Kỳ IV:
Hoa
cỏ ven sông
Không
phải chỉ ở Sài Gòn khói bụi, mà gần như tại hầu hết các đô thị lớn nhỏ hôm nay,
các phụ nữ trẻ ra đường thường bịt một khăn che mặt lớn biến thái từ khẩu
trang. Có nàng còn diện thêm cặp kính mát. Người ta chỉ có thể diện kiến, nhìn
rõ ánh mắt nhau những khi…thuận tiện ?
-
Đang bàn chuyện thơ ca, có dính gì tới chiếc khăn
che mặt ?
Xin thưa là: có chứ ! Bởi sau những chiếc
khẩu trang lớn và đôi kính ấy, có rất nhiều…nhà thơ. Phụ nữ hôm nay, rất nhiều
nàng thích làm thơ, và lại làm rất hay là khác. Chưa có nhiều vóc dáng lớn cho
triển vọng là một Đoàn Thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan, hay những TTKH, Nhã Ca,
Nguyễn Thị Hoàng..; chỉ một hai khuôn mặt (đa phần ở đất Bắc), thơ chưa lấy gì
hay nhưng được báo chí lăng-xê, hay cố bộc lộ phong cách hiện sinh, thơ bốc mùi
dục tính. Nhưng hiện tượng trên vẫn rất đáng mừng. Bởi, nếu thơ là tiếng nói từ
con tim nhiều cảm xúc, thì người phụ nữ vẫn thường biểu hiện bằng ngôn ngữ rất
thật. Khi ngồi viết ai cũng cởi khâu trang và kính mát.
Thật như nữ tính
Cho là tại âm
thịnh dương suy, hay kết quả của việc tôn vinh nữ quyền gì gì đi nữa, thì người
yêu thơ đúc kết ra được nguyên do của nhiều hiện tượng.
Đoàn Minh Châu
Mưa tháng Chạp
Em nghĩ về anh
khi thành phố rả rích những đợt rét bất thường tháng Chạp
và giọng hát
Thuỳ Dương rớt xuống sàn nhà nỗi buồn lung linh sáng
em đóng kín các
ngõ ngách căn phòng
thành phố chao
nghiêng ngoài kia
từng đợt
từng đợt
sóng sánh mưa
rơi rơi như tóc
ngày giáp Tết
ẩm mốc đống áo quần cũ kĩ không phơi hết nắng
mường tượng một
vòng tay siết chặt ngực
trong giấc ngủ
trễ nãi kéo dài vô tận
cơn mưa cứ rơi
hoài hoài
những đêm em tự tử bằng nỗi buồn không duyên cớ
và buổi sáng
lại gặp nhau
trong gương nỗi nhớ thâm thấm lạnh của ngày tháng cũ
mùa xuân rơi
nơi nào trong mưa ngoài kia hả anh?
(25.1.08)
Đoàn Minh Châu đang sinh sống
ở Đà Nẵng, làm ra bài thơ này lúc chừng tuổi khoảng 25, khi cô đã ra trường và
đi làm. Thơ cô mới đầu chỉ in trên mạng, sau có tự xuất bản theo “Điều…của Hiến
pháp”. Cảm xúc nhớ nhung về tình yêu rất thực, sâu xa và không vẩn đục : “mường tượng một vòng tay siết chặc ngực”.
Người ta mừng là tình cảm của cô thiếu nữ trẻ có học, trong thời hiện đại vẫn
đằm thắm, thiết tha như quy luật của muôn đời.
Một bài thơ khác cũng về đề
tài tình yêu của một nhà thơ nữ khác, đang sống ở một thành phố biển:
Vũ Thanh Hoa
Lặng lẽ *
Em gieo bí mật vào gió
mùa đợi những hạt quên
lá nhuộm nửa thu vàng rưng rức
niêm phong một cái tên
em đóng cửa khứ hồi
những chiêm bao
cũ
dấu xưa nhón bước ngược về
trên phố vắng những ảnh hình ẩn hiện
anh đâu ?em quơ tay vào khói
vụn vỡ tiếng còi xe
anh biến vào chiếc máy bay
trên đỉnh cao ốc
anh biến vào ô cửa chiếc taxi
em không bao giờ
nhớ số
anh biến vào màn hình laptop
anh biến vào chiếc điện thoại đơn thân
em mải mê tìm mùa thu
không bao giờ thức
dậy
nhặt huyền hoặc trong bóng lá
lặng lẽ
lẻ loi
từng hạt nhớ trổ mầm.
Bài thơ mang nhiều từ ngữ
biểu hiện cuộc sống của thời “@” : cao ốc, laptop, điện thoại…nhưng người đọc
nhận rõ là tình yêu không hề bị “số hóa”; vào thập niên đầu của thế kỷ 21,
trong nhịp sống sôi động, cô thanh nữ
vẫn nhớ nhung người yêu một cách rất thơ mộng, lặng lẽ, lẻ loi.
Vượt qua những giáo điều và các phương
tiện văn minh của thời đại, tình yêu vẫn giữ được tính chất thơ mộng. Như vậy
phải cảm ơn thơ ca lắm chứ !
Hai bài thơ trích dẫn trên
đây là của những nhà thơ nữ đương thời.
Năm tháng lịch sử và bối cảnh
xã hội nhất định góp phần tạo nên tích cách của con người, nhất là những người
muốn diễn tả cảm xúc bằng các loại hình nghệ thuật. Tôi có quen một người bạn
trung niên chuyên làm nghề “thợ đụng” ở Bảo Lộc. Anh không biết vì chưa được
học cách ký âm, nhưng đã tự sáng tác một số bài nhạc để hát lên khi hứng khởi.
Anh tâm sự lớp tuổi của anh chịu nhiều cảnh không may. Vào đời khoảng mấy năm
sau 75, kiếm cái ăn, cái mặc rất gian nan nên cả thể xác và tinh thần đều không
đủ tố chất của sự khôn lớn. Khi đất nước đi vào “mở cửa”, cơm áo ngày càng dễ
thở hơn thì lớp người ít học như anh vẫn không thể làm ra nhiều tiền đáp ứng
nhu cầu ngày càng nhiều của con cái.
Tạm xếp cứ 10 năm là một thế
hệ, ta thử nhìn vào các lớp cầm bút sáng tác. Sau 75, ở Miền Nam lớp thanh niên
mới vào đời (thế hệ 6 X) được nhồi nhét quá nhiều suy nghĩ theo công thức và
cách ứng xử thực dụng, nên nhiều người chê bai, phủ nhận những thành tựu của
Văn học Miền Nam trước đó. Nhiều nhà văn, nhà thơ thành danh nhờ biết “nổ lực
phấn đấu” chọn một dòng hay để nước trôi.
Lớp người của của thế hệ này và lớp 7 X, sau khi đất nước bắt đầu mở cửa,
những sự cấm cản về tinh thần được nới rộng, thì họ chính là những nhà “tiền phong”
ứng dụng các trào lưu sáng tác đã bị phương tây loại bỏ. Họ cho rằng đó là mới,
là “cách tân” vì đã loại bỏ hết di sản quý giá của nền văn học truyền trống.
Thế hệ 8 X, rồi 9 X sau đó, lớn lên trong cuộc sống vật chất dần dễ dàng hơn,
nhiều người đi du học nước ngoài, tiếp cận ngày càng nhiều với cuộc sống “số”.
Nhưng học tiếp tục nhận ra những xung đột bế tắc về tư tưởng, của 2 nền văn
minh đông và tây vẫn chưa được giải quyết. Nếu học ra để làm những con người
máy, theo mệnh lệnh của lãnh đạo thì nhu cầu về tinh thần, về cái đẹp đích thực
lại không có. Thôi thì quay lại tự nhiên, tự tìm ra những giá trị chân thật từ
cuộc sống. “Bước ngoặc” ấy đáng mừng hay đáng lo ?
Tôi không hề có chủ định lao
vào lãnh vực nghiên cứu hay tập viết “văn học sử” nên những bày tỏ trên đây có
thể là rất chủ quan. Nhưng cứ nhìn vào thực tiễn thơ ca hôm nay, mỗi người sẽ
vỡ lẽ ra nhiều diễn tiến của quy luật.
Tại Miền Nam những năm ’60
của thế kỷ 20, sau thời kỳ bùng nổ của “Thơ tự do” xuất phát từ nhóm “sáng
tạo”, thế hệ những người tiếp theo, tiêu biểu từ Tạo chí Văn Nghệ, mỗi người tự
tìm cách bức phá. Nhiều người đi lục tìm ngôn ngữ theo khuynh hướng “ca tụng
thân xác” với những “ủ ê”, “rã rời” “bồn chồn”… sau cuộc giao hoan; người đi về
khai thác tâm linh, cảm xúc của vũ trụ tràn ngập từ thời Thơ Mới vốn bị nhóm
Sáng Tạo phủ nhận; người đi tìm các ngôn ngữ phản chiến, bày tỏ thái độ dấn
thân, tôn sùng các trào lưu cách mạng từ Châu Mỹ La tinh… Nhờ tinh thần tự do
khuyến khích tìm tòi nên Văn học Miền Nam ngày càng đa dạng.
Giữa thập kỷ 60, bỗng xuất
hiện những bài thơ ngọt ngào, nói lên những tình cảm rất bình dị và chân thật
của con người. Sau Nhất Tuấn là nhà thơ nữ Lệ Khánh với tiếng than “Em là gái trời bắt xấu”. Lê Khánh nổi
lên như một hiện tượng, nhiều người cho đó là thơ “sến” nhưng số người đọc lại
vượt trội. Xin mời các nhà có học vị nếu thích thì cứ nhảy ra làm thơ, xuất bản
sách, xem thử sáng tác của họ có được yêu thích hay không !
Đáng mừng ?
Trong “bước ngoặc” mà các nhà
thơ nữ trẻ có công đầu tiên khai mào, ở Việt Nam mới đây đã xuất hiện một hiện
tượng bất ngờ : Tập thơ “Đi qua thương nhớ” của một chàng trai ngoài 30: Nguyễn
Phong Việt ngay trong các đợt giới thiệu khi phát hành đã bán được hơn 3000
bản. Và đến nay theo công bố mới nhất của nhiều nơi phát hành, đã bán được hơn
13.000 bản.
Thơ anhđã ra sao mà bán chạy
thế ? Tác giả đã không ngần ngại mời mọi người: “Với những ai chưa từng đọc thơ tôi, nếu
được giới thiệu chỉ một bài trong tập thơ Đi qua thương nhớ, tôi mong gửi đến họ
bài thơ Có một chiếc xích đu ở đâu đó trong cuộc đời. Với
tôi, khi có thể ngồi đọc sách trên chiếc xích, dưới tán cây, bên bờ hồ - thế là
bình yên và hạnh phúc"
Nguyễn Phong Việt
Có một chiếc xích đu ở đâu đó
trong cuộc đời
Người ngồi đó và ao ước trong từng ấy tháng năm
thấy một người ngồi trên chiếc xích đu và đọc sách
chỉ như thế đã là hạnh phúc…
thấy một người ngồi trên chiếc xích đu và đọc sách
chỉ như thế đã là hạnh phúc…
Chỉ như thế ngôi nhà mới có thể nhìn thấy nắng
chỉ như thế những ly tách mới có niềm vui chạm vào môi một người đang khát
chỉ như thế cánh cửa mới tin mình còn cần thiết
để chờ một bàn tay đến mở ra…
chỉ như thế những ly tách mới có niềm vui chạm vào môi một người đang khát
chỉ như thế cánh cửa mới tin mình còn cần thiết
để chờ một bàn tay đến mở ra…
Chiếc xích đu được làm cạnh một giàn hoa
chiếc xích đu được làm dưới một tán cây ven hồ nhiều bóng mát
chiếc xích đu được làm bên một mái hiên nhà nhiều mưa và nắng
chiếc xích đu được làm trong tim một người không còn chỗ để yêu thương một ai khác
ngoài một con người…
chiếc xích đu được làm dưới một tán cây ven hồ nhiều bóng mát
chiếc xích đu được làm bên một mái hiên nhà nhiều mưa và nắng
chiếc xích đu được làm trong tim một người không còn chỗ để yêu thương một ai khác
ngoài một con người…
Có những niềm vui giản dị như sự tự nhiên của cuộc đời
tự tay mình đưa xích đu cho người mình yêu thương trong chiều muộn
nhưng điều cỏn con với người này nhiều khi là cả một đời mong muốn
của một người tưởng chừng như không bao giờ biết rơi nước mắt
cho đến khi bắt gặp một tình yêu…
tự tay mình đưa xích đu cho người mình yêu thương trong chiều muộn
nhưng điều cỏn con với người này nhiều khi là cả một đời mong muốn
của một người tưởng chừng như không bao giờ biết rơi nước mắt
cho đến khi bắt gặp một tình yêu…
Đôi lúc sống một cuộc đời chỉ để chờ đợi một khoảnh khắc mà không
hề biết trước là khổ đau
như chờ đợi một người đến ngồi trên chiếc xích đu ấy
như chờ đợi một cái nắm tay của đoạn đường sau cuối
như chờ đợi một nụ hôn mà nếu cần phải đánh đổi
bất cứ điều gì cũng cam tâm!
như chờ đợi một người đến ngồi trên chiếc xích đu ấy
như chờ đợi một cái nắm tay của đoạn đường sau cuối
như chờ đợi một nụ hôn mà nếu cần phải đánh đổi
bất cứ điều gì cũng cam tâm!
Người xây nên một ngôi nhà với những viên gạch lấy từ trái tim
những mùa trăng đi qua mà không dám ngủ
những đêm mưa không dám cựa mình vì sợ hơi ấm kia từ bỏ
những lúc cô đơn không dám khóc thành tiếng vì sợ chạm tay vào nỗi nhớ
những ngày dài thật dài…
những mùa trăng đi qua mà không dám ngủ
những đêm mưa không dám cựa mình vì sợ hơi ấm kia từ bỏ
những lúc cô đơn không dám khóc thành tiếng vì sợ chạm tay vào nỗi nhớ
những ngày dài thật dài…
Thà biết trước mình sẽ sống vì một người nào đó ngày mai
người có khi không phải thấy hối tiếc
người có khi làm cả triệu cái xích đu rồi đặt trên khắp các nẻo đường mà không cần biết
người mình yêu thương có chịu ngồi xuống hay không?
người có khi không phải thấy hối tiếc
người có khi làm cả triệu cái xích đu rồi đặt trên khắp các nẻo đường mà không cần biết
người mình yêu thương có chịu ngồi xuống hay không?
Ở đâu đó trong cuộc đời vẫn luôn có một chiếc xích đu treo trong
lặng im
chờ một người đến ngồi và đọc sách...
chờ một người đến ngồi và đọc sách...
Giọng thơ không
mới, ngôn ngữ trong thơ không hề khoe chữ hay cao xa, bí hiểm. Thơ anh cũng
không nhằm bày tỏ một “triết lý tư tưởng” nào như nhiều người vẫn quan niệm “có
tư tưởng tiềm tàng mới làm thơ sống mãi với thời gian”. Anh chỉ diễn tả những
cảm xúc rất thực trong những khoảnh khắc rất thường tình trong cuộc sống bằng
lời thơ thủ thỉ mang âm điều tâm tình rất ngọc ngào.
Trong bài thơ “Là những khi”, anh nói về cách sống của mình-
“Sống như mong muốn sống thật lòng” :
"Là những khi mệt mỏi mà không dám cúi xuống vì sợ
lòng đánh rơi một giọt nước mắt
Là những khi cô đơn mà không dám nói ra một lời vì sợ
trái tim mình tan nát
Là những khi bình yên mà không biết làm cách nào giữ trên
môi một tiếng cười thanh thoát
Là những khi ngơ ngác không biết mình là ai…
Chúng ta đến trong cuộc đời và điều đầu tiên xin từ chối
là những đắng cay
Bản năng đâu dạy con người biết yêu thương những điều mất
mát
Nên đi qua một bình minh thì cảm ơn bình mình vừa tắt
Đi qua một ngày mưa thì cảm ơn một ngày mưa nhiều mưa xám
Sống như mong muốn sống thật lòng!"
Chợt nhớ là
Nguyễn Bính từ trước 1945 cũng đã dùng những ngôn ngữ rất thật lòng khi viết “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi/ Cách nhau cái giậu
mồng tơi xanh rờn/ Hai người sống giữa cô đơn/ Nàng như cũng có nỗi buồn giống
tôi/ Giá đừng có giậu mồng tơi…”
Hình như không có
một công thức hay hình mẫu nào để khẳng định về cái hay, vẻ đẹp của thơ ca.
Những dòng thơ mộc mạc mà chân thành ấy liệu có tồn tại trong sự thử thách của
thời gian không ? Có người cho rằng “Và
hơn ai hết, anh đang góp phần chứng minh rằng thơ vẫn có sức sống mãnh liệt
bằng tâm thể và vẻ đẹp riêng mình giữa thời đại bùng nổ nhiều loại hình công
nghệ giải trí…” *
Bước ngoặc quay
về với những cảnh tượng, cảm xúc nhỏ nhoi nhưng có thật trong đời sống mỗi
người qua biểu hiện của các nhà thơ mới, nam cũng như nữ là điều rất đáng mừng.
Sau đó, xu hướng sáng tác có thể thay đổi, nhưng giá trị về sự chân thực trong
đời sống là điều đã được khẳng định.
Đi qua những bãi
hoang, núi đồi, cạnh các dòng sông, chúng ta gặp rất nhiều loài hoa đang nở. Có loài không
có hương thơm nhưng với các nhà nuôi ong rất quý vì nó bí mật chứa nhiều phấn,
con ong vẫn tìm tới để tha về nuôi đàn khi các loài hoa nhiều mật đã cạn. Hoa
có còn không là tùy thuộc vào những dòng chảy của sông và những mạch ngầm đang
giữ nước để nuôi cây…
(Còn tiếp)
(*) :
Trích từ tập thơ nhiều tác giả “Bởi vì ta yêu nhau” do Công ty
sách Phương Nam liên kết xuất bản và phát hành, tháng 2-2013.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét