghe lời thơ
cuộn chảy của dòng sông
Vì em sợ
Cây tháng ngày không còn xanh
thảo mộc
Hãy nhìn em cho em thấy ánh nắng
Vì em sợ
Bóng tối sẽ nuốt chững những
giấc mơ
Hãy mở cho em gấc mơ bình an
Vì em sợ
Cơn bão của mộng dữ sẽ làm
đau lời tình tự
Hãy bay cùng em vào màu xanh
bầu trời
Vì em sợ
Bóng cột em vào u hoài nỗi
đợi
Hãy nắm bàn tay cho em nghe
hơi ấm
Vì em sợ
Nỗi hoang vắng của tấm lòng
không ánh lửa
Hãy giữ ánh sáng
Soi gần lại bóng chúng ta
Vì em sợ
Đêm trong em…
Người đọc
dễ cảm thông khi thấy thi sĩ mượn câu thơ để nói lên tiếng lòng thực của mình.
Nhưng họ mong nhà thơ mới cách điệu chữ nghĩa hơn nữa, hòa lẫn được nó vào ánh
sáng, hình ảnh và âm thanh, như nhà thơ “xưa” Bích Khê đã từng làm. Có vậy thì
câu thơ mới được giữ lại lâu dài…
(Còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét