TIẾNG LÒNG XIN GỞI LẠI
Chiều mưa viễn
xứ, nhớ quê hương
Nhớ mưa Vĩ Dạ,
nhớ chiều sương
Mây mù giăng
kín, bên sông nước
Bến cũ, đêm mưa
chắc sẽ buồn
Quê nhà của Trầm Mặc không có giới hạn trong hạn hẹp của riêng mình, chị đã gửi
gắm lại cho thế hệ thứ hai biết cội nguồn từ nơi mẹ cha đã phải xa ngái để dến
vùng đất mới tạo dựng cuộc sống, tha thiết đến nao lòng:
Nhớ nghe con
thuở khai thiên lập địa
Ba mẹ cùng tạm
biệt Vĩ Dạ xưa
Quê hương
thứ hai nuôi con khôn lớn
Có lẽ nào con
quên được con ơi!
Huế - miền Đông
suốt đời con ghi nhớ
Con sinh ra nơi
Cố Đô yêu dấu
Bước trưởng
thành con lại có Bình Long
Nhìn lại nơi chốn được sinh ra, dậy một tình yêu sâu thắm chất ngất lãng mạn để
rồi những câu thơ khơi nét riêng trong tâm hồn chị. Chị đau đáu nỗi đau xa quê,
nhưng chị vẫn nhìn lạc quan với vùng đất mới, nơi mà chị hiểu rằng sẽ là chiếc
nôi cho gia đình chị đã chọn lựa. Và sự chọn lựa thật sự mang lại cho tâm hồn
chị được rất nhiều, chị có quá khứ và hiện tại đan quyện vào nhau, hổ tương cho
tâm hồn thơ của chị thăng hoa:
Ta lặng đi với
giọt nhớ mơ hồ
Chuông xa vọng
trong buổi chiều cô tịch
Những tháng năm trải biết bao điều trăn trở để vượt qua, chọn cho mình một con
đường không phải được rải hoa để bước đi cùng cuộc sống, bụi phấn đã cùng chi
trôi theo nhiều năm tháng, để lúc dừng lại mới nói được về một nơi chốn đã hằn
sâu trong nỗi nhớ không dứt rời, tâm hồn chị là mang nhiều niềm đau không bộc
lộ, chi đã tự vỗ về mình bằng ngôn ngữ thơ để lòng nhẹ bớt niềm riêng. Chị đắm
mình trong thiên nhiên để được nghe cô đơn mình lang tỏa với bạt ngàn rừng nối
rừng suốt dãy biên giới miền Đông :
Chiều nay
phố núi, lại mưa ngâu
Mắt ướt, mưa chi
mãi giọt sầu
…
Gởi chút giọt
mưa miền đất lạ
Về nơi
phố cũ chợ Đông Ba
Thơ cho tâm hồn bay bỗng cùng thời gian ta có, Trầm Mặc được như vậy, chị đi vào
thơ bằng một trải nghiệm rất đằm thắm của thời mỗi mùa hoa phượng rực trời với
nắng hạ đất Thần Kinh. Những câu thơ nói lời vui buồn của thân phận, ghi lai
những phút giây trái tim thanh xuân rung động một nhịp tình, gõ cửa những ẩn
khuất đời người. Thơ Trầm Mặc đã trải bày như vậy.
Huế cuối thu
2012.
VIÊM TỊNH
DẤU CHÂN XA ...MIỀN KÝ ỨC
TRẦM MẶC
Nhà xuất bản HỘI NHÀ VĂN
2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét