Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

HỒI TƯỞNG - NGUYỄN MIÊN THẢO

Sáng sớm đọc báo trên ba mươi ngàn người chết
động đất ở Nam Á
hằng trăm người chết ở Iraq vì đánh bom liều chết
những người mà trước đó một phút giây
đang chào hỏi nhau buổi sáng/đang bắt tay/đang mĩm cười/
đang trả giá một món hàng/đang ngủ giữa giấc mơ/
đang nhớ về người tình/đang chờ đợi phút giây hò hẹn
họ chết dễ như bưng ly nước uống
như cầm đủa ăn cơm

Bỗng nhớ về một thời ở đất nước tôi
chìm trong máu lửa

cái chết đến cũng dễ dàng như cầm đủa ăn cơm,bưng ly uống nước
một buổi sáng ở cầu Bến Đò làng Mỹ Lợi
người con gái bị bắt dưới hầm bí mật
nằm phơi xác loả lồ bên đường
lưởi lê M16 đâm suốt cửa mình
buổi trưa ở giữa phố Sài Gòn
những ngưởi trong bộ dồng phục đi nghênh ngang
với xâu tai người đeo lủng lẳng trên cổ
buổi tối ở một làng quê Bến Tre
người ta luộc lá gan người còn tươi rói
chấm muố tiêu ăn như gan heo

Tôi trở thành chứng nhân của tội ác

Vẫn nhớ những ngày ở Sài Gòn

xuống đường đi hoan hô đả đảo
những biểu ngữ đỏ như máu
ngây thơ đi dành quyền con người
(bây giờ mới hiểu ra con người có quyền đâu dể dành)

Từ lúc đó,trong lòng tôi
đã mọc dầy gươm giáo

May mà tôi chưa bị giết người
chưa làm tên tội dồ của sự sống
nhiều khi cái chết cứ bao quanh rình rập tôi trong gang tấc
nếu được chết đi vào thời tuổi trẻ
đôi khi là niềm hạnh phúc lớn lao
để niềm hy vọng của một thời thanh xuân không bị tước đoạt

Ở tuổi xế chiều
tôi muốn giết những điều phản bội

Thời tuổi trẻ muốn duy trì sự sống
Vì tôi tin mọi điều sẽ đổi khác
bây giờ tôi muốn chết đi
vì chính những điều đổi khác đó

Đất nước tôi vẫn tiếp tục lầm than
giữa những ngôn từ trống rỗng
giữa những nguỵ tín đã trở thành chủ nghĩa
ở đó lúc nhúc một bầy đoàn sâu bọ
nhân danh con người

Tôi muốn im như tiếng súng trên quê hương tôi
sao vẫn nghe hoài tiếng nổ
hình như mầm mống của tội ác
vẫn lẩn quẩn đâu đó
trong tâm hồn tôi

Khi chữ nghĩa bắt tôi nói những điều không muốn
trước những trái tai gai mắt
sự an nhiên của tuổi xế chiều bị tước đoạt
tôi tước đoạt chính bản thân mình
khi muốn giết những điều phản bội

12.10.2005

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét