NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
701 - Trần Văn Tuyên
“TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM” ĐẦU TIÊN
Luật sư sinh 1913 tại Tuyên Quang – Mất 1976 ở Hà Tây (64 tuổi).
Nhà trí thức và hoạt động chính trị kỳ cựu và là huynh trưởng hướng đạo chống Pháp nhưng theo Quốc dân đảng. Từng là bạn của Võ Nguyên Giáp, Tạ Quang Bửu, có tham dự Hội nghị Geneve 1954 chia đôi đất nước.
Sau đó di cư vào Nam vừa làm luật sư vừa tiếp tục hoạt động chính trị với chủ trương trung lập hóa miền Nam chống Mỹ đưa quân vào. Có thời gian được mời làm phó thủ tướng, làm trưởng khối dân biểu Hạ viện đối lập với chính quyền Thiệu – Kỳ, làm thủ lĩnh luật sư đoàn Gòn, Chủ tịch Hội Bảo vệ nhân quyền… Bên cạnh đó còn đi dạy, tham gia viết báo, nghiên cứu ngành luật…
Trong biến cố 30.4.1975 từ chối đề nghị của Mỹ đưa đi di tản: “Tôi không phải người đi làm bồi cho Mỹ. Sinh ở đây thì chết cũng ở đây…. Thà chết trong tay của kẻ thù còn hơn sống yên thân trong sự khinh thường của đồng bào, bạn bè….” Tuy nhiên với các con thì cho tự do chọn lựa đi hay ở.
Kết quả bị bắt đi cải tạo ra Bắc. Trong tù vẫn giữ vững khí tiết kẻ sĩ, chỉ chấp nhận viết tự kiểm ngắn gọn: “Tôi không có tội gì với Tổ quốc và đồng bào của tôi cả. Nếu có tội thì đó là tội chống cộng sản, chống thực dân, chống độc tài và bất công.”
Bệnh già trong cảnh tù tội thiếu thốn khiến chỉ một năm sau thì qua đời song cái chết bị chính quyền giấu nhẹm vì biết ông có uy tín quốc tế nên nếu nước ngoài biết sẽ phê phán.
Năm 1977 được tổ chức Ân xá Quốc tế vinh danh là “Tù nhân lương tâm” – người bị tù tội vì đấu tranh cho quyền con người, tự do dân chủ -- đầu tiên của VN
Đến năm 1978 chính quyền mới chính thức công bố với nước ngoài việc ông mất trong trại giam do bị xuất huyết não.
Cả 7 người con đều đã ra nước ngoài tiếp tục con đường đấu tranh cho lý tưởng tự do dân chủ của cha mình.
702 - Trương Như Tảng
CỰU BỘ TRƯỞNG VƯỢT BIÊN
Luật sư sinh 1923 tại Sài Gòn. Sống ở Pháp (2011).
Trí thức hành nghề luật sư ở Sài Gòn theo khuynh hướng cấp tiến chống Mỹ nên năm 1967 bỏ vào bưng theo Mặt trận Giải phóng miền Nam. Nhậm chức Bộ trưởng Tư pháp trong Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam VN.
Sau 1975 về lại Sài Gòn – nay là TPHCM – trong cảnh gia đình ly tán, 2 em trai bị đưa đi cải tạo. Từ đó nhanh chóng nhận ra thực tế không như ý muốn là miền Bắc nắm hết quyền hành thống nhất 2 miền, giải thể Chính phủ CMLTMN. Thất vọng lý tưởng tan vỡ nên đành tìm con đường sớm ly khai.
Năm 1978 theo người anh vợ tổ chức vượt biên đi từ Long Xuyên. Trên đường đi gặp hải tặc Thái Lan, may mà chỉ bị chúng cướp bóc rồi thả cho đi tiếp gặp tàu Liên Hợp Quốc vớt đưa qua trại tỵ nạn Indonesia. Cuối cùng được Pháp cho nhập cư.
Trên đất khách rút vào đời sống ẩn dật ít dính líu gì chuyện chính trị nữa. Chỉ năm 1985 có in cuốn “Hồi ký một Việt cộng” tại Pháp.
703 - Trương Quang Thứ
“NHÀ THƠ ĐỨNG”
Nông dân sinh 1951 tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2011).
Năm 19 tuổi bị một mảnh bom Mỹ ghim vào chân. Vết thương không trầm trọng song do nhà nghèo không tiền chữa trị đúng mức nên bị nhiễm trùng sinh ra nhiều biến chứng nặng dẫn đến liệt cột sống, lưng không thể cúi xuống, chân yếu bước tập tễnh, đôi khi nằm liệt giường cả tuần.
Để sống còn, rèn luyện ý chí bằng cách tìm đến niềm vui sáng tác văn chương nhờ sẵn có năng khiếu từ thời học phổ thông. Gửi báo các bài viết, thơ văn một số được đăng tải giúp thêm nghị lực phấn đấu vươn lên. May mắn trong một lần nằm viện gặp một cô gái Bắc Ninh sinh lòng cảm mến chấp nhận lấy làm chồng dù gia đình cô phản đối.
Từ đó vợ đi làm hợp tác xã nông nghiệp cả ngày vắng nhà. Chồng ở nhà tự chế ra những đồ dùng, phương tiện phù hợp cho người tàn tật như mình để cố gắng lo việc nội trợ và chăm sóc vườn tược, đến tối rảnh rang mới tiếp tục viết văn làm thơ. Do bị liệt cột sống không thể ngồi được nên khi viết bài phải trong tư thế… nằm hoặc đứng, vì vậy được tặng cho biệt danh “Nhà thơ đứng”!
Đến nay đã in 3 tập thơ riêng, 3 tập in chung không kể nhiều bài đăng báo, được kết nạp vào Hội Văn học nghệ thuật Nghệ An từ năm 1992. Ngoài ra còn thêm 3 “tác phẩm” bằng xương bằng thịt đều là con trai học hành tử tế. Tất cả đều là nhờ niềm đam mê văn chương: “Nếu không có văn chương, người tật nguyền như tôi chết lâu rồi. Văn chương đã cứu rỗi đời tôi.”ø
704 - Trương Thanh Thủy
SỐNG “NGHỊCH CHIỀU”
Doanh nhân sinh 1985 tại Đồng Nai. Sống ở TPHCM (2011).
Học trung học ở TPHCM. Năm 17 tuổi theo gia đình qua định cư ở Mỹ. Tại đây học lên đại học ngành vi tính.
Đang học hành bình thường thì xảy ra một “sự cố” trong gia đình khiến 2 mẹ con bị đẩy ra… lề đường với 2 bàn tay trắng, không nhà cửa, tài sản trong tay chỉ vỏn vẹn 100 USD! Cả 2 mẹ con phải bươn chải kiếm sống trong cảnh tứ cố vô thân ngặt nghèo.
Bản thân phải làm đủ thứ nghề lặt vặt, lao động chân tay ngoài giờ học như làm lao công, phục vụ quán ăn, phụ việc trong chợ… Vừa làm vừa học có lúc đuối sức muốn bỏ học luôn.
May thay sau cùng được nhận vào làm nhân viên bán hàng bán thời gian cho Ngân hàng Mỹ một ngân hàng lớn chuyên lo mời chào khách hàng mở tài khoản. Nhờ cần cù chịu khó, thông minh tháo vác dần dần sau 2 năm làm việc trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc của toàn hệ thống ngân hàng này. Từ đó được một hãng bảo hiểm mời cộng tác lương cao hơn.
Song song đó vẫn kiên trì theo đuổi việc học, tất cả cần một nghị lực và sức chịu đựng đáng kể là phi thường “chưa ngày nào ngủ hơn 6 tiếng đồng hồ”. Kết cuộc không phụ lòng người, tốt nghiệp đại học năm 2009 ngành kỹ thuật điện toán.
Đến đó thay vì tiếp tục làm nghề tài chính bây giờ đã có bằng đại học càng dễ thăng tiến hơn thì lại quyết định… trở về VN sống luôn!
Sống ở TPHCM đi đi về về Biên Hòa quê nhà tuổi thơ, nơi mình bắt đầu sự nghiệp kinh doanh mở cửa hàng sản xuất và bán… món yaourt đông lạnh, một loại nước uống làm từ sữa, là “yaourt kiểu Mỹ” gần giống như yaourt đặc quen thuộc với người VN.
Kết quả bước đầu thành công, từ đó mở thêm 2 cửa hàng nữa tại TPHCM. Vừa làm bà chủ vừa tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện như thời còn là nữ sinh trường Bùi Thị Xuân ở TPHCM.
Hoàn toàn bằng lòng với cuộc sống mới phát triển từ cuộc đời một con người đã có một quyết định sống khác người, ngược đời: Ra đi chưa bao lâu – 8 năm - đã vội quay về trong khi có biết bao người ao ước được đi để… đi luôn!
Tự giải thích: “Nước Mỹ cho tôi rất nhiều thứ: Học bổng, cơ hội và kinh nghiệm làm việc, biết cách đối phó với áp lực cuộc sống. Nhưng nước Mỹ cũng lấy đi của tôi nhiều thứ thuộc về tinh thần… Chỉ có ở VN tôi mới có được những thứ thuộc về văn hóa, con người và suy nghĩ của mình cho dù với kinh nghiệm làm việc và bằng cấp tôi dư sức có cuộc sống tốt ở Mỹ… Những hoạt động xã hội, từ thiện tôi có thể tham gia ở bất cứ nơi đâu nhưng làm được điều đó ở VN tôi mới có cảm giác hạnh phúc, thấy được mình thật sự là mình… Tôi sẽ ở đây không đi đâu hết. Ở VN tôi có cơ hội cho riêng mình.”
705 - Trúc Phương
TÀN MẠT VÌ VƯỢT BIÊN
Nhạc sĩ tên thật Nguyễn Thiện Lộc sinh 1933 tại Trà Vinh – Mất 1995 (63 tuổi).
Trước 75 ở miền Nam là một trong những tác giả “Vua nhạc sến” chuyên trị giai điệu bolero ngọt ngào thê thiết tận cùng như “Nửa đêm ngoài phố”, “Tàu đêm năm cũ”, “Ai cho tôi tình yêu”, “Con đường mang tên em”, “Chuyện chúng mình”… Ngoài ra còn mảng nhạc lính cộng hòa vẫn theo phong cách “nhạc vàng”. Đa số đều rất “ăn”với “giọng ca liêu trai” Thanh Thúy.
Sau 1975 quyết chí vượt biên đến cùng nhưng đi nhiều lần đều bị bắt vào tù ra khám liên miên. Khi được trả về thì nhà cửa đã bị tịch thu, gia đình ly tán. Từ đó sống cuộc đời cù bơ cù bất đầu đường xó chợ giống hệt dân bụi đời, ngày lang thang ngơ ngẩn đêm thuê chiếu nằm ngủ bến xe.
Rốt cuộc chết trong tình cảnh thương tâm như vậy.
706 - Trường Sa
NGƯỜI MANG TÊN QUẦN ĐẢO TRANH CHẤP
Nhạc sĩ tên thật Nguyễn Thìn sinh 1940 tại Ninh Bình. Sống ở Mỹ (2011).
Di cư vào Nam 1954 gia nhập hải quân VNCH mang lon thiếu tá từng làm hạm phó tàu tuần duyên mang tên Trường Sa – quần đảo đang trong vòng tranh chấp giữa VN và Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Indonesia - nên lấy luôn tên đó làm nghệ danh viết nhạc “làm chơi”.
Tuy vậy nhiều ca khúc trữ tình mượt mà phóng khoáng ngọt ngào – tất cả ít nhiều đều mang hơi hướng, âm hưởng chung quanh đề tài biển cả và đời lính hải quân – rất thành công để lại ấn tượng sâu lắng gắn liền với giọng ca Lê Thu như “Rồi mai tôi đưa em”, “Một mai em đi”, “Xin còn gọi tên nhau”…
Đến biến cố 30.4.1975 đã theo tàu hải quân VNCH qua đến đảo Guam thuộc Mỹ nhưng chờ mãi không thấy tin tức vợ con qua theo nên trực tiếp xin đại diện Liên Hợp Quốc cho mình theo tàu Việt Nam Thương Tín quay về nước (chiếc tàu này cũng đã chạy qua tận Mỹ nhưng nhiều thành viên trên tàu cho là mình bị “cưỡng bách” đi nên làm reo đòi phía Mỹ cho tàu quay đầu về lại VN, ai muốn về thì về còn ai muốn ở lại cứ ở).
Nhưng về nước chưa kịp gặp vợ con thì bị… bắt đi cải tạo! Qua nhiều nơi ở miền Trung từ Nha Trang đến Nghệ Tĩnh rồi quay lại miền Nam. Đến 1984 mới được trả tự do.
Về nhà mới quyết định đi không trở lại nữa – vượt biên năm 1984. Nhưng oái oăm thay lần này đi không lọt mà bị bắt ở Mỹ Tho lãnh thêm án tù 2 năm nữa.
Ra tù đến 1989 tiếp tục vượt biên một mình lần nữa bấy giờ mới thoát được, qua Canada. Vợ và 3 con đến năm 1992 mới qua đoàn tụ.
Trên xứ người đi làm công nhân công ty ô tô và bắt đầu sáng tạc nhạc trở lại sau 15 năm gác bút. Vẫn phong vị nhạc tình cảm cũ cộng thêm nỗi buồn xa xứ, hoài niệm một đời người như trong “Sài Gòn ơi tôi vẫn còn em đó”, “Những mùa thu trên cuộc tình tôi”, “Giấc mơ nghìn trùng”…
Năm 1996 vợ về thăm quê hương không may bị tai nạn qua đời. Chỉ còn biết ngậm ngùi sáng tác bài “Đường chiều một bóng” tưởng niệm người đã thăm nuôi chờ đợi mình 2 lần tù tội.
Nay đã có niềm an ủi tuổi già với người vợ khác cũng đồng cảnh ngộ vượt biên. Năm 2007 ra tuyển tập nhạc 26 bài khoảng một nửa sự nghiệp âm nhạc “tay trái” của mình.
707 – Tuấn Vũ
“VUA NHẠC SẾN” HẢI NGOẠI
Ca sĩ tên thật Nguyễn Văn Tài sinh 1959 tại Phan Thiết. Sống ở Mỹ (2011).
Năm 1979 một mình vượt biên qua Mỹ.
Trên đất Mỹ ban đầu theo nghề đánh cá, sau chuyển qua làm thợ hàn kiếm sống khá vất vả.
Có sẵn năng khiếu ca hát nên tự tập hát, sau may mắn gặp được Nhật Trường cùng đồng hương Phan Thiết (và Giao Linh) giúp đỡ dìu dắt để bắt đầu bước vào con đường ca hát từ năm 1981. Nghệ danh Tuấn Vũ ghép tên 2 người cháu.
Nhanh chóng vươn lên thành ngôi sao chuyên “trị” loại nhạc sến, nhạc vàng trước 75 (đặc biệt ca khúc của Trúc Phương, Châu Kỳ), được tôn là “Phuợng hoàng nhạc sến” ở nước ngoài. Lên đỉnh cao 1985-1990 thu đĩa một bài lãnh 1.000 USD.
Sự nghiệp thành công vang dội nhưng cuộc đời riêng lại gặp thất bại cay đắng. Lấy vợ gốc Hoa được 8 năm có một con trai 4 tuổi thì bị bên vợ gây sức ép đòi bỏ hát để chuyên lo việc kinh doanh cho gia đình vợ, không chấp nhận nên đôi bên chia tay. Mất mát lớn nhất là mất quyền nuôi con, đứa con duy nhất.
Đã vậy còn bị bạn thân lừa tiền bạc thậm chí lấy cả nhà cửa, rồi hãng thu âm cũng quỵt nợ luôn khiến rơi vào cảnh khủng hoảng trầm trọng phải tìm quên trong men rượu, có khi “chơi” cả ma túy tới mức năm 2006 bị bắt gây scandal lớn. Từ đó phải nghỉ hát mấy năm.
Đến năm 2000 được bạn bè, đàn anh an ủi động viên vươn lên trở lại nghề hát vẫn được ủng hộ tuy không còn bằng thời trẻ trung vàng son. Đã tranh đấu đòi được quyền nuôi con nên đời sống tình cảm không còn hụt hẫng, có ý thức trách nhiệm với con và với cả chính bản thân mình.
Năm 2010 mới quay về quê hương thăm mẹ già còn lại đã 90 tuổi. Nhân đó xuất hiện trên sân khấu TPHCM rất được hoan nghênh. Năm sau lại về tiếp tái ngộ khán giả quê nhà.
701 - Trần Văn Tuyên
“TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM” ĐẦU TIÊN
Luật sư sinh 1913 tại Tuyên Quang – Mất 1976 ở Hà Tây (64 tuổi).
Nhà trí thức và hoạt động chính trị kỳ cựu và là huynh trưởng hướng đạo chống Pháp nhưng theo Quốc dân đảng. Từng là bạn của Võ Nguyên Giáp, Tạ Quang Bửu, có tham dự Hội nghị Geneve 1954 chia đôi đất nước.
Sau đó di cư vào Nam vừa làm luật sư vừa tiếp tục hoạt động chính trị với chủ trương trung lập hóa miền Nam chống Mỹ đưa quân vào. Có thời gian được mời làm phó thủ tướng, làm trưởng khối dân biểu Hạ viện đối lập với chính quyền Thiệu – Kỳ, làm thủ lĩnh luật sư đoàn Gòn, Chủ tịch Hội Bảo vệ nhân quyền… Bên cạnh đó còn đi dạy, tham gia viết báo, nghiên cứu ngành luật…
Trong biến cố 30.4.1975 từ chối đề nghị của Mỹ đưa đi di tản: “Tôi không phải người đi làm bồi cho Mỹ. Sinh ở đây thì chết cũng ở đây…. Thà chết trong tay của kẻ thù còn hơn sống yên thân trong sự khinh thường của đồng bào, bạn bè….” Tuy nhiên với các con thì cho tự do chọn lựa đi hay ở.
Kết quả bị bắt đi cải tạo ra Bắc. Trong tù vẫn giữ vững khí tiết kẻ sĩ, chỉ chấp nhận viết tự kiểm ngắn gọn: “Tôi không có tội gì với Tổ quốc và đồng bào của tôi cả. Nếu có tội thì đó là tội chống cộng sản, chống thực dân, chống độc tài và bất công.”
Bệnh già trong cảnh tù tội thiếu thốn khiến chỉ một năm sau thì qua đời song cái chết bị chính quyền giấu nhẹm vì biết ông có uy tín quốc tế nên nếu nước ngoài biết sẽ phê phán.
Năm 1977 được tổ chức Ân xá Quốc tế vinh danh là “Tù nhân lương tâm” – người bị tù tội vì đấu tranh cho quyền con người, tự do dân chủ -- đầu tiên của VN
Đến năm 1978 chính quyền mới chính thức công bố với nước ngoài việc ông mất trong trại giam do bị xuất huyết não.
Cả 7 người con đều đã ra nước ngoài tiếp tục con đường đấu tranh cho lý tưởng tự do dân chủ của cha mình.
702 - Trương Như Tảng
CỰU BỘ TRƯỞNG VƯỢT BIÊN
Luật sư sinh 1923 tại Sài Gòn. Sống ở Pháp (2011).
Trí thức hành nghề luật sư ở Sài Gòn theo khuynh hướng cấp tiến chống Mỹ nên năm 1967 bỏ vào bưng theo Mặt trận Giải phóng miền Nam. Nhậm chức Bộ trưởng Tư pháp trong Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam VN.
Sau 1975 về lại Sài Gòn – nay là TPHCM – trong cảnh gia đình ly tán, 2 em trai bị đưa đi cải tạo. Từ đó nhanh chóng nhận ra thực tế không như ý muốn là miền Bắc nắm hết quyền hành thống nhất 2 miền, giải thể Chính phủ CMLTMN. Thất vọng lý tưởng tan vỡ nên đành tìm con đường sớm ly khai.
Năm 1978 theo người anh vợ tổ chức vượt biên đi từ Long Xuyên. Trên đường đi gặp hải tặc Thái Lan, may mà chỉ bị chúng cướp bóc rồi thả cho đi tiếp gặp tàu Liên Hợp Quốc vớt đưa qua trại tỵ nạn Indonesia. Cuối cùng được Pháp cho nhập cư.
Trên đất khách rút vào đời sống ẩn dật ít dính líu gì chuyện chính trị nữa. Chỉ năm 1985 có in cuốn “Hồi ký một Việt cộng” tại Pháp.
703 - Trương Quang Thứ
“NHÀ THƠ ĐỨNG”
Nông dân sinh 1951 tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2011).
Năm 19 tuổi bị một mảnh bom Mỹ ghim vào chân. Vết thương không trầm trọng song do nhà nghèo không tiền chữa trị đúng mức nên bị nhiễm trùng sinh ra nhiều biến chứng nặng dẫn đến liệt cột sống, lưng không thể cúi xuống, chân yếu bước tập tễnh, đôi khi nằm liệt giường cả tuần.
Để sống còn, rèn luyện ý chí bằng cách tìm đến niềm vui sáng tác văn chương nhờ sẵn có năng khiếu từ thời học phổ thông. Gửi báo các bài viết, thơ văn một số được đăng tải giúp thêm nghị lực phấn đấu vươn lên. May mắn trong một lần nằm viện gặp một cô gái Bắc Ninh sinh lòng cảm mến chấp nhận lấy làm chồng dù gia đình cô phản đối.
Từ đó vợ đi làm hợp tác xã nông nghiệp cả ngày vắng nhà. Chồng ở nhà tự chế ra những đồ dùng, phương tiện phù hợp cho người tàn tật như mình để cố gắng lo việc nội trợ và chăm sóc vườn tược, đến tối rảnh rang mới tiếp tục viết văn làm thơ. Do bị liệt cột sống không thể ngồi được nên khi viết bài phải trong tư thế… nằm hoặc đứng, vì vậy được tặng cho biệt danh “Nhà thơ đứng”!
Đến nay đã in 3 tập thơ riêng, 3 tập in chung không kể nhiều bài đăng báo, được kết nạp vào Hội Văn học nghệ thuật Nghệ An từ năm 1992. Ngoài ra còn thêm 3 “tác phẩm” bằng xương bằng thịt đều là con trai học hành tử tế. Tất cả đều là nhờ niềm đam mê văn chương: “Nếu không có văn chương, người tật nguyền như tôi chết lâu rồi. Văn chương đã cứu rỗi đời tôi.”ø
704 - Trương Thanh Thủy
SỐNG “NGHỊCH CHIỀU”
Doanh nhân sinh 1985 tại Đồng Nai. Sống ở TPHCM (2011).
Học trung học ở TPHCM. Năm 17 tuổi theo gia đình qua định cư ở Mỹ. Tại đây học lên đại học ngành vi tính.
Đang học hành bình thường thì xảy ra một “sự cố” trong gia đình khiến 2 mẹ con bị đẩy ra… lề đường với 2 bàn tay trắng, không nhà cửa, tài sản trong tay chỉ vỏn vẹn 100 USD! Cả 2 mẹ con phải bươn chải kiếm sống trong cảnh tứ cố vô thân ngặt nghèo.
Bản thân phải làm đủ thứ nghề lặt vặt, lao động chân tay ngoài giờ học như làm lao công, phục vụ quán ăn, phụ việc trong chợ… Vừa làm vừa học có lúc đuối sức muốn bỏ học luôn.
May thay sau cùng được nhận vào làm nhân viên bán hàng bán thời gian cho Ngân hàng Mỹ một ngân hàng lớn chuyên lo mời chào khách hàng mở tài khoản. Nhờ cần cù chịu khó, thông minh tháo vác dần dần sau 2 năm làm việc trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc của toàn hệ thống ngân hàng này. Từ đó được một hãng bảo hiểm mời cộng tác lương cao hơn.
Song song đó vẫn kiên trì theo đuổi việc học, tất cả cần một nghị lực và sức chịu đựng đáng kể là phi thường “chưa ngày nào ngủ hơn 6 tiếng đồng hồ”. Kết cuộc không phụ lòng người, tốt nghiệp đại học năm 2009 ngành kỹ thuật điện toán.
Đến đó thay vì tiếp tục làm nghề tài chính bây giờ đã có bằng đại học càng dễ thăng tiến hơn thì lại quyết định… trở về VN sống luôn!
Sống ở TPHCM đi đi về về Biên Hòa quê nhà tuổi thơ, nơi mình bắt đầu sự nghiệp kinh doanh mở cửa hàng sản xuất và bán… món yaourt đông lạnh, một loại nước uống làm từ sữa, là “yaourt kiểu Mỹ” gần giống như yaourt đặc quen thuộc với người VN.
Kết quả bước đầu thành công, từ đó mở thêm 2 cửa hàng nữa tại TPHCM. Vừa làm bà chủ vừa tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện như thời còn là nữ sinh trường Bùi Thị Xuân ở TPHCM.
Hoàn toàn bằng lòng với cuộc sống mới phát triển từ cuộc đời một con người đã có một quyết định sống khác người, ngược đời: Ra đi chưa bao lâu – 8 năm - đã vội quay về trong khi có biết bao người ao ước được đi để… đi luôn!
Tự giải thích: “Nước Mỹ cho tôi rất nhiều thứ: Học bổng, cơ hội và kinh nghiệm làm việc, biết cách đối phó với áp lực cuộc sống. Nhưng nước Mỹ cũng lấy đi của tôi nhiều thứ thuộc về tinh thần… Chỉ có ở VN tôi mới có được những thứ thuộc về văn hóa, con người và suy nghĩ của mình cho dù với kinh nghiệm làm việc và bằng cấp tôi dư sức có cuộc sống tốt ở Mỹ… Những hoạt động xã hội, từ thiện tôi có thể tham gia ở bất cứ nơi đâu nhưng làm được điều đó ở VN tôi mới có cảm giác hạnh phúc, thấy được mình thật sự là mình… Tôi sẽ ở đây không đi đâu hết. Ở VN tôi có cơ hội cho riêng mình.”
705 - Trúc Phương
TÀN MẠT VÌ VƯỢT BIÊN
Nhạc sĩ tên thật Nguyễn Thiện Lộc sinh 1933 tại Trà Vinh – Mất 1995 (63 tuổi).
Trước 75 ở miền Nam là một trong những tác giả “Vua nhạc sến” chuyên trị giai điệu bolero ngọt ngào thê thiết tận cùng như “Nửa đêm ngoài phố”, “Tàu đêm năm cũ”, “Ai cho tôi tình yêu”, “Con đường mang tên em”, “Chuyện chúng mình”… Ngoài ra còn mảng nhạc lính cộng hòa vẫn theo phong cách “nhạc vàng”. Đa số đều rất “ăn”với “giọng ca liêu trai” Thanh Thúy.
Sau 1975 quyết chí vượt biên đến cùng nhưng đi nhiều lần đều bị bắt vào tù ra khám liên miên. Khi được trả về thì nhà cửa đã bị tịch thu, gia đình ly tán. Từ đó sống cuộc đời cù bơ cù bất đầu đường xó chợ giống hệt dân bụi đời, ngày lang thang ngơ ngẩn đêm thuê chiếu nằm ngủ bến xe.
Rốt cuộc chết trong tình cảnh thương tâm như vậy.
706 - Trường Sa
NGƯỜI MANG TÊN QUẦN ĐẢO TRANH CHẤP
Nhạc sĩ tên thật Nguyễn Thìn sinh 1940 tại Ninh Bình. Sống ở Mỹ (2011).
Di cư vào Nam 1954 gia nhập hải quân VNCH mang lon thiếu tá từng làm hạm phó tàu tuần duyên mang tên Trường Sa – quần đảo đang trong vòng tranh chấp giữa VN và Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Indonesia - nên lấy luôn tên đó làm nghệ danh viết nhạc “làm chơi”.
Tuy vậy nhiều ca khúc trữ tình mượt mà phóng khoáng ngọt ngào – tất cả ít nhiều đều mang hơi hướng, âm hưởng chung quanh đề tài biển cả và đời lính hải quân – rất thành công để lại ấn tượng sâu lắng gắn liền với giọng ca Lê Thu như “Rồi mai tôi đưa em”, “Một mai em đi”, “Xin còn gọi tên nhau”…
Đến biến cố 30.4.1975 đã theo tàu hải quân VNCH qua đến đảo Guam thuộc Mỹ nhưng chờ mãi không thấy tin tức vợ con qua theo nên trực tiếp xin đại diện Liên Hợp Quốc cho mình theo tàu Việt Nam Thương Tín quay về nước (chiếc tàu này cũng đã chạy qua tận Mỹ nhưng nhiều thành viên trên tàu cho là mình bị “cưỡng bách” đi nên làm reo đòi phía Mỹ cho tàu quay đầu về lại VN, ai muốn về thì về còn ai muốn ở lại cứ ở).
Nhưng về nước chưa kịp gặp vợ con thì bị… bắt đi cải tạo! Qua nhiều nơi ở miền Trung từ Nha Trang đến Nghệ Tĩnh rồi quay lại miền Nam. Đến 1984 mới được trả tự do.
Về nhà mới quyết định đi không trở lại nữa – vượt biên năm 1984. Nhưng oái oăm thay lần này đi không lọt mà bị bắt ở Mỹ Tho lãnh thêm án tù 2 năm nữa.
Ra tù đến 1989 tiếp tục vượt biên một mình lần nữa bấy giờ mới thoát được, qua Canada. Vợ và 3 con đến năm 1992 mới qua đoàn tụ.
Trên xứ người đi làm công nhân công ty ô tô và bắt đầu sáng tạc nhạc trở lại sau 15 năm gác bút. Vẫn phong vị nhạc tình cảm cũ cộng thêm nỗi buồn xa xứ, hoài niệm một đời người như trong “Sài Gòn ơi tôi vẫn còn em đó”, “Những mùa thu trên cuộc tình tôi”, “Giấc mơ nghìn trùng”…
Năm 1996 vợ về thăm quê hương không may bị tai nạn qua đời. Chỉ còn biết ngậm ngùi sáng tác bài “Đường chiều một bóng” tưởng niệm người đã thăm nuôi chờ đợi mình 2 lần tù tội.
Nay đã có niềm an ủi tuổi già với người vợ khác cũng đồng cảnh ngộ vượt biên. Năm 2007 ra tuyển tập nhạc 26 bài khoảng một nửa sự nghiệp âm nhạc “tay trái” của mình.
707 – Tuấn Vũ
“VUA NHẠC SẾN” HẢI NGOẠI
Ca sĩ tên thật Nguyễn Văn Tài sinh 1959 tại Phan Thiết. Sống ở Mỹ (2011).
Năm 1979 một mình vượt biên qua Mỹ.
Trên đất Mỹ ban đầu theo nghề đánh cá, sau chuyển qua làm thợ hàn kiếm sống khá vất vả.
Có sẵn năng khiếu ca hát nên tự tập hát, sau may mắn gặp được Nhật Trường cùng đồng hương Phan Thiết (và Giao Linh) giúp đỡ dìu dắt để bắt đầu bước vào con đường ca hát từ năm 1981. Nghệ danh Tuấn Vũ ghép tên 2 người cháu.
Nhanh chóng vươn lên thành ngôi sao chuyên “trị” loại nhạc sến, nhạc vàng trước 75 (đặc biệt ca khúc của Trúc Phương, Châu Kỳ), được tôn là “Phuợng hoàng nhạc sến” ở nước ngoài. Lên đỉnh cao 1985-1990 thu đĩa một bài lãnh 1.000 USD.
Sự nghiệp thành công vang dội nhưng cuộc đời riêng lại gặp thất bại cay đắng. Lấy vợ gốc Hoa được 8 năm có một con trai 4 tuổi thì bị bên vợ gây sức ép đòi bỏ hát để chuyên lo việc kinh doanh cho gia đình vợ, không chấp nhận nên đôi bên chia tay. Mất mát lớn nhất là mất quyền nuôi con, đứa con duy nhất.
Đã vậy còn bị bạn thân lừa tiền bạc thậm chí lấy cả nhà cửa, rồi hãng thu âm cũng quỵt nợ luôn khiến rơi vào cảnh khủng hoảng trầm trọng phải tìm quên trong men rượu, có khi “chơi” cả ma túy tới mức năm 2006 bị bắt gây scandal lớn. Từ đó phải nghỉ hát mấy năm.
Đến năm 2000 được bạn bè, đàn anh an ủi động viên vươn lên trở lại nghề hát vẫn được ủng hộ tuy không còn bằng thời trẻ trung vàng son. Đã tranh đấu đòi được quyền nuôi con nên đời sống tình cảm không còn hụt hẫng, có ý thức trách nhiệm với con và với cả chính bản thân mình.
Năm 2010 mới quay về quê hương thăm mẹ già còn lại đã 90 tuổi. Nhân đó xuất hiện trên sân khấu TPHCM rất được hoan nghênh. Năm sau lại về tiếp tái ngộ khán giả quê nhà.
708 – Vi Huyền Đắc
THÂN TÀN QUY CỐ HƯƠNG
Nhà viết kịch sinh 1894 tại Hải Phòng – Mất 1976 ở Hà Nội (78 tuổi).
Nhà viết kịch tiên phong của làng kịch nước nhà với những tác phẩm thời tiền chiến đã đi vào lịch sử như “Kim tiền”, “Ông Ký Cóp”…
Di cư vào Nam 1954 chỉ viết thêm vở “Thành Cát Tư Hãn” rồi thôi nhưng có tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật chế độ Sài Gòn (làm phó chủ tịch Hội Văn bút VN, nhận giải thưởng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu…).
Sau 30.4.75 do đã lớn tuổi nên không bị đi học tập hay cải tạo. Thêm vào đó được sự bảo lãnh của người con trai thứ bác sĩ quân y (học trò bác sĩ Tôn Thất Tùng) từng phục vụ chiến trường Điện Biên Phủ, lúc đó đang dạy Đại học Y Hà Nội.
Năm 1976 thấy bố sống một mình neo đơn (vợ đã mất, con trai đầu thì bỏ ra nước ngoài rồi) nên mới đưa bố ra Hà Nội.
Nhưng không may trước khi đi ông bị té ngã gãy xương đùi nên ra đến Hà Nội chỉ sống chung với con được một đêm rồi phải vào nằm viện được một tháng thì qua đời.
709 - Võ Đại Tôn
TỪ “CHIẾN SĨ PHỤC QUỐC” ĐẾN… NHÀ THƠ
Thường dân sinh 1936 tại Quảng Nam. Sống ở Uc (2011).
Trước 1975 là đại tá Lực lượng đặc biệt VNCH từng nhảy toán xâm nhập xuống miền Bắc làm công tác tình báo. Năm 1974 chuyển về Sài Gòn làm Bộ Thông tin đồng thời tham gia hoạch địch chiến lược quân sự trong bộ phận thuộc phủ tổng thống.
Sau 75 đương nhiên đi cải tạo. Nhưng chỉ vài năm sau đã tìm cách trốn thoát rồi bí mật đưa cả gia đình vượt biên đến Malaysia, sau đó được Uc nhận vào định cư.
Không chấp nhận sống đời yên ổn, năm 1981 lập lực lượng “phục quốc” quay về nước theo đường bộ âm mưu định chống phá chế độ cộng sản nhưng đã sớm bị bắt ngay biên giới Việt – Lào. Ra tòa lãnh án nặng.
Năm 1991 ở tù được 10 năm 1 tháng 17 ngày (đa số biệt giam) thì được Uc bảo lãnh cho “ân xá” trục xuất về lại Úc.
Từ đó từ bỏ đấu tranh bạo lực, chỉ tập trung đấu tranh chống Cộng bằng các hoạt động đi diễn thuyết, viết sách báo (xuất bản hồi ký 2010). Và đặc biệt in… thơ – bút danh Hoàng Phong Linh - với nhiều tác phẩm như “Hồn ca”, Hành Trình 30 năm”, “Đoản khúc người ra đi” (7 tập)… Chính trong thời gian hơn 10 năm tù, thơ đã góp phần giúp bản thân vượt qua khổ nạn.
710 - Võ Hồng
NHÀ VĂN THEO “PHE” NÀO?
Nhà văn sinh 1921 tại Phú Yên. Sống ở Nha Trang (2011).
Từng tham gia cách mạng thời chống Pháp làm trong ngành giáo dục vùng giải phóng theo cộng sản.
Nhưng sau 1954 ở lại Nha Trang dạy học và viết văn được đánh giá cao mà không bị soi mói gì về hoạt động thời kháng Pháp. Giữ một thái độ chính trị đúng mực không theo phe nào quốc gia hay cộng sản, chỉ viết văn – đa số truyện ngắn – chuyên về tình cảm tâm lý gia đình, xã hội mà tránh đề cập dính dáng đến thời cuộc dù cuộc đời mình từng trải biết bao giai đoạn lịch sử thăng trầm cả dân tộc.
Đến sau 1975, vẫn tiếp tục làm trong ngành giáo dục song việc sáng tác thì hầu như không thấy xuất hiện. Được chế độ mới trân trọng không hiểu có phải vì quá trình tham gia kháng chiến chống Pháp, đã có thái độ “trung lập” dưới chế độ Mỹ - Ngụy hay có giữ mối liên hệ nào đó với cộng sản?
Là nhà văn hiếm hoi ”giữa hai làn nước” mà lại ít bị thời thế chính trị “đụng” tới – dù thời thế đó đầy nghịch lý nghiệt ngã - bởi cách sống và ứng xử khôn khéo trong đời sống riêng. Lẫn qua tác phẩm: Sống trong một chế độ không ưng ý vẫn viết và in tác phẩm, ngược lại sống với chế độ hợp với lý tưởng ngày xưa thì lại giữ thái độ “câm lặng văn chương”! Cũng như ngoài đời là một con người tinh tế nhưng kín đáo đôi khi “khó hiểu”.
Một cách chọn lựa sống và viết khác người, độc đáo giúp mình có thể tồn tại – giống như thu mình lại thầm lặng, khiêm tốn - giữa lòng một thời đại bão tố nhiều xáo động, đổi thay khắc nghiệt tới mức cực đoan quá khích từ những cực đối nghịch khốc liệt.
Cả cuộc đời riêng cũng thế, mất vợ từ khi mới 36 tuổi – kết quả là tác phẩm để đời “Hoài cố nhân” - mà vẫn ở vậy nuôi 2 con thành tài và cho đến nay vẫn chung thủy với nếp nhà cũ hàng chục năm qua từ thời “gà trống nuôi con”.
Năm 2006 từng bị một cơn đột quỵ nhưng may mắn qua khỏi. Để vẫn tiếp tục viết nhờ thư ký riêng chép lại nhưng lại không thấy công bố tác phẩm mới nào!
( Còn tiếp)
THÂN TÀN QUY CỐ HƯƠNG
Nhà viết kịch sinh 1894 tại Hải Phòng – Mất 1976 ở Hà Nội (78 tuổi).
Nhà viết kịch tiên phong của làng kịch nước nhà với những tác phẩm thời tiền chiến đã đi vào lịch sử như “Kim tiền”, “Ông Ký Cóp”…
Di cư vào Nam 1954 chỉ viết thêm vở “Thành Cát Tư Hãn” rồi thôi nhưng có tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật chế độ Sài Gòn (làm phó chủ tịch Hội Văn bút VN, nhận giải thưởng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu…).
Sau 30.4.75 do đã lớn tuổi nên không bị đi học tập hay cải tạo. Thêm vào đó được sự bảo lãnh của người con trai thứ bác sĩ quân y (học trò bác sĩ Tôn Thất Tùng) từng phục vụ chiến trường Điện Biên Phủ, lúc đó đang dạy Đại học Y Hà Nội.
Năm 1976 thấy bố sống một mình neo đơn (vợ đã mất, con trai đầu thì bỏ ra nước ngoài rồi) nên mới đưa bố ra Hà Nội.
Nhưng không may trước khi đi ông bị té ngã gãy xương đùi nên ra đến Hà Nội chỉ sống chung với con được một đêm rồi phải vào nằm viện được một tháng thì qua đời.
709 - Võ Đại Tôn
TỪ “CHIẾN SĨ PHỤC QUỐC” ĐẾN… NHÀ THƠ
Thường dân sinh 1936 tại Quảng Nam. Sống ở Uc (2011).
Trước 1975 là đại tá Lực lượng đặc biệt VNCH từng nhảy toán xâm nhập xuống miền Bắc làm công tác tình báo. Năm 1974 chuyển về Sài Gòn làm Bộ Thông tin đồng thời tham gia hoạch địch chiến lược quân sự trong bộ phận thuộc phủ tổng thống.
Sau 75 đương nhiên đi cải tạo. Nhưng chỉ vài năm sau đã tìm cách trốn thoát rồi bí mật đưa cả gia đình vượt biên đến Malaysia, sau đó được Uc nhận vào định cư.
Không chấp nhận sống đời yên ổn, năm 1981 lập lực lượng “phục quốc” quay về nước theo đường bộ âm mưu định chống phá chế độ cộng sản nhưng đã sớm bị bắt ngay biên giới Việt – Lào. Ra tòa lãnh án nặng.
Năm 1991 ở tù được 10 năm 1 tháng 17 ngày (đa số biệt giam) thì được Uc bảo lãnh cho “ân xá” trục xuất về lại Úc.
Từ đó từ bỏ đấu tranh bạo lực, chỉ tập trung đấu tranh chống Cộng bằng các hoạt động đi diễn thuyết, viết sách báo (xuất bản hồi ký 2010). Và đặc biệt in… thơ – bút danh Hoàng Phong Linh - với nhiều tác phẩm như “Hồn ca”, Hành Trình 30 năm”, “Đoản khúc người ra đi” (7 tập)… Chính trong thời gian hơn 10 năm tù, thơ đã góp phần giúp bản thân vượt qua khổ nạn.
710 - Võ Hồng
NHÀ VĂN THEO “PHE” NÀO?
Nhà văn sinh 1921 tại Phú Yên. Sống ở Nha Trang (2011).
Từng tham gia cách mạng thời chống Pháp làm trong ngành giáo dục vùng giải phóng theo cộng sản.
Nhưng sau 1954 ở lại Nha Trang dạy học và viết văn được đánh giá cao mà không bị soi mói gì về hoạt động thời kháng Pháp. Giữ một thái độ chính trị đúng mực không theo phe nào quốc gia hay cộng sản, chỉ viết văn – đa số truyện ngắn – chuyên về tình cảm tâm lý gia đình, xã hội mà tránh đề cập dính dáng đến thời cuộc dù cuộc đời mình từng trải biết bao giai đoạn lịch sử thăng trầm cả dân tộc.
Đến sau 1975, vẫn tiếp tục làm trong ngành giáo dục song việc sáng tác thì hầu như không thấy xuất hiện. Được chế độ mới trân trọng không hiểu có phải vì quá trình tham gia kháng chiến chống Pháp, đã có thái độ “trung lập” dưới chế độ Mỹ - Ngụy hay có giữ mối liên hệ nào đó với cộng sản?
Là nhà văn hiếm hoi ”giữa hai làn nước” mà lại ít bị thời thế chính trị “đụng” tới – dù thời thế đó đầy nghịch lý nghiệt ngã - bởi cách sống và ứng xử khôn khéo trong đời sống riêng. Lẫn qua tác phẩm: Sống trong một chế độ không ưng ý vẫn viết và in tác phẩm, ngược lại sống với chế độ hợp với lý tưởng ngày xưa thì lại giữ thái độ “câm lặng văn chương”! Cũng như ngoài đời là một con người tinh tế nhưng kín đáo đôi khi “khó hiểu”.
Một cách chọn lựa sống và viết khác người, độc đáo giúp mình có thể tồn tại – giống như thu mình lại thầm lặng, khiêm tốn - giữa lòng một thời đại bão tố nhiều xáo động, đổi thay khắc nghiệt tới mức cực đoan quá khích từ những cực đối nghịch khốc liệt.
Cả cuộc đời riêng cũng thế, mất vợ từ khi mới 36 tuổi – kết quả là tác phẩm để đời “Hoài cố nhân” - mà vẫn ở vậy nuôi 2 con thành tài và cho đến nay vẫn chung thủy với nếp nhà cũ hàng chục năm qua từ thời “gà trống nuôi con”.
Năm 2006 từng bị một cơn đột quỵ nhưng may mắn qua khỏi. Để vẫn tiếp tục viết nhờ thư ký riêng chép lại nhưng lại không thấy công bố tác phẩm mới nào!
( Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét