NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
481 - Lê Ân
NGƯỜI ĐI Ô TÔ ĐẮT TIỀN NHẤT
Doanh nhân sinh 1937 tại Quảng Nam. Sống ở Vũng Tàu (2010).
Sinh ra trong một gia đình nghèo đông con (con thứ năm trong 10 anh chị em), đến tuổi bị kêu quân dịch chế độ cũ bèn bỏ quê “trốn” vào Bình Long (nay thuộc Bình Phước) ở nhờ nhà bà con học nghề may sống tạm qua ngày.
Bản thân có sẵn máu kinh doanh nên tại đây bắt đầu có hướng làm ăn vươn lên bằng nghề buôn bán, đặc biệt quan tâm đến nghề buôn… tiền, đổi tiền từ rất sớm khoảng cuối thập niên 1950 qua việc mua bán các loại trái phiếu, chứng từ tài chính của chế độ VNCH.
Rất thành công, gom được một tài sản lớn chuẩn bị đứng ra thành lập ngân hàng tư nhân thì đùng một cái xảy ra biến cố 30.4.75 khiến tất cả công lao này thể hiện qua một đống giấy tờ quy ra tiền đóng dấu VNCH thành ra… một mớ giấy lộn vô giá trị! Xem như phá sản trắng tay sạch sẽ.
Thế là lại quay về với nghề may vá thủa hàn vi song cũng khó sống trong thời buổi Nhà nước bao cấp chống làm ăn cá thể, liền chuyển qua những nghề lao động chân tay khác – nghề “lao động” sản xuất đúng chuẩn lúc này – như sửa xe đạp, nấu xà phòng hưng cũng chẳng đi đến đâu. Rốt cuộc bị đẩy tới chỗ đi… kinh tế mới!
Không chịu nổi cảnh sống “nghèo hóa”, “nông dân hóa” vô lý, đành chấp nhận lối thoát cuối cùng là… vượt biên. Nhưng bị bắt vào trại cải tạo Bến Tre 3 năm.
Sau khi được thả ra, quay về TPHCM tính đường làm lại cuộc đời và chọn đúng nghề đang lên thời hậu chiến ở thành phố lớn là nghề bán thuốc Tây “dạo” vỉa hè, từ bán lẻ đến bỏ mối rồi ra sạp riêng. Tiếp đó với khiếu nắm bắt thị trường cực nhạy bén, nhảy qua buôn bán vàng và ngoại tệ “chui” mà ngọai tệ chủ lực thời ấy là đồng rup Liên Xô cũ. Tất cả đều nhanh chóng phất lên cực kỳ tới mức được phong cho là “Vua thuốc Tây, “Vua Rúp”.
Tìm cách hợp thức hóa hoạt động kinh doanh của mình, nương theo phong trào cho vay tín dụng đại trà thời này liền xin thành lập Quỹ Tín dụng Hòa Hưng làm ăn ngày càng phát đạt bất chấp hội chứng “bể” tín dụng tùm lum mà cao điểm là vụ Nước hoa Thanh Hương.
Từ Quỹ Tín dụng Hòa Hưng, tiến lên dự án thành lập ngân hàng công tư hợp doanh nhưng đến khi vừa được cấp giấy phép thì bị đánh văng ra cho người khác vào thay với lý do đơn giản là bản thân từng bị bắt ở tù vì tội vượt biên!
Không nản lòng, chạy ra Vũng Tàu “đất lành chim đậu” mua lại một trung tâm tín dụng bị vỡ nợ rồi trên cái nền đó bắt tay vào xây dựng lại từ đầu, lấy đó là cơ sở lập một ngân hàng khác. Lần này thì được chấp nhận, từ đó làm ăn thăng tiến dài dài. Bên cạnh đó còn đổ tiền vào đầu tư Làng Du lịch Chi Lăng nằm cách TP Vũng Tàu 3km.
Đang ăn nên làm ra như thế thì một lần nữa tai họa lại đổ ập lên đầu khi bị tố cáo tội danh ngân hàng “lừa đảo, lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng” phải ra tòa lãnh án 10 năm tù.
May mà ở tù hơn 5 năm rưỡi thì được chiếu cố cứu xét giảm án trả tự do.
Ra tù phải mang bán hoặc cầm cố số gia sản còn lại để tiếp tục sự nghiệp nhà đầu tư tài chính “tự học” vào hàng lão làng số 1 cả nước. Kết quả thật lạ lùng lại phất lên như diều nhờ đặt trọng tâm dịch vụ bây giờ vào những đối tượng và đối tác giao dịch “hot” nhất là bất động sản và vàng, ngọai tệ (bây giờ đương nhiên là đô la Mỹ thế chân đồng rúp đã lỗi thời). Song song đó Làng Du lịch Chí Linh sống sót qua bao cơn bão thời cuộc lẫn bão thời tiết đã gặt hái vô số “mùa vàng”.
Tất cả đem lại cho ông chủ chiếc ô tô riêng mang mác Anh quý tộc Rolls Royce trị giá nhất nước 1,54 triệu USD cùng danh hiệu vào Top 100 doanh nhân tiêu biểu cả nước hy vọng từ nay về sau giúp “né” được chuyện tù tội một lần nữa!
Nhưng những thành đạt trên có bao nhiêu có lẽ cũng khó đền bù cho hạnh phúc đời riêng khi cả 3 người vợ đầu đều bỏ ra đi trong những thời điểm mình gặp tai ương vướng vòng lao lý gia sản tiêu tùng. Nay thì đã có bà vợ thứ tư song câu hỏi cuộc đời ấy vẫn chưa chắc, vẫn chưa dám trả lời bởi cô ấy tuổi chỉ bằng… 1/3 mình!
Có lẽ vì vậy mà sau này bắt đầu quan tâm nhiều đến công tác từ thiện như xây Nhà Tình thương, Nhà Tình nghĩa, cấp học bổng cho học sinh, tổ chức chữa bệnh, cấp thuộc miễn phí cho đối tượng nghèo, có hoàn cảnh khó khăn… Mới nhất vào đầu năm 2010 đã lập Quỹ Từ thiện mang tên mình với tổng số vốn trên 1.000 tỉ đồng.
482 - Nguyễn Thanh Mỹ
NGƯỜI MANG TÊN QUÊ NGHÈO
Doanh nhân Việt kiều Canada sinh 1956 tại Trà Vinh. Sống ở Trà Vinh (2010).
Đó là tên quê xã Thanh Mỹ (huyện Châu Thành, Trà Vinh) mà cha mẹ đã lấy đặt cho tên mình hàm ý lời căn dặn phải luôn nhớ nơi mình sinh ra. Vì thế bỏ quê ra đi biệt xứ hơn 25 năm cuối cùng vẫn tìm về lại với quê hương nhằm “trả món nợ với quê nghèo”.
Thời thơ ấu ở quê nghèo đó đã trải qua biết bao gian lao khổ cực ê chề từ gia đình ra ngoài xã hội. Khi lên 9 tuổi, cha giáo viên bỏ 6 mẹ con đi theo vợ khác, đến năm 1968 trong biến cố Mậu Thân cả căn nhà bị trúng pháo đổ sập đẩy mấy mẹ con ra đường sống vất va vất vưởng. Không chỉ thế, có thời gian mẹ phải bỏ con đi trốn vì bị chính quyền chế độ cũ tìm bắt nghi dính líu đến Việt cộng.
Thế là mới 13 tuổi một mình đã phải sớm lăn lộn vào đời mưu sinh nuôi 5 em, sáng đi bán kem chiều bán bánh mì dạo. Tuy vậy vẫn cố gắng học hành tốt nghiệp phổ thông rồi thi đậu vào ĐH Bách khoa TPHCM.
Năm 1978 tốt nghiệp đại học song vẫn thấy khó sống khó vươn lên nổi trong tình cảnh xã hội thời hậu chiến lộn xộn vàng thau lẫn lộn nên chỉ một năm sau quyết định vượt biên – sau này tự trào là mình “tốt nghiệp môn thể thao bơi lội”! - đến Canada.
Trên xứ người hầu như phải bắt tay làm lại từ đầu, vừa làm nghề rửa chén nhà hàng, làm bồi bàn 12 năm vừa tranh thủ giờ rảnh thức đêm học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ (tới mức được đặt cho biệt danh “Mỹ mắt đỏ” vì quá… thèm ngủ!). Tốt nghiệp xong ra làm kinh doanh thành công, nổi tiếng nhờ những phát kiến về công nghệ vật liệu ngành in ấn điện tử hiện đại.
Gia đình, sự nghiệp thành đạt song trong lòng vẫn không nguôi nỗi nhớ về hình ảnh quê nghèo “cầu khỉ” gắn liền với tên mình nên năm 1999 lần đầu trở về thăm lại đất Thanh Mỹ. Từ đó luôn day dứt với mối ám ảnh băn khoăn “Tôi mơ uớc một ngày nào đó có thể giúp đỡ những người VN khác để họ không khổ như mình, để họ có cuộc sống đầy đủ hơn, có việc làm tốt hơn…”
Cuối cùng ngày đó đã đến năm 2004 khi chọn lựa từ chối mức lương 100.000 USD/năm của Hãng Kodak Nhật Bản để đem vợ con quay về Trà Vinh ở hẳn và đầu tư thành lập một tập đoàn sản xuất kinh doanh ngành in sở trường của mình. Còn tham gia đầu tư lập trường đại học, lập 2 quỹ học bổng cho học sinh sinh viên tỉnh nhà mở đường tương lai tiến lên xoá dần cầu khỉ…
483 - Phạm Thị Mai
DÁM XIN PHÉP ĐƯỢC… SINH CON HOANG
Nông dân sinh tại Bình Thuận. Sống ở Bình Thuận (2001).
Theo cách mạng từ năm 15 tuổi, năm 1968 bị thương và bị bắt.
Trong tù vết thương trở nên nặng phải cắt đến 3 lần cụt cả 2 chân nên được thả ra năm 1970. Nhưng ra tù dù tàn tật vẫn tiếp tục hoạt động nên 1973 bị bắt lại đưa ra Nha Trang giam giữ. Cuối cùng không khai thác được gì lại thả ra.
Sau 75 được chuyển qua làm hợp tác xã, đi làm bằng cách chống 2 tay trên 2 chiếc ghế gỗ lê thân từng bước.
Tự biết phận mình tàn tật hẩm hiu không gia đình chồng con nên tha thiết có nguyện vọng muốn có con để an ủi tuổi già: “Nếu chọn hoặc là có con hoặc được phong danh hiệu Anh hùng thì tôi chọn làm mẹ vì đó là quyền thiêng liêng của tất cả phụ nữ trên thế giới này. Không được Anh hùng cũng chẳng sao!”
Vì thế đã tự động thẳng thắn đặt vấn đề này với tổ chức là được xin con nuôi hoặc có con rơi “hứa sẽ không làm phiền ai”.
Đây là vấn đề hóc búa vào thời những năm 80--90 khi thành kiến dư luận xã hội chưa chấp nhận việc không chồng mà có con trong khi đó là nhu cầu cấp thiết có thật đối với đa số phụ nữ tham gia chiến đấu nay trở về đời thường đã lớn tuổi quá thì lại thêm cơ thể mang nhiều thương tích bệnh tật. May mà tổ chức ở đây tương đối thoáng qua kết quả hội ý tập thể không đồng ý mà… cũng không phản đối! Xem như chấp thuận… ngầm.
Thế nên năm 1983 xin được một bé gái 3 tuổi về nuôi rồi chỉ 4 tháng sau thì… mang bầu một bé gái khác (tất nhiên không cha). Vậy là cùng lúc nuôi 2 bé phải làm bao nhiêu việc – cả việc đồng áng trồng tỉa cày cuốc trên gần 1 mẫu ruộng - mà bản thân mình thì cụt 2 chân chỉ có lết mà đi thôi.
Nhưng vẫn làm được tất vì “Trong kháng chiến khổ mấy còn chịu được nên bây giờ mọi thứ đối với tôi đều đơn giản.”
484 - Phạm Thị Mai Hương
EM GÁI KHÔNG DÁM MẶC ÁO DÀI
Học sinh sinh 1985 tại Bình Thuận. Sống ở Bình Thuận (2001).
Bố là cựu bộ đội trên chiến trường miền Nam bị mất một mắt và nhiễm CĐDC sinh khối u trên lưng, mẹ là cựu thanh niên xung phong ở Quảng Trị. Vì vậy lúc mới sinh ra thì hai ngực một bên đã bị lõm xuống, một bên không phát triển và thêm một bàn tay teo lại dính nhau.
Sức khoẻ yếu học nhiều dễ bị choáng, trí nhớ lại kém nhưng vẫn cố gắng lên cấp 3. Tuy nhiên lại sợ vào cấp 3 vì nữ sinh đều phải mặc áo dài mà nếu mặc áo dài sẽ phải phô bày thân thể tật nguyền “suông đuột” của mình. May mà nhà trường thông cảm cho phép là học sinh nữ duy nhất cả trường được mặc trang phục… tự do!
Nhờ đó dần dần lấy lại niềm tin tập chơi thể thao để cải thiện sức khoẻ để học hành tốt. Với ước mơ lớn sau này làm bác sĩ để tự mình có thể chữa bệnh cho mình.
485 - Phạm Thị Ngắn
NGƯỜI MẤT NGỦ NHIỀU NHẤT
Doanh nhân sinh 1941 tại Thái Bình. Sống ỏ Thái Bình (2005).
Gần 22 năm thức đêm canh cho chồng thương binh 2/4 bệnh di căn từ hậu quả chiến tranh cộng thêm 8 năm chỉ “ngủ nửa giấc” vì lo công việc làm ăn sản xuất mũ xuất khẩu của cơ sở sản xuất do mình cáng đáng sau đó.
Nguyên là nữ dân công trước 75, chồng là bộ đội vào Nam chiến đấu rồi trở về với thân thể thương binh mù một mắt cùng nhiều vết thương không bao giờ lành. Một mình bươn chải nuôi chồng và 4 con không đêm nào ngủ được trọn giấc trong căn nhà tranh vách đất, đã vậy còn bị bão tố đánh sập! Sau đó chồng mù hẳn 2 mắt, tai điếc chỉ còn nằm một chỗ, mỗi ngày phải truyền từ 5-6 chai nước biển cộng 1 chai đạm.
Khi chồng mất năm 1996 để lại món nợ tiền bệnh gần 50 triệu đồng, vậy mà thật không ngờ sau đó đã dũng cảm đứng dậy vươn lên mạnh mẽ vào nghề may mũ nón thành công. Từ đó trả hết nợ rồi thành lập công ty tạo công ăn việc làm cho cả 2.000 công nhân đạt doanh thu 3-4 tỉ đồng/năm, còn xuất khẩu mũ nón ra nước ngoài nữa.
486 - Phạm Thị Nỉ
MỖI NGÀY CHỈ CẦN 3.000 ĐỒNG ĐỂ SỐNG
Cán bộ về hưu sinh 1932 tại Bến Tre. Sống ở Bến Tre (2007).
Sớm mồ côi cả mẹ lẫn cha, tham gia kháng chiến chống Mỹ ở Cần Thơ và Bến Tre với bí danh Sáu Hòa. Có chồng bộ đội làm đám cưới trong chiến khu được 3 năm thì hy sinh tại Sóc Trăng.
Sau 75 là thương binh vẫn ở vậy làm cán bộ hội phụ nữ ở Bến Tre.
Khi về hưu bắt đầu cống hiến toàn bộ gia sản, công sức cho công tác từ thiện giúp người nghèo, trẻ mô côi bất hạnh Bắt đầu là bán căn nhà nhỏ được chính quyền bán hóa giá lấy tiền (40 triệu đồng) góp xây trường mẫu giáo, trong nhà còn gia sản một số cổ vật quý giá thì tặng cho bảo tàng tỉnh.
Sau đó hàng tháng lấy gần hết lương hưu (hơn 2 triệu) tiếp tục làm từ thiện, chỉ chừa ra tối đa khoảng 100.000 đồng để chi tiêu cho cuộc sống của mình theo tính toán chi li: “Tiêu chuẩn là mua 5.000 đồng cá hoặc thịt để dành ăn trong 2 ngày, còn gạo thì 3kg mỗi tháng, vị chi mỗi ngày khoảng 3.000 đồng. Thế là quá đủ rồi!’
Năm 2000 thấy ở nhà thuê tốn tiền nên xin vào ở luôn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh để lấy tiền thuê nhà góp thêm vào quỹ giúp người của mình.
Chưa hết, năm 2000 còn đăng ký hiến xác cho ĐH Y – Dược TPHCM với lý do: “Nhiều đồng đồng đội của tui bây giờ đã ra đi gần hết. Tui sống tới bây giờ là quá lâu rồi, mai mốt chết đi chôn chật đất. Tốt hơn hết là hiến xác cho y học sẽ có lợi hơn, giúp sinh viên học tốt hơn. Mong là trong đó có học sinh sinh viên nghèo hiếu học huyện nhà Giồng Trôm...”
487 - Phạm Thị Thuần
SAO MÌNH CÒN SỐNG?
Nông dân sinh 1945 tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2008).
Nguyên là tiểu đội trưởng của Đại đội 317 thanh niên xung phong ở Nghệ An nổi tiếng với cuộc chiến đấu 13 cô gái hy sinh ở Truông Bốn canh giữ đường giao thông chống máy bay Mỹ đánh bom năm 1968.
Sau 75 về làm dân cày lấy chồng sinh được 3 con thì chồng bỏ đi theo người khác, đành ở vậy làm lụng cực nhọc nuôi con tuy tai đã gần như điếc vì bị hồi đó ù tai do bom nổ gần mình. Nhưng con cái cũng chỉ học tới cấp 2 là nghỉ ở nhà phụ giúp mẹ, có đứa vào Nam làm công nhân.
Hơn 60 tuổi vẫn phải vất vả ngoài đồng ruộng kiếm cái ăn, nhà không có được cái giường tươm tất mà nằm, chỉ là một cái giường gãy! Tuy nhiên vẫn tự an ủi: “Nằm cái giường gãy như vậy nhưng vẫn ngủ ngon vì không còn nghe kẻng báo động, nghe tiếng máy bay, tiếng bom nổ như hồi xưa.”
Chỉ còn một nỗi ray rứt khi nghĩ đến các đồng đội nay không còn nữa: “Mình còn sống mà chẳng làm được gì, có ai còn nhớ đến họ không?… Tui không sợ cực bằng sợ người đời quên…”
Mãi đến 40 năm sau 13 nữ liệt sĩ Truông Bốn mới được phong Anh hùng và xây đài tưởng niệm năm 2010.
488 - Phạm Thị Út
THƯƠNG BINH Ở TÙ OAN 12 NĂM
Dân thường sinh 1943 tại Sống Bé cũ. Sống ở TPHCM (2005).
Thuộc gia đình cách mạng có bà nội là Bà mẹ VN Anh hùng, cha mẹ đều tham gia đánh Mỹ, bản thân từng bị địch bắt giam, làø thương binh 3/4.
Sau 75 làm cán bộ rồi về hưu ở Gò Vấp, TPHCM. Để có thêm tiền chi tiêu mới cho thuê một phòng trong nhà. Năm 1993 giữa đôi bên có xích mích nên đòi lại phòng cho thuê nhưng chưa kịp lấy lại phòng thì bất ngờ phòng này bị cháy làm 2 vợ chồng ở thuê chết cháy tại chỗ. Thế là bản thân bị bắt giam vì tội đốt nhà để chiếm doạt tiền thế chân của khách thuê nhà (2 chỉ vàng thời đó).
Năm 1999 ra tòa TPHCM lãnh án 20 năm tù tội “giết người”. Kháng án đến năm 2000 xử phúc thẩm ở TPHCM vẫn y án. Tiếp tục kháng cáo nên năm 2002 lên Toà án nhân dân tối cao xem xét lại huỷ án cũ bắt điều tra lại. Nhưng qua năm 2004 xử tiếp ở TPHCM vẫn 20 năm tù không thêm bớt. Phải kêu oan ra tới Hà Nội thì một năm sau Toà án nhân dân tối cao tại TPHCM mới tuyên bố vô tội trả tự do (nhưng còn ai mới đích thực là thủ phạm thì… không nghe nói)!
Trong thời gian thụ án, gia đình phải dọn đi chỗ khác ở vì không chịu nổi lời đàm tiếu của hàng xóm “Cách mạng mà đốt nhà giết người”! Con cái thi đậu vào trường cảnh sát bị từ chối nhận vào, đi bộ đội được đề nghị cho theo học lớp sĩ quan cũng bị địa phương không duyệt lý lịch. Nhiều khi còn gian nan khổ sở hơn cả… dân “Ngụy”!
489 - Phạm Thị Xuân Khải
“BẢN ÁN” VÔ HÌNH TỪ MỘT BÀI THƠ
Nhà báo sinh 1955 tại Bình Định. Sống ở Bình Định (2006).
Theo cha tập kết ra Bắc năm mới 8 tuổi, đến năm 1972 tình nguyện vào chiến trường miền Nam tham gia làm báo trong chiến khu thời chống Mỹ. Sau 75 về quê hương làm cán bộ VHTT.
Năm 1986 được cử ra Hà Nội học ĐH Văn mới làm bài thơ “Mùa xuân nhớ Bác” đăng báo với nội dung đặt vấn đề chống tiêu cực mới bắt đầu nhen nhúm trong buổi sơ khai thời Đổi mới. Tuy bài thơ được Trung ương và dư luận ủng hộ song lại bị cấp cơ sở – cả cơ quan lẫn nhà trường - phản ứng, nghi kỵ, o ép khiến ra trường không có chỗ làm, không lương hướng. Cũng không cả chỗ ở phải sống “du mục” nhà bạn bè nay đây mai đó!
Ở quê nhà cũng bị dè chừng khiến không dám quay về, mãi đến năm 1998 mới trở về đoàn tụ với chồng con. Cả gia đình lâm vào cảnh sống túng thiếu khổ sở không dám kêu ai nhờ ai. Khi con vào TPHCM học đại học, để tiết kiệm chi phí đã phải nai lưng tự tay làm thợ đóng gạch xây phòng cho con ở!
Đành tìm an ủi trong việc tiếp tục làm thơ với bản thảo tựa đề “Hạnh phúc sẽ đếùn từ đâu?” Vì “Đối với tôi, hạnh phúc luôn là một câu hỏi lớn.”
Bên cạnh đó còn đau đáu một nỗi buồn khôn nguôi khác là mộ em trai hy sinh ở miền Nam đến giờ vẫn chưa tìm thấy…
490 - Phạm Thiên Thư
THẬP BÁT BAN VÕ NGHỆ
Nhà thơ tên thật Phạm Kim Long sinh 1940 tại Hải Phòng. Sống ở TPHCM (2010).
Năm 1964 trốn lính ở Sài Gòn nên vào chùa đi tu lên chức đại đức Phật giáo. Từ đó oái oăm thay lại bắt đầu nổi tiếng nhà thơ… tình lãng mạn qua một số bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc như “Ngày xưa Hoàng thị”, “Đưa em tìm động hoa vàng”, “Em lễ chùa này”, “Đạo ca”…
Sau 75 gặp thời cách mạng đúng ý bèn tự “giải phóng” khỏi áo thầy tu đạo Phật… lấy vợ (cũng là một nhà thơ nữ) sinh một bầy con rồi… bỏ đi lấy vợ khác một nha sĩ có tiền của hơn.
Trong buổi thời thế nhố nhăng trật tự xã hội lộn tùng phèo, ?? tồn tại đã làm đủ thứ nghề kiếm sống dựa trên cơ sở bản thân có sẵn là tài làm thơ, vốn liếng đạo Phật và xuất thân gia đình làm nghề Đông y trước đây.
Ban đầu là những nghề “tay trái” gồm coi bói (cả xem tướng lẫn chỉ tay), khám chữa bệnh (sáng tác ra phương pháp chữa bệnh bằng nhân điện mệnh danh “Phathata” tức là “Pháp - Thân – Tâm” dựa theo lý thyuết nhà Phật), bốc thuốc (sáng chế ra loại thuốc cùng dầu cù là “Cao Tiên Dung”,ø bán rượu thuốc “Hồng sâm” đặc sản đặc chế), dạy võ (muốn lập cả một phái võ riêng), bán cà phê (vợ mở cho một quán nhỏ để tự trông coi kiêm cả… giữ xe cho khách)…
Và sau này khi đã qua cơn hoạn nạn thời bao cấp nghèo túng, đời sống khá ổn định rồi thì quay về với nghề “tay phải” là làm thơ: Tiếp tục thơ hóa và “Việt Nam hóa” 7 bộ kinh Phật như từng làm trước 75 (đổi tên địa danh Ấn Độ thành tên VN), làm “Từ điển cười” bằng thơ thất ngôn tứ tuyệt nhằm mục đích quảng bá thực hiện phương pháp “Tiếu liệu pháp” nghĩa là cười để chữa bệnh (đã in tập đầu 500 trang năm 2005), “Từ điển châm ngôn” cũng bằng thơ, sáng tác tác phẩm thơ mới “Tân ngôn” khoảng… 10.000 câu… Tổng cộng tự hào toàn bộ sự nghiệp thơ ca đã làm hơn 126.000 câu thơ nhiều nhất nước (không ai thống kê nổi thơ Bùi Giáng nên chưa thể so sánh được).
Không hiểu có phải vì làm đủ thứ nghề thượng vàng hạ cám hay không khiến năm 2004 bị “tẩu hỏa nhập ma” tai biến huyết áp cao may mà chữa khỏi song từ đó “mất khả năng ngôn ngữ”, nói năng khó khăn, trí nhớ loạn cào cào. Mà có nói được thì cũng toàn chuyện trên trời dưới đất nhớ đầu quên đuôi như mắc “Hội chứng không tưởng” khá phổ biến thời này đối với một số người “muôn năm cũ”.
(Còn tiếp)
NGƯỜI ĐI Ô TÔ ĐẮT TIỀN NHẤT
Doanh nhân sinh 1937 tại Quảng Nam. Sống ở Vũng Tàu (2010).
Sinh ra trong một gia đình nghèo đông con (con thứ năm trong 10 anh chị em), đến tuổi bị kêu quân dịch chế độ cũ bèn bỏ quê “trốn” vào Bình Long (nay thuộc Bình Phước) ở nhờ nhà bà con học nghề may sống tạm qua ngày.
Bản thân có sẵn máu kinh doanh nên tại đây bắt đầu có hướng làm ăn vươn lên bằng nghề buôn bán, đặc biệt quan tâm đến nghề buôn… tiền, đổi tiền từ rất sớm khoảng cuối thập niên 1950 qua việc mua bán các loại trái phiếu, chứng từ tài chính của chế độ VNCH.
Rất thành công, gom được một tài sản lớn chuẩn bị đứng ra thành lập ngân hàng tư nhân thì đùng một cái xảy ra biến cố 30.4.75 khiến tất cả công lao này thể hiện qua một đống giấy tờ quy ra tiền đóng dấu VNCH thành ra… một mớ giấy lộn vô giá trị! Xem như phá sản trắng tay sạch sẽ.
Thế là lại quay về với nghề may vá thủa hàn vi song cũng khó sống trong thời buổi Nhà nước bao cấp chống làm ăn cá thể, liền chuyển qua những nghề lao động chân tay khác – nghề “lao động” sản xuất đúng chuẩn lúc này – như sửa xe đạp, nấu xà phòng hưng cũng chẳng đi đến đâu. Rốt cuộc bị đẩy tới chỗ đi… kinh tế mới!
Không chịu nổi cảnh sống “nghèo hóa”, “nông dân hóa” vô lý, đành chấp nhận lối thoát cuối cùng là… vượt biên. Nhưng bị bắt vào trại cải tạo Bến Tre 3 năm.
Sau khi được thả ra, quay về TPHCM tính đường làm lại cuộc đời và chọn đúng nghề đang lên thời hậu chiến ở thành phố lớn là nghề bán thuốc Tây “dạo” vỉa hè, từ bán lẻ đến bỏ mối rồi ra sạp riêng. Tiếp đó với khiếu nắm bắt thị trường cực nhạy bén, nhảy qua buôn bán vàng và ngoại tệ “chui” mà ngọai tệ chủ lực thời ấy là đồng rup Liên Xô cũ. Tất cả đều nhanh chóng phất lên cực kỳ tới mức được phong cho là “Vua thuốc Tây, “Vua Rúp”.
Tìm cách hợp thức hóa hoạt động kinh doanh của mình, nương theo phong trào cho vay tín dụng đại trà thời này liền xin thành lập Quỹ Tín dụng Hòa Hưng làm ăn ngày càng phát đạt bất chấp hội chứng “bể” tín dụng tùm lum mà cao điểm là vụ Nước hoa Thanh Hương.
Từ Quỹ Tín dụng Hòa Hưng, tiến lên dự án thành lập ngân hàng công tư hợp doanh nhưng đến khi vừa được cấp giấy phép thì bị đánh văng ra cho người khác vào thay với lý do đơn giản là bản thân từng bị bắt ở tù vì tội vượt biên!
Không nản lòng, chạy ra Vũng Tàu “đất lành chim đậu” mua lại một trung tâm tín dụng bị vỡ nợ rồi trên cái nền đó bắt tay vào xây dựng lại từ đầu, lấy đó là cơ sở lập một ngân hàng khác. Lần này thì được chấp nhận, từ đó làm ăn thăng tiến dài dài. Bên cạnh đó còn đổ tiền vào đầu tư Làng Du lịch Chi Lăng nằm cách TP Vũng Tàu 3km.
Đang ăn nên làm ra như thế thì một lần nữa tai họa lại đổ ập lên đầu khi bị tố cáo tội danh ngân hàng “lừa đảo, lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng” phải ra tòa lãnh án 10 năm tù.
May mà ở tù hơn 5 năm rưỡi thì được chiếu cố cứu xét giảm án trả tự do.
Ra tù phải mang bán hoặc cầm cố số gia sản còn lại để tiếp tục sự nghiệp nhà đầu tư tài chính “tự học” vào hàng lão làng số 1 cả nước. Kết quả thật lạ lùng lại phất lên như diều nhờ đặt trọng tâm dịch vụ bây giờ vào những đối tượng và đối tác giao dịch “hot” nhất là bất động sản và vàng, ngọai tệ (bây giờ đương nhiên là đô la Mỹ thế chân đồng rúp đã lỗi thời). Song song đó Làng Du lịch Chí Linh sống sót qua bao cơn bão thời cuộc lẫn bão thời tiết đã gặt hái vô số “mùa vàng”.
Tất cả đem lại cho ông chủ chiếc ô tô riêng mang mác Anh quý tộc Rolls Royce trị giá nhất nước 1,54 triệu USD cùng danh hiệu vào Top 100 doanh nhân tiêu biểu cả nước hy vọng từ nay về sau giúp “né” được chuyện tù tội một lần nữa!
Nhưng những thành đạt trên có bao nhiêu có lẽ cũng khó đền bù cho hạnh phúc đời riêng khi cả 3 người vợ đầu đều bỏ ra đi trong những thời điểm mình gặp tai ương vướng vòng lao lý gia sản tiêu tùng. Nay thì đã có bà vợ thứ tư song câu hỏi cuộc đời ấy vẫn chưa chắc, vẫn chưa dám trả lời bởi cô ấy tuổi chỉ bằng… 1/3 mình!
Có lẽ vì vậy mà sau này bắt đầu quan tâm nhiều đến công tác từ thiện như xây Nhà Tình thương, Nhà Tình nghĩa, cấp học bổng cho học sinh, tổ chức chữa bệnh, cấp thuộc miễn phí cho đối tượng nghèo, có hoàn cảnh khó khăn… Mới nhất vào đầu năm 2010 đã lập Quỹ Từ thiện mang tên mình với tổng số vốn trên 1.000 tỉ đồng.
482 - Nguyễn Thanh Mỹ
NGƯỜI MANG TÊN QUÊ NGHÈO
Doanh nhân Việt kiều Canada sinh 1956 tại Trà Vinh. Sống ở Trà Vinh (2010).
Đó là tên quê xã Thanh Mỹ (huyện Châu Thành, Trà Vinh) mà cha mẹ đã lấy đặt cho tên mình hàm ý lời căn dặn phải luôn nhớ nơi mình sinh ra. Vì thế bỏ quê ra đi biệt xứ hơn 25 năm cuối cùng vẫn tìm về lại với quê hương nhằm “trả món nợ với quê nghèo”.
Thời thơ ấu ở quê nghèo đó đã trải qua biết bao gian lao khổ cực ê chề từ gia đình ra ngoài xã hội. Khi lên 9 tuổi, cha giáo viên bỏ 6 mẹ con đi theo vợ khác, đến năm 1968 trong biến cố Mậu Thân cả căn nhà bị trúng pháo đổ sập đẩy mấy mẹ con ra đường sống vất va vất vưởng. Không chỉ thế, có thời gian mẹ phải bỏ con đi trốn vì bị chính quyền chế độ cũ tìm bắt nghi dính líu đến Việt cộng.
Thế là mới 13 tuổi một mình đã phải sớm lăn lộn vào đời mưu sinh nuôi 5 em, sáng đi bán kem chiều bán bánh mì dạo. Tuy vậy vẫn cố gắng học hành tốt nghiệp phổ thông rồi thi đậu vào ĐH Bách khoa TPHCM.
Năm 1978 tốt nghiệp đại học song vẫn thấy khó sống khó vươn lên nổi trong tình cảnh xã hội thời hậu chiến lộn xộn vàng thau lẫn lộn nên chỉ một năm sau quyết định vượt biên – sau này tự trào là mình “tốt nghiệp môn thể thao bơi lội”! - đến Canada.
Trên xứ người hầu như phải bắt tay làm lại từ đầu, vừa làm nghề rửa chén nhà hàng, làm bồi bàn 12 năm vừa tranh thủ giờ rảnh thức đêm học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ (tới mức được đặt cho biệt danh “Mỹ mắt đỏ” vì quá… thèm ngủ!). Tốt nghiệp xong ra làm kinh doanh thành công, nổi tiếng nhờ những phát kiến về công nghệ vật liệu ngành in ấn điện tử hiện đại.
Gia đình, sự nghiệp thành đạt song trong lòng vẫn không nguôi nỗi nhớ về hình ảnh quê nghèo “cầu khỉ” gắn liền với tên mình nên năm 1999 lần đầu trở về thăm lại đất Thanh Mỹ. Từ đó luôn day dứt với mối ám ảnh băn khoăn “Tôi mơ uớc một ngày nào đó có thể giúp đỡ những người VN khác để họ không khổ như mình, để họ có cuộc sống đầy đủ hơn, có việc làm tốt hơn…”
Cuối cùng ngày đó đã đến năm 2004 khi chọn lựa từ chối mức lương 100.000 USD/năm của Hãng Kodak Nhật Bản để đem vợ con quay về Trà Vinh ở hẳn và đầu tư thành lập một tập đoàn sản xuất kinh doanh ngành in sở trường của mình. Còn tham gia đầu tư lập trường đại học, lập 2 quỹ học bổng cho học sinh sinh viên tỉnh nhà mở đường tương lai tiến lên xoá dần cầu khỉ…
483 - Phạm Thị Mai
DÁM XIN PHÉP ĐƯỢC… SINH CON HOANG
Nông dân sinh tại Bình Thuận. Sống ở Bình Thuận (2001).
Theo cách mạng từ năm 15 tuổi, năm 1968 bị thương và bị bắt.
Trong tù vết thương trở nên nặng phải cắt đến 3 lần cụt cả 2 chân nên được thả ra năm 1970. Nhưng ra tù dù tàn tật vẫn tiếp tục hoạt động nên 1973 bị bắt lại đưa ra Nha Trang giam giữ. Cuối cùng không khai thác được gì lại thả ra.
Sau 75 được chuyển qua làm hợp tác xã, đi làm bằng cách chống 2 tay trên 2 chiếc ghế gỗ lê thân từng bước.
Tự biết phận mình tàn tật hẩm hiu không gia đình chồng con nên tha thiết có nguyện vọng muốn có con để an ủi tuổi già: “Nếu chọn hoặc là có con hoặc được phong danh hiệu Anh hùng thì tôi chọn làm mẹ vì đó là quyền thiêng liêng của tất cả phụ nữ trên thế giới này. Không được Anh hùng cũng chẳng sao!”
Vì thế đã tự động thẳng thắn đặt vấn đề này với tổ chức là được xin con nuôi hoặc có con rơi “hứa sẽ không làm phiền ai”.
Đây là vấn đề hóc búa vào thời những năm 80--90 khi thành kiến dư luận xã hội chưa chấp nhận việc không chồng mà có con trong khi đó là nhu cầu cấp thiết có thật đối với đa số phụ nữ tham gia chiến đấu nay trở về đời thường đã lớn tuổi quá thì lại thêm cơ thể mang nhiều thương tích bệnh tật. May mà tổ chức ở đây tương đối thoáng qua kết quả hội ý tập thể không đồng ý mà… cũng không phản đối! Xem như chấp thuận… ngầm.
Thế nên năm 1983 xin được một bé gái 3 tuổi về nuôi rồi chỉ 4 tháng sau thì… mang bầu một bé gái khác (tất nhiên không cha). Vậy là cùng lúc nuôi 2 bé phải làm bao nhiêu việc – cả việc đồng áng trồng tỉa cày cuốc trên gần 1 mẫu ruộng - mà bản thân mình thì cụt 2 chân chỉ có lết mà đi thôi.
Nhưng vẫn làm được tất vì “Trong kháng chiến khổ mấy còn chịu được nên bây giờ mọi thứ đối với tôi đều đơn giản.”
484 - Phạm Thị Mai Hương
EM GÁI KHÔNG DÁM MẶC ÁO DÀI
Học sinh sinh 1985 tại Bình Thuận. Sống ở Bình Thuận (2001).
Bố là cựu bộ đội trên chiến trường miền Nam bị mất một mắt và nhiễm CĐDC sinh khối u trên lưng, mẹ là cựu thanh niên xung phong ở Quảng Trị. Vì vậy lúc mới sinh ra thì hai ngực một bên đã bị lõm xuống, một bên không phát triển và thêm một bàn tay teo lại dính nhau.
Sức khoẻ yếu học nhiều dễ bị choáng, trí nhớ lại kém nhưng vẫn cố gắng lên cấp 3. Tuy nhiên lại sợ vào cấp 3 vì nữ sinh đều phải mặc áo dài mà nếu mặc áo dài sẽ phải phô bày thân thể tật nguyền “suông đuột” của mình. May mà nhà trường thông cảm cho phép là học sinh nữ duy nhất cả trường được mặc trang phục… tự do!
Nhờ đó dần dần lấy lại niềm tin tập chơi thể thao để cải thiện sức khoẻ để học hành tốt. Với ước mơ lớn sau này làm bác sĩ để tự mình có thể chữa bệnh cho mình.
485 - Phạm Thị Ngắn
NGƯỜI MẤT NGỦ NHIỀU NHẤT
Doanh nhân sinh 1941 tại Thái Bình. Sống ỏ Thái Bình (2005).
Gần 22 năm thức đêm canh cho chồng thương binh 2/4 bệnh di căn từ hậu quả chiến tranh cộng thêm 8 năm chỉ “ngủ nửa giấc” vì lo công việc làm ăn sản xuất mũ xuất khẩu của cơ sở sản xuất do mình cáng đáng sau đó.
Nguyên là nữ dân công trước 75, chồng là bộ đội vào Nam chiến đấu rồi trở về với thân thể thương binh mù một mắt cùng nhiều vết thương không bao giờ lành. Một mình bươn chải nuôi chồng và 4 con không đêm nào ngủ được trọn giấc trong căn nhà tranh vách đất, đã vậy còn bị bão tố đánh sập! Sau đó chồng mù hẳn 2 mắt, tai điếc chỉ còn nằm một chỗ, mỗi ngày phải truyền từ 5-6 chai nước biển cộng 1 chai đạm.
Khi chồng mất năm 1996 để lại món nợ tiền bệnh gần 50 triệu đồng, vậy mà thật không ngờ sau đó đã dũng cảm đứng dậy vươn lên mạnh mẽ vào nghề may mũ nón thành công. Từ đó trả hết nợ rồi thành lập công ty tạo công ăn việc làm cho cả 2.000 công nhân đạt doanh thu 3-4 tỉ đồng/năm, còn xuất khẩu mũ nón ra nước ngoài nữa.
486 - Phạm Thị Nỉ
MỖI NGÀY CHỈ CẦN 3.000 ĐỒNG ĐỂ SỐNG
Cán bộ về hưu sinh 1932 tại Bến Tre. Sống ở Bến Tre (2007).
Sớm mồ côi cả mẹ lẫn cha, tham gia kháng chiến chống Mỹ ở Cần Thơ và Bến Tre với bí danh Sáu Hòa. Có chồng bộ đội làm đám cưới trong chiến khu được 3 năm thì hy sinh tại Sóc Trăng.
Sau 75 là thương binh vẫn ở vậy làm cán bộ hội phụ nữ ở Bến Tre.
Khi về hưu bắt đầu cống hiến toàn bộ gia sản, công sức cho công tác từ thiện giúp người nghèo, trẻ mô côi bất hạnh Bắt đầu là bán căn nhà nhỏ được chính quyền bán hóa giá lấy tiền (40 triệu đồng) góp xây trường mẫu giáo, trong nhà còn gia sản một số cổ vật quý giá thì tặng cho bảo tàng tỉnh.
Sau đó hàng tháng lấy gần hết lương hưu (hơn 2 triệu) tiếp tục làm từ thiện, chỉ chừa ra tối đa khoảng 100.000 đồng để chi tiêu cho cuộc sống của mình theo tính toán chi li: “Tiêu chuẩn là mua 5.000 đồng cá hoặc thịt để dành ăn trong 2 ngày, còn gạo thì 3kg mỗi tháng, vị chi mỗi ngày khoảng 3.000 đồng. Thế là quá đủ rồi!’
Năm 2000 thấy ở nhà thuê tốn tiền nên xin vào ở luôn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh để lấy tiền thuê nhà góp thêm vào quỹ giúp người của mình.
Chưa hết, năm 2000 còn đăng ký hiến xác cho ĐH Y – Dược TPHCM với lý do: “Nhiều đồng đồng đội của tui bây giờ đã ra đi gần hết. Tui sống tới bây giờ là quá lâu rồi, mai mốt chết đi chôn chật đất. Tốt hơn hết là hiến xác cho y học sẽ có lợi hơn, giúp sinh viên học tốt hơn. Mong là trong đó có học sinh sinh viên nghèo hiếu học huyện nhà Giồng Trôm...”
487 - Phạm Thị Thuần
SAO MÌNH CÒN SỐNG?
Nông dân sinh 1945 tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2008).
Nguyên là tiểu đội trưởng của Đại đội 317 thanh niên xung phong ở Nghệ An nổi tiếng với cuộc chiến đấu 13 cô gái hy sinh ở Truông Bốn canh giữ đường giao thông chống máy bay Mỹ đánh bom năm 1968.
Sau 75 về làm dân cày lấy chồng sinh được 3 con thì chồng bỏ đi theo người khác, đành ở vậy làm lụng cực nhọc nuôi con tuy tai đã gần như điếc vì bị hồi đó ù tai do bom nổ gần mình. Nhưng con cái cũng chỉ học tới cấp 2 là nghỉ ở nhà phụ giúp mẹ, có đứa vào Nam làm công nhân.
Hơn 60 tuổi vẫn phải vất vả ngoài đồng ruộng kiếm cái ăn, nhà không có được cái giường tươm tất mà nằm, chỉ là một cái giường gãy! Tuy nhiên vẫn tự an ủi: “Nằm cái giường gãy như vậy nhưng vẫn ngủ ngon vì không còn nghe kẻng báo động, nghe tiếng máy bay, tiếng bom nổ như hồi xưa.”
Chỉ còn một nỗi ray rứt khi nghĩ đến các đồng đội nay không còn nữa: “Mình còn sống mà chẳng làm được gì, có ai còn nhớ đến họ không?… Tui không sợ cực bằng sợ người đời quên…”
Mãi đến 40 năm sau 13 nữ liệt sĩ Truông Bốn mới được phong Anh hùng và xây đài tưởng niệm năm 2010.
488 - Phạm Thị Út
THƯƠNG BINH Ở TÙ OAN 12 NĂM
Dân thường sinh 1943 tại Sống Bé cũ. Sống ở TPHCM (2005).
Thuộc gia đình cách mạng có bà nội là Bà mẹ VN Anh hùng, cha mẹ đều tham gia đánh Mỹ, bản thân từng bị địch bắt giam, làø thương binh 3/4.
Sau 75 làm cán bộ rồi về hưu ở Gò Vấp, TPHCM. Để có thêm tiền chi tiêu mới cho thuê một phòng trong nhà. Năm 1993 giữa đôi bên có xích mích nên đòi lại phòng cho thuê nhưng chưa kịp lấy lại phòng thì bất ngờ phòng này bị cháy làm 2 vợ chồng ở thuê chết cháy tại chỗ. Thế là bản thân bị bắt giam vì tội đốt nhà để chiếm doạt tiền thế chân của khách thuê nhà (2 chỉ vàng thời đó).
Năm 1999 ra tòa TPHCM lãnh án 20 năm tù tội “giết người”. Kháng án đến năm 2000 xử phúc thẩm ở TPHCM vẫn y án. Tiếp tục kháng cáo nên năm 2002 lên Toà án nhân dân tối cao xem xét lại huỷ án cũ bắt điều tra lại. Nhưng qua năm 2004 xử tiếp ở TPHCM vẫn 20 năm tù không thêm bớt. Phải kêu oan ra tới Hà Nội thì một năm sau Toà án nhân dân tối cao tại TPHCM mới tuyên bố vô tội trả tự do (nhưng còn ai mới đích thực là thủ phạm thì… không nghe nói)!
Trong thời gian thụ án, gia đình phải dọn đi chỗ khác ở vì không chịu nổi lời đàm tiếu của hàng xóm “Cách mạng mà đốt nhà giết người”! Con cái thi đậu vào trường cảnh sát bị từ chối nhận vào, đi bộ đội được đề nghị cho theo học lớp sĩ quan cũng bị địa phương không duyệt lý lịch. Nhiều khi còn gian nan khổ sở hơn cả… dân “Ngụy”!
489 - Phạm Thị Xuân Khải
“BẢN ÁN” VÔ HÌNH TỪ MỘT BÀI THƠ
Nhà báo sinh 1955 tại Bình Định. Sống ở Bình Định (2006).
Theo cha tập kết ra Bắc năm mới 8 tuổi, đến năm 1972 tình nguyện vào chiến trường miền Nam tham gia làm báo trong chiến khu thời chống Mỹ. Sau 75 về quê hương làm cán bộ VHTT.
Năm 1986 được cử ra Hà Nội học ĐH Văn mới làm bài thơ “Mùa xuân nhớ Bác” đăng báo với nội dung đặt vấn đề chống tiêu cực mới bắt đầu nhen nhúm trong buổi sơ khai thời Đổi mới. Tuy bài thơ được Trung ương và dư luận ủng hộ song lại bị cấp cơ sở – cả cơ quan lẫn nhà trường - phản ứng, nghi kỵ, o ép khiến ra trường không có chỗ làm, không lương hướng. Cũng không cả chỗ ở phải sống “du mục” nhà bạn bè nay đây mai đó!
Ở quê nhà cũng bị dè chừng khiến không dám quay về, mãi đến năm 1998 mới trở về đoàn tụ với chồng con. Cả gia đình lâm vào cảnh sống túng thiếu khổ sở không dám kêu ai nhờ ai. Khi con vào TPHCM học đại học, để tiết kiệm chi phí đã phải nai lưng tự tay làm thợ đóng gạch xây phòng cho con ở!
Đành tìm an ủi trong việc tiếp tục làm thơ với bản thảo tựa đề “Hạnh phúc sẽ đếùn từ đâu?” Vì “Đối với tôi, hạnh phúc luôn là một câu hỏi lớn.”
Bên cạnh đó còn đau đáu một nỗi buồn khôn nguôi khác là mộ em trai hy sinh ở miền Nam đến giờ vẫn chưa tìm thấy…
490 - Phạm Thiên Thư
THẬP BÁT BAN VÕ NGHỆ
Nhà thơ tên thật Phạm Kim Long sinh 1940 tại Hải Phòng. Sống ở TPHCM (2010).
Năm 1964 trốn lính ở Sài Gòn nên vào chùa đi tu lên chức đại đức Phật giáo. Từ đó oái oăm thay lại bắt đầu nổi tiếng nhà thơ… tình lãng mạn qua một số bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc như “Ngày xưa Hoàng thị”, “Đưa em tìm động hoa vàng”, “Em lễ chùa này”, “Đạo ca”…
Sau 75 gặp thời cách mạng đúng ý bèn tự “giải phóng” khỏi áo thầy tu đạo Phật… lấy vợ (cũng là một nhà thơ nữ) sinh một bầy con rồi… bỏ đi lấy vợ khác một nha sĩ có tiền của hơn.
Trong buổi thời thế nhố nhăng trật tự xã hội lộn tùng phèo, ?? tồn tại đã làm đủ thứ nghề kiếm sống dựa trên cơ sở bản thân có sẵn là tài làm thơ, vốn liếng đạo Phật và xuất thân gia đình làm nghề Đông y trước đây.
Ban đầu là những nghề “tay trái” gồm coi bói (cả xem tướng lẫn chỉ tay), khám chữa bệnh (sáng tác ra phương pháp chữa bệnh bằng nhân điện mệnh danh “Phathata” tức là “Pháp - Thân – Tâm” dựa theo lý thyuết nhà Phật), bốc thuốc (sáng chế ra loại thuốc cùng dầu cù là “Cao Tiên Dung”,ø bán rượu thuốc “Hồng sâm” đặc sản đặc chế), dạy võ (muốn lập cả một phái võ riêng), bán cà phê (vợ mở cho một quán nhỏ để tự trông coi kiêm cả… giữ xe cho khách)…
Và sau này khi đã qua cơn hoạn nạn thời bao cấp nghèo túng, đời sống khá ổn định rồi thì quay về với nghề “tay phải” là làm thơ: Tiếp tục thơ hóa và “Việt Nam hóa” 7 bộ kinh Phật như từng làm trước 75 (đổi tên địa danh Ấn Độ thành tên VN), làm “Từ điển cười” bằng thơ thất ngôn tứ tuyệt nhằm mục đích quảng bá thực hiện phương pháp “Tiếu liệu pháp” nghĩa là cười để chữa bệnh (đã in tập đầu 500 trang năm 2005), “Từ điển châm ngôn” cũng bằng thơ, sáng tác tác phẩm thơ mới “Tân ngôn” khoảng… 10.000 câu… Tổng cộng tự hào toàn bộ sự nghiệp thơ ca đã làm hơn 126.000 câu thơ nhiều nhất nước (không ai thống kê nổi thơ Bùi Giáng nên chưa thể so sánh được).
Không hiểu có phải vì làm đủ thứ nghề thượng vàng hạ cám hay không khiến năm 2004 bị “tẩu hỏa nhập ma” tai biến huyết áp cao may mà chữa khỏi song từ đó “mất khả năng ngôn ngữ”, nói năng khó khăn, trí nhớ loạn cào cào. Mà có nói được thì cũng toàn chuyện trên trời dưới đất nhớ đầu quên đuôi như mắc “Hội chứng không tưởng” khá phổ biến thời này đối với một số người “muôn năm cũ”.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét