Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

MỘT NGÀY Ở 81

Sáng đem sách cho chị Ngọc Cầu,ghé 81 gặp đông đủ bạn bè Trần Áng Sơn,Từ Hoài Tấn,V V Lộc,Bảo Cường,Từ Kế Tường uống cà phê. 10 giờ qua quán nhậu với anh Trai,Lộc, Vĩnh,Hoàng Vân...đến hơn 5 giờ chiều.Ngồi suốt ngày coi bạn bè uống mà vui,thỉnh thoảng cũng làm một chút.Điên thoại lạ té ra của cô bạn Tiên Hài vừa ở Nhật về hỏi lấy 10 tập thơ.Hết một ngày.

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2010

DU LỊCH HUẾ CỨ " ÊM RỨA " RỒI SẼ KHÁC (!?)


Vì sao một cố đô "thừa mứa" tiềm năng và "no nê" các danh hiệu từ "di sản văn hoá thế giới" cho tới "vịnh đẹp thế giới"... như Huế, nhưng ngành du lịch, dịch vụ Huế bao nhiêu năm nay lại phát triển èo ọp?
Chúng tôi đã hỏi từ các ban ngành liên quan cho tới Chủ tịch tỉnh. Và kết luận thu được là có những chuyện không tài nào lý giải được (!).

Thừa tiềm năng và danh hiệu
Nguyễn Tiến Quang - Việt kiều Pháp - trở về Huế lần đầu tiên sau hơn 30 năm xa quê đã há hốc mồm, không kìm được sự ngạc nhiên khi nghe chúng tôi thống kê: Huế đang thừa tiềm năng du lịch với hơn 900 di tích lịch sử, trong đó 103 di tích xếp hạng quốc gia. Huế đang sở hữu một cố đô với 16 điểm di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hoá nhân loại. Rồi nhã nhạc cung đình Huế cũng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.Huế cũng đang sở hữu một di sản thiên nhiên cũng “chẳng nơi nào có được” từ con sông Hương – dòng sông di sản đang được đề cử bổ sung cho danh hiệu di sản văn hoá phi vật thể nhân loại (cùng với hệ thống kinh thành Huế). Một vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng lớn nhất Đông Nam Á (21.594ha, dài 67km, rộng hơn 4km, gồm 1 phá và 4 đầm). Một tam giác Lăng Cô - Cảnh Dương - Bạch Mã, được Chính phủ xác định là một trong bốn vùng du lịch trọng điểm của quốc gia, riêng vịnh Lăng Cô vừa được Câu lạc bộ các Vịnh biển đẹp Bãi biển Lăng Cô vừa được công nhận là vịnh đẹp thế giới
nhất thế giới (World Bays), chính thức công nhận là một trong 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới...Rồi Huế là “thành phố festival đặc trưng của Việt Nam” quanh năm hội hè. Đó là chưa nói đến những lễ hội nhỏ hơn được tổ chức thường niên như: Lễ tế Xã Tắc; Quang Trung lên ngôi; lễ hội đền Huyền Trân...“Tiềm năng như vậy thì người Huế mình chỉ cần ngửi hơi khách du lịch thôi cũng đã giàu to rồi” - Quang đoán có chút tự hào. Nhưng rồi nét mặt anh lập tức chuyển qua trạng thái thất vọng khi nghe một thống kê khác: Bao nhiêu năm nay, ngành du lịch dịch vụ Huế vẫn phát triển trong tình trạng còi cọc với bình quân lưu trú chưa vượt ngưỡng 2 đêm/khách. Trung bình mỗi năm đón khoảng 1,2 triệu lượt khách, trong đó hơn một nửa là khách quốc tế. Doanh thu của toàn ngành trung bình năm trong nhiều năm gần đây dao động từ 700 - 800 tỉ đồng và mức đóng góp cho ngân sách địa phương cũng chỉ dao động trên dưới 30 tỉ đồng/năm.


Miếng bánh chưa hấp dẫn
Sự yếu kém của ngành du lịch Huế, không phải chỉ là sự “nhìn xoi mói” của “người ngoài” như chúng tôi, mà ngay chính “người trong nhà” cũng thừa nhận. Ông Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên - Huế - nói trong một hội nghị mới đây: “Các hoạt động xúc tiến quá yếu, lại phân tán cả về nội dung lẫn thị trường; lạc hậu về công nghệ, kỹ năng và thiếu chuyên nghiệp... do chưa có một cơ quan chuyên trách về thông tin và xúc tiến. Năng lực cạnh tranh điểm đến và năng lực cạnh tranh DN còn thấp. Các DN lữ hành Thừa Thiên - Huế nhìn chung chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng và phát triển sản phẩm, thụ động, thiếu chắc chắn về thị trường nên thường phụ thuộc vào nguồn khách chính của các hãng lớn ở TPHCM và Hà Nội. Sản phẩm du lịch quá đơn điệu, mới dựa chủ yếu vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những cái có sẵn, không thể hiện ưu thế trên thị trường. Giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp so với mức trung bình của thế giới...”.
Ngành du lịch Huế đang “no nê” danh hiệu
Festival Huế - một sản phẩm du lịch độc đáo, được tổ chức thường niên trong mùa vắng khách (tháng 6) đến nay đã 5 kỳ với quãng thời gian tròn 10 năm vẫn chưa thu được hiệu quả (chỉ nói về mặt hút khách du lịch) như mong muốn. Lâu nay, những người tổ chức luôn phàn nàn rằng chúng tôi tổ chức lễ hội là để kéo khách du lịch đến Huế, nhưng các DN kinh doanh du lịch trên địa bàn lại luôn thờ ơ, coi như festival là chuyện của ai đó.Đáp lại, một DN không muốn nêu tên nói: “Đúng là chúng tôi có thờ ơ thật, nhưng mọi chuyện đều có nguyên nhân của nó. Nói thật sau 10 năm tổ chức, Festival Huế đối với những người làm du lịch vẫn chưa phải là một chiếc “bánh ngon”. Nếu ngon thì chúng tôi đã nhảy vào để “tranh ăn” rồi, không đợi đến những người tổ chức phải nhắc và trách. Bằng chứng là đến thời điểm này (giữa cuối tháng 5.2010), chỉ còn hơn hai tuần nữa là khai mạc lễ hội, nhưng khách sạn của chúng tôi và chắc chắn là nhiều khách sạn lớn khác trên địa bàn thành phố, vẫn không có một hãng du lịch nào đặt phòng cho khách du lịch quốc tế đến Huế trong dịp này, ngoài một số đoàn khách Thái Lan”.Ọp ẹp như vậy, nhưng bao nhiêu năm nay, UBND tỉnh chưa bao giờ đầu tư để có một chiến lược xúc tiến quảng bá ở những thị trường lớn đúng nghĩa. Lâu nay ở những hội chợ du lịch lớn ở nước ngoài các DN du lịch Huế đều tự bỏ tiền túi để đi và do không có nhiều tiền nên chỉ... phát tờ rơi ở ven ven ngoài nên hiệu quả gần như bằng không. “Trách nhiệm xúc tiến, quảng bá du lịch là của UBND tỉnh. Tại sao ở những hội chợ như vậy, tỉnh không cùng chúng tôi chia sẻ kinh phí theo kiểu 50 - 50 để cùng làm?” - một DN đặt vấn đề.


Yếu từ những chuyện rất nhỏ...
Trong lần trò chuyện với người viết bài này, ông Paul Shuttenbelt - GĐ Châu Á của Cty tư vấn giải pháp đô thị của Hà Lan (Urban Solutions), đơn vị đang phối hợp với Trung tâm BTDTCĐ Huế lập kế hoạch quản lý di sản Huế - kể một câu chuyện mà ông cho là “rất vui”: “Trong quá trình thực hiện dự án này, tôi khẳng định với giám đốc một khách sạn lớn ở Huế mà tôi không tiện nêu tên rằng, quần thể di tích Huế (đã được UNESCO công nhận) có 16 điểm di tích. Nhưng ông ta đã cãi tôi, nói hình như chỉ có hai hay ba điểm gì đó” (!?). Ông Paul Shuttenbelt ngạc nhiên: “Với kiểu nhớ như vậy mà ông ta cung cấp thông tin cho khách du lịch thì cực kỳ nguy hiểm. Rõ ràng là ở Huế, công tác tuyên truyền và sự nhận thức về di sản của người dân, cán bộ... đang có vấn đề”.Elena - một du khách Hà Lan - than phiền về một “chuyện nhỏ” khác: “Các nhà vệ sinh ở các điểm tham quan di tích của các bạn quá bẩn khiến du khách, đặc biệt là khách nước ngoài như chúng tôi không thể nào chịu được”. Ông Nguyễn Thành Lưu - GĐ Chi nhánh SaiGon Tourist tại Đà Nẵng nói: “Nhiều người cho rằng đó là chuyện nhỏ, nhưng tôi cho rằng nó không nhỏ bởi nó đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh du lịch Huế, bởi chắc chắn không có du khách nào dám quay lại những di tích với những nhà vệ sinh kinh hoàng như vậy”.


Vĩ thanh
Còn nhớ cách đây 2 năm, tân Chủ tịch UBND tỉnh lúc ấy là ông Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu rất dứt khoát: “Nếu như trước đây Thừa Thiên - Huế còn lấn cấn giữa công nghiệp và dịch vụ trong việc xác định ngành kinh tế mũi nhọn, thì đến thời điểm này chúng tôi đã xác định: Dịch vụ du lịch là mũi nhọn và là mũi nhọn duy nhất...”. Mới đây, chúng tôi tìm đến Sở VHTTDL để hỏi xem hai năm qua, tỉnh và sở đã làm gì, đầu tư như thế nào... để ngành du lịch, dịch vụ trở thành mũi nhọn duy nhất. Và câu trả lời là... chưa hề có động thái gì mới. Điều này có nghĩa là ngành du lịch, dịch vụ Thừa Thiên - Huế mới chỉ nhọn ở... quyết tâm của lãnh đạo! Người Huế có câu cửa miệng rất hay là “êm rứa”. Nghĩa là cứ bình tĩnh, không có việc gì lớn đến mức phải hoảng lên. Và nhìn những bước đi của ngành du lịch, động thái của lãnh đạo tỉnh trong thời gian qua, không còn cách nào khác đành phải AQ rằng: Cứ “êm rứa” rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hiện ngành du lịch Huế đang có vài trục trặc, nhưng không có gì phải hoắng lên cả (!?).

HOÀNG VĂN MINH
Báo Lao Động

ĐẾN SÀI GÒN

28.6 4 giờ dậy đi ra bờ sông,nhìn dòng Hương êm ả xua tan hết những bụi bặm trong đầu,thấy lòng an ổn. 6 giờ uống cà phê 15 Lê Lợi nhìn sông Hương lần cuối với một ngưới thân yêu nhất trước khi rời Huế.Hạnh phúc. Đến cà phê báo SH gặp Hải Trung nhờ làm bìa tập thơ cho người bạn,ngồi với Phạm Tấn Hầu,anh Viêm Tịnh. 9 giờ về nhà chuẩn bị vào Sài Gòn.9 giờ 29.6 đến nhà bình yên. 17 giờ Ngô Thiên Thu gọi đi uống cà phê đành gửi lời cám ơn vì ở xa quá,hẹn một ngày rất gần...

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2010

NGÀY TÔI BỎ EM MÀ ĐI

Ngày tôi bỏ em mà đi
Có thể trời không mưa
Và câu thơ ráo hoảnh
Có gì khác đâu em
Như một buổi sáng mùa thu lạnh giá ở sân ga
Như anh cầm tay em một buổi chiều quạnh quẽ
Ly cà phê sóng sánh nỗi buồn
Như tiếng thở dài
Em cô độc giữa đêm thâu

Ngày tôi bỏ em mà đi
Cỏ vẫn xanh
Sương vẫn mềm như lụa
Và em sẽ khóc
Mà tôi thì chỉ muốn mang theo một nụ cười
Tiếng cười trong veo
Đã từng làm tôi say đắm

Ngày tôi bỏ em mà đi
Thời gian vẫn không ngừng nhịp bước
Vô tình hơn cả nỗi buồn
Và chắc chắn em có một phút giây hiu quạnh
Sẽ có đôi lần em đến thăm tôi
Tình tự những điều chưa kịp nói
Rồi mọi điều sẽ rơi vào quên lãng

Ngày tôi bỏ em mà đi
Lặng lẽ như khi tôi đến trên cõi đời này
Bạn bè tôi đến uống chén rượu tiễn đưa
Buồn vui chốc lát
Và một nơi nào đó
Em ngồi một mình vô cùng lặng lẽ

Ngày tôi bỏ em mà đi
Em tưởng chết đi được
Nhưng rồi vẫn phải buồn vui, vẫn đi đứng
vẫn nói cười, vẫn hẹn hò bè bạn
Có thể phút giây nào đó
Em vẫn nghĩ về tôi như một hoài niệm rồi thôi
Thế cũng đủ rồi
Cám ơn em, cuộc đời không thể khác

Chỉ có một ngày em bỏ tôi mà đi
Tôi không còn tôi nữa
Em ơi ...

NGUYỄN MIÊN THẢO
Bệnh viện Trung ương Huế

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2010

MƯA


Bây giờ Huế đã mùa mưa?
Sàigòn cũng chuyển sang mùa gió Tây
Ngày xưa chỉ có mưa bay
Sàigòn giờ lại mưa ngày mưa đêm
Từ ngày anh gặp được em
Sàigòn với Huế mưa đêm mưa ngày

NGUYỄN MIÊN THẢO

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2010

CAO HUY KHANH - VIỆT NAM HỒ SƠ HẬU CHIẾN ( KỲ 25 )



CAO HUY KHANH
VIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN

1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ

Kỳ Hai Mươi Lăm

251 - Bảy Lốp
AI LÀ KẺ BỊ “HÀNH QUYẾT Ở SÀI GÒN”?
Liệt sĩ tên thật Nguyễn Văn Lém sinh tại Sài Gòn – Mất 1968 ở Sài Gòn.
“Cuộc hành quyết ở Sài Gòn” (Saigon Execution) là tên gọi bức ảnh mà nhà báo Mỹ Eddie Adams đã nhanh tay chụp được cảnh tướng cảnh sát chế độ cũ Nguyễn Ngọc Loan thẳng tay chĩa súng lục bắn vào thái dương một chiến sĩ biệt động mang áo quần thường dân bị bắt trói thúc ké trên đường phố Sài Gòn trong trận chiến Mậu Thân 1968. Bức ảnh sau đó truyền đi khắp thế giới nổi tiếng như một bằng chứng về tội ác chiến tranh (giết tù binh), được tặng giải thưởng báo chí Mỹ Pulitzer 1969.
Nhưng còn bản thân nạn nhân trong bức ảnh thì mãi nhiều năm sau chiến tranh vẫn bị rơi vào quên lãng, ngay cả người vợ cũng không biết một chút tin tức gì về chồng mình nay còn sống hay đã sống hay lưu lạc nơi đâu (bà là dân quê sống ở Đồng Nai nơi xa xôi không có cơ hội xem báo chí gì…).
Đến năm 1985 từ sự quan tâm của nhà báo Nga và Nhật Bản, cuộc truy tầm thông tin về nhân vật hy sinh này mới được tiến hành, từ đó tìm ra bà vợ Nguyễn Thị Lốp (nên chồng mới có tên gọi dân gian kiểu Nam bộ là Bảy Lốp). Khi đó lần đầu tiên bà mới được nhìn thấy tấm ảnh “kinh khủng” kia và nhận ra ấy là chồng mình, một đại úy đặc công từng tập kết ra Bắc được huấn luyện làm công tác tình báo rồi đưa vào hoạt động ngầm ở Sài Gòn.
Hai vợ chồng có 3 con (2 gái 1 trai) và có một chi tiết kỳ lạ là năm 1966 khi vợ mang thai đứa con gái thứ hai thì chính chồng đã dặn vợ hãy đặt tên là… Nguyễn Ngọc Loan… trùng tên với thủ phạm đã hạ sát mình 2 năm sau! Cô con gái này sau làm nghề bán hàng tạp hóa ở TPHCM, còn “thủ phạm” kia sau đó chạy qua Mỹ mở tiệm ăn sống qua ngày và qua đời năm 1998 vì bệnh ung thư, 69 tuổi.
Có một thời gian có ý kiến hoài nghi người trong ảnh không phải là Bảy Lốp mà là một chiến sĩ khác bí danh Bảy Nà (tên thật Lê Công Nà). Tuy nhiên đến năm 2010 giả thuyết trên chính thức bị bác bỏ qua việc Bảy Lốp được truy phong danh hiệu Anh hùng.

252 - Leyna Nguyễn
MC TRUYỀN HÌNH MỸ NỔI TIẾNG NHẤT
Việt kiều sinh 1969 tại Quảng Trị. Sống ở Mỹ (2010).
Mới 5 tuổi ra đi cùng gia đình năm 1975 qua Mỹ.
Lớn lên theo học ngành truyền thông, năm 1987 lúc 17 tuổi đoạt chức Hoa hậu người Mỹ gốc Á. Sau đó trở thành MC truyền hình gốc Việt từng 7 lần được đề cử tranh giải Emmy, giải thưởng truyền hình hàng năm danh giá nhất Mỹ trong đó lần đầu tiên năm 1995 qua phóng sự về quê mẹ: “Việt Nam: Hành trình trở về” (Vietnam: The Journey Back). Năm 2000 được bình chọn là một trong 25 người Mỹ gốc Việt có ảnh hưởng nhất nước Mỹ nhờ vai trò MC của mình. Đến năm 2008 đoạt 2 giải MC trong 2 sô truyền hình.
Từ năm 1991 đã nhiều lần tìm về thăm lại quê nhà Quảng Trị thủa ấu thơ bởi “Lúc nào tôi cũng là người VN. Về VN mới đúng là tôi đi về nhà (Go home)”. Thậm chí năm 2005 còn đưa cả người yêu là một đạo diễn Mỹ gốc Ý về Đông Hà làm lễ cưới theo phong tục VN nhằm “Tôi muốn ngườì chồng tương lai của mình hiểu và trân trọng nền văn hóa VN.”
Không chỉ vậy, năm 1997 còn thành lập tổ chức từ thiện “Tình yêu vượt đại dương” (Love Across The Ocean) để vận động, quyên góp giúp đỡ trẻ em bất hạnh, người nghèo và nạn nhân CĐDC ở VN.

253 - Nguyễn Hải
“PHỤC QUỐC QUÂN” BA CHÌM BẢY NỔI
Thường dân Việt kiều sinh 1951 tại Khánh Hòa. Sống ở Thái Lan (sau 2007).
Trước 75 bị bắt lính ở Nha Trang đưa vào địa phương quân được 4 tháng thì đào ngũ nhưng bị bắt lại đưa lên Sư đoàn 23 đóng quân ở Buôn Ma Thuột. Đến 1972 sợ đánh trận bèn tự bắn vào tay để đổ cho bị trúng đạn gây thương tật được cho giải ngũ nhưng bị ra toà án binh ở tù vì tội huỷ hoại thân thể.
Sau 75 được thả về đời sống thường dân thì đến năm 1978 vượt biên được tàu nước ngoài vớt đưa đến Nhật Bản vào trại tỵ nạn. Tại đây tìm cách dùng tên giả khai man lý lịch để xin sang Anh nhưng bị bại lộ.
Cùng đường, năm 1981 theo sự móc nối của phe nhóm hải ngoại được đưa qua Thái Lan gia nhập lực lượng Hoàng Cơ Minh từ Mỹ về đây xây dựng cơ sở lập “Mặt trận quốc gia giải phóng thống nhất Việt Nam” đưa quân về VN mưu đồ “phục quốc” (Hoàng Cơ Minh sinh 1935 tại Hà Nội, là Phó Đề đốc hải quân VNCH di tản qua Mỹ làm Chủ tịch Việt Nam Canh tân cách mạng đảng tiền thân của đảng Việt Tân hiện nay).
Tại đây nhanh chóng được phong làm cấp chỉ huy quân sự với tên mới Nguyễn Quang Phục. Sau 5 năm vận động tuyển quân, mua vũ khí, đầu năm 1984 theo lệnh Hoàng Cơ Minh đã cầm đầu một toán quân theo đường rừng từ Thái Lan qua Lào để thâm nhập VN mở cuộc “Đông tiến” đầu tiên. Nhưng vừa vượt qua biên giới Lào thì gặp quân Lào chận đánh nên đành rút lui, một thành viên đạp mình chết tại chỗ.
Qua đầu năm sau lại được lệnh “Đông tiến” lần thứ hai song mới tới gần biên giới Việt – Lào lại bị phục kích phải rút lui mang về một người bị thương.
Đến giữa năm 1987 theo cuộc “Đông tiến” thứ ba do đích thân Hoàng Cơ Minh chỉ huy tổng lực lượng 140 quân chia làm 3 mũi từ Thái Lan qua Lào nhắm đột kích vào Kon Tum nhưng nửa đường thì đương sự bị sốt rét nên được quay về hậu cứ Thái Lan. Nhờ vậy mà sống sót vì nguyên đoàn quân của Hoàng Cơ Minh bị bộ đội Việt - Lào phối hợp tiêu diệt khi gần tới ngã ba biên giới Việt – Lào – Campuchia. Riêng Hoàng Cơ Minh bị bắn trọng thương đã tự sát bằng súng lục, tuy nhiên đảng Việt Tân giấu biệt tin này, đến năm 2002 mới chính thức thừa nhận!
“Đông tiến” thất bại, lực lượng tan rã, bản thân cũng bỏ trốn xuống miền nam Thái Lan tìm đường sống. Ở đây đổi qua tên Thái Lan Komori và lấy vợ bản xứ sinh được 2 con.
Tưởng đã yên thân không ngờ đầu năm 1990 lại bị cảnh sát Thái bắt vì tội “giả dạng thường dân” Thái! Thế là đành phải cầu cứu các “chiến hữu” cũ còn ở Thái Lan tìm cách làm hộ chiếùu Singapore đưa ra khỏi nhà tù qua Singapore. Nhưng đến nơi lại bị cảnh sát Singapore phát hiện hộ chiếu giả nên bắt giữ rồi trục xuất về lại Thái.
Tuy nhiên phía Thái Lan đâu muốn nhận làm gì thêm rắc rối – nhất là đối với chính quyền VN lúc này đã lập quan hệ bang giao – nên tìm cách tống khứ qua… Nepal! Nhưng Nepal đâu phải là “hố rác quốc tế” nhận hàng phế thải nên “nhà lưu vong nhiều nước” này lại được một phen nếm mùi nhà tù Tây Á.
Cuối cùng một tổ chức nhân quyền của Mỹ biết được mới can thiệp cho hưởng quy chế tị nạn chính trị từ Nepal được An Độ tiếp nhận chuyển qua Malaysia xin được phép quay lại Thái Lan đoàn tụ với vợ con dân Thái.
Vậy nhưng có vẻ vẫn chưa chịu đầu hàng số phận, vừa không hòa nhập được với cuộc sống của một người dân bình thường trong xã hội Thái, kiếm sống khó khăn nên lại tìm cách bắt liên lạc với tổ chức cũ nay là đảng Việt Tân. Vốn là thành viên kỳ cựu nên năm 2007 được tiếp nhận lại với nhiệm vụ được giao là đưa người cùng về VN hoạt động tuyên truyền rải truyền đơn “đấu tranh bất bạo động” chống đối chế độ hiện hành.
Kết quả tháng 11.2007 bị bắt tại TPHCM, ra tòa lãnh án 9 tháng tù.

254 - Nguyễn Hiến Lê
NHÀ MINH TRIẾT ĐI Ở ẨN
Học giả sinh 1912 tại Hà Nội – Mất 1984 ở Long Xuyên (73 tuổi).
Học giả số 1 của miền Nam trước 1975 với trên 120 công trình, tác phẩm (hơn 60.000 trang) đã in trong 40 năm bao trùm nhiều lĩnh vực cả sáng tác lẫn nghiên cứu, dịch thuật (10 thể loại tiếng Hoa, Pháp, Anh) công phu, nghiêm túc về văn hóa Đông Tây kim cổ chưa kể hơn 300 bài báo, thời luận. Nội dung có sức chứa rộng và lớn mang tính bách khoa qua nhiều lĩnh vực lịch sử, triết lý, văn học, đạo đức, giáo dục, chính trị, khoa học, kinh tế…
Thuộc khuynh hướng chính trị “trung lập” nên tuy di cư vào Nam song từng từ chối nhận “Giải thưởng quốc gia” của chế độ Thiệu (cùng cụ Giản Chi đồng tác giả qua công trình “Đại cương lịch sử triết học Trung Quôc”). Cũng từ đó sau 1975 tự biết vị thế của mình nên lặng lẽ rút về miền quê Long Xuyên sống ẩn dật, im hơi lặng tiếng bặt tin cho đến khi qua đời âm thầm.
Tuy nhiên, dù không còn nghiên cứu, viết lách nữa nhưng thay vào đó đã chuyên tâm làm việc tự “tổng kết trước” cuộc đời, sự nghiệp của mình bằng cách viết hồi ký (“Đời viết văn của tôi” in 1996, “Hồi ký” 2 tập in 1989 và 1990). Đặc biệt đã tự chọn lọc lại những tác phẩm giá trị của mình (“Để tôi đọc lại” bắt tay làm từ năm 1978, in 2001) như một gia sản tinh thần gửi gắm lại cho các thế hệ đi sau vốn luôn là đối tượng giáo dục mà mình hằng hướng đến.
Với vốn kiến thức rộng và ý thức lịch sử sâu sắc nên thừa biết hiện tại không thể làm gì hơn để tiếp tục theo đuổi công việc phổ biến kiến thức trường kỳ của mình như cũ nhưng đồng thời cũng nhìn thấy trước rằng cùng với thời gian công việc đó sẽ và phải được phục hồi. Và tin rằng khi đó những tác phẩm mình để lại sẽ tiếp tục cuộc hành trình đóng góp của nó đối với giới trẻ mai hậu.
Và điều đó hoàn toàn đúng khi việc phục hồi diễn ra khá sớm theo tâm nguyện với hầu hết tác phẩm trên đều đã được in lại trong thời Đổi mới một cách trang trọng, tất cả đều mang thương hiệu quý giá Nguyễn Hiến Lê. Chỉ tiếc là tác giả đã vội ra đi.
Càng đáng tiếc hơn là trong 9 năm cuối đời đó, một nhà trước tác uyên bác, rất có tâm và có tầm có sức làm việc khủng khiếp như vậy (đọc và viết 13 tiếng đồng hồ đều đặn mỗi ngày, mỗi năm cho ra 800 trang bản thảo) đã không thể sáng tạo thêm gì nữa cộng với – chắc chắn - một nỗi cô đơn lãng quên và nỗi buồn thế sự khôn nguôi. Vì vậy mà trong 9 năm đất nước đã thống nhất vẫn chưa một lần trở lại cố hương Hà Nội tìm thăm cảnh cũ người xưa…
Nếu không, giá mà ông còn có thể sống và làm việc theo nguyện vọng của mình thêm mươi năm nữa…

255 - Nguyễn Hiền Sỹ
LẬP SIÊU THỊ CHO NGƯỜI NGHÈO

Nữ doanh nhân tên thật Lâm Thị Hía sinh 1945 tại Sài Gòn. Sống ở TPHCM (2010).
Xuất thân từ một gia đình kinh doanh chuyên nghiệp, sau 75 cả chồng con đều ra nước ngoài, chỉ riêng mình vẫn ở lại để chuyên tâm làm từ thiện noi gương người cha quá cố.
“Việc giúp đỡ người nghèo như đã thấm vào máu thịt của tôi” khiến từ năm 1985 “Cô Ba Hiền Sỹ” đã bắt đầu lao vào công tác này bắt đầu từ những chuyến đi thăm bệnh nhân phong hàng hục tỉnh rải đều cả nước từ Sài Gòn, Đồng Nai đến Quy Nhơn, Nghệ An, Tây Nguyên ra tận Lai Châu, Sơn La… Sau đó làm thêm việc giúp đỡ bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện, tham gia phong trào vận động hiến máu, xây cầu và cấp học bổng cho học sinh nghèo ở Tiền Giang, mở lớp xóa mù chữ cho thiếu nhi nghèo TPHCM…
Năm 2008 còn mở cuộc đột phá mới lập siêu thị Đại Chúng ở TPHCM, mô hình của chuỗi siêu thị dành cho người nghèo hy vọng sẽ phát triển cả 3 miền. Tại đó bán tất cả mặt hàng với giá rẻ, tuy là hàng tồn kho hay hàng thanh lý “đề mốt” song chưa qua sử dụng vẫn tiện dụng, cần thiết cho giới có thu nhập thấp. Tiền lời sẽ đưa vào quỹ tiết kiệm phục vụ người nghèo, dần dần giúp đối tượng này tham gia làm cổ đông nhỏ từ đó tiến tới tự quản lý. Mặt hàng bán không được thì qua hợp tác với các tổ chức từ thiện khác tìm cách tái chế (kèm hỗ trợ vốn) tạo công ăn việc làm cho giới thợ nghèo, công nhân cai nghiện ma túy, người khuyết tật, đồng bào dân tộc…
Làm nhiều mà vẫn thấy chưa bao giờ là đủ cả: “Quanh tôi còn quá nhiều cảnh đời bất hạnh, làm bao nhiêu đó với tôi vẫn còn quá ít. Tôi chỉ mong tuổi già chậm tới để tôi còn có thể đi nhiều, nhiều hơn nữa…”

256 - Nguyễn Hiếu
THỜ HÀI CỐT LÍNH MỸ
Nông dân sinh khoảng 1945 tại Quảng Trị – Mất khoảng năm 2000 tại Quảng Trị (65 tuổi).
Nhà nghèo nên sau 75 cùng các con làm nghề rà kiếm phế liệu chiến tranh trên vùng đất Hải Lăng chiến trường xưa.
Năm 1996 mấy bố con tình cờ tìm được 2 bộ hài cốt lính Mỹ có kèm cả thẻ bài, ảnh, thư từ. Bèn đem về nhà khâm liệm rồi chôn cất trong phần đất của gia đình. Hàng tháng vẫn thắp hương cúng bái như người thân của gia đình vì đạo lý “nghĩa tử là nghĩa tận”. Có người biết được xin mua lại với giá cao (chờ có dịp “bán” lại cho thân nhân lính Mỹ) nhưng kiên quyết từ chối dù gia cảnh rất khó khăn bởi một lẽ xem việc mua bán đó là “trái đạo lý.”
Khoảng năm 2000 mắc bệnh nặng thấy khó qua khỏi mới thông báo gởi gắm cho chính quyền địa phương biết để sẵn sàng “bàn giao” khi có thân nhân nhận. Một năm sau bà vợ cũng qua đời vì bệnh ung thư.
Mãi đến năm 2006 hai bộ hài cốt mới được chính quyền chuyển giao cho phía Mỹ thông qua bộ phận Việt – Mỹ hợp tác tìm kiếm lính Mỹ mất tích và tử trận trong chiến tranh. Tất cả di vật kèm theo cũng được các con trao lại đầy đủ.
Tiếc là ông không còn để tận mắt chứng kiến và nghe lời cám ơn của đại diện chính quyền Mỹ.

257 - Nguyễn Hộ
NGƯỜI “KHÁNG CHIẾN CŨ”
Cựu cán bộ cao cấp sinh 1916 tại Sài Gòn – Mất 2009 (93 tuổi).
Tham gia cách mạng hoạt động ở miền Nam, vào Đảng từ năm 1937, từng ở tù chung với cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Sau 75 từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Tổng Công đoàn VN, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TPHCM.
Sau khi về hưu, năm 1986 lập CLB “Những người kháng chiến cũ” quy tụ nhiều cán bộ về hưu thuộc thành phần trí thức xuất thân tư sản từng trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp lẫn chống Mỹ. Từ đó có xu hướng đấu tranh đòi thực thi tự do dân chủ với việc xuất bản tờ báo “Truyền thống kháng chiến”. Nhưng chỉ ra được 2 số lập tức bị chính quyền gán tội “chống chế độ” ra lệnh đình bản báo và đến năm 1989 giải tán luôn tổ chức “Kháng chiến cũ” này.
Bản thân bị bắt giữ 2 lần năm 1990 và 1994 rồi sau đó xem như bị quản thúc tại gia đến cuối đời. Đích thân Bí thư TPHCM lúc đó là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 1990 được cử đến thuyết phục cũng không được.
Vẫn giữ vững lập trường “phản biện” nên năm 1991 quyết định xin ra Đảng sau 53 năm theo Đảng và tiếp tục viết một số bài, viết hồi ký, viết sách “Quan điểm và cuộc sống” qua đó kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa Marx - Lenine để đi theo con đường chủ nghĩa tư bản. Được tổ chức quốc tế Theo dõi nhân quyền (Humain Rights Watch) trao giải Tự do phát biểu.
Cuối cùng qua đời trong lặng lẽ.

258 - Nguyễn Hồng Công
MA ÁM “NGẬM NGÃI TÌM TRẦM”

Bộ đội phục viên sinh 1952 tại Thanh Hóa. Sống ở TPHCM (2010).
Bộ đội Trường Sơn thời chống Mỹ nên sau 75 chuyển qua bộ đội biên phòng một thơì gian rồi xuất ngũ.
Trở về đời thường với kinh nghiệm nhiều năm lăn lộn trên chiến trường vùng rừng núi miền Trung mới gom góp vốn liếng theo bạn đi tìm trầm vào sâu đến tận khu vực rừng già miền Trung trong đó có Quảng Bình. Có chuyến mua được 9kg trầm loại “thượng hạng” khấp khởi mừng mang về thành phố định bán thì mới hay là bị… lừa!
Mất hết cả gia sản nhưng bù lại không biết từ đâu lại nảy ra mối ám ảnh lạ lùng quyết tâm… đi tìm vàng lặn lội cũng trong vùng rừng núi Quảng Bình, cho rằng vàng đó là cả một kho tàng mà vua Hàm Nghi đã cho nghĩa quân chôn giấu khi khởi nghĩa đánh Pháp có thời gian chạy ra ẩn náu ở đây!
Chung quanh cuộc hành trình dài đi tìm vàng này đã thêu dệt không biết bao giai thoại lẫn “huyền thoại” chẳng bao giờ biết thực hư thế nào. Dư luận đồn đại đủ thứ nào là ông có gia phả, bản đồ gì đó từ Pháp đưa về; nào là ông nằm mơ thấy mẹ hiện về báo mộng… Bản thân không xác nhận mà cũng không bác bỏ, chỉ nói ấy là “nhờ cơ duyên, khi nào tìm được kho báu sẽ kể”.
Có lẽ thời gian chiến trận gắn bó với dãy Trường Sơn rồi chuyển qua làm bộ đội biên phòng cùng kinh nghiệm đi rừng tìm trầm đã để lại một “dấu ấn” trong tâm linh về cái cơ duyên mơ hồ mà bí ẩn này.
Dù vậy năm 1893 cũng đã thuyết phục được chính quyền Quảng Bình tổ chức huy động lực lượng giúp mình đào xới truy tầm kho tàng trong một số địa điểm nhưng hoàn toàn không tìm thấy gì hết. Thế nên sau 2 tuần đành rút quân để lại “tác giả dự án” tự tiến hành một mình.
Từ đó bắt đầu cuộc đào xới đất đá vô tận đơn thương độc mã nơi rừng sâu, hết đào đường hầm này đến đường hầm khác. Sống trong cảnh đào hầm vất vả, thiếu ánh sáng, ăn uống không đầy đủ nên người trở thành thân tàn ma dại gần giống như xác khô biết đi, thân hình xanh xao gầy guộc với 10 ngón tay chai cứng vì đào đá xới đất mở đường hầm vào núi.
Kết quả vẫn là con số không dù kéo dài cuộc chiến đấu hàng năm trời và với căn bệnh lao âm ỉ tới mức có lần kiệt sức ngã gục trong hầm tối đen như mực suýt chôn mình trong đó luôn. Tiền bạc nhờ con cái thương cảm chu cấp đổ vào như nước trôi sông.
Mãi đến đầu năm 2010 mới chính thức thông báo chấp nhận… bỏ cuộc!

259 - Nguyễn Huỳnh
KHÔNG “GIÃ TỪ DĨ VÃNG” NỔI

Diễn viên điện ảnh, truyền hình tên thật Nguyễn Ngọc Huỳnh sinh 1967 tại Bến Tre – Mất 2009 ở TPHCM (42 tuổi).
Sau 75 mẹ và 6 anh chị em đều vượt biên ra nước ngoài, chỉ còn mình ở lại.
Vẫn phấn đấu sống tự lập theo học và tốt nghiệp trường nghệ thuật ở TPHCM nhanh chóng đứng vào hàng ngũ các ngôi sao phim ảnh thế hệ mới giải phóng đầu tiên của miền Nam từ thập niên 90 cùng Lý Hùng, Lê Tuấn Anh… Trở thành một tên tuổi được ái mộ qua nhiều bộ phim điện ảnh, truyền hình trong đó nổi bật nhất là phim “Giã từ dĩ vãng” ra mắt năm 1997 có nội dung nói về lớp người thuộc chế độ cũ “tàn dư” vươn lên làm lại cuộc đời.
Nhưng năm 2000 giữa khi danh vọng đang lên thì vì buồn chuyện tình yêu nên sa vào nghiện ngập ma túy phải đi cai nghiện ở Bình Phước 5 năm. Trong thời gian này đã có nỗ lực vượt qua bằng cách sử dụng nghề nghiệp chuyên môn của mình để viết kịch, đạo diễn, tham gia diễn xuất cho đội văn nghệ của trung tâm cai nghiện – tất cả đều xoay chung quanh mảng đề tài chống ma túy.
Sau khi được cho trở về, tiếp tục tham gia đóng phim, soạn kịch. Nhưng rồi lại tái nghiện khiến phải vào trung tâm lần thứ hai năm 2006, rồi một lần nữa vào năm 2007. Trong các lần đó đều tham gia các hoạt động văn nghệ nêu trên, được cử làm luôn đội trưởng đội văn nghệ tại chỗ.
Bao nhiêu lần cố gượng dậy nhưng hầu như đều thất bại trong cảnh đời riêng cô đơn quá buồn “vợ con bây giờ không có”, anh em và mẹ già ở xa, mẹ có có về thăm muốn ở luôn chăm sóc con nhưng chưa được cũng chỉ đành ôm con khóc rồi ra đi, gia sản tiền bạc tiêu tan hết vì khói heroine: “Nhìn lại cuộc đời mình không ra gì… Khóc sao không có nước mắt, nó chảy ngược vào trong hay là không còn nuớc mắt nữa?”
Cuối cùng bị đột quỵ tai biến mạch máu não đưa vào bệnh viện thì đã muộn.

260 - Nguyễn Hữu Luyện
TÙ BINH LÂU NHẤT
Việt kiều sống ở Mỹ (2004).
Sĩ quan quân đội VNCH thuộc đơn vị “thứ dữ” Biệt kích Dù bị bắt trước 30.4.75 nên phải trải qua hơn 20 năm sống đời tù binh qua nhiều trại giam từ Bắc vào Nam.
Từ đó được xem như một “thủ lĩnh” tù thâm niên mà cả cán bộ quản giáo cũng phải “nể” vì không ham ăn uống (như thể không biết… đói!), không nhận quà của “đệ tử” bạn tù, đối xử đứng đắn có chừng mực… Ở tù sĩ quan quá lâu năm tới mức sau này được… miễn luôn chế độ lao động thường nhật!
Trong thời gian ở trại, sống một cuộc sống khác người: Không gửi thư hay tin tức gì về cho vợ con sợ làm phiền gia đình để họ “cứ xem như mình đã chết”, thậm chí có bạn tù về trước cũng dặn đến thăm cho biết tình hình rồi báo vào cho biết nhưng tuyệt đối “giữ im lặng” về tung tích mình. Mà cũng không mơ ngày được thả ra vì “Được về, được về mà về đâu?”
Tự học tiếng Anh bằng cách học thuộc lòng cả cuốn từ điển “để cho nó quên ngày tháng đi”, thường xuyên ngồi diện bích (quay mặt nhìn vào tường) như phong cách một bậc kiếm sĩ thượng thừa truyện chưởng Kim Dung (Độc Cô Cầu Bại). Và đặc biệt có “bệnh” ghiền… tắm rửa sạch sẽ dù ở trong tù vẫn mỗi ngày tắm mấy lần với niềm đam mê… xà bông cực kỳ như thể mỗi lần tắm là một lần tẩy sạch bụi trần đã lỡ vướng phải thời chinh chiến bắn giết.
Cuối cùng khoảng đến năm 1998 rồi cũng được ra tù trở về đoàn tụ gia đình trong khi vợ con đã lập bàn thờ vì nghĩ đã bỏ xác nơi đâu rồi! Sau đó đưa cả gia đình đi H.O qua Mỹ.
(Còn tiếp)

Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2010

NHÂN NGÀY NHÀ BÁO VN ,NHỚ LẠI BÀI BÁO 25 NĂM

THẾ VŨ VÀ CÁI NỢ VĂN CHƯƠNG
Trong một dịp từ Bến Tre về Sài Gòn thăm bạn bè,nhà văn Thế Nguyên bảo Thế Vũ đang bị " đánh" tơi tả ở Nha Trang,anh đưa cho tôi xem một số bài báo chụp mũ Thế Vũ nào là "nhà văn phủ nhận quá khứ,ăn bơ sửa của Mỹ ngụy",kể cả một số ít bài báo phản hồi từ bạn đọc.Anh Thế Nguyên đề nghị tôi viết bài về Thế Vũ để "cứu nó".Bài báo được báo Đảng Khánh Hòa đăng tải.Sau 25 năm nhà thơ Trần Vạn Giã gửi cho tôi bài báo nầy với lời nhắn thật nhẹ nhàng " Không biết người chụp mũ nhà văn Thế Vũ có được một lời xin lỗi hay chưa ?

Trong mục Ban đọc viết trên báo Tuần tin Thanh Niên số 27 ra ngày 25 tháng 6,qua nội dung bài viết của anh Lê Tân:”Tranh luận trong văn học phải trung thực và có tinh thần trách nhiệm cao”,tôi được biết nhà văn Thế Vũ bị ông Trần Nhương nào đó truy chụp một cách hàm hồ về quá khứ của anh.
Là một cộng sự với Thế Vũ,sống với anh ở Nha Trang trên 3 năm và một thời gian dài làm việc ở tạp chí Trình Bầy và nhật báo Làm Dân,tôi thấy cần phải lên tiếng trước công luận một phần đời tư của anh mà tôi được biết.Tôi không có ý đồ làm một việc” xác minh lý lịch” ,vì theo tôi,đối với Thế Vũ là một điều không cần thiết .
Tôi hoàn toàn tán đồng quan điểm của Lê Tân là trong việc tranh luận của những người cầm bút nên tôn trọng sự thật,tôn trọng pháp luật và tôn trọng công chúng văn học.Tôi mong rằng qua bài viết này sẽ góp phần làm sáng tỏ sự thật liên quan đến những hoạt động văn học của Thế Vũ trước năm 1975.
Trước nám 1972,quả thật Thế Vũ là một hạ sĩ quan trong quân đội chế độ cũ.Nhưng cũng trong thời gian này anh đã là tác giả của những truyện ngắn “ Vòng hoa ngụy tín”,”Ngày về” v..v…mà sau này,khi miền Nam giải phóng đã được các nhà phê bình đánh giá rất cao trong dòng văn học yêu nước tại các thành thị miền Nam (1).Chính những truyện ngắn kể trên của Thế Vũ đã là một trong những bằng cớ để nhà cầm quyền Sài Gòn trưng ra trước tòa tiểu hình nhằm buộc tội tạp chí Trình Bầy –một trong những tờ báo chống đối chế độ cũ và xâm lược Mỹ mạnh mẽ nhất tại Sài Gòn lúc bấy giờ-- đã cho đăng tải những truyện ngắn của Thế Vũ là “ đề cao Cộng sản” và “ làm suy giảm tinh thần chiến đấu của quân đội”,”làm phương hại đến an ninh quốc gia”,vi phạm điều 29 luật Báo chí của chế độ cũ.Kết quả những lời buộc tội đó là những bản án nặng nề.Tuy nhiên bất chấp những bản án nặng nề,những lệnh tịch thu liên tục,báo chí yêu nước tại Sài Gòn luc đó vẫn dõng dạc cất cao tiếng nói .

Năm 1972,nhóm chủ trương tạp chí Trình Bầy chuẩn bị ra thêm tờ nhật báo Làm Dân,hầu phản ánh kịp thời khí thế của các phong trào đấu tranh đô thị đang mỗi lúc một dâng cao.Đây là thời cơ giúp Thế Vũ tháo củi,xổ lồng rời bỏ hàng ngũ mà anh vốn đã chán ghét.Từ miền Trung,anh đã âm thầm rời bỏ hàng ngũ quân đội chế độ cũ,vào Sài Gòn làm việc trong ban biên tập nhật báo Làm Dân và tá túc ngay tại tòa soạn tờ báo này ,cũng là tòa soạn tạp chí Trình Bầy tại số 291 Lý Thái Tổ,nơi đây cũng là nhà in riêng của báo và là nơi trú ngụ của vợ chồng nhà văn Thế Nguyên,Chủ nhiệm kiêm Chủ bút .
Nhà cầm quyền Sài Gòn rất căm ghét tờ Trình Bầy,nay lại thấy nhóm này ra thêm nhật báo Làm Dân,ảnh hưởng sẽ rộng rãi hơn nhiều nên quyết tâm triệt hạ cho bằng được.
Kinh nghiệm đàn áp những tờ báo đối nghịch như Trình Bầy,Đối Diện …trước đây cho chúng thấy nếu chỉ bằng những biện pháp tịch thu,truy tố ra tòa tiểu hình theo luật báo chí thì chưa chắc gì có thể bóp chết ngay được
trong một thời gian ngắn một tờ báo được đọc giả hết lòng ủng hộ.Những thủ tục kháng án ở một tòa án dân sự có thể giúp tờ báo kéo dài thời hạn thi hành bản án thêm nhiều tháng.Biện pháp tịch thu cũng khó có thể tịch thu hết số báo phát hành.Một số lượng lớn báo bị tịch thu vẫn có cách đến tay bạ đọc và tờ báo vẫn sống được nhờ sự ủng hộ của độc giả.Cách tốt nhất để triệt hạ tức khắc tờ báo chính là triệt hạ người cầm đầu tờ báo đó bằng một bản án chung thẩm theo tội danh không phải là tội danh báo chí mà được qui định rõ ràng là án tù.Theo một sắc luật đươc nhà cầm quyền Sài Gòn ban hành thì bất cứ người nào can tội chứa chấp đào binh bất phục tùng sẽ bị truy tố trước tòa án quân sự và bị xử án tù 5 năm.Án ở đây là án chung thẩm,sẽ được thi hành ngay.Và chúng đã đánh hơi được điều đó ở “địa chỉ đen” 291 Lý Thái Tổ.Chính vì vậy vào một buổi sáng ngày thư Ba,khi nhà văn Thế Nguyên và tôi từ tòa án Sài Gòn trở về ( sáng nay,anh phải ra tòa vì một truyện ngắn của Thế Vũ “Ngày về” đăng trên Trình Bầy số 38),anh hơi ngạc nhiên khi thấy lố nhố một đám cảnh sát trước tòa soạn. Vào cửa ,chúng tôi thấy ngay Thế Vũ đang đứng trong một góc phòng,một tay của Thế Vũ bị một tên cảnh sát nắm chặt.Cảnh tượng này khiến anh Thế Nguyên chợt hiểu ra tất cả.Anh tiến lại viên cảnh sát mang lon trung úy và hỏi:
- Cái gì?
Viên cảnh sát chìa ra một lệnh khám xét với vẻ tự đắc.Chỉ vào Thế Vũ ,viên cảnh sát hất hàm:
- Ông biết người này?Thế Nguyên chưa kịp trả lời ,Thế Vũ đã bình tỉnh lên
tiếng:
- Tôi không biết ông này,tôi đến xin nhắn tin về gia đình.
- Im ngay,tao chưa hỏi đến mày!
Sau đó,Thế Vũ bị còng tay đưa lên xe chở về bộ chỉ huy cảnh sát quận 10.Trong suốt thời gian bị giam cầm tra tấn ở cảnh sát quận 10,chúng cố moi cho được mối quan hệ giữa anh Thế Nguyên và Thế Vũ,hòng thực hiện mưu đồ bản án chung thẩm đối với Thế Nguyên,người cầm đầu tờ báo.Nhưng Thế Vũ vẫn khăng khăng một lời khai như ban đầu.Trong thời gian này,nhà văn Nguyễn Nguyên đóng vai người chú họ thăm nuôi Thế Vũ.Sau đó Thế Vũ bị đưa đi lao công đáo binh,lại đào ngũ về Nha Trang cho đến ngày giải phóng. Đó là một quảng đời ngắn tôi biết về Thế Vũ.
Trong tạp chí Trình Bầy số 42 ,số cuối cùng chia tay bạn đọc,trong chuyen mục Nhật ký hàng ngày,tôi có viết một đoạn ngắn nhắc lại cái buổi sang hôm ấy- với một tấm lòng trân trọng và cảm phục về sự trong sáng của Thế Vũ- dù trong cơn hoạn nạn,vẫn hết mực bảo vệ bạn bè,anh em,đồng nghiệp.
Gần 17 năm sau ,tôi được gặp lại Thế Vũ một đêm ở trụ sở Hội Văn học Nghệ thuật Nha Trang trên đường về thăm Huế.Cái khắc khổ,thẳng thắng,chân tình,trong sáng và khẳng khái của con người Thế Vũ vẫn như xưa.Trong câu chuyện hàn huyên,anh rất vui mừng và phấn khởi trước chủ trương đổi mới của Đảng về văn hóa văn nghệ.Tôi vừa mừng vừa lo cho anh-Và sự lo lắng của tôi đã trở thành sự thực…

NGUYỄN MIÊN THẢO
Báo Khánh Hòa cuối tuần
--------
(1) Nguyễn Văn Bỗng,Sóng vẫn vỗ trên bờ biển Nha Trang



Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010

CAO HUY KHANH - VIỆT NAM HỒ SƠ HẬU CHIẾN(KỲ 24)


CAO HUY KHANH
VIỆT NAM
HỒ SƠ HẬU CHIẾN
1975 - 2010
NHỮNG SỐ PHẬN KỲ LẠ
Kỳ Hai Mươi Bốn

241 Andrew LÂM
GIẢ VIẾT TIẾNG ANH ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU NHẤT
Nhà báo, nhà văn Việt kiều tên thật Lâm Quang Dũng sinh 1964 tại Tiền Giang. Sống ở Mỹ (2010).
Trước 30.4.75 lúc 11 tuổi theo gia đình (cha là trung tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 1 trực tiếp chỉ huy cuộc rút quân hỗn loạn từ Quảng Trị vào Huế rồi vào Đà Nẵng gây nên cuộc tan rã của quân đoàn này) đi tàu di tản qua Mỹ.
Lớn lên tốt nghiệp đại học ngành sinh hóa nhưng lại chuyển qua viết báo, viết văn nổi tiếng. Viết nhiều bài báo, bình luận xã hội, văn hóa, văn học trên nhiều báo lớn của Mỹ đồng thời làm biên tập, bỉnh bút cho đài phát thanh chuyên về lĩnh vực Đông Nam Á và quan hệ Đông - Tây. Đã xuất bản tập truyện ngắn, tạp bút tập hợp lại sau 15 năm vào nghề tựa đề “The Perfumed Dreams: Reflections on Vietnamese Diaspara” (Những giấc mộng ngát hương: Những suy ngẫm về tình trạng di dân của người VN”) năm 2005. Đoạt nhiều giải thưởng báo chí dành cho giới nhà báo trẻ thế giới, nhà báo Châu Á.
Nội dung toàn bộ sự nghiệp sáng tác đến nay đều xoay quanh chủ đề lịch sử VN – tuy không nhận mình là nhà viết sử – qua lăng kính nhìn lại cuộc chiến tranh đã qua, đời sống người Việt di dân qua Mỹ gặp bao khó khăn trắc trở trong quá trình hoà nhập bắt buộc: “Nếu bạn không biết quá khứ thì không thể nói về tương lai”. Cũng từ đó đặt ra bao vấn nạn với người di dân cả về đời sống lẫn tâm linh, nỗi đau mất gốc hay chấp nhận trở thành một “công dân thế giới” không quê hương?
Khác với cha mình – thề sẽ không quay về nếu còn… cộng sản! – riêng mình đã nhiều lần về nước, lần đầu năm 1992. Sau đó còn đóng vai nhân vật dẫn đường về VN trong một bộ phim tài liệu của Mỹ “My Journey Home” (Hành trình trở về của tôi).
Từ đó có một cái nhìn thoáng hơn về lịch sử khổ nạn của dân tộc VN: “Chuyện của nước tôi là một bi kịch khởi sự khi những chiến hạm Pháp đầu tiên tiến vào 200 năm trước…” Với ước mong dùng văn chương làm phương thuốc trị liệu tinh thần cho người Việt hải ngoại: “Nghệ thuật là đứa em của y khoa, nó nhắm hàn gắn vết thương.

242 - Dương Bá Quy
VỢ CHỒNG “SIÊU” DŨNG SĨ… KHÔNG NHÀ!
Nông dân sinh 1943 tại Quảng Trị. Sống ở Quảng Trị (2005).
Trong chiến tranh chống Mỹ 2 vợ chồng đều là du kích: Chồng đánh 67 trận 17 lần được phong Dũng sĩ, được tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất và 8 Huân chương Chiến công các loại; vợ cũng 5 lần được phong Dũng sĩ.
Sau 75 trở về làng cũ sống nhưng không có nhà nên 2 vợ chồng phải vào đồn lính cũ gỡ mìn, đào cọc sắt về làm nhà ở tạm. Làm chính quyền cấp xã gặp thời buổi khó khăn mà nhà thêm 6 đứa con nên cũng chỉ đủ ăn là may. Đến khi về hưu năm 1991 không có đất sản xuất nên cuộc sống càng túng bấn thêm.
Năm 1996 quyết định đưa cả gia đình đi kinh tế mới lên Đắc Lắc hy vọng “đổi đời”. Nhưng không có vốn liếng đành đi làm thuê làm mướn qua ngày, vợ lại đau ốm hoài do hậu quả thương tích chiến tranh thành ra cũng chẳng kiếm được mảnh đất, căn nhà nào để nương thân. Sau 7 năm tha hương không thể “đổi đời” nổi cuối cùng năm 2003 lại dắt díu vợ con lê thê lếch thếch về lại quê cũ Quảng Trị, tay trắng vẫn hoàn trắng tay!
Nhưng về quê vẫn không có nhà ở, đành xin trú tạm nhà người em, 8 mạng người chỉ có 2 chiếc giường èo ọp để ngủ. Công ăn việc làm thì mượn tiền (lương hưu cả 2 được 1,2 triệu đồng/tháng) mua bò để nuôi và vài sào ruộng cha con lăn lưng ra cày cấy.
Đã làm đơn xin chính quyền cấp đất làm nhà nhưng 2 năm qua chưa hồi âm trong lúc nghe nói cấp trên và đồng đội đang đề nghị Nhà nước … phong cho anh danh hiệu Anh hùng!

243 - Đặng Văn Quang
Trung tướng Đặng Văn Quang.
TIỀN THAM NHŨNG Ở ĐÂU?
Nguyên trung tướng VNCH sinh 1929 tại Sóc Trăng. Sống ở Mỹ (2010).
Từng là nhân vật quyền lực thứ tư trong chế độ cũ, là cố vấn an ninh quốc gia cánh tay mặt đắc lực của Tổng thống Nguyẽn Văn Thiệu. Bị dư luận xem đã lợi dụng vị thế đó để tham nhũng nổi tiếng nhất nước qua các hoạt động buôn bán ma túy, mua quan bán chức, gửi tiền ngân hàng Thụy Sĩ…
Sau 30.4.75 đến Mỹ nhưng bị đẩy vào trại tỵ nạn rồi không được cho nhập cư vì chính quyền Mỹ sợ mang tiếng… bao che tham nhũng VNCH! Vì vậy phải vào Canada kiếm sống rất vất vả, đi làm bồi khách sạn, rửa ly tách cho quán nước…
Mãi đến năm 1989 được sự giúp đỡ của một cựu sĩ quan Mỹ quen biết mới được Mỹ chấp nhận cho vào. Nhưng cũng vẫn phải sống cảnh khốn cùng, cả nhà làm dưa mắm, bánh quai vạc, bánh bao đem đi bỏ mối kiếm tiền qua ngày. Ở Nam California thấy sống không nổi phải chuyển qua Atlanta thuê garage tạm trú không điện nước, không cả nhà vệ sinh.
Đã vậy, đi đâu gặp Việt kiều cũng bị chưởi te tua về cái tội tham nhũng làm VNCH sụp đổ. Còn việc tại sao tham nhũng dữ vậy mà bây giờ nghèo khổ đến thế thì người ta cho là chơi trò đóng kịch “che mắt thế gian”! Hay đã mất hết trong cuộc “tháo chạy tán loạn”? Đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt, chỉ biết thanh minh – mà không ai chịu nghe! – rằng tội đó do phe cánh Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ thời đó tung ra để “đánh” mình chống lại phe TT Thiệu.
Cuối cùng khi về già con cái đều đi làm xa hết mà cả 2 vợ chồng cùng mắc bệnh tiểu đường nên được một đệ tử cũ thương tình đưa về Viện Dưỡng lão nuôi dưỡng ỏ Sacramento (California).

244 - Đoàn Văn Toại
3 LẦN LÀM “VIỆT GIAN” CẢ 2 PHÍA
Trí thức Việt kiều sinh 1945 tại Vĩnh Long. Sống ở Mỹ (2010).
Trước 1975 là một lãnh tụ sinh viên phản chiến, từng làm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Sinh viên Sài Gòn chống chế độ Thiệu – Kỳ nên bị bắt giam.
Sau 75 ở lại làm việc cho chế độ mới trong ngành tài chính ở TPHCM nhưng chỉ được một thờì gian ngắn do bất đồng quan điểm sao đó nên lại bị… bắt bỏ tù 28 tháng – tù 2 chế độ! - mà không có tội danh gì rõ ràng vì thành phố đang trong thời kỳ quân quản.
Sau khi được thả ra bèn vượt biên qua Pháp năm 1978. Tại đây bắt đầu viết một loạt sách bằng tiếng Pháp lên án dữ dội chế độ lao tù cộng sản ở VN ví như thời Stalin ở Liên Xô cũ trước đây giống như nhà văn Liên Xô ly khai A. Solzhenitsyn giải Nobel văn chương 1970 (mất 2008) từng làm thập niên 60.
Sau vài năm thì chuyển qua sống ở Mỹ, được Đại học California nhận vào làm việc.
Thế rồi bất ngờ vào cuối thập niên 80 nhảy ra lập Viện Vận động dân chủ cho Đông dương theo xu hướng tiến bộ của thượng nghị sĩ John McCain kêu gọi… bỏ cấm vận và tái lập bang giao với VN! Lập tức bị các phe phái VN hải ngoại chống đối chụp ngay cái mũ “Việt gian” (mũ chụp lần đầu là sau 75 ở lại làm cán bộ cho chính quyền cộng sản, lần thứ hai ra sách ở Pháp thì cái mũ này lại do… chế độ XHCN VN chụp) với đòn đáp trả chí tử: Tháng 8.1989 bị phục kích ám sát ở TP Fresno (bang California), bắn cho mấy phát đạn vào mặt những may chỉ bị vỡ quai hàm được cứu sống, nay phải mang quai hàm… bằng thiếc!
Từ đó rút vào ẩn dật khá im hơi lặng tiếng. Đến năm 2004 mới ra mặt khá hoành tráng trong đám cưới con trai ở Mỹ lấy vợ đưa qua Mỹ sống luôn là ca sĩ Trần Thu Hà biệt danh “Hà Trần”, con ca sĩ NSND Trần Hiếu, cháu nhạc sĩ NSƯT Trần Tiến!
Và năm 2007 đã về thăm lại quê hương với cô vợ mới chỉ lớn hơn con dâu 6 tuổi, được phỏng vấn đưa lên báo xôm tụ.

245 - Ngô Thị Tần
NỮ PHÁO BINH NGƯ THỦY KHÔNG CHỒNG MÀ CÓ CON
Nông dân sinh 1944 tại Quảng Bình. Sống ở Quảng Bình (2000).
Là một trong 37 nữ chiến sĩ của đội pháo binh Ngư Thủy trong chiến tranh chống Mỹ nổi tiếng qua bộ phim tài liệu của đạo diễn Lê Mạnh Thích.
Sau khi kết thúc chiến tranh trở về đời sống thường dân thì phần vì gia cảnh nghèo khó phần lại đã quá lứa lỡ thì không có chồng. Để an ủi tuổi già đã chấp nhận có con gái ngoại hôn với người khác mặc tiếng dị nghị của làng xóm và cố gắng nuôi nấng con nên người.
Nhưng con gái lớn lên đi lấy chồng xa bỏ lại mẹ già lủi thủi một mình trong căn lều thấp lè tè “toàn tranh” với mái, vách và cả cửa đều bằng tranh. Sống gượng được ngày nào hay ngày ấy bằng nghề… “đi nhặt củi”!

246 - Nguyễn Đình Thúc
LIỆT SĨ SỐNG LẠI 9
Thương binh bộ đội sinh khoảng 1950 tại Thái Bình. Sống ở Thái Bình (2006).
Vào Nam chiến đấu bị bắt. Do bị trúng đạn ở đầu và ngực nên dù được phía địch cứu sống vẫn mắc bệnh tâm thần.
Đầu năm 1975 được trao trả tù binh đưa về miền Bắc nhưng sau đó do bệnh tâm thần nên bỏ trốn đi lạc xem như mất tích luôn.
Đến giữa năm 1976 ở quê nhà làm lễ truy điệu liệt sĩ có mặt người vợ chưa cưới vẫn một lòng chờ đợi. Không ai ngờ lúc đó người thương binh đang lưu lạc lang thang đi ăn xin ở các khu phố chợ Hà Nội, còn bị bọn xấu giành chỗ đánh đập tàn hại. May thay được một gia đình hảo tâm thương xót đem về nhà nuôi sống qua ngày.
Đến cuối năm 1980 tình cờ một người bà con nhìn thấy giống liệt sĩ mà lại hay gọi tên mẹ nên thông báo cho gia đình lên Hà Nội nhận con. Từ đó nhờ gia đình và người vợ chưa cưới ngày nào tận tình chăm sóc nên dần phục hồi trí nhớ, trở lại làm người bình thường lấy vợ sinh con, tìm được chút hạnh phút muộn màng.
Đặc biệt chuyện tình và hôn nhân của “liệt sĩ chưa chết” này còn kéo theo nhân vật hậu chiến độc đáo nữa là người vợ chưa cưới nêu ở trên Phạm Thị Học (sinh 1946 cũng quê Thái Bình) từ khi chia tay đã luôn qua lại phụng dưỡng bố mẹ chồng chưa cưới như một người con dâu, kể cả lúc sau này được tin báo tử người yêu liệt sĩ.
Nhưng đến khi tái ngộ người xưa thì trong niềm vui trùng phùng còn nỗi đau thân phận ác nghiệt: Năm 1972 cô bị bệnh u nang buồng trứng phải cắt bỏ. Vì vậy không thể có con nên không muốn chính thức kết hôn với người yêu cũ mà muốn “nhường” chỗ cho người khác giúp anh có con nối dõi!
Thế là dù bố mẹ chồng không đồng ý, vẫn tự nguyện đi dọ mối gầy duyên mới cho người thương binh lạc loài là một người bạn gái thân thiết. Rồi tự mình đứng ra lo liệu mọi chuyện làm lễ cưới cho 2 người đàng hoàng.
Còn phần mình chấp nhận sống độc thân, chỉ xin nhận được con cái đôi vợ chồng mới gọi là “Mẹ”. Và tìm khuây khỏa trong công tác tình nguyện phục vụ tại Hội Người mù thị xã với niềm vui khiêm tốn: “Người thân và những người chung quanh được hạnh phúc là tôi thấy đủ ở cuộc sống này rồi.”
Nhà văn Minh Chuyên đã đưa câu chuyện đời bất hủ trên lên kịch trong tác phẩm gây ấn tượng “Người không cô đơn”.

247 - Nguyễn Đức Hồng
NGƯỜI CHỒNG KHÔNG BAO GIỜ CƯỚI
Bộ đội phục viên sinh 1946 tại Hà Tĩnh. Sống ở Hà Tĩnh (2008).
Năm 1964 trước khi nhập ngũ vào Nam chiến đấu đã hứa hôn với người yêu là một nữ thanh niên xung phong, hẹn khi chiến tranh kết thúc trở về sẽ làm đám cưới. Cô cắt một lọn tóc thề kèm theo tấm ảnh nhỏ trao cho người yêu làm kỷ vật mang theo, còn mình tình nguyện ở lại vừa làm nhiệm vụ thanh niên xung phong vừa làm con dâu “chưa cưới” phụng dưỡng bố mẹ nhà chồng.
Từ đó là 2 vật bất ly thân trên từng bước đường hành quân, chỉ có một lần trước một trận đánh ác liệt ở Quảng Trị bất đắc dĩ phải bỏ vào một ống pháo sáng chôn xuống đất sợ vào trận sẽ bị làm cháy mất. May là sau trận đánh tìm lại vẫn còn nguyên.
Nhưng kỷ vật và anh bộ đội vẫn còn nguyên mà chủ nhân của kỷ vật thì không bao lâu sau không còn nữa bởi đã hy sinh năm 1968 trong một trận bom Mỹ: Chính là một trong 10 cô gái dân quân của “Huyền thoại Ngã ba Đồng Lộc”, tiểu đội trưởng Võ Thị Tần lúc ấy mới 22 tuổi cùng cả tiểu đội đều hy sinh trên cứ điểm bảo vệ trục giao thông vào Nam.
Sau 75 ôm kỷ vật trở về với tấm lòng tan nát trước tấm di ảnh mà bố mẹ mình đã đặt trên bàn thờ nhà mình xem như đã là con dâu rồi. Từ đó nhấùt quyết không lấùy vợ mới mà vẫn qua nhà vợ làm bổn phận con rể, chăm lo cho bố mẹ của ngưòi hôn thê đã khuất.
Mãi đến nhiều năm sau đích thân bố mẹ vợ… đi hỏi cưới vợ mới cho, người con “rể hờ” mới chịu. Với điều kiện đặt ra với người vợ mới là trên bàn thờ phải thờ di ảnh người vợ chưa bao giờ cưới kia vì “Với anh, Tần không bao giờ chết”.

248 - Nguyễn Đức Phúc
LẬP LÀNG FULRO
Doanh nhân sinh 1944 tại Bình Định. Sống ở Lâm Đồng (2008).
Cha đi tập kết, mẹ bị bắt, còn mình bị kêu lính nên bỏ trốn đi du kích rồi được đưa ra Bắc huấn luyện, sau đó vào Nam lại hoạt động ở vùng Bình Thuận – Lâm Đồng. Từ đó đã lăn lộn thời gian dài trên chiến trường vùng rừng núi này, từng 3 lần đồng đội tưởng đã hy sinh làm lễ truy điệu nhưng đều sống sót nhờ núi rừng và đồng bào dân tộc cứu giúp.
Vì thế sau 75 đã xin về hưu non để ra ngoài làm công ty du lịch dã ngoại tư nhân qua đó kết hợp mụïc đích góp phần bảo vệ rừng trước nạn khai thác rừng, bắt thú rừng (nhất là giống voi) bừa bãi còn gây tác động xấu đến đời sống đồng bào dân tộc ngày nào từng cưu mang mình. Dần dà xin đứng ra quản lý hàng vạn héc ta rừng với phương thức dùng người dân tộc địa phương tự cai quản rừng của mình.
Từ đó lập cả một làng người dân tộc từ các nơi chuyển đến để làm nhiệm vụ này, ngôi làng mang tên Darahoa. Ngôi làng có đến 300 nhân khẩu, đặc biệt trong đó có cả những tàn quân Fulro trước đây nghe theo gia đình quay về cùng góp công góp sức dựng xây mái nhà chung là rừng: “Đưa họ về làng sớm ngày nào thì họ càng nhanh thành người lương thiện ngày đó, tránh được những cái chết thương tâm.”
Thỉnh thoảng cùng vợ vẫn khăn gói vào rừng mở những cuộc hành huơng “về nguồn” tìm lại kỷ niệm thời chiến đấu gian khổ cũng như là một cách đền ơn đáp nghĩa với bà mẹ Rừng.

249 - Nguyễn Đức Sơn
BỎ ĐỜI LÊN NÚI
Nhà thơ, nhà văn sinh 1937 tại Ninh Thuận. Sống ở Lâm Đồng (2010).
Trước 75 ở miền Nam nổi tiếng là một nhà thơ, nhà văn thuộc khuynh hướng “nổi loạn” bất cần đời với tư tưởng và cách sống khác người. Có tình cảm thiên Cộng ủng hộ miền Bắc, từng bị bắt vì tội trốn quân dịch. Đã xuất bản 3 tập truyện ngắn (bút danh Sao Trên Rừng) và 11 tập thơ trong đó nổi bật là một “thiên tài thơ” với cảm xúc phoáng khoáng phá cách đáng xếp vào hàng 3 tài năng sáng tác thơ văn mới mẻ độc đáo kiệt xuất bên cạnh Bùi Giáng và Phạm Công Thiện thời đó.
Nhưng sau 75 đã nhanh chóng tan vỡ ảo tưởng về “Cách mạng lý thuyết” như mơ ước cộng với tư tưởng “vô chính phủ” sẵn có nên trước những biến động lớn về lịch sử và xã hội không chấùp nhận nổi đã đem hết vợ con – 7 trai 2 gái lúc đó – bỏ lên vùng đồi núi Bảo Lộc (nơi được thiền sư Nhất Hạnh trước đó đã xây một thiền thất đặt tên là Phương Bối am) - dựng một căn nhà tranh vách ván sống gần như tách biệt với thế giới bên ngoài.
Sống như một “Robinson thế kỷ 20” tự lao động trồng trọt (khoai sắn, rau, mít, chuối…) để tự cung tự cấp qua ngày. Tránh tiếp xúc với người ngoài, tuyệt đối không cho con cái xuống núi đi học:
“Tháng chạp sầu đời trên núi lạnh
Ta và em hai kẻ cóc cần đời.
Đời mạt pháp, con người mạt hậu
Có một tấm lòng rồi cũng chỉ rong chơi…”
Song song đó còn cùng gia đình trồng và chăm sóc cả một rừng thông hoang vắng ngút ngàn rộng khoảng… 30 hécta! Từ đó có biệt danh “Sơn Núi”.
Trong cảnh sống hoang dã như “người rừng” vẫn tiếp tục làm thơ nhiều, làm nhanh làm dễ mà vẫn hay như thường – ngày càng hay - với nguồn cảm hứng lai láng từ cảnh trí thiên nhiên rừng núi bao bọc mình đã mê mẩn từ lâu (mới sinh ra bút danh Sao Trên Rừng):
“Một đêm sao ở trên rừng
Đua nhau rụng xuống chào mừng nhân gian.
Hồn tôi cây cối bên hoa
Rưng rưng tôi thấy trăm ngàn ước mơ…”
Từ đó thêm biệt danh “Thi sĩ vạn thông”.
Nhưng cảnh sống đó kéo dài mình và vợ chịu đựng được song con cái khó kéo dài nổi khi một người con chết vì ăn nhầm rau rừng độc không đưa đi bệnh viện kịp. Cả vợ khi sinh thêm con may mà phút chót chịu đưa xuống núi vào viện mới cứu được! Cuối cùng đành gửi một số con vào nương tựa nhà chùa gần đó.
Sau đó các em tìm cách rời chùa ra ngoài đi học hòa nhập với xã hội, một chị gái đưa 4 em trai ra ở riêng nuôi ăn học, ở nhà còn 2 con gái cũng đã “tranh đấu” đòi được quyền đi học. Đăëc biệt một con trai đã phản đối bố bỏ ra sống riêng gần như cắt đứt liên hệ với gia đình cũng là người đi theo con đường sáng tác làm thơ và nhạc cho thiếu nhi.
Cịn lại mình sống ở một căn chòi riêng, vợ và 3 con gái ở riêng căn nhà gỗ khác. Nhiều năm tháng trôi qua, xã hội dần ổn định, cuộc đời đã nhiều thay đổi khiến cả bản thân nữa đôi khi cũng không thể dối lòng tránh khỏi nỗi cô đơn:
“Ta lạnh còn em đâu có ấm
Tiếng tụng kinh là tiếng chim ru.
Để ta tụng bài thơ thiên cổ
Thơ là kinh, thật đó nàng ơi!
Về núi mang theo kinh Kim cương
Dăm cuốn thơ tình đẫm phong sương
Nửa đêm tụng chú mà rơi lệ
Nơi thành lương địa mà sao lòng mình chưa thanh lương…”
Bởi vậy càng về sau trở nên cởi mở hơn, đã mấy bận xuống núi đi đây đó tìm bạn bè cũ (vào tận TPHCM, còn về Huế tìm gốc gác ông bà quê xưa). Năm 2002 còn được biểu dương trên báo chí về công trồng rừng và “tấm gương”… chống lâm tặc! Từ đó chấp nhận gặp nhà báo cho phỏng vấn để viết bài, quay phim, lên báo và lên cả truyền hình.
Có vẻ như bây giờ mới chính thực trở thành nhân vật “Cát bụi mệt mỏi” như tựa đề tập truyện ngắn đầu tay hay nhất in cách đây đã 42 năm.

250 - Nguyễn Gia Thiều
CHỒNG HOA HẬU NỔI TIẾNG
Doanh nhân Việt kiều sinh tại VN. Sống ở Pháp (2010).
Vượt biên qua Pháp nhập quốc tịch Pháp, đến thời Đổi mới nhờ sự giúp đỡ của vợ chồng ông anh là một doanh nhân ở Hong Kong đã trở về lập công ty lớn kinh doanh ĐTDĐ đầu tiên ở VN ăn nên làm ra.
Từ đó trở thành đại gia lấy cựu Hoa hậu 1992 Hà Kiều Anh kiêm diễn viên điện ảnh nổi tiếng (nhưng không tổ chức đám cưới). Giao cho vợ ở TPHCM cùng mẹ vợ ở Hà Nội làm giám đốc công ty con kinh doanh phát đạt.
Nhưng đến năm 2003 thì… bị bắt về tội buôn lậu và trốn thuế lĩnh án tù 20 năm trong khi bà chị dâu đã trốn qua Hong Kong. Cô vợ hoa hậu cũng bị kêu ra tòa song thoát tội, chỉ bị mất vốn dính líu trong vụ án.
Thời gian đầu vợ là người duy nhất còn đi thăm nuôi nhưng một thời gian sau đôi bên chấp nhận ly dị. Nàng cựu hoa hậu xem chồng cũ “chỉ còn là bạn bè” và… đi lấy chồng khác năm 2007 cũng là một đại gia bất động sản!
Năm 2009 nhờ Pháp vận động được đặc xá ra tù sớm về Pháp.
(Còn tiếp)

Thứ Tư, 16 tháng 6, 2010

GIÓ THÁNG NĂM

Tháng năm chiều gió nồm quê cũ
có em tha thẩn trước hiên nhà
tóc cứ mây bồng vai áo lụa
mắt cứ trời xanh, môi đã hoa

Ta ước một lần qua trước ngõ
hồn theo mây lạc giữa trời xanh
tiếng chim chi hót trên cành lá
vừa đủ môi em gửi nụ hồng

Để ta vừa sững đời trôi nổi
phố xá vì nhau vẫn dỗ nhau
và biết em đang lòng muốn đợi
bài thơ chăn gối ở ngàn sau

ôi, chỉ trong ta là nỗi nhớ
khi gió nồm lên chiều tháng năm.
để cứ trong em hoài tiếng gọi
là sáo diều vang trời cố hương...

2010
HOÀNG LỘC

RỒI MỘT NGÀY


Rồi một ngày em bỏ đi biền biệt
Ta trở về mộng ảo cũng tan hoang
Lầm lủi bước giữa đông tàn lạnh lẽo
Cháy ngang trời một nỗi nhớ ly tan

NGUYỄN MIÊN THẢO

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2010

MỘT CHUYẾN VỀ THĂM - BẢO QUYẾN

Bốn mươi năm Thầy mới trở lại thăm trường xưa trò cũ,

Sau hơn nửa đời phải tha phương vì thời thế và mưu sinh.
Chúng con xin gửi đến Thầy lòng biết ơn và thương kính.
Thay mặt học trò Vinh Lôc của thầy


(Nguyễn Văn Tụng)

MỘT CHUYỀN VỀ THĂM
- Thương tặng các em học sinh Vinh Lộc năm xưa
để nhớ ngày trở lại Vinh Lộc sau hơn bốn mươi năm xa cách.
- Thương tặng Tôn Thất Hiệp, người đã tạo điều kiện
cho tôi được về thăm trường cũ, gặp lại học sinh cũ của mình.

Bao năm ao ước những trông chờ,
Thăm lại một lần chỗ dạy xưa.
Bốn chục năm ngoài xa cách mãi,
Bóng hình Vinh Lộc vẫn còn mơ.
Hôm nay có dịp về nơi ấy,
Bánh chuyển xe băng lắc ngã nghiêng.
Thương nhớ nén dồn trong ký ức,
Bỗng òa dâng với sóng Tư Hiền.
Vinh Hiền, đây chợ cạnh đường qua,
Linh Thái là đây, ngọn núi Rùa,
Thanh tĩnh Thánh Duyên(1) chùa cổ kính
Thúy Vân(2) – mây biếc, cảnh nên thơ …
Xôn xao kỷ niệm dọc đường quê,
Náo nức thấy lòng xao xuyến ghê.
Đơn Chế, Nghi Giang tràn gió bụi,
Về đây Vinh Mỹ, mấy sơn khê?
Các em đợi ở quán cà phê,
Tụ tập chờ thầy, tin nhắn nghe,
Trông ngóng từ xa qua điện thoại,
Nôn nao trong dạ suốt đường về.
Mừng rỡ ôm chầm, tay nắm tay,
Thầy trò cách biệt biết bao ngày…
Nào Vy, nào Chuẩn, nào Trương Khả,
Nào Cảnh, Thái, Hồng … cảm động thay!

Tóc bạc thầy đây chuyện đã đành,
Các em tóc cũng chẳng còn xanh.
Tóc xanh, tóc bạc … ôi, năm tháng,
Mới đó … thời gian trôi quá nhanh!
Rôm rả chuyện trò lúc hội ngộ,
Chuyện đời, chuyện học tháng ngày qua.
Rưng rưng kỷ niệm trào lên mắt,
Bạn hữu, thầy cô … một thuở xa …
Ta đã về đây Mỹ Lợi ơi!
Bao năm cách trở, cảm ơn đời
Cho ta gặp lại trò xưa cũ,
Kỷ niệm buồn vui của một thời …
Đến thăm trường cũ, bán công đây,
Cánh cổng giăng ngang lưới sắt dày.
Cây phượng trong sân không thấy nữa,
Trường nay vắng ngắt, vẻ buồn thay!
Tìm thăm thầy Huấn mà không gặp,
Cửa trước nhà sau chẳng thấy ai.
Đáng tiếc thầy ơi, đành lỡ hẹn,
Làm sao có dịp lại thăm thầy?!
Thôn Một trời trưa nắng chói chang,
Biếc xanh biển cả, cát mênh mang,
Phi lao vi vút vờn theo gió,
Quán nước bên đường tạt ghé ngang.
Nghỉ mệt thầy trò đón gió xa,
Ly bia giải khát giữa trưa hè.
Hàn huyên tâm sự bao nhiêu chuyện,
Hội ngộ mừng vui … thật chẳng ngờ!
Chia tay thôn Một, lại ra đi,
Lưu luyến cầm tay níu biệt ly.
Thôi hẹn các em vào dịp khác,
Rồi đây, xin hứa, một ngày về ...
Diêm Trường, chốn cũ ta đang đến,
Dương liễu còn đâu rợp bốn bề.
Trường của ta ru êm bóng mát,
Xưa đây có lớp học tranh tre …
Còn đâu cát trắng với rừng dương
Mát mẻ quanh năm cạnh mái trường.
Cảnh cũ người xưa chừ vắng bóng,
Mình ta phiêu bạt, sống tha phương …
Về lại trường xưa lòng bỗng nhớ,
Hoàng Viêm ơi, bạn bỏ xa đời …
Bùi ngùi tưởng nhớ hương hồn bạn,
Còn mất bạn, trò … ôi, những ai ?
Ôi nhớ những lần say bắn chim,
Mình đi dưới những bóng cây im.
Tụng, Hồi ơi, các em còn nhớ?
Hình bóng xưa, ta mỏi mắt tìm …
Ngày nay trường cũ vẻ khang trang,
Phòng học nhiều hơn, dãy dọc ngang,
Mái ngói tường vôi khoe sắc mới,
Nhưng lòng ta thấy nỗi buồn vương …
Xa rồi kỷ niệm trường xưa cũ,
Dăm lớp học sinh học sớm chiều,
Dăm bảy thầy cô về cộng tác,
Hết lòng dạy dỗ học trò yêu …
Rời xa Vinh Lộc buồn hiu hắt,
Tạm biệt Diêm Trường, Mỹ Lợi thương,
Cát trắng, biển xanh … bao nỗi nhớ,
Về đâu muôn dặm bóng chiều buông …
Bốn chục năm qua một quảng đường,
Tóc xanh, tóc bạc, ngậm ngùi thương.
Đời người, thế sự, bao dâu bể,
Kỷ niệm một thời cứ vấn vương …
Xa rồi năm tháng thời trai trẻ,
Trở lại trường xưa cảm xúc nhiều.
Tình nghĩa các em sao cảm động!
Cho thầy sống trọn giữa thương yêu …
Mong mỏi bao năm chừ mãn nguyện,
Ngồi đây lặng lẽ lắng tâm tư,
Bâng khuâng nhớ lại lòng xao xuyến,
Biết mấy yêu thương buổi tạ từ!
Làm sao nói hết được lòng mình,
Trước việc đón đưa nặng nghĩa tình,
Chỉ biết tỏ bày niềm cảm kích,
Trò ơi, nhớ mãi vẫn đinh ninh


BẢO QUYẾN.

Rạch Giá 10.6.2010

Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2010

64 TƯ THỨC HOA SEN CỦA HỌA SĨ MINH LÝ

Từ ngày 5 - 11.6, nữ họa sĩ Nguyên Lý (TP.HCM) tổ chức cuộc triển lãm riêng có tên 64 tư thức hoa sen với 64 bức tranh tại khách sạn Romance (16 Nguyễn Thái Học, TP Huế).
Lấy cảm hứng 64 quẻ trong Kinh Dịch, mỗi bức tranh là một tư thức riêng biến hóa về sen. Hoa sen bên người thiếu nữ, hoa sen hóa thân trong tình mẫu tử... Mỗi bức là mỗi nét đẹp riêng qua màu sắc trong cách phối màu.
Họa sĩ Nguyên Lý cho biết chị chọn sen bởi nó gần gũi với con người VN, với làng quê cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Ở góc độ hội họa thì sen đẹp từ hoa đến lá, nụ và đài... Để chuẩn bị cho cuộc triển lãm này, nữ họa sĩ đã bỏ gần nửa năm sáng tác với hy vọng kịp góp mặt đúng vào dịp Festival Huế.
B.N.Long
(NNO)

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2010

SEN VÀ EM


Tìm em tôi tìm, nhủ lòng tôi ơi
Tìm đêm chưa từng, tìm ngày tinh khôi
Tìm chim trong đàn ngậm hạt sương bay
Tìm lại trên sông những dấu hài ...

TRÒ CHUYỆN VỚI TRÁI TIM TRƯỚC KHI MỔ

Trái tim :Khi sinh ra ta đã tật nguyền,nương nhờ sự sống của
ngươi. Chứng kiến biết bao điều nhiêu khê bí ẩn của cuộc đời ngươi.Cảm ơn ngươi,chưa một lần giận dỗi.
Ta cũng cảm ơn ngươi đã thỏa hiệp vì ta khi ta mới ra đời.Sự tật nguyền của ngươi đã che dấu cho sự hư hỏng của ta.Từ tấm bé ta rất hồi hộp khi nghe tiếng trống ở đình làng .Khó chịu với đám đông,dị ứng những lời hoan hô chúc tụng .Năm lên sáu tuổi ta đã buồn chết đi được khi người bạn gái tình cờ nghỉ học và ta thích nhìn cô giáo suốt ngày và suốt thời thơ ấu ta thích ngủ trong vòng tay của mẹ
Người rất kính trọng và tôn thờ phụ nữ ?

Vì họ là mẹ ta,vợ ta,người yêu ta,con gái ta,bạn bè ta.Ta ghét bọn đàn ông coi phụ nữ là phương tiện và luôn có manh tâm.Những điều ta nói,những việc ta làm nhà ngươi đều biết vì ngươi ở trong tâm can ta
Cả cuộc đời ta theo ngươi ba chìm bảy nổi.Trái tim ta bị tật nguyền bẩm sinh hơi chếch về bên phải .Ta đã từng đau đớn khi người đau đớn vì thất tình .
Ta đã từng hân hoan khi ngươi hân hoan vì được yêu .Ta đã có hằng vạn ngày đau thương,hằng bao đêm thức trắng. Từng khóc,từng cười,từng tuyệt vọng,từng hạnh phúc cùng ngươi .Một phút đập bảy mươi lần... Sáu mươi ba năm ta đã cùng ngươi đập vô hồi kỳ trận theo nhịp thở nhanh chậm của ngươi.Cũng may nhà ngươi chưa chơi trò vừa-cười-vừa-thở của mấy vị thiền sư vô công rỗi nghề.Tiền rừng bạc bể là xương máu của nhân dân.Chúng vừa cười vừa thở vừa ca vừa hát Cùng mấy ông sư gọi là hành thiện bắt nhịp bằng tiếng mỏ cô hồn .Bao nhiêu người không có cơm ăn thở không ra hơi làm răng cười nổi .Theo kinh nghiệm của ta trong nỗi buồn ta cùng ngươi từng gặp Tiếng khóc thường làm máu chạy đều hơn . Những lúc như thế ta thấy ngươi cười mà ta thì đang muốn khóc

Ta với ngươi đồng hội đồng thuyềnTrái tim ngươi dù có bị khiếm khuyết nhưng với ta vô cùng hoàn hảo và tuyệt vời.Đã chung thủy với nhau bao nhiêu nămTa có bao nhiêu điều xấu xa ngươi đều che dấuCó vài điều tạm gọi là tốt đẹp ngươi lại phơi bày.Ngươi giúp ta nhìn rõ tình bạn,tình yêu mà lý trí nhiều khi bất lựcNgười đã tặng cho ta một điều qúy báu nhất trên đời : Tình bằng hữuThường xuyên nhắc nhở ta lánh xa lòng đố kỵTa lầm lẫn ngươi sẵn sàng bổ khuyếtTa trái tính ngươi vẫn chìu chuộngKhông giận hờn khi ta chệch lốiTrái tim bao dung của người chỉ ghét duy nhất một điều :Sự phản bộiNgươi vẫn không ngừng nhắc nhở ta từng giây từng phút:Tình yêuTình yêu là tất cảTa làm theo lời ngươi không một chút do dự và qủa nhiên đời bổng hóa xanh tươi
Có một quảng đời tuổi trẻ ta cãi lời ngươi .Từ biệt người yêu,bạn bè để đi làm một ngươi yêu nước Vô cùng chân thật và ngây thơ.Ngươi vẫn chìu chuộng ta những năm tháng nằm gai nếm mật .Không một chút nhíu mày khi ta làm một thằng đốt sách năm 197
Bởi ta biết có một ngày ngươi trở lại chính ngươi.Đó là ngày ta thật sự hân hoan,Ta sống thật mãnh liệt với một trái tim hoàn toàn lành lặn
Đó cũng là lúc ta đọc bài thơ người đàn ông yêu nước mình mà cười ra nước mắt .Khi lòng yêu nước là đặc quyền của bọn mãi quốc cầu vinh .Thôi bỏ cái chuyện ai cũng biết mà không biết ấy đi như ông bạn già lẩm cẩm ở Vĩ Dạ.Hôm qua hắn là người đi thăm ngươi sớm nhất .Ta thấy một giọt nước mắt trong veo phía sau con mắt Đạt MaTa vô cùng cảm động.
Nè,ta hỏi nhỏ ngươiNếu ta và ngươi không còn gặp nhau nữa
ngươi ơi khuyên ta làm gì?

Để- gió- cuốn- đi
Còn ngươi ...
Khắc lên trái tim tật nguyền của ta hai chữ Tình Yêu

Và hóa thạch

NGUYỄN MIÊN THẢO
(Phòng 103 Bệnh viện Tim TW Huế,1g – 4g sáng ngày 09.6.2008)

Thứ Hai, 7 tháng 6, 2010

ĐÊM THƠ GIỚI THIỆU TÁC PHẨM 1000 NHÀ THƠ HUẾ ĐƯƠNG THỜI


Thơ ca lên ngôi
Festival Huế 2010
Từ trước Festival Huế 2010, hàng trăm nhà thơ đã tụ hội về Huế. Trong khuôn khổ festival, có ít nhất tới 5 diễn đàn, hội thảo, trình diễn và giới thiệu thơ, cuộc nào cũng thu hút đông người tham dự.
Cuộc thứ nhất do nhóm sưu tập biên soạn 1.000 nhà thơ Huế đương thời tổ chức ra mắt tập thứ 3 (lúc 19 giờ ngày 6.6, tại Phương Nam Books, 15 Lê Lợi, TP Huế).
Vượt qua tất cả những gièm pha, cuộc chơi tao nhã của những người yêu thơ vẫn đều đặn song hành cùng festival. Và bây giờ tập 3 đã ra mắt đúng hẹn tại Festival Huế 2010, hoàn thành con số hơn 1.000 tác giả, hướng đến Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Cuộc thứ hai là Không gian thơ Bảo Cường tổ chức ngay tại vườn nhà của nhà thơ (số 310 Nguyễn Sinh Cung, Vỹ Dạ, TP Huế), được Hội Nhà văn Thừa Thiên - Huế bảo trợ. Người nghệ sĩ quê gốc chiến khu Dương Hòa (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) sau hơn 40 năm lưu lạc xứ người, năm nào festival cũng về Huế. Thơ của anh mộc mạc chân chất, được đông đảo bạn bè, người yêu thơ trân trọng vì lòng tâm huyết với quê hương, như một bài thơ anh viết: “Tấm lòng kẻ ở phương xa/Tìm về quê mẹ, chút quà nhỏ nhoi”. Ở đó, người ta thấy có mặt các nhà thơ tên tuổi như Nguyễn Khoa Điềm, Trần Vàng Sao, Võ Quê, Nguyễn Miên Thảo, nhà văn Trần Thùy Mai, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, cùng các nhà thơ trẻ Huế như Phạm Nguyên Tường, Đông Hà, Lãm Thắng...
Cuộc thứ ba là tọa đàm Thơ đến từ đâu? diễn ra chiều 6.6, tại Tạp chí Sông Hương, số 5 Phạm Hồng Thái, TP Huế. Với cách đặt vấn đề gợi mở, diễn đàn thơ cũng đã sôi động với hàng trăm ý kiến của các nhà thơ, nhà phê bình và người yêu thơ.

Tối 6.6, tại Công viên 3 Tháng 2 trước trường ĐH Sư phạm Huế, cũng đã diễn ra cuộc trình diễn thơ của các tác giả 3 miền. Ở đó có nhiều hình thức trình diễn: ngâm thơ, họa thơ, thư pháp thơ, thơ phổ nhạc...


Bùi Ngọc Long
.(TNO)

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2010

KHI YÊU EM

Khi yêu em ta vô cùng vị kỷ
Mà giả đò rộng lượng đến vô biên
Nhiều khi lòng ta buồn muốn khóc
Vẫn dối mình cười nói huyên thuyên

Có những lúc lòng vô cùng trống trải
Ta manh tâm làm kẻ bạc tình
Nhưng em ạ,tình em là biển lớn
Ta đành ngồi chờ đợi ánh bình minh

Trong chiêm bao em luôn là thủ phạm
Giết đời ta trong ảo mộng vô bờ
Ta đau đớn đến tận cùng hoan lạc
Và tận cùng cô độc giữa hoang sơ .

NGUYỄN MIÊN THẢO