Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

CHÚNG TA KHÔNG LÀM NẮM ĐẤM TRONG TAY NGƯỜI KHÁC - BÙI CHÍ VINH


Không làm nắm đấm trong tay kẻ khác
Chúng ta hoàn toàn tự do
Tự do thiếu ăn, tự do mất ngủ, tự do không yêu, tự do ngưng bài tiết
Tôi sở hữu tự do và tôi mơ

Tôi mơ thấy mình cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa
Thấy lũ thủy tộc tóc đuôi sam Mãn Thanh bám vào da như giòi bọ
Thấy đám hậu duệ Mã Viện lưu manh dựng trụ đồng
Thấy hàng loạt ấn phong “An Nam quốc vương” nằm xếp xó

Tôi tỉnh dậy và được quyền ra tuyên bố
truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn
Nhân danh một thành viên thế kỷ 21 của con Rồng cháu Tiên, tôi khẳng định
Hễ Việt Nam còn một người là còn nước còn non

Tôi lại mơ thấy mình lang thang trên xứ sở lắm tài nguyên
Thấy thác Bản Giốc ngược nguồn về phía Bắc
Thấy công nhân khai thác mỏ bauxite Tây Nguyên lơ lớ tiếng Tàu
Thấy bùn đỏ ứa ra như nước mắt

Không làm nắm đấm trong tay kẻ khác
Tôi tự do viết bài hịch của mình
Sau một ngàn năm làm nô lệ tối tăm cho bọn thiên triều phương Bắc
Chúng ta có quyền chọn con đường đi tới bình minh !

Tháng 10-2011
Bùi Chí Vinh

CÔNG DÂN THỨ 7 TỶ CỦA THẾ GIỚI ĐÃ RA ĐỜI

Bé Danica và mẹ .Ảnh AFP

Danica May Camacho, một bé gái người Philippines sinh ra tại thủ đô Manila vào nửa đêm 30.10, đã được Liên Hiệp Quốc (LHQ) chọn làm đại diện tượng trưng cho công dân thứ 7 tỉ của thế giới.
Công dân Danica May Camacho được sinh ra tại một bệnh viện nhà nước đông đúc tại Philippines, theo AFP

Cân nặng 2,5 kg, Danica May Camacho là một trong vài đứa trẻ trên toàn thế giới được LHQ chọn làm đại diện tượng trưng cho cột mốc dân số toàn thế giới
Bé rất đáng yêu. Tôi không thể tin bé là người thứ 7 tỉ của thế giới”, mẹ của bé Danica nói khẽ khi nâng niu đứa con sơ sinh của mình.
Theo tờ The Guardian, tên của Danica có nghĩa là ngôi sao buổi sớm. Bé là đứa con thứ hai của bà Camille Dalura và chồng là Florante Camacho.
Cha mẹ và đứa bé đã được các quan chức LHQ đến thăm và trao quà. Tổ chức này vốn chọn ngày 31.10 làm Ngày Bảy Tỉ nhằm thu hút sự chú ý với những thách thức trước sự gia tăng dân số thế giới.
Sự chính xác của ước lượng này từng bị nghi ngờ và một số tổ chức lập luận rằng cột mốc 7 tỉ nhiều khả năng chỉ đạt đến vào năm tới.
Tuy nhiên, các quan chức LHQ đã đã công nhận Danica và tặng cho bé một cái bánh nhỏ. Gia đình Danica cũng nhận được một học bổng tài trợ cho việc học hành của bé từ những người hảo tâm và một ít tiền để giúp họ mở một cửa hàng.

(Trích nguồn TNO)

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

THẾ NGUYÊN VÀ NHÓM TRÌNH BẦY - THẾ PHONG


Ngày thứ sáu,21 tháng Mười 2011 ,HTTV có đăng bài Thế Nguyên và nhóm Trình Bầy của Nhà văn Thế Phong theo nguồn vanchuongviet.Sau đó có nhận được thư của Nhà văn Thế Phong cho biết địa chỉ Blog có đăng bài viết này đầy đủ tư liệu hơn .HTTV xin cám ơn Nhà văn Thế Phong và xin được đăng lại nguyên bản bài viết này .

Có hai người cầm bút trong thập niên 60 ở Saigon cùng có bút danh và tên trùng nhau;

a -"Thế Nguyên-Trần Gia Thoại "( 1917- ?) viết sách tiểu sứ nhân vật như "Phan Bội Châu", " Nguyễn Thái Học",vv…Tân Việt xuất bản - đến đỗi sau này Cornell Univeristy Libraries ( Volume 6 -G.K. Hall & Co, Boston 1976). không thể phân biệt được Thế Nguyên -Trấn Gia Thoại đôi tên ngoài thực tế là 2 người khác nhau

b - Sau hiệp định Genève 20/7/1954, nước Việtnam chia hai giới tuyến, cuộc di cư hàng triệu người vào Nam, trong đó có gia đình bố mẹ " cậu quý tử độc nhất ( enfant unique) một gia đình " phú gia địch quốc Nam Định" , và mua nhà tại 291 Lý Thái Tổ ( Saigon 10) tới ngày ông bà qua đời tại đây, kể cả " nhà văn Thế Nguyên -Trần Gia Thoại ". Cậu quý tử học sinh trường Trung học Trần Lục đã cầm bút rất sớm. Hết thuê" manchette báo" ( tuần báo Kỷ nguyên mới), rồi tự làm giai phẩm" Văn Mới" ( tạp chí xuất bản không định kỳ, xin phép kiểm duyệt như sách) - chủ một nhà in Bùi Trọng Hựu ( 150 Võ Tánh, Phú Nhuận) rất yêu văn nghệ, bằng lòng cho in chịu - tới 1970 bắt đầu đứng tên chủ nhiệm tạp chí văn nghệ-Trình bầy, địa chỉ tòa soạn vẫn đặt tại 291 Lý thái Tổ, ( Saigon 10). Đó là tờ tạp chí văn chương " độc lập tài chính" tầm cỡ ở Saigon khi ấy, khác "Sáng tạo"," Thế kỷ 20", "Hiện đại" phải nhận viện trợ Mỹ hoặc quỹ văn hóa Sở Nghiên cứu chính trị, xã hội/giám đốc Trần Kim Tuyến ( mật thám, an ninh chìm thời tổng thống Ngô Điình Diệm ). Bạn bè vừa là học trò vừa làm văn thơ khi ấy của Thoại là Tiệp ( chủ nxb "Tổ hợp Gió" in khá nhiều tiểu thuyết nữ sĩ Lệ Hằng ( ban đầu ký Cao Nguyên Ngọc ), Đinh Trần Nguyễn, Tạ Quang Trung, Pham Thiên Thư, Phan Lạc Giang Đông, vv...nhưng kẻ phụ tá đắc lực nhất chỉ một Diễm Châu - thi sĩ rất không ưa mang tên thật trên giấy khai sinh là Phạm Văn Rao - bèn rao tin " thư ký hộ tịch dốt nát ở Hải Phòng viết chính tả sai ấy mà !". Lúc này Rao đi học, ở nhà với bố mẹ ở 161 Hồng thập Tự, có lối đi sau lên gác, tôi thường hay tới ngủ trọ , khi chưa xoay ra tiền trọ trả chủ nhà. Rao có chụp tôi, qua vài "pô ảnh", một tấm y hệt " văn sĩ thực thụ đang hành nghề"- tấm này sau được in nơi bìa 4 " Nhà văn hậu chiến 1950-1956 / Lược sử văn nghệ Việtnam: 1900- 1956 " ( bản tái bản - bìa nâu) - Rao khen: " đúng là một văn sĩ nhà nghề, nào ai biết cảnh khổ sở này, trốn nợ phải xin ngủ lang ở nhà bạn.?" Giai đoạn này tôi thường gặp Rao, kể cả lần " áp tải " tới Trường Nữ Gia Long thi vấn đáp Tú tài 2 - gặp giám khảo X.. .(, anh ruột người bạn khác, tên Nguyễn Hữu Hưng-) tôi giới thiệu gián tiếp Rao. - cũng lả bạn Hữu Hưng. ( thật ra Rao không biết Nguyễn hữu Hưng ). Đậu xong, Rao vào học Đại học Sư phạm, tốt nghiệp, rồi qua Huê Kỳ du học, sau làm Giám đốc trung tâm ngoại ngữ thuộc Đại học Bách khoa Saigon, thì phải ?( tôi không nhớ chính xác, giai đoạn này tôi không còn liên lạc thường xuyên với Phạm Văn Rao-Diễm Châu .

Khi Trần Gia Thoại trở thành công chức làm ở Khu Tạo tác tại Trại Đào Duy Từ ( Phú thọ) - cùng tôi xúc tiến in sách rô nê ô với tư cách tổng thư ký Đại Nam văn hiến xuất bản cục, Khải Triều quản nhiệm ( công khai in phương danh ở bìa 4 sách ô nê ô - hai vị này đều là tín hữu Thiên chúa giáo ). Tôi nhớ mang máng, khoảng đầu 1963, đi làm về, anh ghé tôi, mang theo những trang bản thảo Hồi chuông tắt lửa đã viết được trong ngày đưa đọc để góp ý. Đâu đó vài tháng sau, anh đưa tập đánh máy stencil bản thảo để tôi đọc và tìm một nhà in rô nê ô tin cậy ở Hai bà Trưng Tân Định in vào ban đêm cho an toàn - hình như tháng 8/ 1963 phát hành cùng tập thơ " Miền lưu đầy" của Ninh Chữ in rô nê ô. Chủ nhà may CAN - Tạ Văn Ân ( tên khai sinh thi sĩ Ninh Chữ) - nhà may lớn tầm cỡ Chua đường Huỳnh Thúc Kháng, Saigon 1 - chuyên may com-lê tổng thống Diệm ) - nằm trên số nhà 10 đường Tự Do - đem thơ rô nê ô mới in tặng chủ xị ban Tao Đàn- Đinh Hùng ( nhân danh CAN , chủ nhà may cắt một bộ com-lê tặng tác giả" Đường vào tình sử") . Còn Thế Nguyên gửi tôi H ồi chuông tắt lửa , nhắc đưa tặng Uyên Thao - trưởng phòng Kiến thức phổ thông Đài - thì đâu đó, chỉ một 2 ngày, ban Tao đàn / chủ xị Đinh Hùng ( nhiều thính giả mến mộ, không giống Thằng phải gió hay phịa" tao đàn, nó hát , đếch ai nghe !"- rồi trên Đài phát bài điểm sách Hồi chuông tắt lửa- Uyên Thao khen cuốn tiểu thuyết hay với cách viết độc đáo của tác giả. Thế là các" cha xứ nhà thờ" thân chế độ họ Ngô ,đùng đùng phẫn nộ, phản ứng quyết liệt :"... sao Đài phát thanh quốc gia lại đọc bài viết khen cuốn tiểu thuyết của tên phản động nội ứng V.C. nào đó , dám vu cáo linh mục có con riêng ?!" Dư luận lùm xùm, gây tiếng vang ồn ào, như chưa từng xảy ra - tất nhiên Đại Nam văn hiến xuất bản cục không thể không dính chấu" ? Có thể vì vậy, ít ngày sau , nhận được một thư lạ- tên người đặc biệt - gửi tới địa chỉ ĐạiNam văn hiến xuất bản cục - thuê bao tại Hộp thư 1123 Saigon. Đó là .Nguyễn văn Trung, 3... Duy Tân, Saigon 3. Thì ra, ông Trung cậy nhờ tôi sắp xếp cho " anh ta" được gặp Thế Nguyên - tác giả một tiểu thuyết Hồi chuông tắt lửa rất" interesting" có một không hai - thời gian này, vì tôi và " anh ta " chưa thể coi nhau là bạn - nên tặc lưỡi : ".. thì cứ đưa thư này cho tác giả, Thế Nguyên sẽ tự quyêt định lấy !".
Vài tháng sau, cuối 1963, chế độ Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ - chứ không - chẳng hiếu" hậu quả cuốn truyện nói về" cha xứ có con riêng ' - từ tác giả, nhà xuất bản, nhà in rô nê ô, người viết bài khen Hồi chuông tắt lửa sẽ ra sao ? Còn một chuyện lạ nữa, dư luận đặt chuyện Hồi chuông tắt lửa chưa chắc đúng là tác giả Nuôi con nhơn tình - vì văn phong khác hẳn - luật sư -thi sĩ T.Q.Tr. ( xin được giấu tên) có sách in trong Đại nam văn hiến hỏi :"... em hỏi điều này, nếu anh biết thì phải trả lời thực" Hồi chuông tắt lửa" do Diễm Châu viết, Thế Nguyên ký tên. Có đúng hay không? ". Trả lời:" Theo tôi biết, trước khi in, mỗi chiều đi làm về, Thế Nguyên mang đến đọc cho nghe từng đoạn trong" Hồi chuông tắt lửa" - tôi tin tác giả "Hồi chuông tắt lửa" và' Nuôi con nhơn tình" là một ".

Nhớ lại có 1 lần ( trước 1963), Thế Nguyên tự lái xe hơi Toyota 800 ( pick up) về Mỹ Tho, ngủ tại nhà bố mẹ vợ anh. Bố mẹ Tăng Hoàng Xinh ( vợ anh) gốc Hoa rất thương yêu rể, hình như nguồn tài chính làm báo có một phần ông bà ấy bỏ ra. Tối đầu tiên ở Mỹ Tho, Thế Nguyên rủ tôi đi đò sang mấy cồn ở Bến tre chơi - tôi lắc đầu từ chối ( mà trước đó đã rất thích) - không nói ra cho anh hay, thi sĩ Thế Viên ( thiếu úy Hồ thế Viên phụ trách An ninh quân đội tại đây) và Đỗ Kiến Mười ( trưởng ty cảnh sát Mỹ Tho) cho biết "... bạn sang để ở hẳn bên đó thì hãy sang thăm cồn Bến Tre - toàn VC không hà... ?" ( Thế Viên là bạn thân văn chương , còn Mười - bạn ở Thư viện Quốc Gia xưa, thường gặp tôi ăn " cơm tây cầm" ( bánh mì ) buổi trưa, gọi đùa " Mít tờ Xạc " - mà khi đó tôi đâu có đeo kính cận và mặc" quần soọc" như ' trung sĩ quân dịch Jean-Paul Sartre " đâu ?!).

Khi ấy, tôi không biết vợ Thế Nguyên có một chị hai cùng làm ở Khu Tạo tác, trước ở Mỹ Tho, rồi Cần Thơ với Thế Nguyên . ( chị Hai nấu món" ra -gu" bò rất ngon - sau này là" chị nuôi" - đầu bếp một vị cán- bộ- lớn - cực- kỳ tại Cục R)- cứ theo tin thông tấn " Ba-bê-xu", thì Thế Nguyên đã được móc nối theo Giải phóng miền Nam từ khi thành lập vào cuối 1960. Ngay từ đầu năm 1960 Thế Nguyên rủ tôi về Cần Thơ chơi- tôi ở đây hàng tháng trời, ban ngày rong chơi, hẹn nhau ăn trưa, tối ở quán, tối ngủ ở nhà thuê gần bờ sông, hướng đi Sóc Trăng ( anh ta xin đổi về Khu Tạo tác Cần Thơ để làm việc cùng sở với chị hai bên vợ ) .Đã có dư luận cho rằng : "... Giải phóng miền Nam cấp tiền xuất bản nhật báo" Làm dân" - tin này không phải "vô căn cứ "- vậy ra chị Hai bên vợ Thế Nguyên đã móc nối cậu em rể đã từ rất lâu sao ?! Sau đó, vây quanh anh ta có đủ thành phần: cựu linh mục Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Ngọc Lương, đại úy Quân đội nhân dân vào vai " địch hậu" di cư vào Nam, trở thành nhân viên làm Đài phát thanh Saigon ( bút danh Nguyễn Nguyên), Trần Tuấn Nhậm, Trần Quang Long ( tác giả" Bông cúc vàng" Nxb Trình bầy in) vv... ( xem thêm ở cuối trang - Ban biên tập Trình bầy.)

30 / 4/ 1975 sau Saigon - Thế Nguyên nhân viên tờ tuần báo Văn nghệ tp. HCM - hình như chỉ được cấp trên giao trọng trách thầy cò sửa lỗi bài in, Ít lâu lâu, Thế Nguyên không tới sở làm, không l tới lĩnh lương - "cán bộ biên chế "nằm lì ở nhà" say như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng " trong khói nàng phù dung ảo huyền"- rồi bất ngờ qua đời lãng xẹt ở Bệnh viện Chợ Quán - chính nạn nhân chẳng mấy vui - mắt mở không cần ai vuốt- vậy là tác giả" Hồi chuông tắt lửa " ra đi, ngọn lửa hừng đã tắt ngúm thật rồi!

Còn Phạm Văn Rao-Diễm Châu và Phạm Thị Sáng - được một nhà văn Pháp bảo lãnh, anh chị" chôn chân"ở Strasbourg "- và có một lần cuối, anh trở về thăm Hà Nôi trước, Saigon sau. Nhà báo Quốc Thái gọi điện thoại mời gấp tới quán 27 Nguyễn thị Diệu gặp bạn cũ. Bắt tay trò chuyện, rồi tôi chở anh ngồi sau xe gắn máy về nhà - tôi lấy 1 bản cuối cùng Hồi ký ngoài văn chương- bản in ở Huê Kỳ- ký tặng. Anh nói nhiều hơn tôi, tiếc cho tôi " dù bơi giỏi, con rái cả vẫn sải cánh trong ao tù". Tiễn ra cửa, nhìn cánh cửa sắt" sao cửa sắt nhà bạn ta cao thế nhỉ, hơn 4 mét phải không ?"Tôi chỉ nói ít lời, hỏi thăm cô Mận - cô em gái duy nhất của anh hiện ở đâu? Và ông anh cả thì sao nhỉ?. " Trả lời nhát gừng: ".... nó ở Mỹ ông ạ!".
Khách sạn anh trọ ở Saigon ở đầu đườngTrần Kế Xương, thuộc Phường 7/ Phú Nhuận. Một khách sạn không trưng bảng hiệu - biệt thự ba bốn tấm chi đó - khách đến do giới thiệu truyền miệng với chủ nhân có " gốc đạo Thiên chúa"- đối diện là quán cà phê NOIR . Nhìn dồng hồ quá 10 giờ đêm, quá trễ nên không thể cụng ly" đen" lần 2 tại đây rồi. Nào đâu có biết đó là lần cuối gặp anh. ! Rõ tiếc !

Thi sĩ Diễm Châu qua đời do anh Lan báo tin- cuối năm 2006- thì 27/2/ 2007 chẳng nhớ ai đã gọi điện thoại báo ": ... cựu linh mục Nguyễn Ngọc Lan đã nghe tiếng được Chúa gọi , giã từ cuộc đời rồi ! "-" Thế ra hai tên bạn quí đã đóng tròn " tuồng tích cuộc đời " rồi sao ? ! tôi tự nhủ vậy "!

*Giờ này - tôi còn giữ được tờ Trình bầy duy nhất - đề ngày 15/1 1-2-1971/ xuân tân hợi - và trang cuối có mục lục :


TRẦN ĐỖ DŨNG:Tết, ngày hội lớn của dân tộc, 4 - NGUYỄN KHẮC NGỮ " Tranh tết Việt-nam , 12 - HOÀNG NGỌC NGUYÊN: Thé giới năm bẩy mươi, 23 - NGUYÊN SA : Công tử Nguyên Sa, thơ, 41- Mưa, thơ, 42 - Bài thơ cho tập thơ bị kiểm duyệt , 117 - DIỄM CHÂU : - Trong nguồn cơn đó, thơ, 44 -Một năm chống áp bức, 61 - NGUYỄN QUỐC THÁI -Tiếng đàn của người không với tới mùa Xuân , thơ, 46 - THẾ NGUYÊN: Buổi chiều, trên một quốc lộ, truyện, 49 - TRẦN TUẤN NHẬM : Việt- nam, năm tân-hợi, 54 - NGUYỄN ĐĂNG THƯỜNG: Tiểu thuyết, truyện, 67 - NGUYỄN NGUYÊN : Cái đầu lân , truyện, 72 - THẾ PHONG : Hãy tự hào là người Việt-nam, thơ, 79 - MAI TRUNG TĨNH : Cái chết vỗ về, thơ, 87 - Quê hương, thơ, 88 - NGUYỄN MAI : Những ngày quên ăặt trời trên đầu, truyện, 90 - HOÀNG NGỌC BIÊN: Người đạp xe vào thành phố buổi sáng, truyện, 95 - Nhân vật năm 1970, 130 –


DU TỬ LÊ : Khi ở biển với T. Ch., thơ, 103 - CHU VƯƠNG MIỆN : Đông phương, thơ, 106 - CAO THANH TÙNG : Giọng kèn tiếng quyến rũ, 111 - NGUYỄN ĐỒNG ; Tranh tết, 125.

TRÌNH BẦY
Tạp chí văn hóa chính trị xã-hội - ra ngày 1 và 15 mỗi tháng
logo TB Chủ nhiệm kiêm chủ bút: Thế Nguyên.
(*) Tổng thư ký : Diễm Châu .

Biên tập : Lý Chánh Trung , Thanh Lãng, Đỗ Long Vân, Phạm Cao Dương, Nguyên Sa, Nguyễn Văn Trung, Thảo Trường, Nguyễn Khắc Ngữ, Trần Tuấn Nhậm, Nguyễn Quốc Thái, Tôn Thất Lập, Thế Nguyên, Hoàng Ngọc Biên , Nguyễn Đồng, Nguyễn Nguyên , Trần Đỗ Dũng, Hoàng Ngọc Nguyên, Du Tử Lê, Cao Thanh Tùng .

Quản lý : Tăng Hoàng Xinh.

Tòa soạn : 291 Lý Thái Tổ - Saigon .

(* : logo tạp chí Trình bầy + nxb Trình bầy - Thế Nguyên cậy tôi (T.P.) , nhờ họa sĩ Vị Ý vẽ" chùa "- không có nhuận bút ".( khi ấy họa sĩ ở đường Nguyễn Tiểu La, Saigon 10). TP chú thích.

ngày 20 / 10 / 2011, viết thêm :

.... nh
c đon Dim Châu qua đi được Nguyn Ngc Lan báo tin - tôi có ý đnh dn chng mt bài thơ Dim Châu tng N.N.Lan - sau khi đc" Ch nht hng gia mùa tím " - và tìm mãi không biết sách nm k nào- đành chu. Bây gi tìm được hn thp lên / nguyn ngc lan ( không viết ch hoa - bdc ) /Nxb Trinh bày -Strasbourg - Salt Lake 2000 - tác gi rt thích bài thơ , t ý đưa vào " thay li ta".

THAY L
I TA
Có nh
ng người va đi va phòng ng
và lâu d
n đường tr thành pháo đài
có nh
ng người nim tin không lay chuyn
hòn đt cc st
và lâu d
n h biến thành khonh vườn thanh kiếm
có nh
ng người ly miếng ăn làm thiên đường
và lâu d
n cơn đói tr thành đa ngc
có nh
ng người mơ li Chúa nht hng gia mùa tím *
và mãi mãi trong tim
m
t sc tím hng đng li

Ôi m
t người còn đó**
Leo lét ng
n đèn chu!
Di
m Châu
( L
Trn, Strasbourg, X. 1999 )

-----
* - m
t tác phm xut bn "chui", in la vào 1997 ca tác gi Nguyn Ngc Lan - tôi đã nhc trong
" 5000 ki-lô-mét xuyên Vi
t / Thế Phong ( Nxb Thanh niên 2007) - do trưởng nam mc sư Chánh ( Báp tít / Saigon ) in n , tn đâu khong 250 usd cho 1000 cun - bìa đ nxb Tin Paris 1997. Tôi ch tác gi phía sau xe gn máy, luôn ngonh nhìn phía sau xem có " đuôi' không ? .Còn nh khá rõ, trước khi ch anh Lan v nhà trên đường Tân Phước. qun 10 - tôi đưa ti Vin Mác-Lê Nin & Tư tưởng HCM ti tp HCM trong hm Ngô Tùng Châu ,Q.1 - ly c gp giám đc Bùi Hu Khánh ( quen tôi) đ " ct đuôi theo dõi "! ( nếu có).

.** - " Ôi m
t người công chính còn đó "- anh Lan t ý bôi hai ch" công chính". Qu tôi t Chúa khiêm nhường đến đ điu ! ( T.P chú thích).



Nguồn : http://thang-phai.blogspot.com

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

ÁC MỘNG - ĐINH HÙNG





Niềm khát vọng, ta ghi vào huyết sử,
Dưới chân em, Thơ lạc mất linh hồn
Ta đau xót trong mỗi giờ tình tự,
Ta khóc nhiều cả những lúc trao hôn

Đời tàn tạ, Em đừng ca hát nữa:
Hội thanh bình, cuộc sống gượng vui thôi
Ta muốn điên vì khóe miệng em cười,
Ta cuồng dại bởi nghìn câu em nói
Nhan sắc ấy chớ nên tàn nhẫn vội,
Tình mất rồi! Oán giận đã mênh mông
Chớ thờ ơ! Ta nổi giận vô cùng,
Nhiều ác mộng hằng len vào giấc ngủ

Ta quên hết! Ta sẽ làm Bạo Chúa,
Sống nghìn năm, ngự trị một lòng em
Cuộc ân tình ghê rợn suốt muôn đêm
Nào ai tiếc thương gì thân mĩ nữ!
Tay mỏi ôm sẽ dày vò nhung lụa,
Phấn hương nhàu, tan tác áo xiêm bay
Ta bắt em cười, nói, bắt em say,
Ta đòi lấy mảnh linh hồn bỡ ngỡ
Ôi! Ly rượu em dâng toàn huyết đỏ
Ta uống cùng dòng lệ chảy đêm xưa,
Để ưu tư, hờn giận với nghi ngờ
Về hiển hiện, bóng ma kề bên gối
Bao hoan lạc! Sau những giờ tội lỗi,
Một mình Em sửng sốt đứng bên giường,
Ngắm ta nằm say giấc ngủ đau thương,
Ta run sợ bỗng thấy lòng tê tái.


Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

CHIỀU NỘI THÀNH - LƯU NGUYỄN


Vạt nắng đọng trên bờ thành cổ
mặt hồ gợn nhẹ gió lao xao
sen cuối hạ mãn khai vài cánh rụng
chiều nội thành khép kín âm hao.

Nỗi đợi có bào mòn trí nhớ
thì em vẫn ngày cũ khôn nguôi
những mùa hạ phượng cười rực rỡ
đôi mắt hôm nào, ơi đôi mắt có đuôi.

Cứ mỗi hạ ta lại về với Huế
hy vọng mong manh một buổi tình cờ
em xuất hiện như chuyện tình em đã kể
những chuyện tình quanh chiếc nón bài thơ.

Mùa hạ đến, mùa hạ đi, cứ thế
phượng nở, phượng tàn, em vẫn biệt tăm
dẫu đã biết là mò kim đáy bể
mà cớ sao chẳng thể cam tâm.

Mùa hạ Huế bỗng dưng buồn như thế
bởi vì em, em có biết hay không?

L N

Trích thi tập Trái Tim Người Biết Yêu

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

CAO HUY KHANH - VN HỒ SƠ HẬU CHIẾN 1975 - 2011 ( KỲ 90 )



NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ

901, 902 - Bé Ký & Hồ Thành Đức
TÌNH THƯƠNG CHO TRẺ MỒ CÔI
Vợ chồng họa sĩ Việt kiều Mỹ: Vợ sinh 1938 tại miền Bắc; chồng sinh 1940 tại Đà Nẵng. Sống ở Mỹ (2011).

Lấy nhau năm 1964, cả 2 là họa sĩ nổi tiếng miền Nam trước 1975.

Vợ chuyên vẽ lụa với phong cách ký họa đơn giản nhưng độc đáo đầy tính dân tộc bán thị trường rất đắt khách. Chồng chuyên sơn dầu mang phong cách hội họa Tây phương hiện đại.

Sau 1975 không chấp nhận tiếp tục vẽ theo yêu cầu của chế độ: “Tôi không thể vẽ theo lối đó vì như thế là không trung thực… Chúng tôi có thể làm mọi thứ để mà sống còn nhưng khi vẽ tranh thì chúng tôi cần thể hiện cảm nghĩ của riêng mình.” (Bé Ký).

Bởi vậy năm 1977 vượt biên bị bắt, chồng nằm tù 2 năm còn vợ được cho về nhà nuôi con (4 con).

Sau khi chồng ra tù cả 2 vẫn kiên quyết không cầm cọ vẽ nữa, tìm cách khác kiếm sống qua ngày.

Đến năm 1989 mới được bảo lãnh theo diện ODP đi Mỹ.

Trên đất Mỹ 2 vợ chồng bắt đầu vẽ lại, triển lãm nhiều ở Mỹ lẫn các nước ngoài như Pháp, Ba Lan, Nhật Bản, An Độ…

Vợ vẫn vẽ về đề tài con người, đất nước quê hương mộc mạc: “Vì thời thế tôi phải giã từ nơi chốn thân yêu nên lòng tôi vẫn luôn nhớ quê hương. Từ trước tới nay tôi vẫn vẽ tất cả hình ảnh mang bóng dáng sinh hoạt quê hương…”

Riêng chồng bây giờ còn vẽ nhiều về thân phận trẻ mồ côi trong chiến tranh như chính cảnh ngộ cả 2 vợ chồng từ thủa nhỏ.

Cũng vì thế thường xuyên góp tranh góp tiền tặng các quỹ từ thiện giúp đỡ trẻ em nghèo, khuyết tật. Từ đóng góp đó năm 2010 cả 2 được một tổ chức từ thiện vì trẻ em ở Mỹ trao tặng Giải thưởng “Cảm thông” cống hiến cho sự nghiệp săn sóc trẻ thơ bất hạnh.

903 – “Chà Và” Hương
TRÙM DU ĐÃNG THÀNH VÕ SƯ
Võ sư võ dân tộc tên thật Ngô Văn Hương sinh 1940 tại Long An. Sống ở TPHCM (2011).
Trước 1975 là trùm du đãng Sài Gòn cùng thời với những Đại “Cathay”, Tín Mã Nàm, Sơn “Đảo”, Minh “Cầu Muối” từng tiếng tăm lừng lẫy một cõi. Biệt danh “Chà Và” Hương do lai Aán Độ, có ngón tuyệt chiêu là đòn đánh cùi chỏ chết người.

Lấy vợ người Huế gốc hoàng tộc nên gia đình vợ không bằng lòng. Vì vậy trước 30.4.1975 nhân tình hình lộn xộn gia đình vợ đã ép người vợ di tản đi Mỹ một mình. Sau đó cắt đứt liên lạc luôn giữa đôi bên, nói với chồng là vợ mất tích và nói với vợ là chồng đã chết.

Còn lại một mình sau 75 trong tình hình chế độ mới bài trừ tệ nạn xã hội nên đành tìm cách trốn tránh, rút lui quay về nhà mẹ ở Hóc Môn mở lớp dạy võ. Một thời gian sau chuyển qua Củ Chi làm nghề bốc thuốc chữa bệnh, nghề học được từ hồi luyện võ.

Bây giờ đã toàn tâm toàn ý quyết tâm rời bỏ chốn giang hồ mưa máu gió tanh trở về làm người lương thiện nên khi băng nhóm tội phạm Năm Cam biết danh mời gia nhập làm ăn đã thẳng thắn từ chối.

Khi Liên đoàn Võ Cổ truyền VN được thành lập đã được mời nhận chức võ sư cố vấn.

Bất ngờ năm 2005 mới biết được sự thật về cuộc chia tay với vợ ngày xưa liền tìm cách liên lạc. Và năm 2005 đôi vợ chồng cũ đã được trùng phùng khi cả 2 đều đã gần thất thập cổ lai hy.

904 – Dương Thiệu Tước
VĨNH BIỆT “NGỌC LAN”
Nhạc sĩ sinh 1915 tại Hà Đông – Mất 1995 ở TPHCM (81 tuổi).
Thuộc dòng dõi danh gia văn nghệ đất Bắc từ 2 nhà thơ cổ điển Dương Khuê, Dương Lâm đến Dương Quảng Hàm, Dương Tường, Dương Thiệu Tống, Dương Thu Hương, Dương Thụ sau này…

Có năng khiếu âm nhạc từ nhỏ, học cả đàn nguyệt, đàn tranh lẫn đàn dương cầm, ghitar, ghitar hawai. Từ đó đã sớm nổi danh từ những ca khúc vang vọng âm hưởng dân tộc theo ý hướng kết hợp âm nhạc cổ truyền với tân nhạc phương Tây như “Tiếng xưa”, “Chiều”, “Thuyền mơ”…

Năm mới 19 tuổi đã lấy vợ con nhà quyền quý, sinh 3 trai 2 gái.

Nhưng năm 1951 mới gặp mối tình “sét đánh” Minh Trang tại Hà Nội để đến 1954 di cư vào Nam lấy làm người vợ thứ hai hợp thành một đôi uyên ương văn nghệ tài danh một thời.

Đây là một mối tình gần như “tiền định’ bởi trước khi gặp nhau, nhạc sĩ từng làm nên bài “Đêm tàn Bến Ngự” 100% chất Huế trong khi Minh Trang lại xuất thân con nhà quý tộc đất thần kinh. Đã có một đời chồng cũng dòng hoàng tộc nhà giáo địa vị cao quý xứ cố đô, sinh được 2 con. Sau khi chồng mất mới vào Sài Gòn trở thành ca sĩ Minh Trang vang danh miền Nam sánh ngang hàng với 2 “Minh” khác ở 2 miền lúc đó là Minh Đỗ (miền Bắc) và Minh Diệu (miền Trung).

Từ mối tình định mệnh đó đã khai sinh ra 2 bài hát để đời nữa là “Ngọc Lan” (ám chỉ tên thật của vợ là Ngọc Trâm, nghệ danh Minh Trang là ghép tên 2 con đời chồng quá cố) và “Bóng chiều xưa”.

Vợ chồng DT Tước - Minh Trang sinh được 1 trai 4 gái, chồng đàn vợ hát đài phát thanh (đến đầu thập niên 60 vợ nghỉ hát do mắc bệnh suyễn). Con gái Quỳnh Dao đời chồng trước của vợ lớn lên hợp cùng 3 em gái đời chồng sau thành một ban tứ ca nữ rất trình độ, duyên dáng được khán giả yêu thích thời này.

Đến 30.4.1975 vì có người con trai duy nhất sĩ quan VNCH đã bị bắt làm tù binh ở Chu Lai (Quảng Nam) nên 2 vợ chồng phải ở lại chờ tin con.

Sau đó chồng bị cho nghỉ việc đài phát thanh khiến cả nhà lâm vào cảnh khốn khó như bao gia đình “Ngụy quyền” khác thời này chạy ăn từng ngày, bán đồ đạc trong nhà để đong gạo, hết đồ bán thì ra ngồi chợ trời.

Năm 1978 con trai (chịu chế độ tù binh chứ không phải chế độ cải tạo) được thả về. Khi đó vợ mới quyết tâm đưa con đi vượt biên nhưng chồng lại không muốn đi. Năm 1979 vợ cùng các con – cả 2 con đời trước – vượt biên đến Thái Lan sau đó nhập cư Mỹ.

Bản thân ở lại một mình, may mà được 2 con đời vợ trước vẫn lui tới chăm sóc (bà vợ trước cũng vào Nam từ 1954 vẫn ở vậy nay cũng qua Đức sống với con trai).

Năm 1980 có thêm mối tình an ủi cuối đời với một cô học trò trường nhạc, thêm được một con trai nữa.

Còn người tình Ngọc Lan thì mãi đến 15 năm sau khi tác giả của nó mất mới qua đời trên đất khách quê người mà không còn thấy đâu “dòng suối tơ vương mắt thu hồ dịu ánh vàng… nhành liễu nghiêng nghiêng tà mây cánh phong nắng thơm ngoài sân…”

905 - Đan Thọ
CHIẾC KÈN LƯU VONG
Nhạc sĩ Việt kiều Mỹ tên thật Đan Đình Thọ sinh 1924 tại Nam Định. Sống ở Mỹ (2011).
Di cư 1954 vào Nam trở thành nhạc sĩ có tiếng với ca khúc được nhớ nhiều “Tình quê hương” (phổ thơ Phan Lạc Tuyên), “Chiều tím” bên cạnh khá nhiều bài hát nhớ Hà Nội như “Vọng cố đô”, “Bóng quê xưa”, “Xa quê hương”…

Với 2 nhạc cụ ruột vĩ cầm và kèn saxophone mang từ Hà Nội vào đã chơi nhạc tại đài phát thanh và phòng trà. Là người đầu tiên biểu diễn saxophone ở các nhà hàng, vũ trường Sài Gòn.

Sau 75 vẫn ở lại TPHCM, gặp lại bạn cũ nhà thơ Phan Lạc Tuyên từ miền Bắc vào.

Đến năm 1985 mới đi Mỹ, không quên đem theo 2 bạn tri âm violon và saxophone.

Trên quê người trở lại chơi nhạc ở California. Đến năm 1994 tổ chức buổi diễn cuối cùng chia tay bạn bè và người đồng điệu để chuyển về sống ở TP New Orleans thuộc bang Lousiana gần con cái.

Năm 2005 xảy ra trận bão dữ Katrina càn quét New Orleans khiến cả 2 vợ chồng phải chạy nạn. Trong cơn bão cả 2 nhạc cụ thiết thân – đàn vĩ cầm và kèn saxophone – không may bị… rơi xuống nước bị sóng nước cuốn đi. Cây saxophone trôi mất dạng, còn cây vĩ cầm may vớt lên được song về sau không chữa được, âm thanh kéo lên vẫn rè không ra tiếng!

Cuối cùng đành treo cây vĩ cầm lên tường phòng ngắm cho đỡ nhớ xem như một kỷ vật lịch sử 2 lần tha hương may mà còn sống sót như chính chủ nhân nó.

906 – Đinh Cường
HỘI HỌA CỨU RỖI
Họa sĩ Việt kiều Mỹ tên thật Đinh Văn Cường sinh 1939 tại Bình Dương. Sống ở Mỹ (2011).
Tự xem là một “người con của Huế” tuy sinh ở miền Nam nhưng ông nội người Nam bộ từng ra làm việc ở Huế thời nhà Nguyễn lấy vợ Huế. Vì vậy năm 1959 đã ra Huế học trường Cao đẳng Mỹ thuật rồi ở lại Huế dạy vẽ và lấy vợ Huế.

Tại đây gia nhập nhóm văn nghệ sĩ Huế nổi tiếng thời này gồm Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha, Trịnh Công Sơn, Bửu Ý, Trịnh Cung, Lê Thành Nhơn, Đỗ Long Vân… Bản thân trở thành họa sĩ tiếng tăm (sơn dầu) nhiều lần triển lãm trong nước và quốc tế, đoạt giải thưởng quốc gia.

Sau trận chiến Mậu Thân 1968 ở Huế, nhóm này xem như tan rã khi HP Ngọc Tường ly khai vào chiến khu theo cộng sản, Ngô Kha bị mật vụ Huế thủ tiêu, Trịnh Công Sơn bỏ vào Sài Gòn. Nhưng bản thân vẫn ở lại gắn bó với Huế chứng kiến những biến cố lịch sử tang thương của Huế từ Mậu Thân 68 đến Mùa hè đỏ lửa 1972 lẫn làn sóng chạy nạn vào Đà Nẵng tháng 3.1975.

Và sau 30.4.1975 lại có dịp chứng kiến sự xuất hiện của chế độ mới – chế độ cộng sản kiểu sơ khai mang danh Cách mạng – trên đất cố đô.

Tuy bạn thân HP Ngọc Tường trở về song mình vẫn bị chế độ mới nghi kỵ – cũng như Trịnh Công Sơn – bắt “kiểm điểm” tội “hợp tác với chế độ Ngụy” và đưa đi tham gia lao động sản xuất để lấy cảm hứng sáng tác. Nhưng cũng nhờ vậy cùng TC Sơn quen biết với giới văn nghệ sĩ trí thức tiến bộ miền Bắc đồng cảm như Văn Cao, Nguyễn Tuân, Bùi Xuân Phái, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Phùng Quán, Thái Bá Vân, Hoàng Ngọc Hiến…

Vài năm sau đưa gia đình vào TPHCM – cũng là lúc Trịnh Công Sơn “trốn” vào đây - bản thân làm báo Tin Sáng phụ trách khâu trình bày, còn vợ nguyên cô giáo nay ngồi bán thuốc lá lề đường nuôi con ăn học.

Tuy nhiên cuộc sống chưa khá được thì báo Tin Sáng bị đóng cửa phải quay qua làm đủ thứ nghề tạm bợ đại khái để kiếm sống. Nhưng vẫn cố gắng không bỏ cọ vẽ: “Tôi đã vẽ trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi chốn. Có những lúc gần như tuyệt vọng nhưng tôi vẫn tiếp tục vẽ…”

Năm 1989 mới cùng gia đình đi Mỹ định cư.

Bấy giờ mới có nhiều thời gian, điều kiện tiếp tục sự nghiệp hội họa, vẽ nhiều, triển lãm nhiều vẫn hướng về mảng đề tài quen thuộc người phụ nữ Huế trang nhã trên nền phong cảnh lãng mạn sương mù gió sớm Huế.

May mắn thay bao nhiêu gió bụi cuộc đời trần ai khổ ải, bao nhiêu cảnh vật đổi sao dời, bao nhiêu người qua đây rồi bỏ đi mất hút vẫn không làm mờ phai đi bản chất người nghệ sĩ trầm lặng giàu nội tâm luôn gắn bó thiết tha với Huế với quê hương, bạn bè. Dù phải trải qua, trả giá cho một phần đời mất mát.

Kỷ niệm quê hương bạn bè đậm đà thúc giục thường xuyên về nước. Về TPHCM, ra Huế thăm bạn bè, triển lãm (thêm mảng chân dung Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn) như một lời cảm ơn cuộc đời cho mình ân sủng còn được “tiếp tục vẽ, tiếp tục suy nghiệm để thấy mình được cứu rỗi.”

Đó cũng là con đường cứu vớt dành cho người nghệ sĩ & nhân chứng thời đại – một nhân chứng thầm lặng sống qua cả thời chiến tranh đến hòa bình, cả 2 chế độ từ bao cấp đến bắt đầu Đổi Mới - tồn tại bằng cách tự mình tìm kiếm một cách cân bằng giữa quá khứ và hiện tại, giữa hiện tại và tương lai, giữa thực tế và mộng mơ, giữa cuộc đời và ảo tưởng… Tất cả dựa trên niềm tin vào tình người – bắt đầu từ bản thân biết cảm thông, bao dung tha thứ -- để tránh khỏi bị rơi vào vòng xoáy của chính trị lạnh lùng tàn nhẫn.

Như chiêm nghiệm của Paul Klee ứng vào chính bản thân mình: “Lạ lùng thay cho phần số tôi: Quân bình giữa cuộc đời này và một cõi đời khác, giữa ranh giới những gì đã qua và những cái nhãn tiền”.

907 – Đỗ Lễ
“SANG NGANG” BẾ TẮT
Nhạc sĩ Việt kiều Mỹ tên thật Đỗ Hữu Lễ sinh năm 1941 tại Hà Nội – Mất 1997 ở TPHCM (57 tuổi).
Di cư 1954 vào Nam trở thành nhạc sĩ có tiếng trong trào lưu nhạc tình ủy mị, được biết nhiều qua ca khúc não nùng “Sang ngang” sáng tác 1956.

Là một con người nhiều mâu thuẫn nội tâm, từng đi thi đoạt giải… Lực sĩ Đẹp năm 1965 song bản chất lại yếu đuối bi lụy dễ chán nản buông xuôi khi gặp nghịch cảnh. Như thất tình một nữ ca sĩ tài danh thời đó mới làm nên bài “Sang ngang”.

Sau đó lấy vợ cũng là một nữ ca sĩ, có 3 con. Bắt tay làm sô ca nhạc truyền hình ăn khách “Thời trang nhạc tuyển”.

Nhưng gặp biến cố 30.4 gia đình rơi vào cảnh túng quẫn, vợ bỏ đi lấy chồng khác vượt viên qua Mỹ.

Còn một mình ở lại mở lớp dạy nhạc tại nhà đắp đổi sống qua ngày. Rồi lấy vợ mới.

Năm 1994 được anh trai bảo lãnh cả 2 vợ chồng đi Mỹ định cư tại Philadelphia.

Đột ngột năm 1997 một mình quay về nước thuê nhà trọ ở trong hẻm TPHCM rồi đang đêm… uống thuốc ngủ tự tử để lại 2 lá thư tuyệt mạng cho vợ và người bạn thân!

Một trường hợp nghệ sĩ tâm hồn quá nhạy cảm không chịu đựng nổi sức ép thực tế cuộc đời phũ phàng khi bị đẩy đến hoàn cảnh sống không mong đợi không thích nghi – kể cả đã qua Mỹ – về không được ở không xong.

908 – Hà Nguyên Thạch
“CHẠY QUANH ĐỜI”
Nhà thơ tên thật NguyễnVăn Đồng sinh 1942 tại Đà Nẵng. Sống ở Vũng Tàu (2011).
Tốt nghiệp ĐH Sư phạm Huế môn văn ra đi dạy ở Quảng Ngãi.
Tại đây lấy vợ mở ra con đường hoạn lộ thênh thang thăng chức phó giám đốc Sở Giáo dục tỉnh. Song song làm thơ đã in một tập “Chân cầu sóng vỗ” được đánh giá cao.

Nhưng là tập thơ có một tựa đề mang tính chất định mệnh bởi đến 30.4.75 thuộc diện quan chức “Ngụy quyền” phải đi cải tạo đến 7 năm. Trở về thì vợ đã ôm con vượt biên cắt đứt luôn liên lạc. Đúng là chỉ mới đây thôi mà bao nhiêu nước đã chảy qua cầu!

Muốn vượt biên tìm vợ con thì không có tiền, có được cho đi cũng bất thành. Thế nên một thân một mình bơ vơ 2 bàn tay trắng đành bỏ vào TPHCM sống nhờ bạn bè.

Làm đủ thứ lao động chân tay phụ bán cà phê, bán bún bò, đi bỏ mối hàng lặt vặt… Suốt ngày đạp chiếc xe đạp ọp ẹp cọc cạch chạy loanh quanh thành phố hang cùng ngỏ hẹp, tối về ngủ ké nhà bạn bè, có khi ngủ lang vỉa hè cù bơ cù bất như dân bụi đời chính cống.

Từ đó tức cảnh sinh tình:
“Còn chén rượu sầu lòng chưa uống cạn
Nên làm thơ còn có nghĩa chờ say.
Khi say khướt sẽ quay cuồng hoài vọng
Chạy quanh đời nghe hồn nhẹ như mây…”

May sao cuối cùng trời cũng ngó lại khi lưu lạc xuống Vũng Tàu tìm được mối tình cưu mang từ đó nâng mình đứng dậy vượt qua khó khăn tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm cuộc đời. Được mời dạy đại học nghề ruột môn văn ngày nào sống cũng tạm ổn còn có dịp vui vầy với bạn bè qua thời cùng khổ…

909 – Hoài Linh
CHẾT ĐÚNG NGÀY 30.4
Nhạc sĩ tên thật Lê Văn Linh sinh 1925 tại miền Bắc – Mất 1995 ở TPHCM (71 tuổi).
Năm 1954 di cư vào Nam.
Trở thành nhạc sĩ tên tuổi trong làng nhạc tình ướt át – “nhạc sến” – với các ca khúc ăn khách ”Quán nửa khuya”, “Nỗi buồn gác trọ”… Có biệt tài đặt lời nhạc nên còn đặt lời cho nhiều bài hát khác của bạn bè.

Nhờ khả năng sáng tác nhạc nên được nhận vào đoàn văn nghệ cảnh sát quốc gia đóng lon trung úy.

Cũng vì vậy mà sau 1975 đương nhiên phải đi cải tạo.

Sau khi được trả tự do, trở về sống với gia đình trong cảnh nghèo khó mặc cảm. Từ đó sinh ra bệnh nặng tai biến nằm liệt giường một thời gian mà không tiền chạy chữa thuốc thang.

Cuối cùng ra đi đúng ngày lịch sử 30.4… đúng 20 năm sau!

910 – Hoàng Ngọc Biên
MƠ LÀM “NGƯỜI KHÔNG CÓ TRÁI TIM”
Nhà văn, họa sĩ Việt kiều Mỹ sinh 1938 tại Quảng Trị. Sống ở Mỹ (2011).
Thuộc dòng họ Hoàng nổi tiếng ở Quảng Trị (Hoàng Thi Thơ, Hoàng Phủ Ngọc Tường…).
Tài hoa, đa năng, vào Sài Gòn làm Bộ Giáo dục vừa viết văn, dịch truyện dịch thơ, vẽ tranh, trình bày báo… Tất cả đều theo khuynh hướng cấp tiến hiện đại kể cả trong quan điểm sống và hành động cảm tình thiên tả (trong ban biên tập tạp chí Trình Bầy có xu hướng chống chế độ Sài Gòn).

Bởi thế sau 1975 vẫn ở lại TPHCM thể hiện ý hướng hợp tác hòa hợp dân tộc xây dựng lại tất cả sau chiến tranh. Cộng tác với nhật báo Tin Sáng (phụ trách trình bày) của nhóm trí thức nhân sĩ tiến bộ miền Nam được Nhà nước cho phép xem như tạo một đầu mối trung gian với chế độ mới cộng sản với lớp thị dân chưa “quen” với cộng sản.

Nhưng được vài năm thì Tin Sáng bị đóng cửa “hoàn thành nhiệm vụ” buổi giao thời cộng sản.

Dù vậy vẫn cố tiếp tục có những đóng góp về mặt cải tiến trình bày báo, sách, cộng tác với báo Thanh Niên, báo Tuyến Đầu của lực lượng Thanh nhiên Xung phong TPHCM… Giúp đỡ, hướng dẫn cho thế hệ văn nghệ trẻ miền Nam, là thầy của Nguyễn Nhật Ánh, Đỗ Trung Quân vừa trở về từ TNXP…

Tuy nhiên, cuối cùng cũng hết trụ nổi với niềm tin xã hội chủ nghĩa nên năm 1991 đành dứt áo ra đi qua Mỹ theo diện bảo lãnh (còn để lo cho tương lai 2 con trai).

Tại Mỹ càng tiếp thêm sức sáng tạo, tiếp tục viết, dịch, vẽ rất nhiều, phong phú đa dạng… Vẫn theo chủ trương cấp tiến với hoài bão đem lại cái mới, nét mới cho văn chương nghệ thuật. Lập lại Nxb Trình Bày như một lưu niệm thời trẻ tuổi nhiệt tình cống hiến cho đất nước, dân tộc đi lên.

Đã về nước 2009 thăm bạn bè, học trò vẫn với một tâm tư nặng lòng với quê nhà nhưng cảm thấy dằn vặt bất lực trước thực tế không như mong đợi. Như một câu chuyện viết khi trở về:

“CHUYỆN MỘT NGƯỜI KHÔNG CÓ TRÁI TIM”

Tôi đứng trên cầu, thơ thẩn nhìn ra phía sông nước cuối dòng. Chân trời nhuộm một màu đỏ chói chang. Mây không tím không hồng.

Tôi bỗng nghe một tiếng động nhỏ sau lưng, tưởng có người bạn loanh quanh đâu đó nhìn thấy mình, tò mò ghé lại thăm. Tôi quay người và nhận một cú đấm long trời lở đất vào ngực, bất thần, ngay trái tim.

Bàn tay xuyên vào bên trong ngực, đẩy trái tim tôi ra khỏi lưng, rơi xuống sông, Trước sau tôi chỉ nghe một tiếng nước bắn tung toé, tiếng nhỏ và ngọt như tiếng một hòn sỏi rơi, từ dưới sâu vọng lên.

Mọi việc tiếp tục như không có gì xảy ra. Bàn tay biến mất. Tôi rảo bước qua bên kia cầu, trong người nhẹ nhõm, vì không còn ôm trái tim trước ngực, để lúc nào cũng phải thấy lòng nặng trĩu.

Saigon, 4.2009”

Chỉ một người có trái tim lớn đầy thương yêu thiết tha quá nhạy cảm mới có thể viết nên câu chuyện như vậy.

(Còn tiếp)

EM LÀ CÔ GÁI DƯ HIỀN THỤC - NGUYỄN MIÊN THẢO

Em là cô gái hay làm nũng
Cho nên lắm kẻ nói lời yêu
Khi em bỗng hoá thành ngọn gió
Bao chàng trai trẻ cứ liêu xiêu

Đôi khi em giả đò ngang ngược
Anh bỗng hoá thành con bướm say
Chờ khi em nói lời ngon ngọt
Anh về hút nhụỵ phấn vàng bay

Một ngày mấy bận em hờn dỗi
Anh cứ làm thinh không nói năng
Chờ khi con tim em yếu đuối
Anh mới làm thơ gửi trăng rằm

Nhiều khi em rất chi mềm yếu
Mỏng manh như là giọt sương mai
Chỉ hơi thở nhẹ là tan vỡ
Anh đành nín thở đợi ngày lên

Đôi khi em nói lời xa vắng
Là biết rằng em rất nhớ anh
Đôi khi anh nói lời xa cách
Là muốn em về em biết không?

Anh biết con tim em yếu đuối
Nên suốt đời em lắm khổ đau
Trái tim em vô cùng ấm áp
Cho nên lòng em luôn giá băng

Nhiều khi em vui như chim sáo
Là lúc anh vui đến nghẹn ngào
Có lúc em buồn như mây trắng
Anh ngồi sầu muộn đến nghìn sau

Em là cô gái dư hiền thục
Anh gã giang hồ hết chốn đi
Nhiều khi muốn về quê quán cũ
Sợ em phai dấu tuổi xuân thì

Em vẫn dịu hiền như cơn gió
Anh vẫn phiêu bồng như mây trôi
Hãy đợi chờ nhau dù muôn kiếp
Có ngày hai đứa sẽ chung đôi

NMT

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

TÌNH BAY ĐI PHƯƠNG NÀO - HOÀNG THỊ THIỀU ANH




Một mình,
Em
Lang thang
Lạnh
Đêm cuối tuần nghe đắng bờ môi

Một mình
Em
Về đêm nay ủ dột
Tình ơi! Tình bay đi phương nào?

Có chi hiu quạnh ghé bên đời
Dấu vết ngày xưa nay tìm đâu?
Mơ hồ em nghe mong manh gió
Ai dắt em qua những bến bờ ?

HTTA

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

AN NHIÊN - HẠ NHIÊN THẢO


Mưa chạm mắt tỏa từ môi em
Rạng rỡ nắng, tóc rối tung bay
Hao gầy theo gió
Ký ức rơi

Em là mưa rơi trên môi
An nhiên bồng bềnh em như thế
Như chưa từng trong mưa

Mưa ẩn náu bên ô cửa
Em chưng cất, hạt mầm tan chảy
Chìm lắng

Mưa...
Hun hút dấu chân xưa
An nhiên .

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

NHỚ TUỔI VÀNG - TUỆ SỸ

Đôi mắt ướt tuổi trẻ vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi đồi hoang
Phút vội vả bổng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn

Từ núi lạnh biển im muôn thuở
Đỉnh đá này hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng

Đếm bạc tóc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn bức tường ủ rũ
Suối rừng xa ngược nước xuôi ngàn

Khới Hành 1969

ĐẠI LỰC SĨ QUỐC TẾ HÀ CHÂU QUA ĐỜI


Đại lực sĩ quốc tế Hà Châu đã qua đời ở tuổi 85 vào hôm qua 20.10. Linh cữu quàn ở chùa Vĩnh Nghiêm và được hỏa táng tại Bình Hưng Hòa vào sáng chủ nhật 23.10. Ông là niềm tự hào lớn cho giới võ thuật nước nhà trước cũng như sau năm 1975.

Nhiều người biết đến ông từ những năm đầu thập niên 1960 khi lần đầu tiên ông biểu diễn tiết mục cho xe hủ lô 12 tấn cán qua người ở Trà Vinh. Khán giả khi đó không ai tin vào mắt mình. Ông Hà Châu nằm giữa đường để chiếc xe chạy ngang qua người rồi bất ngờ dừng lại vì tắt máy. Tưởng ông chết, mọi người la thất thanh, nhưng sau khi tài xế nổ máy chạy tiếp cán qua, ông từ từ đứng dậy trong tiếng hoan hô nồng nhiệt. Kể từ đó, danh tiếng ông nổi như cồn. Hàng loạt tiết mục biểu diễn của ông sau đó như: “song mã phanh thây” (ở hai đầu là hai chiếc xe tải GMC nổ máy, ở giữa ông dùng hai cánh tay móc hai sợi dây giữ chặt không cho xe vọt đi) hay bẻ cong còng số 8, dùng răng uốn cong thanh sắt dày 1 cm, hoặc xé bộ bài 52 lá, dùng đầu húc bờ tường, công phá đá tảng bằng trán, bóp nát trái cam bằng 2 ngón tay... đã trở nên tuyệt kỹ.

Ông đã luyện công một cách say mê và trở nên thuần thục nhờ những tố chất đặc biệt trong con người, đó là ý chí thép và không bao giờ chịu đầu hàng trước khó khăn. Chị Hà Ngọc Quyên, con gái út của đại lực sĩ Hà Châu cho biết: “Cha tôi làm việc rất cần mẫn và luôn chịu khó tìm tòi sáng tạo để khi biểu diễn phải mang lại những cái hay, cái lạ cho người xem. Sau khi tái xuất vào năm 1987, ông đã định đem lại nhiều “món ăn” mới nhưng vì những lý do khác nhau, chỉ có một số ít được biểu diễn. Cũng chính nhờ lao động cật lực như vậy, ông đã nhiều lần được mời đi biểu diễn ở Nga, Pháp, Ý...”.

Trong cuộc đời của mình, lão võ sư Hà Châu chỉ tham gia giảng dạy ở võ đường, sống cuộc đời thanh bạch ở Q.2, TP.HCM. Ông cũng thu nhận nhiều đệ tử, giới thiệu một số bí kíp cho môn sinh. Trong số này ngoài anh Lý đại đệ tử biểu diễn bài Thái Dương Đao và quyền Thạch Phá Sơn rất dũng mãnh, thì có môn sinh người Pháp tên Philippe đã thực hiện các tiết mục xếp sắt bằng tay, dùng cổ quấn sắt, dùng tay chặt gỗ và cả màn nội công đập tảng đá xanh trên bụng rất hay. Điều đó khiến đại lực sĩ quốc tế Hà Châu rất vui và ông còn muốn có thêm nhiều đệ tử nữa làm truyền nhân của ông.

Thế nhưng niềm vui đó nay đã chợt tắt khi ông vĩnh viễn đi xa, để lại nhiều tiếc thương cho người yêu võ thuật. Xin gửi đến ông sự tri ân của những người từng say mê và thán phục tài biểu diễn của ông. Có lẽ sẽ còn rất lâu võ thuật VN mới lại có được một người như Hà Châu!

Quang Tuyến

(TNO)

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

THẾ NGUYÊN VÀ NHÓM TRÌNH BẦY - THẾ PHONG




Có hai người cầm bút trong thập niên 60 ở Saigon cùng có bút danh và tên trùng nhau;

a -"Thế Nguyên-Trần Gia Thoại "( 1917- ?) viết sách tiểu sứ nhân vật như "Phan Bội Châu", " Nguyễn Thái Học",vv…Tân Việt xuất bản - đến đỗi sau này Cornell Univeristy Libraries ( Volume 6 -G.K. Hall & Co, Boston 1976). không thể phân biệt được Thế Nguyên -Trấn Gia Thoại đôi tên ngoài thực tế là 2 người khác nhau

b - Sau hiệp định Genève 20/7/1954, nước Việtnam chia hai giới tuyến, cuộc di cư hàng triệu người vào Nam, trong đó có gia đình bố mẹ " cậu quý tử độc nhất ( enfant unique) một gia đình " phú gia địch quốc Nam Định" , và mua nhà tại 291 Lý Thái Tổ ( Saigon 10) tới ngày ông bà qua đời tại đây, kể cả " nhà văn Thế Nguyên -Trần Gia Thoại ". Cậu quý tử học sinh trường Trung học Trần Lục đã cầm bút rất sớm. Hết thuê" manchette báo" ( tuần báo Kỷ nguyên mới), rồi tự làm giai phẩm" Văn Mới" ( tạp chí xuất bản không định kỳ, xin phép kiểm duyệt như sách) - chủ một nhà in Bùi Trọng Hựu ( 150 Võ Tánh, Phú Nhuận) rất yêu văn nghệ, bằng lòng cho in chịu - tới 1970 bắt đầu đứng tên chủ nhiệm tạp chí văn nghệ-Trình bầy, địa chỉ tòa soạn vẫn đặt tại 291 Lý thái Tổ, ( Saigon 10). Đó là tờ tạp chí văn chương " độc lập tài chính" tầm cỡ ở Saigon khi ấy, khác "Sáng tạo"," Thế kỷ 20", "Hiện đại" phải nhận viện trợ Mỹ hoặc quỹ văn hóa Sở Nghiên cứu chính trị, xã hội/giám đốc Trần Kim Tuyến ( mật thám, an ninh chìm thời tổng thống Ngô Điình Diệm ). Bạn bè vừa là học trò vừa làm văn thơ khi ấy của Thoại là Tiệp ( chủ nxb "Tổ hợp Gió" in khá nhiều tiểu thuyết nữ sĩ Lệ Hằng ( ban đầu ký Cao Nguyên Ngọc ), Đinh Trần Nguyễn, Tạ Quang Trung, Pham Thiên Thư, Phan Lạc Giang Đông, vv...nhưng kẻ phụ tá đắc lực nhất chỉ một Diễm Châu - thi sĩ rất không ưa mang tên thật trên giấy khai sinh là Phạm Văn Rao - bèn rao tin " thư ký hộ tịch dốt nát ở Hải Phòng viết chính tả sai ấy mà !". Lúc này Rao đi học, ở nhà với bố mẹ ở 161 Hồng thập Tự, có lối đi sau lên gác, tôi thường hay tới ngủ trọ , khi chưa xoay ra tiền trọ trả chủ nhà. Rao có chụp tôi, qua vài "pô ảnh", một tấm y hệt " văn sĩ thực thụ đang hành nghề"- tấm này sau được in nơi bìa 4 " Nhà văn hậu chiến 1950-1956 / Lược sử văn nghệ Việtnam: 1900- 1956 " ( bản tái bản - bìa nâu) - Rao khen: " đúng là một văn sĩ nhà nghề, nào ai biết cảnh khổ sở này, trốn nợ phải xin ngủ lang ở nhà bạn.?" Giai đoạn này tôi thường gặp Rao, kể cả lần " áp tải " tới Trường Nữ Gia Long thi vấn đáp Tú tài 2 - gặp giám khảo X.. .(, anh ruột người bạn khác, tên Nguyễn Hữu Hưng-) tôi giới thiệu gián tiếp Rao. - cũng lả bạn Hữu Hưng. ( thật ra Rao không biết Nguyễn hữu Hưng ). Đậu xong, Rao vào học Đại học Sư phạm, tốt nghiệp, rồi qua Huê Kỳ du học, sau làm Giám đốc trung tâm ngoại ngữ thuộc Đại học Bách khoa Saigon, thì phải ?( tôi không nhớ chính xác, giai đoạn này tôi không còn liên lạc thường xuyên với Phạm Văn Rao-Diễm Châu .

Khi Trần Gia Thoại trở thành công chức làm ở Khu Tạo tác tại Trại Đào Duy Từ ( Phú thọ) - cùng tôi xúc tiến in sách rô nê ô với tư cách tổng thư ký Đại Nam văn hiến xuất bản cục, Khải Triều quản nhiệm ( công khai in phương danh ở bìa 4 sách ô nê ô - hai vị này đều là tín hữu Thiên chúa giáo ). Tôi nhớ mang máng, khoảng đầu 1963, đi làm về, anh ghé tôi, mang theo những trang bản thảo Hồi chuông tắt lửa đã viết được trong ngày đưa đọc để góp ý. Đâu đó vài tháng sau, anh đưa tập đánh máy stencil bản thảo để tôi đọc và tìm một nhà in rô nê ô tin cậy ở Hai bà Trưng Tân Định in vào ban đêm cho an toàn - hình như tháng 8/ 1963 phát hành cùng tập thơ " Miền lưu đầy" của Ninh Chữ in rô nê ô. Chủ nhà may CAN - Tạ Văn Ân ( tên khai sinh thi sĩ Ninh Chữ) - nhà may lớn tầm cỡ Chua đường Huỳnh Thúc Kháng, Saigon 1 - chuyên may com-lê tổng thống Diệm ) - nằm trên số nhà 10 đường Tự Do - đem thơ rô nê ô mới in tặng chủ xị ban Tao Đàn- Đinh Hùng ( nhân danh CAN , chủ nhà may cắt một bộ com-lê tặng tác giả" Đường vào tình sử") . Còn Thế Nguyên gửi tôi H ồi chuông tắt lửa , nhắc đưa tặng Uyên Thao - trưởng phòng Kiến thức phổ thông Đài - thì đâu đó, chỉ một 2 ngày, ban Tao đàn / chủ xị Đinh Hùng ( nhiều thính giả mến mộ, không giống Thằng phải gió hay phịa" tao đàn, nó hát , đếch ai nghe !"- rồi trên Đài phát bài điểm sách Hồi chuông tắt lửa- Uyên Thao khen cuốn tiểu thuyết hay với cách viết độc đáo của tác giả. Thế là các" cha xứ nhà thờ" thân chế độ họ Ngô ,đùng đùng phẫn nộ, phản ứng quyết liệt :"... sao Đài phát thanh quốc gia lại đọc bài viết khen cuốn tiểu thuyết của tên phản động nội ứng V.C. nào đó , dám vu cáo linh mục có con riêng ?!" Dư luận lùm xùm, gây tiếng vang ồn ào, như chưa từng xảy ra - tất nhiên Đại Nam văn hiến xuất bản cục không thể không dính chấu" ? Có thể vì vậy, ít ngày sau , nhận được một thư lạ- tên người đặc biệt - gửi tới địa chỉ ĐạiNam văn hiến xuất bản cục - thuê bao tại Hộp thư 1123 Saigon. Đó là .Nguyễn văn Trung, 3... Duy Tân, Saigon 3. Thì ra, ông Trung cậy nhờ tôi sắp xếp cho " anh ta" được gặp Thế Nguyên - tác giả một tiểu thuyết Hồi chuông tắt lửa rất" interesting" có một không hai - thời gian này, vì tôi và " anh ta " chưa thể coi nhau là bạn - nên tặc lưỡi : ".. thì cứ đưa thư này cho tác giả, Thế Nguyên sẽ tự quyêt định lấy !".
Vài tháng sau, cuối 1963, chế độ Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ - chứ không - chẳng hiếu" hậu quả cuốn truyện nói về" cha xứ có con riêng ' - từ tác giả, nhà xuất bản, nhà in rô nê ô, người viết bài khen Hồi chuông tắt lửa sẽ ra sao ? Còn một chuyện lạ nữa, dư luận đặt chuyện Hồi chuông tắt lửa chưa chắc đúng là tác giả Nuôi con nhơn tình - vì văn phong khác hẳn - luật sư -thi sĩ T.Q.Tr. ( xin được giấu tên) có sách in trong Đại nam văn hiến hỏi :"... em hỏi điều này, nếu anh biết thì phải trả lời thực" Hồi chuông tắt lửa" do Diễm Châu viết, Thế Nguyên ký tên. Có đúng hay không? ". Trả lời:" Theo tôi biết, trước khi in, mỗi chiều đi làm về, Thế Nguyên mang đến đọc cho nghe từng đoạn trong" Hồi chuông tắt lửa" - tôi tin tác giả "Hồi chuông tắt lửa" và' Nuôi con nhơn tình" là một ".

Nhớ lại có 1 lần ( trước 1963), Thế Nguyên tự lái xe hơi Toyota 800 ( pick up) về Mỹ Tho, ngủ tại nhà bố mẹ vợ anh. Bố mẹ Tăng Hoàng Xinh ( vợ anh) gốc Hoa rất thương yêu rể, hình như nguồn tài chính làm báo có một phần ông bà ấy bỏ ra. Tối đầu tiên ở Mỹ Tho, Thế Nguyên rủ tôi đi đò sang mấy cồn ở Bến tre chơi - tôi lắc đầu từ chối ( mà trước đó đã rất thích) - không nói ra cho anh hay, thi sĩ Thế Viên ( thiếu úy Hồ thế Viên phụ trách An ninh quân đội tại đây) và Đỗ Kiến Mười ( trưởng ty cảnh sát Mỹ Tho) cho biết "... bạn sang để ở hẳn bên đó thì hãy sang thăm cồn Bến Tre - toàn VC không hà... ?" ( Thế Viên là bạn thân văn chương , còn Mười - bạn ở Thư viện Quốc Gia xưa, thường gặp tôi ăn " cơm tây cầm" ( bánh mì ) buổi trưa, gọi đùa " Mít tờ Xạc " - mà khi đó tôi đâu có đeo kính cận và mặc" quần soọc" như ' trung sĩ quân dịch Jean-Paul Sartre " đâu ?!).

Khi ấy, tôi không biết vợ Thế Nguyên có một chị hai cùng làm ở Khu Tạo tác, trước ở Mỹ Tho, rồi Cần Thơ với Thế Nguyên . ( chị Hai nấu món" ra -gu" bò rất ngon - sau này là" chị nuôi" - đầu bếp một vị cán- bộ- lớn - cực- kỳ tại Cục R)- cứ theo tin thông tấn " Ba-bê-xu", thì Thế Nguyên đã được móc nối theo Giải phóng miền Nam từ khi thành lập vào cuối 1960. Ngay từ đầu năm 1960 Thế Nguyên rủ tôi về Cần Thơ chơi- tôi ở đây hàng tháng trời, ban ngày rong chơi, hẹn nhau ăn trưa, tối ở quán, tối ngủ ở nhà thuê gần bờ sông, hướng đi Sóc Trăng ( anh ta xin đổi về Khu Tạo tác Cần Thơ để làm việc cùng sở với chị hai bên vợ ) .Đã có dư luận cho rằng : "... Giải phóng miền Nam cấp tiền xuất bản nhật báo" Làm dân" - tin này không phải "vô căn cứ "- vậy ra chị Hai bên vợ Thế Nguyên đã móc nối cậu em rể đã từ rất lâu sao ?! Sau đó, vây quanh anh ta có đủ thành phần: cựu linh mục Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Ngọc Lương, đại úy Quân đội nhân dân vào vai " địch hậu" di cư vào Nam, trở thành nhân viên làm Đài phát thanh Saigon ( bút danh Nguyễn Nguyên), Trần Tuấn Nhậm, Trần Quang Long ( tác giả" Bông cúc vàng" Nxb Trình bầy in) vv... ( xem thêm ở cuối trang - Ban biên tập Trình bầy.)

30 / 4/ 1975 sau Saigon - Thế Nguyên nhân viên tờ tuần báo Văn nghệ tp. HCM - hình như chỉ được cấp trên giao trọng trách thầy cò sửa lỗi bài in, Ít lâu lâu, Thế Nguyên không tới sở làm, không l tới lĩnh lương - "cán bộ biên chế "nằm lì ở nhà" say như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng " trong khói nàng phù dung ảo huyền"- rồi bất ngờ qua đời lãng xẹt ở Bệnh viện Chợ Quán - chính nạn nhân chẳng mấy vui - mắt mở không cần ai vuốt- vậy là tác giả" Hồi chuông tắt lửa " ra đi, ngọn lửa hừng đã tắt ngúm thật rồi!

Còn Phạm Văn Rao-Diễm Châu và Phạm Thị Sáng - được một nhà văn Pháp bảo lãnh, anh chị" chôn chân"ở Strasbourg "- và có một lần cuối, anh trở về thăm Hà Nôi trước, Saigon sau. Nhà báo Quốc Thái gọi điện thoại mời gấp tới quán 27 Nguyễn thị Diệu gặp bạn cũ. Bắt tay trò chuyện, rồi tôi chở anh ngồi sau xe gắn máy về nhà - tôi lấy 1 bản cuối cùng Hồi ký ngoài văn chương- bản in ở Huê Kỳ- ký tặng. Anh nói nhiều hơn tôi, tiếc cho tôi " dù bơi giỏi, con rái cả vẫn sải cánh trong ao tù". Tiễn ra cửa, nhìn cánh cửa sắt" sao cửa sắt nhà bạn ta cao thế nhỉ, hơn 4 mét phải không ?"Tôi chỉ nói ít lời, hỏi thăm cô Mận - cô em gái duy nhất của anh hiện ở đâu? Và ông anh cả thì sao nhỉ?. " Trả lời nhát gừng: ".... nó ở Mỹ ông ạ!".
Khách sạn anh trọ ở Saigon ở đầu đườngTrần Kế Xương, thuộc Phường 7/ Phú Nhuận. Một khách sạn không trưng bảng hiệu - biệt thự ba bốn tấm chi đó - khách đến do giới thiệu truyền miệng với chủ nhân có " gốc đạo Thiên chúa"- đối diện là quán cà phê NOIR . Nhìn dồng hồ quá 10 giờ đêm, quá trễ nên không thể cụng ly" đen" lần 2 tại đây rồi. Nào đâu có biết đó là lần cuối gặp anh. ! Rõ tiếc !

Thi sĩ Diễm Châu qua đời do anh Lan báo tin- cuối năm 2006- thì 27/2/ 2007 chẳng nhớ ai đã gọi điện thoại báo ": ... cựu linh mục Nguyễn Ngọc Lan đã nghe tiếng được Chúa gọi , giã từ cuộc đời rồi ! "-" Thế ra hai tên bạn quí đã đóng tròn " tuồng tích cuộc đời " rồi sao ? ! tôi tự nhủ vậy "!

*Giờ này - tôi còn giữ được tờ Trình bầy duy nhất - đề ngày 15/1 1-2-1971/ xuân tân hợi - và trang cuối có mục lục :


TRẦN ĐỖ DŨNG:Tết, ngày hội lớn của dân tộc, 4 - NGUYỄN KHẮC NGỮ " Tranh tết Việt-nam , 12 - HOÀNG NGỌC NGUYÊN: Thé giới năm bẩy mươi, 23 - NGUYÊN SA : Công tử Nguyên Sa, thơ, 41- Mưa, thơ, 42 - Bài thơ cho tập thơ bị kiểm duyệt , 117 - DIỄM CHÂU : - Trong nguồn cơn đó, thơ, 44 -Một năm chống áp bức, 61 - NGUYỄN QUỐC THÁI -Tiếng đàn của người không với tới mùa Xuân , thơ, 46 - THẾ NGUYÊN: Buổi chiều, trên một quốc lộ, truyện, 49 - TRẦN TUẤN NHẬM : Việt- nam, năm tân-hợi, 54 - NGUYỄN ĐĂNG THƯỜNG: Tiểu thuyết, truyện, 67 - NGUYỄN NGUYÊN : Cái đầu lân , truyện, 72 - THẾ PHONG : Hãy tự hào là người Việt-nam, thơ, 79 - MAI TRUNG TĨNH : Cái chết vỗ về, thơ, 87 - Quê hương, thơ, 88 - NGUYỄN MAI : Những ngày quên ăặt trời trên đầu, truyện, 90 - HOÀNG NGỌC BIÊN: Người đạp xe vào thành phố buổi sáng, truyện, 95 - Nhân vật năm 1970, 130 –


DU TỬ LÊ : Khi ở biển với T. Ch., thơ, 103 - CHU VƯƠNG MIỆN : Đông phương, thơ, 106 - CAO THANH TÙNG : Giọng kèn tiếng quyến rũ, 111 - NGUYỄN ĐỒNG ; Tranh tết, 125.

TRÌNH BẦY
Tạp chí văn hóa chính trị xã-hội - ra ngày 1 và 15 mỗi tháng
logo TB Chủ nhiệm kiêm chủ bút: Thế Nguyên.
(*) Tổng thư ký : Diễm Châu .

Biên tập : Lý Chánh Trung , Thanh Lãng, Đỗ Long Vân, Phạm Cao Dương, Nguyên Sa, Nguyễn Văn Trung, Thảo Trường, Nguyễn Khắc Ngữ, Trần Tuấn Nhậm, Nguyễn Quốc Thái, Tôn Thất Lập, Thế Nguyên, Hoàng Ngọc Biên , Nguyễn Đồng, Nguyễn Nguyên , Trần Đỗ Dũng, Hoàng Ngọc Nguyên, Du Tử Lê, Cao Thanh Tùng .

Quản lý : Tăng Hoàng Xinh.

Tòa soạn : 291 Lý Thái Tổ - Saigon .

(* : logo tạp chí Trình bầy + nxb Trình bầy - Thế Nguyên cậy tôi (T.P.) , nhờ họa sĩ Vị Ý vẽ" chùa "- không có nhuận bút ".( khi ấy họa sĩ ở đường Nguyễn Tiểu La, Saigon 10). TP chú thích.
Nguồn: vanchuongviet.org