Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2010

MỘ GIÓ HOÀNG SA TRÊN ĐẢO LÝ SƠN

Lý Sơn là ốc đảo biệt lập, là nơi đầu sóng ngọn gió, là nơi xuất phát những đoàn hùng binh bảo vệ biên cương tổ quốc. Lịch sử của Lý Sơn là lịch sử của những chuyến ra khơi, là lịch sử của những tháng năm mỏi mòn chờ đợi, trông ngóng…
Năm ngọn núi lớn chiếm hơn nửa diện tích đảo – miệng núi lửa còn sót lại trên núi giếng Hiền nhìn ra biển Đông đẹp , hùng vĩ (theo tôi đây là miệng núi lửa đẹp nhất Việt Nam ) .
Bên phải có một tượng lớn Quán Thế Âm trắng, bên dưới là nghĩa trang của những con người đã mất trên ốc đảo này cùng với những mộ gió – âm linh còn vang dội đâu đó …
Bên trái cũng có một tượng Quán Thế Âm , phía sau là chùa Hang , phía trước biển trời lung linh xanh quyến rủ, thấy luôn tầng nham thạch ửng sáng lạ lùng, dễ trông rõ tầng san hô lắm màu quyện cùng rong biển

Đão Lý Sơn và giếng Gia Long

Lý Sơn gắn liền với giai đoạn lịch sử mở mang bờ cõi và khẳng định chủ quyền của các Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn hơn 400 năm lịch sử qua- nơi xuất phát những binh đội Bắc Hải vượt biển ra Hoàng Sa - Trường Sa
: “Tháng giêng năm Ất Hợi (1815) sai Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng Sa xem xét đo đạc thuỷ trình, cắm mốc chủ quyền và canh giữ biển đảo…” (Đại Nam Thực Lục chính biên).
Mộ Gió đầu tiên ở Lý Sơn cách nay 200 năm là mộ của cai đội Phạm Quang Ảnh cùng 24 chiến binh của hải đội Hoàng Sa.
Hoàng Sa trời nước mênh mông,
Người đi thì có mà không thấy về.
Khởi đầu cuộc sống người dân trên đảo này có từ Thời Tây Sơn truy đuổi Gia Long( khi Vua Gia Long và đoàn tùy tùng đến đảo…) đào được giếng nước ngọt để dùng…sau đó Vua tiếp tục chạy trốn tiếp mãi tận đảo Phú Quốc bây giờ.
Trên miệng giếng bây giờ còn Bia tưởng nhớ. Lạ kỳ nhất,miệng giếng cách mép biển khoảng 5 mét. Dù trên đảo đã có hệ thống nước ngọt, nhưng mỗi ngày người dân vẫn đến lấy nước giếng để pha trà, sinh hoạt …Truyền thuyết nước Giếng chửa được nhiều bệnh nên giếng còn có tên giếng Hiền của gần 20 ngàn dân hôm nay .

Mộ Gió Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn
" Trung Quốc đã "dùng vũ lực để chiếm đóng" Hoàng Sa cũng như một số đảo tại Trường Sa.: "Mục tiêu cuối cùng của TQ không phải là các hòn đảo nhỏ thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà là vùng biển lớn đến 80% toàn bộ Biển Đông".

Chuyện 200 năm trước thời Vua Nguyễn ,những người chiến sĩ Việt Nam ra đi trấn thủ Hoàng Sa, khi ra khơi những người thân thuộc làm những ngôi Mộ không xác than, không hài cốt …và nguyện cầu
giờ đây còn lại chứng tích những ngôi Mộ Gió trên đảo Lý Sơn …

Trong trận hải chiến Trường Sa với quân đội Trung Quốc vào năm 1988 gần 70 chiến sỹ Việt Nam thiệt mạng, chưa kể nhiều chiến sĩ hy sinh trong trận chiến 1974

DƯƠNG ĐÌNH HÙNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét