Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

CAO HUY KHANH - VIỆT NAM HỒ SƠ HẬU CHIẾN ( KỲ 34 )


NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ

341 - Nguyễn Hữu Cầu
TÙ NHÂN TỪ CHỐI LÀM ĐƠN XIN ĐẶC XÁ
Sĩ quan VNCH sinh tại miền Nam. Ở tù từ năm 1985 tại Đồng Nai (2010).
Đại úy địa phương quân chế độ cũ ở Kiên Giang nên sau 75 đi cải tạo 6 năm.
Tuy nhiên sau khi đi cải tạo về sống ở Kiên Giang, năm 1981 lại làm đơn tố cáo một số quan chức lãnh đạo tỉnh tham nhũng, buôn lậu nên năm 1982 bị chính quyền địa phương bắt giam rồi năm 1983 đưa ra tòa Rạch Giá xử tội “phá họai” chế độ qua việc sáng tác thơ nhạc chống Cộng, tồn trữ tài liệu tố Cộng. Kết án tử hình!
Kháng cáo kêu oan vì không phải tội chính trị mà chỉ là chống tệ nạn tiêu cực trong chính quyền nên 1985 xử phúc thẩm giảm án xuống tù chung thân. Giam ở Xuân Lộc, Đồng Nai.
Từ đó đến nay trong 28 năm ở tù đã viết hơn 500 lá đơn khiếu nại về vụ án oan sai xử mình gửûi các cấp nhưng đều không có hồi âm. Điều này dễ hiểu vì vào thời đó luật pháp còn rất giản đơn lại nặng tính chính trị quá dễ để chụp mũ tội danh “phản động”, nhất là khi đối tượng lại là “Ngụy quân” đi cải tạo về.
Dù vậy vẫn chấp nhận thụ án với thái độ nghiêm túc tin ở công lý, là một người tù lâu năm “gương mẫu” được cho đi lao động tự do ngoài trại không người giám sát song không bao giờ bỏ trốn. Chỉ kiên trì kêu oan không kết quả!
Ngay cả cán bộ trại giam cũng thông cảm, nhiềøu lần đề nghị hãy làm đơn xin đặc xá giảm án song kiên quyết không làm với lý do đây là án oan phải trả tự do, phục hồi danh dự chứ có phải là phạm tội thật đâu mà phải xin ân xá: “Tôi không có tội, bắt nhầm tôi rồi nhốt tôi hơn 20 năm. Tôi kêu oan biết bao nhiêu lần mà không ai lên tiếng. Bây giờ nói tôi có tội phải làm đơn đặc xá mới tha cho về sao được. Tôi không có tội tình gì hết!”
Trong lúc đó hoàn cảnh gia đình tan nát thê thảm, vợ đã đi lấy chồng khác, còn 2 con gái bị bỏ rơi bơ vơ lạc mất nhau mãi đến năm 2004 mới gặp lại. Con gái phải bỏ học đi bán hàng dạo lê la ngoài chợ nên mỗi năm là người duy nhất chỉ có thể đi thăm cha một lần.
Đầu năm 2010 ở trong trại đã lớn tuổi nên đau mắt phải mổ, sau đó gần như lòa luôn rồi, sức khoẻ ngày càng suy kiệt. Một số bạn tù ra trước thấy vậy mới chỉ cho cô con gái làm đơn cầu cứu lên cấp Trung ương hãy cứu mạng cha mình (đến tháng 8 chưa có kết quả).
Đây là trường hợp một “tù nhân chính trị” oan từ hậu quả của một vụ án dân sự (tội vu khống chưa biết đúng hay sai) bị gán tội chính trị hóa nên các tổ chức nhân đạo quốc tế không biếùt để can thiệp. Từ đó bất đắc dĩ trở thành một “người tù bị bỏ quên”!

342 - Nguyễn Thị Bích
CƯỚI VỢÏ CHO CHỒNG 2
Nông dân sinh khoảng 1948 tại Hà Nội. Sống ở Hà Nội (2008).
Sau 75 lấy chồng thương binh trở về từ chiến trường miền Nam sinh được 3 con gái 1 con trai.
Cả 4 người con khi sinh ra vẫn bình thường tuy nhiên bắt đầu từ 6 tháng tuổi là có biểu hiện bệnh tật bất thường sau này mới biết là do hậu quả CĐDC mà ngươì cha mắc phải trong thời gian đánh Mỹ. Kết quả một đứa con gái mất năm mới 1 tuổi, một cô con gái khác kéo dài đến năm 25 tuổi cũng ra đi, còn lại 2 đứa nữa đã gần 30 tuổi thì sống trong tình cảnh tâm thần thường xuyên bị bệnh sốt rét và động kinh hành hạ.
Thấy con cái không thể nương dựa gì được, năm 1986 ông chồng đòi… lấy thêm vợ để hy vọng có con lành mạnh sau này đỡ đần bố mẹ. Thế là bà vợ chấp nhận đi tìm vợ lẻ cho chồng cùng về sống chung dưới một mái nhà. Và may sao là người vợ sau này sinh được 3 con (1 trai 2 gái) đều lành mạnh.
Năm 1997 người chồng qua đời để lại 2 bà vợ già bây giờ phải nai lưng ra gồng gánh nuôi 5 con trong đó có 2 con bệnh hết thuốùc chữa, bà cả ở nhà nuôi lợn còn bà hai một mình cáng đáng mấy công ruộng. Rất hay là cả 2 bà từ khi sống cùng nhà cùng một ông chồng “chung” hầu như chưa bao giờ nghe hai bà có lời ra tiếng vào ganh tị hay xích mích gì với nhau.

343 - Nguyễn Thị Cơ
NGƯỜI MÙ NUÔI NGƯỜI BẠI LIỆT
Lao động nghèo sinh 1919 tại miền Bắc. Sống ở Hà Tĩnh (2007).
Xuất thân giai tầng tận đáy xã hội ở miền Bắc đi ăn xin từ nhỏ không biết bố mẹ là ai quê quán nơi nào. Đi ăn mày từ Nghệ An vào Hà Tĩnh thì được một gia đình nuôi để bắt chăn trâu cực khổ hàng chục năm trời.
Đến thời chống Mỹ tìm cách thoát ly tình nguyện đi làm dân công hỏa tuyến trên chiến trường vùng trung Lào, thượng Lào. Sau đó lấy chồng là một người tàn tật cũng bần cùng sinh được 3 con chọn đất Đồng Lộc ở Hà Tĩnh cắm dùi sinh sống.
Năm 1968 máy bay Mỹ đánh phá cứ điểm quan trọng ngả ba Đồng Lộc thả bom trúng nhà bà làm 2 con chết tại chỗ, một bị thương, riêng mình cũng bị mảnh bom cắt cụt một chân. Cả nhà phải sống vất vưởng tạm bợ qua ngày nay đây mai đó.
Sau 75 tình cảnh vẫn không cải thiện nếu không nói là ngược lại khi chồng không chịu nổi bệnh tật qua đời, con bị thương không làm lụng gì được, còn bản thân mình bắt đầu bị phát tác vết thương bom đạn cũ khiến phải nằm liệt giưừong không ai chăm sóc. Thế là lâm vào cảnh gần như bất lực tứ cố vô thân
May mà từ năm 1985 được một gia đình trong vùng thương cảm nhận về nuôi dưỡng dù không bà con thân thích gì cả. Chăm sóc rất tận tình không khác mẹ ruột mình.
Mà gia đình này – gia đình anh Nguyễn Xuân Thủy – cũng chẳng khá hơn mấy khi anh vốn là con liệt sĩ cũng là một nạn nhân của trận chiến Đồng Lộc năm xưa bị trúng bom Mỹ mù một mắt, mắt còn lại chỉ còn thị lực 10% nên mọi việc trông cậy vào một tay vợ tảo tần nuôi 3 con.
Nhưng dù vậy vẫn chấp nhận cưu mang bà cụ “người dưng” bệnh tật đủ thứ chỉ bởi cách nghĩ nghĩa tình đơn giản của người chân quê: “Vợ chồng mình đã khổ nhưng cụ còn khổ hơn nhiều… Mình làm việc nghĩa thế nào trời đất cũng giúp mình, miễn sao trời đất cho vợ chồng mình mạnh khoẻ không ốm đau là được…”

344 - Nguyễn Thị Linh
VỢ CỐ THƯƠNG BINH CÓ 2 CON MẮC BỆNH AIDS
Thường dân sinh khoảng 1949 tại Quảng Ninh. Sống ở Quảng Ninh (2007).
Sau chiến tranh, chồng bộ đội chiến đấu ở Mỹ Tho trở về sinh được 2 trai 1 gái tưởng chừng hạnh phúc đã đếùn rồi. Nhưng chỉ vài năm sau chồng qua đời vì bệnh ung thư di chứng CĐDC.
Còn lại một mình và 3 con nhỏ dại phải đi làm thuê khắp nơi đủ các nghề lao động chân tay cực nhọc trong ngành tàu biển để có tiền nuôi con. Con cái không ai lo khiến đứa con trai đầu mắc tệ nghiện hút, nhiều lần đi cướp giật lấy tiền hút xách bị bắt vào trại cai nghiện, cuối cùng dính luôn bệnh HIV/AIDS.
Người mẹ tuyệt vọng tới mức có lần định nhảy xuống biển tự tử song cuối cùng tình mẫu tử đã giữ bà ở lại, quay về cố gắng tìm mọi cách chăm sóc con. Đặc biệt còn tự mình hỏi han, tìm kiếm thông tin về cách thức chăm nom, điều trị, an ủi bệnh nhận của căn bệnh mới ác nghiệt này.Tuy nhiên vẫn không cứu được con khỏi chết.
Bất hạnh như thế tưởng đã quá rồi, không ngờ đến đứa con trai thứ hai lấy vợ sinh được 2 cháu đi làm xa lại cũng rơi vào thảm cảnh như người anh, lại bị nhiễm HIV! Thế là mình lại tiếp tục bổn phậnï của một người mẹ tự nguyện nuôi dưỡng bệnh nhân AIDS cho đến lúc núm ruột của mình lìa đời.
Bây giờ chỉ còn 2 cháu nhỏ là niềm an ủi cuối đời. Bên cạnh đó còn tìm niềm vui trong nhiệm vụ cộng tác với CLB Đồng cảm ở địa phương giúp đỡ bệnn nhân AIDS nhờ những kinh nghiệm bất đắc dĩ chăm sóc 2 con đã vĩnh viễn ra đi: “Người bị nhiễm HIV/AIDS sợ nhất là sự kỳ thị của mọi người. Chính điều đó làm họ mất hết niềm tin vào cuộc sống và giết chết họ trước khi chết vì bệnh.”

345 - Nguyễn Thị Lương
TRẢ LẠI DANH LIỆT SĨ CHO CẬU
Thường dân sinh tại Thái Nguyên. Sống ở Thái Nguyên (2009).
Có cậu là liệt sĩ hy sinh năm 1971 trên chiến trường miền Nam không rõ tông tích mộ chí nay ở đâu.
Mãi đến năm 2004 mới tìm ra đã được quy tập về Nghĩa trang Trường Sơn ở Quảng Trị nhưng do thiếu thông tin nên được đưa vào khu vực mộ “tử sĩ”. Thế là mình tiếp tục đi nhiều nơi, nhiều đơn vị đấu tranh trả lại danh hiệu cho liệt sĩ qua những chứng cứ thu thập về đoạn đời chiến đấu của người cậu. Kết quả cuối cùng được tỉnh Thái Nguyên công nhận chuyển cho Nghĩa trang Trường Sơn khôi phục danh hiệu liệt sĩ và dời ra khu vực mộ liệt sĩ.
Đây là ngôi mộ tử sĩ đầu tiên trong 78 phần mộ tử sĩ vô danh tách riêng ở nghĩa trang này nay được phục hồi liệt sĩ. Hồn cậu bây giờ chắc đã đỡ tủi thân bỏ mình vì đất nước mà không được công nhận một thời gian quá dài.

346 - Nguyễn Thị Lý
NHỚ ÂN NHÂN NGƯỜI MỸ
Thương binh sinh 1947 tại Sài Gòn. Sống ở TPHCM (2009).
Mới 14 tuổi đã vào chiến khu Củ Chi theo cha đánh Mỹ.
Năm 1969 lọt vào một ổ phục kích bị trọng thương nặng bất tỉnh nên bị bắt. Sau đó phải bị cưa cụt 2 chân rồi đưa vào nhà tù tra khảo ròng rã 3 năm, cuối cùng vết thương tái phát nên năm 1971 được chuyển qua bệnh viện Mỹ ở Tân Sơn Nhất để tiếp tục chữa trị.
Tại đây gặp một nữ bác sĩ Mỹ tốt bụng chăm sóc hết sức chu đáo, đến khi ra viện thấy hoàn cảnh trơ trọi không ai lo (đã mất liên lạc với cơ sở) nên đem luôn về nhà nuôi dưỡng. Đưa đi tập vật lý trị liệu, còn lắp cho 2 chân giả giúp đỡ hồi phục suốt cả năm trời, toàn bộ chi phí do gia đình nữ bác sĩ này này chịu hết.
Năm 1973 mới tìm gặp được ông bà nội đón về. Một thời gian sau gia đình quay lại cám ơn người ơn “kẻ thù” kia thì bà đã về nước rồi!
Sau 75 bán tạp hóa sinh sống qua ngày, không dám lập gia đình vì sợ mình tàn tật ăn bám. Bằng cách lê đầu gối khắp nhà đã một mình lo hết việc nhà, còn nuôi thêm mẹ già 84 tuổi và một đứa em trai hơn 40 tuổi mắc bệnh tâm thần đã 20 năm rồi. Xin một bé gái làm con nuôi nay cũng đã chồng con đề huề.
Cuộc đời không còn gì hối tiếc, chỉ có nỗi ân hận trong lòng là chưa tìm gặp được nữ bác sĩ người Mỹ năm xưa: “Dù đạn Mỹ đã gây nên thương tật cho cả đời mình, tôi chỉ còn đau đáu một điều là chưa nói được một lời cám ơn tới người bác sĩ Mỹ thầm lặng những ân tình…”
Trong những kỷ vật chiến tranh còn giữ lại có 2 món vẫn ấp ủ trân trọng là tấm ảnh gia đình ân nhân và chiếc bô đi vệ sinh mà người nữ bác sĩ đó đã đưa cho khi chia tay cách đây đã hơn 40 năm.

347 - Nguyễn Thị Minh
BÀN THỜ LIỆT SĨ TRÊN THUYỀN
Ngư dân sinh tại Nghệ An. Sống ở Nghệ An (2005).
Chồng mất sớm một mình làm nghề chài lưới trên sông Lam nuôi 6 con trai. Vào những thời điểm chiến tranh căng thẳng còn làm nhiệm vụ chở bộ đội, lương thực qua sông.
Năm 1968 đứa con trai thứ hai (tên Vân) lên đường nhập ngũ vào Nam chiến đấu, hẹn sẽ trở về sinh cho mẹ cháu trai nối dõi. Nhưng năm 1973 hung tin báo về anh đã tử trận ở Quảng Trị, người mẹ gần như hóa điên cởi hết áo quần đi lang thang dọc sông khi khóc khi cười, tay ôm khư khư một khúc gỗ quấn trong những miếng giả rách giả làm đứa con trai đã ra đi vĩnh viễn.
Một thời gian nguôi ngoai mới tỉnh lại lập bàn thờ cho con liệt sĩ trên chiếc thuyền già cỗi gần mục nát mà cũng không có ảnh còn để thờ nên thay vào đó là chiếc huân chương. Có hôm gặp bão lớn sợ thuyền lật phải chạy lên bờ trú thân thì vật duy nhất ôm theo là tấm huy chương được trìu mến gọi là “Thằng Vân”. Tuy vậy mỗi buổi sáng vẫn không ngưng mong ngóng về hướng Nam như chờ thấy hiện lên bóng dáng con về!
Sau chiến tranh vẫn tiếp tục cuộc sống nghèo khổ một mình một thuyền trên sông nhưng tuổi già sức yếu chỉ còn trông vào việc đi mót khoai trên bãi bồi sống lủi thủi qua ngày. Còn 5 đứa con còn lại không học hành nên nghèo vẫn hoàn nghèo phải bỏ vào Nam tìm đường kiếm sống, chỉ còn lại 2 vợ chồng một đứa cũng làm nghề đánh cá không khá hơn nên chẳng giúp đỡ gì được.
Vậy mà không thấy một lời oán trách gì, chỉ có một nỗi buồn ăn năn ám ảnh mãi trong lòng là đã hơn 35 năm nay từ ngày con bỏ mình do quá nghèo mà đường xá xa xôi nên chưa hề một lần vào đến tận nơi thắp cho con một nén hương. Bởi trên bàn thờ liệt sĩ trên thuyền thường không dám thắp hương sợ gió lộng trên sông làm cháy luôn cả chiếc thuyền đã rách nát!

348 - Nguyễn Thị Mỹ Liên
BỊ BẢO MẪU BẮT CÓC
Thường dân sinh tại miền Trung. Sống ở Bình Thuận (2009).
Trước 75 cha mẹ đều chết trong chiến tranh nên cùng 2 anh trai được đưa vào một cô nhi viện ở Cam Ranh.
Năm 1968 một gia đình người Mỹ nhận cả ba làm con nuôi chuẩn bị đưa về Mỹ. Nhưng có bà bảo mẫu mù không chồng con ở cô nhi viện do quá thương bé gái này nên đã lẳng lặng bế em đi mất đưa về quê Bình Thuận làm con luôn! Khiến gia dình người Mỹ đành chỉ nhận 2 đứa anh còn lại đem qua Mỹ.
Còn bé gái được bà bảo mẫu mù nuôi dưỡng ở Bình Thuận trong cảnh nghèo khó cùng cực, lớn lên lấy chồng sinh được 3 con làm lụng vất vả nuôi con. Trước khi mất năm 2004, bà bảo mẫu mới tiết lộ lai lịch cho người con gái nuôi mình đã “bắt cóc” năm nào. Lúc đó người con này mới tìm cách quay lại cô nhi viện Cam Ranh để hỏi thăm về 2 anh mình nhưng thời gian trôi qua lâu quá rồi chẳng ai biết được tin tức gì. Nhưng chính từ đó người em gái mới để lại dấu vết cho 2 người anh sau này tìm thấy.
Bởi 2 người anh đó bấy giờ đã thành đạt ở Mỹ, làm hiệu trưởng đại học và giám đốc bệnh viện chuyên ngành ung thư lâu nay vẫn tìm cách liên lạc về nước nhờ người truy tìm em gái.
Cuối cùng thông qua sự giúp đỡ của một chuyên gia tìm tông tích người thất lạc trong chiến tranh – anh Lê Cao Tâm giám đốc một công ty ở TPHCM – đã tìm ra manh mối từ cô nhi viện Cam Ranh để dò la ra tông tích bé gái bị bắt cóc năm xưa sau 41 năm nay mới được đoàn tụ cùng 2 anh trai.

349 - Nguyễn Thị Mỹ Liên
CON NUÔI TRIỆU PHÚ MỸ VỀ TÌM MẸ 16 NĂM
Doanh nhân Việt kiều sinh 1968 tại Nha Trang. Sống ở TPHCM (2009).
Mẹ gốc Bình Định sau khi cha đi tập kết thì mẹ (tức bà nội) đi lấy chồng khác vào Nha Trang sinh sống.
Tại đây mẹ có bầu nhưng cha bỏ đi lấy vợ khác, một mình sinh con gái đặt tên Bùi Thị Thu Thu bị cha dượng đuổi cả 2 mẹ con ra khỏi nhà vì tội chữa hoang.
Một mình bơ vơ không tiền độ nhật nên mẹ phải gửi con nhờ một người bạn gái bán ngoài chợ trông giùm để mình đi đi gánh nước thuê kiếm tiền nuôi con dại. Không ngờ người trông con lại… bồng con đi mất, nghe nói vào Cam Ranh liền vào tìm song chẳng biết nơi đâu mà lần. Đành nghẹn nào lủi thủi sống một mình mà lòng tan nát nhớ thương con côi cút nhỏ dại giờ không biết lưu lạc phương nào, còn sống hay đã chết.
Rồi thời gian qua đi cũng phải gắng gượng mà sống. Lấy chồng khác sinh được một con trai nhưng khi con trai mớùi được 4 tuổi thì chồng qua đời năm 1990. Từ đó ở vậy nuôi con trai, ban đầu đi làm thuê rồi chuyển qua đẩy xe bán dạo đồ ăn và cho thuê ghế bố trên bãi biển Nha Trang. Sau đó để dành tiền mở một quán ăn sát bờ biển.
Về đứa bé gái biệt tích ngày ấy không hiểu sao cuối cùng lại được đưa vào cô nhi viện ở Cam Ranh. Có giả thuyết người bạn gái trông con giùm có chồng đi lính ở Cam Ranh vì vô sinh nên muốn bắt bé làm con nuôi song người chồng biết được không đồng ý nên phải chọn giải pháp cho cô nhi viện rồi… trốn mất!
Bé gái ở cô nhi viện từ lúc mới 3 tháng rưỡi đến 4 tuổi năm 1972 được một gia đình người Mỹ nhận làm con nuôi đem về Mỹ, đặt tên Mỹ là Joy My Lien Degenhardt.
Không ngờ đây là một gia đình giàu có chuyên làm từ thiện nuôi đến 9 con nuôi (có 3 VN). Từ đó cô bé được giáo dục, đào tạo lớn lên thành một doanh nhân kiêm nhà hoạt động từ thiện chuyên thực hiện những dự án giúp đỡ trẻ em nghèo bất hạnh khắp thế giới.
Song song đó bản thân mình vẫn nung nấu ước mong tìm lại được mẹ ruột nên bắt đầu từ năm 1992 đã trở lại quê hương vừa hợp tác làm những dự án nhân đạo giúp 12 tỉnh thành VN vừa nhân đó tìm kiếm dấu vết người mẹ. Chấp nhận sống ở TPHCM lâu dài để tiến hành cuộc tìm kiếm, học tiếng Việt để dễ hòa nhập với quê mẹ.
Nhưng ròng rã hơn 15 năm lặn lội đi khắp nơi, hễ có thông tin là tìm đến cả trăm địa chỉ kết quả vẫn là con số không với không ít lần bị mẹ “nhận lầm” hoặc mình “nhận lầm” mẹ!
Không chỉ thế, vì tính chuyện ở lâu nơi đây nên đã lấy chồng Việt sinh được 3 con gái rốt cuộc lại bị ông chồng này cướp hết nhà cửa tài sản phải ôm 3 con ra đi tay trắng. Còn bị một cú lừa làm ăn khác mất đứt một căn nhà trị giá đến 200.000 USD.
Bị đẩy vào đường cùng, thấùt vọng não nề cả chuyện công lẫn tư nên năm 2008 đã tính chuyện từ bỏ VN qua Singapore làm lại tất cả.
May mắn thay đến thời điểm cuối năm đó cũng nhờ chuyên gia tìm kiếm Lê Cao Tâm tập trung vào điểm chính là Nha Trang nên đã dò la ra được mẹ ruột thì ra vẫn sống ở Nha Trang, từ manh mối qua một chị bán dạo trên bãi biển mà bà mẹ từng mở quán ở đó. Nhờ những dấu vết nhận dạng con mà chỉ mẹ đẻ mới biết được, một cái bớt nâu ở vai tráùi và 2 nốt ruồi đen nơi vai phải.
Lúc đó mới hay rằng những lần mình đến Nha Trang làm việc luôn thich ghé vào một quán ăn có vẻ “thân quen” ở bờ biển mà không biết rằng ấy chính là quán của mẹ mình!

350 - Nguyễn Thị Muộn
BÀ GIÀ CHĂN BÒ
Thường dân sinh tại Thái Bình. Sống ở Thái Bình (2007).
Là Thanh niên xung phong thời chống Mỹ, có người yêu là bộ đội vào Nam nên sau 75 mới lấy nhau khi tóc đã chớm bạc.
Nhưng 6 lần sinh thì 3 lần hư thai, 3 con sinh được thì lớn lên mắc bệnh thầøn kinh điên dại, tất cả vì bị nhiễm CĐDC. Rồi chồng cũng mất do bệnh đó khi chất dioxin đã ngấm sâu vào máu.
Vẫn phải sống để nuôi 3 con tâm thần, trở thành bà già chăn bò nhờ được mạnh thường quân trợ giúp mua cho một con bò nuôi lấy sữa bán đắp đổi qua ngày tháng đoạn trường.
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét